Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Phục Hồi và Phục Hưng

Từ “phục hưng” trong Cựu Ước Hê-bơ-rơ là hy"x (tvah), tiếng  Anh to revive, nghĩa là phục hồi.  Về thể lý, người bịnh hoạn cần phục hồi.  Về thể linh, người yếu đuối cần phục hưng.  Tức là, nếu không bịnh thì không cần phục hồi hoặc phục hưng.

Thế nên, nhiều người hiểu lầm phục hưng.                                

Khoan!  Xin bạn chớ giận mà log out, chớ buồn mà turn off.  Cho tôi giải bày đôi hàng tâm sự của người từng khóc lóc xin phục hưng, từng chạy vòng vòng hội thánh này sang hội thánh kia, từng đi xe bus tiểu bang này qua tiểu bang nọ, để tìm phục hưng.  Bởi ơn thương xót của Chúa mà tôi không tẩu hỏa nhập ma, và vẫn ngồi đây tâm sự với bạn.  Hallelugia! Có phục hưng cũng được, không có phục hưng cũng được! (Bắt chước bà Hai mù tật nguyền, neo đơn, nghèo khổ, đói rách, nhưng  khi được mở mắt tâm linh liền la lớn, “Ha-lê-lu-gia, có cái mền cũng được, không có cái mền cũng được.”)

Cả CƯ gốc tiếng Hê-bơ-rơ năm lần có động từ hy"x -  to revive, còn TƯ hoàn toàn không có.  Bản Việt 1926 dịch động từ này là:

·        Xin hãy làm chúng tôi được sống lại  (Thi. 80:18)

·        Chúa há chẳng khứng làm chúng tôi được sống lại (Thi. 85:6)

·        . . . đặng làm tươi tỉnh thần linh của những kẻ khiêm nhường . . . và làm tươi tỉnh lòng người ăn năn  (Ês. 57:15)

·        Trong hai ngày, Ngài sẽ khiến chúng ta tỉnh lại    (Hôsê 6:2)

Thử so sánh bốn câu Kinh Thánh trên trong một số bản dịch Việt cho động từ hy"x 

BảnTin Lành 1926
Bản Arms of Hope 2002
Bản 1927  hiệu đính 2011
Bản Đ.M. Trần Đức Huân 1971
sống lại
sống
phục hưng
hộ phù
sống lại
phục hồi
phục hưng
phục hồi
làm tươi tỉnh
phục hồi
hồi sinh
làm tươi tỉnh
tỉnh lại
chữa lành
hồi sinh
chữa



Vậy, phục hưng thực sự là gì?

Vì lý do gì bác sĩ phục hồi bịnh nhân?  Một lý do duy nhất: Để bịnh nhân được mạnh khỏe trở lại. 

Tương tự, vì lý do gì Chúa phục hưng hội thánh?  Một lý do duy nhất: Để hội thánh được sống lại, được làm tươi tỉnh, được tỉnh lại, được phục hồi, được chữa lành, được hồi sinh, đuợc hộ phù, được chữa.  Vậy, nếu hội thánh lành mạnh, đầy sức sống tâm linh, đầy ơn và lẽ thật, đầy năng lực tươi tỉnh, thì đâu cần phục hưng? 

Ngừa bịnh hơn chữa bịnh. 

Vậy, vấn đề là đi tìm phương pháp thể dục tâm linh, chứ không phải đi tìm phục hưng để chữa bịnh. 

Ta thử xem thêm bảng các nguyên nhân thường gây bịnh:

Nguyên Do Bịnh
Trị Thuộc Thể
Trị Thuộc Linh
Ăn tạp, uống tạp
Ăn uống điều độ
Ăn Lời Chúa (LC)
Ăn nhiều mỡ
Bớt thịt, thêm rau
Bớt TV, thêm LC
Suy dinh dưỡng
Ăn đồ bổ
Đọc dưỡng linh
Thiếu ô-xy
Tập dưỡng sinh
Tập cầu nguyện
Thiếu ánh nắng
Ra khỏi bóng tối
Ra khỏi cái tôi
Máu huyết ứ đọng
Chạy bộ
Chứng đạo
Buồn rầu, stress
Kết bạn giao lưu
Thăm viếng
Lây nhiễm
Tránh bịnh nhân
Tránh bè đảng
Nhiễm độc
Tránh hóa chất
Tránh quá độ
Thiếu tình yêu
Gắn bó gia đình
Gắn bó hội thánh



Vấn đề trọng yếu cho con người là ngăn bịnh thể chất, chứ không phải chữa bịnh.  Vấn đề trọng yếu cho tín đồ là ngăn bịnh tâm linh chứ không phải phục hưng.  Chờ phục hưng, có khi cả đời không gặp!

Vậy, tập thể dục đế sống lành mạnh là ngăn bịnh; tập tin kính để sống sung mãn là phục hưng bản thân. 

Tập thể dục phải có phương pháp để tránh chấn thương, gây phản tác dụng; thì tập tin kính phải có phương pháp để tránh tổn thương, gây điều mê tín.  “Vì sự luyện tập thân thể ích lợi chỉ đôi phần còn luyện tập lòng tin kính lại ích lợi hoàn toàn, vì có lời hứa cho cả đời này lẫn đời sau” (1 Tim. 4:8).

Để tập thể dục hiệu quả cần huấn luyện viên thể dục, tập tin kính hiệu quả cần huấn luyện viên tâm linh.  Tức là, hội thánh phải có huấn luyện viên và phương pháp huấn luyện môn đồ hiệu quả.  Đây là đại sứ mạng, “Hãy đi môn đồ hóa muôn dân” (Ma-thi-ơ 28:19). 

Môn đồ hóa gồm ba bước chính: 1) Chứng đạo; 2) Báp-têm; 3) Huấn luyện.

Thường hội thánh chỉ thực hiện hai bước đầu, nghĩa là chưa thực hiện xong đại sứ mạng.  Làm mà không xong đồng nghĩa với không làm.  Cho nên, con chiên bịnh hoài, sanh chuyện đi bác sĩ, tìm phục hưng. 

Trước khi bàn tiếp,  ta thử điểm qua nét chính vài cuộc phục hưng.



Cuộc phục hưng tại Scotland, 1949. Bắt đầu bằng lời khẩn thiết kêu gọi của giáo hạt Trưởng Lão vùng đảo Lewis cho tất cả dân cư hãy xem xét lại “tình trạng xuống dốc tôn giáo trầm trọng . . . khắp cả vùng . . . và sự buồn lòng của Chúa hiện nay . . . do sự bất cần đang gia tăng đối với việc thờ phượng chung . . . và ảnh hưởng đang gia tăng của linh lạc thú đang lôí kéo thế hệ trẻ hơn.” 

Chúa đại dụng hai chiến sĩ cầu nguyện là chị em Peggy và Christine Smith, 84 tuổi và 82 tuổi. Chị thì mù, em thì bị thấp khớp hành hạ.  Đêm đó Chúa cho bà chị khải tượng, bà thấy các hội thánh chật cứng người trẻ và bà nói với bà em, “Chị tin rằng phục hưng đang đến cho giáo xứ này . . . Chúa nói: ‘Ta sẽ đổ tuôn nước cho kẻ khát và lũ lụt lên đất khô,’ và chúng ta đang đụng với Chúa Trời thành tín.”

Sau khải tượng, bà chị nói với mục sư của bà, James MacKay, tổ chức cầu nguyện ba đêm một tuần.  Vợ của mục sư cũng nhận được khải tượng thấy hội thánh chật cứng người thực quan tâm về linh hồn họ; và thấy một người lạ trên bục giảng.

Mục sư James bèn mời mục sư Duncan Campbell tới hướng dẫn cầu nguyện phục hưng nhưng ông từ chối.  Hai chị em chiến sĩ cầu nguyện chỉ đơn giản nói: “Đây là điều con người nói.  Chúa Trời nói Ngài đang tới, và Ngài sẽ tới đây trong hai tuần nữa.”  Quả thật, Ngài tới!

Nhóm cầu nguyện cùng mục sư nhóm lại lúc 10 tối trong một kho lúa tại Barvas.  Một chấp sự trẻ bỗng đứng lên đọc lớn Thi. 24:3, 4, “Ai có thể lên núi của CHÚA?  Ai có thể đứng nổi trong nơi thánh của Ngài?  Ấy là người có tay tinh sạch và lòng trong trắng, Ấy là người chẳng hướng lòng mình về thần tượng hư không, Và chẳng thốt ra những lời thề nguyện giả dối.”  Anh đọc phân đoạn đó lần nữa rồi thách thức: “Anh em ơi, chúng ta đã cầu nguyện nhiều tuần  mong đợi Chúa Trời, nhưng giờ tôi muốn hỏi, tay các bạn đã sạch chưa?  Lòng các bạn đã tinh khiết chưa?”  Khi họ đang tiếp tục mong đợi Chúa Trời, sự hiện diện lạ lùng của Ngài quét qua kho lúa đó.  Lúc 4 giờ sáng, họ “vượt thoát khỏi lĩnh vực tự nhiên bình thường lao vào lĩnh vực siêu nhiên, đó thực là phục hưng.”

Mục Sư Duncan diễn tả chuyện xảy ra, “Chúa Trời bắt đầu chuyển động; các tầng trời mở ra.  Chúng tôi ở đó trước mặt Chúa Trời.  Lúc 3 giờ sáng, Chúa Trời quét tràn vào!  Khoảng chục người nam và nữ  nằm lăn trên sàn, lặng câm.  Điều gì đó đang xảy ra.  Chúng tôi biết rằng các lực lượng đen tối đang bị đẩy lui, và người ta sẽ được giải thoát.  Chúng tôi rời căn trại lúc 3 giờ sáng và thấy những người nam nữ đang tìm kiếm Chúa Trời.  Họ đang đi bộ trên đường làng và thấy ba người nam xấp mặt đang kêu gào ChúaTrời thương xót.  Ánh sáng chiếu khắp mọi nhà; dường như không ai ngủ đêm đó.”

Khi Mục Sư Duncan và các bạn nhóm lại tại nhà thờ sáng hôm đó, nơi đó chật cứng người.  Một dòng những xe buýt đến từ mọi nẻo quần đảo đó, tuy nhiên, không ai biết có ai gọi ai đến không.  Một ông bán thịt đem xe van chở bảy người vượt 30 cây số.  Cả bảy người đó đều cải đạo tin Chúa.  Giờ đây phục hưng thực sự xảy ra.  Chúa Thánh Linh đang hành động.  Khắp cả hội thánh, những người nam  nữ đang kêu khóc xin thương xót.  Buổi nhóm tiếp tục mãi đến 4 giờ sáng hôm sau. 

Ngay cả lúc đó, Mục Sư Duncan cũng không thể đi ngủ.  Khi ông sắp rời nhà thờ, một nhân viên đến gọi ông về đồn cảnh sát.  Họ đang trong nỗi đau đớn tâm linh; dưới bầu trời yên lặng, đầy sao, ông thấy những người nam nữ trên đường, những người khác bên cạnh một mái nhà tranh và một số đàng sau đống than bùn, tất cả đang khóc kêu Chúa Trời thương xót.  Phục hưng đã đến.

Chuyện này xảy ra năm tuần liền với những buổi thờ phượng từ sáng sớm tới đêm khuya hoặc sáng sớm hôm sau.  Rồi nó quét tràn sang những giáo xứ láng giềng.  Điều đã xảy ra ở Barvas được lập lại nhiều, nhiều lần.  Sự hiện diện thiêng liêng của Chúa Trời ở mọi nơi.  Tội nhân tự thấy không thể thoát khỏi sự hiện diện này.  Trước khi phục hưng, Stornoway là một trong những nơi tỉ lệ nghiện rượu cao nhất Scotland, và ‘những quái nhân,’ những nơi uống rượu bất hợp pháp không giấy phép, mọc tràn làn.  Sau cuộc phục hưng đó, một chủ quán than thở, “Thương mại rượu ở đảo này đã xụp đổ.”



Năm cuộc phục hưng tại Việt Nam.  Xin xem www.mondojesus.blog.com bài Phục Hưng cho Việt Nam, tháng 11, 2011, để biết chi tiết.  Một trăm năm cho năm cuộc phục hưng, trung bình 20 năm có một cuộc phục hưng ở Việt Nam.  Cuộc phục hưng cuối cùng năm 1989, tính đến nay đã 22 năm. 

Phải chăng sắp có một cuộc phục hưng nữa? 

Nhưng, theo lời Mục Sư Duncan Campbell: “Những ai tìm kiếm Chúa Trời để phục hưng phải được chuẩn bị cho Chúa Trời hành động theo cách riêng của Ngài và không theo kế hoạch của họ.  Quyền tối thượng của Ngài không khiến con người thoát khỏi trách nhiệm.  Chúa Trời là Chúa Trời của phục hưng, nhưng con người là nhân tố qua đó phục hưng xảy ra.  Khao khát phục hưng là một chuyện, dự đoán tự tin rằng khao khát đó sẽ được thành tựu lại là chuyện khác.”

Kết luận

Bài học tôi kết luận qua những khảo cứu về phục hưng là:

1.      Phục hưng là quyền tuyệt đối của Chúa Trời, không ai “ép” Chúa để có phục hưng.

2.      Phục hưng không có phương pháp, nhưng là quyền năng siêu nhiên phá vỡ quyền thiên nhiên.

3.      Phục hưng qua phương tiện nhân tố. Có thể qua cầu nguyện, qua phép lạ, qua blog. It’s up to Him.

4.      Phục hưng luôn có yếu tố quan trọng nhất: Ăn năn.

5.      Phục hưng là thuốc chữa bịnh tâm linh thời kỳ nan y.

6.      Ngừa bịnh hơn trị bịnh.  Tâm linh lành mạnh tự nó là phục hưng cá nhân.

7.      Khao khát, nhưng đừng chạy rong tìm kiếm phục hưng.  It’s right here!

8.      Tập tành đại mạng lịnh (yêu thương) và đại sứ mạng (môn đồ hoá).

9.      Luyện tập trở thành tiểu Giêsu qua các chương trình huấn luyện môn đồ.

10. Vâng phục người lãnh đạo, khiêm nhường và tôn trong lẫn nhau trong những bất đồng.

Riêng #8, tôi đã hoàn thành dịch, bổ túc, và áp dụng chương trình huấn luyện trong hội thánh địa phương với 10 người đang học (trong tổng số 35 tín đồ), và đã huấn luyện tám người ở Việt Nam lúc tháng Chín, 2011; họ đang huấn luyện những môn đồ khác thành công ngoài sức tưởng tượng.  Sóng ngầm tsunami đang trôi từ biển.  Sẽ nói đại sự này với bạn trong những blog tới.


By Thang Chu
www.mondojesus.blogspot.com
December 27, 2011



Xem web dưới đây để biết thêm cuộc phục hưng 1949:

http://www.sermonindex.net/modules/articles/index.php?view=article&aid=20563


Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Một Ân Sủng, Hai Thái Cực

Mời bạn cùng tôi đào sâu Lu-ca 1:5-38 đêm Chrismas này

Đặc Điểm
Xachari & Êlizabet
Giôsép & Ma-ri
Dòng dõi
A-rôn (Lê-vi)
Đa-vít (Giu-đa)
Địa vị xã hội
Lãnh đạo
Lao động
Nghề nghiệp
Thầy tế lễ
Thợ mộc
Tuổi tác
Lão niên
Thanh thiếu niên
Hôn nhân
Thành hôn
Đính hôn
Con cái
Hiếm muộn
Chưa có
Đạo đức
Công chính
Công chính
Liên hệ gia đình
Chị họ
Em họ
Mơ ước
Có con
Hôn nhân
Biến cố
Gặp thiên sứ
Gặp thiên sứ
Ân sủng
Sanh con là tiên tri
Sanh con là Chúa
Tên con
Thiên sứ đặt
Thiên sứ đặt
Khi gặp thiên sứ
Không tin
Tin
Kết quả
Bị câm
Vâng phục
Tâm lý
Sợ
Sợ


Ngày sanh nhật của mẹ tôi dễ nhớ hơn của bất kỳ giáo chủ hay đệ nhất phu nhân nào: ngày Một tháng Một.  Mẹ nói ngày này không đúng, nhưng vì chiến tranh liên miên tàn phá quê ngoại Đồng Hới nên giấy tờ đã ra tro bụi cùng phố xá.  Ông bà ngoại nói phải có một ngày sanh cho mẹ, để kỉ niệm sinh nhật, để pháp lý hoá, để đi học, để lấy chồng, để muôn vàn cái “để.”  Với tôi, mẹ sanh ngày nào cũng được, miễn mẹ là mẹ tôi.

Thật ra, không ai biết rõ ngày giáng sanh của Chúa Giê-su, có thể mùa Đông lạnh lẽo hay mùa Xuân ấm áp.  Dẫu ấm hay lạnh, Chúa Giêsu đã giáng sanh.  Điều đó mới thật quan trọng.  Chúa Giêsu cũng không giáng sanh năm thứ nhất, mà là năm thứ tư.  Dẫu năm tháng lộn xui lộn ngược, Chúa Giêsu đã giáng sanh.  Điều đó mới thật quan trọng. 

Chúa Giêsu đã giáng sanh theo kế hoạch hàng chục ngàn năm trước để cứu rỗi nhân loại của Chúa Trời.  Chúa Giêsu giáng sanh đúng thời kỳ, đúng thời điểm, đúng địa điểm, đúng gia đình, đúng dòng họ, đúng tên tuổi.  Thật lạ lùng!  Không thầy bói hay tử vi nào đoán nổi!  Nhưng chỉ có Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo mới có thể tiên báo sự Giáng Sanh vĩ đại và cực kỳ quan trọng sinh tử này.  Chúa Giêsu là Con Thánh, Con của Đấng Chí Cao, Con của Chúa Trời.  Ngài vượt quá không gian, thời gian, tri thức, quyền năng.  Ngài là Đấng Cứu Thế.

Gần ngày Giáng Sanh của Chúa Giêsu, lại có thêm những tiên báo có thật, là sự kiện, là lịch sử.  Qua những tường thuật lịch sử về việc tiên báo Giáng Sanh, xuất hiện những nhân vật, thiên sứ, nhân chứng, biến cố, chi tiết, tình tiết, nguyên văn, trích văn, địa danh, nhân xưng, nghi lễ.  Điểm qua các nhân vật và nhân chứng trong sách sử Lu-ca đoạn một, cho thấy:

o   Sử gia kiêm bác sĩ Lu-ca

o   Các nhân chứng tường thuật cho Lu-ca

o   Quan lớn Thê-ô-phi-lơ

o   Các thầy tế lễ

o   Hàng ngàn giáo dân

o   Thiên sứ Gáp-ri-ên

o   Thầy tế lễ Xa-cha-ri

o   Ê-li-sa-bét

o   Giô-sép

o   Ma-ri, trinh nữ

o   Cả cộng đồng sống quanh Ê-li-sa-bét và Ma-ri

Đó mới chỉ là khởi đầu cho Christmas phước hạnh!

Thôi, không thèm nói nhiều.  Nói nhiều mỏi miệng, viết nhiều mỏi tay, đọc nhiều mỏi mắt, nghĩ nhiều  mau hói, chỉ xin hỏi bạn một câu: Ai cũng thắc mắc chuyện trinh nữ thụ thai, vậy sao không thắc mắc chuyện lão nữ thụ thai?  Ngôn ngữ đường phố -street langguage- là: Bà già có bầu, gái trinh có bầu, đầu nào khó hơn?  Trăm người như một, cùng một trả lời: Bà già có bầu khó ngàn lần gái trinh có bầu!

Rất đúng khoa học.  Dẫu ngàn viên viagra, trăm lần cấy tinh, phương pháp phụ sản hiện đại nhất, tối tân cực kỳ, đắt tiền triệu đô, cũng không thể khiến lão bà mang thai, nhưng lại dễ ợt cho thiếu nữ đồng trinh.   

Nhưng, vì sao lão bà Ê-li-sa-bét, nổi tiếng hiếm muộn, lại mang thai với lão ông Xa-cha-ri? 

Thứ nhất, Chúa Trời muốn thỏa mãn lòng ao ước của người hầu việc Chúa. 

Thứ hai, quan trọng hơn, để dọn đường cho bào thai thánh của trinh nữ Ma-ri.  Ma-ri, đã hứa hôn, có thai là tin sét đánh ngang tai, là án tử hình thời đó.  Ma-ri nhận bào thai đồng nghĩa nhận án tử.   Ma-ri cần sự bảo đảm tuyệt đối của Chúa Trời trước khi nhận bào thai thánh đó.  Và Chúa Trời đã bảo đảm cho trinh nữ Ma-ri qua bào thai của lão bà Ê-li-sa-bét.

Sau khi lão bà đã mang thai sáu tháng, thiên sứ đến trao sứ mạng cho Ma-ri (c.c. 26-36).  “Tôi còn là trinh nữ, làm sao có việc đó?” là câu hỏi tự nhiên của Ma-ri.  Dễ ợt!  Hãy nhìn lão bà: “Kìa, bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với cô dù trong tuổi già nua, cũng thụ thai đã sáu tháng rồi dù có tiếng là hiếm hoi.  Vì không có điều gì Đức Chúa Trời không làm được!” (c. 37).  Ha-lê-lu-gia ngàn lần!  Nothing is impossible for God!

Không cần lý luận, không cần suy nghĩ, không cần hỏi ý, không cần cầu nguyện, không còn sợ hãi, Ma-ri lập tức nhận án tử hình: “Vâng, con là đầy tớ Chúa, nguyện việc đó xảy đến cho con như lời ông nói!” (c. 38). 

Hiểu sâu chút nữa, lão bà còn nổi tiếng vì là vợ thầy tế lễ, thuộc cấp lãnh đạo, được đại diện cả dân tộc Do Thái vào đền thờ xông hương. Lại thêm lão ông lão bà không sanh đẻ, hiếm muộn, là điều sỉ nhục thời đó.  Cả triệu dân Do Thái, ai mà chẳng biết lão ông lão bà nổi tiếng đó!

Nhưng, không ai biết rõ lão bà bằng trinh nữ Ma-ri.  Họ là bà con.  Thế thì còn gì ngăn cản trinh nữ Ma-ri không tin rằng mình sẽ mang thai, khi chứng kiến tận mắt lão bà mang thai đã sáu tháng?  Có trăm án tử hình, có nghìn lần tra tấn, cũng sẵn sàng chấp nhận!  Vì không có gì Chúa Trời không làm được sau khi đã khiến lão ông lão bà sanh con đầu đời.  

“Ngài ban cho thêm ơn khi giao phó ta thêm trọng trách” là lời một bài thánh ca.  Phải, sứ mạng càng gian nan, ân sủng càng tràn lan.  

Hỡi bà nội!  Hỡi bà ngoại!  Hãy học lão bà Ê-li-sa-bét!  

Hỡi chàng thanh niên!  Hỡi nàng thiếu nữ!  Hãy học  trinh nữ Ma-ri!

Hỡi tinh binh Giêsu! Hãy xông ra không thoái!



Merry Christmas lần cuối 2011

www.mondojesus.blogspot.com