Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

HÀNH TRÌNH HỌC HÀNH SUỐT ĐỜI BẮT ĐẦU bằng SỰ LỰA CHỌN



TG: Rick Warren - 31 tháng 5 năm 2020
DG: Thang Chu

“Hãy tự cam kết với sự hướng dẫn; hãy lắng nghe cẩn thận lời kiến thức” (Châm Ngôn 23:12 NLT).

Hành trình học hành suốt đời của bạn bắt đầu với sự lựa chọn.  Đó là lựa chọn chỉ duy bạn có thể làm.  Đó là quyết định cực kỳ quan trọng mà sẽ ảnh hưởng toàn bộ đời bạn.

Kinh Thánh nói, “Hãy tự cam kết với sự hướng dẫn; hãy lắng nghe cẩn thận lời kiến thức” (Châm Ngôn 23:12 NLT).

Tôi lập cam kết này để tiếp tục học khi tôi 15 tuổi.  Tôi bắt đầu nói rằng tôi sẽ học thật nhiều hết sức có thể.  Trong nhiều năm tôi đọc ít nhất một cuốn sách mỗi ngày.  Sách mở ra cánh cửa cho mọi chủ đề có thể tưởng tượng nổi!

Học vấn bạn không dừng lại khi bạn tốt nghiệp.  Tôi thực sự nghe người ta nói, “Tôi rất vui vì tôi đã xong việc học của mình để bây giờ tôi có thể bắt đầu sự nghiệp mình. Nói điều đó với Chúa, và Ngài sẽ cười.  Chúa có rất nhiều điều Ngài muốn dạy bạn.  Học vấn của bạn không bao giờ nên kết thúc.

Học hành không phải chỉ là một giai đoạn đời.  Nó là đời bạn!  Chúa muốn bạn học một cái gì đó mới mỗi ngày.  Vì vậy, đừng dừng lại—đừng bao giờ.

Hãy bắt đầu lao vào học một kỹ năng mới trong năm nay.  Chúa muốn bạn tăng trưởng.   Bạn nên và có thể khác đi và tốt hơn một năm kể từ bây giờ so với bạn hôm nay.

Chính nó là lợi ích tốt nhất của bạn để làm vậy.  Học hành suốt đời sẽ giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn, phụ huynh tốt hơn, người phối ngẫu tốt hơn, và một người bạn tốt hơn.  khiến bạn hiệu quả hơn trong công việc của bạn.  Nó mang lại cả thành công và lợi nhuận.

Kinh Thánh nói, Nếu cái rìu bị cùn và lưỡi nó không bén, thì cần nhiều sức hơn, nhưng kỹ năng sẽ mang lại thành công” (Truyền Đạo 10:10 NIV).

Nếu bạn có cái rìu với lưỡi cùn và bạn chặt gỗ, nó sẽ tốn nhiều năng lượng hơn để thực hiện việc đó.  Nếu rìu bạn sắc bén (là cái đại diện cho kỹ năng trong câu này), thì không mất nhiều công sức.

Kinh Thánh đang nói làm việc thông minh hơn, không nhất thiết gian khổ hơn.  Bạn không bao giờ lãng phí thời gian khi bạn mài rìu.

THẢO LUẬN
·      Thể nào bạn thích học thông tin hoặc kỹ năng mới hơn (tham gia lớp học, đọc sách, nói chuyện với người dìu dắt)?  Thể nào điều đó có thể giúp bạn trở thành một người học suốt đời?
·      Cái, mà bạn đã học được nhiều hơn năm nay, đã thực sự giúp cuộc sống bạn?
·      Hãy xem xét điều này: Khi bạn đọc những bài dưỡng linh này, đọc một cuốn sách hoặc tham dự một buổi hội thảo, bạn đang mài bén chiếc rìu tâm linh của mình. Một cách cụ thể nào khác mà bạn đang mài bén rìu của bạn?

Nếu bạn chưa bao giờ mời Chúa Giêsu vào lòng bạn, tôi muốn bạn có cơ hội đó ngay bây giờ.  Hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này: “Đức Chúa Trời thân mến, tôi không hiểu tất cả, nhưng tạ ơn Ngài vì đã yêu thương tôi.  Tạ ơn Ngài vì tôi và sai Chúa Giêsu đến cứu tôi.

Tôi thừa nhận tôi cần Chúa Giêsu làm Cứu Chúa tôi, và hôm nay tôi muốn xin Chúa Giêsu vào lòng tôi.  Tôi muốn có mối quan hệ với Chúa Giêsu.  Tôi muốn theo đấng ấy và làm những điều đấng ấy bảo tôi làm.

Tôi xin Ngài cứu tôi khỏi quá khứ, hối tiếc, sai lầm, tội lỗi, thói quen, tổn thương,tự kỷ của tôi.  Tôi xin Ngài cứu tôi vì mục đích của Ngài.  Tôi muốn biết tại sao Ngài đặt tôi trên hành tinh này.  Và tôi muốn hoàn thành điều Ngài tạo ra tôi để làm.  Tôi muốn học cách yêu và tin Ngài và ở trong gia đình Ngài đời đời.”

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

NGƯỜI THÀNH CÔNG GIÚP NGƯỜI NGHÈO



TG: Rick Warren - 30 tháng 5 năm 2020
DG: Thang Chu

“Hãy lên tiếng cho người không thể nói cho chính họ, cho quyền của tất cả người cùng khổ.  Hãy lên tiếng và phán xét công bằng; hãy bảo vệ quyền của người nghèo và thiếu thốn” (Châm Ngôn 31:8-9 NIV).

Nếu bạn muốn sống đời thành công, Kinh Thánh đưa ra một số chỉ dẫn ngược văn hóa: Phục vụ người nghèo!

Thể nào phục vụ người nghèo giúp chúng ta thành công?

Kinh Thánh cho chúng ta nhiều lý do tại sao lại vậy, nhưng đây chỉ là một vài trong số đó:

sẽ khiến bạn hạnh phúc.  Nếu con muốn hạnh phúc, hãy tử tế với người nghèo; thật là tội lỗi khi coi thường bất cứ ai (Châm Ngôn 14:21 GNT).

Bạn sẽ tôn vinh Chúa.  Bất cứ ai ngược đãi người nghèo đều xúc phạm Đấng Sáng Tạo của họ, nhưng bất cứ ai tử tế với những người nghèo khổ đều tôn vinh Thượng Đế” (Châm Ngôn 14:31 NCV).

Nó sẽ khiến bạn là nhà lãnh đạo tốt hơn.  “Việc lãnh đạo có được quyền lực và tôn trọng khi người nghèo không tiếng nói được đối xử công bằng (Châm Ngôn 29:14 The Message).

Tôi đã thấy điều này trong đời tôi.  Một số bạn biết chuyện tôi.  Khi tôi viết The Purpose Driven Life, cuốn sách đã trở thành thành công lớn toàn cầu.

Và khi bạn viết sách có dòng đầu tiên là, “Đó không phải là về bạn,” thì khá dễ nhận ra rằng bất kỳ khoản tiền hay ảnh hưởng nào đến từ sách đó đều không dành cho tôi.  Vì vậy, trong số những quyết định khác mà Kay và tôi đưa ra vào thời điểm đó, chúng tôi bắt đầu Acts of Mercy, một hội giúp người nghèo và người dễ bị hại đang khổ vì bệnh AIDS.

Thành công của sách đó không phải về tôi.  Tất cả về Chúa.

Châm Ngôn 31:8-9 đặc biệt nói với tôi trong thời gian này: “Hãy lên tiếng cho người không thể nói cho chính họ, cho quyền của tất cả người cùng khổ.  Hãy lên tiếng và phán xét công bằng; hãy bảo vệ quyền của người nghèo và thiếu thốn” (NIV).

Đó là những gì người thành công làm.  Họ đứng lên cho những người không thể tự đứng lên.

THẢO LUẬN
·      Tại sao điều quan trọng đối với người thành công là giúp đỡ người nghèo và đứng lên cho người không thể tự mình đứng lên?
·      Thể nào thật là phản văn hóa cho người thành công giúp đỡ người nghèo và thiếu thốn?
·      Bạn có thể làm gì để trung tín hơn việc giúp đỡ người nghèo?

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

KHIÊM NHƯỜNG LÀ SỰ LỰA CHỌN



TG: Rick Warren  - 29 tháng 5 năm 2020
DG: Thang Chu

“Vy hãy hạ mình xuống dưới quyền năng hùng mạnh của Thiên Chúa, và vào đúng thời điểm, Ngài sẽ nâng anh chị em lên trong danh dự(1 Phi-e-rơ 5:6 NLT).

Khi bạn thành công, rất dễ ngã nặng hơn là so với việc duy trì thành công của bạn.  Chúng ta có xu hướng hãnh diện và quên đi Chúa, và thành công bị sụp đổ khi chúng ta làm điều đó.

Nếu bạn thấy mình trong tình huống đó, bước đầu tiên cần làm thật hết sức quan trọng.

Kinh Thánh nói, “Hãy xem con đã ngã bao xa! Hãy ăn năn và làm những việc con đã làm lúc đầu. Nếu con không ăn năn, Ta sẽ đến con” (Khải Huyền 2:5 NIV).

Nếu bạn kiêu ngạo, bạn phải ăn năn.  Nghĩa là bạn thay đổi suy nghĩ của mình.  Bạn đi từ suy nghĩ một chiều về đời bạn đến suy nghĩ chiều khác.

Tại sao phải ăn năn?  Vì khiêm nhườngsự lựa chọn.  Chúng ta không bao giờ được bảo trong Kinh Thánh cầu nguyện xin Chúa khiến chúng ta khiêm nhường.  là cái gì đó bạn chọn cho mình.

Kinh Thánh nói, “Vậy hãy hạ mình xuống dưới quyền năng hùng mạnh của Thiên Chúa, và vào đúng thời điểm, Ngài sẽ nâng anh chị em lên trong danh dự” (1 Phi-e-rơ 5:6 NLT).

Đây là khác biệt giữa kiêu ngạo và khiêm nhường: Kiêu ngạo là khi bạn nhận công lao cho những điều mà Chúa và người khác đã làm qua bạn và cho bạn.  Khiêm nhường không có nghĩa là nghĩ về bản thân kém đi.  Nó có nghĩa là nghĩ về người khác và Thiên Chúa nhiều hơn.

Nếu bạn đã trải qua một số thành công và bắt đầu kiêu ngạo, thì hãy ăn nănhôm nay!  Hãy thay đổi quan điểm của bạn về bạn là ai và thành công của bạn đến từ đâu.

Kinh Thánh nói, “Vì ai tự tôn mình sẽ bị hạ xuống, ai tự hạ mình sẽ được tôn cao (Ma-thi-ơ 23:12 NIV).

THẢO LUẬN
·      Khác biệt gì xảy ra khi chọn khiêm nhường theo những cách nhỏ, dường như không đáng kể cũng như theo những cách hiển nhiên hơn?
·      Những lĩnh vực nào trong đời bạn dường như quá dễ bị kiêu ngạo?  Tại sao bạn nghĩ đó là nguyên nhân?
·      Bạn có cần ăn năn từ kiêu ngạo nào trong đời bạn không?  Hãy dành thời gian để làm điều đó ngay bây giờ.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

ĐỪNG BỎ LỠ DẤU BÁO KIÊU NGẠO



TG: Rick Warren - 28 tháng 5 năm 2020
DG: Thang Chu

“Vì vậy, thưa Bệ Hạ, hãy theo lời khuyên của tôi. Hãy ngừng phạm tội, làm điều đúng, và thương xót người nghèo. Rồi ngài sẽ tiếp tục thịnh vượng” (Đa-ni-ên 4:27 GNT).

Quá thường xuyên khi đời đang đi đẹp, chúng ta bỏ lỡ các dấu báo về mùa thu đang đến.

Kiêu ngạo làm mù chúng ta—và ánh đèn sân khấu cũng vậy.

Đây là lý do tại sao người từng thấy một số thành công trong đời cần phải về nhà và thay tã lót, cắt cỏ nhà họ, và tự rửa chén.  Khi bạn có một số thành công, hãy chắc rằng bạn giữ liên lạc với gốc rễ bạn để bạn không bỏ lỡ các dấu báo của mùa thu.

Cuộc đời vua Nebuchadnezzar là một bức tranh rõ ràng về điều này.  Đức Chúa Trời quan tâm đủ về vị vua ngoại giáo này để cảnh báo ông điều sắp xảy ra ở Đa-ni-ên 4. Chúa không cứ loại ông khỏi quyền lực.  Chúa ban cho ông giấc mơ, Ngài đưa Đa-ni-ên đến giải thích giấc mơ đó và Đa-ni-ên bảo vua Nebuchadnezzar điều sắp xảy ra và cách tránh nó.  Bạn có thể nhận được nhiều điều rõ ràng hơn thế!

Đa-ni-ên bảo vua, “Vì vậy, thưa Bệ Hạ, hãy theo lời khuyên của tôi. Hãy ngừng phạm tội, làm điều đúng, và thương xót người nghèo. Rồi ngài sẽ tiếp tục thịnh vượng” (Đa-ni-ên 4:27 GNT).

Đa-ni-ên đưa vua ba điều cần làm và nói rằng thành công sẽ theo sau.  Nhưng nhà vua đã bỏ lỡ dấu báo đó.

Có thể bạn cũng đang bỏ lỡ một cái không?

Nó có thể là xung đột trong mối quan hệ.  Bạn chỉ gạt nó ra như là lỗi người khác, nhưng Chúa muốn cho bạn thấy rằng bạn đã trật đường trong một số lĩnh vực đời bạn.

Nó có thể là một cám dỗ mà bạn đang chiến đấu chống lại bởi bạn liên tục đặt mình vào một tình huống xấu.  Có lẽ nó là hỗn loạn và bối rối trong đời bạn.  Cả hai đều là dấu báo bạn không nối kết tốt với Chúa.  Bạn đang cố sống theo cách riêng bạn.

Chúa đang cố bảo bạn qua những dấu báo này: “Hãy ngưng phạm tội!  Hãy quay lại Ta!”

Nếu bạn đang đâm xuống đường sai, Chúa yêu bạn đủ để đưa lời cảnh báo.

Bạn có để ý không?

THẢO LUẬN
·      Những cách nào kiêu ngạo làm mù chúng ta?
·      Những loại dấu báo nào bạn nghĩ người ta bỏ lỡ thường xuyên nhất, và tại sao?
·      Thể nào bạn từng bỏ lỡ các dấu báo trong quá khứ?

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

DÂNG CHÚA CÔNG LAO ĐỂ NGƯỜI TA THẤY NGÀI



TG: Rick Warren  - 27 tháng 5 năm 2020
DG: Thang Chu

Không nhà thông thái nào, thầy bùa nào, pháp sư nào, hay thầy bói nào có thể tiết lộ bí mật của vua.  Nhưng có một vị thần trên trời tiết lộ những bí mật, và Ngài đã chỉ cho vua Nebuchadnezzar những gì sẽ xảy ra trong tương lai.  Bây giờ tôi sẽ kể cho thánh thượng giấc mơ của ngàikhải tượngngài thấy khi ngài nằm trên giường mình” (Đa-ni-ên 2:27-28 NLT).

Vài ngày qua trong những bài dưỡng linh này, tôi đã chỉ bạn thấy Đa-ni-ên làm gì khi đối diện tình huống bất khả thi trong Đa-ni-ên 2.  Nhà vua đã yêu cầu anh giải thích một giấc mơ khó.  suýt khiến các nhà thông thái của vua bị giết bởi họ không thể giải thích được giấc mơ đó là gì.

Nguy hiểm rất cao!  Nhưng Đa-ni-ên theo tiến trình tuyệt diệu đó cũng để giúp chúng ta, đó là: Không hoảng loạn, và rồi thu thập sự kiện.  Xin thêm thời gian.  Tập hợp các đồng sự cầu nguyện.  Cầu xin Chúa giúp đỡ siêu nhiên.  Thờ phượng Chúa.  Và, sử dụng điều bạn đã học để cứu người khác.

Chúng ta cũng thấy rằng khi Chúa hiện ra, Đa-ni-ên dùng cơ hội đó để chỉ người khác đến với Chúa.

Kinh Thánh nói Đa-ni-ên nói với nhà vua, “Không nhà thông thái nào, thầy bùa nào, pháp sư nào, hay thầy bói nào có thể tiết lộ bí mật của vua.  Nhưng có một vị thần trên trời tiết lộ những bí mật, và Ngài đã chỉ cho vua Nebuchadnezzar những gì sẽ xảy ra trong tương lai.  Bây giờ tôi sẽ kể cho thánh thượng giấc mơ của ngài và khải tượng mà ngài thấy khi ngài nằm trên giường mình” (Đa-ni-ên 2:27-28 NLT).

Đa-ni-ên không dành công về câu trả lời tuyệt diệu cho giấc mơ vua.  Anh biết Đức Chúa Trời đã cho anh câu trả lời đó.  Vì vậy, anh thành thật về điều đó.

Tôi không biết bạn sao, nhưng nếu tôi là một cậu bé 17 tuổi và tôi làm điều gì đó khiến vua hạnh phúc, thì tôi bị cám dỗ để dành chút công.  Đa-ni-ên cầu nguyện.  Anh lắng nghe.  Anh vâng phục.

lẽ nào anh không thể dành công?  Anh có thể chứ, nhưng anh đã không.  Thay vào đó, anh chỉ người ta đến với Chúa.

Hãy làm điều đó, và Chúa sẽ ban phước bạn.  Chúa sẽ làm những điều tuyệt diệu thông qua người không quan tâm đến dành công.

Kinh Thánh nói rằng vị vua ngoại giáo đã nói với Đa-ni-ên, “Quả thật, Đức Chúa Trời ngươi là vị thần vĩ đại nhất, Chúa trên các vua, đấng tiết lộ huyền nhiệm, vì ngươi có thể tiết lộ bí mật này (Đa-ni-ên 2:47 NLT).

Thể nào điều đó?  Một nhà lãnh đạo ngoại giáo thừa nhận Đấng Tạo Hóa thực sự của vũ trụ.

Khi bạn dành cả cuộc đời để hướng người  ta đến với Chúa, phép màu sẽ xảy ra.

THẢO LUẬN
·      Hãy nghĩ về ai đó mà bạn biết là người luôn hướng người khác đến với Chúa khi những điều tốt đẹp xảy ra với họ.  Bạn đã học được gì từ người này về việc trở thành môn đệ?
·      Điều gì khiến bạn không chỉ người ta đến với Chúa khi Ngài hành động trong đời bạn?
·      Thể nào bạn hình thành tư duy xem mọi điều tốt đẹp đều quà từ Chúa?


Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

GIÚP NGƯỜI KHÁC ĐIỀU CHÚA ĐÃ DẠY BẠN



TG: Rick Warren - 26 tháng 5 năm 2020
DG: Thang Chu

“Rồi Đa-ni-ên đến gặp A-ri-ốt, là người mà nhà vua đưa lệnh xử tử những nhà thông thái Babylon.  Đa-ni-ên bảo ông ta, ‘Đừng giết những nhà thông thái.  Đưa tôi đến vua, và tôi sẽ nói vua biết ý nghĩa giấc mơ của vua’” (Đa-ni-ên 2:24 NLT).

Khi bạn đối diện một yêu cầu lớn bất khả thi, thật dễ bỏ cuộc.  Bạn nghĩ rằng ông chủ bạn chỉ nên tìm người khác.  Bạn đoán rằng người phối ngẫu của bạn không hiểu bạn.  Bạn nghi ngờ giáo viên của bạn không chú ý đến việc ông đã giao bạn biết bao bài tập.

Nhưng chuyện gì nếu Chúa định nhiều hơn trong trí?  Điều gì đến nếu Chúa đặt bạn vào tình huống đó Ngài muốn bạn giúp người khác?

Bạn thấy điều này trong chuyện Đa-ni-ên mà chúng ta đã xem xét mấy ngày qua.  Chúng ta thấy Đa-ni-ên đưa ra mô hình tuyệt diệu cho chúng ta noi theo khi chúng ta được giao một nhiệm vụ bất khả thi:

1.    Không hoảng loạn, và sau đó tìm sự kiện.
2.    Xin thêm thời gian.
3.    Tập hợp các đồng sự cầu nguyện.
4.    Cầu xin Chúa giúp đỡ siêu nhiên.
5.    Thờ phượng Chúa.

Rồi Đa-ni-ên sử dụng những gì Chúa đã bày tỏ anh để cứu người khác.  Chúa đã cứu Đa-ni-ên khỏi nhiệm vụ bất khả thi, nhưng Ngài không chỉ làm điều đó vì lợi ích riêng Đa-ni-ên.  Ngài cũng muốn Đa-ni-ên giúp người khác.

Kinh Thánh nói, “Rồi Đa-ni-ên đến gặp A-ri-ốt, là người mà nhà vua đưa lệnh xử tử những nhà thông thái Babylon.  Đa-ni-ên bảo ông ta, ‘Đừng giết những nhà thông thái.  Đưa tôi đến vua, và tôi sẽ nói vua biết ý nghĩa giấc mơ của vua’” (Đa-ni-ên 2:24 NLT).

Chúa ban Đa-ni-ên câu trả lời cho giấc mơ của vua, nhưng Đa-ni-ên không nói với vua mà không được bảo đảm an toàn cho những nhà thông thái—là những nhà thông thái người Babylon!

Chúa không chỉ muốn cứu bạn.  Ngài muốn cứu mọi người.  Ngài muốn cứu gia đình và bạn hữu bạn.  Ngài thậm chí muốn cứu đối thủ và kẻ thù bạn.  Chúa quan tâm đến mọi người.

Và chúng ta cũng nên vậy.

Đó là lý do tại sao bạn cần tiếp tục tiếp cận mọi người với Tin Mừng về Chúa Giêsu.  Chúa muốn tất cả mọi người biết Ngài và mục đích Ngài cho đời họ.

Đó là sự làm chứng ​​của bạn.  Đó là nhiệm vụ bạn trong thế gian.

THẢO LUẬN
·      Cách nào bạn có thể giúp đỡ người khác với sự thật mà Chúa đã tiết lộ cho bạn?
·      Ai trong đời bạn cần nghe về cách Chúa đã cứu bạn?
·      Bạn có bao giờ cảm thấy không đủ hoặc không chuẩn bị để chia sẻ Tin Mừng không?  Điều gì bạn nghĩ Chúa phải nói với bạn về điều đó?

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

THỜ PHƯỢNG CHÚA BẤT KỂ CHUYỆN GÌ



TG: Rick Warren - 25 tháng 5 năm 2020
DG: Thang Chu

Đêm đó bí mật được tiết lộ cho Đa-ni-ên trong một khải tượng.  Rồi Đa-ni-ên ngợi khen Đức Chúa Trời” ( Đa-ni-ên 2:19 NLT).

Hầu hết chúng ta không thực sự biết phải làm gì khi chúng ta phải đối diện tình huống bất khả thi.  Bạn có biết rằng một cậu thiếu niên từ hàng ngàn năm trước có thể giúp đỡ?

Trong vài bài dưỡng linh vừa qua, chúng ta đã học một số nguyên tắc kinh ngạc từ cách Đa-ni-ên đối phó một yêu cầu bất khả thi của vị vua quyền lực nhất thời của anh.  Cho đến nay chúng ta đã thấy Đa-ni-ên làm gương bốn hành động này:

1.    Không hoảng loạn, và rồi thu thập tất cả sự kiện.
2.    Xin thêm thời gian.
3.    Tập hợp đồng sự cầu nguyện.
4.    Cầu xin Chúa giúp đỡ siêu nhiên.

Điều tiếp theo chúng ta học được từ Đa-ni-ên là thờ phượng Chúa.

Thật quan trọng phải hiểu rằng thờ phượng không chỉ là âm nhạc.  Có hàng ngàn cách để thờ phượng.  Bất cứ khi nào bạn hướng tập trung đến Chúa, đó là thờ phượng.  Khi bạn bày tỏ tình yêu mình với Chúa, đó là thờ phượng.  Bạn không nhất thiết ở nhà thờ để thờ phượng.

Khi bạn thờ phượng Chúa, bạn chuyển tập trung của bạn ra khỏi vấn đề của bạn và vào Chúa.

Kinh Thánh nói, “Đêm đó bí mật được tiết lộ cho Đa-ni-ên trong một khải tượng.  Rồi Đa-ni-ên ngợi khen Đức Chúa Trời” ( Đa-ni-ên 2:19 NLT).

Phân đoạn đó cho bạn thấy cách thờ phượng Chúa giữa khủng hoảng.  Cụ thể, Đa-ni-ên đã làm ba việc: Anh ngợi khen Chúa vì Ngài là ai (câu 20), tôn vinh Chúa vì điều Ngài làm (câu 21-22),tạ ơn Chúa vì sự giúp đỡ của Ngài (câu 23).

Đó là thờ phượng.  Hãy làm điều đó, và bạn sẽ chuyển tập trung ra khỏi bạn và các vấn đề của bạn và đặt nó lên Chúa.

Ngài luôn ở nơi tập trung của chúng ta.

THẢO LUẬN
·      Tại sao thờ phượng đôi khi khó khăn khi bạn phải đối diện một tình huống đặc biệt khó khăn?
·      Thể nào bạn từng thấy thờ phượng tác động đến mức độ căng thẳng của bạn trong những lúc vật lộn trong đời bạn?
·      Phần nào trong ba phần thờ phượng được đề cập trong bài dưỡng linh này mà bạn vật lộn nhiều nhất lúc khủng hoảng: ngợi khen Chúa vì Ngài là ai, tôn vinh Chúa vì điều Ngài làm, hoặc tạ ơn Chúa vì sự giúp đỡ của Ngài?  Tại sao?

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

CẦU XIN CHÚA ĐIỀU BẤT KHẢ THI


CẦU XIN CHÚA ĐIỀU BẤT KHẢ THI
TG: Rick Warren - 24 tháng 5 năm 2020
DG: Thang Chu

“Hãy kêu cầu Ta và Ta sẽ trả lời con.  Ta sẽ bảo con những điều kỳ diệu và lạ lùngcon không bao giờ có thể tự tìm ra(Giê-rê-mi 33:3 The Message).

Khi bạn bị đặt vào tình huống bất khả thi, tài năng, lý luận,học vấn bạn sẽ không giải quyết nổi vấn đề của bạn.

Chỉ duy Chúa có thể.

Đó là lý do tại sao bạn cầu nguyện và cầu xin Chúa sự giúp đỡ siêu nhiên của Ngài.  Chúa nói với Giê-rê-mi, người sống cùng thời với Đa-ni-ên, “Hãy kêu cầu Ta và Ta sẽ trả lời con.  Ta sẽ bảo con những điều kỳ diệu và lạ lùng mà con không bao giờ có thể tự tìm ra” (Giê-rê-mi 33:3 The Message).

Đa-ni-ên cầu xin Chúa ban khôn ngoan tâm linh khi vua Nebuchadnezzar yêu cầu anh giải thích một giấc mơ.

Đa-ni-ên cần Chúa cho anh thấy điều anh sẽ không bao giờ có thể tự tìm ra.  Anh có thể đoán trong một ngàn năm và không bao giờ thấy được giấc mơ của vua.  Nhưng Chúa có thể bảo anh lập tức.

Kinh Thánh nói rằng, “Anh chị em không được điều mình muốn vì anh chị em không cầu xin Chúa cho điều đó (Gia-cơ 4:2 TEV).

Vì vậy, nhiều lần chúng ta bỏ lỡ điều tốt nhất của Chúa chỉ đơn giản vì chúng ta không bao giờ cầu xin Ngài cho nó.

Tôi đã thấy Chúa làm điều này lập tới lui trong đời.  Tôi đã đối diện tỷ lệ cược lớn mà tôi không thể suy tính tự giải quyết được.  Vì vậy, tôi đã cầu nguyện.

Và Chúa đã trả lời.  Đời tôi là một chuỗi những lời cầu nguyện được nhậm.

Tôi muốn Chúa làm điều tương tự cho bạn.

Bạn sẽ cầu xin Ngài ban điều tốt nhất của Ngài cho đời bạn chứ?

THẢO LUẬN
·      Thể nào cầu nguyện đã tạo ra phép lạ trong đời những người mà bạn quan tâm?
·      Bạn có tin rằng Chúa biết điều gì tốt nhất cho bạn và muốn giúp bạn không?  Nếu vậy, thể nào những lời cầu nguyện của bạn phản ánh điều đó?
·      Tình huống bất khả thi nào bạn cần xin Chúa?

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

PHẢI CÓ YỂM TRỢ CẦU NGUYỆN THÍCH ỨNG NGAY



TG: Rick Warren - 23 tháng 5 năm 2020
DG: Thang Chu

“Rồi Đa-ni-ên về nhà và kể cho bạn hữu anh là Hananiah, Mishael, và Azariah những gì đã xảy ra.  Anh thúc giục họ cầu xin Đức Chúa Trời của tầng trời bày tỏ lòng thương xót của Ngài bằng cách bảo họ biết bí mật đó, để họ không bị xử tử chung với những nhà thông thái khác của Babylon(Đa-ni-ên 2:17-18 NLT).

Chúa luôn thử thách bạn trước khi Ngài tuôn phước cho bạn.

Đôi khi thử thách của Ngài thông qua những người yêu cầu bạn làm điều gì đó không thể, chẳng hạn ông sếp giao bạn một dự án với thời hạn lý.

Khi điều này xảy ra, trước hết bạn từ khước hoảng loạn để bạn có thể tập trung vào việc lấy thêm thông tin, và rồi bạn xin thêm thời gian.

Tiếp theo, bạn kêu gọi yểm trợ qua cầu nguyện từ bạn hữu bạn.

Kinh Thánh nói, “Rồi Đa-ni-ên về nhà và kể cho bạn hữu anh là Hananiah, Mishael, và Azariah những gì đã xảy ra.  Anh thúc giục họ cầu xin Đức Chúa Trời của tầng trời bày tỏ lòng thương xót của Ngài bằng cách bảo họ biết bí mật đó, để họ không bị xử tử chung với những nhà thông thái khác của Babylon” (Đa-ni-ên 2:17-18 NLT).

Đa-ni-ên nhận ra đây là một thỉnh cầu lớn.  Vương quốc đó bị treo trên cán cân.  Nhà vua không suy nghĩ sáng suốt.  Ông sắp giết tất cả mọi người trong hoàng cung mình!  Vì vậy, Đa-ni-ên có toán cầu nguyện của anh hành động.

Bạn không cần nhiều người như một phần của toán cầu nguyện của bạn.  Nhưng bạn cần bốn hoặc năm bạn hữu sẽ cầu nguyện cùng bạn trong những lúc thế này.

THẢO LUẬN
·      Thể nào được yểm trợ qua cầu nguyện thật là quan trọng trong đời bạn?
·      Ai bạn có thể tìm đến để cầu nguyện, đặc biệt khi bạn đang đối diện điều không thể làm?
·      Thế nào bạn từng thấy Chúa Trời hành động thông qua sự cầu nguyện của bạn cho người khác?

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TÂM LINH LÂU DÀI



TG: Rick Warren
DG: Thang Chu
Ngày 19 tháng 5 năm 2020

Nếu bạn từng xem đua ma-ra-tông, bạn biết có đám đông lớn các vận động viên ở vạch khởi hành.  Khi bạn tiến về đích, nó mỏng ra.  Mục vụ cũng giống đua ma-ra-tông. Nhiều người khởi đầu tuyệt vời nhưng không đến đích.

Tôi muốn bạn khiến nó đến đích.

Chìa khóa nào cho mục vụ để giúp người ta làm tốt suốt đời?

Cuộc đời Samson cho chúng ta thấy ví dụ tiêu cực về cái không nên làm.  Anh có mọi thứ cho anh—khởi đầu tuyệt vời, khả năng, vẻ đẹp, và sức lực.  Nhưng một ngày, anh mất tất cả.  Sức lực anh rời bỏ anh, và anh kết thúc là người tan vỡ.

Dưới đây là những bài học từ cuộc đời Samson mà có thể giúp bạn duy trì sức mạnh tâm linh trong suốt mục vụ mình.

Kỷ luật những mong muốn của bạn.
Khi chúng ta bắt đầu đưa ra quyết định dựa trên thú vui hơn là nguyên tắc và sống cho thoải mái hơn là niềm tin quyết, chúng ta có nguy cơ mất đi sức mạnh tâm linh.  Ngay cả những điều tốt như thức ăn, tiền bạc, tình dục, và giấc ngủ—có thể hạ gục sức mạnh tâm linh chúng ta nếu dùng đến độ cực đoan.

Chúa nói, “Đừng bị dẫn sai; hãy nhớ rằng anh chị em không thể bỏ Chúa và thoát khỏi đó; người ta sẽ luôn gặt đúng loại mùa họ gieo!  Nếu họ gieo để làm hài lòng những ham muốn sai lầm của họ, họ sẽ gieo hạt giống xấuhọ chắc chắn sẽ gặt mùa suy mục tâm linh và sự chết (Ga-la-ti 6:7-8 TLB).

Samson sống để làm hài lòng những ham muốn chính mình.  Trong ba chương khác nhau, anh có quan hệ với ba người nữ khác nhau.  Các Quan Xét 14 kể chuyện về mong muốn của anh ấy đối với một người nữ Philistine trẻ tuổi.  Ngay cả bố mẹ anh cũng cảnh cáo nghịch lại mối quan hệ này, nhưng Samson không nghe.

Samson phù hợp đúng ngay với văn hóa chúng ta ngày nay, mà thường khuyến khích tự-sướng.  Phi-e-rơ thứ nhất 4:1-2 nói, “Hãy củng cố chính mình bằng chính cách suy nghĩ mà [Chúa Giê-su] đã có . . . Hãy sống phần còn lại đời trần thế này của anh chị em được làm chủ bởi ý Chúa chứ không bởi ham muốn con người (GNT).  Chỉ vì chúng ta muốn cái gì đó không có nghĩa là chúng ta nên có nó.  Tự-sướng sẽ làm tan chảy sức mạnh ra khỏi đời chúng ta.

Kiềm chế phản ứng của bạn.
Người ta sẽ làm tổn thương bạn trong mục vụ.  Thật dễ oán hận.  Người ta sẽ hạ bạn xuống và làm bạn thất vọng.  Họ sẽ thất hứa.

Samson sống trong trạng thái tức giận liên tục bắt nguồn từ oán hận.  Anh phản ứng bạo động với mọi thứ.  Động lực chính của anh trong đờiphải trả đũa.  Một lần, anh giết 30 người chỉ để đặt cược.

Kinh Thánh nói, Samson nói với họ, ‘Lần này tôi có quyền trả đũa người Phi-li-tin.  Tôi sẽ thực sự hại họ . . .  Samson nói với họ, ‘Vì ngươi đã hành động vậy, tôi sẽ không dừng cho đến khi tôi trả thù ngươi . . .  Tôi chỉ đơn thuần làm cho họ những gì họ đã làm cho tôi’” (Các Quan Xét 15:3, 7, 11 NIV).  Ba lần chỉ trong một chương đó mà anh ta nói về việc trả đũa.

Oán hận là tự-hại-mình.  Nó sẽ đầu độc mục vụ bạn nếu bạn để nó.  Bạn không thể đồng thời giữ chặt mối oán thù và tuân theo ý Chúa—bất kể người ta làm gì.  Tôi đã thấy những người tin kính trong mục vụ là những người bị tổn thương bởi một tình huống và cho phép tổn thương đó sưng mủ cho đến khi họ mất hết hiệu lực.

Người lãnh đạo là mục tiêu dễ dàng.  Bất cứ ai bắn trước sẽ nhận phát bắn.  Đó là một phần của việc làm người lãnh đạo.  Hãy quen với nó, và học cách đối phó nó trong tâm linh dịu ngọt.

Giữ đúng cam kết của bạn.
Sự bất cẩn, dù là thời gian, tiền bạc, hoặc mối quan hệ của bạn, cuối cùng sẽ nhận chìm mục vụ bạn.

Sức mạnh Samson là quà tặng từ Chúa.  đến từ hứa nguyện của người Nazarite mà anh ấy đã thực hiện liên quan đến ba phần: không rượu, chế độ ăn đặc biệt, và không bao giờ cắt tóc.  Chúa muốn người Nazarite (và Ngài muốn chúng ta) trở nên khác biệt.  Samson liên tục thỏa hiệp các hứa nguyện của mình với Chúa.  Anh đùa giỡn với cám dỗ khi anh cố đến gần lửa theo sức có thể mà không bị đốt cháy.  Nhưng cuối cùng, anh đã bị đốt cháy.

Chúng ta thấy điều này trong mối quan hệ của anh với Delilah trong Các Quan Xét 16. Cô được thuê để thử sức mạnh của anh.  Ba lần cô cố tìm ra bí mật về sức mạnh của anh.  Cuối cùng, anh nói với cô bí mật của mình—và chấm dứt trong việc huỷ hoại mình.

Sự bất năng của Samson để giữ các hứa nguyện mình với Chúa đã sanh ra những hậu quả tàn khốc cho anh.  Đời sống tâm linh của bạn chỉ mạnh bằng hứa nguyện tâm linh yếu nhất của bạn.

Chuyện gì đã xảy ra với Samson?  Bạn biết kết thúc của câu chuyện.  Anh mất sức mạnh anh, tiềm năng anh, và tự do anh.  Anh mất tất cả!  May mắn thay, trong tù anh đã ăn năn và tái hứa nguyện.  Chúa cho anh cơ hội hai.

Bạn không vui khi chúng ta phục vụ Chúa cơ hội hai sao?

Chúa chưa xong việc với bạn.  Những ngày tốt nhất của bạn có thể là những ngày còn lại của bạn.  Nếu bạn đã rơi vào một trong ba vực này, thì không bao giờ quá muộn không thể xin Chúa cho cơ hội hai.