Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

HÃY ĐỂ LẠI DI SẢN HIẾU KHÁCH

 


TG: RICK WARREN - 30/7/2022

DG: Thang Chu

 

Chúng ta hãy nghĩ về nhau và giúp đỡ nhau để bày tỏ tình yêu thương và làm việc lành” (Hê-bơ-rơ 10:24 NCV).

 

Những gia đình tuyệt diệu dạy con họ rằng chúng không là trung tâm vũ trụ.  Họ dạy con họ rằng Chúa tạo ra chúng và uốn nắn chúng cho sứ mạng.  Họ làm gương cho sự tận hiến, phục vụ, lòng rộng lượng, và sự cầu nguyện.  Gia đình trung bình không làm những điều đó.  Gia đình tuyệt diệu làm.

 

Tôi là người được như hôm nay, trước hết, do cha mẹ tôi.  Họ truyền vào tôi giá trị của việc quan tâm đến người khác.

 

Cha mẹ tôi không có nhiều tiền, nhưng cả hai đều có lòng hiếu khách và lòng rộng lượng.  Họ thích cho người khác dù họ không có nhiều.  Chúng tôi sống ở nông thôn, và cha tôi trồng khu vườn một mẫu Anh với đủ loại rau.  Không cách nào gia đình chúng tôi có thể ăn tất cả thức ăn đó, nhưng cha làm vậy chỉ để cha có thể cho đi—vì cha không có tiền để cho.  Vậy chúng tôi luôn trồng nhiều hơn chúng tôi cần và rồi cho đi để giúp đỡ người có cần.

 

Nhà chúng tôi thường xuyên đầy khách viếng.  Nếu người ta đang đau đớn, họ ở nhà chúng tôi. Nếu họ đang đi đường, họ ở nhà chúng tôi.  Nếu họ đang trải qua xung đột, họ ở nhà chúng tôi.  Nếu họ là nhà lãnh đạo Cơ-đốc nổi tiếng đến thị trấn, họ ở nhà chúng tôi.  Ngày kia, cha tôi cộng lại bao nhiêu bữa ăn mà mẹ tôi đã nấu cho khách trong nhà chúng tôi trong một năm.  Hơn một nghìn bữa!  Tôi lớn lên và học được thái độ cho đi đời mình.”  Cha mẹ tôi đã dạy tôi rằng cuộc sống không phải là về tôi; nó là về việc giúp đỡ người khác.

 

Đó là điều gia đình tuyệt diệu làm.  Họ dạy nhau bày tỏ tình yêu thương và làm những việc lànhtức là để làm mục vụ để phục vụ.

 

Một ví dụ điển hình về điều này là gia đình Cọt-nây trong sách Công-vụ: Ông và tất cả gia đình ông đều tận hiến và kính sợ Đức Chúa Trời; ông ban một cách rộng lượng cho những người có cần và cầu nguyện luôn với Đức Chúa Trời (Công-vụ 10:2 NIV).

 

Di sản tuyệt diệu thay!  Bạn có muốn ngày nào đó người ta viết vậy về bạn và gia đình bạn không?

 

Dù bạn có con hay không, Chúa muốn bạn để lại di sản như thế.  Bạn sẽ tìm thấy những người trẻ tuổi hơn—hoặc trẻ hơn trong đức tin—quanh bạn.  Bạn sẽ dành thời gian để giúp người khác trở thành điều Chúa đã tạo ra họ để trở thành chứ?  Hãy dành giờ hôm nay để giúp họ khám phá sứ mạng của Đức Chúa Trời cho đời họ.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn muốn để lại di sản gì?  Bạn đang làm việc thế nào để để lại loại di sản đó?

·      Nếu bạn không có con, ai là những người trẻ trong đời bạn mà bạn có thể khích lệ sống theo mục đích của họ và giúp người khác?

·      Cách nào bạn có thể bắt đầu mở cửa nhà mình cho người khác?

https://pastorrick.com/leave-a-legacy-of-hospitality-2/

 

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

MỐI QUAN HỆ LÀ ÁO MƯA trong BÃO TỐ ĐỜI

 


TG: RICK WARREN - 29/7/2022

DG: Thang Chu

 

“Hai hơn một . . . Nếu một trong hai ngã, người kia có thể đỡ họ lên. Nhưng nếu ai đó một mình và ngã, thì thật tệ, bởi không ai giúp họ” (Truyền-đạo 4:9 GNT).

 

Những mối quan hệ là áo mưa trong bão đời.  Khi bạn hữu hoặc người thân gia đình đang trải qua sóng gió, bạn sẽ giúp đỡ nhau.  Người ta tận hiến bảo vệ nhau trong cơn bão đó.

 

Truyền-đạo 4:9 nói, “Hai hơn một . . . Nếu một trong hai ngã, người kia có thể đỡ họ lên. Nhưng nếu ai đó một mình và ngã, thì thật tệ, bởi không ai giúp họ” (Truyền-đạo 4:9 GNT).

 

Cuộc đời mang đủ loại bão tố khi bạn cần bảo vệ người thân mình.  Đôi khi cuộc đời mang cơn bão thay đổi; vào lúc khác, đó là cơn bão của những ý tưởng gây hại.

 

Nhưng cơn bão đau đớn nhất trong tất cả là bị từ khước.  Khi bạn của bạn, con của bạn, hoặc người phối ngẫu của bạn cảm thấy bị từ khước, bạn—và những người gần họ—cần tập hợp quanh họ và ở đó như áo mưa trong cơn bão đó.

 

Nhiều năm trước, con lớn tôi, Amy, học trung học.  Nó thử trở thành cổ động viên.  Nó đi tập buổi này sang buổi kia.  Cuối cùng, bạn nó được chấp nhận, nhưng nó bị từ khước—và điều đó khiến lòng nó tan nát.  Về đến nhà, nó chạy vào phòng, đi vào tủ, ngồi bệt xuống sàn, và bật khóc.

 

Mọi người trong gia đình chúng tôi có thể nghe Amy khóc.  Và từng người một, tất cả từng người chúng tôi, chúng tôi cuối cùng bước vào phòng nó, ngồi xuống sàn trong tủ với nó, và khóc với nó.

 

Chúng tôi không đưa nó bất kỳ lời khuyên nào; nó không cần lời khuyên.  Chúng tôi không nói, “Đừng lo mà.  Đó không là chuyện lớn.”  Đóchuyện lớn!  Chúng tôi không nói, Đừng khóc! Đó thật là thiếu tế nhị khi nói với ai đó đang đau buồn.  Thay vì thế, tất cả chúng tôi ngồi đó khoảng 30 phút và chỉ khóc với nó.

 

Gia đình chúng tôi sẽ không bao giờ quên việc đó.  Tại sao?  Bởi vì, ở thời điểm đó, chúng tôi đang là áo mưa cho nó.  Chúng tôi là người bắt bão.  Chúng tôi là người bảo vệ. Ai đó trong gia đình chúng tôi đã bị thương, và chúng tôi sẽ không hạ thấp điều đó. Chúng tôi không cố nói nó thoát ra khỏi đó.  Chúng tôi không cố khiến nó vui lên.  Chúng tôi chỉ khóc với nó.

 

Những gia đình tuyệt diệu—con ruột, nuôi, thuộc linh—bảo vệ lẫn nhau trong cơn bão.

 

THẢO LUẬN

·      Tại sao người ta cảm thấy được nâng đỡ nhiều nhất từ ​​gia đình họ?

·      Khi một đứa trẻ trong đời bạn phải đối diện việc bị khước từ, bạn thường nói gì? Bạn nghĩ điều gì hợp Kinh Thánh, đáng yêu để nói hoặc làm?

·      Đôi khi bạn cố nói với người ta thế nào để thoát khỏi cảm giác bị từ khước?  Điều gì tác hại khi làm vậy?

https://pastorrick.com/relationships-are-a-raincoat-in-lifes-storms/

 

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2022

NĂM ĐIỀU BẠN HỌC trong GIA ĐÌNH

 


TG: RICK WARREN - 27/7/2022

DG: Thang Chu

 

“Chúa Giê-su lớn lên trong khôn ngoan và tầm vóc, và được ơn Đức Chúa Trời và loài người(Lu-ca 2:52 NIV).

 

Những gia đình tuyệt diệu khích lệ sự tăng trưởng.

 

Cách nào?  Họ tạo bầu không khí học tập suốt đời.  Họ giúp nhau phát triển.  Họ khích lệ việc khám phá ân tứ thuộc linh và khả năng mỗi người.  Họ để mọi người học điều mới và phát triển sở thích mới.

 

Nhưng bạn không nhất thiết cần gia đình ruột thịt giúp bạn tăng trưởng.  Gia đình hội thánh của bạn có thể—và nên—là động lực cho sự tăng trưởng đời bạn.

 

Có một số điều bạn không bao giờ học được nếu bạn không học chúng trong mối quan hệ với những người khác.  Bạn không thể học chúng ở trường.  Bạn không thể học chúng tại sở làm.  Bạn chỉ có thể học chúng với người khác.

 

Bạn cần cộng đồng.

 

Thật ra, hầu hết các vấn đề của bạn khi lớn đều từ sự kiện bạn không học đúng những điều nhất định khi còn nhỏ.  Dưới đây là năm điều bạn phải học trong gia đình mình—dù ruột thịt hay khác:

 

1. Bạn học điều phải làm với cảm xúc.  Trong gia đình lành mạnh, bạn học cách xác định, làm chủ, bộc lộ, và đối phó với cảm xúc mình.  Những gia đình tuyệt diệu nên để mọi người thành thực và để trẻ em cũng bộc lộ cảm xúc nó.

 

2. Bạn học cách đối phó xung đột.  Trẻ em cần nhìn thấy cha mẹ giải quyết các vấn đề trước mặt chúng và đối phó những khác biệt theo cách lành mạnh.

 

3. Bạn học cách đối phó mất mát.  Bạn không muốn con mình chiến thắng hoài.  Nếu chúng vậy, chúng sẽ thấy thảm bại khi chúng đối diện những mất mát không thể tránh khi trưởng thành trong thế giới thực.  Chúng cần biết rằng thất bại sẽ không tiêu diệt chúng, rằng mất mát không phải là chấm hết cuộc đời.

 

4. Bạn học được giá trị nào quan trọng nhất.  Thật quan trọng dạy trẻ biết ba cám dỗ cơ bản của đời để chúng không bị lung lay bởi điều thế giới coi trọng.  Những cám dỗ đó liên quan đến thể nào bạn cảm giác, điều gì bạn làm,điều gì bạn nhận trong đời—hay nói cách khác, là tình dục, tiền lương, và địa vị.

 

5. Bạn học được những thói quen tốt.  Thói quen quyết định đức tính bạn.  Gia đình nên giúp nhau tăng trưởng để đức tính mỗi người giống Chúa Giê-su Christ hơn.

 

Hãy bắt đầu thực hiện những thay đổi hôm nay để gia đình bạn—dù ruột thịt, con nuôi, hoặc tâm linh—đều là nơi an toàn cho mọi người học hỏi và tăng trưởng.

 

THẢO LUẬN

·      Cách nào bạn có thể tạo bầu không khí học tập trong gia đình bạn?

·      Tại sao dường như khó dạy trẻ hơn cách đối phó mất mát trong văn hóa ngày nay?

·      Giá trị nào quan trọng với bạn?  Những giá trị Kinh Thánh nào bạn muốn dạy con trong đời bạn?

https://pastorrick.com/five-things-you-must-learn-in-your-family/

 

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2022

HÔN NHÂN VỮNG THÌ TỐT cho MỌI NGƯỜI

 


TG: RICK WARREN - 26/7/2022

DG: Thang Chu

 

Hãy yêu thương chân thành . . . Hãy giữ điều gì tốt. Hãy tận hiến cho nhau như một gia đình yêu thương. Hãy trổi bật trong sự tôn trọng lẫn nhau(Rô-ma 12:9-10 GW).

 

Những cuộc hôn nhân vững thì tốt cho mọi người.  Chúng đem lợi cho những cá nhân thuộc một phần những mối quan hệ đó và thậm chí có thể giúp củng cố toàn xã hội.

 

Suốt lịch sử, hôn nhân là khối nền cơ bản của mọi xã hội và văn hóa.  Khi hôn nhân vững, quốc gia vững.  Khi hôn nhân và gia đình yếu, văn hóa suy.

 

Hôn nhân vững cũng có lợi cho các cá nhân trong quan hệ đó.  Đức Chúa Trời dùng hôn nhân để hoàn thiện đức tính bạn.  Trong quan hệ đó, bạn học lòng vô vị kỷ và yêu thương. Nếu bạn kết hôn, không quan hệ nào sẽ ảnh hưởng lớn hơn đời bạn.

 

Nếu bạn chưa kết hôn, Chúa có thể và sẽ dùng người khác để xây đức tính bạn.  Tôi hứa với bạn—người độc thân không thoát khỏi án đó!  Người độc thân tin kính, hướng vào người khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển văn hóa.  Thật ra, đôi khi, họ đóng vai trò mà những cặp kết hôn và những người có con không làm được.  Sự thật là, xã hội cũng cần người độc thân sống trong mối quan hệ vững, không sợ với người khác.

 

Dẫu bạn kết hôn hay chưa, một trong những mục đích chính của đời sống là trưởng thành và nhận ra rằng đời không phải tất cả là về bạn.  Thật ra, hạnh phúc thật đến từ việc cho đi đời bạn, vị kỷ, phục vụ, và yêu thương.  Đây được gọi là trưởng thành.

 

Đời sống là phòng thí nghiệm học cách yêu thương.  Đó là điều quan trọng nhất trong đời bởi Đức Chúa Trời là tình yêu và Ngài muốn bạn trở nên giống Ngài.  Ngài muốn khiến bạn giống Chúa Giê-su Christ.  Ngài muốn xây dựng đức tính bạn.

 

Nếu bạn đã kết hôn, công cụ số một mà Đức Chúa Trời dùng trong đời bạn để xây dựng đức tính giống Đấng Christ chính là người phối ngẫu của bạn.  Mỗi ngày bạn có hàng trăm cơ hội để nghĩ về người kia thay vì chính mình.

 

Kinh Thánh nói, “Hãy yêu thương chân thành . . . Hãy giữ điều gì tốt. Hãy tận hiến cho nhau như một gia đình yêu thương. Hãy trổi bật trong sự tôn trọng lẫn nhau” (Rô-ma 12:9-10 GW).

 

Bạn có làm điều đó trong hôn nhân bạn không?  Trước khi tôi kết hôn cách đây nhiều năm, tôi thực sự nghĩ tôi biết cách yêu người nữ.  Nhưng tôi không biết gì cả về tình yêu! Bây giờ, sau 40 năm hôn nhân, tôi biết rằng tình yêu là rửa bát.  Tôi biết rằng tình yêu là đổ rác.  Tôi biết rằng tình yêu đặt người kia trước hết.

 

Hãy trổi bật trong việc bày tỏ lòng tôn trọng lẫn nhau để bạn trở nên giống Đấng Christ hơn.  Nó sẽ dẫn đến mối quan hệ vững vàng hơn cho bạn và một xã hội vững vàng hơn cho mọi người.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn đã thấy những cuộc hôn nhân bền chặt đóng góp thế nào cho xã hội vững mạnh hơn—có lẽ hàng xóm hoặc thậm chí cả nước bạn?

·      Dù bạn kết hôn hay chưa, Đức Chúa Trời đang dùng những quan hệ nào để xây dựng đức tính bạn?  Bạn đang học gì về cách yêu thương và bày tỏ tôn trọng?

·      Hôm nay, hãy cố giỏi hơn người phối ngẫu bạn trong việc bày tỏ tình yêu và tôn trọng.  Rồi phản ánh về kết quả đó.  Những tác động của sự tiếp cận yêu thương và tôn trọng của bạn là gì?  (Nếu bạn chưa kết hôn, hãy thử thích ứng cùng phương pháp này cho các thành viên trong gia đình, bạn cùng phòng, hoặc đồng nghiệp của bạn.)

https://pastorrick.com/strong-marriages-are-good-for-everyone/

 

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

HÔN-NHÂN ĐƯỢC LẬP để KẾT-NỐI

 


TG: RICK WARREN - 25/7/2022

DG: Thang Chu

 

“Trong kế-hoạch của Đức Chúa Trời, người nam và nữ cần nhau(1 Cô-rinh-tô 11:11 TLB).

 

Hôn-nhân không giải-quyết được vấn đề của bạn.  Hôn-nhân không tạo ra vấn-đề của bạn.  Hôn-nhân tiết-lộ những vấn-đề của bạn.  Nó chỉ đơn-giản phóng-đại cái đã là vấn-đề khi bạn sống làm người lớn độc-thân.

 

Vậy nếu hôn-nhân không giải quyết được vấn-đề của bạn, thì hôn-nhân sẽ ra sao?  Tại sao Đức Chúa Trời thiết kế hôn-nhân ngay từ đầu?

 

Chúa tạo hôn-nhân để kết-nối người nam và nữ.

 

Kinh Thánh cho biết trong 1 Cô-rinh-tô 11:11, “Trong kế-hoạch của Đức Chúa Trời, người nam và nữ cần nhau” (TLB).

 

Dù bạn có kết-hôn hay không, nếu bạn là người nữ, bạn cần người nam trong đời mình; nếu bạn là người nam, bạn cần người nữ trong đời mình.  Tại sao?  Bởi không ai giữ trọn vẹn hình ảnh Chúa.  Người nữ nhận một phần đóngười nam nhận một phần đó, và chúng ta cần nhau.  Chúa đã cài-đặt chúng ta cách này.  Chúa nghĩ ra giới-tính, tình-dục, và hôn-nhân.  Chúa kỳ-diệu thay!

 

Bạn có từng tự hỏi tại sao Đức Chúa Trời tạo người nam trước và rồi người nữ sau một chút không?  Tại sao Ngài không tạo cả hai cùng lúc?

 

Tôi nghĩ Ngài làm vậy vì lợi-ích của A-đam.  Tôi nghĩ Ngài muốn A-đam nhận ra rằng thật nhiều thế nào ông cần người nữ trong đời mình.

 

Sáng-thế-ký 2:18 nói, Loài người ở một mình là điều không tốt; Ta sẽ tạo ra bạn đồng-hành cho nó” (TLB).

 

Bạn cần những bạn đồng-hành trong mọi lĩnh-vực khác nhau trong đời bạn.  Nhưng hôn-nhân là cách đặc-biệt quan-trọng để cung-cấp bạn-đồng-hành; bản-thân nó tự nằm trong loại lớp quan-hệ.

 

Đây là những gì Chúa Giê-su phải nói về điều đó: Đức Chúa Trời đã tạo ra người nam và nữtừ buổi sáng-thế. Điều này giải-thích tại sao người nam lìa cha mẹ mình và kết-hợp với vợ mình, và hai người được kết-hợp thành một. Vì họ không còn là hai mà là một, thì đừng ai chia rẽ điều Đức Chúa Trời đã kết-hợp nhau (Mác 10 :6-9 NLT).

 

Phân-đoạn này đưa ra ba điểm chính về hôn-nhân:

 

1. Hôn-nhân là kế-hoạch của Đức Chúa Trời.  Đó không là truyền-thống mà bạn có thể vứt bỏ.

2. Hôn-nhân là giữa một người nam và một người nữ.  Các chi thể họ khớp nhau vì một mụcích—tạo ra mỗi người khác.

3. Hôn-nhân được thiết-kế để là vĩnh-viễn.  Điều đó không luôn xảy ra.  Đức Chúa Trời luôn sẵn sàng và muốn tha thứ bạn khi bạn không sống theo tiêu-chuẩn Ngài.  Nhưng hôn-nhân được định cho cả đời.

 

Bạn có nhận ra triệt-để thể nào ba lời tuyên bố đó không?  Ngay cả khi nhiều người không tin chúng, chúng vẫn là sự-thật!

 

Thực-tế đời này là nhiều người sống ngoài lý-tưởng hôn-nhân này.  Nhưng vì chúng ta sống trong thực-tế đó, không cần-tưởng, không có nghĩa là chúng ta có thể nói lý-tưởng đó không tồn-tại.

 

-tưởng đó vẫn là cách Chúa thiết-kế hôn-nhân.  Và khi bạn chọn sống bên trong thiết-kế đó, bạn sẽ gặt-hái những lợi-ích từ sự kết-nối mà Đức Chúa Trời đã định cho hôn-nhân mang lại.

 

THẢO LUẬN

·      Tại sao thật quan trọng cho người độc-thân hiểu mục-đích của hôn-nhân?

·      Thể nào Cơ-đốc-nhân từng cố bóp-méo ba điểm về hôn-nhân trong Mác 10:6-9?

·      Bạn nghĩ tại sao hôn-nhân bộc-lộ những vấn-đề trong-nhân?  Khi bạn đang trong một mối quan-hệ, bạn có thể làm gì với những khiếm-khuyết mà hôn-nhân tiết-lộ?

https://pastorrick.com/marriage-is-meant-for-connection/

 

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2022

ĐỪNG LO, HÃY TIN CẬY CHÚA!

 


TG: RICK WARREN - 23/7/2022

DG: Thang Chu

 

“Và cùng Đức Chúa Trời này là Đấng chăm sóc tôi sẽ cung cấp mọi nhu cầu của anh chị em từ sự giàu có vinh hiển của Ngài, là những điều đã được ban cho chúng ta trong Chúa Giê-su Christ(Phi-líp 4:19 NLT).

 

Bạn có thể trở thành anh hùng một ngày và số không hôm sau, triệu phú một ngày và phá sản hôm sau.  Bất kể bạn kiếm được bao nhiêu, bất kể bạn tiết kiệm được bao nhiêu, tài chính không chắc chắn.

 

Nên bạn lo lắng.  Nhưng Kinh Thánh nói gì về lo lắng tiền bạc?

 

1. Lo lắng là không hợp lý.  Ma-thi-ơ 6:25 nói: “Đừng lo mạng sống mình, sẽ ăn uống gì; hoặc về thân thể con, cái gì con sẽ mặc. Chẳng phải sự sống quý hơn thức ăn, và thân thể hơn quần áo sao? (NIV).  Bạn sẽ có sợ hãi trong cuộc sống, nhưng bạn không cần sợ thiếu tài chính.  Ngay cả phá sản cũng không đánh bại bạn.  Sự sống quý hơn tích lũy của cải. Hãy quan tâm đến điều gì thực sự quan trọng.

 

2. Không tự nhiên.  Chúa Giê-su nhắc người ta rằng không cần thiết cho tạo vật của Đức Chúa Trời phải lo lắng: “Hãy xem chim trời; chúng không gieo hoặc gặt hoặc chứa trong kho, nhưng Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Các con không quý hơn chúng sao?(Ma-thi-ơ 6:26 NIV).

 

3. Không cần thiết (Ma-thi-ơ 6:30).  Sợ hãi về tài chính đến từ sự hiểu lầm Đức Chúa Trời và những gì Ngài đã hứa sẽ làm cho bạn.  Ngài chịu trách nhiệm về nhu cầu bạn.  Chúa Giê-su nói, “Hãy xem thể nào hoa đồng mọc. Chúng không lao động hoặc kéo sợi . . . Nếu đó là cách Đức Chúa Trời mặc cho cỏ đồng . . . Ngài há sẽ không mặc nhiều hơn cho các con sao?” (Ma-thi-ơ 6:28-30 NIV).  Đức Chúa Trời là Cha của bạn; bạn là con Ngài; Ngài sẽ chăm sóc nhu cầu bạn.

 

Khi bạn lo lắng, bạn đang cố đóng vai Chúa.  Bạn đang giả định chịu trách nhiệm về điều gì đó mà Đức Chúa Trời đã phán Ngài sẽ chăm sóc.  Phao-lô nói trong Phi-líp 4:19, “Và cùng Đức Chúa Trời này chăm sóc tôi sẽ cung cấp mọi nhu cầu của anh chị em từ sự giàu có vinh hiển của Ngài, là những điều đã được ban cho chúng ta trong Chúa Giê-su Christ” (Phi-líp 4:19 NLT).

 

Chúa biết điều gì đang xảy ra trong đời bạn—và trong ví tiền bạn.  Ngài biết mọi nhu cầu bạn ngay cả trước khi bạn cầu xin.  Và bạn có thể tin cậy Ngài chăm sóc bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Đôi khi tiền có thể cảm thấy như là điều quan trọng nhất trong đời.  Nhưng điều gì trong đời bạn thực sự quan trọng hơn tài chính bạn?

·      Cácho bạn cân bằng giữa việc tin cậy Đức Chúa Trời và việc là người quản gia tốt về tài chính của bạn?

·      Lời hứa nào từ Kinh Thánh khích lệ bạn khi bạn bắt đầu lo lắng về tiền bạc?

https://pastorrick.com/dont-worry-trust-god-2/

 

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2022

BỐN THÁI ĐỘ TẤM LÒNG đối với DÂNG HIẾN

 


TG: RICK WARREN - 22/7/2022

DG: Thang Chu

 

Anh chị em phải quyết định trong lòng mình dâng bao nhiêu. Và đừng dâng miễn cưỡng hoặc đáp lại áp lực. Vì Đức Chúa Trời yêu người dâng vui vẻ’” (2 Cô-rinh-tô 9:7 NLT).

 

Khi nói đến dâng hiến, Đức Chúa Trời quan tâm nhiều đến điều trong lòng bạn hơn là cái trong ví bạn.  Điều Ngài thực sự muốn là sự sẵn lòng của bạn—không phải sự giàu có của bạn.

 

Kinh Thánh nói trong 2 Cô-rinh-tô 9:7, “Anh chị em phải quyết định trong lòng mình dâng bao nhiêu. Và đừng dâng miễn cưỡng hoặc đáp lại áp lực. ‘Vì Đức Chúa Trời yêu người dâng vui vẻ’” (2 Cô-rinh-tô 9:7 NLT).  Câu này đề ra bốn thái độ tấm lòng then chốt mà bạn nên có khi dâng hiến.

 

1. Dâng có suy nghĩ.  Đừng dâng một cách bốc đồng.  Việc dâng thuộc linh nhất là khi bạn suy nghĩ về dâng hiến, cầu nguyện về dâng hiến, và rồi quyết tâm về dâng hiến.  Đức Chúa Trời muốn việc dâng hiến của bạn là quan trọng và ý nghĩa trong đời bạn—nên Ngài muốn bạn lập kế hoạch cho dâng hiến.

 

2. Dâng cách nhiệt tình.  Đừng chỉ nghĩ, Tôi phải dâng! Hãy dâng vì bạn biết Đức Chúa Trời sẽ làm điều gì đó lớn lao trong lòng bạn khi bạn trở thành người rộng lượng.

 

3. Dâng cách tự nguyện.  Bất cứ khi nào ai đó ép bạn phải dâng, đừng dâng.  Đức Chúa Trời sẽ không ban phước kiểu dâng đó dẫu gì đi nữa.  Nhưng khi bạn cảm thấy Chúa đang thách thức bạn dâng hiến, đó là lúc bạn nên dâng một cách rộng lượng và tự nguyện!

 

4. Dâng cách vui vẻ.  Hãy dâng với niềm vui!  Một trong những chữ Hy Lạp về “dâng hiến” có cùng gốc với từ “vui nhộn.”  Đức Chúa Trời muốn bạn vui hưởng việc dâng hiến cho Ngài và cho người khác.

 

Lần tới khi bạn cân nhắc xem nên dâng hoặc dâng bao nhiêu, hãy nhớ rằng quan tâm lớn nhất của Đức Chúa Trời là tấm lòng bạn.  Khi bạn dâng có suy nghĩ, nhiệt tình, tự nguyện, và vui vẻ, khi đó bạn biết đó là món quà mà Chúa sẽ ban phước!

 

THẢO LUẬN

·      Chúa muốn bạn dâng hiến một cách chu đáo, nhiệt tình, tự nguyện, và vui vẻ.  Cái nào trong những thái độ này là khó nhất cho bạn?  Cái nào dễ nhất cho bạn?  Tại sao?

·      Cách phù hợp, lành mạnh nào khi đáp ứng lại những tình huống nơi mà bạn cảm thấy bị áp lực phải dâng hiến?

·      Đức Chúa Trời đang làm gì trong lòng bạn qua những thói quen và lựa chọn dâng hiến hiện tại của bạn?

https://pastorrick.com/four-heart-attitudes-for-giving-2/

 

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2022

CÁCH CHỨA CỦA CẢI trên THIÊN ĐÀNG

 


TG: RICK WARREN - 17/7/2022

DG: Thang Chu

 

Của cải con ở đâu, lòng con cũng sẽ ở đó(Ma-thi-ơ 6:21 NIV).

 

Bạn sẽ vui hưởng đời đời những gì bạn đầu tư trên thiên đường, và bạn đầu tư vào thiên đường mỗi khi bạn dùng tiền vào điều lành.

 

Hôm qua, chúng ta nói về đầu tư vào cõi đời đời qua việc dùng tiền bạn để tăng trưởng đức tính bạn, để khích lệ thông công trong thân thể Đấng Christ, và để phục vụ người khác đang có cần.  Có hai quỹ nữa mà bạn nên đầu tư vào để bạn có thể thu lời cổ phần đời đời trên trời.

 

4. Quỹ Toàn Cầu của Chúa.  Đây là lúc bạn dùng tiền mình để chia sẻ Tin Lành và đưa người ta đến Chúa Giê-su.  Lu-ca 16:9 nói, “Hãy dùng của cải thế gian để kết bạn cho riêng mình, để của cải mất đi, con sẽ được đón vào nơi ở vĩnh cửu” (NIV).

 

Rất nhiều người không biết câu này nghĩa là gì.  Nó nói rằng bạn có thể mua bạn hữu? Không vậy chút nào.  Nó nghĩa là Đức Chúa Trời muốn bạn đầu tư vào những điều giúp đưa người ta vào thiên đàng để khi bạn đến thiên đàng, họ sẽ chào đón bạn ở đó.

 

Đó là khoản đầu tư lớn nhất trong đời bạn.  Có ai sẽ vào thiên đường nhờ bạn không?

 

5. Quỹ Kho Bạc của Chúa.  Khi bạn dâng tiền cho Đức Chúa Trời như một hành động thờ phượng, đó được gọi là Quỹ Kho Bạc.

 

Đức Chúa Trời hứa trong Châm-ngôn 3:9-10: “Hãy tôn vinh Chúa bằng cách dâng Ngài phần đầu tiên của tất cả thu nhập của con, và Ngài sẽ đổ đầy lúa mì và lúa mạch vào kho thóc con và đổ đầy các bình rượu của con bằng những rượu ngon nhất” (TLB).  “Phần đầu tiên của tất cả thu nhập của con” là phần mười của bạn—là 10 phần trăm thu nhập của bạn mà bạn dâng cho Đức Chúa Trời thông qua hội thánh của bạn.

 

Bạn thực sự không thể cho Chúa bất cứ gì vì Ngài sở hữu tất cả.  Nhưng hãy nghĩ về khoản cấp mà bạn có lẽ đã nhận được khi còn nhỏ.  Nếu bạn đi ra và mua quà sinh nhật cho mẹ bạn, bạn thực sự đang dùng tiền của mẹ.  Có phải nghĩa là mẹ ít thích quà đó hơn không?  Không—bởi mẹ quan tâm nhiều hơn đến suy nghĩ và tình yêu đằng sau món quà đó.  Đức Chúa Trời cũng cảm thấy y vậy về việc dâng hiến của bạn.

 

Kinh Thánh nói rằng của cải bạn ở đâu, thì lòng bạn cũng sẽ ở đó.  Nếu điều quan trọng nhất với bạn là những thứ trên Trần Thế này, thì mỗi ngày bạn đang đi xa hơn khỏi của cải của mình.  Bởi mỗi ngày bạn ở đây trên Trần Thế, bạn có ít hơn một ngày để đầu tư vào cõi đời đời.  Bạn đang ngày càng đi xa hơn khỏi những thứ bạn sắp bỏ lại.

 

Nhưng nếu bạn đang đầu tư vào quỹ của Chúa và dùng tiền mình để phục vụ các mục đích của Chúa, khi đó bạn đang chứa của cải trên thiên đàng mỗi ngày.  Bạn đang ngày càng tiến gần hơn đến của cải của mình thay vì ngày càng xa hơn.

 

Giáo-sĩ Jim Elliot từng nói, “Người đó không phải là kẻ dại khi dâng cái mình không thể giữ để thu được cái mình không thể mất.

 

Bạn sẵn sàng bắt đầu dùng tiền mình để đầu tư vào cõi đời đời chưa?  Bạn có thể bắt đầu bằng cầu nguyện lời cầu nguyện này:

 

“Chúa ôi, xin tha thứ tôi vì đã tiêu tiền mình vào những cái không thể tồn tại.  Tôi muốn bắt đầu đầu tư vào thiên đường thay vào đó.  Hôm nay tôi hứa nguyện dùng tiền mình để tăng trưởng sức mạnh tâm linh, khôn ngoan, và kiến ​​thức, và trở thành tất cả gì Ngài muốn tôi là.  Xin giúp tôi biết những cách tôi có thể dùng điều Ngài ban cho để củng cố các quan hệ và để bày tỏ tình yêu thương với anh chị em mình trong Đấng Christ.

 

“Tôi muốn đầu tư vào cõi đời đời bằng cách dùng tiền mình để phục vụ người khác.  Tôi muốn học làm người rộng lượng và trở thành nguồn phước cho người khác.  Và tôi muốn dùng tiền mình để đưa người đến Ngài; tôi muốn người ta ở thiên đường vì tôi đã dâng hiến.  Và, Cha ôi, tôi muốn bày tỏ nơi của cải tôi chứa bằng cách đầu tư vào cõi đời đời qua những ân tứ và lễ vật của tôi dâng Ngài; tôi muốn tôn vinh Ngài bằng cách dâng Ngài phần đầu tiên của tất cả thu nhập của tôi.

 

“Tôi muốn từ bỏ mọi ham muốn tiền bạc để Ngài, là Chúa Toàn Năng, sẽ trở thành của cải của tôi.  Xin giúp tôi nhớ rằng tôi không phải là kẻ dại khi từ bỏ cái tôi không thể giữ để thu được cái tôi không thể mất.  Tôi cầu nguyện điều này nhân danh Chúa Giê-su.  A-men.”

 

THẢO LUẬN

·      Có ai nhờ bạn mà vào thiên đường không?  Bạn có thể đưa ra quyết định nào về tài chính của mình để giúp đưa người ta đến Chúa Giê-su?

·      Bạn có đang dâng phần mườidâng Chúa 10 phần trăm đầu tiên của tất cả thu nhập của bạn không?  Nếu không, cách nào bạn có thể điều chỉnh ngân sách mình để bắt đầu dâng phần mười?

·      Khi nào bạn đã dùng tiền mình để đầu tư vào cõi đời đời?  Thể nào bạn đã kinh nghiệm được phước lành của Đức Chúa Trời qua điều đó?

https://pastorrick.com/how-to-store-up-treasure-in-heaven/