Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

CẦU NGUYỆN HỒI PHỤC SỨC KHỎE TÌNH CẢM

TG: RICK WARREN - 26/7/2021

DG: Thang Chu

 

“Nhà vua kêu lên . . . Xin hãy cầu xin CHÚA, Đức Chúa Trời của ngài phục hồi bàn tay tôi lần nữa! Vậy, người của Đức Chúa Trời cầu nguyện CHÚA, và bàn tay vua được phục hồi và vua có thể cử động nó trở lại” (1 Các Vua 13:6 NLT).

 

Bạn đã bao giờ bị tê liệt bởi những cảm xúc, chẳng hạn như đau buồn, sợ hãi, mặc cảm tội, hoặc xấu hổ chưa?  Tôi có.  Bạn có lẽ nghĩ rằng bạn không thể làm bất cứ gì về cảm xúc mình—nhưng điều đó không đúng.  Khi bạn bị tê liệt bởi cảm xúc mình, cầu nguyện sẽ giúp bạn phục hồi.

 

Có ông trong Cựu Ước tên là Vua Giê-rô-bô-am, là người đầycảm xúc vướng vào một tình huống.  Đức Chúa Trời phái một ông khác đến gặp vua để báo cho vua tin tức về tương lai, và vua không thích những gì vua nghe được.  Thật ra, Vua Giê-rô-bô-am nổi điên lên đến mức thịnh nộ—tất cả chỉ vì vua không muốn nghe sự thật về bản thân và những gì sắp xảy ra.

 

Điều đó đã bao giờ đúng với bạn chưa? Có thể bạn không thích được thông báo một số tin xấu.  Hoặc bạn không muốn bị nói rằng bạn đang gây ra vấn đề, vì vậy bạn phản ứng một cách cảm tính.  Đó là điều xảy ra với Vua Giê-rô-bô-am.

 

Sau đó, 1 Các Vua 13:4 nói, “Khi Vua Giê-rô-bô-am nghe điều này, vua chỉ vào ông ta và ra lệnh, Hãy bắt người đó!’  Lập tức cánh tay vua bị tê liệt đến mức vua không thể kéo lại được” (GNT).  Vua đã bị trói về mặt tình cảm, và bàn tay vua bị tê liệt.

 

Những gì xảy ra tiếp theo thật kinh ngạc.  “Nhà vua kêu lên . . . ‘Xin hãy cầu xin CHÚA, Đức Chúa Trời của ngài phục hồi bàn tay tôi lần nữa!’  Vậy, người của Đức Chúa Trời cầu nguyện CHÚA, và bàn tay vua được phục hồi và vua có thể cử động nó trở lại” (1 Các Vua 13:6 NLT).  Vua Giê-rô-bô-am biết vua sẽ không hồi phục nếu không cầu nguyện.

 

Điều gì bạn bị liệt hôm nay?  lẽ đó là cảm xúc của bạn.  Hãy hướng về Chúa trong lời cầu nguyện và xin người khác cầu nguyện cho bạn.  Tương tự cách Vua Giê-rô-bô-am phục hồi khả năng sử dụng bàn tay bình thường lại qua lời cầu nguyện, Đức Chúa Trời có thể giúp bạn khôi phục khả năng sử dụng cảm xúc lành mạnh.

 

Cầu nguyện là phần thiết yếu của kế hoạch tổng thể để phục hồi sức khỏe tình cảm của bạn.  Không phục hồi lâu dài nào mà không có cầu nguyện!

 

THẢO LUẬN

·        Những kiểu trò chuyện nào khiến bạn phản ứng về mặt cảm xúc?

·        Một số ví dụ về đáp ứng cảm xúc lành mạnh là gì?

·        Thế nào Đức Chúa Trời có thể sử dụng cảm xúc của bạn để kéo bạn gần Ngài hơn?

https://pastorrick.com/prayer-recovers-emotional-health/

 

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021

KHÔNG CÓ HỒI PHỤC NÀO MÀ KHÔNG CÓ CẦU NGUYỆN

 


TG: RICK WARREN - 24/7/2021

DG: Thang Chu

 

“Dân sự đến gặp Môi-se và nói: Chúng tôi đã phạm tội . . . Bây giờ, hãy cầu xin CHÚA đem những con rắn này đi.Vì thế Môi-se đã cầu nguyện(Dân-số-ký 21:7 GNT).

 

Điều gì xảy ra khi bạn thêm lời cầu nguyện vào tiến trình phục hồi của bạn?  Bạn bắt đầu chữa lành khỏi những tổn thương, thói quen, và tắc nghẽn của mình.

 

Nhưng nhiều người cố phục hồi từ các vấn đề bởi sức riêng—mà không hướng đến Chúa trong cầu nguyện.  Điều này không bao giờ hiệu quả vì không có sự phục hồi lâu dài nào mà không cầu nguyện.

 

Có rất nhiều gương về việc cầu nguyện dẫn đến hồi phục trong Kinh Thánh.  Một gương được thấy trong Cựu Ước.  Sau khi Đức Chúa Trời giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi Ai Cập, có sự trì hoãn 40 năm trong việc vào Đất Hứa.  Trì hoãn này là lỗi của chính họ.  Họ không thích nơi họ đang ở, và họ không thích thức ăn—ma-na—mà Đức Chúa Trời cung cấp cho họ.

 

Kinh Thánh cho biết, “Dân sự rất nản lòng; họ bắt đầu lẩm bẩm chống Đức Chúa Trời và phàn nàn về Môi-se” (Dân-số-ký 21:4-5 TLB).  Họ có thể trình vấn đề họ lên Đức Chúa Trời trong lời cầu nguyện.  Thay vì thế, họ quay lưng nghịch Chúa.

 

Rồi Đức Chúa Trời sai rắn độc đến, và nhiều người bị cắn và bị bệnh.  Dân Y-sơ-ra-ên biết giải pháp duy nhất là yêu cầu Môi-se cầu nguyện cho họ—và ông đã làm.  Rồi Đức Chúa Trời ban cho Môi-se một kế hoạch.  Ngài bảo Môi-se: “Hãy làm hình rắn và treo nó lên cột.  Khi bất cứ ai bị cắn nhìn vào nó, thì họ sẽ khỏi bệnh” (Dân-số-ký 21:8 CSB).  Và họ được bình phục!

 

Đức Chúa TrờiĐức Chúa Trời phục hồi.  Thật ra, toàn bộ sứ mệnh của Chúa Giê-su đã là (và hiện là) sứ mệnh tìm kiếm và phục hồi—“để tìm và cứu người bị lạc” (Lu-ca 19:10 GW).

 

lẽ hôm nay bạn đang cảm thấy bị lạc và chán nản.  Bạn đang nghĩ, “Việc này quá mất  thời gian.  Tôi nên ở tận cuối đường rồi.  Tôi quá già không thể ở nơi mà tôi nghĩ tôi ắt đã ở giai đoạn này trong hành trình của tôi.”

 

Không sao!  Khi bạn không thích vị trí của mình trong đời, điều đó thường khiến bạn muốn ở nơi bạn cần ở.  Đừng để sự nản lòng ngăn cản bạn khỏi Chúa.  Thay vì thế, hãy để nó dẫn bạn đến cầu nguyện.

 

Bất cứ trì hoãn và khó khăn nào đến trong đời bạn, thì bình phục đang trên đường đến khi bạn hướng về Đức Chúa Trời trong cầu nguyện.

 

THẢO LUẬN

·        Hãy mô tả lúc bạn cảm thấy chán nản về một vấn đề.  Có phải bạn đã cố tự phục hồi?  Hay bạn đã hướng về Chúa trong cầu nguyện?  Kết quả là gì?

·        Bạn nghĩ tại sao người ta cố tự phục hồi sau những tổn thương, thói quen, bế tắc—mà không hướng về Chúa trong cầu nguyện?

·        Bạn có cảm thấy thoải mái khi đem những lời phàn nàn của mình lên Chúa không? Tại sao có hoặc tại sao không?

https://pastorrick.com/theres-no-recovery-without-prayer/

 

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

THAY BẤT AN bằng TÌNH YÊU của ĐỨC CHÚA TRỜI

TG: RICK WARREN - 23/7/2021

DG: Thang Chu

 

“Tình yêu không có sợ hãi, bởi vì tình yêu trọn vẹn xua đi mọi sợ hãi. Nếu chúng ta sợ hãi . . . điều này cho thấy chúng ta chưa từng trải đủ tình yêu trọn vẹn của Ngài” (1 Giăng 4:18 NLT).

 

Bất an làm hỏng các mối quan hệ.  Nhưng khi bạn cởi mở đời bạn ra với người khác, dẫu họ có thể tiềm ẩn làm tổn thương bạn, nhưng bạn sẽ trở nên sống động theo những cách mà bạn chưa từng trải qua.

 

Tại sao bất an lại hủy hoại các mối quan hệ?  Vì nó ngăn cản thân mật.  Bạn khao khát được gần gũi, nhưng bạn cũng sợ gần gũi.  Bạn khao khát được thân mật với người khác, nhưng nó cũng khiến bạn sợ chết khiếp.

 

Bạn không thể đến gần ai đó nếu có sợ hãi trong mối quan hệ.  Đây là lý do tại sao sống chung không có tác dụng về lâu dài.  Không có hứa nguyện trọn đời.  Bạn không bao giờ biết khi nào ai đó sẽ bước ra.

 

Nhưng sợ hãi biến mất, sự thân mật—thân mật thực sự—tăng lên khi hai người nói, “Chúng tôi hứa nguyện dẫu bất cứ gì.  Chúng tôi sẽ khiến nó hiệu quả.”

 

Bạn sợ điều gì trong các mối quan hệ của mình?  Có thể bạn không muốn người ta biết bạn thực sự thích gì—nên bạn ẩn mình.  Đây là nỗi sợ hãi xưa nhất, suốt tận đến Aam, người đàn ông đầu tiên.  Ông nói, “Tôi sợ vì tôi lõa lồ; nên tôi trốn” (Sáng-thế-ký 3:10 NIV).

 

Khi bạn sợ, bạn bị bất an và giấu mình là ai.  Bạn che đậy, không chỉ thể chất mà còn về cảm xúc.  Bạn dựng tường quanh mình và vờ là ai đó không phải là bạn.

 

Nhưng trong khi bất an hủy hoại các mối quan hệ, thì tình yêu bồi đắp chúng.  Kinh Thánh cho biết trong 1 Giăng 4:18, “Tình yêu không có sợ hãi, bởi vì tình yêu trọn vẹn xua đi mọi sợ hãi. Nếu chúng ta sợ hãi . . . điều này cho thấy chúng ta chưa từng trải đủ tình yêu trọn vẹn của Ngài” (1 Giăng 4:18 NLT).  Tình yêu lấy sự tập trung ra khỏi bạnđặt tập trung vào người kia.

 

Người ta thường hỏi các mục sư: “Ông có bao giờ lo lắng khi nói chuyện trước nhiều người không? Tất nhiên chúng tôi có!  Nhưng giây phút chúng tôi nghĩ về mức độ nhiều thể nào chúng tôi yêu thương người của chúng tôi, thay vì lo lắng về điều họ nghĩ về quần áo hoặc xe hơi hoặc kiểu ăn nói của chúng tôi, thì sợ hãi chuồn ra cửa sau.

 

Nhưng cách duy nhất để yêu người khác là nhận ra rằng Đức Chúa Trời yêu bạn nhiều hơn bạn có thể tưởng tượng.  Đột nhiên, bạn không cần phải chứng tỏ bản thân với bất kỳ ai nữa,căn cước và giá trị bản thân của bạn không bị cuốn vào điều người khác nghĩ. Thay vào đó, họ bị cuốn vào mối quan hệ của bạn với Chúa Giê-su.

 

Bạn có lẽ đã gặp một số thảm họa quan hệ trong đời bạn.  Xin chào mừng đến với loài người.  Nhưng để mở lòng với người khác và chống lại bất an, Đức Chúa Trời muốn bạn mở lòng trước hết với Chúa Giê-su, để ngài đổ đầy bạn tình yêu thương của Ngài để bạn có thể chia sẻ với người khác.

 

THẢO LUẬN

 

·        Thể nào bạn từng thấy sự bất an gây hại cho mối quan hệ?

·        Thể nào bạn từng thấy tình yêu xây dựng mối quan hệ?

·        Những cách nào bạn từng mở lòng mình với tình yêu thương của Đức Chúa Trời? Hãy cầu xin Ngài đổ đầy bạn bằng tình yêu của Ngài hôm nay.

 

Bước đầu tiên để mở lòng mình đón nhận tình yêu thương của Đức Chúa Trời là tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài.  Bất kể bạn đã làm gì hay đã ở đâu, bạn đều có chỗ trong gia đình đời đời của Đức Chúa Trời luôn sẵn sàng và chờ đợi bạn.  Lời mời đó đang rộng mở.  Chỉ cần tin và nhận.

 

Bạn sẵn sàng chưa?  Đây là lời cầu nguyện mà bạn có thể bắt đầu: “Lạy Chúa, tôi biết khi chết, tôi sẽ tính sổ đời mình với Ngài.  Tôi biết tôi đã phạm tội với Ngài, và tôi đã sống theo kế hoạch của tôi, không phải của Ngài.  Tôi muốn điều đó thay đổi, bắt đầu ngay bây giờ.  Tôi muốn từ bỏ tội lỗi mình và hướng về Ngài.

 

“Cảm ơn Ngài đã gửi Chúa Giê-su để chết vì tất cả điều tôi từng làm sai để tôi không phải trả hình phạt.  Tôi biết tôi không xứng đáng sự tha thứ của Ngài.  Tôi biết chỉ có ân điển Ngài mới có thể cứu tôi, Chúa ơi.  Tôi không bao giờ có thể đủ tốt để vào một nơi toàn hảo.

 

“Chúa Giê-su ôi, cảm ơn vì Ngài yêu tôi nhiều đến nỗi Ngài đã gánh tất cả tội lỗi tôi lên Ngài.  Ngài khiến tôi có thể chấp nhận được vào thiên đường, và tôi hạ mình cầu xin Ngài cứu tôi.  Tôi tin Ngài, Chúa Giêsu ôi.  Và tôi tin Ngài sẽ giữ lời hứa cứu tôi lập tức, chắc chắn, hoàn toàn, và vĩnh viễn.  Trong danh Chúa Giê-su.  A-men.”

https://pastorrick.com/replace-insecurity-with-gods-love/

 

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

LÒNG VÔ VỊ KỶ XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ

TG: RICK WARREN - 21/7/2021

DG: Thang Chu

 

“Hãy quan tâm lợi ích của nhau, không chỉ vì lợi riêng mình” (Phi-líp 2:4 GNT).

 

Vô vị kỷ mang lại những điều tốt đẹp nhất nơi người khác.  Nó xây dựng các mối quan hệ.  Vô vị kỷ nghĩa là gì?  Nghĩa là bạn nghĩ ít hơn một chút về bản thân và nhiều hơn một chút về người khác.

 

Ngược với vô vị kỷ là ích kỷ.  Đó là nguyên nhân số một của xung đột và tranh cãi.  Kinh Thánh nói, “Điều gì gây tranh chiến và cãi vã giữa anh chị em?  Chẳng phải chúng đến từ dục vọng anh chị em là cái chiến trận trong anh chị em sao?  Anh chị em muốn cái gì đó nhưng không có được” (Gia-cơ 4:1-2 NIV).

 

Tự-tập-trung-vào-mình phá hủy các mối quan hệ.

 

Một đêm, tôi lên giường ba giây trước khi Kay lên.  Khi lên giường, cô ấy hỏi tôi đã khóa hết các cửa chưa.  Nhưng trong ba giây đó, tôi vờ như sắp ngủ và thì thầm, "Không."  Rồi cô ấy đứng dậy và khóa tất cả cửa lại.  Có một chữ cho điều tôi đã làm—ích kỷ, rõ ràng và đơn giản.

 

Vấn đề là, ích kỷ là bản chất con người.  Chúng ta tự nhiên nghĩ về sở thích của mình, nỗi đau của mình, vẻ ngoài và cảm giác của mình.  Ngay cả văn hóa cũng nói với chúng ta rằng: "Hãy làm điều bạn nghĩ là tốt nhất cho mình."  Nhưng Kinh Thánh nói, “Hãy quan tâm lợi ích của nhau, không chỉ vì lợi riêng mình” (Phi-líp 2:4 GNT).

 

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn “quan tâm lợi ích của nhau, không chỉ vì lợi riêng mình”?  Nó không chỉ biến đổi các mối quan hệ của bạn mà còn biến đổi người ta.  Nó khiến người khác thay đổi vì bạn không còn là người cũ nữa, cho phép họ quan hệ với bạn theo cách khác.

 

Tôi đã thấy điều đó nhiều lần: Khi bạn đối xử với người cáu kỉnh, khó ưa bằng sự tử tế, thay vì đối xử với họ theo cách họ đáng, thì họ biến đổi thành người tốt.

 

Bài học lớn nhất trong cuộc đời là học cách không ích k—nhưng điều đó sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều.  Nó sẽ diễn ra suốt phần còn lại đời bạn.

 

Tin tốt là Chúa không để bạn đơn độc học cách vô vị kỷ.  Rô-ma 8:26 nói, “Đức Thánh Linh giúp chúng ta trong sự yếu đuối của chúng ta (NLT).

 

Đừng bao giờ ngừng nỗ lực trở nên vô vị kỷ hơn.  Thánh Linh Chúa Trời với bạn để giúp bạn phá vỡ vòng luân hồi ích kỷ!   chính khi ấy bạn sẽ thấy sự biến đổi trong tất cả các mối quan hệ của mình.

 

THẢO LUẬN

·        Hãy nghĩ về một mối quan hệ trong đời bạn.  Cách nào bạn hành động với động cơ ích kỷ trong mối quan hệ đó?

·        Hành động vô vị kỷ nào bạn có thể làm được hôm nay mà không phải là đức tính bạn?

·        Đã từng ai đó hành động vô vị kỷ với bạn khi bạn không xứng đáng?  Thể nào điều đó đã tác động bạn?

https://pastorrick.com/selflessness-builds-relationships/

 

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

TĂNG TRƯỞNG TÂM LINH BẮT ĐẦU với QUYẾT ĐỊNH

TG: RICK WARREN - 19/7/2021

DG: Thang Chu

“Đức Chúa Trời muốn chúng ta trưởng thành, biết toàn bộ sự thật và nói điều đó trong tình yêu thương—như Đấng Christ trong mọi sự(Ê-phê-sô 4:15 The Message).

 

Chúa muốn bạn trưởng thành.

 

Kinh Thánh nói, “Chúng ta không muốn cứ như đứa trẻ” (Ê-phê-sô 4:14 PHILLIPS). Mục tiêu của Cha trên trời cho bạn là trưởng thành và phát triển đức tính Chúa Giê-su Christ, sống đời yêu thương và phục vụ khiêm nhường.

 

Tuy nhiên, nhiều Cơ-đốc-nhân thành già hơn nhưng không bao giờ trưởng thành.  Họ bị kẹt trong hài nhi tâm linh mãi, cứ trong trong tã lót và quần lót.  Lý do là vì họ không bao giờ có ý định trưởng thành.

 

Tăng trưởng tâm linh không tự động; nó cần cam kết có chủ ý.  Bạn phải muốn tăng trưởng, quyết định tăng trưởng, nỗ lực tăng trưởng, và kiên trì tăng trưởng.

 

Môn đồ hóa là một từ ngữ hoa mỹ để chỉ sự phát triển thuộc linh; đó là quá trình trở nên giống như Chúa Giê-su Christ.  Và nó luôn bắt đầu bằng một quyết định.

 

Ma-thi-ơ 9 kể về Chúa Giê-su kêu gọi một số môn đồ đầu tiên của Ngài: Hãy theo Ta và làm môn đồ Ta,’ Chúa Giê-su nói với ông. Vậy, Ma-thi-ơ đứng dậy và theo Ngài (Ma-thi-ơ 9: 9).

 

Khi các môn đồ đầu tiên chọn theo Chúa Giê-su, họ không hiểu hết ý nghĩa của quyết định của họ.  Họ chỉ đơn giản đáp lại lời mời của Chúa Giê-su.  Họ quyết định theo Ngài.

 

Đó cũng là tất cả gì bạn cần để bắt đầu: Hãy quyết định hôm nay để trở thành môn đồ.

 

THẢO LUẬN

·        Hãy nghĩ về giây phút khi bạn chọn theo Chúa Giê-su.  Bạn đã hiểu gì về ý nghĩa làm tín đồ?  Bạn đã không nhận ra điều gì?

·        Một số đức tính Chúa Giê-su nào mà Đức Chúa Trời đang phát triển trong bạn?

·        Thể nào bạn muốn Chúa hành động trong đời bạn?  Hãy dành chút thời gian để cầu nguyện và xin Chúa tăng trưởng bạn trong những lĩnh vực này.  cầu xin lòng tin cậy và kiên nhẫn khi Ngài làm điều đó theo kỳ định của Ngài.

 

Bạn đã tin cậy lời hứa cứu rỗi của Đức Chúa Trời chưa?

 

Trước khi bắt đầu trưởng thành trong việc giống Đấng Christ, trước tiên bạn phải tin cậy Ngài để được cứu rỗi.  Nếu bạn sẵn sàng phó thác đời mình cho Chúa Giê-su, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này:

 

“Tôi xưng nhận tội lỗi mình, và tôi tin rằng Ngài là Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Thế của tôi.  Tôi tiếp nhận Ngài vào đời tôi m Chúa tôi.  Hôm nay, tôi sẽ giao mọi phần đời tôi cho Ngài.  Tôi muốn theo Ngài và làm những gì Ngài bảo tôi làm.

 

“Chúa Giê-su ôi, tôi biết ơn vì tình yêu của Ngài và sự hy sinh của Ngài khiến tôi có thể cùng Ngài vào thiên đàng.  Tôi biết tôi không xứng đáng điều đó.  Và tôi cảm ơn vì tôi không phải kiếm hay làm công đức cho sự cứu rỗi tôi, bởi tôi biết điều đó không thể.  Tôi muốn sống phần đời còn lại của tôi làm môn đồ Ngài; tôi muốn phục vụ Ngài thay vì phục vụ bản thân mình.  Tôi khiêm tốn phó thác đời tôi cho Ngài, và tôi xin Ngài cứu tôi và chấp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Nhân danh Chúa Giê-su tôi cầu nguyện. Amen.”

https://pastorrick.com/spiritual-growth-begins-with-a-decision/

 

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

CÁCH BỎ ĐI và THAY VÀO THÓI QUEN CŨ của BẠN

TG: RICK WARREN – ngày 16/7/2021

DG: Thang Chu

 

“Hãy thực hành những điều này. Hãy tận hiến đời con chúng để mọi người có thể thấy sự tiến bộ của con” (1 Ti-mô-thê 4:15 GW).

 

Giây phút bạn dâng đời mình cho Chúa Giê-su, Ngài mang cho bạn bản chất hoàn toàn mới.  Nhưng bạn vẫn sẽ có những thói quen, khuôn mẫu, và tập quán cũ cần được loại bỏ và thay thế.  Đó là tiến trình suốt đời, nhưng đây là hai hướng dẫn giúp bạn trên hành trình này.

 

Hãy bỏ đi nỗi sợ cản bạn trưởng thành.  Sự thật sẽ khiến bạn tự do, nhưng nó thường khiến bạn khốn khổ trước.  Nỗi sợ về điều bạn có thể khám phá nếu bạn thành thật đối diện những đức tính yếu của mình có thể kiềm bạn sống trong ngục tù của phủ nhận.  Chỉ khi Đức Chúa Trời được phép chiếu ánh sáng lẽ thật của Ngài lên những lỗi lầm, thất bại,trở ngại của bạn thì bạn mới có thể bắt đầu đối phó chúng.  Đây là lý do tại sao bạn không thể tăng trưởng nếu không có thái độ khiêm tốn, dễ dạy.

 

Ngừng dựa vào căn cước của bạn quanh "khiếm khuyết" của bạn.  Bạn nói, “Tôi giống như vậy . . .” hoặc Đó chỉ là cách của tôi.”  Nỗi lo vô thức là nếu bạn buông bỏ tổn thương, trở ngại, hoặc thói quen của mình, bạn sẽ không biết mình là ai nữa.  Nỗi sợ này chắc chắn có thể làm chậm tăng trưởng của bạn.

 

Hãy nhớ rằng đức tính bạn là tổng thể những thói quen của bạn—và những thói quen tốt cần thời gian để phát triển.  Bạn không thể tuyên bố mình liêm chính trừ khi thói quen bạn luôn là ngay thẳng.  Người chồng chung thủy với vợ hầu hết thời gian thì không chung thủy chút nào!  Thói quen của bạn xác định đức tính bạn.

 

Hãy nhớ rằng: Bạn phải thực hành mỗi ngày những thói quen mà sẽ khiến bạn giống đấng Christ hơn.

 

“Hãy thực hành những điều này. Hãy tận hiến đời con chúng để mọi người có thể thấy sự tiến bộ của con” (1 Ti-mô-thê 4:15 GW).

 

THẢO LUẬN

·        Bạn đã để thói quen xấu nào xác định bạn?

·        Cách nào bạn có thể hạ mình và bày tỏ rằng bạn sẵn sàng đối diện những trở ngại?

·        Bạn cần thay đổi điều gì trong đời mình—chẳng hạn thời khóa biểu của bạn, ai bạn đi chơi cùng, hoặc suy nghĩ của bạn—để bạn có thể làm việc mỗi ngày để phát triển những thói quen tốt hơn?

 

Bạn cần bản chất mới không?

 

Tội lỗi của bạn ngăn cách bạn với Đức Chúa Trời.  Và chỉ có ân điển Đức Chúa Trời mới có thể giúp bạn trở lại mối quan hệ đúng với ngài—điều đó có thể mang cho bạn bản chất mới.

 

Kinh Thánh nói, Chính bởi ân điển mà anh chị em được cứu, qua đức tin—và điều này không từ chính anh chị em, đó là quà của Đức Chúa Trời—không bởi việc làm, để không ai có thể khoe khoang” (Ê-phê-sô 2:8-9 NIV ).

 

Nếu bạn sẵn sàng làm hòa với Đấng Sáng Tạo bạn, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này:

 

“Lạy Chúa Giê-su, tôi không muốn tội lỗi tôi phân cách tôi khỏi Chúa nữa.  Ngài đã hứa rằng nếu tôi tin Ngài, mọi điều tôi từng làm sai sẽ được tha thứ, tôi sẽ học được mục đích đời mình,Ngài sẽ chấp nhận tôi vào nhà vĩnh cửu của Ngài trên thiên đường ngày không xa.

 

“Tôi thú nhận tội lỗi mình, và tôi tin Ngài là Đấng Cứu Thế của tôi.  Ngài đã hứa rằng nếu tôi thú nhận tội lỗi mình và tin cậy Ngài, tôi sẽ được cứu.  Tôi tin cậy Ngài khi Ngài phán sự cứu rỗi đến bởi ân điển, qua đức tin, chứ không bởi bất cứ gì tôi làm.  Tôi tiếp nhận Ngài vào đời tôi làm Chúa tôi.  Hôm nay, tôi trao mọi phần đời tôi cho Ngài quản trị.

 

“Tôi muốn sống theo cách mà Ngài đã tạo ra tôi để sống và dùng phần đời còn lại của tôi để phục vụ Ngài thay vì phục vụ bản thân.  Tôi tận hiến đời tôi cho Ngài cầu xin Ngài cứu tôi và chấp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Nhân danh Chúa Giê-su tôi cầu nguyện. A-men.”

https://pastorrick.com/how-to-remove-and-replace-your-old-habits-2/

 

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2021

NẾU BẠN MUỐN THAY ĐỔI, THÌ HÃY ĐỐI DIỆN SỰ THẬT

 


TG: RICK WARREN - 1/7/2021

DG: Thang Chu

 

“Anh chị em đã nghe về Chúa Giê-su và học biết sự thật đến từ Ngài” (Ê-phê-sô 4:21 (NLT).

 

Bí quyết để thay đổi bản nhân không phải là ý chí.  Bí quyết là biết và đối diện lẽ thật.  Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi, bạn phải biết và đối diện sự thật về bản thân và bản chất bạn.

 

Bạn cần phải đối diện sự thật về những điểm yếu của bạn, các mối quan hệ của bạn, những thành công của bạn, thất bại của bạn, quá khứ bạn và tương lai bạn.

 

Không gì thay đổi cho đến khi bạn biết và đối diện sự thật.  sự thật đó được thấy trong Chúa Giê-su Christ.

 

Tại sao cần tìm hiểu sự thật trước khi bất cứ gì có thể thay đổi trong đời bạn?  Đây là lý do: Sau mỗi thói quen tự đánh bại bản thân trong đời bạn là lời dối trá mà bạn tin.

 

Nếu bạn đang mắc nợ, có thể là do bạn đã tin vào một số lời dối trá như Tôi có thể xài và thoát khỏi nó hoặc Tôi luôn có thể trả lại. Bạn có lẽ đã đánh giá quá cao tiền bạn sẽ kiếm được, hoặc bạn tin vào lời dối trá rằng bạn cần căn nhà lớn hơn nhiều.

 

Nhưng bạn cần không?  Bạn có chắc đó là sự thật?  Bạn có thể chứng minh đó là sự thật không?  Bạn có tuyệt đối chắc rằng điều bạn đã tin về tài chính mình là đúng không?

 

Còn các mối quan hệ của bạn thì sao?  Còn những điều bạn nói với chính mình về chính mình thì sao?  Cách bạn nghĩ về quá khứ mình đúng không?  Hoặc có phải sự thật là những gì Chúa nói về nó không?

 

Kinh Thánh dạy rằng sự thay đổi bản thân bắt đầu từ sự thật.  Sự thật đó khiến bạn tự do.   Sứ đồ Phao-lô nói, “Anh chị em đã nghe về Chúa Giê-su và học biết sự thật đến từ Ngài” (Ê-phê-sô 4:21 (NLT).

 

Sự thật là ai?  Chính là Chúa Giê-su.  Và bởi Chúa Giê-su là sự thật, Ngài sẽ luôn bảo bạn sự thật.  Lời Ngài là sự thật.  Kinh Thánh là Lời Ngài, và nghĩa là Kinh Thánh là sự thật.  (Bạn có thể đọc thêm về điều đó trong 2 Ti-mô-thê 3:16-17.)

 

Những gì bạn nghe trên ti-vi hoặc đọc trong sách không phải lúc nào cũng giúp bạn—bởi nó không phải lúc nào cũng là sự thật.  Thật ra, nếu bạn thường xuyên lắng nghe những gì quanh mình đang nói, bạn sẽ thấy đời mình bị xây trên nền dối trá, quan niệm sai lầm, lừa dối, và nửa sự thật.  Và bạn sẽ không bao giờ thay đổi.

 

Nhưng những gì Chúa nói với bạn luôn là sự thật.  Lời Chúa chỉ cho bạn cách quay lại cuộc đời mà bạn đã được tạo ra để sống,rồi Lời Chúa chỉ cho bạn cách giữ con đường Chúa.  Đây là lý do tại sao điều quan trọng đối với bạn là dành giờ tĩnh nguyện hàng ngày trong Lời Chúa.  Không gì sẽ thay đổi cho đến khi bạn nhận sự thật vào lòng mình.

 

Hãy chọn hôm nay để đối diện và đáp lại sự thật đó.  Rồi bạn sẽ bắt đầu thấy sự thay đổi tích cực trong đời mình.

 

THẢO LUẬN

·        Ở đâu, ngoài Lời Chúa, bạn từng tìm sự thật về đời mình?  Thể nào bạn đã thất bại?

·        Khi nào Lời Chúa đã giúp bạn hiểu sự thật về mình?

·        Bạn cần thay đổi gì về thời khóa biểu và các ưu tiên của mình để bạn có thể dành thời gian mỗi ngày đọc Lời Chúa?

 

Nếu bạn chưa tin cậy nơi Chúa Giê-su và tận hiến theo Ngài, thì tại sao chần chờ nữa?

 

Tội lỗi bạn ngăn cách bạn với Đức Chúa Trời.  Và chỉ có ân điển Đức Chúa Trời mới có thể giúp bạn trở lại mối quan hệ đúng với Ngài.

 

Kinh thánh nói, “Đó là nhờ ân điển mà anh chị em đã được cứu, nhờ đức tin—và điều này không từ chính anh chị em, đó là sự ban cho của Đức Chúa Trời—không bởi việc làm, để không ai có thể khoe khoang” (Ê-phê-sô 2:8-9 NIV ).

 

Nếu bạn đã sẵn sàng làm hòa với Đấng Sáng Tạo mình, thì hãy cầu nguyện sau:

 

“Lạy Chúa Giê-su, tôi không muốn tội lỗi tôi phân cách tôi với Chúa nữa.  Tôi đã tìm kiếm sự thật về đời mình ở nhiều nơi, nhưng giờ tôi biết sự thật chỉ có ở Ngài.  Ngài hứa rằng nếu tôi tin Ngài, mọi điều tôi từng làm sai sẽ được tha thứ, tôi sẽ học được mục đích đời mình và Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào nhà vĩnh cửu của Ngài trên thiên đường vào ngày đến.

 

“Tôi xưng nhận tội lỗi mình, và tôi tin Ngài là Đấng Cứu Rỗi tôi.  Ngài hứa rằng nếu tôi xưng nhận tội lỗi mình và tin cậy Ngài, tôi sẽ được cứu.  Tôi tin cậy Ngài khi Ngài phán rằng sự cứu rỗi đến bởi ân điển, nhờ đức tin, chứ không phải bởi bất cứ gì tôi làm.  Tôi tiếp nhận Ngài vào đời tôi làm Chúa tôi.  Hôm nay, tôi sẽ giao mọi phần đời mình cho Ngài quản trị.

 

“Tôi muốn sống theo cách Ngài đã tạo ra tôi để sống và dùng phần đời còn lại để phục vụ Ngài thay vì phục vụ bản thân.  Tôi tận hiến đời tôi cho Ngài và xin Ngài cứu tôi và tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Nhân danh Chúa Giê-su tôi cầu nguyện.  Amen.

https://pastorrick.com/if-you-want-to-change-then-face-the-truth-2/