Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

LỜI HỨA của CHÚA HOÀN THÀNH MỤC TIÊU TIN KÍNH


TG: RICK WARREN - 30/05/2022

DG: Thang Chu

 

“Vì CHÚA, Đức Chúa Trời của tầng trời, Đấng đã đem ta từ nhà cha ta và quê hương ta, đã long trọng hứa ban đất này cho con cháu tôi. Ngài sẽ sai thiên sứ Ngài đi trước ngươi, và Ngài đoan chắc rằng ngươi tìm được vợ ở đó cho con trai ta” (Sáng-thế-ký 24:7 (NLT)

 

Nhiều người có lúc thường xuyên đặt mục tiêu—có lẽ vào đầu năm lịch mới hoặc vào ngày sinh nhật họ.  Họ quyết tâm giảm cân, dành thời gian hơn cho con cái, đọc sách nhiều hơn, đạt được điều gì đó cụ thể cho công việc, hoặc một số mục tiêu cao cả (hoặc không quá cao cả).

 

Nhưng không phải mục tiêu nào cũng là mục tiêu tin kính.  Mục tiêu tin kính phù hợp với lời hứa của Đức Chúa Trời trong Lời Ngài.  Những lời hứa của Ngài cho bạn can đảm và đức tin để tiến phía trước khi tự nhiên cảm thấy sợ hoặc lo âu.

 

Trong Sáng-thế-ký 24, Áp-ra-ham giao đầy tớ chính ông một mục tiêu rất khó: tìm vợ cho con trai ông, là Y-sác.  Lúc đầu người đầy tớ để sợ hãi lấy đi cái tốt nhất của anh.  Anh hỏi Áp-ra-ham, Nhưng nếu người nữ không chịu rời nhà và đi với tôi thì sao? (Sáng-thế-ký 24:5 The Message).

 

Áp-ra-ham khi đó nhắc tôi tớ của ông về lời hứa của Đức Chúa Trời: “Vì CHÚA, Đức Chúa Trời của tầng trời, Đấng đã đem ta từ nhà cha ta và quê hương tôi, đã long trọng hứa ban đất này cho con cháu ta. Ngài sẽ sai thiên sứ Ngài đi trước ngươi, và Ngài đoan chắc rằng ngươi tìm được vợ ở đó cho con trai ta” (NLT).

 

Sau khi Áp-ra-ham nhắc đầy tớ của ông về lời hứa của Chúa, nỗi sợ hãi của anh tan biến.

 

Điều tương tự cũng xảy ra với bạn.  Thật đáng sợ khi đặt mọi điều bạn có vào một mục tiêu lớn.  Không ai muốn thất bại.  Nhưng Kinh Thánh thúc bạn không dựa vào sức riêng để đạt mục tiêu.  Thật ra, nếu bạn có thể hoàn thành mục tiêu bằng sức riêng mình, thì ngay từ đầu bạn đã không theo đuổi những mục tiêu tin kính.

 

Lời Chúa nói gì về mục tiêu của bạn?  Bạn sẽ không bao giờ biết trừ khi bạn hiểu điều Kinh Thánh dạy.  Giống như có hợp đồng bảo hiểm nhưng không biết hợp đồng đó bảo đảm gì.  Bạn ắt hẳn lo lắng nhiều điều một cách không cần thiết.

 

Trong Kinh Thánh, Chúa hứa sẽ giúp bạn như bạn được khỏe mạnh, trở thành cha mẹ tốt hơn, xóa bỏ nợ nần, và nhiều nữa.  Nhưng trừ khi bạn biết những lời hứa đó và tuyên bố những lời hứa đó, bạn sẽ lo lắng về cách bạn sẽ đạt được những mục tiêu đó.

 

Sự thật là, bạn không cần phải có đức tin lớn lao để đạt được những mục tiêu khổng lồ.  Bạn chỉ cần một chút đức tin—vào một Đức Chúa Trời lớn lao!  Đức Chúa Trời của bạn là Đức Chúa Trời của vũ trụ.  Ngài có thể làm bất cứ gì.

 

Bạn sẵn sàng tin cậy Chúa cho những điều không thể tin nổi chưa?

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào những lời thất hứa từ những người trong quá khứ bạn ảnh hưởng đến khả năng tin cậy Chúa của bạn?

·      Bạn cần dựa vào lời hứa nào từ Lời Chúa để đạt được mục tiêu tin kính của mình?

·      Thế nào việc tuyên bố những lời hứa của Đức Chúa Trời mang cho bạn sự tự tin để theo đuổi mục tiêu mình?

https://pastorrick.com/gods-promises-fuel-godly-goals/

 

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

BẠN KHÔNG CẦN PHẢI QUÊN

 

TG: RICK WARREN - 23/05/2022

DG: Thang Chu

 

“Và chúng ta biết rằng trong mọi sự, Đức Chúa Trời hành động vì lợi ích của người yêu mến Ngài, là người đã được gọi theo mục đích Ngài(Rô-ma 8:28 NIV).

 

Bạn đã nghe đi nghe lại cụm từ này: “Hãy tha và quên.”  Chỉ có một vấn đề với điều đó: Bạn không thể làm được.  Điều đó không thể!

 

Bạn thực sự không thể quên một tổn thương trong đời mình.  Thật ra, không lý do gì để thử.  Khi bạn đang cố quên, bạn thực sự đang tập trung vào chính điều bạn muốn quên.

 

Quên không phải là điều Chúa muốn bạn làm.  Thay vào đó, Ngài muốn bạn tin cậy Ngài và xem thể nào Ngài có thể mang lại điều tốt lành từ tổn thương đó.  Điều đó quan trọng hơn quên vì nó cho phép bạn tạ ơn Chúa vì những điều tốt lànhkết cuộc Ngài sẽ mang lại từ tinh huống đó.  Bạn không thể tạ ơn Chúa vì những điều bạn quên.

 

Rô-ma 8:28 nói, “Và chúng ta biết rằng trong mọi sự, Đức Chúa Trời làm việc ích lợi cho những ai yêu mến Ngài, tức là những người đã được gọi theo ý định của Ngài” (NIV).

 

Kinh Thánh không nói rằng mọi sự đều tốt lành—bởi mọi sự đều không tốt lành.  Ung thư không tốt.  Bệnh tật không tốt.  Ly hôn không tốt.  Chiến tranh không tốt.  Lạm dụng không tốt.  Nhiều điều trong cuộc sống là xấu xa.  Không phải tất cả chuyện xảy ra trên thế giới này đều là ý muốn Đức Chúa Trời.

 

Nhưng Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ hành động đem điều tốt từ những điều xấu đó trong đời bạn nếu bạn tin cậy Ngài.  Khi bạn đến với Ngài và nói, “Chúa ơi, tôi dâng tất cả những mảnh đời tôi,” Ngài sẽ đổi những mảnh đời bạn để lấy sự bình an của Ngài.  Ngài cho bạn sự bình an trong lòng bạn là bình an đến từ việc bạn biết rằng—cả khi bạn không hiểu những tổn thương trong đời bạn—bạn vẫn có thể tha thứ, biết rằng Chúa sẽ dùng nỗi đau đó cho điều tốt lành.

 

Hãy nhớ rằng: Bạn không cần phải quên điều sai mà ai đó đã gây cho bạn.  Thay vào đó, hãy dựa vào Chúa để giúp bạn tha thứ, và rồi xem thể nào Ngài sẽ đem điều tốt lành từ tổn thương của bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Người nào bạn không tha thứ vì bạn đã cố quên tổn thương mà họ gây?

·      Bạn có thể làm gì hôm nay để tha thứ cho người đó, vì quên là điều không thể?

·      Thể nào bạn từng thấy Đức Chúa Trời hành động đem điều tốt trong đời bạn từ những tình huống đau thương?

 

Chúa cho cơ hội thứ hai

 

Bất kể gì bạn đã làm hay bạn đã ở đâu, Chúa vẫn ban cho bạn cơ hội thứ hai.  Ngài biết mọi điều bạn từng làm sai, mọi thất bại bạn đã trải qua, Ngài vẫn yêu bạn và chăm sóc bạn

 

Ngài không mong bạn tự tìm lối riêng để nhận ân sủng tốt lành của Ngài; chúng ta được cứu bởi sự ban cho ân sủng của Đức Chúa Trời khi chúng ta đặt đức tin nơi Con Ngài, là Chúa Giê-su Christ.  Nếu bạn sẵn sàng tiếp nhận ân sủng Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-su, thì hãy cầu nguyện lời cầu nguyện đơn giản sau:

 

“Đức Chúa Trời ôi, tôi biết tôi là tội nhân, tôi xin Ngài tha thứ.  Tôi tin Chúa Giê-su Christ là Con của Ngài.  Tôi tin rằng Chúa Giê-su đã chết vì tội lỗi tôi Ngài đã vực Chúa Giê-su sống lại.  Tôi muốn tin cậy Chúa Giê-su là Cứu Chúa của tôi và theo Ngài là Chúa, từ nay trở đi.  Xin hướng dẫn đời tôi và giúp tôi làm theo ý Ngài.  Nhân danh Chúa Giê-su tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/you-dont-have-to-forget-2/

 

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

HOÀN CẢNH và TƯ TƯỞNG BẠN ĐỊNH HÌNH BẠN

 


TG: RICK WARREN - 18/5/2022

DG: Thang Chu

 

“Hãy để Chúa biến hóa anh chị em thành người mới bằng cách thay đổi cách mình suy nghĩ(Rô-ma 12:2 NLT).

 

Khi bạn hiểu năm yếu tố ảnh hưởng căn cước mình, bạn có thể bắt đầu con đường trở thành tất cả gì Chúa đã tạo ra bạn là.  Hai yếu tố đầu tiên là hóa chất (cách bạn được tạo ra) và kết nối (các mối quan hệ của bạn); bạn là sản phẩm của cách Chúa tạo ra bạn và các mối quan hệ trong đời bạn.  Hai yếu tố tiếp theo là hoàn cảnh và tâm thức của bạn.

 

Hoàn cảnh là điều xảy ra cho bạn và quanh bạn—không gì trong số đó bạn kiểm soát được.  Bạn là sản phẩm của những chấn thương, rắc rối, thống khổ, xấu hổ, sốc, áp lực, và đau đớn mà đã định hình đời bạn.  Có lẽ thậm chí lạm dụng đã ảnh hưởng căn cước bạn.  Nếu bạn từng trải qua một thảm họa hoặc một loạt thất bại, thì những điều đó cũng để lại dấu ấn không thể xóa lên con người bạn.

 

Tâm thức là cách bạn nói với chính mình.  Châm Ngôn 4:23 nói, “Hãy cẩn thận điều con suy nghĩ, bởi tư tưởng con điều khiển đời con (NCV).

 

Tư tưởng bạn không nhất thiết phải đúng mới làm tổn thương bạn; bạn chỉ cần tin chúng.  Nếu bạn nói với bản thân rằng hôn nhân của bạn sẽ không bền, thì nó sẽ không.  Nếu bạn sợ mình không thể làm được điều gì đó, thì bạn sẽ không làm.  Tư tưởng bạn điều khiển đời bạn!

 

Nếu bạn giống như nhiều người, thì tư tưởng bạn đầy những lời dối trá mà bạn đã nghe từ những người khác.  Bạn lặp đi lặp lại những tư tưởng đó trong đầu.  Khi bạn để chúng âm ỉ và mưng mủ, chúng đi sâu hơn vào tâm thức bạn và bắt đầu định hình căn cước bạn.  Sự thật là, nếu bạn nói chuyện với bạn hữu theo cách bạn nói với chính mình, bạn có lẽ sẽ không còn là bạn họ nữa.

 

Dù đúng là tư tưởng bạn định hình bạn, nhưng cũng đúng là bạn có thể thay đổi cách bạn suy nghĩ.  Rô-ma 12:2 nói, “Hãy để Chúa biến hóa anh chị em thành người mới bằng cách thay đổi cách mình suy nghĩ” (NLT).

 

Hãy nhớ: Hoàn cảnh bạn có lẽ ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng Đức Chúa Trời đang kiểm soát mọi điều; tư tưởng bạn định hình bạn, nhưng Chúa có thể giúp bạn nghĩ ra những tư tưởng tốt.

 

Hoàn cảnh và tâm thức bạn đã định hình bạn là ai đến nay.  Nhưng, tiến về trước, cách bạn đáp ứng với hoàn cảnh mình và tư tưởng bạn chọn để tin sẽ định hình phần còn lại đời bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Đáp ứng tự nhiên nào của bạn trước một tình huống hoặc hoàn cảnh khó khăn? Bạn chạy trốn hay đối diện nó?  Bạn lo lắng hay tin cậy Chúa?

·      Ai hoặc những gì quanh bạn ảnh hưởng tư tưởng bạn theo cách tiêu cực?

·      Thể nào bạn cần thay đổi cách bạn suy nghĩ?

https://pastorrick.com/your-circumstances-and-thoughts-shape-you/

 

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

HÓA CHẤT và KẾT NỐI của BẠN THẬT QUAN TRỌNG

 


TG: RICK WARREN - 17/05/2022

DG: Thang Chu

 

“Hãy yêu Chúa là Đức Chúa Trời ngươi hết lòng và hết linh hồn và hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều thứ hai là đây: Hãy yêu người lân cận như chính mình. Không có điều răn nào lớn hơn những điều này(Mác 12:30-31 NIV).

 

Chúa đã tạo ra bạn cách phức tạp kỳ diệu với năm yếu tố ảnh hưởng đến căn cước bạn. Khi bạn hiểu và nắm bắt được năm yếu tố đó, bạn có thể bắt đầu trải nghiệm sự biến hóa thực sự để trở thành người mà Chúa khiến bạn là.

 

Hôm nay chúng ta sẽ xem xét hai yếu tố đầu tiên trong năm yếu tố đ—hóa chất và kết nối.

 

Yếu tố đầu tiên tạo nên bạn là aihóa chất bạn.  Điều này gồm những cái như DNA và yếu tố hóa chất của bạn.  lẽ bạn sinh ra quá nhạy cảm, hoặc có lẽ bạn có sức chịu đựng cực cao với nỗi đau.  Một số người có mức năng lượng thấp, trong khi người khác nhảy bật khỏi bức tường.  Hoặc có lẽ bạn có lưng dễ lệch, thị lực yếu, hoặc xương giòn.  Bạn có lẽ có mức oxytocin thấp, là loại hóc-môn ảnh hưởng cách bạn liên hệ người khác.

 

Không có phần nào trong hóa chất bạn là tội lỗi hoặc xấu hổ—đó chính là cách Đức Chúa Trời cài đặt bạn!

 

Có lần tôi mua chiếc quần jean rách có thẻ ghi: “Những quần jean này có khuyết điểm cố ý để khiến chúng độc đáo.”  “Gien” của bạn cũng giống vậy: Chúng có những “khuyết điểm” khiến bạn độc đáo.  Những khuyết điểm đó là một phần của thiết kế định hình của bạn và Chúa đã hoạch định chúng cho mục đích và vinh hiển Ngài.

 

Yếu tố thứ hai ảnh hưởng căn cước bạn là các kết nối của bạn.  Kết nối của bạn cho đời bạn mục đích, ý nghĩa,căn cước.  Nếu bạn lớn lên với các mối quan hệ rối loạn chức năng, thì bạn có lẽ thắc mắc về mục đích của mình và vật lộn với căn cước.  Nếu bạn lớn lên với những mối quan hệ lành mạnh, thì các kết nối dễ hơn cho bạn.

 

Chúa Giê-su nói rằng điều quan trọng nhất bạn nên làm là yêu Chúa và yêu người khác: “Hãy yêu Chúa là Đức Chúa Trời ngươi hết lòng và hết linh hồn và hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều thứ hai là đây: ‘Hãy yêu người lân cận như chính mình.’ Không có điều răn nào lớn hơn những điều này” (Mác 12:30-31 NIV).

 

Cuộc sống không phải là những thành tích hoặc thành tựu của bạn, nổi tiếng hoặc thanh danh của bạn.  Cuộc sống là sự kết nối—bạn yêu thương tốt thể nào.

 

Ba vấn nạn khiến bạn không thể yêu thương trọn vẹn như Đức Chúa Trời đã định là:

 

1. Tất cả chúng ta đều không toàn hảo.  Không có mối quan hệ nào toàn hảo vì không có người nào toàn hảo.

 

2. Tội lỗi ngắt kết nối chúng ta.  A-đam và Ê-va có mối quan hệ đỗ vỡ đầu tiên và tự ngắt kết nối với Đức Chúa Trời và với nhau.  Chúng ta luôn cáo lỗitố cáo những người chúng ta yêu quý từ đó.

 

3. Chúng ta càng mất kết nối, chúng ta càng trở nên sợ hãi.  Chúng ta khao khát sự thân mật, nhưng chúng ta sợ dễ bị hại.  Chúng ta khao khát được tiếp nhận, nhưng chúng ta sợ bị từ chối.

 

Khi nói đến kết nối của bạn, bạn có lẽ từng khó xử.  Nhưng bạn chịu trách nhiệm về điều bạn làm với các kết nối bạn.  Bạn sẽ để Chúa ảnh hưởng đến các kết nối của bạn chứ? Bạn sẽ tin cậy Ngài cho tương lai bạn bất chấp quá khứ khó khăn chứ?  Bạn sẽ nuôi dưỡng, bảo vệ, và xây dựng các mối quan hệ để Đức Chúa Trời được vinh hiển đầy trọn hơn trong đời bạn chứ?

 

Bạn sẵn sàng dùng căn cước mình cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời chứ?  Hãy quyết định hôm nay để ôm lấy hóa chất được Chúa ban và xây dựng kết nối lành mạnh với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào bạn từng thấy Đức Chúa Trời dùng “khuyết điểm” trong hóa chất bạn cho vinh hiển Ngài?

·      Thể nào bạn đang yêu thương “người lân cận như chính mình”?  Hãy nghĩ về những người thân hoặc đồng nghiệp khó chịu hoặc những mối quan hệ đỗ vỡ?

·      Thể nào bạn có thể dùng phương tiện truyền thông xã hội để xây dựng mối quan hệ bền hơn, lành mạnh hơn với người ta thay vì để nó làm tổn thương các kết nối của bạn?

https://pastorrick.com/your-chemistry-and-connections-matter/

 

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2022

CHÚA TẠO BẠN PHỨC TẠP KỲ DIỆU

 


TG: RICK WARREN - 16/05/2022

DG: Thang Chu

 

Tạ ơn Ngài tạo ra tôi phức tạp kỳ diệu! Công trình Ngài quá diệu kỳ—thể nào tôi biết rõ được” (Thi Thiên 139:14 NLT).

 

Kinh Thánh nói không có gì đơn giản về bạn.  Bạn thật phức tạp và đa diện.  Bạn không dễ hiểu hoặc giải thích được.  Trong Thi Thiên 139:14, Đa-vít nói: “Tạ ơn Ngài tạo ra tôi phức tạp kỳ diệu! Công trình Ngài quá diệu kỳ—thể nào tôi biết rõ được” (Thi Thiên 139:14 NLT).

 

Để thực hiện những thay đổi trong đời bạn và trở thành tất cả gì Chúa định cho bạn trở thành, bạn phải nhìn vào mọi mặt đời bạn, không chỉ một.  Như Truyền Đạo 7:18 nói, Người kính sợ Đức Chúa Trời đối phó một cách có trách nhiệm với tất cả thực tế, không chỉ một phần của nó” (The Message).

 

Trong vài ngày tới, chúng ta sẽ cùng xem năm yếu tố tạo nên căn cước bạn.  Bạn không chọn những yếu tố này.  Chúa giải quyết chúng cho bạn.

 

Bạn từng chơi bài chưa?  Thông thường, bạn phải chơi những quân bài mà bạn được chia. Bạn không phải xàochọn cho khớp chúng.  Bạn không cần nói, “Tôi muốn chơi t bài người khác.”  Bạn chỉ có thể chơi những quân bài bạn được chia.

 

Theo nhiều cách, đây là ẩn dụ cho cuộc sống.  Một số điều chỉ là một phần lá bài mà bạn phải giải quyết—như cha mẹ, nơi sinh, chủng tộc, và tài năng bạn.  Bạn không chọn họ—nhưng đó là điều bạn phải chơi, dù muốn hay không.

 

Kinh Thánh nói rất nhiều về những yếu tố mà bạn được ban tặng trong đời mà khiến bạn là bạn.  Thật ra, Kinh Thánh đưa bốn sự thật đúng về từng khía cạnh của căn cước bạn.

 

Tất cả mọi điều trên thế giới đều hoen ố bởi tội lỗi.  Không có phần nào trong đời bạn là toàn hảo vì khôngtrong thế giới này là toàn hảo.  Thời tiết bị đỗ vỡ.  Kinh tế bị đỗ vỡ.  Cơ thể bạn bị đỗ vỡ.  Các mối quan hệ của bạn bị đỗ vỡ.  Không có gì về cuộc sống trên Trần Thếtoàn hảo—vì vậy không gì trong đời bạn là toàn hảo.

 

Đức Chúa Trời sai Chúa Giê-su đến làm Đấng Cứu Thế của bạn.  Chúa Giê-su đến để cứu bạn khỏi tội lỗi và ban cho thiên đàng—nhưng cũng để cứu bạn khỏi chính mình. Khi bạn tiếp nhận Chúa Giê-su là Cứu Chúa mình, Ngài có thể đổi những quân bài mà bạn được chia thành tụ bài chiến thắng.

 

Bạn sẽ tính sổ với Chúa về cách bạn sống đời mình.  Chúa sẽ không phán xét bạn dựa trên tụ bài người khác.  Nhưng Ngài mong bạn chơi tụ bài mà bạn được chia trong đời với khả năng tốt nhất của mình và tận dụng tối đa những gì bạn có.

 

Kinh Thánh bảo bạn cách trở thành tất cả gì Chúa tạo ra bạn.  Nói cách khác, Kinh Thánh cho bạn những gì bạn cần để thắng ván với tụ bài mà bạn được chia.

 

Trong vài ngày tới, chúng ta sẽ xem năm điều khiến bạn là bạn độc nhất vô nhị—hóa chất, kết nối, hoàn cảnh, lương tâm, và lựa chọn.  Khi bạn hiểu được căn cước phức tạp, độc đáo của mình, thì bạn có thể bắt đầu thực hiện thay đổi để trở thành tất cả gì Chúa đã tạo ra bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Một số phẩm chất bất toàn nào khiến bạn độc đáo?

·      Thế nào bạn có thể sử dụng những khuyết điểm đó để mang vinh hiển cho Đức Chúa Trời?

·      Vì tội lỗi, không gì trên Trần Thế toàn hảo—nhưng Chúa Giê-su đến để cứu bạn khỏi tội lỗi.  Thể nào sự hiểu biết đó thay đổi cách bạn sống?

https://pastorrick.com/god-made-you-wonderfully-complex/

 

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

CÁCH GIỮ NHIỆT HUYẾT SUỐT ĐỜI

 


TG: RICK WARREN - ngày 12 tháng 5 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Đừng bao giờ thiếu nhiệt huyết, nhưng hãy giữ lòng nhiệt thành thuộc linh của mình, phục vụ Chúa. Vui trong hy vọng, kiên nhẫn trong hoạn nạn, trung tín trong cầu nguyện” (Rô-ma 12:11-12 NIV).

 

Để đạt được mục tiêu mình, bạn phải tìm cách duy trì nhiệt huyết mình lâu dài.

 

Ralph Waldo Emerson nói, Không gì vĩ đại từng đạt được nếu không có nhiệt huyết.” Tôi tin điều đó hết mình và thấy nó là sự thật trong đời tôi.  Bạn phải có đam mê và nhiệt huyết, nếu không bạn sẽ không bao giờ khiến nó đến đích.

 

Hầu hết mọi người xem tôi là người đầy nhiệt huyết—và tôi cũng vậy.  Tôi chưa từng là người nhiệt huyết chỉ trong một tuần hoặc một tháng.  Nhiệt huyết của tôi không hề suy giảm sau một năm hay năm năm hay 10 năm.  Tôi luôn đầy nhiệt huyết với các mục tiêu mà tôi đặt ra trong hơn 30 năm.

 

Cách nào bạn làm điều đó?  Cách nào bạn giữ nhiệt huyết ngày này qua ngày khác bất chấp sự chậm trễ, khó khăn, bế tắc, vấn nạn, áp lực, và chỉ trích?   Cách nào bạn luôn đầy nhiệt huyết trong hơn 30 năm?

 

Suy nghĩ tích cực không đủ.  Tự vực mình dậy bằng khuôn tâm lý không đủ.  Tự mình nói lạc quan không đủ.

 

Cách bạn duy trì nhiệt huyết suốt đời được thấy trong chữenthusiasm” (nhiệt huyết) xuất phát từ chữ en theos trong tiếng Hy Lạp.  Enchữ Hy Lạp nghĩa là “trong.”  Theoschữ Hy Lạp nghĩa là Chúa.”  Vậy en theos nghĩa là “ở trong Chúa.”

 

Khi bạn ở trong Chúa, bạn sẽ đầy nhiệt huyết.  Đó là kiểu nhiệt huyết không bị ảnh hưởng bởi kinh tế hoặc thời tiết hoặc hoàn cảnh bạn.  Nó vĩnh cửu, bởi bạn được buộc vào Đức Chúa Trời vĩnh cửu.  Bạn ở trong Đấng Christ.

 

Phao-lô nói cho bạn biết cách “trong Chúa”—enthusiasm—trong Rô-ma 12:11-12: “Đừng bao giờ thiếu nhiệt huyết, nhưng hãy giữ lòng nhiệt thành thuộc linh của mình, phục vụ Chúa. Vui trong hy vọng, kiên nhẫn trong hoạn nạn, trung tín trong cầu nguyện” (NIV).

 

Nếu bạn muốn đạt được mục tiêu mình, bạn cần nhận nhiệt huyết do Đức Chúa Trời ban cho bằng cách vui mừng trong hy vọng, kiên nhẫn trong hoạn nạn, và trung tín trong cầu nguyện.

 

Hãy bắt đầu cầu nguyện lời cầu nguyện này hôm nay: “Lạy Chúa, tôi không muốn đi một ngày nữa mà không có Ngài trong đời tôi, kiểm soát mọi phần lòng tôi.  Tôi tận hiến chính mình cho Ngài.  Tôi dâng chính mình như của lễ sống cho Ngài như một hành động tâm linh thờ phượng.

 

“Tôi hạ mình thừa nhận rằng tôi cần sự giúp đỡ.  Tôi muốn Ngài tân tạo tâm trí tôi, để tôi có thể suy nghĩ cách Ngài muốn tôi nghĩ—với tâm trí Đấng Christ.  Xin tha thứ tôi vì kiêu ngạo.  Tôi không muốn nghĩ cao về mình hơn là tôi nên nghĩ.  Đức tin tôi cần tăng trưởng và tôi cần sự giúp đỡ của Ngài để đặt ra các mục tiêu có thể đo lường được để tôi có thể quản trị chúng.  Xin tha tội tôi vì tôi đã cố thay đổi bằng sức riêng mình.

 

“Tôi muốn đổ đầy đời tôi bằng tình yêu của Ngài.  Tôi muốn đổ đầy đời tôi cùng Ngài.  Xin giúp tôi vui trong việc tôn trọng người khác và tập trung vào việc dâng đời mình để Ngài có thể chăm sóc những nhu cầu của tôi.  Tôi muốn nuôi dưỡng nhiệt huyết mình bằng cách ở trong Ngài.  Xin giúp tôi vui mừng trong hy vọng, kiên nhẫn trong hoạn nạn và trung tín trong cầu nguyện.  Trong danh Chúa Giê-su.  A-men.”

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào bạn đã cố gắng bằng sức mình để hăng hái đạt được mục tiêu trong một thời gian dài?  Bạn thành công không?

·      Khi nào bạn đã trải nghiệm nhiệt huyết do Đức Chúa Trời ban?  Thể nào nó đã thay đổi cách bạn làm việc để đạt được mục tiêu?

·       Phần nào trong đời bạn mà bạn cần vui mừng trong hy vọng, kiên nhẫn trong hoạn nạn, hoặc trung tín trong cầu nguyện hôm nay?

https://pastorrick.com/how-to-stay-enthusiastic-for-a-lifetime/

 

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022

THỰC HIỆN MỤC TIÊU BẠN trong ĐỨC TIN, KHÔNG SỢ HÃI

 


TG: RICK WARREN - 6/5/2022

DG: Thang Chu

 

“Đừng sợ hãi hay nản lòng, vì CHÚA sẽ đích thân đi trước con. Ngài sẽ ở bên con; Ngài sẽ không làm con thất vọng cũng không bỏ con” (Phục-truyền-luật-lệ-ký 31:8 NLT).

 

Đặt mục tiêu lớn có thể rất thú vị ban đầu—và quá sức.  Trên thực tế, nhìn mục tiêu lớn trước mắt có thể khiến bạn sợ hãi.  Vậy, cách nào bạn có thể đáp ứng bằng đức tin thay vì sợ hãi?  Đây là bốn cách.

 

Thừa nhận sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

Bạn có thể tự tin rằng Chúa đang bên bạn và Ngài đang hành động qua mọi hoàn cảnh và tình huống trong đời bạn, kể cả những mục tiêu lớn của bạn.  Kinh Thánh nói, “Đừng sợ hãi hay nản lòng, vì CHÚA sẽ đích thân đi trước con. Ngài sẽ ở bên con; Ngài sẽ không làm con thất vọng cũng không bỏ con” (Phục-truyền-luật-lệ-ký 31:8 NLT).

 

Để ý những dấu hiệu về công việc của Đức Chúa Trời trong đời bạn.

Ước mơ càng lớn, bạn có lẽ cần lâu hơn để hoàn thành nó.  Bạn có lẽ không thấy bông trái lao động của mình, nhưng hãy tìm những chồi non lú khỏi đất.  Chúa đang hành động, cả khi điều đó không rõ ràng.  Tin cậy rằng Chúa đang hành động sẽ giữ bạn không sợ hãi và nản lòng.  Hãy tiếp tục hành động hướng tới mục tiêu tin kính của bạn, và đúng kỳ, bạn sẽ thấy sự ban phước của Chúa.

 

Dựa trên những lời hứa của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh.

Khi bạn đặt mục tiêu, đừng tập trung vào vấn nạn; thay vào đó, hãy tập trung vào lời hứa.  Hãy tìm lời hứa trong Lời Chúa mà sẽ đưa bạn đến mục tiêu.

 

Sáng-thế-ký kể câu chuyện về Áp-ra-ham cho tôi tớ trưởng của ông mục tiêu lớn: du hành đến vùng đất xa xôi để tìm vợ cho con trai Áp-ra-ham.  Khi tôi tớ này bắt đầu tự hỏi liệu mình có thể hoàn thành được không.  Nhưng Áp-ra-ham trấn an tôi tớ mình bằng cách nói với anh về lời hứa mà Áp-ra-ham đã nhận được từ Đức Chúa Trời: “Chúa sẽ sai thiên sứ Ngài đến trước ngươi để giúp ngươi cưới vợ cho con trai ta ở đó” (Sáng-thế-ký 24:7 NCV).

 

Khi bạn có mục tiêu Đức-Chúa-Trời-ban gắn liền với lời hứa trong Kinh Thánh, bạn có thể chờ đợi trong đức tin, không sợ hãi, tin cậy rằng Đức Chúa Trời sẽ tôn trọng những lời hứa của Ngài.

 

Tin vào sự tốt lành của các kế hoạch của Đức Chúa Trời.

Thể nào bạn biết rằng kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho bạn là tốt lành?  Kinh Thánh bao gồm hơn 7.000 lời hứa về sự tốt lành của Đức Chúa Trời cho bạn, vì Ngài muốn bạn học tin cậy Ngài, có đức tin thay vì sợ hãi.

 

Đức Chúa Trời có lẽ không gửi thiên sứ đi trước bạn khi bạn hành động hướng tới mục tiêu mình, nhưng điều đó ô-kê—bạn không cần thiên sứ!  Hàng chục lần trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời phán: “Ta sẽ ở với con, bất kể con đi đâu.”

 

Bất kỳ mục tiêu lớn lao nào Đức Chúa Trời đặt trước bạn hôm nay, hãy chọn đáp ứng bằng đức tin thay vì sợ hãi khi bạn quan sát những dấu hiệu về công việc của Ngài trong đời bạn và tin vào lòng nhân Ngài cho bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Khi nào những dấu hiệu nhỏ về công việc Đức Chúa Trời trong đời bạn từng khích lệ bạn tiếp tục tiến tới mục tiêu tin kính?

·      Lời hứa cụ thể nào từ Lời Chúa có thể thần cảm bạn để đặt mục tiêu tầm-cỡ-Chúa hôm nay?

·      Thể nào lời hứa rằng Đức Chúa Trời luôn ở với bạn nên thay đổi loại mục tiêu mà bạn đặt ra?

https://pastorrick.com/work-for-your-goals-in-faith-not-fear/

 

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2022

ĐỂ ĐẠT ƯỚC MƠ BẠN, HÃY ĐẦU HÀNG

 


TG: RICK WARREN - 4/5/2022

DG: Thang Chu

 

“Tôi đã học bí quyết sống trong mọi hoàn cảnh, dù no hay đói, dù nhiều hay ít. Vì tôi có thể làm được mọi sự nhờ Đấng Christ, là Đấng ban sức cho tôi(Phi-líp 4:12-13 NLT).

 

Bạn sẽ không bao giờ đạt được ước mơ của mình cho đến khi bạn học cách đầu hàng nó. Nghe ngược đời nhưng đó là sự thật!  Khi nói đến ước mơ bạn, việc giao phó nó cho Chúa Giê-su luôn là quyết định an toàn nhất mà bạn từng làm.

 

Đức Chúa Trời thường đưa giấc mơ bạn qua sáu giai đoạn khác nhau.  Tôi đã thấy Ngài làm điều đó vô số lần—trong đời chính tôi và trong đời người khác.

 

·      Giai đoạn 1: Chúa ban cho bạn ước mơ.

·      Giai đoạn 2: Bạn quyết định theo đuổi ước đó.

·      Giai đoạn 3: Ước mơ bạn bị trì hoãn.

·      Giai đoạn 4: Ước mơ bạn gặp khó khăn.

·      Giai đoạn 5: Ước mơ bạn chạm ngõ cụt.

·      Giai đoạn 6: Chúa giải thoát ước mơ bạn.

 

Trong mỗi giai đoạn này, bạn đang tiếp tục hành động cho ước mơ mình.  Và cùng lúc đó, Đức Chúa Trời đang hành động trên bạn.

 

Hơn bất cứ gì khác, Đức Chúa Trời muốn bạn tin cậy Ngài.  Sứ đồ Phao-lô nói thế này: “Tôi đã học bí quyết sống trong mọi hoàn cảnh, dù no hay đói, dù nhiều hay ít. Vì tôi có thể làm được mọi sự nhờ Đấng Christ, là Đấng ban sức cho tôi” (Phi-líp 4:12-13 NLT).

 

Kinh Thánh nói rõ rằng bạn có thể làm bất cứ gì, bao lâu bạn làm nó với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời hoặc, như Phao-lô nói, “nhờ Đấng Christ, là Đấng ban sức cho tôi.”  Bạn sẽ cần nhiều hơn là suy nghĩ tích cực khi bạn theo đuổi ước mơ do Chúa ban.  Bạn sẽ cần quyền năng Chúa.

 

Nhiều người đã đọc hết sách động viên này đến sách khác nhưng vẫn không đạt được ước mơ mình.  Đó là bởi bạn không cần động lực mạnh hơn.  Bạn cần sự giúp đỡ siêu nhiên của Chúa.

 

Bạn có từng cố đưa ước mơ ra khơi bằng sức riêng mình chưa?  Nếu vậy, tôi bảo đảm bạn sẽ chẳng đi đến đâu—ít nhất là những giấc mơ thực sự quan trọng trong đời bạn.  Khi bạn là người cung cấp năng lượng cho nó, thì gió chết.

 

Hãy phó thác những ước mơ bạn cho Chúa.  Hãy để Ngài ban cho chúng sức mạnh để ra khơi.

 

THẢO LUẬN

·      Dâng những ước mơ của bạn cho Chúa Giê-su nghĩa là gì?

·      Tại sao thật khó giao ước mơ của bạn cho Chúa Giê-su?  Bạn nghĩ bạn sợ gì?

·      Lĩnh vực nào trong ước mơ của bạn chưa giao cho Chúa Giê-su?  Sẽ thế nào khi phó thác điều đó cho Ngài hôm nay?

https://pastorrick.com/to-achieve-your-dream-give-it-up/

 

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

CHỌN SỐNG THỰC HIỆN ƯỚC MƠ BẠN

 


TG: RICK WARREN - 3/5/2022

DG: Thang Chu

 

“Mỗi chúng ta chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình(Ga-la-ti 6:5 NLT).

 

Người ta đối phó ước mơ họ theo một trong ba cách: Họ đổ lỗi, họ cáo lỗi, hoặc họ lựa chọn.

 

Người-đổ-lỗi dành cả đời họ đổ lỗi người khác về lý do họ không đạt được ước mơ họ. Người-cáo-lỗi bào chữa lý do họ không thực hiện ước mơ họ.

 

Người-lựa-chọn làm điều cần thiết để thực hiện ước mơ họ.

 

Kinh Thánh nói rằng bạn được tạo ra theo hình ảnh Đức Chúa Trời.  Khả năng lựa chọn là đặc tính tinh hoa tách biệt loài người với loài vật.  Đó là một trong những món quà lớn nhất của Đức Chúa Trời cho nhân loại.  Nhưng vì lựa chọn tự do nghĩa là bạn có khả năng đồng đều đưa ra những lựa chọn xấu, đó cũng là sự nguyền rủa lớn nhất của bạn.

 

Người-lựa-chọn nhận trách nhiệm về lựa chọn của họ và hướng đi đời họ.  Họ không đổ lỗi người khác hoặc cáo lỗi.  Kinh Thánh nói trong Ga-la-ti 6:5, “Mỗi chúng ta phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình” (NLT).

 

Thay vì phàn nàn rằng bạn chưa đạt được ước mơ mình, hãy nhận trách nhiệm về những gì chưa thực hiện được.  Lựa chọn tốt và xấu của bạn có tác động rất lớn đến khả năng đạt được ước mơ của bạn hơn bất kỳ yếu tố nào khác.

 

Tôi từng gặp những người không được cho gì trong cuộc sống nhưng đã đạt được những thành tựu vượt xa ước mơ họ.  Tôi cũng từng gặp những người được cho mọi thứ họ cần và muốn được dâng tận miệng nhưng lại lãng phí đời họ.

 

Bạn không thể kiểm soát hoàn cảnh mình.  Nhưng bạn có thể kiểm soát cách bạn đáp ứng hoàn cảnh đó.

 

Châm Ngôn 22:13 nói, “Kẻ lười biếng đầy những cáo lỗi (TLB).  Đừng là người đó. Đừng bào chữa cho những ước mơ chưa thành hiện thực của bạn.

 

Hãy lựa chọn hôm nay để làm điều gì đó về những ước mơ mà Chúa đã ban cho bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn có bị cám dỗ là “người đổ lỗi” hoặc “người cáo lỗi” khi nói đến những ước mơ chưa thực hiện của mình không?  Tại sao?

·      Cách nào bạn phân biệt được một ước mơ có phải đến từ Chúa không?

·      Bạn có thể thực hiện bước nào hôm nay để tiến gần hơn đến ước mơ ấp ủ từ lâu trong đời bạn?

 

Hãy lựa chọn cho Đấng Christ

 

Bất kể gì bạn đã làm hay bạn đã ở đâu, Đức Chúa Trời ban cho bạn cơ hội thứ hai.  Ngài biết mọi điều bạn từng làm sai, mọi thất bại bạn từng trải qua và Ngài vẫn yêu bạn và chăm sóc cho bạn.

 

Ngài không mong bạn kiếm cách riêng để nhận những ân sủng tốt lành của Ngài; bạn được cứu bởi món quà ân sủng của Đức Chúa Trời khi bạn đặt đức tin nơi Con Ngài, là  Chúa Giê-su Christ.  Nếu bạn sẵn sàng tiếp nhận ân sủng Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-su, thì hãy cầu nguyện lời cầu nguyện đơn giản này:

 

“Đức Chúa Trời ôi, tôi biết tôi là tội nhân và tôi xin Ngài tha thứ.  Tôi tin Chúa Giê-su Christ là Con Ngài.  Tôi tin rằng Chúa Giê-su đã chết vì tội lỗi tôitin rằng Ngài khiến Chúa Giê-su sống lại.  Tôi muốn tin cậy Chúa Giê-sum Đấng Cứu Thế và theo Ngài như Chúa, từ nay trở đi.  Xin hướng dẫn đời tôi và giúp tôi làm theo ý Ngài.  Nhân danh Chúa Giêsu tôi cầu nguyện.  A-men.

https://pastorrick.com/choose-to-live-your-dreams/