Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

BẠN SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐỐI DIỆN TƯƠNG LAI MỘT MÌNH



TG: Rick Warren – ngày 30/6/2020

“Khi con đi qua vùng nước sâu, Ta sẽ ở bên con.  Khi con đi qua những dòng sông khó khăn, con sẽ không chết đuối.  Khi con bước qua lửa áp bức, con sẽ không bị thiêu rụi; ngọn lửa sẽ không thiêu nuốt con” (Ê-sai 43:2 NLT).

Đây là thời gian căng thẳng và bất ổn.  Và bạn có lẽ cảm thấy như bạn đang trải qua nó một mình.

Nhưng bạn không đơn độc!  Đức Chúa Trời thấy những gì bạn đang trải qua.  Chúa quan tâm đến những gì bạn đang trải qua.  Ngài ngay bên cạnh bạn, bất kể tình huống hay hoàn cảnh nào bạn có lẽ đang đối mặt.

Không gì phải sợ khi bạn biết Chúa ở gần.  Bất kể gì bạn phải đối diện trong tương lai, bạn sẽ không bao giờ phải đối diện nó một mình.  Phục Truyền Luật LKý 31:6 nói, “Vậy hãy mạnh mẽ và can đảm!  Đừng sợ hãi và đừng hoảng loạn trước chúng.  Vì Chúa là Thiên Chúa của anh chị em sẽ đích thân đi trước anh chị em.  Ngài sẽ không làm anh chị em thất vọng mà cũng không bỏ rơi anh chị em” (NLT).

Satan sẽ gieo tất cả loại hạt giống nghi ngờ và sợ hãi trong tâm trí bạn như, “Chuyện gì nếu tôi bệnh? hoặc “Chuyện gì nếu kinh tế sụp đổ? hoặc “Chuyện gì nếu tôi mất việc? Và, chắc chắn bạn cũng sẽ đối diện lo lắng từ các nguồn khác.

Hãy trao những sợ hãi đó cho Chúa Giêsu và nhớ rằng Đức Chúa Trời hứa sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn.  Bạn không cần phải biết những gì tương lai nắm giữ bởi bạn biết ai nắm giữ tương lai.  Chúa hứa, “Khi con đi qua vùng nước sâu, Ta sẽ ở bên con . . . (Ê-sai 43:2 NLT).

THẢO LUẬN       

·      Một số sợ hãi nào bạn cảm thấy ngay bây giờ?  Điều gì kiềm hãm bạn không dâng chúng cho Chúa và tin cậy Ngài?
·      Thể nào đời bạn sẽ thay đổi nếu bạn đặt trọn tin cậy vào Chúa?  Hãy xin Ngài củng cố sự tin cậy của bạn vào Ngài.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

NGƯỜI ĐƯỢC THA THỨ PHẢI THA THỨ



TG: Rick Warren – ngày 29/6/2020
DG: Thang Chu

Hãy cho phép lỗi lầm của người khác, và tha thứ bất cứ ai xúc phạm anh chị em.  Hãy nhớ rằng, Chúa đã tha thứ anh chị em, vì vậy anh chị em buộc phải tha thứ người khác(Cô-lô-se 3:13 NLT).

Chúng ta tha thứ vì chúng ta đã được tha thứ.

Thiên Chúa mong chúng ta bày tỏ ân sủng cho người khác vì Ngài đã bày tỏ ân sủng cho chúng ta.  Ngài bày tỏ tình yêu của Ngài bằng cách sai đấng Christ đến chết cho chúng ta,  đang khi chúng ta nổi loạn nghịch Ngài (Rô-ma 5:8).

Đôi khi thật dễ ích kỷ hơn thay vì biết ơn.  Bạn thấy nhân viên thu ngân chậm chạp trong tiệm chạp phô khi gián đoạn năm phút trong ngày của bạn chứ không là ai đó có thể đang vật lộn để giữ việc làm họ, ai đó vừa nhận được tin xấu nhất đời họ vài phút trước đó.

Bạn thấy ai đó trong gia đình bạn, người đang vật lộn vắt kiệt bạn hơn là thấy sự vọng của cô ấy về một tình huống tuyệt vọng.  Bạn thấy người cắt ngang bạn trên xa lộ như kẻ xấu thay vì ai đó cần tình yêu của Chúa.

Tất cả chúng ta rất cần tình yêu của Chúa.  Đó là lý do Chúa Giêsu Christ đến thế giới này.  để bày tỏ cho người thấy ân sủng là phải nhớ điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta.  Cách tối hậu Thiên Chúa bày tỏ cho chúng ta ân sủng ấy là bằng sự tha thứ.  Và cách tối hậu Ngài yêu cầu chúng ta bày tỏ ân sủng cho người khác cũng là bằng việc tha thứ họ.

Người ta thường hỏi tôi, Làm sao tôi có thể tìm được sức mạnh để tha thứ?  Tôi không có nó trong tôi.

Sự thật là, tôi cũng không có nó trong tôi!  Nơi duy nhất tôi tìm thấy sức mạnh để tha thứ là nhớ rằng nhiều thể nào Chúa Giêsu đã tha thứ tôi.  Qua lời nhắc nhở đó, Ngài ban cho tôi sức mạnh và ân sủng để tha thứ người khác.

Có câu chuyện về một người nữ tên Clara Barton, người sáng lập Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ.  Một người bạn đã nhắc cô về một điều đặc biệt tàn nhẫn mà ai đó đã làm cho cô nhiều năm trước.  Người bạn đó hỏi, “Bạn không nhớ à? Câu trả lời nổi tiếng của cô là, “Không, tôi nhớ rất rõ là đã quên nó.

Tha thứ không có nghĩa là kẻ đã làm sai với bạn là đúng.  Và nó không khiến điều kẻ đó đã làm là ổn.  Bạn có thể tha thứ, và họ vẫn có thể đối mặt với hậu quả cho điều đã xảy ra.

Khi chuyện tha thứ ai đó dường như không thể được, hãy nhớ một điều: Chúa Giêsu đã tha thứ bạn.

THẢO LUẬN
·      Thể nào oán giận và cay đắng kiềm hãm bạn không hoàn thành mục đích của bạn?
·      Điều gì bạn cần buông bỏ để rồi, với sự giúp đỡ của Chúa, bạn có thể tha thứ và bày tỏ ân sủng cho ai đó?
·      Thể nào ai đó có thể được ảnh hưởng bởi sự tha thứ của bạn?

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

ĐỨC TIN THẬT THÌ HƠN HẲN CHỈ TIN



TG: Rick Warren – ngày 27/6/2020
DG: Thang Chu

“Anh chị em nói mình có đức tin, vì anh chị em tin rằng có Đức Chúa Trời.  Thật tốt cho anh chị em!  Ngay cả ma quỷ cũng tin vậy, và chúng run sợ trong kinh hoàng. Thật dại thay!  Anh chị em không thấy đức tin mà không có việc lành là vô ích sao?(Gia-cơ 2:19-20 NLT).

Bạn có biết Ác Quỷ tin Chúa Giêsu không?  Ma qủy cũng vậy.  Nhưng bạn sẽ không thấy bất cứ ai trong số chúng trên thiên đường.

Tại sao?  Vì nói bạn tin Chúa Giêsu không có nghĩa là bạn có đức tin nơi Ngài.  Cũng không có nghĩa là bạn tin cậy Ngài hoàn thành lời hứa của Ngài.

Gia-cơ nói đức tin thì hơn hẳn kiến ​​thức trí tuệ.  Đức tin là cái gì đó bạn làm.  Nó tích cực, không thụ động.  Đức tin thật liên quan đến việc cam kết tin cậy Chúa Giêsu.

À, điều này không có nghĩa là chúng ta có thể kiếm được sự cứu rỗi.  Kinh Thánh nói, “Vì chính bởi ân sủng [chúng ta] đã được cứu, qua đức tin . . . không bởi công đức, để không ai có thể tự hào” (Ê-phê-sô 2:8-9 NIV).

Điều Gia-cơ đang nói là niềm tin và cam kết của chúng ta đối với Chúa Giêsu được phản ánh trong việc chúng ta làm.  Việc lành của chúng ta là bằng chứng của đức tin thật và tin cậy của chúng ta.

Có lẽ bạn đang vật lộn để hiểu tại sao mối quan hệ của bạn với Chúa Giêsu không có vẻ như đang tác động.  Phải chăng bạn không đặt đức tin vào thực hành?

Kinh Thánh nói, “Hễ ai không thở đều chết, và đức tin mà không làm gì cũng y như chết! (Gia-cơ 2:26 CEV).  Chữ mà bạn thấy Gia-cơ sử dụng nhiều lần là chữ “làm.” Thông điệp của ông rất rõ: đức tin thật thể hiện trong lối sống của bạn.  Đức tin của bạn phải thay đổi bạn và những điều bạn làm.

Bạn có thể làm gì hôm nay để người khác thấy đức tin của bạn nơi Chúa Giêsu?  Thể nào bạn có thể phục vụ họ, nâng đỡ họ, khuyến khích họ, và thậm chí bày tỏ họ thể nào đức tin của bạn đang thay đổi bạn?

Không lúc nào tốt hơn lúc này để đứng lên cho Chúa Giêsu Christbày tỏ đức tin của bạn.  Như 1 Cô-rinh-tô 16:13-14 nói, “Hãy đứng vững trong đức tin.  Hãy can đảm.  Hãy mạnh mẽ.  hãy làm mọi điều bởi yêu thương” (NLT).

THẢO LUẬN
·      Thể nào đức tin và việc làm là một phần của đời sống Cơ-đốc-nhân tăng trưởng?
·      Một số cách nào đời sống bạn bày tỏ bạn có mối quan hệ đầy ý nghĩa với Chúa Giêsu?

Kinh Thánh rõ ràng rằng chúng ta được cứu bởi đức tin vào Chúa Giêsu, không hơn không kém: Thiên Chúa cứu anh chị em bởi ân sủng Ngài khi anh chị em tin.  anh chị em không thể dành công cho việc này; đó là tặng phẩm từ Thiên Chúa.  Sự cứu rỗi không phải là phần thưởng cho công đức chúng ta đã làm, vì vậy không ai trong chúng ta có thể tự hào về điều đó (Ê-phê-sô 2:8-9 NLT).

Nhưng, qua đức tin của chúng ta, Thiên Chúa biến hóa chúng ta để thái độ và hành động của chúng ta trở thành bằng chứng cho sự tin cậy của chúng ta vào Ngài.  Ê-phê-sô 2:10 nói, “Vì chúng ta là kiệt tác của Chúa.  Ngài đã tạo ra chúng ta mới lại trong Chúa Giêsu, vì vậy chúng ta có thể làm những điều lànhNgài đã lên kế hoạch cho chúng ta từ lâu trước đây (NLT).

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

SỰ THẬT VỀ BÓNG TỐI



TG: Rick Warren – ngày 26/6/2020
DG: Thang Chu

“Dù tôi đi qua thung lũng bóng chết, tôi sẽ không sợ điều ác nào, vì Ngài với tôi; cây roi và cây trượng của Ngài, chúng an ủi tôi(Thi Thiên 23:4 ESV).

Một trong những nguồn căng thẳng chungsự mất mát.  Bạn có thể mất việc làm của bạn, sức khỏe bạn, tiền bạc bạn, danh tiếng bạn, hoặc người thân bạn.  Và đại dịch coronavirus rất có thể khuếch đại sự căng thẳng đó.

Khi người ta trải qua mất mát, có hai phản ứng chung.  Một là sợ hãi, và một là đau đớn.  Đau đớn là tốt.  Đau đớn lối chúng ta trải qua các bước chuyển hóa cuộc đời.  Trong thực tế, nếu bạn không đau đớn, bạn bị mắc kẹt!  Đau đớn sẽ không giết bạn nếu bạn buôngđi.

Sợ hãi, mặt khác, có thể là điều xấu.  Không lần nào trong Kinh Thánh nói, “Đừng đau đớn,” “Đừng đau buồn,” “Đừng khóc,” “Đừng gào.”  Điều Kinh Thánh nói là “Đừng sợ.”  Và nó nói câu đó 365 lần!  Bởi đau đớn không làm tê liệt chúng ta, nhưng sợ hãi làm vậy.

Trong Thi-thiên 23:4, Đa-vít nói, “Dù tôi đi qua thung lũng bóng chết, tôi sẽ không sợ điều ác nào, vì Ngài ở với tôi; cây roi và cây trượng của Ngài, chúng an ủi tôi” (Thi Thiên 23:4 ESV).

David biết người chăn cừu luôn mang theo cây roi và trượng để bảo vệ cừu của họ. Và ông biết Chúa có quyền năng bảo vệ ông.  Vì vậy, David tin cậy Chúa, ngay cả trong những thung lũng tối tăm nhất.

Chúng ta đang cùng đi qua thung lũng tối tăm ngay bây giờ, và chúng ta có thể chọn tin cậy Đức Chúa Trời—ngay cả trong bóng tối, nơi thật phi lýlúc có vẻ như lối dài ra từ thung lũng.

Nhưng, đây là tin tốt để nhớ về những bóng tối to lớn và đáng sợ.  Bạn không thể có bóng mà không có ánh sáng.  Nếu bạn nhìn thấy bóng, nghĩa là có ánh sáng chiếu gần đó.

Vì vậy, chìa khóa khi bạn đi qua thung lũng bóng tối là quay lưng khỏi bóng và nhìn vào ánh sáng.  Bởi bao lâu bạn để mắt đến ánh sáng—là Chúa Giêsu, Ánh Sáng của Thế Giới—thì bóng tối sẽ không làm bạn sợ hãi.

Cũng giống David, hãy tin cậy Chúa trong những thung lũng tối tăm, và cầu nguyện, “Khi tôi bị choáng ngợp, duy Ngài biết lối nào tôi phải xoay” (Thi Thiên 142:3 NLT).

THẢO LUẬN
·      Những bóng tối nào bạn gần đây đang phải đối mặt ?  Tại sao chúng quá làm nản lòng bạn?
·      Thể nào thuộc lòng Kinh Thánh giúp bạn đối mặt những sợ hãi trong đời bạn?
·      Tại sao bạn nghĩ sợ hãi làm căng thẳng người ta?

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ THỂ DÙNG THỜI ĐEN TỐI cho ĐIỀU TỐT



TG: Rick Warren – ngày 25/6/2020
DG: Thang Chu

Chúng tôi bị ép mọi bề bởi hoạn nạn, nhưng chúng tôi không bị nghiền nát. Chúng tôi bối rối, nhưng không bị đẩy vào tuyệt vọng. Chúng tôi bị săn lùng, nhưng không bao giờ bị Chúa bỏ rơi. Chúng tôi bị đánh gục, nhưng chúng tôi không bị hủy diệt” (2 Cô-rinh-tô 4:8-9 NLT).

Không ai trong chúng ta được miễn trừ đau khổ, cô đơn, chán nản, hay bị chỉ trích một cách bất công. Tại sao?

Bởi đó là những điều Chúa Giêsu đã trải nghiệm, và chúng ta cũng cần trải nghiệm chúng để Đức Chúa Trời phát triển đức tính đấng Christ trong chúng ta.

Có phải điều này nghĩa là Đức Chúa Trời gây ra bi kịch?  Không.  Chúa là thiện lành, và Ngài sẽ không gây ra điều ác hoặc làm điều ác.  Nhưng Chúa có thể sử dụng những thời đen tối và căng thẳng như thế này cho điều tốt.  Ngài có thể sử dụng những hoạn nạn hiện tại của chúng ta để dạy chúng ta tin tưởng Ngài, bày tỏ cho chúng ta cách giúp đỡ người khác, và kéo chúng ta lại gần hơn với các tín đồ khác.

Kinh Thánh nói trong 2 Cô-rinh-tô 4:8-9, “Chúng tôi bị ép mọi bề bởi hoạn nạn, nhưng chúng tôi không bị nghiền nát. Chúng tôi bối rối, nhưng không bị đẩy vào tuyệt vọng. Chúng tôi bị săn lùng, nhưng không bao giờ bị Chúa bỏ rơi. Chúng tôi bị đánh gục, nhưng chúng tôi không bị hủy diệt” (2 Cô-rinh-tô 4:8-9 NLT).

Vậy, bạn nên làm gì khi bạn đang trải qua thời kỳ khó khăn?

Đầu tiên, hãy từ chối bị nản lòng.  Sau đó, hãy nhớ rằng Chúa ở cùng bạn.  Cuối cùng, hãy dựa vào sự bảo vệ và hướng dẫn của Chúa.

nh sáng Chúa tỏa sáng ngay cả trong bóng đen tối nhất.

THẢO LUẬN
·      Thể nào bạn thấy Chúa dùng đại dịch và sự tập trung vào bất công xã hội cho điều tốt?
·      Khi nào bạn từng thấy Chúa mang điều tốt ra từ tình huống xấu bởi vì bạn tin cậynương dựa Ngài?
·      Những gì tốt bạn muốn thấy đến từ những thời điểm khó khăn này?  Hãy nói với Chúa điềutrong tâm trí bạn.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

TRƯỚC KHI BẠN MỞ LỜI CHÚA, HÃY TIN NÓ



TG: Rick Warren – ngày 24/6/2020
DG: Thang Chu

“Vậy hãy loại bỏ tất cả bẩn thỉu và xấu xa trong đời anh chị em, và khiêm nhường tiếp nhận lời Chúa đã gieo vào lòng anh chị em, vì nó có quyền năng cứu rỗi linh hồn anh chị em” (Gia-cơ 1:21 NLT).

Bạn có lẽ không luôn luôn hiểu những gì Kinh Thánh nói.  Nhưng để neo đời bạn vào nền tảng vững chắc của Lời Chúa, bạn cần khiêm nhường chấp nhận bất cứ gì Chúa nói với bạn.

Trong câu kinh thánh hôm nay, chữ "tiếp nhận" từ tiếng Hy Lạp dechomai.  Nó là một thuật ngữ hiếu khách.  Nó có nghĩa là nhận như người lạ.  Bạn phải nhận Lời Chúa đầy đủ vào đời bạn.  Nghĩa là trước khi bạn mở Kinh Thánh, bạn nói với Chúa rằng bạn tiếp nhận bất cứ gì Ngài bảo bạn.  Bạn đồng ý tin Lời Ngài, dù bạn hiểu hay không.

Nhìn vào phần đầu của câu hôm nay.  Để tiếp nhận Lời Chúa, trước tiên bạn phải quan tâm đến những thứ bẩn thỉu trong đời bạn.  Hãy làm sạch nó!  Nào, điều này không có nghĩa là bạn cần phải làm sạch đời bạn trước khi bạn có thể đến với Chúa; thay vì thế, nghĩa là tội lỗi có thể ngăn bạn nghe Chúa.  Bạn không thể nghe Ngài khi bạn cái gì đó khác lấp đầy trí và lòng bạn.  Bạn phải dọn chỗ cho sự thật.  Tin và áp dụng sự thật của Chúa sẽ thay đổi bạn và khiến bạn giống Chúa Giêsu hơn.

Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời thường so sánh việc chúng ta tiếp nhận Lời Ngài với việc làm vườn.  Ngài muốn chúng ta tiếp nhận hạt giống Ngài đang gieo vào lòng và trí chúng ta.  Nhưng trước khi gieo và tưới thì cỏ dại đến.  Trước khi bạn gặp Chúa, bạn phải loại bỏ rác rưởi mặt cảm xúc và tinh thần trong đời bạn.  Bạn làm điều đó bằng xưng nhận và xoay khỏi tội lỗi bạn.  Bạn thừa nhận với Chúa điều bạn từng làm đi ngược Lời Ngài.

Rồi, qua sự tiếp nhận và xưng tội, Thiên Chúa có thể sanh ra hoa trái vâng phục trong đời bạn.

THẢO LUẬN
·      Khiêm nhường tiếp nhận Lời Chúa nghĩa là gì?  Tại sao khiêm nhường lại quan trọng?
·      Tại sao tội lỗi kiềm hãm chúng ta khỏi mối tương giao với Chúa?  Thể nào bạn cảm thấy ảnh hưởng của tội lỗi chưa được xưng nhận lên mối quan hệ của bạn với  Chúa?
·      Chúa muốn bạn làm gì với những phần trong Kinh Thánh mà bạn không hiểu?

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

NĂM CÁCH LỜI CHÚA LÀ TẶNG PHẨM



TG: Rick Warren - 23 tháng 6 năm 2020
DG: Thang Chu

Bất cứ điều gì tốt đẹp và hoàn hảo đều tặng phẩm xuống từ Thiên Chúa, Cha chúng ta, là đấng sáng tạo tất cả ánh sáng trên các tầng trời.  Ngài không bao giờ thay đổi hoặc có bóng biến thiên.  Ngài đã chọn sinh ra chúng ta bằng cách ban cho chúng ta lời chân lý của Ngài” (Gia-cơ 1:17-18 NLT).

Nếu bạn có thể neo linh hồn mình vào điều gì đó không bao giờ thay đổi, thì bạn cần coi Lời Chúa như một tặng phẩm.  Kinh Thánh nói, “Bất cứ điều gì tốt đẹp và hoàn hảo đều là tặng phẩm xuống từ Thiên Chúa, Cha chúng ta, là đấng sáng tạo tất cả ánh sáng trên các tầng trời.  Ngài không bao giờ thay đổi hoặc có bóng biến thiên.  Ngài đã chọn sinh ra chúng ta bằng cách ban cho chúng ta lời chân lý của Ngài” (Gia-cơ 1:17-18 NLT).

Gia-cơ nói năm điều quan trọng về Lời Chúa trong đoạn này.

1. Lời Chúa là tốt lành.
Nó có lợi cho bạn.  Nếu bạn không đọc Kinh Thánh, bạn đang bỏ lỡ tất cả những lời hứa, chỉ dẫn, và lợi ích mà Chúa muốn dành cho bạn.

2. Lời Chúatoàn hảo.
là “tặng phẩm toàn hảo. Nếu nó toàn hảo, nghĩa là nó vô ngộ.  Không sai lầm trong đó.  Bạn có thể nương cậy vào nó.  Và, nếu nó toàn hảo, nghĩa là nó chính xác là những gì bạn cần.

3. Lời Chúachân lý.
Nó nói, “lời chân lý của Ngài.”  Kinh Thánh sẽ luôn bảo bạn điều đúng để làm.  Nó sẽ không bao giờ dẫn bạn vào hướng sai.  Nó luôn luôn đúng.  Chân lý của nó sẽ giải phóng bạn!

4. Lời Chúa không thay đổi.
Kinh Thánh nói rằng Thiên Chúa không bao giờ thay đổi, và vì vậy Lời Ngài không bao giờ thay đổi.  Một số tặng phẩm bạn nhận được trong đời sẽ hao mòn—chúng bị phai màu, rỉ sét, và vỡ ra.  Bạn không thể luôn luôn phụ thuộc vào chúng, nhưng bạn có thể luôn luôn phụ thuộc vào Lời Chúa.

5. Lời Chúa là sự sống.
Gia-cơ nói, “Thiên Chúa đã chọn ban sự sống cho chúng ta bằng cách ban cho chúng ta Lời Ngài.”  Bạn được tạo ra theo hình ảnh Chúa, có nghĩa là bạn có khả năng yêu Chúa và được Ngài yêu.  Chúa đã tạo ra bạn và ban cho bạn Lời Ngài để bạn có thể biết Ngài.   Đây là lối duy nhất đến sự sống thật.

“Vì mọi điều đã được chép trong quá khứ được chép để dạy chúng ta, để qua sự khích lệ được dạy trong Kinh Thánh và sự khích lệ mà họ cung cấp thì chúng ta có thể có hy vọng (Rô-ma 15:4 NIV).   Mọi điều trong Kinh Thánh được viết để ban cho bạn hy vọng, ngay cả những phần bạn có lẽ không hiểu.

Điều duy nhất bạn có lẽ cần nhất bây giờ—là sự khích lệ—trong sách này.

Bạn từng cảm thấy nản lòng không?  Có hy vọng lớn lao, và nó ở ngay ngón tay bạn.  Chỉ cần mở Kinh Thánh bạn ra!

THẢO LUẬN
·      Có phải bạn khó tin rằng Kinh Thánh là vì lợi ích của bạn không?  Bạn có thể làm gì để đào sâu hiểu biết của bạn về việc thể nào câu chuyện của Lời Chúa áp dụng vào đời bạn?
·      Những cách nào bạn đang xem trọng Lời Chúa như một tặng phẩm?  Nó có ưu tiên gì trong đời bạn?
·      Thể nào bạn có thể khích lệ ai đó bằng Lời Chúa hôm nay?

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

ĐỨC TIN THẬT THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI



TG: Rick Warren – ngày 22/6/2020
DG: Thang Chu

“Bây giờ ai đó có lẽ tranh luận, ‘Người thì có đức tin; người khác có việc lành.’  Nhưng tôi nói, ‘Thể nào anh chị em có thể cho tôi thấy đức tin mình nếu anh chị em không có việc lành?’ Tôi sẽ cho anh chị em thấy đức tin của tôi bằng việc lành của tôi” (Gia-cơ 2:18 NLT).

Một số người nghĩ đức tin chỉ là một cuộc đàm thoại.  Nó là một ý tưởng được thảo luận hoặc một thần học được tranh luận.

Nhưng đức tin còn nhiều hơn thế.  Gia-cơ dạy chúng ta rằng đức tin thật biến hóa cuộc sống.

Gia-cơ 2:18 nói, “Bây giờ ai đó có lẽ tranh luận, ‘Người thì có đức tin; người khác có việc lành.’  Nhưng tôi nói, ‘Thể nào anh chị em có thể cho tôi thấy đức tin mình nếu anh chị em không có việc lành?’ Tôi sẽ cho anh chị em thấy đức tin của tôi bằng việc lành của tôi” (NLT).  Ở đây, Gia-cơ đang mô tả người nghĩ rằng đức tin có thể tách rời khỏi hành động—thể nào việc tin vào Lời Chúa và việc lành được kết nối.

Tuy nhiên, Gia-cơ cũng nói rằng ông không thể thấy đức tin của bạn nếu bạn không bày tỏ nó bằng việc lành của bạn.

Đời ông được thay đổi bởi đức tin của ông, vì vậy Gia-cơ nói rằng ông có thể chứng minh đức tin của mình bằng cách chỉ ra cách ông phục vụ Chúa và cách ông phục vụ người khác.

Một cách để giải thích điều này là xem xét tình yêu thương.  Tình yêu không thể thấy được trừ khi bạn có thể thấy nó qua hành động.  Theo cùng cách ấy, cách duy nhất bạn biết ai đó có đức tin thật hay không là bằng cách nhìn cách họ sống.

Gia-cơ cốt yếu nói, “Nếu bạn tự nhận mình là Cơ-đốc-nhân, thì tôi có quyền yêu cầu bạn chứng minh nó qua hành động của bạn.”

Vấn đề là, một người nào đó lớn như Đức Chúa Trời không thể có thể bước vào đời bạn mà lại không thay đổi bạn một cách hiển nhiên.  2 Cô-rinh-tô 5:17 nói, “Điều này nghĩa là bất cứ ai thuộc về đấng Christ đều trở thành người mới.  Đời cũ đi mất; đời mới bắt đầu!” (NLT).

THẢO LUẬN
·      Thể nào đức tin của bạn vào Chúa đang biến hóa bạn?
·      Khi Gia-cơ nói về đức tin, ông nói, “Hãy bày tỏ cho tôi.”  Thể nào bạn bày tỏ cho người khác thấy đức tin của bạn?

Gia-cơ không nói rằng chúng ta được cứu bởi công đức chúng ta.  Kinh Thánh rõ ràng rằng chúng ta được cứu bởi đức tin vào Chúa Giêsu, không hơn không kém.  Kinh Thánh nói, “Thiên Chúa cứu anh chị em bởi ân sủng Ngài khi anh chị em tin.  Và anh chị em không thể dành công việc này; đó là món quà từ Thiên Chúa.  Sự cứu rỗi không phải là phần thưởng cho việc lành chúng ta từng làm, để không ai trong chúng ta có thể tự hào về điều đó” (Ê-phê-sô 2:8-9 NLT).

Nhưng, xuyên qua đức tin của chúng ta, Thiên Chúa biến hóa chúng ta để thái độ và hành động của chúng ta trở thành bằng chứng cho lòng tin cậy của chúng ta vào Ngài.  Ê-phê-sô 2:10 nói, “Vì chúng ta là tuyệt tác của Chúa.  Ngài đã tạo ra chúng ta mới lại trong Chúa Giêsu Christ, vì vậy chúng ta có khả năng làm điều lành mà Ngài đã lên kế hoạch cho chúng ta cách đây đã lâu” (NLT).

Nếu bạn chưa từng đặt lòng tin cậy vào Chúa Giêsu, đây là lúc làm điều đó. 

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Father's Day nhớ những ngày
Con còn bé nhỏ vòng tay bố choàng,
Hôm nay con hóa phượng hoàng
Bay cao trời rộng vẻ vang gia đình.
Chẳng như nghịch tử Chí Minh
Bỏ cha họ Nguyễn cấy tinh họ Hồ!

Dẫu mà sông biển cạn khô
Tình cha vẫn chảy xuống mồ còn tuôn.

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10159962121538009&id=676413008

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

KHÔNG PHẢI TẤT CẢ CƠN GIẬN LÀ TỘI LỖI



TG: Rick Warren - ngày 20/6/2020
DG: Thang Chu

“Kẻ dại trút giận, nhưng người khôn lặng lẽ kiềm nó lại(Châm Ngôn 29:11 NLT).

Nhiều người nghĩ rằng tất cả cơn giận đều là tội lỗi, nhưng điều đó không đúng.

Cơn giận chỉ trở thành tội lỗi khi nó được bộc lộ theo cách không thích hợp.

Đôi khi phản ứng thích hợp nhất cho một tình huống là tức giận.  Thậm chí đó có thể là biểu hiện của tình yêu.  Trên thực tế, Kinh Thánh nói Thiên Chúa nổi giận một cách công chính, và lý do duy nhất bạn có thể bộc lộ tức giận là vì bạn được tạo ra theo hình ảnh của Ngài.

Nhưng có một thứ là tức giận tội lỗi.  Đây là khi chúng ta bùng phát hoặc ngậm miệng.  Đó là khi chúng ta đe dọa, lăng mạ, hoặc coi thường ai đó.

Trong khi cơn giận được quản trị sai là tội lỗi, thì cơn giận được quản trị đúng vật quý bởi nó cho bạn cái nhìn rõ về tình huống và cho phép bạn đáp ứng lại bằng tình yêu của Chúa—thậm chí bạn bị người ta làm sai.

Bởi vì Chúa là dành cho bạn và không nghịch lại bạn, Ngài ban cho bạn khả năng lựa chọn cách đối phó cơn giận của bạn.  Với Thánh Linh hành động trong bạn, bạn khả năng kiểm soát nó.

Bạn đã bao giờ tranh cãi gay gắt ở nhà, thì điện thoại reo và bạn trả lời bằng lời nói ngọt ngào, “Hello.”  Chuyện gì vừa xảy ra?  Bạn có thể đổi giọng điệu bạn ngay lập tức vì bạn muốn.

Châm Ngôn 29:11 nói, “Kẻ dại trút giận, nhưng người khôn lặng lẽ kiềm nó lại” (Châm Ngôn 29:11 NLT).


Lựa chọn nổi giận chỉ là thế—một lựa chọn.  Bạn có thể nói một lúc nào đó, “Bạn làm tôi nổi điên lên!”  Nhưng không ai có thể kiểm soát cảm xúc bạn mà không được phép của bạn.  Bạn có thể quyết định trước cách bạn sẽ phản ứng và kiểm soát cơn giận bạn.

Mối quan hệ của bạn với đấng Christ sẽ xác định mức độ thể nào bạn làm chủ cơn giận trong đời bạn.  Ngay cả trong khủng hoảng, trong những tình huống khó khăn nhất, bạn có thể kiềm chế cơn giận của mình bởi tình yêu của Chúa bên trong bạn.

Và khi cơn giận được quản trị một cách khôn ngoan và thích hợp, nó tạo ra những hôn nhân tuyệt diệu, những tình bạn tuyệt diệu, những kinh doanh tuyệt diệu, những nhà lãnh đạo tuyệt diệu, và những tiến bộ tuyệt diệu.

THẢO LUẬN
·      Thể nào thật ích lợi khi bạn tìm ra trước cách bạn sẽ quản trị cảm giác tức giận của bạn?
·      Tại sao cơn giận được quản trị sai làm tổn hại mối quan hệ và tiến bộ?
·      Bạn có từng tức giận một cách chính đáng?  Cách nào bạn kiểm soát đáp ứng của bạn?

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

ĐẦU HÀNG ĐIỀU BẠN KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT



TG: Rick Warren - 19 tháng 6 năm 2020
DG: Thang Chu

“Anh chị em thấy rằng đức tin và hành động của ông cùng hoạt động, và đức tin ông được hoàn chỉnh bởi điều ông làm(Gia-cơ 2:22 NIV).

Nếu bạn muốn vượt qua một cuộc khủng hoảng như đại dịch toàn cầu mà vẫn giữ vẹn sức khỏe mặt cảm xúc, bạn cần phải học kiểm soát những gì điều khiển được trong đời bạn và tin cậy Chúa phần còn lại.

Thiên Chúa đang hoạt động trong sức khỏe tâm thần, tâm linh,cảm xúc bạn.  Ngài muốn bạn đưa ra lựa chọn khôn ngoan dựa trên sự hướng dẫn của Ngài từ Kinh Thánh và qua lời cầu nguyện.

rồi, khi bạn đối đầu điều gì đó ngoài tầm kiểm soát của mình, bạn có thể phó thác nó cho Chúa và tin cậy Ngài giải quyết nó để được tốt.

Một ví dụ Kinh Thánh tuyệt vời về điều này là Áp-ra-ham: “Anh chị em thấy rằng đức tin và hành động của ông cùng hoạt động, và đức tin ông được hoàn thành bởi điều ông làm” (Gia-cơ 2:22 NIV).


Thật dễ đi đến cực đoan về điều này.  Chẳng hạn, bạn có thể nói tất cả tùy Chúa và trở nên thụ động đến mức bạn không làm gì cả.  Mặt khác, bạn có thể hành động như Chúa không đóng vai trò nào trong đời bạn và cho rằng mọi thứ phụ thuộc vào bạn.

Cả hai thái cực đều sai.  Duy trì sức khỏe thể chất tốt là về sự cân bằng, và điều tương tự cũng đúng với sức khỏe cảm xúc.  Hãy tìm sự cân bằng giúp bạn nhận ra điều trong tầm kiểm soát của bạn và rồi đưa ra quyết định sáng suốt, dựa trên sự hướng dẫn của Chúa khi bạn đọc Lời Ngài và nói chuyện với Ngài khi cầu nguyện.  Và, học buông bỏ những điều mà chỉ có Chúa mới có thể đối phó.

Trong phim, The Lord of the Rings, có một khoảnh khắc mà Frodo phàn nàn về tất cả những điều xấu xa và đau đớn trên thế giới.  Anh nói với Gandalf, “Tôi ước gì không có chuyện này xảy ra.

Bạn có lẽ đã nói điều tương tự trong thời điểm chúng ta đang sống này.

Gandalf trả lời một cách khôn ngoan với Frodo và nói, “Cũng y vậy với tất cả ai sống khi thấy những lúc như vậy; nhưng điều đ không do họ quyết định.  Tất cả gì chúng ta phải quyết định là điều gì phải làm với thời gian được ban cho chúng ta.

Tất cả gì bạn phải làm là quyết định điều gì phải làm với thời gian được ban cho bạn.

Có rất nhiều thứ trong đời bạn mà bạn không kiểm soát được. Bạn không thể kiểm soát đại dịch hoặc cách chính phủ và người khác đối phó nó.

Bạn không thể kiểm soát hoàn cảnh sống, nhưng bạn có thể chọn cách bạn sẽ đáp ứng lại—và điều đó sẽ tạo khác biệt tất cả.  Chúa luôn ở đó để giúp bạn đưa ra lựa chọn đó.

THẢO LUẬN
·      Những điều nào không thể kiểm soát trong đời bạn đã khiến bạn căng thẳng vì bạn đã cố gắng kiểm soát chúng?
·      Tại sao bạn nghĩ rằng Chúa ban cho bạn khả năng đưa ra quyết định và kiểm soát một số khía cạnh đời bạn?