Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

VÌ SAO PHẢI CHỨNG ĐẠO

 Vì Sao Phải Chứng Đạo

TG: Thang Chu

 

1.   Chứng đạo là bước đầu môn đồ hoá mà Chúa Jesus giao các tín hữu phải hoàn thành: “Hãy môn đồ hoá muôn dân”(Ma-thi-ơ 28:19).  Người ta phải tin Chúa Jesus rồi mới được môn đồ hoá sau đó.  Chứng đạo là Đại Sứ Mạng.

 

2.   Chứng đạo để người ta thoát chết đời đời.  “Nếu có ai trong anh chị em lầm lạc xa cách chân lý và có người đưa kẻ ấy trở lại . . . sẽ cứu linh hồn người ấy khỏi chết và che giấu rất nhiều tội lỗi” (Gia-cơ 5:20 NVB).

 

3.   Chứng đạo để chính mình thoát tội vô trách nhiệm.  “Khi Ta phán với kẻ ác rằng: Ngươi chắc sẽ chết nhưng ngươi không cảnh cáo nó . . . Kẻ ác đó sẽ chết vì tội lỗi nó nhưng Ta sẽ đòi máu nó nơi tay ngươi . . . Khi một người công chính từ bỏ công chính và phạm tội . . . sẽ chết vì tội lỗi . . . nhưng Ta sẽ đòi máu nó nơi tay ngươi.” (Ê-xê-chi-ên 3:20).

 

4.   Chứng đạo để người ta được nghe về Chúa, rồi tin, rồi kêu cầu và được cứu.  “Tất cả người nào kêu cầu danh Chúa đều được cứu. Nhưng làm sao họ có thể kêu cầu cùng Đấng họ chưa tin? Làm sao họ có thể tin Đấng họ chưa nghe? Làm sao họ có thể nghe khi không ai có người truyền giảng? Làm sao họ có thể truyền giảng nếu họ không được sai đi?”(Rô-ma 10:13, 14).

 

5.   Chứng đạo vì Chúa không muốn ai chết mất nhưng mọi người được cứu.  “Ngài kiên nhẫn với anh chị em, không muốn cho mội ai hư mất, nhưng muốn cho mỗi người đều ăn năn” (2 Phi-e-rơ 3:9).

 

6.   Chứng đạo vì tin.  “Ta đã tin vì thế ta nói ra” (2 Cô-rinh-tô 4:12).

 

7. Chứng đạo vì Chúa Jesus là con đường duy nhất đến thiên đường.  “Đức Jesus đáp: ‘Ta chính là Con Đường, Chân Lý, và Nguồn Sống, chẳng bởi Ta thì không ai đến cùng Cha được” (Giăng 14:6).

 

8. Chứng đạo vì Chúa Jesus duy nhất chuộc tội được.  “Nếu có ai phạm tội, chúng ta có một Đấng biện hộ với Đức Chúa Cha là Chúa Cứu Thế Jesus, Đấng Công Chính. Chính Ngài là lễ vật hy sinh chuộc tội lỗi chúng ta, không những tội lội chúng ta mà thôi, nhưng tội lỗi của cả thế gian nữa” (1 Giăng 2:1, 2).

 

9. Chứng đạo để người ta được bình an.  “Ta để lại sự bình an cho các con. Sự bình an Ta ban cho các con không phải như của thế gian cho. Đừng sờn lòng nản chí và sợ hãi” (Giăng 14:27). 

 

10. Chứng đạo vì yêu thương nhân loại.  “Vì Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, để ai ti nhận Đấng ấy sẽ không bị hư mất nhưng được sự sống vĩnh phúc” (Giăng 3:16).

 

11. Chứng đạo để hối thúc ngày Chúa trở lại khi đủ số người tin.  “… làm cho ngày Chúa mau đến” (2 Phi-e-rơ 3:12 BPT).  “Tin Lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến” (Ma-thi-ơ 24:14).  “Một phần Y-sơ-ra-ên cứ ngoan cố cho đến khi số người các dân tộc ngoại quốc gia nhập đầy đủ” (Rô-ma 11:25).

 

12. Chứng đạo để người ta biết mục đích sống.  “Nếu chúng ta sống là sống cho Chúa; và nếu chúng ta chết là chết cho Chúa” (Rô-ma 14:7).

THAY ĐỔI LÀ TỐT cho BẠN

 Thay Đổi Là Tốt cho Bạn

 

TG: Rick Warren - 30/11/2023

DG: Thang Chu

 

Bao lâu còn đất  còn trồng và gặt, lạnh và nóng, hè và đông, ngày và đêm.” (Sáng-thế-ký 8:22 NLT)

 

Thay đổi không thể tránh.  Tất cả chúng ta biết điều đó—nhưng chúng ta vẫn thường tỏ ra ngạc nhiên khi sự việckhông nguyên trạng.

 

Khi có thay đổi, chúng ta có thể phàn nàn và càu nhàu, nổi giận, và đổ lỗi người khác. Chúng ta thậm chí có thể cố chặn sự thay đổi hiển nhiên, như thể chúng ta có quyền kiểm soát.  Nhưng sự việc trên trần gian không bao giờ nguyên trạng.  Mỗi khoảnh khắc đời ta đều thay đổi, tốt hoặc xấu.

 

Khi Đức Chúa Trời tạo dựng trần gian, đây là một trong những điều đầu tiên Ngài phán: “Bao lâu còn đất  còn trồng và gặt, lạnh và nóng, hè và đông, ngày và đêm.” (Sáng-thế-ký 8:22 NLT).  Trong thiết kế toàn hảo của Ngài, Thiên Chúa đã khiến mọi điều trên hành tinh này theo mùa.  Mọi điều đang thay đổi, cả khi chúng ta không thể thấy hoặc cảm nhận nó.  Gia đình bạn không còn theo cách đã theo.  Công việc bạn không còn giống trước.  Bạn không giống trước.

 

Nhưng vì Chúa đã thiết kế và phán điều đó tốt, nên chúng ta biết thay đổi đó  lợi ích chúng ta.  Thay đổi giữchúng ta không trở nên tự mãn và gi chúng ta tin cậy Chúa về những điều chúng ta không thể hiểu.  Khi thay đổi đem đau đớn vào đời chúng ta, nó khiến chúng ta phụ thuộc Ngài.  Và thay đổi khiến việc phát triển tâm linh, thể chất, và tình cảm trở thành một phần tự nhiên của cuộc sống.  Thay đổi để tốt hơn trong bước đi với Chúa Giê-su nghĩa là bạn đang trở nên giống Ngài hơn.

 

Không tăng trưởng nào mà không có thay đổi.  Không thay đổi nào mà không mất mát. Không mất mát nào mà không đau buồn.  Và không đau buồn nào mà không đau đớn.  Người muốn trưởng thành và tốt hơn nhưng không trải qua đau đớn của sự thay đổi cũng giống người nữ nói: “Tôi muốn có con nhưng tôi không muốn đau đẻ.”  Điều đó sẽ không xảy ra đâu!  Để mang lại sự sống mới vào thế giới đòi hỏi đau đớn.  Để tận hưởng mọi món quà tốt lành, đôi khi chúng ta phải trải qua sự thay đổi đau đớn cần có để nhận được nó.

 

Sự việc thay đổi, nhưng hãy nhớ điều này: Thay đổi sẽ không luôn dễ dàng, và bạn có lẽ không luôn hiểu nó.  Nhưng bất cứ thay đổi nào Chúa yêu cầu nơi bạn, bạn có thể chắc chắn rằng điều đó là cho sự tốt lành của bạn.

 

 

THẢO LUẬN

 

·      Cách nào bạn đang thay đổi và phát triển để tốt hơn?

·      Tại sao thật quan trọng cảm ơn Chúa trước về cách Ngài thay đổi bạn, cả khi bạn không nhận thức điều đó?

·      Bạn muốn thấy Chúa thực hiện sự thay đổi nào trong đời bạn hoặc trong đời của người bạn yêu thương?  Bạn đã xin Ngài điều đó chưa?

 

https://pastorrick.com/change-is-for-your-good/

 

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023

Chúa Về Phe Bạn

  

Hãy Hiểu Chúa Về Phe Bạn

 

Do Rick Warren - 29/11/2023

 

“Vì Đức Chúa Trời đang hành động trong anh chị em, ban cho anh chị em lòng khao khát và sức mạnh để làm điều đẹp lòng Ngài.” (Phi-líp 2:13 (NLT).

 

 

Bất kể bạn sắp đối diện điều gì trong tuần, tháng hay năm tới, bạn sẽ không đối diện nó một mình.  Thiên Chúa ở với bạn, Ngài ở trong bạn và Ngài là cho bạn.

 

Phi-líp 2:13 nói, “Vì Đức Chúa Trời đang hành động trong anh chị em, ban cho anh chị em lòng khao khát và sức mạnh để làm điều đẹp lòng Ngài.” (NLT).

 

“Chúa đang hành động trong anh chị em.”  Chữ “hành động” trong tiếng Hy Lạp là chữ energos từ đó chúng ta cóchữ “năng lượng”.  Chúa là người điều khiển năng lượng trong đời bạn.  Bạn không chỉ dựa vào sức mạnh ý chí.  Bạn không chỉ đi bằng sức riêng mình.  Chúa nói rằng Ngài sẽ ban cho bạn sức mạnh mà bạn cần, bất kể bạn đang đối diện gì.

 

Ngài không chỉ ở trong bạn mà còn ở với bạn.  Kinh Thánh nói: “Ta sẽ không để các con mồ côi; Ta sẽ đến với con. . . Vào ngày đó, các con sẽ nhận biết rằng Ta ở trong Cha Ta, các con ở trong Ta và Ta ở trong các con” (Giăng 14:18, 20 NIV).  Thật là một lời hứa! Kinh Thánh nói Đấng Christ ở trong bạn;  Kinh Thánh nói bạn được giấu với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời; và Kinh Thánh nói bạn được bọc bằng Đức Thánh Linh.  Nghĩa là để ma quỷ đến được với bạn, hắn phải vượt qua Ba Ngôi Đức Chúa Trời!  Đó là sự bảo vệ rất tốt.  Đó là liều thuốc giảm sợ hãi tuyệt diệu.

 

Chúa không chỉ ở với bạn và ở trong bạn mà Chúa là cho bạn nữa. Rô-ma 8:31 nói, “Nếu Đức Chúa Trời là cho chúng takhông ai có thể đánh bại chúng ta” (NCV).

 

Khi người chăn dắt đàn cừu, luôn có những con chó canh gác phía sau, cắn vào đàn cừu để giữ chúng đi đúng hướng.

 

Kinh Thánh nói vệ khuyển trong đời bạn là sự nhân lành và thương xót.  Chúa ban cho bạn điều bạn không xứng đáng - đó là sự nhân lành của Ngài.  Và Ngài không cho bạn những điều bạn đáng phải nhận - đó là sự thương xót của Ngài.

 

Bạn có từng cảm nhận nụ cười của Chúa trong đời mình không?  Nếu không, bạn có lẽ không thực sự biết Chúa. Một số người nghĩ rằng Chúa giống như cha mẹ giận dữ luôn giận họ.  Không.  Chúa  cho bạn!

 

Nếu muốn hạnh phúc, bạn cần thức dậy mỗi sáng và nói: “Chúa ơi, cảm ơn Ngài đã ở với con hôm nay, ở trongcon hôm nay và là cho con hôm nay”.

 

THẢO LUẬN

 

·      Bạn nghĩ Chúa muốn bạn tiếp cận quyền năng Ngài sẵn có cho bạn như thế nào?

·      Khi nào bạn nghi ngờ sự hiện diện của Chúa nhất?  Hãy cầu xin Chúa ban đức tin để thấy Ngài hành động trong đời bạn.

·      Quan điểm của bạn về một tình huống khó khăn sẽ thay đổi thế nào khi bạn biết Chúa về phe bạn?

 

https://pastorrick.com/understand-god-is-on-your-side/

 

 

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

Chúa Jesus Đang Làm Gì cho Chúng Ta?

 Chúa Jesus đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời và đang làm ba điều cho chúng ta.

1. Chúa đang làm mục vụ trong đền thánh. (Hê-bơ-rơ 8:1, 2).

2. Chúa đang can thiệp. 

   - Trình chúng ta trước Đức Chúa Trời. (Hê-bơ-rơ 9:24). Ngài là ống dẫn đưa lời cầu nguyện của chúng ta đến Cha.

   - Khi chúng ta phạm tội, huyết Ngài chuộc tội chúng ta. (1 Giăng 2:1, 2).  Ma quỷ là đứa kiện cáo dữ dội chúng ta, nhưng Chúa bênh vực chúng ta. (Khải-huyền 12:10).

3. Chúa đang soạn chỗ. Ngài đi trước về Trời để soạn chỗ ở cho chúng ta. (Giăng 14:2, 3).

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2023

 Trả lời một bạn hỏi Do-Thái-Giáo.


Do-Thái-Giáo giữ Cựu-Ước (39 sách lịch sử Do-Thái, tiên tri, luật pháp, thơ văn báo trước Đấng Cứu Thế sẽ đến). Họ không tin Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế  (được thuật lại trong Tân-Ước gồm 27 sách, có sách chi một trang) mà họ đang chờ đợi đó.

Christianity được dịch là Thiên-Chúa-Giáo hoặc Cơ-Đốc-Giáo  hoặc Ki-Tô-Giáo (do phiên âm chữ Christ là Cơ-rít). 

Christ (tiếng Hy-Lạp) = Messiah (tiếng Do Thái) = Đấng Được Xức Dầu = Đấng Cứu Thế.

Công-Giáo (Catholic) là do Giáo-Hội La-mã đặt tên riêng cho Christianity.

Nói chung Christianity có ba Giáo Hội chính: 

   - Roman Catholic (Công Giáo La Mã, đông nhất ở  Ý và Tây Âu), 

   - Orthodox  (Chính Thống Giáo, đông nhất ở Nga và Đông Âu ), và 

   - Protestant (Tin Lành Giáo hoặc Cải Chánh Giáo, đông nhất ở Mỹ, Canada, Anh, Đức, các nước Bắc Âu, và Tàu).

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2023

Tiệc Thánh Dẫn Đến Lòng Biết Ơn

Do Rick Warren – 23/11/2013

 

“Chẳng phải chén tạ ơn mà chúng ta tạ ơn không dự phần vào huyết Đấng Christ sao? Và bánh chúng ta bẻ không dự phần vào thân Đấng Christ sao?” (1 Cô-rinh-tô 10:16 NIV).

 

Khi chúng ta dự Tiệc Thánh, chúng ta được nhắc về những gì Chúa Jêsu đã làm cho chúng ta trên thập giá.

 

Đó không phải là nghi lễ trống rỗng mà các Cơ-đốc-nhân làm chỉ vì họ phải làm.  Thay vậy, Chúa muốn chúng ta thực hành Tiệc Thánh để giúp chúng ta ghi nhớ.  Tại sao chúng ta cần ghi nhớ?  Để chúng ta có thể biết ơn.  Bạn chỉ có thể biết ơn điều bạn nhớ.

 

Tiệc Thánh còn được gọi là Tiệc Chúa.  Đó là thói quen biết ơn vì nó giúp chúng ta nhớ điều Chúa Jêsu đã làm cho chúng ta trên thập giá.

 

Kinh Thánh nói trong 1 Cô-rinh-tô 11:23-25, “Trong đêm Ngài bị nộp, Chúa Jêsu cầm bánh và cầu nguyện tạ ơn. Ngài bẻ bánh và phán, ‘Đây là thân thể Ta, vỡ ra vì các con. Hãy làm điều này để nhớ Ta.’

 

“Khi bữa tối xong, Ngài cũng làm vậy với chén. Ngài phán, ‘Chén này là giao ước mới được lập bởi huyết Ta. Mỗi lần các con uống nó, hãy làm điều đó để nhớ Ta'” (GW).

 

Chúa Giêsu đã ban chúng ta bánh và rượu như công cụ ghi nhớ.  Chúng ta sử dụng công cụ này để thực hành lòng biết ơn về những gì Chúa Jêsu trả giá cho sự cứu rỗi chúng ta.

 

Một từ khác để chỉ Tiệc Thánh là Bí Tích Thánh Thể.  Đây là từ Hy Lạp nghĩa là “tạ ơn.”  Tiệc Thánh mang nghĩa mẫu mực của lòng tạ ơn.  Đó là một trong những cách Chúa yêu thích nhất để chúng ta tạ ơn Ngài!  Chúng ta có thể tạ ơn Chúa bằng nhiều cách—qua bài hát tạ ơn, qua lễ vật tạ ơn, hoặc qua chén tạ ơn.

 

“Chẳng phải chén tạ ơn mà chúng ta tạ ơn không dự phần vào huyết Đấng Christ sao? Và bánh chúng ta bẻ không dự phần vào thân Đấng Christ sao?” (1 Cô-rinh-tô 10:16 NIV).

 

Khi chúng ta uống chén Tiệc Thánh và ăn bánh đó, chúng ta thưa với Thiên Chúa: “Cha ôi, tạ ơn Cha đã sai Con Cha đến sống cuộc đời toàn hảo và chết vì tội lỗi chúng con để chúng con được tha thứ.”

 

Khi chúng ta nhắc nhở chính mình về cái giá cao mà Chúa Jêsu đã trả để cứu chúng ta, đáp ứng hợp lý duy nhất là lòng biết ơn.

 

 

THẢO LUẬN

 

·      Khi bạn dự Tiệc Thánh, bạn có thường làm với tinh thần biết ơn không?  Tại sao có hoặc không?

·      Bạn nghĩ tại sao Chúa Jêsu muốn chúng ta dự Tiệc Thánh với các Cơ-đốc-nhân khác thay vì một mình?

·      Bạn có thể thực hành lòng biết ơn với những người trong gia đình của Chúa bằng những cách nào khác?

 

Bạn có tin cậy vào lời hứa cứu rỗi của Chúa không?

 

Nếu bạn chưa bao giờ dâng đời mình cho Chúa Jêsu, thì bạn có thể cầu nguyện lời cầu nguyện đức tin đơn giản này hôm nay:

 

“Lạy Chúa Jêsu, Ngài đã hứa rằng nếu con tin Ngài, mọi điều con từng làm sai sẽ được tha thứ, con sẽ học được mục đích đời mình, và Ngài sẽ tiếp nhận con vào nhà vĩnh cửu của Ngài trên thiên đàng ngày đến.

 

“Con xưng nhận tội mình và xin Ngài tha thứ con.  Con tin rằng Ngài là Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Rỗi của con, và con muốn Ngài là Chúa đời con.  Hôm nay, con giao mọi phần đời con cho Ngài.  Con muốn theo Ngài và làm những gì Ngài bảo con làm.

 

“Lạy Chúa Jêsu, con biết ơn tình yêu của Ngài và sự hy sinh của Ngài khiến con có thể có mối quan hệ với Ngài và cùng Ngài vào thiên đàng vào ngày nào đó.  Con biết con không xứng đáng điều đó.  Và con cảm ơn Ngài vì con không phải kiếm hoặc làm để được cứu rỗi, bởi con biết điều đó không thể.  Con muốn dùng phần đời còn lại của mình để phục vụ Ngài thay vì phục vụ chính mình.  Con phó thác đời con cho Ngài, và cầu xin Ngài hãy cứu con và tiếp nhận con vào gia đình Ngài.  Nhân danh Chúa Jêsu con cầu nguyện.  Amen.”

 

https://pastorrick.com/communion-leads-to-gratitude/?hemail=thangtchu@yahoo.com&el=DHDevo-11/23/2023-EN&utm_source=ActiveCampaign&utm_medium=email&utm_content=Communion+Leads+to+Gratitude&utm_campaign=Daily+Hope+-+English+RSS+Feed+-+Ongoing+Daily+Emails&vgo_ee=09USSSOpsF6I3OdDEQSN9zSGeouKUI6UpLh2ABe91SSj2cw%3D%3ALX9SrYrWWGlTsOf5fH41EjVaeydp2cj0

 

 

 

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023

DÂNG CHÚA

Dân Số Ký 28
Dâng cái tốt nhất, without defect.

Dâng hàng ngày (c. 1-8)
   - Sáng (c. 4)
   - Chạng vạng tối (c. 4)

Hàng tuần,

Hàng tháng:

Hàng năm (c. 16-25)
   - Không làm việc tháng Một.
   - Mùng 14 bắt đầu Lễ Vượt Qua.
   - 

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2023

 Dân Việt còn nợ máu nhiều.

 

1895 Boxer Rebel ở China chết 239 giáo sỹ và 32.000 giáo dân, so với VN chết 22 giáo sỹ (Pháp và Bồ) và  150.000 giáo dân chỉ trong thời Minh Mạng, Thiệu Trị, và Tự Đức (1820-1883).

 Nữ quyền cần được lập trong xã hội.  Nam nữ phải bình đẳng. 

 

Người nữ được Chúa dựng để giúp người nam nên hy sinh rất nhiều cho gia đình, nhưng thường bị coi thường.  Họ cần lên tiếng và sẽ được Chúa ban phước.

 

Chẳng hạn về quyền thừa hưởng gia tài, đất đai.  “CHÚA phán dạy ông: “Các con gái Xê-lô-phát nói đúng. Hãy chia cho họ một phần đất làm cơ nghiệp cùng với chú bác họ, là phần đáng lẽ chia cho cha họ.”(Dân 27:6-7). NVB

 

LỄ TẠ ƠN ĐẦU TIÊN THỰC SỰ

 

Do Rick Warren - 22/11/2023

 

Hãy mừng Lễ Mùa Gặt để tôn vinh CHÚA Đức Chúa Trời ngươi, bằng cách mang đến Ngài lễ vật tự nguyện tương ứng phước lành mà Ngài đã ban cho ngươ.” (Phục-truyền-luật-lệ-ký 16:10 GNT).

 

Buồi nhóm mà hầu hết người Mỹ nghĩ là Lễ Tạ Ơn đầu tiên diễn ra cách đây 400 năm.

 

Nhưng 3.000 năm trước đó, Đức Chúa Trời đã bảo dân Y-sơ-ra-ên thiết lập Lễ Tạ Ơn gọi là Lễ Các Tuần.  Họ phải ăn mừng lòng lành của Thiên Chúa và bày tỏ lòng biết ơn của họ đối với Ngài bằng cách mang đến Ngài lễ vật tạ ơn đặc biệt hàng năm.

 

Phục-truyền-luật-lệ-ký 16:10-11 nói: “Hãy mừng Lễ Mùa Gặt để tôn vinh CHÚA Đức Chúa Trời ngươi, bằng cách mang đến Ngài lễ vật tự nguyện tương ứng phước lành mà Ngài đã ban cho ngươi . . . Hãy làm việc này tại nơi thờ phượng” (GNT).

 

Vào ngày tạ ơn nguyên thuỷ này, dân Y-sơ-ra-ên phải mang lễ vật tạ ơn đến nơi tạ ơn—là các đền thờ nơi họ thờ phượng.  Lễ vật tạ ơn này được dân Chúa thực hiện hàng ngàn năm và được nhắc đến nhiều lần trong Kinh Thánh.

 

Đức Chúa Trời phán trong Thi Thiên 50:23, “Dân đó tôn kính Ta bằng cách đem đến Ta lễ vật để tỏ lòng biết ơn. Và Ta, là Chúa, sẽ cứu những ai làm điều đó” (NCV).

 

Kinh Thánh nhiều lần bảo chúng ta loại lễ vật nào chúng ta nên dâng.  Chúng ta phải dâng Chúa phần đầu tiên trong thu nhập của mình—không phải phần dư.  Chúng ta nên đặt Chúa hàng đầu trong tài chính của mình.

 

Bất cứ khi nào bạn dâng Chúa, điều đó đại diện ba loại biết ơn: quá khứ, hiện tại, và tương lai. Lễ vật của bạn bày tỏ lòng biết ơn đối với phước lành của Chúa trong quá khứ và phước lành của Ngài hôm nay và đức tin vào phước lành tiếp tục của Chúa trong tương lai . Thiên Chúa luôn tôn trọng đức tin bằng ơn phước của Ngài.

 

Trong Kinh Thánh, có nhiều lời hứa gắn liền với sự dâng hiến trung tín và lòng rộng lượng hơn bất kỳ chủ đề nào khác. Tại sao?  Bởi Chúa muốn con cái Ngài giống Ngài.  Và Ngài là Thiên Chúa rộng lượng!

 

Chúa Giêsu nói trong Lu-ca 6:38, “Nếu con cho, con sẽ nhận! Quà của con sẽ trở lại con đầy và tràn, ép xuống, lắc đềuđể lấy chỗ thêm và tràn ngập. Bất kể mức đo nào con dùng—lớn hay nhỏ – sẽ được dùng để đo lường cái cho lại con”(TLB).

 

Nếu bạn tin cậy Chúa Giê-su tha tội bạn và cứu linh hồn bạn, thì bạn có thể tin cậy Chúa giữ lời hứa Ngài chăm sóc bạn. Lễ vật tạ ơn của bạn cho Chúa thấy rằng bạn tin cậy Ngài trong mọi sự và mọi lúc.

 

THẢO LUẬN

·      Nếu bạn đặt Chúa lên hàng đầu trong tài chính của mình, điều gì sẽ thay đổi trong cách bạn cho đi, tiết kiệm và chi tiêu?

·      Một khi bạn tin cậy Chúa cứu bạn khỏi tội, thế nào điều đó giúp bạn dễ tin cậy Ngài hơn trong mọi việc khác?

·      Lễ Tạ Ơn này, th nào bạn có thể bày tỏ cho Chúa lòng biết ơn của mình qua sự dâng hiến của bạn?

https://pastorrick.com/the-real-first-thanksgiving/