Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

SỰ YẾU ĐUỐI CÓ THỂ LÀ ĐIỀU TỐT



Do Rick Warren - ngày 29 tháng 6 năm 2019

“Ngài ban phước cho tất cả ai dựa vào Ngài để lấy sức họ (Thi Thiên 84: 5 CEV).

Bạn mệt không?  Có lẽ bạn đang chạy bở hơi tai.  Bạn mệt rất nhiều.  Cuối ngày, bạn kiệt sức và cạn năng lượng, và lý do thật đơn giản: Bạn là người.

Sức mạnh bạn có hạn.  Nhưng sức mạnh Thiên Chúa hạn.  Sức mạnh bạn hạn định. Nhưng sức mạnh Thiên Chúa vô định.  Sức mạnh bạn có thể cạn kiệt—đó là lý do bạn kiệt sức!  Nhưng sức mạnh Thiên Chúa không hề cạn.  Thiên Chúa không bao giờ cạn năng lượng.  Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi.

Thi-Thiên 84: 5 nói, “Ngài ban phước cho tất cả ai dựa vào Ngài để lấy sức họ” (Thi Thiên 84: 5 CEV).  Bạn có muốn Chúa ban phước đời bạn không?  Thì bạn cần nương vào Chúa cho sức mạnh bạn.

Một trong những Cơ-đốc-nhân nổi tiếng nhất thế kỷ 19 là ông tên Hudson Taylor.  Ông là giáo sỹ đến Trung Quốc, và ông người khổng lồ tâm linh và là người thông minh.  Lúc tuổi già, ông mất sức khỏe và trở nên khá yếu.  Ông viết thư cho một người bạn nói rằng: Tôi rất yếu, tôi không thể làm việc.  Tôi yếu đến mức tôi không thể học. Tôi yếu đến mức tôi không thể đọc Kinh Thánh.  Tôi thậm chí không thể cầu nguyện.  Tôi chỉ có thể nằm yên trong vòng tay Thiên Chúa như một đứa nhỏ phó thác.

Lúc nào đó trong đời bạn, bạn có lẽ yếu đến mức bạn thậm chí không thể cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, đi học Kinh Thánh, làm việc, hoặc thực sự làm bất cứ gì.  Bạn làm gì trong những khoảnh khắc đó?  Bạn nghỉ ngơi trong sức mạnh của Chúa, trong tay Ngài như một đứa trẻ nhỏ, và bạn phó thác.

Sự yếu đuối thực sự có thể là điều tốt trong đời bạn nếu nó khiến bạn nương vào Thiên Chúa.  Trong 2 Cô-rinh-tô 12: 8-10, Phao-lô nói thế này: Ba lần khác nhau tôi cầu xin Chúa cất nó đi.  Mỗi lần vậy Ngài nói, ‘Ân sủng Ta là tất cả gì con cần.  Sức mạnh Ta hành động tốt nhất trong sự yếu đuối. Nên giờ tôi rất vui khoe yếu đuối tôi, để sức mạnh đấng Christ có thể hành động qua tôi.  Đó là lý do tôi vui trong yếu đuối của mình, và trong sỉ nhục, gian khổ, bắt bớ và hoạn nạn vì chịu khổ cho đấng Christ.  Vì khi tôi yếu đuối, là lúc tôi mạnh mẽ (NLT).

Đó là nghịch lý của việc nương dựa vào Chúa: Bạn càng yếu đuối, bạn càng nương dựa vào Ngài.  Và bạn càng nương dựa vào Chúa, bạn càng mạnh mẽ.


THẢO LUẬN
·      Tại sao khó thừa nhận hoặc tỏ lộ yếu đuối?
·      Thể nào văn hóa chúng ta thẩm nhập ý tưởng rằng chúng ta phải mạnh mẽ luôn?
·      Nghĩa làkhi nương dựa vào sức mạnh Thiên Chúa?  Điều đó trông thể nào trong đời bạn?


Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

HÃY TIN CẬY KHÔN NGOAN của THIÊN CHÚA, ĐỪNG TIN CẢM GIÁC



Do Rick Warren - ngày 28 tháng 6 năm 2019

“Hãy tin cậy Thiên Chúa hết lòng con; đừng dựa vào hiểu biết con.  Hãy tìm kiếm ý ch Ngài trong tất cả những gì con làm, và Ngài sẽ chỉ con đường nào để đi.  Đừng bị ấn tượng bởi khôn ngoan riêng của con.  Thay vì thế, hãy kính sợ CHÚA và quay lưng khỏi điều ác” (Châm Ngôn 3:5-7 NLT).

Bạn đã bao giờ có cảm giác rằng cái gì đó rất, rất đúng, nhưng sau khi bạn làm nó, nó trở nên rất, rất sai?

Cảm giác nói dối.  Chúng dối bạn luôn!  Một bài nhạc đồng quê xưa nói rằng, “Thể nào lại có thể sai khi cảm thấy thật đúng? Bạn đang đùa tôi à?  Có rất nhiều điều sai lại cảm thấy rất đúng lúc đó.

Sau sáu tháng trong quan hệ, bạn tự hỏi, Tôi đã nghĩ gì?  Chỉ vài tuần làm việc, bạn nghĩ, “Trời đất thiên địa mình đã bị cuốn vào chuyện này sao?  Một quyết định nhanh dường như vô hại lúc đó để lại bạn những năm tháng tan vỡ đầy sẹo sau đó.

Nếu bạn muốn trải qua ít ngõ cụt và thất bại hơn trong đời mình, bạn cần nghe những gì Châm Ngôn 3: 5-7 nói với chúng ta: “Hãy tin cậy Thiên Chúa hết lòng con; đừng dựa vào hiểu biết con.  Hãy tìm kiếm ý chỉ Ngài trong tất cả những gì con làm, và Ngài sẽ chỉ con đường nào để đi.  Đừng bị ấn tượng bởi khôn ngoan riêng của con.  Thay vì thế, hãy kính sợ CHÚA và quay lưng khỏi điều ác” (Châm Ngôn 3: 5-7 NLT).

Nếu bạn thực sự muốn Thiên Chúa ban phước đời bạn, bạn phải dựa vào khôn ngoan của Thiên Chúa, chứ không phải những gì cảm xúc bạn nói hoặc những gì sự can đảm bạn nói.  Hãy tin cậy Chúa và không dựa vào hiểu biết của bạn.

Vậy làm thế nào để bạn có được sự khôn ngoan của Thiên Chúa?

Bạn cầu nguyện.  Bạn nói chuyện với Chúa, và bạn để Ngài nói chuyện với bạn bằng cách đọc Kinh Thánh.  Đó là cách bạn có được sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

Kinh Thánh nói trong Gia-cơ 1: 5, “Nếu bất cứ ai trong anh chị em thiếu khôn ngoan, anh chị em nên cầu xin Thiên Chúa, là Đấng ban phát dư dật cho tất cả mọi người mà không bắt lỗi, rồi khôn ngoan sẽ được ban cho anh chị em” (NIV).

Thiên Chúa không muốn bạn phạm những sai lầm ngu ngốc.  Ngài không muốn bạn đi đụng ngõ cụt hoặc trải qua thất bại rồi thất bại trong cuộc sống.  Thiên Chúa muốn bạn thành công.  Ngài muốn bạn đưa ra những quyết định sáng suốt về thời gian bạn và tiền bạc bạn và các mối quan hệ bạn.

Không phải bạn đang đợi Ngài giúp.  Ngài đang đợi bạn!  Thiên Chúa nói, “Nè!  Ta đây.  Ta sẽ ban cho con khôn ngoan, và Ta sẽ ban cách dư dật.  Ta không ban cho cách miễn cưỡng.  Ta muốn khiến con khôn ngoan.  Con chỉ cần xin.”

Nếu bạn muốn được ban phước, bạn phải nhận sự khôn ngoan của Thiên Chúa.  Và nếu bạn muốn có khôn ngoan của Thiên Chúa, bạn phải nhận Lời Thiên Chúa.

THẢO LUẬN
·      Hãy nghĩ về lúc nào đó trong đời bạn khi bạn dựa vào cảm xúc mình để đưa ra một quyết định lớn.  Kết quả là gì?
·      Cách nào Chúa nói với bạn?  Thể nào bạn biết chính Ngài nói với bạn?
·      Tại sao thật quan trọng dành giờ với Chúa mỗi ngày nếu bạn muốn biết kế hoạch Ngài cho đời bạn?


Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

HÃY ĐỂ ĐỨC TIN, KHÔNG PHẢI SỢ HÃI, CAI TRỊ LÒNG BẠN



Do Rick Warren - ngày 27 tháng 6 năm 2019

Nhiều người mắng anh ta và bảo anh ta im lặng.  Nhưng anh ta hét to hơn nữa, Con trai của Đa-vít ôi, xin thương xót tôi!’” (Mác 10:48 NIV).

Nếu bạn sẽ làm một khởi đầu mới với đức tin trong đời mình, bạn phải đối mặt nỗi sợ hãi của mình.  Đừng để chúng kiểm soát bạn!  Sợ hãi có khả năng đáng kinh ngạc làm tê liệt tiềm năng chúng ta, để ngăn chúng ta phóng ra và có đức tin trong đời chúng ta.

Khi chúng ta chọn sợ hãi hơn là đức tin, nó khiến chúng ta hoài nghi—chúng ta sợ phải thử bất cứ điều gì mới khi chúng ta sợ.  khiến chúng ta ích kỷ—chúng ta rất sợ phải cam kết với Chúa và với người khác.  khiến chúng ta thiển cận—chúng ta tập trung vào quá khứ chứ không vào tương lai.

Ba-ti-mô đối mặt với một nỗi sợ quen thuộc với nhiều người trong chúng ta: nỗi sợ bị từ chối.  Anh ta biết rằng hét lên với Jesus trong đám đông đó là điều không được làm.  Anh biết rằng mọi người sẽ coi thường anh vì điều đó, nhưng anh tuyệt vọng.  Và anh ta biết rằng Chúa Giêsu Christ là người duy nhất có thể giúp anh.

hãy xem chuyện gì đã xảy ra: Khi anh hét lên với Chúa Giêsu, mọi người xung quanh bảo anh, “Đừng làm vậy.  Hãy yên lặng.  Đừng làm rối lên.  Chắc chắn Chúa Giêsu Christ không quan tâm đến ngươi.  Ngài có nhiều việc quan trọng hơn để làm.

Ma quỷ thì thầm những điều như vậy với rất nhiều người trong chúng ta.  Khi cơ hội để đức tin vào lòng chúng ta, những suy nghĩ như, “Thiên Chúa ắt không quan tâm đến anh đâu” hoặc “Đừng làm rối lên” hoặc “Người ta sẽ nghĩ gì về anh?” khiến chúng ta không có đức tin.  Khi bạn thấy một cơ hội để thay đổi, thì có đủ loại tiếng la từ trong và quanh bạn bảo bạn đừng làm rối chuyện.

Nhưng Thiên Chúa đang yêu cầu bạn làm điều gì đó vĩ đại hơn bạn từng làm trước đây.  Ngài đang yêu cầu bạn dựa vào Ngài hoàn toàn.  Bạn không nghĩ đó là điều cảm giác như đáng sợ à?  Dĩ nhiên có.  Và khi Thiên Chúa yêu cầu điều gì đó của bạn, bạn có lựa chọn.  Phải chăng bạn trở lại sợ hãi của mình và cứ ở mãi lối bạn ở?  Hay bạn sẽ thuần hóa nỗi sợ mình và tiến tới trước trong đức tin?

THẢO LUẬN
·      Bạn sợ bị từ chối của ai nhất?
·      Tại sao bạn nghĩ dường như đôi khi dễ chọn sợ hãi hơn đức tin?
·      Hãy cầu nguyện rằng Chúa sẽ giúp bạn nhận được sự bảo vệ của Ngài khỏi những gì người khác nghĩ bằng cách tin cậy vào Ngài.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

THỂ NÀO THAY THẾ SỢ HÃI BẰNG TIN CẬY



Do Rick Warren - ngày 26 tháng 6 năm 2019

“Và Ngài đã giải cứu chúng tôi khỏi nguy hiểm chết người, và Ngài sẽ giải cứu chúng tôi lần nữa.  Chúng tôi đã đặt niềm tin vào Ngài, và Ngài sẽ tiếp tục giải cứu chúng tôi (2 Cô-rinh-tô 1:10 NLT).

Chúa đang dõi theo bạn, vì vậy đừng lắng nghe nỗi sợ hãi của bạn.  Đây là sự lựa chọn. Hãy tin vào Chúa và đừng bỏ cuộc trước nỗi sợ hãi của bạn.

Lời hứa của Chúa với các tín đồ là, bất kể gì xảy ra với chúng ta, Ngài đang vận hành cho sự tốt lành của chúng ta—nếu chúng ta yêu Ngài và theo Ngài (Rô-ma 8:28).  Nếu bạn là tín đồ, Kinh Thánh nói rằng tất cả mọi thứ đang cùng vận hành điều tốt—không phải tất cả mọi thứ đều tốt nhưng chúng đang cùng vận hành đem điều tốt.

Điều đó nghĩa là chúng ta có thể ngừng lắng nghe nỗi sợ hãi của mình, vì không có khó khăn, tiến thoái lưỡng nan, thất bại hoặc thảm họa nào trong đời tín đồ mà Chúa không thể rốt cuộc đem ra được điều tốt.  Không cần phải sợ tương lai.

Sợ hãi của bạn tiết lộ chỗ nào bạn không tin Chúa.  Hôm nay, hãy lập một danh sách những sợ hãi của bạn và cầu xin Chúa giúp bạn nhận ra lý do tại sao bạn sợ hãi trong những lĩnh vực đó.  Sau đó, xin Ngài giúp bạn thay thế sợ hãi bằng tin cậy.

Bây giờ, điều này rất quan trọng: Hãy mong đợi Chúa bắt đầu giúp bạn học cách tin cậy Ngài với từng nỗi sợ hãi.  Sau đó, hãy theo dõi để thấy thể nào Ngài giúp bạn.

THẢO LUẬN
·      Những sợ hãi nào bạn từng nhận ra trong đời bạn?
·      Tại sao bạn nghĩ bạn tin cậy Chúa trong một số lĩnh vực này mà không trong những lĩnh vực khác?
·      Có khi nào bạn từng thấy Chúa can thiệp khi bạn nghĩ Ngài sẽ không?

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

HÃY THỰC HIỆN BƯỚC ĐỨC TIN DÙ SỢ HÃI



Do Rick Warren - ngày 25 tháng 6 năm 2019

Chúa ôi, xin để ý các đe dọa mà họ đã gây ra, và cho phép chúng tôi, những người hầu việc Ngài, nói lên sứ điệp Ngài với tất cả dạn dĩ” (Công Vụ 4:29 GNT).

Tất cả chúng ta đều có những sợ hãi.  Tuy nhiên, quá thường xuyên, chúng ta để chúng cai trị đời chúng ta và ngăn chúng ta đứng lên cho những gì chúng ta biết Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm.

NĐa-ni-ên đứng trong hang sư tử, chúng ta phải đối mặt những người và tình huống đe dọa hủy diệt chúng ta và tiêu diệt lời chứng chúng ta cho Đức Chúa Trời.  Nhưng sự lựa chọn là của chúng ta.

Chúng ta sẽ chịu khuất phục trước sợ hãi của chúng ta, hay chúng ta sẽ đứng lên cho Đức Chúa Trời bất chấp những sợ hãi đó?

Nếu bạn muốn vượt qua nỗi sợ hãi kéo bạn xuống, bạn cần hiểu rõ lợi ích của việc chọn đứng lên cho những gì Đức Chúa Trời muốn.

Quan trọng nhất, bạn cần thấy rằng làm những gì Chúa muốn bạn làm là một chiến thắng rõ ràng vượt nỗi sợ hãi trong cuộc sống bạn.

Vì sợ hãi gia tăng.  Mỗi khi bạn nhượng bộ một sợ hãi, nó sẽ trở nên dữ dội hơn.

Sợ hãi gia tăng mỗi khi bạn từ chối làm những gì Chúa muốn bạn làm. Cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy bị dồn vào đường cùng.

Vậy bạn làm gì?

Hãy theo sự dẫn dắt của các Cơ-đốc-nhân đầu tiên.  Chúng ta chắc chắn không phải là thế hệ Cơ-đốc-nhân đầu tiên đối mặt sợ hãi.  Những tín đồ ban đầu phải đối mặt đủ loại bắt bớ.  Sách Công Vụ cho chúng ta thấy một chút về cách họ đứng trước sợ hãi này.  Khi Phi-e-rơ và Giăng công bố về Chúa Giêsu cách dạn dĩ trong Công Vụ 4, họ đã chống lại sự chống đối quyết liệt.

Vì vậy họ cầu nguyện, “Chúa ôi, xin để ý các đe dọa mà họ đã gây ra, và cho phép chúng tôi, những người hầu việc Ngài, nói lên sứ điệp Ngài với tất cả dạn dĩ” (Công Vụ 4:29 GNT).

Câu trả lời cho nỗi sợ hãi của bạn là đừng bỏ cuộc.  Phải tiến lên trước một cách dạn dĩ bất chấp nó.  Bạn đứng lên trước sợ hãi.  Sợ hãi không đáp ứng với lý luận, vì vậy cơ hội duy nhất của bạn để thoát sợ hãi là tin cậy Đức Chúa Trời và đối mặt sợ hãi.

Đừng bao giờ quên điều này: Đức Chúa Trời không rẽ nước trước mặt bạn cho đến khi bạn thực hiện bước đầu tiên (xem thể nào Đức Chúa Trời đã làm điều này đối với Ê-li và Ê-li-sê trong 2 Vua 2: 8).  Bạn bước một bước đức tin, và rồi Đức Chúa Trời chỉ cho bạn con đường.  Điều đó không xảy ra nếu bạn đứng ngập trong sợ hãi.

Hãy thực hiện bước đức tin hôm nay, và xem sợ hãi vỡ vụn theo tiến trình khi Chúa hướng dẫn các bước bạn.

THẢO LUẬN
·      Thể nào bạn thấy sợ hãi tăng lên trong đời bạn vì bạn đã nhượng bộ nó?
·      Thể nào bạn thấy sợ hãi giảm dần trong đời bạn vì bạn dạn dĩ bước ra vì Chúa?
·      Những sợ hãi nào bạn thấy khó vượt qua nhất trong cuộc sống hàng ngày?  Tại sao?  Thể nào bạn có thể dâng những sợ hãi đó cho Chúa?

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

GIẢP PHÁP GOD cho THẤT BẠI của CHÚNG TA



Do Rick Warren - ngày 24 tháng 6 năm 2019

[Chúa] đã hủy khoản nợ, trong đó liệt kê tất cả các quy tắc mà chúng ta không tuân theo.  Ngài đã lấy đi hồ sơ đó với các quy tắc của nó và đóng đinh nó vào thập giá (Cô-lô-se 2:14 NCV).

Bạn và tôi đều thổi tung nó lúc này sang lúc nọ.  Chúng ta không phải sống với mặc cảm tội lỗi, nhưng chúng ta phải sống với sai lầm của mình.

Kinh Thánh không bao giờ che giấu sự thật này.  Kinh Thánh thật thành thật cách đau đớn về những thất bại của các anh hùng trong đó.  Đức Chúa Trời đã cứu thế giới khỏi lũ lụt qua một người tên là Nô-ê—là người sau đó say rượu, trần truồng và thổi tung tất cả.  Môi-se dẫn con cái I-sơ-ra-ên qua Biển Đỏ và vào tự do, nhưng cơn tức giận của ông đã ngăn ông khỏi Đất Hứa.  Vua Đa-vítngười đẹp lòng Đức Chúa Trời nhưng cũng đã ngoại tình và sát hại chồng người phụ nữ đó để vua không bị lộ.

Đức Chúa Trời nhận ra sự yếu đuối của chúng ta.  Nếu Ngài chỉ sử dụng những người toàn hảo, Kinh Thánh ắt là sách khá ngắn.  Nhưng, Đức Chúa Trời có một giải pháp cho những thất bại của chúng ta: ân sủng.

Kinh Thánh nói rằng, “[Chúa] đã hủy khoản nợ, trong đó liệt kê tất cả các quy tắc mà chúng ta không tuân theo.  Ngài đã lấy đi hồ sơ đó với các quy tắc của nó và đóng đinh nó vào thập giá (Cô-lô-se 2:14 NCV).

Thật ra, nếu bạn nhìn tất cả những thất bại trong Kinh Thánh, bạn sẽ có một bức tranh rõ ràng.  Cũng giống như những anh hùng đó trong Kinh Thánh, bạn và tôi là những chiến tích của ân sủng Đức Chúa Trời.  Việc làm chứng chính của bạn cho thế giới quanh bạn không phải là tất cả những điều tuyệt vời bạn làm cho Đức Chúa Trời.  Nhưng chính là cách bạn đối phó những lỗi lầm bạn đã phạm.  Bạn rầu rĩ hay bạn hân hoan trong ân sủng Đức Chúa Trời?

Người ta muốn gặp một Đức Chúa Trời biến thất bại thành chiến thắng.  Người ta muốn gặp một Đức Chúa Trời có thể biến hóa đời người bị tan vỡ.

Phần tuyệt vời của ân sủng Đức Chúa Trời không chỉ là sức mạnh để tha thứ.  Nó cũng là sức mạnh Ngài ban cho chúng ta khi chúng ta bắt đầu lại.

THẢO LUẬN
·      Đối với Cơ-đốc-nhân, sống tự-do-khỏi-mặc-cảm-tội-lỗi nhưng không tự-do-khỏi-sai-lẫm nghĩa là gì?
·      Thể nào bạn từng thấy Chúa sử dụng thất bại của bạn để bày tỏ cho thế giới thấy sức mạnh và quyền năng Ngài?
·      Kể tên một số chuyện khác về các chiến tích ân sủng trong Kinh Thánh.  Điều gì khiến chuyện họ thật đặc biệt với bạn?



Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

THẤT BẠI CÓ THỂ TỐT cho BẠN



Do Rick Warren - ngày 22 tháng 6 năm 2019

“Người từ chối nhận lỗi mình không bao giờ có thể thành công (Châm Ngôn 28:13 TLB).

Chúng ta thường nghĩ thất bại là tiêu cực.  Nhưng người khôn ngoan biết cách tận dụng thất bại.  Họ học hỏi từ nó.  Họ sử dụng nó như học vấn.  Một trong những công cụ chính, mà Chúa dùng trong đời bạn để biến bạn thành cái Ngài muốn bạn trở thành, là thất bại.

Có thể nào thất bại lại là tốt?

1.    Chúa dùng thất bại để giáo dục chúng ta.  Sai lầm chỉ đơn giản là học kinh nghiệm.  Một số bài học chỉ có thể được học qua thất bại.  Kinh Thánh nói, “Người từ chối nhận lỗi mình không bao giờ có thể thành công (Châm Ngôn 28:13 TLB).  Nếu bạn không phạm lỗi, bạn không học.  Nếu bạn không chấp nhận bất kỳ rủi ro nào, bạn sẽ không phát triển.  Tự do khỏi nỗi sợ thất bại là tự do để phát triển.
2.    Chúa dùng thất bại để động viên chúng ta.  Đôi khi cần một tình huống đau đớn để khiến chúng ta thay đổi đường lối mình (Châm Ngôn 20:30 GNT).  Thông thường chúng ta thay đổi khi chúng ta cảm thấy sức nóng, không phải khi chúng ta thấy ánh sáng.  Khi bạn thất bại, có lẽ Chúa đang cố thu hút sự chú ý của bạn để đưa bạn sang hướng mới.
3.    Chúa sử dụng thất bại để xây dựng đức tính chúng ta.  Chúng ta cũng có thể vui mừng, khi chúng ta lâm vào vấn đề và thử thách, vì chúng ta biết rằng chúng tốt cho chúng ta, chúng giúp chúng ta học kiên nhẫn.  Và kiên nhẫn phát triển sức mạnh của đức tính” (Rô-ma 5: 3-4 TLB).  Thất bại có cách làm mềm lòng chúng ta.  Nó giúp chúng ta tăng trưởng và trưởng thành.  khiến chúng ta nhạy cảm với người khác.  khiến chúng ta ít phán xét hơn và giúp chúng ta thông cảm hơn một chút với những người quanh mình đang bị tổn thương.
Thất bại không tự động phát triển đức tính bạn.  Thất bại chỉ khiến một số người cay đắng.  Thất bại chỉ xây dựng đức tính bạn khi bạn đáp ứng nó đúng và học từ nó.

THẢO LUẬN
·      Thể nào thất bại từng động viên bạn thực hiện một di chuyển hoặc chuyển đổi mà kết cuộcđiều gì đó tốt?
·      Hãy nghĩ lại một trong những thất bại tồi tệ nhất của bạn.  Bạn đã học được gì từ nó?
·      Thể nào bạn từng thấy đức tính bạn hoặc đức tính người khác được biến hóa bởi thất bại?


Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

ĐƯỢC KHÍCH LỆ từ THIÊN ĐÀNG để ĐI TIẾP



Do Rick Warren – ngày 21/06/2019

Vì vậy, từ khi chúng ta được vây bởi đám đông nhân chứng lớn vậy cho đời sống đức tin, chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng làm chúng ta chậm lại, đặc biệt là tội lỗi dễ khiến chúng ta vấp ngã.  Và chúng ta hãy chạy với sức chịu đựng cuộc đua mà Chúa đã đặt ra trước chúng ta (Hê-bơ-rơ 12: 1 NLT).

Bạn làm gì khi bạn cảm thấy muốn đầu hàng?  Mọi người đều có lúc đó nơi họ đang vật lộn với điều gì đó—có thể là vấn đề sức khỏe, một mối quan hệ đỗ vỡ, khó khăn tài chánh, hoặc trầm cảm—và họ bắt đầu tự hỏi phải chăng họ còn sức để đi tiếp vì học không thể thấy ánh sáng nào cuối đường hầm.

Nếu bạn tìm thấy mình ở điểm hôm nay, tôi muốn chia sẻ vài lời khích lệ với bạn từ Hê-bơ-rơ 12 và cho bạn lý do mạnh mẽ để tiếp tục tiếp tục.

Hê-bơ-rơ 11 là “chương đức tin” kể cho chúng ta những người vĩ đại của đức tin—Áp-ra-ham, Môi-se, Đa-vít, và nhiều người nữa.  Chuyện họ là nguồn khích lệ trong và của chính họ.  Nhưng cụm từ bắt đầu câu đầu tiên của đoạn kế điều tôi muốn tập trung vào. Hê-bơ-rơ 12: 1 nói, “Vì vậy, từ khi chúng ta được vây bởi đám đông nhân chứng lớn vậy cho đời sống đức tin . . . ” (NLT)

Điều Phao-lô đang nói là bạn không muốn đầu hàng vì thiên đàng đang ngắm xem và cổ vũ bạn.  Thật là tin khích lệ!

Bạn có khán giả.  Không gì bạn từng làm bị khuất khỏi thiên đàng.  Đức Chúa Trời thấy tất cả!  Như Gíop nói, “Ngài thấy mọi điều tôi làm và mọi bước tôi đi” (Gióp 31:4 TLB).  Và Chúa Giêsu bảo chúng ta, “Mỗi sợi tóc trên đầu con Ta đã đếm rồi” (Lu-ca 12:7 GW).  Đức Chúa Trời biết mỗi chi tiết đời bạn.  Ngài trông xem mỗi hơi thở bạn thở.  Không có bí mật nào giữa bạn và Ngài.

Và không chỉ Đức Chúa Trời đang trông xem.  Áp-ra-ham, Gia-cốp, Môi-se, và tất cả những thánh đồ khác cũng ở đó.

Thể nào điều ngày thật khích lệ?  Khi bạn bắt đầu nản lòng, hãy nhớ rằng những người từng trải những hoàn cảnh thật tệ hơn bạn đang trông xem tốt đẹp thể nào bạn chịu đựng.

Khi bạn cảm thấy như muốn đầu hàng, hãy nhớ những người từng đi trước bạn và đang đưa ra khích lệ qua những chuyện đời họ về đức tin.

THẢO LUẬN
·      Tại sao thật quan trọng để biết những chuyện về người đức tin trong Kinh Thánh?
·      Điều gì bạn nghĩ Đức Chúa Trời muốn bạn làm bằng đời bạn trên trần gian?  Tại sao Ngài muốn bạn chịu đựng?
·      Vài nguồn khích lệ nào khác bạn có thể rút từ Lời Đức Chúa Trời?

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

NẾU BẠN MUỐN TĂNG TRƯỞNG, ĐÔI KHI BẠN PHẢI NÓI ‘KHÔNG’



Do Rick Warren - ngày 20 tháng 6 năm 2019

Vì vậy, vì chúng ta bị vây bởi đám đông thật lớn nhân chứng về đời sống đức tin, chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng làm chúng ta chậm lại, đặc biệt là tội lỗi dễ khiến chúng ta vấp ngã.  Và chúng ta hãy chạy với sức chịu đựng cuộc đua mà Chúa đã đặt trước chúng ta (Hê-bơ-rơ 12: 1 NLT).

Chữ quan trọng nhất cần nhớ cho hành trình tâm linh của bạn có thể là một chữ đáng ngạc nhiên: ‘không.’

Hành trình đức tin của bạn là một chặng đường dài.  Quá nhiều người khởi đầu tốt trong hành trình tâm linh họ nhưng bỏ cuộc trước khi kết thúc.  Chúa muốn bạn đi đường dài.

Bạn có cuộc chạy marathon trước mặt bạn, và bạn có thể chạy marathon với một thanh tạ trong tay.  Người khác thường từ bỏ hành trình đức tin của mình sớm vì mọi thứ họ mang theo đều làm họ kiệt sức.

Chúng ta cần khử huyên náo.

Một tàu du lịch có thể chạy khá nhanh ở giữa dòng nước.  Nếu bạn thêm một trăm xuồng cứu sinh vào nó, nó sẽ chậm lại.

Cắm một cục pin vào một bóng đèn và nó sẽ dài tuổi thọ.  Cắm nó vào 15 bóng, và nó cạn nhanh chóng.  Cắm nó vào 100, và nó sẽ cạn nhanh hơn nữa.

Đó là những gì xảy ra với chúng ta khi chúng ta cố làm quá nhiều.  Chúng ta cần học cách nói “không” với một số điều tốt đối với chúng ta vì chúng ngăn chúng ta làm điều tốt nhất.

Hê-bơ-rơ 12: 1 nói, “Chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng làm chúng ta chậm lại (Hê-bơ-rơ 12: 1 NLT).
Gánh nặng không xấu.  Chúng không phải tội lỗi.   Chúng chỉ không cần thiết.  Có thể đó là một công việc, một mối quan hệ hoặc một sở thích.  Có thể đó là một cái gì đó làm bạn chậm lại từ những gì Chúa muốn từ đời bạn.  Và nó không đáng.

THẢO LUẬN
·      Những gánh nặng nào đang làm chậm bạn lại?  Những điều tốt nào bạn đang làm có thể giữ bạn khỏi những điều tốt nhất mà Chúa dành cho bạn?
·      Tại sao bạn nghĩ chúng ta cảm thấy quá áp lực khi nói ‘vâng’ với mọi thứ đến ngang lối chúng ta?
·      Hãy thử nói “không” với một điều trong tuần này mà bạn thường đồng ý.  Khác biệt gì tạo ra?

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

THIÊN ĐÀNG ĐANG CỔ VŨ BẠN



Do Rick Warren - ngày 19 tháng 6 năm 2019

Vì vậy, từ khi chúng ta được vây bởi đám đông nhân chứng lớn vậy cho đời sống đức tin, chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng làm chúng ta chậm lại, đặc biệt là tội lỗi dễ khiến chúng ta vấp ngã.  Và chúng ta hãy chạy với sức chịu đựng cuộc đua mà Chúa đã đặt ra trước chúng ta (Hê-bơ-rơ 12: 1 NLT).

Lợi thế sân nhà có thể là mọi thứ trong thể thao.  Các đội chơi tại nhà thường có thành tích tốt hơn nhiều so với những đội phải đi đường.  Khi một đội có ai đó cổ vũ họ, họ thường có thể chơi vượt khả năng họ.

Kinh Thánh nói rằng bạn, cũng vậy, có khán giả cổ vũ bạn.  Hê-bơ-rơ 12: 1 nói, “Vì vậy, từ khi chúng ta được vây bởi đám đông nhân chứng lớn như vậy cho đời sống đức tin, chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng làm chúng ta chậm lại, đặc biệt là tội lỗi dễ khiến chúng ta vấp ngã.  Và chúng ta hãy chạy với sức chịu đựng cuộc đua mà Chúa đã đặt ra trước chúng ta” (Hê-bơ-rơ 12: 1 NLT).

Không gì bạn làm là riêng tư.  Bạn có khán giả.  Thiên đàng đang ngắm.  Nhưng điều đó không có nghĩa là làm bạn hoảng sợ.  thật khích lệ bạn, vì nghĩa là bạn có một ban cổ vũ.  Kinh Thánh nói rằng mọi người trên thiên đàng đang cổ vũ bạn.

Bạn có thể nhận ra rằng Chúa biết tất cả mọi thứ.  Kinh thánh nói rằng, Mắt CHÚA đảo tới lui khắp trái đất (2 Sử ký 16: 9 KJV).  Chúa không bỏ lỡ một điều.  Ngài biết những thăng trầm của bạn, mọi suy nghĩ bạn, mọi quan tâm, mọi chiến thắng—mọi thứ.

Nhưng bạn cũng được bao quanh bởi một đám đông nhân chứng cho đời sống đức tin.  Môi-se đang theo dõi bạn.  Áp-ra-ham đang theo dõi bạn.  Mọi tín đồ từng sống đều ở trên khán đài theo dõi bạn sống tỏ đức tin mình.

Và họ đang cổ vũ bạn tiếp.  Khi bạn sợ hãi, họ cắm rễ để bạn can đảm.  Khi bạn muốn bỏ cuộc, họ thúc giục bạn tiếp tục.  Khi bạn cảm thấy không đáng kể và bị lãng quên, họ ở trong góc xó bạn.

Ai cũng có lúc nào đó cảm thấy như không ai tin vào họ, như họ dường như không được nghỉ ngơi hoặc làm điều đúng.  Khi bạn cảm thấy như vậy, hãy nhớ rằng bạn không bao giờ cô đơn.  Đội cổ vũ trên trời của bạn tin rằng bạn có thể làm những việc khó với sự giúp đỡ của Chúa.

THẢO LUẬN
·      Những gì bạn nghĩ bạn có thể làm nếu bạn thực sự tin rằng một đám đông lớn đang cổ vũ bạn?
·      Chúa biết mọi thứ về bạn.  Điều đó làm bạn sợ hay khích lệ bạn?  Tại sao?
·      Ai là những người trung thành trong đời bạn mà đã đi trước bạn và có thể là một phần đội cổ vũ trên trời của bạn?