Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

CHÚA CHU CẤP trên ĐƯỜNG đến PHÉP LẠ

RICK WARREN - 30/01/2021

TG: Thang Chu

 

"Đức Chúa Trời tôi sẽ thỏa đáp mọi nhu cầu anh chị em tùy theo sự giàu có của vinh hiển Ngài trong Chúa Giê-su Christ" (Phi-líp 4:19 NIV).

 

Chờ đợi phép lạ có thể khó.  Đôi khi con đường đó lạnh lẽo, tăm tối, và cô đơn; bạn thậm chí có thể thấy mình bị kẹt trong đường mòn.  Bạn có lẽ không biết mình đang đi đâu hoặc hành trình sẽ mất bao lâu.

 

Bất kể đâu bạn đang trên đường đến phép lạ, đây là một số điều bạn cần nhớ:

 

Chúa là tất cả gì bạn cần.

Bạn không cần ngân khoản lớn, tủ lạnh đầy, hoặc thậm chí việc làm.  Nếu Đức Chúa Trời muốn, Ngài có thể cho quạ thả thức ăn vào bạn như cách cung cấp của Ngài.  Đó là cách Ngài cung cấp cho tiên tri Ê-li, người đã kiệt sức và cạn kiệt trong sa mạc; bạn có thể đọc điều đó trong 1 Các Vua 17.  Khi Đức Chúa Trời tắt một nguồn cung, Ngài có thể bật nguồn khác cách dễ dàng.  Bạn có thể tin cậy Ngài về tất cả gì bạn cần.

 

Nơi nào Chúa hướng dẫn, Chúa cung cấp.

Sau khi sai quạ đến nuôi Ê-li, Đức Chúa Trời bảo ông thực hiện chuyến đi nguy hiểm đến Zarephath.  Có hạn hán ở Zarephath và lương thực rất ít.  Tuy nhiên, Đức Chúa Trời chu cấp cho Ê-li qua một bà góa nghèo có lòng quảng đại.  Khi Chúa bảo bạn đi đâu đó, hãy đi lập tức.  Khi Chúa bảo bạn làm điều gì đó, hãy làm lập tức.  Khi Chúa cho bạn hướng đi, Ngài sẽ chu cấp những gì bạn cần để đạt được điều đó.

 

Bạn phải tin cậy Ngài từng ngày một.

Tại sao?  Bởi một số vấn đề của bạn cứ kéo ngày qua ngày.  Ví dụ: nếu bạn gặp vấn đề về tài chính, bạn sẽ phải giải quyết chúng hàng ngày.  Và vì vậy chúng ta phải tin cậy Đức Chúa Trời từng ngày một để được chu cấp.  Kinh Thánh nói, "Đức Chúa Trời tôi sẽ thỏa đáp mọi nhu cầu anh chị em tùy theo sự giàu có vinh hiển của Ngài trong Chúa Giê-su Christ" (Phi-líp 4:19 NIV).

 

Lời hứa của Chúa sẽ hiệu quả khi bạn vâng lời.

Đức Chúa Trời thường vạch kế hoạch Ngài chỉ từng bước một.  Ngài muốn bạn thực hiện bước đầu tiên trong vâng phục, rồi Ngài sẽ chỉ bạn bước tiếp.  Mỗi bước dọc đường có vẻ không hợp lý, nhưng bạn có thể vâng phục trong đức tin và tự tin, vì biết đường lối của Đức Chúa Trời luôn tốt nhất.

 

Bạn đã thực hiện bước đầu đức tin?

Bước đầu đức tin là cầu xin Chúa Giê-su cứu bạn và làm chủ đời bạn.  Nếu bạn chưa bao giờ làm điều đó, thì tôi mời bạn cầu nguyện lời cầu nguyện này ngay bây giờ:

 

“Lạy Chúa yêu, cảm ơn Ngài vì yêu tôi và muốn tôi nương dựa Ngài, vì yêu tôi và muốn tôi nương dựa Ngài.  Xin tha thứ tôi khi tôi nương dựa công việc tôi, người khác, và kế hoạch của riêng tôi thay vì Ngài.  Tôi muốn học cách tin cậy Ngài từng ngày một.  Tôi muốn đi theo đường lối Ngài, không phải đường lối tôi.  Tôi xưng nhận tội lỗi mình, và tôi tin Ngài là Đấng Cứu Rỗi tôi.  Tôi muốn theo Ngài, và tôi xin Ngài cứu tôi và bước vào đời tôi.  Tôi tuyên bố lời hứa của Ngài rằng nếu tôi tin cậy Ngài, tôi sẽ được cứu và Ngài sẽ đáp ứng nhu cầu tôi.  Khi Ngài bảo tôi điều phải làm, tôi sẽ vâng phục.  Xin giúp tôi nhớ Ngài là tất cả gì tôi cần và nơi nào Ngài hướng dẫn, Ngài sẽ chu cấp.  Tôi cầu nguyện điều này nhân danh Chúa Giê-su.  A-men.”

 

THẢO LUẬN

·      Điều gì bạn bị cám dỗ nương dựa vào khác hơn Chúa Giê-su?

·      Thể nào Đức Chúa Trời đã chu cấp cho bạn bằng những cách bất ngờ?

·      Bạn đã tin cậy Chúa Giê-su để được cứu rỗi chưa?  Nếu chưa, điều gì đang ngăn cản bạn?  Nếu vậy, khác biệt nào điều đó tạo ra trong đời bạn?

https://pastorrick.com/god-provides-on-the-way-to-the-miracle/

 

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

THẬT ĐÁNG CHỜ ĐỢI PHÉP LẠ CHÚA

TG: RICK WARREN - 29/01/2021

DG: Thang Chu

 

Ý tưởng Ta không giống ý tưởng con, CHÚA phán. ‘đường lối Ta vượt quá bất cứ gì con có thể tưởng tượng’” (Ê-sai 55:8 NLT).

 

Bạn có từng đối diện thử thách lớn trong đời bạn?  Điều gì đó không thể được giải quyết nếu không có phép lạ?

 

Nếu chưa, bạn sẽ gặp.  Và khi thời điểm đó đến, bạn sẽ lựa chọn.  Bạn có thể chờ đợi thời điểmđường lối Chúa.  Hoặc bạn có thể tự mình giải quyết và cố tự mình tạo phép lạ.

 

Nhưng sự thật là phép lạ không đến từ những nơi bạn mong đợi.  Và chúng không đến như kết quả nỗ lực của chính bạn.  Nguồn phép lạ luôn bất ngờ.

 

Hãy lấy Áp-ra-ham làm ví dụ.  Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham ông sắp có con trai, và người con đó sẽ là cha một dân tộc vĩ đại.  Áp-ra-ham gần 100 tuổi, vợ chồng ông không có con.  Sẽ cần phép lạ để biến điều đó thành hiện thực.

 

Nhưng ông khó tin lời hứa của Chúa, và ông không chờ Chúa làm phép lạ.  Thay vào đó, ông tự mình giải quyết vấn đề và có con với một không phải vợ ông.

 

Nhưng đó không phải là kế hoạch của Chúa.  Kế hoạch của Đức Chúa Trời là làm phép lạ trong Sa-ra, vợ Áp-ra-ham.  Giải pháp của Áp-ra-ham kém hơn giải pháp của Đức Chúa Trời.

 

Điều này cũng đúng với bạn.  Cách của bạn để khiến mọi việc diễn ra luôn tốt hạng hai—cách của Chúa là tốt nhất.

 

Nếu bạn có thể hiểu Đức Chúa Trời, bạn ắt Đức Chúa Trời.  Nhưng bạn không phải!  Ê-sai 55:8 nói, “‘Ý tưởng Ta không giống ý tưởng con, CHÚA phán. ‘Và đường lối Ta vượt quá bất cứ gì con có thể tưởng tượng’” (Ê-sai 55:8 NLT).

 

Phép lạ luôn đến theo cách bất ngờ.  Vậy không cần phải lo lắng, sợ hãi, hay cố tìm ra điều đó.

 

Hãy tin cậy Chúa và nói: “Tôi không biết Chúa sẽ làm điều đó thế nào nhưng tôi biết Ngài sẽ làm điều đó.”

 

Sau đó chỉ đơn giản vâng phụcđi theo nơi Chúa dẫn dắt.  Và hãy sẵn sàng với phép lạ.

 

THẢO LUẬN

·      Hoàn cảnh nào trong đời bạn đang cần phép lạ?  Bạn có từng tạo phép lạ đó xảy ra tự sức mình, hay tin cậy Chúa?

·      Thể nào bạn có thể cho Chúa thấy bạn tin cậy Ngài cung cấp những phép lạ bạn cần?

·      Điều gì Chúa đang bảo bạn làm thật phi lý nhưng bạn biết mình nên vâng phục?

https://pastorrick.com/its-worth-waiting-for-gods-miracle/

 

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021

ĐƯỜNG BẤT TIỆN đến PHÉP LẠ

TG: RICK WARREN - 28/01/2021

DG: Thang Chu

 

Rồi CHÚA phán lời Ngài với Ê-li, Hãy đi đến Zarephath ở Sidon và sống ở đó. Ta đã truyền lệnh một góa phụ ở đó chăm sóc ngươi.’ Vậy Ê-li đi đến Zarephath" (1 Các Vua 17:8-10 NCV).

 

Đôi khi bạn sợ chết khiếp và dễ bị hại.  Bạn không biết nơi mình sẽ đi, bao lâu để đi, hoặc điều gì sẽ xảy ra khi bạn đến đó.  Vậy bạn làm gì?

 

Bạn nhớ rằng đường dẫn đến phép lạ thường đi qua những vùng đất bất tiện.

 

Kinh Thánh đưa minh họa trong 1 Các Vua 17:8-10: “Rồi CHÚA phán lời Ngài với Ê-li, ‘Hãy đi đến Zarephath ở Sidon và sống ở đó. Ta đã truyền lệnh một góa phụ ở đó chăm sóc ngươi.’ Vậy Ê-li đi đến Zarephath" (1 Các Vua 17:8-10 NCV).

 

Hướng dẫn đó của Đức Chúa Trời nghĩa là Ê-li phải đi bộ hơn 100 dặm trong cơn hạn hán qua lãnh thổ nguy hiểm.  Tất cả những ai ông gặp sẽ biết ông là ai—và Vua A-háp đang treo giá đầu ông.  Con đường của Ê-li chắc chắn là con đường bất tiện.

 

Cuối cùng khi Ê-li đến Zarephath, ông gặp bà góa nghèo sẽ nuôi ông.  Nhưng thị trấn vẫn đầy người ngoại giáo mà sẽ không ngần ngại giết ông.  Làm sao bà góa đó có thể bênh vực hoặc bảo vệ ông?

 

Phép lạ không xảy ra khi mọi thứ thoải mái.  Phép lạ xảy ra khi mọi thứ bất tiện.

 

Ê-li không nói: “Chúa ơi, kế hoạch này có ba điều sai.  Một, Ngài sai tôi đi sai hướng. Hai, Ngài sai tôi đến sai chỗ.  Và ba, Ngài sai tôi đến sự bảo vệ sai.”

 

Ê-li chỉ vâng lời.

 

Con đường dẫn đến phép lạ của Chúa thường đưa bạn qua vùng đất bất tiện nên bạn sẽ học cách phụ thuộc vào Ngài.  Điều đó đúng với Ê-li và dân sự của Đức Chúa Trời trong suốt Kinh Thánh.  Ví dụ:

 

·      Khi Môi-se dẫn dân Y-sơ-ra-ên thoát ách nô lệ đến Đất Hứa, họ phải đi qua Biển Đỏ trước.

·      Trước khi David có thể giết Goliath, anh phải bước ra chiến trường.

·      Đức Chúa Trời bảo vua Jehoshaphat đặt ban nhạc trước quân đội, và vua sẽ giành chiến thắng.  Bao nhiêu đức tin bạn nghĩ điều đó cần?

 

Phép lạ không bao giờ xảy ra trong vùng tiện nghi của bạn.  Khi mọi thứ đã ổn định trong đời bạn, bạn không cần phép lạ.  Bạn chỉ cần phép lạ khi bạn bị trầm xuống.

 

Bạn có đang ở nơi mà mọi thứ hơi bất tiện—về tài chính, tình cảm, quan hệ, hoặc thể chất không?  Có thể bạn đang căng thẳng, bất định, hoặc không an toàn.  Xin chúc mừng.  Bạn đang trên đường dẫn đến phép lạ!

 

Trên con đường bất tiện của bạn, hãy noi gương Ê-li.  Hãy vâng lời Chúa để bạn có thể thấy phép lạ Ngài cuối đường.

 

THẢO LUẬN

·      Chúa yêu cầu bạn làm điều gì khiến bạn bất tiện?

·      Đã bao giờ bạn thấy Chúa làm phép lạ trong hoàn cảnh bất tiện cho bạn hoặc người bạn quen biết chưa?  Thể nào điều đó đã khiến bạn phụ thuộc vào Ngài?

·      Ai là người có thể khích lệ bạn trên con đường đức tin bất tiện mà bạn có lẽ đang bước đi ngay bây giờ?

https://pastorrick.com/the-uncomfortable-path-to-a-miracle/

 

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

CÁCH NHẬN ÂN SỦNG để TIẾP TỤC VƯỢT QUA HOẠN NẠN

TG: RICK WARREN - 27/01/2021

DG: Thang Chu

 

“Ba lần tôi đã cầu xin Chúa cất nó khỏi tôi. Nhưng Ngài phán với tôi: Ân điển Ta đủ cho con rồi, vì quyền năng Ta được hoàn thiện trong sự yếu đuối’” (2 Cô-rinh-tô 12:8-9 NIV).

 

Bạn sẽ làm gì khi bạn không thể giải quyết một vấn đề, giải một bài toán, thay đổi hoàn cảnh, hoặc kiểm soát tổn thương?  Bạn ném mình vào ân điển giữ vững của Đức Chúa Trời.

 

Ngài ban cho bạn loại ân sủng mà bạn cần để tiếp tục đi tới bất chấp những cám dỗ, thử thách, căng thẳng, mệt mỏi,hoạn nạn.  Để tiếp nhận ân sủng của Ngài, hãy làm bốn điều sau:

 

Kêu lớn xin sự giúp đỡ của Chúa.  Khi bạn giả vờ tự xử, bạn làm tắt đi quyền năng của Chúa trong đời mình.  Bạn cần phải thừa nhận sự kém cỏi của mình và nói, "Chúa ơi, tôi không thể giải quyết được việc này!"  Kinh Thánh nói, ““Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng Ngài ban ân điển cho kẻ khiêm nhường.Vậy, hãy dâng mình trọn vẹn cho Đức Chúa Trời. . . Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ đến gần anh chị em” (Gia-cơ 4:6-8 NCV).

 

Hãy đổ đầy tâm trí bạn với Lời Chúa.  Hãy để Lời Chúa an ủi, củng cố, đổ đầy, xoa dịu, và tăng sức bạn để tiếp tục.  Hãy vào đó mỗi ngày trong đời bạn.  Tác giả Thi Thiên cầu nguyện: “Tôi nằm trong bụi đất; hãy làm tôi sống lại bởi lời Ngài” (Thi Thiên 119:25 NLT).  Nếu bạn có thể tìm thấy giải pháp trong chính mình, bạn đã thay đổi được rồi.  Bạn cần phải nhìn vào Chúa!  Ngàiđấng duy nhất có sức mạnh giữ vững.

 

Tiếp nhận yểm trợ từ dân sự Đức Chúa Trời.  Kinh Thánh nói rằng, bằng cách giúp nhau trong những khó khăn của chúng ta, chúng ta tuân theo luật pháp Đấng Christ, đó là, “Yêu người lân cận như chính mình.”  Đức Chúa Trời không bao giờ có ý để bạn trải qua cuộc sống tự mình.  Những điểm yếu của chúng ta giúp chúng ta nhận ra rằng nhiều thể nào chúng ta cần nhau.  Bạn cần tiếp nhận yểm trợ từ dân sự Đức Chúa Trời.

 

Bám lấy lời hứa của Chúa.  Có khoảng 5.500 trong số lời hứa trong Kinh Thánh đang chờ được tuyên bố.  Đây là một trong số chúng: “Ngài ban sức cho kẻ mệt mỏi và tăng sức cho kẻ yếu.  Ngay cả tuổi trẻ cũng mệt mỏi và thanh niên lảo đảo và gục ngã; nhưng ai trông cậy Chúa sẽ được tái tạo sức mạnh họ. Họ sẽ cất cánh bay như đại bàng; họ sẽ chạy và không mệt mỏi, họ sẽ bước và không kiệt sức” (Ê-sai 40:29-31 NIV).  Hãy giữ hy vọng bạn trong Chúa và mắt bạn tập trung vào hy vọng của thiên đàng, không chỉ tại đây và bây giờ.

 

Kinh Thánh nói, “Ba lần tôi đã cầu xin Chúa hãy cất nó khỏi tôi. Nhưng Ngài phán với tôi: ‘Ân điển Ta đủ cho con rồi, vì quyền năng Ta được hoàn thiện trong sự yếu đuối’” (2 Cô-rinh-tô 12:8-9 NIV).

 

Khi bạn gặp phải vấn đề mà bạn không thể khắc phục, đừng bỏ cuộc.  Chỉ cần nhìn lên!

 

THẢO LUẬN

·      Trong tình huống nào bạn cần ân điển giữ vững của Đức Chúa Trời ngay bây giờ?

·      Bạn cần tuyên bố lời hứa nào của Đức Chúa Trời cho tình huống đó?

·      Những người tin kính nào trong đời bạn có thể cung cấp sự yểm trợ bạn cần?

 

Bạn đã tiếp nhận Chúa Giê-su là Chúa và Đấng Cứu Rỗi của bạn chưa?

 

Bạn cần ân điển giữ vững của Đức Chúa Trời để giúp bạn vượt qua mọi hoàn cảnh sống. Nhưng trên hết, bạn cần ân điển của Đức Chúa Trời để được cứu rỗi.

 

Kinh Thánh cho biết tất cả chúng ta đều không đạt được tiêu chuẩn toàn hảo của Đức Chúa Trời.  Tuy nhiên, Đức Chúa Trời vẫn yêu thương chúng ta—dù chúng ta phạm tội và chúng ta thiếu sót.  Thật vậy, Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta đến nỗi Ngài đã cho chúng ta thấy ân điển tối thượng: Ngài đã sai Con Ngài là Chúa Giê-su đến để tẩy sạch tội lỗi chúng ta, và đưa chúng ta vào gia đình Đức Chúa Trời.

 

Nếu bạn chưa bao giờ tiếp nhận tình yêu của Đức Chúa Trời và mời Chúa Giê-su vào lòng, tôi muốn bạn có cơ hội đó ngay bây giờ.  Bạn có thể tiếp nhận món quà cứu rỗi đầy ân sủng của Đức Chúa Trời bằng cách cầu nguyện:

 

Đức Chúa Trời yêu dấu ôi, con không hiểu hết, nhưng con cảm ơn Ngài vì đã yêu thương con.  Con cảm ơn vì Ngài đã nhân từ với conNgài đã không gửi Chúa Giê-su đến để kết án con mà để cứu con.

 

Con thú nhận rằng con đã phạm tội chống nghịch Ngài, và con thừa nhận rằng con cần Chúa Giê-su làm Cứu Chúa con.  Con muốn có mối quan hệ với Chúa Giêsu.  Con muốn đi theo Ngài và làm điều Ngài bảo con làm.

 

Con cầu xin Ngài cứu con khỏi quá khứ, hối tiếc, sai lầm, tội lỗi, thói quen, nỗi đau, bế tắc của con.

 

Con cầu xin Ngài cứu con vì mục đích của Ngài.  Con muốn biết tại sao Ngài đặt con lên hành tinh này.  con muốn hoàn thành điều Ngài khiến con làm.  Con muốn học biết yêu Ngài, sống trong ân sủng Ngài và ở trong gia đình Ngài mãi mãi.  Nhân danh Ngài con cầu nguyện, amen.”

 

https://pastorrick.com/how-to-receive-the-grace-to-keep-going-through-troubles-2/

 

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

THỂ NÀO ÂN SỦNG CHÚA CỨU BẠN THOÁT

TG: RICK WARREN - 26/01/2021

DG: Thang Chu

 

“Mục đích tôi khi viết là để khuyến khích anh chị em và bảo đảm anh chị em rằng những gì anh chị em đang trải qua thực sự là một phần ân sủng Chúa dành cho anh chị em. Hãy đứng vững trong ân sủng này(1 Phi-e-rơ 5:12 NLT).

 

Bạn sẽ phải đối diện nhiều cạm bẫy trong cuộc đua marathon cuộc đời.  Nhưng bất kể bạn trải qua những gì, bạn có thể trông cậy vào ân điển bền vững của Đức Chúa Trời.

 

Kinh Thánh cho biết trong 1 Phi-e-rơ 5:12, “Mục đích tôi khi viết là để khuyến khích anh chị em và bảo đảm anh chị em rằng những gì anh chị em đang trải qua thực sự là một phần ân sủng Chúa dành cho anh chị em. Hãy đứng vững trong ân sủng này” (1 Phi-e-rơ 5:12 NLT).

 

Có ba lần trong đời khi rất dễ cho bạn vấp ngã, bị gạt khỏi lề cuộc đua, và không về đích tốt.  Nhưng trong mỗi tình huống này, ân điển bền vững của Đức Chúa Trời sẽ giúp bạn vượt qua điều đó.

 

Ân điển bền vững của Đức Chúa Trời giúp bạn đứng vững khi bị cám dỗ.  Cám dỗ là điều đầu tiên có thể khiến bạn vấp ngã.  Kinh Thánh nói, “Đức Chúa Trời là thành tín. Ngài sẽ không cho phép sự cám dỗ vượt quá sức anh chị em có thể chịu đựng được. Khi anh chị em bị cám dỗ, Ngài sẽ chỉ cho anh chị em lối thoát để anh chị em có thể chịu đựng (1 Cô-rinh-tô 10:13).

 

Đức Chúa Trời nói, "Ta sẽ cung cấp ân điển bền vững để luôn cho con lối thoát."  Cách thoát hiểm đó có thể đồng nghĩa với việc chuyển kênh truyền hình.  Đó có thể nghĩa là chạy ra khỏi cửa.  Đó có thể nghĩa là thay đổi cách bạn đang nghĩ.  Nhưng Đức Chúa Trời sẽ cung cấp một cách để thoát cám dỗ.

 

Ân điển bền vững của Đức Chúa Trời giúp bạn đứng vững khi bạn mệt mỏi.  Đôi khi bạn không bị cám dỗ.  Đôi khi bạn chỉ mệt mỏi!  Cuộc sống thường mệt mỏi.  Nó đòi hỏi rất nhiều năng lượng, đặc biệt khi bạn đang cố gắng làm điều đúng hơn là điều dễ.

 

Nhưng bạn lấy đâu ra sức mạnh để làm điều đúng khi cảm thấy mệt mỏi?  “Chính Đức Chúa Trời đã cho phép chúng tôi, cùng anh chị, đứng vững cho Đấng Christ. Ngài đã ủy thác chúng ta, và Ngài đã xác định chúng ta thuộc Ngài bằng cách đặt Đức Thánh Linh trong lòng chúng ta” (2 Cô-rinh-tô 1:21-22).  Thánh Linh trong lòng, ban cho bạn năng lượng để làm điều bạn không thể làm bằng sức riêng mình.

 

Ân điển bền vững của Đức Chúa Trời ban cho bạn sức mạnh để tiếp tục khi bạn gặp hoạn nạn.  Có một số nỗi đau mà tất cả những ước muốn trần gian sẽ không khiến nó biến mất.  Một số điều trong đời không định trước, không ngừng, và không đáng—và chúng làm tổn thương nhiều nhất.

 

Bạn làm gì trong những tình huống đó?  Trước tiên bạn ngừng thực hiện trò chơi “ước chỉ” và thay vào đó, hãy tập trung vào Đấng Christ và quyền năng duy trì của Ngài.  Ê-sai 41:10 nói, “Đừng lo lắng, vì Ta ở cùng con. Đừng sợ, vì Ta là Chúa con. Ta sẽ khiến con mạnh mẽ và sẽ giúp con; Ta sẽ nâng đỡ con bằng tay phải để cứu con (NCV).

 

Hãy nhớ rằng bạn không bao giờ đơn độc trong đời và không bao giờ không có hy vọng.  Dù bạn đang bị cám dỗ, mệt mỏi, hay gặp hoạn nạn, bạn có thể nương vào ân điển bền vững của Đức Chúa Trời để nâng đỡ bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào ân điển bền vững của Đức Chúa Trời đã mang bạn vượt qua lúc khó khăn?

·      Một cách thiết thực nào bạn có thể mở rộng ân điển bền vững của Đức Chúa Trời cho người khác?

·      Bạn nghĩ chơi trò chơi “ước chỉ” nghĩa là gì?  Khi nào bạn từng lấy cớ này?

https://pastorrick.com/how-does-gods-grace-get-you-through-2/

 

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

CHÚA KHÔNG BAO GIỜ SỦNG ÁI HƠN

TG: RICK WARREN - 25/01/2021

DG: Thang Chu

 

“[Lời hứa] không chỉ dành cho người sống dưới luật pháp Môi-se nhưng cho bất cứ ai sống bởi đức tin như Áp-ra-ham” (Rô-ma 4:16 NCV).

 

Chúa không chơi trò sủng ái hơn—bất kể lý lịch, địa vị hay tội lỗi của bạn.  Không quan trọng bạn có phải là người sùng đạo, trước đây là người theo đạo, hay bạn có bất kỳ gốc gác tôn giáo nào.

 

Rô-ma 4:16 nói, “[Lời hứa] không chỉ dành cho người sống dưới luật pháp Môi-se nhưng cho bất cứ ai sống bởi đức tin như Áp-ra-ham” (Rô-ma 4:16 NCV).  Ai là người sống dưới Luật Pháp Môi-se?  Do Thái.  Dân tộc Do Thái được ban cho đường lối Đức Chúa Trời trước bất kỳ ai khác.

 

Bạn có từng nghĩ lý do người Do Thái được gọi là dân được Chúa chọn không?  Đức Chúa Trời có yêu họ nhiều hơn Ngài yêu chúng ta không?  Không.  Họ được chọn cho một mục đích—để truyền bá thông điệp cho mọi người rằng có một Đức Chúa Trời thật. Họ giống nhà truyền giáo cho phần còn lại của chúng ta.

 

Bây giờ Đức Chúa Trời lấy nhiệm vụ đó và giao nó cho hội thánh, gồm tất cả những ai đặt đức tin vào Đấng Christ, bất kể họ gốc gác thế nào.  Đức Chúa Trời phán sự cứu rỗi của Ngài dành sẵn cho bất kỳ ai mở lòng trong đức tin: “Ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu” (Rô-ma 10:13 NIV).  Không có hạn ngạch trên trời.  Kinh Thánh không nói chỉ những người thực sự tốt mới được cứu nếu họ kêu cầu danh Chúa.  Mọi người kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu.

 

Điều đáng buồn là nhiều người vẫn cố gắng làm việc cách của họ để lên thiên đàng, mặc dù họ biết Thiên Chúa ban tặng ân sủng Ngài.  Họ nghĩ rằng họ có thể làm cho mình đủ tốt—đến nỗi họ không cần món quà cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua Đấng Christ.

 

Bạn có thể đã làm một số điều thực sự đúng mốt trong đời.  Nhưng nếu bạn nghĩ rằng chúng sẽ đưa bạn lên thiên đường, hãy quên nó đi.  Cách duy nhất mà bất kỳ ai trong chúng ta có được là bằng cách nhận món quà ân sủng của Đức Chúa Trời, thứ sẵn có cho mọi người.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào bạn đáp ứng sự thật rằng không bạn có thể làm sẽ khiến Đức Chúa Trời yêu bạn nhiều hơn hoặc ít hơn Ngài yêu bây giờ?

·      Phần nhiệm vụ nào của bạn trong hội thánh để truyền bá thông điệp cứu rỗi cho người chưa được nghe?

·      “Kêu cầu danh Chúa” nghĩa là gì?

 

Bạn đã tin cậy Chúa Giê-su để được cứu rỗi chưa?

 

Kinh Thánh nói rõ: Không gì bạn có thể làm để đưa chín bạn vào thiên đàng.  Nhưng tin mừng là tất cả những ai kêu cầu danh Chúa Giê-su sẽ được cứu.  Kinh Thánh nói, “Đó là bởi ân điển mà anh chị em đã được cứu, qua đức tin—và điều này không từ chính anh chị em, đó là sự ban cho của Đức Chúa Trời—không bởi việc làm, để không ai có thể khoe khoang” (Ê-phê-sô 2:8-9 NIV) .

 

Nếu bạn chưa tin cậy nơi Chúa Giê-su và hứa nguyện theo Ngài, thì còn chần chừ gì? Nếu bạn đã sẵn sàng bước qua ranh giới đó và quyết định tin vào Chúa Giê-su Christ và đi theo Ngài, hãy cầu nguyện sau:

 

“Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hứa rằng nếu con tin Chúa, mọi điều con làm sai sẽ được tha thứ, con sẽ học được mục đích đời mình, và Ngài sẽ tiếp nhận con vào nhà vĩnh cửu của Chúa trên thiên đàng ngày đến.

 

Con thú nhận tội lỗi mình, và con tin rằng Ngài là Đấng Cứu Rỗi con.  Ngài đã hứa rằng nếu con xưng nhận tội lỗi mình và tin cậy Ngài, con sẽ được cứu.  Con tin cậy Ngài khi Ngài nói rằng sự cứu rỗi đến bởi ân điển, qua đức tin, chứ không bởi bất cứ gì con làm.   Con tiếp nhận Ngài vào đời con như là Chúa con.  Hôm nay, con sẽ giao mọi phần đời mình cho Ngài quản trị.  Ngài có quyền hướng dẫn đời con.

 

“Chúa ơi, con muốn thư giãn trong tình yêu của Ngài.  Cảm ơn Ngài con không phải ra công hay làm việc vì nó.  Con muốn dùng phần đời còn lại của mình để phục vụ Ngài thay vì cố gắng làm việc theo cách của con để lên thiên đàng.  Con hạ mình phó thác đời con cho Ngài và xin Ngài cứu con tiếp nhận con vào gia đình Ngài.  Nhân danh Ngài con cầu nguyện.  A-men.”

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

PHẢI HIỂU CHÚA Ở PHÍA BẠN

TG: RICK WARREN - 23/01/2021

DG: Thang Chu

 

"Đức Chúa Trời đang hành động trong anh chị em, ban cho anh chị em ước muốn và quyền năng để làm điều đẹp lòng Ngài" (Phi-líp 2:13 NLT).

 

Bất kể bạn sẽ đối diện gì tuần tới, bạn sẽ không phải đối diện nó một mình.  Đức Chúa Trời ở với bạn, Ngài ở trong bạn, và Ngài là dành cho bạn.

 

Phi-líp 2:13 nói, "Đức Chúa Trời đang hành động trong anh chị em, ban cho anh chị em ước muốn và quyền năng để làm điều đẹp lòng Ngài" (Phi-líp 2:13 NLT).

 

Chúa đang hành động trong anh chị em.”  Chữ “hành động” trong tiếng Hy Lạp là chữ energygos, từ đó chúng ta có chữ “năng lượng.”  Chúa là người điều khiển năng lượng trong đời bạn.  Bạn không chỉ dựa vào ý lực.  Bạn không chỉ sử dụng sức mạnh của riêng mình.  Chúa nói rằng Ngài sẽ ban cho bạn quyền năng mà bạn cần, bất kể bạn đang đối diện gì.

 

Ngài không chỉ ở trong bạn, Ngài còn ở bên bạn.  Kinh Thánh nói, “Ta sẽ không để các con mồ côi đâu; Ta sẽ đến với các con . . .  Ngày đó, các con sẽ nhận biết rằng Ta ở trong Cha Ta, các con ở trong Ta, và Ta ở trong các con” (Giăng 14:18, 20 NIV).  Đó thật là lời hứa!  Kinh Thánh nói rằng Đấng Christ ở trong bạn, bạn được che chở bởi Đấng Christ, và bạn được đóng ấn bằng Đức Thánh Linh.  Nghĩa là để Ma Quỷ đến bắt bạn, hắn phải đi qua Chúa Ba Ngôi!  Đó là sự bảo vệ rất tốt và liều thuốc giảm sợ hãi tuyệt diệu.

 

Không chỉ Chúa ở trong bạn và ở với bạn, Chúa cũng là dành cho bạn.  Rô-ma 8:31 nói, “Nếu Đức Chúa Trời ở với chúng ta, không ai có thể đánh bại chúng ta” (NCV).

 

Khi người chăn dẫn đàn cừu, những chó bảo vệ ở phía sau, vỗ về những con cừu để giữ chúng đi đúng hướng.

 

Kinh Thánh cho biết những chó bảo vệ trong đời bạn là sự tốt lành và nhân từ của Đức Chúa Trời.  Chúa ban cho bạn những thứ bạn không xứng đáng—đó là lòng tốt của Ngài.  Ngài không cho bạn những điều bạn xứng đáng—đó là lòng nhân của Ngài.

 

Hãy thức dậy mỗi sáng và nói: “Chúa ơi, cảm ơn Ngài Ngài sẽ ở với tôi hôm nay, Ngài sẽ ở trong tôi hôm nay,Ngài sẽ dành cho i hôm nay.”

 

Đó không phải là tin vĩ đại sao?  Chúa ở trong bạn, Chúa ở với bạn, và Chúa dành cho bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Trông như hế nào khi đạt được quyền năng của Đức Chúa Trời sẵn dành cho bạn?

·      Khi nào bạn nghi ngờ sự hiện diện của Đức Chúa Trời nhất?  Hãy cầu xin Đức Chúa Trời ban đức tin để thấy Ngài hành động trong đời bạn.

·      Thể nào quan điểm của bạn về nghịch cảnh đã thay đổi khi bạn biết Chúa đứng về phía bạn?

https://pastorrick.com/understand-that-god-is-on-your-side-2/

 

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

CẦU NGUYỆN TÍCH CỰC SANH RA MỐI QUAN HỆ MẠNH

TG: RICK WARREN - 22/01/2021

DG: Thang Chu

 

“Và đây là lời cầu nguyện của tôi: rằng tình yêu thương của anh chị em có lẽ tăng ngày càng hơn trong hiểu biết và chiều sâu nhận thức, để anh chị em có thể phân biệt điều gì tốt nhất và có lẽ trong sạch không chỗ trách cho ngày của Đấng Christ, được đổ đầy bông trái công chính đến qua Chúa Giê-su Christ—nguyện dâng vinh hiển v ngợi khen Đức Chúa Trời(Phi-líp 1:9-11 NIV).

 

Phao-lô không chỉ cầu nguyện cho những người trong đời ông; ông cầu nguyện cho họ với niềm vui!

 

Có thể có những điều trong đời người khác mà bạn muốn thay đổi.  Bạn không muốn thay đổi chính mình; bạn muốn họ thay đổi.  Chúng ta luôn muốn thay đổi người khác.      Nhưng bạn không thể!

 

Tuy nhiên, bạn có thể cầu nguyện và để Chúa thực hiện công việc Ngài trong người khác.

 

Cầu nguyện tích cực hiệu quả hơn suy nghĩ tích cực.  Tất cả những suy nghĩ tích cực trên thế giới sẽ không thay đổi người phối ngẫu, con cái, bạn hữu, hoặc hoàn cảnh của bạn. Suy nghĩ tích cực có thể thay đổi bạn, nhưng nó sẽ không thay đổi ai khác.  Nhưng lời cầu nguyện tích cực có thể tạo khác biệt trong người khác.

 

Cách nhanh nhất để thay đổi mối quan hệ xấu thành tốt là gì?  Bắt đầu cầu nguyện cho người kia!  Nó sẽ thay đổi bạn, và nó cũng có thể thay đổi người khác.

 

Phao-lô thậm chí còn bảo chúng ta cách cầu nguyện cho người khác: “Và đây là lời cầu nguyện của tôi: rằng tình yêu thương của anh chị em có lẽ tăng ngày càng hơn trong hiểu biết và chiều sâu nhận thức, để anh chị em có thể phân biệt điều gì tốt nhất và có lẽ trong sạch không chỗ trách cho ngày của Đấng Christ, được đổ đầy bông trái công chính đến qua Chúa Giê-su Christ—nguyện dâng vinh hiển và ngợi khen Đức Chúa Trời” (Phi-líp 1:9-11 NIV).

 

Từ những câu này, chúng ta có thể học biết cầu nguyện cho người trong đời chúng ta theo bốn cách:

 

Hãy cầu nguyện rằng họ sẽ tăng trưởng trong tình yêu thương: “Và đây là lời cầu nguyện của tôi: rằng tình yêu thương của anh chị em có lẽ tăng ngày càng hơn trong hiểu biết và chiều sâu nhận thức.”

 

Hãy cầu nguyện rằng họ lựa chọn khôn ngoan: “Để anh chị em có thể phân biệt điều gì tốt nhất.”

 

Hãy cầu nguyện rằng họ sẽ sống công chính: “Và có lẽ trong sạch không chỗ trách cho ngày của Đấng Christ.”

 

Hãy cầu nguyện rằng họ sẽ trở nên giống Chúa Giê-su: “Được đổ đầy bông trái công chính đến qua Chúa Giê-su Christ.”

 

Hãy cầu nguyện điều này cho chính bạn và bất cứ ai khác trong đời bạn, và nhìn xem cách Chúa xoay chuyển mối quan hệ tưởng như vô vọng hoặc cần được hồi sinh.

 

THẢO LUẬN

·      Hãy nghĩ về một mối quan hệ căng thẳng trong đời bạn—thể nào bạn có thể cầu nguyện bốn điều được thảo luận trong bài dưỡng linh hôm nay?

·      Thể nào lời cầu nguyện tích cực thay đổi bạn chứ không chỉ người mà bạn đang cầu nguyện cho?

·      Hãy dành giây phút đọc Ga-la-ti 5:22-23.  Cách nào bạn thấy nhiều “trái” này hơn trong đời bạn khi bạn theo Chúa Giê-su?

https://pastorrick.com/positive-prayer-produces-strong-relationships-2/

 

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

TẬP TRUNG vào LÚC TỐT

TG: RICK WARREN - 21/01/2021

DG: Thang Chu

 

"Tôi tạ ơn Chúa vì sự giúp đỡ mà anh chị em đã cho tôi" (Phi-líp 1:5 NCV).

 

Phao-lô viết sách Phi-líp cho hội thánh mà ông mở ở Phi-líp, nơi một bà tên Lydia mở cửa nhà mình và cùng với những người khác, đón Phao-lô đến thành phố đó.  Hội thánh Phi-líp thậm chí còn giúp tài trợ các hành trình truyền giáo của Phao-lô.  Trong Phi-líp 1:5, Phao-lô nói, "Tôi tạ ơn Chúa vì sự giúp đỡ mà anh chị em đã cho tôi" (Phi-líp 1:5 NCV).

 

Tuy nhiên, Phao-lô nói với các tín đồ rằng: “Mỗi khi tôi nghĩ đến anh em, tôi cảm tạ Đức Chúa Trời tôi” (Phi-líp 1:3).

 

Phao-lô làm gì ở đó?  Ông chọn ký ức có lọc lựa.  Phi-líp không phải là nơi hạnh phúc đối với Phao-lô, và ông đã chịu rất nhiều bắt bớ và đau khổ trong thời gian ở thành phố đó.  Nhưng ông chọn không chìm đắm trong những ký ức đau buồn.  Thay vào đó, ông bày tỏ lòng biết ơn về những điều tốt đẹp được làm cho ôngqua ông.

 

Bạn biết ai đó càng lâu, bạn càng có xu hướng coi người đó là vậy, bắt lỗi, và nhớ điều xấu thay vì điều tốt.

 

Phải chăng bạn vẫn bám vào một số ký ức đau buồn với ai đó trong đời bạn?   lẽ bạn chưa bao giờ để họ thoát khỏi móc câu, vàthế bạn không thể tận hưởng những mối quan hệ đó vì bạn vẫn đang níu kéo quá khứ.

 

Bạn cần hiểu ký ức là sự lựa chọn.  Tôi đã đề cập trước đây câu chuyện về Clara Barton, người thành lập Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ.  Một người bạn nhắc cô về một điều đặc biệt tàn nhẫn mà ai đó đã gây cho cô nhiều năm trước.  Người bạn hỏi, "Bạn không nhớ sao?"  Câu trả lời nổi tiếng của cô là, "Không, tôi nhớ rõ là đã quên nó."

 

Những kỷ ức của bạn là sự lựa chọn.  Nếu bạn muốn níu giữ những ký ức đau buồn của mình, hãy làm ngay.  Nhưng bạn sẽ không hạnh phúc!  Phao-lô có rất nhiều lý do để tập trung vào những ký ức đau buồn về Phi-líp.  Thay vào đó, ông chọn biết ơn những người trong đời mình và công việc mà Đức Chúa Trời đang làm trong và qua họ.  Khi bạn làm vậy, Chúa sẽ ban phước những mối quan hệ của bạn vượt xa mong đợi của bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Tại sao đôi khi dễ níu giữ ký ức đau buồn hơn là thay chúng bằng ký ức đẹp?

·      Thể nào tập trung vào kỷ niệm đẹp sẽ thay đổi được kỳ vọng của bạn về tương lai?

·      Thế nào bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn đối với những người mà Đức Chúa Trời đã đặt để trong đời bạn?  Càng cụ thể càng tốt.

https://pastorrick.com/focus-on-the-good-times/