Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

THỂ NÀO TỰ TIN trong KỲ BẤT ĐỊNH

TG: RICK WARREN - 30 tháng 8, 2020

DG: Thang Chu

 

"Hãy kiên nhẫn, đặt yên lòng anh chị em vào sự chắc chắn tối hậu" (Gia-cơ 5:8 PHILLIPS).

 

Chúng ta đang sống trong thời kỳ lạ kỳ bất định.  Chúng ta không biết điều gì đang xảy ra trên thế giới.  Chúng ta nhận được thông tin mâu thuẫn từ mọi nguồn.  Chúng ta không biết bao lâu coronavirus này sẽ tiếp tục lây lan.  Chúng ta không chắc làm thế nào để đưa ra quyết định sáng suốt mà không có tất cả thông tin cần thiết.

 

Khi có quá nhiều điều bất định, chúng ta có thể vẫn chắc chắn về sự thật này: Đức Chúa Trời đang kiểm soát.

 

“Hỡi anh chị em, hãy kiên nhẫn cho đến khi Chúa tái lâm.  Hãy xem cách người nông dân chờ đợi mùa màng quý giá của họ phát triển.  Họ kiên nhẫn chờ đợi những cơn mưa thu và xuân.  Anh chị em cũng vậy, phải kiên nhẫn.  Đừng từ bỏ hy vọng.  Chúa sẽ sớm ở đây.  Anh chị em ơi, đừng phàn nàn lẫn nhau, nếu không sẽ bị lên án.  Hãy nhận biết rằng vị quan án đó đang đứng trước cửa” (Gia-cơ 5:7-9 GW).

 

Tại sao Gia-cơ nhắc chúng ta nhiều lần trong phân đoạn này rằng Chúa sẽ trở lại?  Bởi vì đó là bằng chứng tối hậu cho thấy Chúa đang kiểm soát.

 

Lịch sử là câu chuyện của Chúa.  Nó không tuần hoàn.   Không có tuần hoàn cuộc sống.  Lịch sử là đường thẳng, và nó đang di chuyển đến cao trào.  Chúa có kế hoạch.  Chúa có mục đích.  Và một ngày nào đó Chúa Giê-su sẽ trở lại.  Mọi thứ đều theo thời khóa biểu.  Chúng ta không biết khi nào Ngài trở lại, nhưng Kinh Thánh nói nhiều về sự đến lần hai của Chúa Giê-su hơn là về sự đến lần đầu của Ngài.  Nghĩa là nên thay đổi cách chúng ta sống hàng ngày.  Chúng ta nên sống với kỳ vọng lớn!

 

Mặc dù tình hình dường như ngoài tầm kiểm soát và những gì bạn đang trải qua có lẽ đau đớn, nhưng không gì ngoài sự kiểm soát của Chúa.  Hãy kiên nhẫn.  Thời điểm Chúa thật toàn hảo.  Ngài không bao giờ trễ.  Ngài đang kiểm soát.

 

Bản dịch Gia-cơ 5:8 của J.B. Phillips nói: "Hãy kiên nhẫn, đặt yên lòng anh chị em vào sự chắc chắn tối hậu" (Gia-cơ 5:8 PHILLIPS).

 

Điều chắc chắn tối hậu là gì?  Chúa Giê-su sẽ trở lại vào một ngày không xa.  Sẽ không gì ngăn cản được điều đó.

 

Việc biết rằng lịch sử nằm dưới sự kiểm soát của Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su đã hứa sẽ trở lại sẽ mang lại cho chúng ta tất cả sự tự tin chúng ta cần trong những thời kỳ bất định.  Khi bạn cảm thấy mình không thể trông chờ vào bất cứ điều gì khác, hãy tin tưởng vào điều này: Chúa nắm điều này.  Và Chúa Giê-su sẽ trở lại vào một ngày không xa để khiến mọi thứ ngay lại tươi mới.

 

THẢO LUẬN

·      Sống với sự mong đợi sự trở lại của Chúa Giê-su nghĩa là gì?

·      Có phải việc biết rằng Đức Chúa Trời đang kiểm soát lịch sử khiến bạn thoải mái và tự tin không?  Tại sao có hoặc tại sao không?

·      Trong tình huống nào bạn cần nhớ rằng Đức Chúa Trời đang kiểm soát?  Thể nào bạn từng thấy Ngài hành động trong lãnh vực đó?

https://pastorrick.com/how-to-be-confident-in-uncertain-times/

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

TÌM để HIỂU TRƯỚC KHI ĐƯỢC NGƯỜI TA HIỂU MÌNH


TG: RICK WARREN - 29 tháng 8, 2020

DG: Thang Chu

 

“Đừng chỉ tìm lợi riêng mình, nhưng hãy quan tâm người khác. Anh chị em phải có thái độ giống Chúa Giê-su Christ” (Phi-líp 2:4-5 NLT).

 

Khi bạn đang xung đột, cách yêu thương và giống Đấng Christ để giảm căng thẳng là tìm hiểu người trước khi tìm người hiểu mình.  Hãy cố hiểu điều người kia đang ngh và nói trước khi bạn bắt đầu cố thuyết phục họ nghiêng về phía bạn.  Bạn không thể hy vọng được người hiểu cho đến khi bạn sẵn sàng làm điều giống vậy cho người khác.

 

Kinh Thánh nói: “Người nào trả lời mà không lắng nghe là ngu xuẩn và đáng hổ thẹn” (Châm Ngôn 18:13 ICB).

 

Chúng ta thường quá bận việc cố làm người ta nhìn theo cách của chúng ta đến nỗi chúng ta không ngừng lại để lắng nghe điều họ đang nói.

 

Đó là lý do tại sao bạn cần nói, "Bạn trước đi."  rồi, sau khi họ chia sẻ, bạn nói, “Bây giờ, để tôi xem tôi có hiểu không.  Bạn đang nói là (lặp lại cho họ điều bạn hiểu họ đang chuyển tới với bạn).  Tôi hiểu đúng không?"  Điều đó giúp họ cơ hội sửa sai và không chỉ được hiểu mà còn cảm thấy được hiểu.

 

Tìm kiếm để hiểu người trước hết cũng cho phép bạn thấy quan điểm người khác.  Phi-líp 2:4-5 nói, “Đừng chỉ tìm lợi riêng mình, nhưng hãy quan tâm người khác. Anh chị em phải có thái độ giống Chúa Giê-su Christ” (NLT).

 

Chúng ta đang ngập trong đại dịch đổ đầy nhiều thảo luận nóng quanh chuyện cách nào tốt nhất để tiến lên.  Mỗi người đều có quan điểm riêng, nhưng có vẻ như không ai sẵn sàng thấy quan điểm của bất kỳ ai khác.  Tất cả gì chúng ta có thể thấy là phíavvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvv riêng của chúng ta.

 

Nếu bạn không thiện chí tìm để hiểu và thừa nhận quan điểm khác, bạn sẽ không thể thấy tổn thương của người khác.  Bạn sẽ không thấy nỗi sợ hãi của họ, nỗi đau của họ, hay sự bất công mà họ từng đối diện.

 

Đó không phải là cách của Chúa Giê-su Christ.  Ngài luôn nhìn vượt chính mình để đến nhu cầu của người khác.  Ngay cả trên thập tự giá, Ngài nghĩ đến bạn.

 

Không dễ gì nghĩ về người khác trước chính mình.  Chắc chắn điều đó không tự nhiên.  Về bản chất, bạn là người tự cho mình là trung tâm.  Tôi cũng vậy!  Để một mình, tôi sẽ luôn chọn để ý mình trước khi để ý người khác.

 

Chỉ có Chúa Giê-su mới có thể thay đổi quan điểm của tôi—và của bạn.  Chỉ có Chúa Giê-su mới có thể khiến bạn quan tâm đến lợi ích người khác hơn là lợi ích chính bạn. Khi bạn mang đức tính Đấng Christ, mong muốn hiểu người trước khi được người hiểu trở nên tự nhiên hơn.  Chỉ khi đó, bạn mới có thể giải quyết xung đột khi bạn nghĩ về người khác trước chính mình.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào bạn muốn ai đó đáp ứng khi bạn đang cố khiến họ hiểu bạn và điều bạn đang nói?  Bạn có làm giống vậy cho người khác không?

·      Bạn có thấy mình nghĩ về điều bạn sẽ nói tiếp theo thay vì thực sự lắng nghe ai đó không?  Tại sao đây có thể là cám dỗ mạnh như thế?

·      Nếu bạn thực sự quan tâm người mà bạn đang nói chuyện hơn là làm rõ ý mình, bạn có thể thay đổi cách nói chuyện như thế nào?

https://pastorrick.com/seek-to-understand-before-being-understood/

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

PHẦN NÀO của BẠN trong XUNG ĐỘT

TG: RICK WARREN - 28 tháng 8, 2020

DG: Thang Chu

 

“Lạy Chúa, hãy dò xét và biết lòng tôi; thử tôi và biết những suy nghĩ lo lắng của tôi.  Hãy xem có lối chống báng nào trong tôi không, và dẫn tôi vào lối vĩnh hằng" (Thi Thiên 139:23-24 NIV).

 

Một trong những chiến lược tốt nhất để giảm leo thang xung đột cũng là một trong những điều đáng sợ nhất mà bạn có thể làm: Cầu xin Chúa cho bạn hình dung rõ bản thân.

 

“Lạy Chúa, hãy dò xét và biết lòng tôi; thử tôi và biết những suy nghĩ lo lắng của tôi.  Hãy xem có lối chống báng nào trong tôi không, và dẫn tôi vào lối vĩnh hằng" (Thi Thiên 139:23-24 NIV).

 

Khi bạn trong xung đột, bạn đem đủ loại cảm xúc và nhận thức sai.  Trách nhiệm của bạn là cầu xin Chúa chỉ ra thiếu sót của chính bạn—không phải thiếu sót của người phối ngẫu bạn, con cái bạn, đồng nghiệp bạn, bạn hữu bạn, hoặc hàng xóm bạn.  Bạn cầu xin Chúa làm rõ cho bạn bất cứ điều gì sai trong bạn và rồi dẫn bạn vào lối luôn đúng.

 

Khi bạn thành thật cầu nguyện những câu đó từ Thi Thiên 139, Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho bạn lối đúng.  Ngài sẽ không đóng kịch với bạn và Ngài luôn tha thứ—ngay cả khi Ngài chỉ ra rằng một phần của vấn đề trong xung đột là bạn.

 

Khi Đức Chúa Trời tiết lộ cho bạn tội lỗi trong đời bạn, bạn phải nhận trách nhiệm về nó. Và đó có lẽ nghĩa là bạn cần nói chuyện với người kia.  Nghĩa là bạn luôn làm ngay lại với Chúa.  Việc của bạn là thừa nhận bất kỳ phần nào của xung đột gây ra bởi sự thiên vị, thiếu nhạy cảm, thiếu chín chắn, hoặc chểnh mảng của bạn—hoặc bất kỳ lý do nào khác.

 

Chúa Giê-su chỉ ra điểm này bằng cách dùng cường điệu trong Bài Giảng trên Núi.  Ngài nói trong Ma-thi-ơ 7:3-5, “Và tại sao lại lo về một cọng rơm trong mắt anh em khi con tấm bảng trên chính mình?  Con có nên nói, Bạn ơi, để tôi giúp bạn loại bỏ rơm đó ra khỏi mắt bạn,’ khi con thậm chí không thể nhìn thấy vì chính bảng đó?  Hỡi kẻ đạo đức giả!  Trước hết hãy lấy bảng đó ra.  Rồi con có thể thấy để giúp anh em mình (TLB).

 

Chỉ tay năm ngón sẽ không bao giờ giải quyết được xung đột.  Trước hết bạn phải nhìn vào bản thân và cầu xin Chúa cho khôn ngoan để nhận ra tội lỗi bạn và chịu trách nhiệm về nó.  Sẽ không bao giờ dễ, nhưng nó sẽ luôn là lựa chọn đúng.

 

THẢO LUẬN

·      Trong xung đột cá nhân nào bạn cần Chúa cho bạn bức tranh rõ về trách nhiệm mình?  Tại sao bạn vẫn chưa cầu xin Chúa điều đó?

·      Thi Thiên 139:24 đề cập đến “lối vĩnh hằng”—bạn nghĩ đó là gì?

·      Tại sao thật quan trọng cầu nguyện Thi-thiên 139:23-24, đặc biệt trước khi bạn gặp bất kỳ cuộc trò chuyện khó khăn nào?

https://pastorrick.com/whats-your-part-in-the-conflict/

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

ĐỨC TIN, KHÔNG PHẢI CẢM GIÁC, LÀM VUI LÒNG CHÚA


TG: RICK WARREN - 27/8/2020

DG: Thang Chu

 

“Tôi trần truồng ra từ bụng mẹ, và trần truồng tôi sẽ từ giã.  CHÚA ban cho và CHÚA đã lấy lại; nguyện danh CHÚA được ngợi khen” (Gióp 1:21 NIV).

 

Khi bạn là Cơ-đốc-nhân mới, Đức Chúa Trời sẽ thường cho bạn cảm xúc xác nhận để bạn biết Ngài đang ở đó và Ngài quan tâm.  Nhưng khi bạn trưởng thành trong đức tin, Đức Chúa Trời sẽ dứt sữa bạn khỏi bất kỳ sự phụ thuộc nào vào cảm xúc của bạn để tin Ngài hiện diện và hành động trong đời bạn.

 

Sự toàn năng của Đức Chúa Trời và việc hiển lộ sự hiện diện của Ngài là hai điều khác nhau.  Một cái sự kiện ; cái kia thường là cảm giác.  Đức Chúa Trời luôn hiện diện, ngay cả khi bạn không biết về Ngài, và sự hiện diện của Ngài quá sâu thẳm để có thể đo lường bằng cảm giác đơn thuần.

 

Đúng, Ngài muốn bạn cảm nhận sự hiện diện của Ngài, nhưng Ngài càng quan tâm rằng bạn tin cậy Ngài hơn là bạn cảm nhận Ngài.  Đức tin, chứ không phải cảm nhận, làm vui lòng Chúa.

 

Những tình huống giương rộng đức tin bạn nhất sẽ là những lúc cuộc đời tan rã và Chúa không biết nơi đâu mà tìm.  Điều này xảy ra với Gióp.  Chỉ một ngày, ông mất tất cả—gia đình ông, việc kinh doanh ông, sức khỏe ông, và mọi thứ ông sở hữu.  Và, nản lòng nhất là, Đức Chúa Trời không nói gì với Gióp trong 37 chương!

 

Thể nào bạn ngợi khen Chúa khi bạn không hiểu điều gì đang xảy ra trong đời bạn và Chúa thì im lặng?  Thể nào bạn nối kết trong cơn khủng hoảng mà không có liên lạc?  Thể nào bạn dán mắt vào Chúa Giê-su khi chúng đầy nước mắt?  Bạn làm điều Gióp làm: Rồi tôi sấp mình xuống đất thờ phượng và nói: ‘Tôi trần truồng ra từ bụng mẹ, và trần truồng tôi sẽ từ giã.  CHÚA ban cho và CHÚA đã lấy lại; nguyện danh CHÚA được ngợi khen (Gióp 1:20-21 NIV).

 

Hãy nói với Chúa chính xác cảm nhận của bạn.  Hãy dốc lòng cho Chúa.  Hãy trút mọi cảm xúc mà bạn đang cảm nhận.  Gióp làm vậy khi ông nói, “Tôi không thể im lặng!  Tôi tức giận và cay đắng.  Tôi phải nói” (Gióp 7:11 GNT).

 

Ông kêu la khi Đức Chúa Trời dường như xa cách: “Ôi, trong những ngày tôi còn hưng thịnh, khi mối tương giao thân mật của Đức Chúa Trời ban phước cho nhà tôi” (Gióp 29:4 NIV).

 

Đức Chúa Trời có thể giải quyết sự nghi ngờ, tức giận, sợ hãi, đau đớn, bối rối, và thắc mắc của bạn.  Bạn có thể đem mọi điều đến Ngài trong lời cầu nguyện.

 

THẢO LUẬN

·      Cách nào bạn có thể chứng tỏ sự tin cậy của mình nơi Đức Chúa Trời ngay cả khi bạn không cảm thấy sự hiện diện của Ngài?

·      Vài điều cụ thể nào bạn có thể ngợi khen Đức Chúa Trời ngay cả khi bạn không hiểu điều gì đang xảy ra trong đời mình?

·      Bạn có bao giờ cảm thấy lo lắng về việc đem sự nghi ngờ, tức giận, sợ hãi, đau buồn, bối rối hoặc thắc mắc của bạn đến Chúa không?  Tại sao có hoặc tại sao không?

https://pastorrick.com/faith-not-feelings-pleases-god-2/

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

TÌM CẢM GIÁC THÌ KHÔNG PHẢI LÀ THỜ PHƯỢNG


TG: RICK WARREN - 26 tháng 8, 2020

DG: Thang Chu

 

“Tôi đi về phía đông, nhưng Ngài không ở đó.  Tôi đi về phía tây, nhưng tôi không thể tìm thấy Ngài.  Tôi không thấy Ngài ở phía bắc, vì Ngài ẩn mặt.  Tôi nhìn phía nam, nhưng Ngài dấu mặt.  Nhưng Ngài biết tôi đang đi đâu.  Và khi Ngài trắc nghiệm tôi, tôi sẽ kết cuộc tinh ròng như vàng(Gióp 23:8-10 NLT).

 

Hôm qua, chúng ta thấy rằng đôi khi Đa-vít phàn nàn về sự vắng mặt rõ ràng của Đức Chúa Trời.  Nhưng sự thật là, Chúa không thực sự bỏ Đa-vít, cũng như Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ bỏ bạn.  Đức Chúa Trời đã hứa nhiều lần, “Ta sẽ không bao giờ rời con; Ta sẽ không bao giờ bỏ rơi con(Hê-bơ-rơ 13:5 GNT).

 

Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không hứa rằng bạn sẽ luôn cảm thấy sự hiện diện của Ngài. Thật ra, Đức Chúa Trời thừa nhận rằng đôi khi Ngài giấu mặt khỏi chúng ta (xem Ê-sai 45:15).

 

Có những lúc Ngài dường như mất-tích-trong-công-vụ trong đời bạn.

 

Đây là phần bình thường của việc thử thách và làm trưởng thành mối tương giao của bạn với Đức Chúa Trời.  Mỗi Cơ-đốc-nhân đều trải qua nó ít nhất một lần và thường là nhiều lần.  Nó thật đau đớn và bối rối, nhưng nó tuyệt đối quan trọng cho sự phát triển đức tin của bạn.

 

Biết được điều này mang lại cho Gióp hy vọng khi ông không thể cảm nhận được sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đời mình.  Ông nói, “Tôi đi về phía đông, nhưng Ngài không ở đó.  Tôi đi về phía tây, nhưng tôi không thể tìm thấy Ngài.  Tôi không thấy Ngài ở phía bắc, vì Ngài ẩn mặt.  Tôi nhìn phía nam, nhưng Ngài dấu mặt.  Nhưng Ngài biết tôi đang đi đâu.  Và khi Ngài trắc nghiệm tôi, tôi sẽ kết cuộc tinh ròng như vàng” (Gióp 23:8-10 NLT).

 

Khi Đức Chúa Trời có vẻ xa cách, bạn có lẽ cảm thấy rằng Ngài đang giận bạn hoặc đang kỷ luật bạn vì một số tội lỗi.  Trên thực tế, tội lỗi cắt liên kết chúng ta khỏi mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời.  Chúng ta làm buồn Thánh Linh Đức Chúa Trời và dập tắt mối tương giao với Ngài do không vâng lời, xung đột với người khác, bận rộn, kết bạn với thế gian, và các tội lỗi khác (xem Thi Thiên 51; Ê-phê-sô 4: 29-30; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:19; Giê-rê-mi 2:32; 1 Cô-rinh-tô 8:12; Gia-cơ 4: 4).

 

Nhưng thường thì cảm giác bị Chúa ruồng bỏ hoặc lạnh nhạt này không liên quan gì đến tội lỗi.  Đó là thử thách đức tin, là điều tất cả chúng ta bắt buộc đối diện: Bạn sẽ tiếp tục yêu thương, tin cậy, vâng lời, và thờ phượng Đức Chúa Trời, ngay cả khi bạn không cảm nhận sự hiện diện của Ngài hoặc bằng chứng hữu hình về công việc của Ngài trong đời bạn chứ?

 

Sai lầm phổ biến nhất của Cơ-đốc-nhân trong sự thờ phượng ngày nay là tìm kiếm trải nghiệm hơn là tìm kiếm Đức Chúa Trời.  Họ tìm kiếm cảm giác, và nếu nó xảy ra, họ kết luận rằng họ đã thờ phượng.

 

Nhưng Chúa thường loại bỏ cảm xúc của chúng ta để chúng ta không phụ thuộc vào chúng.  Thay vào đó, Ngài muốn kéo chúng ta vào mối quan hệ sâu đậm hơn với Ngài.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào việc hiểu những lẽ thật về thờ phượng này làm thay đổi thái độ của bạn về thời giờ thờ phượng trong hội thánh bạn?

·      Tại sao bạn nghĩ Chúa trắc nghiệm đức tin bạn?  Điều gì Ngài muốn đạt được trong đời bạn bằng cách làm điều đó?

·      Nếu bạn đang trải qua một thời điểm trong đời khi bạn không cảm thấy sự hiện diện của Đức Chúa Trời, bạn sẽ chọn đap ứng như thế nào?

 

https://pastorrick.com/seeking-a-feeling-is-not-worship-2/

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

CHÚA LÀ THẬT, BẤT KỂ THỂ NÀO BẠN CẢM NHẬN

TG: RICK WARREN - 25/8/2020

DG: Thang Chu

 

“CHÚA đã ẩn mình khỏi dân sự Ngài, nhưng tôi tin cậy Ngài và đặt hy vọng vào Ngài” (Ê-sai 8:17 GNT).

 

Thật dễ để thờ phượng Chúa khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp trong đời bạn—khi được Ngài cung cấp thức ăn, bạn hữu, gia đình, sức khỏe,tình cảnh hạnh phúc.  Nhưng hoàn cảnh không phải lúc nào cũng dễ chịu.  Vậy bạn thờ phượng Chúa thế nào khi đó?  Bạn sẽ làm gì khi Đức Chúa Trời dường như xa triệu dặm?

 

Mức độ thờ phượng sâu sắc nhất là ca ngợi Đức Chúa Trời bất chấp đau đớn, tạ ơn Đức Chúa Trời trong thử thách, tin cậy Ngài khi bị cám dỗ, phó thác khi đau khổ, và yêu Ngài khi Ngài dường như xa cách.

 

Tác giả Philip Yancey từng lưu ý, “Bất kỳ mối quan hệ nào cũng bao gồm thời gian gần gũi và thời gian xa cách, và trong mối quan hệ với Chúa, dù thân mật đến đâu, con lắc sẽ lắc lư từ bên này sang bên kia.

 

Đó là khi việc thờ phượng gặp khó khăn.

 

Để làm trưởng thành tình bạn của bạn, Đức Chúa Trời sẽ trắc nghiệm điều đó bằng những khoảng thời gian dường như xa cách—những khoảng thời gian như thể Ngài bỏ rơi hoặc quên bạn.  Chúa cảm thấy xa cách triệu dặm.  Thánh John of the Cross gọi những ngày này của sự khô khan tâm linh và nghi ngờ về Đức Chúa Trời là “đêm tối của linh hồn.

 

Đức Chúa Trời gọi Vua Đa-vít là “người đẹp lòng Ta” (xem 1 Sa-mu-ên 13:14 và Công Vụ 13:22), nhưng Đa-vít đôi khi phàn nàn về sự vắng mặt rõ ràng của Đức Chúa Trời:

 

·      “Lạy Chúa, tại sao Ngài đứng tách biệt và xa xăm?  Tại sao Ngài ẩn mình khi tôi cần Ngài nhất?” (Thi Thiên 10:1 TLB).

·      “Chúa ơi, Chúa ơi, sao Ngài bỏ rơi tôi?  Sao Ngài quá xa khi tôi kêu cứu?” (Thi Thiên 22:1 NLT).

·      "Tại sao Ngài bỏ rơi tôi?" (Thi Thiên 43: 2 GNT; xin xem thêm Thi Thiên 44:23; 74:11; 88:14; 89:49).

 

Tất nhiên, Đức Chúa Trời thực sự không bỏ rơi Đa-vít, và ngài sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn.  Đức Chúa Trời đã hứa nhiều lần, “Ta sẽ không bao giờ rời con; Ta sẽ không bao giờ bỏ rơi con(Hê-bơ-rơ 13:5 GNT).

 

THẢO LUẬN

·      Những bước thiết thực nào bạn có thể thực hiện để giúp bạn thờ phượng Đức Chúa Trời ngay cả khi bạn trong cơn đau đớn hoặc trong kỳ khó khăn?

·      Điều gì bạn nghĩ Chúa có thể muốn bạn học trong thời gian này?

·      Một số lời hứa nào của Đức Chúa Trời có thể đem cho bạn hy vọng và khích lệ?

https://pastorrick.com/god-is-real-no-matter-how-you-feel-2/

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

BƯỚC SÁU trong KHỦNG HOẢNG: HẠ MÌNH XƯNG TỘI với CHÚA


TG: RICK WARREN - 24/8/2020

DG: Thang Chu

 

“Chúng tôi đã phạm tội và làm sai. Chúng tôi đã nổi loạn nghịch Ngài và coi thường mệnh lệnh và quy định của Ngài.  Chúng tôi đã từ chối lắng nghe các tôi tớ Ngài, là các tiên tri, những người đã nói nhân danh thẩm quyền Ngài với các vua và các hoàng tử và tổ tiên chúng tôi và với tất cả dân trong đất” (Đa-ni-ên 9:5-6 NLT).

 

Vài ngày qua, chúng ta đã xem xét cách cầu nguyện khi gặp khủng hoảng.  Đa-ni-ên cho chúng ta thấy sáu nguyên tắc chính khi cầu nguyện trong Đa-ni-ên 9.  Năm nguyên tắc đầu trong số những nguyên tắc này là:

 

·      Để Chúa nói với chúng ta trước khi chúng ta nói với Ngài.

·      Tập trung chú ý của chúng ta vào Đức Chúa Trời và tìm kiếm Ngài.

·      Bày tỏ mong muốn của chúng ta với nhiệt huyết.

·      Chứng tỏ sự nghiêm túc của chúng ta.

·      Tạ ơn Chúa vì tình yêu và lời hứa của Ngài.

 

Cuối cùng, chúng ta cần hạ mình xưng tội mình.

 

Đức Chúa Trời sẽ không lắng nghe những lời phàn nàn kiêu ngạo, nhưng Ngài sẽ lắng nghe lời thú nhận khiêm nhường.  Chúa đáp lại sự khiêm nhường.

 

Đức Chúa Trời đã biết mọi điều dại dột mà bạn từng làm trong đời, nhưng Ngài vẫn muốn bạn xưng tội mình.

 

 Đức Chúa Trời đáp lại thế nào khi bạn khiêm tốn thừa nhận rằng bạn thổi tung hết?  Ngài đáp lại bằng tha thứ, thương xót và ân sủng.

 

Xưng tội đơn giản nghĩa là đồng ý với Chúa về tội lỗi bạn.  Bạn nói với Chúa rằng Ngài đúng—những gì bạn đã làm là tội lỗi.  Bạn không biện hộ.  Bạn không gọi đó là nhầm lẫn.  Bạn thừa nhận rằng bạn sai.

 

Hãy cụ thể hóa lời xưng tội của bạn như Đa-ni-ên làm trong Đa-ni-ên 9:5-6: “Chúng tôi đã phạm tội và làm sai. Chúng tôi đã nổi loạn nghịch Ngài và coi thường mệnh lệnh và quy định của Ngài.  Chúng tôi đã từ chối lắng nghe các tôi tớ Ngài, là các tiên tri, những người đã nói nhân danh thẩm quyền Ngài với các vua và các hoàng tử và tổ tiên chúng tôi và với tất cả dân trong đất” (NLT).

 

Đa-ni-ên cũng không kết thúc ở đó.  Lời xưng tội của ông tiếp tục trong 10 câu khác khi ông mô tả tội lỗi mình cách cẩn thận.

 

Ông đồng ý với Đức Chúa Trời rằng dân Y-sơ-ra-ên đã mang nỗi ô nhục và xấu hổ lên chính họ, bất trung với Đức Chúa Trời, không chú ý đến những gì Chúa bảo họ và không để ý lời cảnh báo của Chúa.

 

Điều đó khá cụ thể.

 

Lời cầu nguyện của Đa-ni-ên giúp chúng ta hiểu thể nào tội lỗi chưa xưng nhận của chúng ta tạo khoảng cách giữa Đức Chúa Trời và chúng ta—và nó là lời nhắc nhở mạnh mẽ thể nào Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của chúng ta khi chúng ta đồng ý với Ngài về tội lỗi chúng ta.  Ngài luôn thành tín để tha thứ chúng ta khi chúng ta đến với Ngài với tấm lòng khiêm nhường.

 

THẢO LUẬN

·      Tại sao chúng ta thường vật lộn việc thành thật với Đức Chúa Trời về tội lỗi mình—ngay cả khi Ngài đã biết mọi điều chúng ta từng làm?

·      Thể nào bạn từng thấy người khác xới mòn đức tin họ bằng cách từ chối thừa nhận tội lỗi họ?  Điều này có xảy ra trong đời bạn không?

·      Nếu bạn chưa làm điều này hôm nay, cách nào bạn có thể dành thời gian để nói chuyện với Chúa và xưng tội bạn với Ngài?

https://pastorrick.com/step-six-in-crisis-humbly-confess-your-sin-to-god-2/

BƯỚC NĂM trong KHỦNG HOẢNG: TẠ ƠN CHÚA vì TÌNH YÊU và LỜI HỨA của NGÀI


TG: RICK WARREN - 23/8/2020

DG: Thang Chu

 

“Lạy Chúa, Ngài là Chúa vĩ đại và kỳ diệu!  Ngài luôn hoàn thành giao ước Ngài và giữ lời hứa về tình yêu bất biến đối với người yêu Ngàivâng phục mạng lệnh Ngài" (Đa-ni-ên 9:4 NLT).

 

Không gì quan trọng bạn có thể làm trong khủng hoảng hơn là cầu nguyện.  Như chúng ta đã học, Đa-ni-ên 9 cung cấp cho chúng ta khuôn mẫu lớn để cầu nguyện khi chúng ta trải qua những kỳ khó khăn nhất của cuộc đời.

 

Chúng ta đã học cách để Chúa nói chuyện với chúng ta trước khi chúng ta nói chuyện với Ngài, tập trung sự chú ý của chúng ta vào Chúa và tìm kiếm Ngài, bày tỏ mong muốn của chúng ta với nhiệt huyết,bày tỏ lòng nghiêm túc của chúng ta.

 

Chúng ta cũng phải cảm ơn Chúa vì tình yêu và những lời hứa của Ngài.

 

Đa-ni-ên mô tả điều này trong Đa-ni-ên 9:4: “Lạy Chúa, Ngài là Chúa vĩ đại và kỳ diệu!  Ngài luôn hoàn thành giao ước Ngài và giữ lời hứa về tình yêu bất biến đối với người yêu Ngài và vâng phục mạng lệnh Ngài" (NLT).

 

Đây có thể là điều cuối cùng bạn muốn làm trong thời kỳ khủng hoảng.  Bạn có thể giận Chúa và thất vọng với Ngài.  Nhưng đó là lý do tại sao bạn cần làm điều này.  Bạn cần thay đổi quan điểm mình.

 

Một vài câu sau đó, chúng ta đọc điều này: “Chúa là Đức Chúa Trời chúng tôi đầy lòng nhân từ và tha thứ, dẫu chúng tôi đã phản nghịch Ngài” (Đa-ni-ên 9:9).

 

Chúng ta nên biết ơn rằng Đức Chúa Trời luôn thành tín cả khi chúng ta không.  Chúa luôn giữ những lời hứa Ngài.

 

Và Chúa sẽ tiếp tục giữ chúng trong cơn khủng hoảng của bạn.  Ngài sẽ không bỏ rơi bạn.  Hãy bày tỏ cho Chúa thấy bạn nhận ra điều đó.  Hãy cho Ngài biết bạn tin cậy Ngài.

 

Đó là phần quan trọng của lời cầu nguyện mà Đức Chúa Trời sẽ luôn nhậm lời trong kỳ khủng hoảng.

 

THẢO LUẬN

·      Tại sao khó cảm tạ Chúa trong khủng hoảng?

·      Thể nào lòng biết ơn có thể thay đổi quan điểm của bạn?

·      Bạn có thể biết ơn một số điều gì trong khủng hoảng?

https://pastorrick.com/step-five-in-crisis-thank-god-for-his-love-and-promises-2/

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

BƯỚC BỐN trong KHỦNG HOẢNG: BÀY TỎ CHÚA THẤY BẠN NGHIÊM TÚC

TG: RICK WARREN - 22 tháng 8, 2020

DG: Thang Chu

 

“Khi tôi cầu nguyện, tôi kiêng ăn quấn vải thô, và tôi rắc tro lên người” (Đa-ni-ên 9:3 TLB).

 

Lời cầu nguyện của Đa-ni-ên trong Đa-ni-ên 9 cung cấp chúng ta mô hình lớn về cách cầu nguyện trong cơn khủng hoảng.  Trong vài bài dưỡng linh trước, chúng ta đã học từ phân đoạn này cách để Chúa nói với chúng ta trước khi chúng ta nói với Ngài.  Rồi, chúng ta tập trung chú ý vào Chúa và tìm kiếm Ngài.  Và, chúng ta bày tỏ ước muốn của mình bằng cảm xúc.

 

Tiếp theo, kiểu cầu nguyện mà Đức Chúa Trời nhậm lời trong cơn khủng hoảng là ở nơi chúng ta bày tỏ lòng nghiêm túc của mình.  Bạn cần phải báo hiệu với Chúa rằng bạn quyết tâm về nhu cầu của mình.  Đó không chỉ là một ý nghĩ bất chợt hay một suy nghĩ xoàng xĩnh.  Bạn cần để Chúa thấy thể nào điều đó quan trọng đối với bạn.

 

Đa-ni-ên mô tả ba cách khác nhau mà ông báo hiệu lòng nghiêm túc của mình với Đức Chúa Trời: “Để bày tỏ nỗi buồn, tôi kiêng ăn, mặc vải thô, và ngồi trong đống tro” (Đa-ni-ên 9:3 NCV).

 

Chúng ta sẽ tập trung vào điều đầu tiên ông làm: Ông kiêng ăn.  Kiêng ăn kỷ luật tâm linh mà người ta áp dụng trong nhiều thế kỷ.

 

Chúa Giê-su cho biết một số phép lạ chỉ có thể xảy ra khi cầu nguyện và kiêng ăn, không phải chỉ bằng cầu nguyện.  Tại sao?  Kiêng ăn nói với Chúa rằng bạn nghiêm túc với lời cầu nguyện của mình.

 

Môi-se kiêng ăn trước khi ông nhận Mười Điều Răn.  Dân Y-sơ-ra-ên kiêng ăn trước khi tham gia nhiều trận chiến lớn.  Đa-ni-ên kiêng ăn để nhận hướng dẫn từ Đức Chúa Trời.  Nê-hê-mi kiêng ăn trước khi bắt đầu dự án xây dựng lớn.  Chúa Giê-su kiêng ăn để chiến thắng cám dỗ.

 

Kiêng ăn không nhất thiết phải liên quan đến thức ăn.  Đó là về việc loại bỏ những thứ khác khỏi đời bạn để bạn có thể tập trung vào cầu nguyện.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào kiêng ăn bày tỏ cho Đức Chúa Trời rằng bạn nghiêm túc cầu nguyện?

·      Kiêng ăn không nhất thiết liên quan đến thức ăn.  Đó là về việc loại bỏ những thứ khác khỏi đời bạn để bạn có thể tập trung vào cầu nguyện.  Ví dụ, bạn có thể bỏ việc dùng internet hoặc xem ti-vi trong một thời gian cụ thể và dùng thời gian đó để cầu nguyện.  Những điều gì bạn cân nhắc kiêng cử?

·      Thể nào bạn có thể khiến việc kiêng ăn kiên định (hoặc kiên định hơn) trong đời sống tâm linh của bạn?

https://pastorrick.com/step-four-in-crisis-show-god-youre-serious/

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

BƯỚC BA trong KHỦNG HOẢNG: DỐC LÒNG BẠN RA cho CHÚA

TG: RICK WARREN - 21 tháng 8, 2020 
DG: Thang Chu 

 “Tôi dốc hết lòng mình, thổ lộ hồn linh mình cho ĐỨC CHÚA TRỜI” (Đa-ni-ên 9:3 The Message). 

Trong vài bài dưỡng linh gần đây nhất, chúng ta đã xem thể nào Đa-ni-ên cầu nguyện trong kỳ khủng hoảng cuộc đời ông và cuộc đời dân Y-sơ-ra-ên. 

 Đáp ứng của ông cho chúng ta thấy thể nào chúng ta có thể cầu nguyện theo cách Đức Chúa Trời nhậm lời. 

 Đến nay, chúng ta đã học được rằng chúng ta phải để Chúa nói với chúng ta trước khi chúng ta nói với Ngài và tập trung chú ý của chúng ta vào Chúa và tìm kiếm Ngài. Sau đó, chúng ta phải bộc lộ mong muốn của mình với nhiệt tâm. 

Quá nhiều lời cầu nguyện của chúng ta chỉ đơn giản là bị cắt và bị khô. Chúng ta nói mà không thực sự nghĩ điều chúng ta đang nói. Chúng ta thuộc lòng từng chữ. Không nhiệt tâm hoặc xác thực. 

 Sự thật là, Đức Chúa Trời quan tâm đến sự chân thành nhiệt tâm trong lời cầu nguyện của bạn hơn là chữ bạn sử dụng. 

 Hãy nghĩ xem thể nào lời đúng mà cảm xúc sai sẽ không tác dụng với người phối ngẫu của bạn. Điều đó cũng sẽ không tác dụng với Chúa. 

 Con người được tạo ra theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Ngài bày tỏ cảm xúc. Ngài tức giận. Ngài buồn. Ngài vui. Chúa không chỉ yêu bạn. Chúa yêu bạn đầy nhiệt tâm—về mặt cảm xúc. Đa-ni-ên mô tả lời cầu nguyện nhiệt tâm của ông trong Đa-ni-ên 9:3: “Tôi tha thiết cầu nguyện với Chúa là Đức Chúa Trời, khẩn cầu Ngài” (GNT). Từ “khẩn cầu” trong tiếng Do Thái nghĩa là “thỉnh cầu với đầy cảm xúc.” Đó là một tìm kiếm nghiêm túc. Đích thị là tìm kiếm bằng cả tấm lòng bạn. Đích thị là đang cầu xin. 

 Đó là lời cầu nguyện mà Đức Chúa Trời sẽ lắng nghe và trả lời.  

Tôi thích nghĩa song song này của Đa-ni-ên 9:3: “Tôi dốc hết lòng mình, thổ lộ hồn linh mình cho ĐỨC CHÚA TRỜI” (Đa-ni-ên 9:3 The Message).  Có lẽ bạn cần cầu nguyện như vậy cho gia đình mình. Bạn cần dốc lòng mình và thay mặt họ dốc đổ hồn linh mình lên Chúa. Có lẽ bạn cần làm điều đó về hôn nhân bạn hoặc tài chính bạn. Tất cả chúng ta cần làm điều đó về thế giới xung quanh. Toàn cầu đang khủng hoảng. Và ngoài đại dịch coronavirus, chúng ta có thể thấy những chuyện như sự tàn phá của chiến tranh, nạn đói, và cái ác trong thế giới chúng ta. 

 Chúng ta cần dốc lòng ra với Đức Chúa Trời về điều đó. 

 THẢO LUẬN 

 • Khi bạn cầu nguyện, điều gì khuấy động nhiệt tâm sâu đậm nhất của bạn?
 • Tại sao chúng ta thường dùng đến những lời cầu nguyện theo công thức hoặc được nghe rồi? 
• Thể nào bạn có thể mang thêm nhiệt tâm vào đời sống cầu nguyện của mình?

 https://pastorrick.com/step-three-in-crisis-pour-your-heart-out-to-god-2/

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

BƯỚC HAI trong KHỦNG HOẢNG: TẬP TRUNG và TÌM KIẾM CHÚA

TG: RICK WARREN - 20 tháng 8, 2020 
DG: Thang Chu 

 "Ta yêu kẻ yêu Ta, và ai tìm kiếm Ta sẽ tìm được Ta" (Châm Ngôn 8:17 ISV). 

 Đa-ni-ên cho chúng ta bản thiết kế tuyệt diệu cho việc cầu nguyện trong lúc khó khăn. 

 Chúng ta có thể thấy sáu nguyên tắc quan trọng cho điều này trong Đa-ni-ên 9. Trong bài dưỡng linh trước, chúng ta đã xét nguyên tắc đầu trong số những nguyên tắc đó: Chúng ta để Đức Chúa Trời nói với chúng ta trước khi chúng ta nói với Ngài. 

 Bước thứ hai để cầu nguyện theo cách mà Đức Chúa Trời sẽ trả lời trong kỳ khủng hoảng là tập trung chú ý của chúng ta vào Đức Chúa Trời và tìm kiếm Ngài. Đa-ni-ên làm điều này trong Đa-ni-ên 9:3: “Tôi quay mặt về Chúa là Đức Chúa Trời, tìm kiếm Ngài” (ESV). 

 Đây là lời khuyên về mối quan hệ cơ bản có tác dụng vượt xa mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời. Bạn sẽ cải thiện bất kỳ mối quan hệ nào trong cuộc sống nếu bạn thực sự hướng bản thân về người khác và tập trung vào họ khi họ nói chuyện với bạn. 

 Bất cứ khi nào vợ tôi nói chuyện với tôi, tôi quay mặt về phía cô ấy. Tôi đã kết hôn hơn 40 năm. Cô ấy thích điều đó vì cô ấy biết cô ấy có sự chú ý bất khả phân của tôi. Quay mặt về phía ai đó chứng tỏ sự chú ý. Bạn cũng có thể làm điều này với Chúa. Về thể chất, hãy nhìn lên bầu trời. Nếu bạn có thể, hãy ra ngoài và nhìn lên trời khi bạn cầu nguyện. 

 Về mặt thể chất, hướng về Đức Chúa Trời là bước đầu tiên để thực sự tập trung vào Ngài và tìm kiếm Ngài, điều này cực quan trọng trong kỳ khủng hoảng—và mọi khoảnh khắc khác trong đời chúng ta. Trong A-mốt 5:4, Đức Chúa Trời nói, "Hãy tìm kiếm Ta và sống" (NIV). Bạn không thực sự sống trừ khi bạn thực sự tìm kiếm Chúa. Chúa bảo đảm Ngài sẽ luôn ở bên bạn. Ngài nói, "Ta yêu kẻ yêu Ta, và ai tìm kiếm Ta sẽ tìm được Ta" (Châm Ngôn 8:17 ISV). 

 THẢO LUẬN 
• Bạn có thể nói mình tập trung đến mức nào khi tìm kiếm Đức Chúa Trời trong mọi lĩnh vực cuộc sống? Hãy dành chút thời gian để suy ngẫm và quyết định. 
• Vài điều gì bạn có thể làm để kiên định và trung tín hơn trong việc tìm kiếm Đức Chúa Trời? 
• Ở đâu bạn thấy mình thường xuyên bị phân tâm khi cầu nguyện? Bạn có thể tập trung hoàn toàn vào Chúa ở đâu khi cầu nguyện?

 https://pastorrick.com/step-two-in-crisis-focus-and-seek-god-2/

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

BƯỚC MỘT trong KHỦNG HOẢNG: LẮNG NGHE và ĐỂ CHÚA NÓI

TG:: RICK WARREN - 19/8/2020 
DG: Thang Chu 

 “Đó là năm đầu triều đại vua Đa-ri-út xứ Mê-đê, con trai A-suê-ru , người trở thành vua dân Ba-by-lôn. Trong năm đầu vua trị vì, tôi, Đa-ni-ên, học được từ việc đọc lời CHÚA, như được tiết lộ cho tiên tri Giê-rê-mi, rằng thành Giê-ru-sa-lem phải bỏ hoang trong bảy mươi năm” (Đa-ni-ên 9:1-2 NLT).

 Cầu nguyện là chìa khóa để chịu đựng mọi khủng hoảng. 

 Chúng ta có thể học nhiều điều từ Đa-ni-ên và đời sống cầu nguyện của ông. Là ông già khi thời điểm gần đến cho dân Y-sơ-ra-ên trở về quê hương, Đa-ni-ên biết dân mình chưa sẵn sàng. Dân Y-sơ-ra-ên vẫn không có mối quan hệ đúng với Đức Chúa Trời. Điều này khiến Đa-ni-ên đau buồn, nên ông cầu nguyện. Lời cầu nguyện của ông trong Đa-ni-ên 9 cung cấp sáu phần quan trọng về cách cầu nguyện theo cách mà Đức Chúa Trời đáp lại trong cơn khủng hoảng. Chúng ta sẽ xét từng bước trong số sáu bước này trong vài ngày tới. 

 Trước tiên, bạn để Chúa nói với bạn trước khi bạn nói với Ngài. 

 Bạn cần nghe tiếng Chúa. Ngài sẽ luôn chuyển động trước trong đời bạn. Ngài không bao giờ mong bạn làm gì đó mà Ngài không làm trước. Kinh Thánh nói chúng ta yêu Chúa vì Ngài yêu chúng ta trước. Chúng ta phục vụ Ngài bởi Ngài phục vụ chúng ta trước. Chúa chủ động. Rồi, chúng ta đáp ứng. 

Vậy cách nào bạn lắng nghe Chúa? Bạn đọc Kinh Thánh. Chúng ta nói chuyện với Đức Chúa Trời vì trước hết Ngài nói chuyện với chúng ta qua Lời Ngài. Đa-ni-ên đã làm điều này: “Đó là năm đầu triều đại vua Đa-ri-út xứ Mê-đê, con trai A-suê-ru , người trở thành vua dân Ba-by-lôn. Trong năm đầu vua trị vì, tôi, Đa-ni-ên, học được từ việc đọc lời CHÚA, như được tiết lộ cho tiên tri Giê-rê-mi, rằng thành Giê-ru-sa-lem phải bỏ hoang trong bảy mươi năm” (Đa-ni-ên 9:1-2 NLT). 

 Bạn sẽ không bao giờ cầu nguyện hiệu quả cho đến khi bạn học Kinh Thánh và lắng nghe Đức Chúa Trời. Bạn càng biết nhiều Kinh Thánh, lời cầu nguyện của bạn càng hiệu quả. 

 THẢO LUẬN 

• Khi nào bạn từng thấy Đức Chúa Trời chủ động trong đời bạn? 
• Điều gì khiến bạn khó lắng nghe Chúa khi học Lời Ngài? 
• Tại sao thật quan trọng cầu nguyện trong cơn khủng hoảng?

 https://pastorrick.com/step-one-in-crisis-listen-and-let-god-speak/