Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

CHÚA MUỐN LỜI CẦU NGUYỆN CẢM XÚC của BẠN

TG: RICK WARREN - 31/8/2021

DG: Thang Chu

 

“Tôi tuôn đổ lòng mình, phơi trần linh hồn mình cho ĐỨC CHÚA TRỜI” (Đa-ni-ên 9:3 The Message).

 

Bạn có từng cầu nguyện, “Bây giờ, tôi đặt mình xuống ngủ. Tôi cầu nguyện Chúa giữ linh hồn tôi. Nếu tôi phải chết trước khi tôi thức dậy, tôi cầu nguyện Chúa nhận linh hồn tôi?

 

Hoặc thể này, Hãy ban phước thức ăn này để nuôi dưỡng thân thể chúng tôi?

 

Hầu hết mọi người cầu nguyện những lời cầu nguyện biết rõ này vào một thời điểm nào đó.  Nhưng chúng ngụ ý gì?  Và chúng ta có thực sự ngụ ý chúng không?

 

Quá thường xuyên chúng ta đi qua các chuyển động cầu nguyện, lập lại chữ trong trí nhớ và lấy ra điều gì đó trong danh sách của mình trước khi chuyển sang điều kế.

 

Đức Chúa Trời không tìm lời cầu nguyện vô cảm hoặc không chân thực.  Ngài không quan tâm bạn có thể chuyển lời ai đó bịa ra hay không.  Đức Chúa Trời không quan tâm thể nào lời cầu nguyện của bạn nghe hay ho.  Thật ra, Ngài thậm chí không quan tâm nhiều đến những lời nói bằng Ngài quan tâm cảm xúc sau chúng.

 

Bất cứ gì bạn đang cầu xin Chúa trong lời cầu nguyện—dù đó là nhu cầu thể chất, vật chất, tinh thần, hay tình cảm—hãy bày tỏ ước muốn bạn bằng cảm xúc.  Đó là điều làm vui lòng Đức Chúa Trời.

 

Khi Đa-ni-ên cần sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời cho cách hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên, ông khẩn thiết cầu nguyện với Chúa là Đức Chúa Trời, khẩn cầu Ngài” (Đa-ni-ên 9:3 GNT).  Khẩn cầu nghĩa là cầu xin bằng cảm xúc.  Đó không chỉ là một yêu cầu thông thường.  Đó là sự tìm kiếm và lùng kiếm nghiêm túc hết lòng và tha thiết cầu xin.  Chúa lắng nghe lời khẩn cầu của chúng ta.

 

Bản dịch The Message song dịch câu này nói, “Tôi tuôn đổ lòng mình, phơi trần linh hồn mình cho ĐỨC CHÚA TRỜI.

 

Đây không phải là cầu nguyện yếu ớt.  Đây là cầu nguyện quyết liệt.  Khi nào là lần cuối bạn cầu nguyện như vậy?

 

Tôi có thể nói với bạn, thậm chí không cần biết cá nhân bạn, rằng lần cuối bạn cầu nguyện như vậy là khi bạn đang rất đau đớn.  Bạn không tuôn đổ lòng mình cho Chúa như thế khi mọi việc đang diễn ra tốt đẹp.  Bạn tuôn đổ lòng mình cho Chúa và cầu khẩn Ngài khi bạn đau đớn.

 

Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể đổ đầy tất cả những lời cầu nguyện của mình bằng cảm xúc.  Khi bạn nhìn quanh những gì đang diễn ra trong thế giới chúng ta, lòng bạn sẽ tan nát vì những điều làm tan nát lòng Đức Chúa Trời.  Ngài là Đức Chúa Trời tình cảm, và Ngài đáp lại tình cảm bạn bằng yêu thương.

 

Hãy tuôn đổ lòng bạn cho Chúa hôm nay.  Nó sẽ kéo bạn đến gần Ngài hơn và đào sâu đức tin bạn khi bạn thấy thể nào Ngài trả lời những lời cầu nguyện của bạn.

 

THẢO LUẬN

·        Khi nào là lần cuối bạn thực sự phơi trần linh hồn mình trước Chúa?  Bạn đã cầu nguyện về điều gì?

·        Nếu mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp trong đời bạn, Đức Chúa Trời muốn bạn cầu xin Ngài điều gì?

·        Thể nào bạn có thể cầu xin Đức Chúa Trời giúp bạn khiến những lời cầu nguyện của bạn cảm xúc hơn nếu bạn không coi mình là người cảm xúc?

https://pastorrick.com/god-wants-your-emotional-prayers/

 

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

KHÔNG THỂ THẤY TƯƠNG LAI? HÃY NƯƠNG CẬY CHÚA

TG: RICK WARREN - 25/8/2021

DG: Thang Chu

 

“Ngài hướng dẫn người khiêm nhường trong điều phải và dạy họ đường lối Ngài (Thi Thiên 25:9 NIV).

 

Kinh Thánh nói bạn cần làm một số điều để nhận hướng dẫn từ Đức Chúa Trời, nhưng điều đầu tiên là: Bạn cần thừa nhận rằng bạn cần hướng dẫn!

 

Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, bạn không muốn theo Chúa hay bất kỳ ai khác. Bạn muốn đi con đường của riêng bạn. Đôi khi bạn thậm chí “đóng vai Chúa” và đưa ra lựa chọn của riêng mình.  Thay vì làm điều Chúa muốn bạn làm, bạn giải quyết vấn đề tự mình.  Và bạn vật lộn để thừa nhận rằng bạn cần hướng đi hoặc rằng bạn cần hướng dẫn.

 

Con chiên, về bản chất, có xu hướng lang thang trật đường.  Tiên tri Ê-sai nói, “Tất cả chúng ta, như chiên, đã đi lạc.  Chúng ta bỏ đường lối Đức Chúa Trời để đi theo đường riêng mình” (Ê-sai 53: 6 NLT).

 

Một điều khác về chiên là chúng có thị lực kém.  Chúng không thể nhìn thấy rất xa phía trước.  Đó là lý do chúng cần người chăn chiên.

 

Chúa đã tạo ra bạn để bạn không thể nhìn vào tương lai, bất kể nhiều thể nào bạn cố gắng.  Tại sao Chúa làm điều này?  Ngài đã làm nó để bạn phải lệ thuộc vào Ngài.

 

Châm ngôn 14:12 nói, “Có một con đường có vẻ đúng, nhưng cuối cùng dẫn đến sự chết” (NIV).  Tất cả chúng ta đã đưa ra quyết định vào thời điểm đó có vẻ đúng nhưng sau đó lại sai.  Một số đường dẫn đến ngõ cụt và bạn kết thúc chệch hướng.  Đó là lý do bạn cần thừa nhận, Chúa ơi, tôi cần giúp đỡ.

 

Chúa muốn dẫn bạn đi đúng đường và đó chính xác là điều Ngài sẽ làm khi bạn đầu phục Ngài và để Ngài hướng dẫn bạn.

 

THẢO LUẬN

·        Châm Ngôn 14:12 nói, “Có một con đường có vẻ đúng, nhưng cuối cùng dẫn đến sự chết” (NIV).  Đường nào có vẻ đúng với bạn trong quá khứ, nhưng cuối cùng lại sai?

·        Những lĩnh vực nào trong đời bạn mà bạn khó đầu phục Đức Chúa Trời?

·        Điều gì bạn cần thừa nhận với Chúa hôm nay để có thể nhận được sự hướng dẫn của Ngài?

https://pastorrick.com/cant-see-the-future-rely-on-god/

 

 

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

KHI ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG CẤT NỖI ĐAU BẠN ĐI

THEO RICK WARREN - 23/8/2021

DG: Thang Chu

 

“Ba lần khác nhau tôi đã cầu xin Chúa cất nó đi. Mỗi lần vậy Ngài phán, ‘Ân sủng Ta là tất cả gì con cần. Quyền năng Ta hoạt động tốt nhất trong sự yếu đuối.’ Vậy bây giờ tôi vui mừng khoe về những yếu đuối của tôi, để quyền năng Đấng Christ có thể hoạt động qua tôi . . . Vì khi tôi yếu đuối, là khi tôi mạnh mẽ(2 Cô-rinh-tô 12:8-10 NLT).

 

Tôi sinh ra với chứng rối loạn não mà, cùng những thứ khác, khiến việc nói trước công chúng trở nên đau đớn.  Cốt lõi là, não tôi hoạt động cực nóng và nhanh, và nó gây ra tất cả loại vấn đề trong cơ thể tôi.  Trong 50 năm, tôi đã cầu xin Chúa mỗi ngày để chữa lành nó.  Ngài phán với tôi mỗi lúc, “Ân sủng Ta là tất cả gì con cần.”  Chúa đã dùng điều đau đớn nhất về thể xác trong đời tôi để định hình tôi và khiến tôi lệ thuộc Ngài.

 

Những điều mà tôi đã cầu nguyện nhiều nhất, Chúa chọn không cất bỏ.  Nhưng, giống Gióp, tôi nói, Dẫu Ngài giết tôi, nhưng tôi sẽ hy vọng nơi Ngài(Gióp 13:15 NIV).

 

Ngay cả Sứ Đồ Phao-lô cũng không nhận được câu trả lời cho tất cả những lời cầu nguyện của ông.  Thật ra, ông mắc phải cái ông gọi là “cái gai trong thịt”—một vấn đề suốt đời đã gây đau đớn lớn trong đời ông.

 

II Cô-rinh-tô 12:8-10 nói, “Ba lần khác nhau tôi đã cầu xin Chúa cất nó đi. Mỗi lần vậy Ngài phán, ‘Ân sủng Ta là tất cả gì con cần. Quyền năng Ta hoạt động tốt nhất trong sự yếu đuối.’ Vậy bây giờ tôi vui mừng khoe về những yếu đuối của tôi, để quyền năng Đấng Christ có thể hoạt động qua tôi . . . Vì khi tôi yếu đuối, là khi tôi mạnh mẽ” (2 Cô-rinh-tô 12:8-10 NLT).

 

Nếu Chúa không bao giờ nói “được” với lời cầu nguyện khác trong đời tôi, thì tôi vẫn nợ Ngài suốt đời còn lại của tôi, và bạn cũng vậy.  Ngài có kế hoạch tốt hơn, tầm nhìn lớn hơn, và mục đích lớn hơn.

 

Bạn đã cầu nguyện điều gì mà nó chưa xảy ra?  lẽ bạn muốn kết hôn, sinh con, hoặc thăng tiến trong công việc.  lẽ bạn từng cầu xin Chúa cho bạn gì đó, hoặc có lẽ bạn từng cầu xin Ngài cất đi điều gì đó, chẳng hạn một căn bệnh mãn tính.  lẽ bạn từng trải qua điều gì đó khiến bạn cảm thấy như đó là kết thúc chuyện.

 

Chương này sẽ trôi qua, nhưng chuyện của bạn chưa hết.  Bất cứ gì bạn đang chờ đợi, bạn có thể tin cậy rằng Chúa đang làm việc vì lợi ích của bạn.  Cả khi Ngài không cất đi đau đớn của bạn, Chúa sẽ ban bạn ân sủng và quyền năng Ngài để đi qua đau đớn đó.

 

THẢO LUẬN

·        Nỗi đau nào bạn vẫn đang chờ Chúa cất đi?  Điều gì bạn đã học được về Ngài chính bạn trong khi bạn chờ đợi?

·        Nếu bạn biết Chúa không trả lời lời cầu nguyện của bạn trong đời này theo cách bạn muốn, bạn có tiếp tục cầu nguyện lời cầu nguyện đó không?  Tại sao có hoặc tại sao không?

·        Tại sao Đức Chúa Trời hứa ban ân sủng Ngài thay vì hứa cất đi đau đớn của bạn?

 

Đức Chúa Trời muốn bạn gia nhập gia đình của Ngài.

 

Kinh Thánh cho biết tất cả mọi người hụt mất tiêu chuẩn toàn hảo của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời vẫn yêu bạn—dù bạn phạm tội và bạn thiếu sót.  Thật vậy, Đức Chúa Trời quá yêu bạn đến nỗi đã sai Con Ngài, là Chúa Giê-su, để tẩy sạch tội lỗi bạn và đưa bạn vào gia đình Đức Chúa Trời.

 

Nếu bạn sẵn sàng gia nhập gia đình Đức Chúa Trời, thì đây là lời cầu nguyện mà bạn có thể bắt đầu với: “Lạy Chúa, tôi biết rằng khi tôi qua đời, tôi sẽ trực tiếp tính sổ đời mình với Ngài.  Tôi xưng nhận đã bỏ lơ Ngài.  Tôi biết tôi đã phạm tội với Ngài, và tôi đã sống theo kế hoạch của tôi, không phải của Ngài.  Tôi muốn điều đó thay đổi, bắt đầu ngay bây giờ.  Tôi muốn từ bỏ tội lỗi tôi đối với Ngài.

 

Tạ ơn Ngài đã sai Chúa Giê-su đến chết vì tất cả những gì tôi đã làm sai để tôi không phải trả hình phạt.  Tôi biết rằng tôi không xứng đáng sự tha thứ của Ngài.  Tôi biết rằng chỉ có ân sủng Ngài mới có thể cứu được tôi, Chúa ơi.

 

“Chúa Giê-su ôi, tạ ơn Ngài vì đã quá yêu thương tôi đến nỗi Ngài gánh mọi tội lỗi tôi lên chính Ngài.  Ngài khiến tôi được chấp nhận vào thiên đường, và tôi hạ mình cầu xin Ngài cứu tôi.  Tôi cầu xin Ngài cứu tôi khỏi những tội lỗi và thói quen đang làm xáo trộn đời tôi ngay bây giờ.  Tôi tin vào Ngài, Chúa Giê-su ôi.  Và tôi tin rằng Ngài sẽ giữ lời hứa cứu tôi ngay lập tức và chắc chắn và hoàn toàn và vĩnh viễn. Trong danh Chúa Giê-su.  A-men.”

https://pastorrick.com/when-god-doesnt-take-the-pain-away/

 

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021

NẾU BẠN CẦN CHỮA LÀNH, HÃY XIN ĐỨC CHÚA TRỜI GIÚP

TG: RICK WARREN - 19/8/2021

DG: Thang Chu

 

“Ta bảo thật với con, Cha Ta sẽ ban cho con bất cứ gì con nhân danh Ta mà cầu xin. Cho đến bây giờ con chưa cầu xin bất cứ gì trong danh Ta. Hãy cầu xin con sẽ nhận được, và niềm vui của con sẽ được trọn vẹn” (Giăng 16:23-24 NIV).

 

Nếu bạn cần gì đó trong đời mình được chữa lành hoặc phục hồi, trước tiên bạn cần phải hạ mình và rồi thừa nhận bạn không kiểm soát được.  Bạn không thể làm nó bằng sức mình!

 

Rồi hãy cầu xin Chúa giúp đỡ.  Thể o bạn làm điều đó?  “Nếu dân Ta, là những người được gọi bằng danh Ta, sẽ hạ mình xuống và cầu nguyện và tìm kiếm mặt Ta . . . thì ta sẽ nghe từ trời (2 Sử-ký 7:14 NIV).

 

Bạn không đợi Chúa.  Ngài đang luôn đợi bạn!  Bất cứ gì bạn muốn hồi phục trong đời mình, bạn cần cầu nguyện điều đó.  Bạn từng cầu xin Chúa kiểu giúp đỡ đó chưa?  Ngài đang đợi bạn cầu xin.  Ngài thậm chí biết rõ hơn bạn làm điều bạn cần.

 

Rất nhiều người biết rằng họ nên cầu nguyện để được chữa lành trong tâm trí hoặc cơ thể hoặc hôn nhân họ. Nhưng họ không biết cách cầu nguyện.

 

“Ta bảo thật với con, Cha Ta sẽ ban cho con bất cứ gì con nhân danh Ta mà cầu xin. Cho đến bây giờ con chưa cầu xin bất cứ gì trong danh Ta. Hãy cầu xin và con sẽ nhận được, và niềm vui của con sẽ được trọn vẹn” (Giăng 16:23-24 NIV).

 

Câu đó cho bạn biết cách cầu nguyện để được chữa lành:

 

Hãy nhớ Chúa Giê-su muốn bạn cầu xin.  Đức Chúa Trời muốn bạn cầu xin bất cứ gì trong lời cầu nguyện vì đó là cách duy nhất để bạn học cách tin cậy Ngài.

 

Hãy cầu xin nhân danh Chúa Giê-su.  Nói cách khác, hãy cầu xin dựa trên những gì Chúa Giê-su đã làm trên thập tự giá.  Ngài đã trả giá cho mọi điều bạn cần.  Có quyền năng trong danh Chúa Giê-su vì nó mang toàn bộ sức nặng ân sủng và tình yêu cứu chuộc của Đức Chúa Trời.

 

Hãy tiếp tục cầu nguyện đến khi Chúa bảo bạn dừng.  Đừng cầu nguyện một lần và nói, "Thôi,quên nó đi."  Hãy tiếp tục cầu nguyện, tin rằng thời điểm của Đức Chúa Trời là toàn hảo.  Chúa có trách nhiệm về câu trả lời.  Bạn có trách nhiệm cầu xin.

 

Niềm vui không đến từ việc đạt được những gì bạn cầu xin Chúa.  Niềm vui đến trong việc cầu xin, tin tưởng,tạ ơn Chúa, dẫu bất cứ thể nào Ngài trả lời.  Niềm vui đến từ việc tin cậy Đức Chúa Trời dùng nỗi đau bạn để khiến bạn giống Ngài hơn, biết rằng một ngày nào đó bạn sẽ được phục hồi hoàn toàn với Ngài trên thiên đàng.

 

Hãy cầu nguyện, nhớ ba điều này.  Ngay cả trong nỗi đau của bạn, Chúa sẽ ban bạn niềm vui nhiều trong hành trình theo Ngài hơn là bạn có thể tưởng tượng!

 

THẢO LUẬN

·        Thể nào cầu nguyện giúp bạn tin cậy Chúa hơn?

·        Khi bạn nói “nhân danh Chúa Giê-xu,” bạn có tin rằng có quyền năng đằng sau đó không?  Tại sao có hoặc tại sao không?

·        Bạn nghĩ tại sao Đức Chúa Trời muốn bạn kiên trì cầu xin điều gì đó?

https://pastorrick.com/if-you-need-healing-ask-god-for-help/

 

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

NHỮNG LỜI HỨA của CHÚA cho NGƯỜI KHIÊM NHƯỜNG

THEO RICK WARREN - 18/8/2021

DG: Thang Chu

 

Ngài hướng dẫn người khiêm nhường vào điều đúng và dạy họ đường lối Ngài (Thi Thiên 25:9 NIV).

 

Khiêm nhường không phải là ít nghĩ đến bản thân.  Bạn có thể tự tin và khiêm nhường cùng lúc!  Nhu mì là nghĩ đến bản thân ít hơn.  Khi bạn tập trung vào Chúa và giúp đỡ người khác, bạn sẽ tự nhiên ít nghĩ về bản thân hơn.

 

Đó không phải là cách sống dễ dàng.  Tại sao mọi người lại chọn nghĩ về người khác nhiều hơn họ nghĩ về mình?  Bởi Đức Chúa Trời lập nhiều lời hứa trong Kinh Thánh cho những Cơ-đốc-nhân sẽ hạ mình xuống.  Khiêm nhường là vấn đề lớn đối với Đức Chúa Trời.

 

Dưới đây là bốn điều Đức Chúa Trời sẽ làm trong đời bạn khi bạn nỗ lực học nhu mì.

 

Nếu bạn khiêm nhường, Chúa sẽ hướng dẫn bạn.

Nếu bạn không biết lối nào phải rẽ—nên vào hay ra, giữ hay buông—thì hãy nhu mì.  Khi bạn hạ mình xuống, Chúa sẽ nói rõ bước tiếp theo của bạn.  Bạn sẽ ít mắc sai lầm hơn trong cuộc sống!  “Ngài hướng dẫn người khiêm nhường vào điều đúng và dạy họ đường lối Ngài” (Thi Thiên 25:9 NIV).

 

Nếu bạn khiêm nhường, Chúa sẽ ban phước bạn.

Tất cả những lời hứa này đều có trong Kinh Thánh, như Ê-sai 66:2: “Ta sẽ ban phước cho những ai có lòng khiêm nhường và thống hối(NLT).  Chúa không ban phước cho người tự cao, tự đại, hoặc người thầm nghĩ rằng họ giỏi hơn mọi người.  Ngài ban phước người khiêm nhường.

 

Nếu bạn khiêm nhường, Chúa sẽ ban cho bạn quyền năng để thay đổi.

Quyền năng để thay đổi được gọi là ân sủng.  lẽ có những điều trong đời bạn mà bạn muốn thay đổi.  Có lẽ bạn đã cố gắng thay đổi, nhưng bạn không thể hoặc bạn sẽ không làm được.  Bạn cần ân sủng!

 

Thể nào bạn nhận được ân sủng Đức Chúa Trời và quyền năng để thay đổi?  “Đức Chúa Trời chống lại kẻ kiêu ngạo nhưng ban ân sủng cho kẻ khiêm nhường” (Gia-cơ 4:6 NLT). Mỗi khi bạn kiêu hãnh, bạn đang ở phía đối diện Chúa—và bạn không muốn ở đó.  Bạn càng khiêm nhường, Chúa càng ban bạn nhiều ân sủng.

 

Nếu bạn khiêm nhường, Chúa sẽ giảm bớt căng thẳng bạn.

Nếu bạn kiêu hãnh, căng thẳng của bạn sẽ tăng lên.  Thay vào đó, hãy lắng nghe Chúa Giê-su: “Hãy mang ách Ta trên con. Hãy để Ta dạy con, vì ta khiêm nhường và hiền lành, thì con sẽ tìm được yên nghỉ cho linh hồn mình” (Ma-thi-ơ 11:29).

 

Khi bạn bị loại bỏ và cảm thấy như bạn không còn gì để cho, hãy đầu phục Chúa Giê-su. Hãy dành thời gian trong Kinh Thánh, học cách chọn dịu dàng và khiêm nhường theo gương Ngài.  Hãy cầu nguyện, và xin Ngài ban ân sủng để thay đổi.

 

Rồi bạn sẽ tìm được yên nghỉ mà tâm hồn bạn từng khao khát.

 

THẢO LUẬN

·        Hãy nghĩ về một người mà bạn biết vừa khiêm tốn vừa tự tin.  Bạn tin điều gì giúp họ nghĩ về người khác nhiều hơn họ nghĩ về mình?

·        Bạn nghĩ tại sao Đức Chúa Trời ban ân sủng cho người khiêm nhường chứ không cho người kiêu ngạo?

·        Thể nào việc bước đi với Chúa Giê-su giúp bạn giảm bớt căng thẳng?

https://pastorrick.com/gods-promises-for-the-humble/

 

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

KẾT THÚC NGÀY của BẠN với LỜI LÀNH

TG: RICK WARREN - 17 tháng 8, 2021

DG: Thang Chu

 

Vì thuộc về Ngài là vương quốc, quyền năng, và vinh quang đời đời. A-men(Ma-thi-ơ 6:13 AMP).

 

Cách bạn kết thúc một ngày của bạn sẽ tạo tất cả khác biệt trong cách bạn ngủ.  Và cách bạn ngủ sẽ tạo khác biệt trong cách bạn có thể hoạt động ngày hôm sau.  Để sống đúng mục đích, bạn cần phải kết thúc một ngày của bạn một cách tốt đẹp.

 

Hãy kết thúc một ngày của bạn với lời chúc phúc—là lời lành.  Không lời nào tốt hơn Lời của Đức Chúa Trời.  Hãy đọc một số lời hứa từ Chúa.  Hãy được khích lệ bởi lẽ thật, như dòng cuối này trong Lời Cầu Nguyện của Chúa: “Vì thuộc về Ngài là vương quốc, quyền năng, và vinh quang đời đời. A-men” (Ma-thi-ơ 6:13 AMP).

 

Khi bạn kết thúc ngày của bạn với câu này, bạn sẽ ngủ ngon hơn rất nhiều, bởi nó chứa hai sự thật vô cùng khích lệ:

 

Đức Chúa Trời đang kiểm soát.

 

Chính trị gia không nắm kiểm soát.  Các quốc gia khác không.  Ông chủ của bạn không.  Đức Chúa Trời tối hậu đang kiểm soát.  Kinh Thánh nói, “Lòng vua giống như dòng nước do CHÚA hướng dẫn; Ngài hướng dẫn nó bất cứ nơi nào Ngài vui lòng” (Châm-ngôn 21:1 NLT).  Đó là lý do thế giới thay đổi khi dân Đức Chúa Trời cầu nguyện.  Ngài đang đợi chúng ta nói chuyện với Ngài và trút bỏ gánh nặng đang kiềm hãm chúng ta khỏi yên nghỉ.

 

Đức Chúa Trời và gia đình Ngài chiến thắng lúc cuối!

 

Đây không là kết thúc câu chuyện.  Khi bạn đọc chương cuối Kinh Thánh, bạn khám phá rằng Chúa chiến thắng.  Nếu điều cuối cùng bạn xem trước khi đi ngủ là tin tức hoặc người dẫn chương trình TV đêm nói về tin tức, thì bạn sẽ đi ngủ với trầm cảm.  Nhưng nếu bạn đi ngủ với chân lý Chúa trong đầu bạn, thì bạn sẽ đi ngủ với bình an.

 

Người sống sót sau thảm họa Holocaust, Corrie Ten Boom nói, “Nếu bạn nhìn vào thế giới, bạn sẽ đau khổ.  Nếu bạn nhìn bên trong, bạn sẽ trầm cảm.  Nếu bạn nhìn vào Đấng Christ, bạn sẽ yên nghỉ.

 

Nơi đâu bạn đang tìm kiếm yên nghỉ?  Trước khi bạn kết thúc ngày của bạn, hãy nhắc chính mình về lẽ thật của Đức Chúa Trời.  Hãy nói với Ngài, “Đức Chúa Trời ôi, Ngài đang kiểm soát.  Đây không phải là hết chuyện, và chúng ta thắng lúc cuối.  Chúc ngủ ngon, Chúa ơi.  Tôi sẽ gặp Ngài vào buổi sáng.

 

Rồi, ngủ bình an.

 

THẢO LUẬN

·        Bạn nhận thấy những thay đổi nào—về thể chất, quan hệ, cảm xúc, và tinh thần—khi bạn có giấc ngủ đêm ngon?

·        Tại sao Lời Đức Chúa Trời phải ban cho bạn bình an?

·        Một bước nào bạn có thể thực hiện hôm nay để bắt đầu thói quen kết thúc ngày của bạn với một lời lành từ Lời Chúa?

 

Không còn kết án nào đối với người thuộc về Đấng Christ.

 

Kinh Thánh nói tất cả mọi người hụt mất tiêu chuẩn toàn hảo của Đức Chúa Trời.  Tuy nhiên, Đức Chúa Trời vẫn yêu bạn—mặc dù bạn phạm tội và bạn thiếu sót.  Thật vậy, Đức Chúa Trời yêu thương bạn quá nhiều đến nỗi đã sai Con Ngài, là Chúa Giê-su, đến để tẩy sạch tội bạn và đưa bạn vào gia đình Đức Chúa Trời.

 

Nếu bạn sẵn sàng gia nhập gia đình Đức Chúa Trời, thì đây là lời cầu nguyện mà bạn có thể bắt đầu với: “Lạy Chúa, tôi biết rằng khi tôi qua đời, tôi sẽ trực tiếp tính sổ đời mình với Ngài.  Tôi xưng nhận rằng tôi đã phớt lờ Ngài.   Tôi biết tôi đã phạm tội nghịch lại Ngài, và tôi đã sống theo kế hoạch của tôi, không phải của Ngài.  Tôi muốn điều đó thay đổi, bắt đầu ngay bây giờ.  Tôi muốn từ bỏ tội lỗi tôi đối với Ngài.

 

Tạ ơn Ngài đã gửi Chúa Giê-su đến để chết vì tất cả những gì tôi đã làm sai để tôi không phải trả hình phạt.  Tôi biết rằng tôi không xứng đáng với sự tha thứ của Ngài.  Tôi biết rằng chỉ có ân điển Ngài mới có thể cứu được tôi, Chúa ơi.

 

“Chúa Giê-su ơi, tạ ơn Ngài vì yêu thương tôi nhiều đến nỗi Ngài tự gánh lấy mọi tội lỗi tôi.  Ngài khiến tôi có thể được tiếp nhận vào thiên đường, và tôi hạ mình cầu xin Ngài cứu tôi.  Tôi cầu xin Ngài cứu tôi khỏi những tội lỗi và thói quen đang làm xáo trộn đời  tôi ngay bây giờ.  Tôi tin Ngài, Chúa Giê-su ôi.  Và tôi tin rằng Ngài sẽ giữ lời hứa cứu tôi lập tức và chắc chắn và hoàn toàn và vĩnh viễn.  Trong danh Chúa Giê-su.  A-men.”

https://pastorrick.com/end-your-day-with-a-good-word/

 

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

ĐỂ CẦU NGUYỆN HIỆU QỦA, HÃY BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI

TG: RICK WARREN - 12/8/2021

DG: Thang Chu

 

“Vì từ buổi sáng thế, những chất lượng vô hình của Đức Chúa Trời—tức là quyền năng vĩnh cửu và bản chất thần linh của Ngài—đã được thấy rõ ràng, được hiểu ra từ những gì được tạo thành, vì vậy loài người không có lý do gì để biện hộ” (Rô-ma 1:20 NIV).

 

Kết quả của những lời cầu nguyện của bạn không phụ thuộc vào mức độ bạn biết về cầu nguyện nhưng là mức độ bạn hiểu biết về Đức Chúa Trời.  Bạn càng hiểu về Đức Chúa Trời, thì lời cầu nguyện của bạn càng hiệu quả.

 

Quan trọng hơn việc học tất cả về cầu nguyện là việc hiểu thêm về Đức Chúa Trời.  Nó bắt đầu với việc biết rằng Đức Chúa Trời là đa chiều.  Nghĩa là Chúa ở trong quá khứ, hiện tại, và tương lai.  Ngài ở Trần Thế và ở thế giới tâm linh.

 

Dưới đây là một ít cách bạn có thể thấy đặc tính đa chiều của Đức Chúa Trời.

 

Bạn thấy điều đó trong sự sáng tạo của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời, Đấng sáng tạo thế giới và vũ trụ đa chiều, là Đấng Sáng Tạo đa chiều.  “Vì từ buổi sáng thế, những chất lượng vô hình của Đức Chúa Trời—tức là quyền năng vĩnh cửu và bản chất thần linh của Ngài—đã được thấy rõ ràng, được hiểu ra từ những gì được tạo thành, vì vậy loài người không có lý do gì để biện hộ” (Rô-ma 1:20 NIV).

 

Bạn có thể học được nhiều điều về Đức Chúa Trời chỉ bằng cách nhìn vào thiên nhiên.  Ví dụ, bạn biết rằng Đức Chúa Trời thích đa dạng, và Ngài có tổ chức, sáng tạo, và quyền năng.  Sự sáng tạo rất phức tạp, vì vậy bạn biết Đức Chúa Trời phải là phức tạp hơn.

 

Bạn thấy điều đó trong sự nhập thể của Chúa Giê-su.

Giăng 1:14 nói, “Ngôi Lời đã trở thành người, đầy ân điển và lẽ thật, ở giữa chúng ta” (GNT).

 

Nếu Chúa muốn giao tiếp với con kiến, Ngài sẽ trở thành con kiến.  Nếu Ngài muốn giao tiếp với con bò, Ngài sẽ trở thành con bò.  Nhưng Đức Chúa Trời muốn giao tiếp và yêu thương con người, vì vậy Ngài đã trở thành một trong chúng ta.

 

Chúa Giê-su không bị ràng buộc bởi không gian và thời gian, bởi Ngài là đa chiều: “Ân điển và sự bình an cho anh chị em từ Đấng hiện có, đã có,phải đến” (Khải Huyền 1:4 NIV).

 

Bạn thấy điều đó trong cách Chúa Thánh Linh chuyển động.

“Gió thổi bất cứ nơi nào nó vừa ý. Các con nghe thấy tiếng nó, nhưng các con không thể nói từ đâu nó đến hoặc đâu nó sẽ đi. Cũng vậy với người sinh ra bởi Chúa Thánh Linh” (Giăng 3:8 NIV).

 

Bạn không thể đặt Chúa Thánh Linh trong hộp!  Bạn không thể kiểm soát Ngài.  Ngài giống như gió.  Bạn không biết gió đến từ đâu và bạn không biết nó sẽ đi đâu.  Ngài chuyển động trong những chiều kích mà chúng ta không chuyển động vào được.

 

Đừng để đây là phần kết thúc nghiên cứu của bạn về đặc tính đa chiều của Đức Chúa Trời.  Việc biết Chúa là sự theo đuổi suốt đời—là theo đuổi sẽ khiến đời bạn ngọt ngào hơn và ý nghĩa hơn mỗi ngày.

 

THẢO LUẬN

·        Một số quan sát nào về sự sáng tạo cho bạn thấy những khía cạnh khác về đặc tính của Đức Chúa Trời?

·        Có phải việc biết rằng có những chiều kích của Đức Chúa Trời, mà bạn không thể hiểu được, khiến bạn ít nhiều háo hức muốn hiểu Ngài hơn không?  Tại sao?

·        Thể nào bạn có thể biết Đức Chúa Trời hơn?

 

Bạn đã tin cậy Chúa Giê-su Christ để được cứu rỗi chưa?  Kinh Thánh cho biết bạn chỉ có thể lên thiên đàng bằng cách tin cậy vào Đức Chúa Trời qua Con Ngài, là Chúa Giê-su Christ.  Và bạn không phải ra sức kiếm tình yêu của Đức Chúa Trời hoặc làm công đức để lên thiên đàng.  Kinh Thánh nói, “Đó là nhờ ân điển mà anh chị em được cứu, qua đức tin—và điều này không phải từ chính mình, đó là sự ban cho của Đức Chúa Trời—không bởi việc làm, để không ai có thể khoe khoang” (Ê-phê-sô 2:8-9 NIV ).

 

Nếu bạn chưa tin cậy nơi Chúa Giê-su và hứa nguyện theo Ngài, thì tại sao chờ đợi lâu hơn nữa?  Nếu bạn sẵn sàng vượt ranh giới đó và quyết định tin vào Chúa Giê-su Christ và theo Ngài, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện sau:

 

“Lạy Chúa Giê-su, Ngài đã hứa rằng nếu tôi tin Chúa, mọi điều tôi làm sai sẽ được tha thứ, tôi sẽ học được mục đích đời mình, và ngày nào đó Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào nhà vĩnh cửu của Ngài trên thiên đàng.

 

“Tôi xưng nhận tội lỗi mình, và tôi tin rằng Ngài là Đấng Cứu Rỗi tôi.  Ngài đã hứa rằng, nếu tôi xưng nhận tội lỗi mình và tin cậy Ngài, tôi sẽ được cứu.  Tôi tin cậy Ngài khi Ngài nói rằng sự cứu rỗi đến bởi ân điển, qua đức tin, không bởi bất cứ gì tôi làm.  Tôi tiếp nhận Ngài vào đời tôi làm Chúa tôi.  Hôm nay, tôi sẽ trao mọi phần đời tôi cho Ngài quản trị.  Ngài có quyền hướng dẫn đời tôi.

 

“Chúa Giê-su ơi, tôi muốn dùng phần đời còn lại của tôi để phục vụ Ngài thay vì phục vụ bản thân.  Tôi tận hiến đời tôi cho Ngài và cầu xin Ngài cứu tôi và tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Nhân danh Ngài tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/to-pray-effectively-get-to-know-god/

 

 

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

ĐỨC CHÚA TRỜI TỐT LÀNH, THẬM CHÍ KHI BẠN ĐAU ĐỚN

 


TG: RICK WARREN - 11 tháng 8 năm 2021

DG: Thang Chu

 

“Ý Ta chẳng phải ý con, CHÚA phán. ‘Và đường lối Ta vượt xa bất cứ gì con có thể tưởng tượng. Vì trời cao hơn đất bao nhiêu, đường lối Ta cũng cao hơn đường lối con và suy nghĩ Ta cao hơn suy nghĩ con’” (Ê-sai 55:8-9 NLT).

 

Có thể đã nhiều lần bạn cầu nguyện điều gì đó nhưng Chúa không trả lời theo cách bạn muốn hoặc bạn cảm thấy như Ngài không trả lời chút nào.

 

Có phải nghĩa là lời cầu nguyện không hiệu quả không?  Không—vì bạn đã thấy nó hiệu quả quá nhiều lần.  Có phải nghĩa là Chúa không tốt lành không?  Không, Chúa tốt lành, cho dù bạn đau đớn hay không.  phải nghĩa là bạn nên từ bỏ cầu nguyện không? Không!  Chúa không phải là máy bán hàng tự động, và cầu nguyện không phải là thuốc giảm đau.  Ngài không bảo đảm cho chúng ta cuộc sống không đau đớn.

 

Khi bạn đau đớn và bạn cầu nguyện nhưng không thấy câu trả lời, đừng bỏ cuộc.  Công việc của bạn là tiếp tục cầu nguyện và tiếp tục tin cậy Chúa, bởi bạn biết rằng mọi điều Ngài làm và cho phép trong đời bạn, Ngài sẽ sử dụng cho điều tốt.  Chúa là Cha nhân từ, tốt lành, ngay cả khi bạn đang đau đớn.

 

Nếu bác sĩ cắt bạn phanh ra trong giải phẩu, điều đó sẽ gây một số đau đớn.  Nhưng nếu giải phẩu đó cứu sống bạn, bạn sẽ không nói bác sĩ là xấu; bạn sẽ nhận ra rằng công việc đau đớn đó đã cứu mạng bạn.

 

Khi Đức Chúa Trời không lập tức chấm dứt nỗi đau bạn, Ngài đang nói với bạn trong giây phút đó, “Cơn đau này có thể cảm thấy quá nhiều.  Nhưng ân huệ Ta là đủ cho con.”

 

Tôi đã có rất nhiều nỗi đau trong đời mình.  thật ra, hầu hết mọi thứ tôi học được trong đời, tôi đều học qua nỗi đau.  Đó là bởi Chúa quan tâm đến việc biến tôi thành người nam bản lĩnh hơn là khiến tôi thoải mái.  Đức Chúa Trời quan tâm đến việc khiến bạn trở thành người nam hay người nữ có đức tính hơn là khiến bạn cảm thấy thoải mái. Nếu bạn chưa từng gặp bất kỳ nỗi đau hay khó khăn nào trong đời, bạn sẽ không bao giờ trưởng thành.  Bạn không biết Chúa là tất cả những gì bạn cần cho đến khi Chúa là tất cả những gì bạn có.

 

“Ý Ta chẳng phải ý con,’ CHÚA phán. ‘Và đường lối Ta vượt xa bất cứ gì con có thể tưởng tượng. Vì trời cao hơn đất bao nhiêu, đường lối Ta cũng cao hơn đường lối con và suy nghĩ Ta cao hơn suy nghĩ con’” (Ê-sai 55:8-9 NLT).

 

Chúa muốn điều tốt cho đời bạn, thậm chí nhiều hơn bạn muốn.  Bạn sẽ tin cậy Ngài chứ?

 

THẢO LUẬN

·        Khi nào bạn từng trưởng thành tâm linh qua một kinh nghiệm đau đớn?

·        Tại sao bạn nghĩ đôi khi bạn học hiểu nhiều hơn về bản thân và Chúa trong những lúc đau đớn hơn là trong lúc thoải mái?

·        Lời cầu nguyện nào bạn tin rằng Đức Chúa Trời chưa nhậm lời?  Ngoài sự giải thoát về thể chất, điều gì bạn nghĩ Ngàilẽ muốn bạn thu được từ trải nghiệm đó?

https://pastorrick.com/god-is-good-even-when-youre-in-pain/