Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

CÁC QUAN HỆ ĐỀU ĐÁNG ĐƯỢC HỒI PHỤC



By Rick Warren – February 28, 2018

“Nếu anh chị em có bất cứ gì ra từ việc theo đấng Christ, nếu tình yêu của Ngài đã làm điều khác biệt trong đời anh chị em, nếu ở trong cộng đồng Thánh Linh có ý nghĩa gì đó với anh chị em . . . Hãy đồng lòng với nhau, yêu thương nhau, làm bạn tâm linh sâu sắc” (Phi-lip 2:1-2 The Message).

Các quan hệ luôn đáng được hổì phục.

Đời sống tất cả là về chuyện học biết cách yêu thương, và God muốn chúng ta trân trọng các quan hệ và nỗ lực duy trì chúng thay vì vứt bỏ chúng hễ khi nào có lợn cợn, tổng thương, hoặc xung đột.

Thực ra, Kinh Thánh bảo chúng ta rằng God đã ban cho chúng ta mục vụ hổi phục quan hệ.  Vì lý do này, một lượng đáng kể Tân Ước được dành cho việc dạy chúng ta hoàn thuận với nhau.

Sứ đồ Phao-lô dạy rằng khả năng chúng ta hòa thuận với người khác là dấu ấn trưởng thành tâm llinh.  Vì đấng Christ muốn gia đình Ngài được biết đến qua tình yêu thương của chúng ta với nhau, mối thông công rạn vỡ là lời chứng thất sủng cho người chưa tin.  Đây là lý do Phao-lô rất quan tâm chuyện các thành viên hội thánh Cô-rinh-tô chia rẽ thành các phần đáng cảnh báo và thậm chí lôi nhau ra tòa.

Ông viết, “Đáng xấu hổ cho anh chị em!  Chắc chắn có ít nhất một người khôn ngoan trong tình thông công của anh chị em mà người đó có thể dàn xếp tranh cãi giữa các Cơ-đốc-nhân đồng đạo” (1 Cô-rinh-tô 6:5 GNT).  Ông bị sốc chuyện không ai trong hội thánh trưởng thành đủ để giúp giải quyết xung đột đó cách hòa bình.  Trong thư đó, ông nói, “Tôi viết nó khẩn cấp hết sức tôi: Anh chị em phải hòa thuận với nhau” (1 Cô-rinh-tô 1:10 The Message).

Nếu chúng ta muốn phước hạnh God trên đời sống mình và chúng ta muốn được biết đến như là con cái God, chúng ta bắt buộc học biết làm người đem hòa bình.  Chúa Giêsu nói, “God ban phước kẻ làm việc đem hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con cái God” (Ma-thi-o 5:9 NLT).

Để ý Chúa Giêsu không nói, “Phước cho người yêu hòa bình,” vì mọi người yêu hòa bình.  Ngài cũng không nói, “Phước cho người hòa bình,” là người không bao giờ bị khuấy động bởi điều gì.  Chúa Giêsu nói, “Phước cho người làm việc đem hòa bình” – là người tích cực tìm kiểm giải quyết xung đột. 

Qua vài ngày nữa, chúng ta sẽ nhìn xem những bước cần thiết để giải quyết xung đột.  Người đem hòa bình rất hiếm vì việc đem hòa bình là việc khó.  Nhưng vì bạn được tạo ra để là một phần gia đình God, việc đem hòa bình là một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn có thể phát triển!

THẢO LUẬN
·      Người nào bạn biết là người đem hòa bình?  Thể nào bạn diễn tả đức tính họ?
·      Một điều gì bạn có thể làm hôm nay để đem hòa bình trong những mối quan hệ và trong cộng đồng bạn?
·      Tại sao việc đem hòa bình là việc khó?







Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

TRONG KHI BẠN THỰC HIỆN MỤC TIÊU BẠN, GOD LÀM VIỆC TRÊN BẠN



By Rick Warren – February 27, 2018

“Tôi chưa đạt mục tiêu mình, và tôi chưa toàn hảo.  Nhưng đấng Christ nắm giữ tôi.  Nên tôi cứ chạy và vật lộn để giật giải” (Phi-lip 3:12 CEV).

Hôm qua chúng ta đã bắt đầu nói về những lý do tại sao bạn cần đặt mục tiêu.  Hôm nay chúng ta sẽ nói về ba lý do nữa tại sao việc đặt mục tiêu thật quan trọng đến nỗi Chúa Giêsu đặt mục tiêu cho chính Ngài.

BẠN CẦN ĐẶT MỤC TIÊU VÌ CHÚNG CHO BẠN HY VỌNG TIẾP TỤC TIẾN VÀ CHỊU ĐỰNG.
Gióp nói, “Sức mạnh nào tôi còn lại để tôi có thể tiếp tục hy vọng?  Mục tiêu nào tôi có để tôi muốn kéo dài đời mình?” (Giop 6:11 GW).  Bạn phải có mục tiêu để tiếp tục đi.

Mục tiêu không cần phải to lớn mới động viên bạn được.  Ví dụ, nếu bạn phải bị giải phẫu, mục tiêu đầu tiên của bạn khi hồi phục có thể là ngồi dậy trên giường.  Rồi bạn có thể tập đứng và rồi sau đó là đi dọc hành lang.

Tất cả những điều này là những mục tiêu rất nhỏ, nhưng tất cả chúng đều quan trọng, vì đi từ nơi bạn đang ở đến chỗ thành công không phải một bước nhảy vọt.  Nó là nhiều bước nhỏ.  Một mục tiên không phải lớn lao mới quan trọng – nó chỉ cần khích lệ bạn tiếp tục làm.

BẠN CẦN ĐẶT MỤC TIÊU VÌ CHÚNG XÂY DỰNG ĐỨC TÍNH BẠN.
Ích lợi lớn nhất cho đời bạn không phải là những thành tựu của bạn nhưng là điều xảy ra bên trong bạn khi bạn đang tiến tới mục tiêu bạn.

God quan tâm nhiều vào đức tính bạn hơn là Ngài quan tâm về thành tựu của bạn.  Trong khi bạn làm việc về mục tiêu bạn, God đang làm việc trên bạn.  Ngài đang xây dựng đức tính bạn, và đó là điều sẽ tồn tại vĩmh cữu.

Đó là lý do Phao-lô nói trong Phi-líp 3:12, Nên tôi cứ chạy và vật lộn để giật giải” (Phi-lip CEV).  Nó cần năng lực, nỗ lực, và mục đích để đạt mục tiêu bạn, và kết quả là bạn trở nên giống đấng Christ hơn.

BẠN CẦN ĐẶT MỤC TIÊU VÌ NHỮNG MỤC TIÊU TỐT SẼ ĐƯỢC THƯỞNG.
Châm Ngôn 11:27 nói, “Nếu những mục tiêu con tốt, con sẽ được tôn trọng” (GNT).  Khi bạn dâng đời bạn cho mục tiêu tốt, nó đem lại danh dự và xây dựng một di sản trên trần thế.

Nhưng phần thưởng thật sự trong việc đặt mục tiêu tốt là sẽ được vào cõi vĩnh hằng.  Kinh Thánh nói trong 1 Cô-rinh-tô 9:25-26, Tất cả các lực sĩ phải kỷ luật trong tập luyện.  Họ làm vậy để thắng giải là cái sẽ phai tàn, nhưng chúng ta làm vì giải vĩnh cữu.  Vậy tôi chạy có mục đích trong mỗi bước” (NLT).  Phao-lô là người đặt mục tiêu thúc đẩy bởi mục đích.  Bạn cũng cần làm vậy, để bạn có thể thắng giải mà God đã chuẩn bị sẵn cho bạn trong Thiên Đàng.

THẢO LUẬN
·      Nếu bạn nản lòng hôm nay, hãy đặt một số mục tiêu mới.  Điều gì bạn có thể làm cho mục tiêu đó mà sẽ thúc đẩy và khích lệ bạn mỗi ngày khi bạn tiến gần về mục tiêu bạn hơn?
·      Một số điều gì bạn đã học biết về chính bạn và về God khi bạn thực hiện mục tiêu?
·      Thể nào bạn muốn God hành động trong đời bạn?  Theo những cách nào những mục tiêu bạn phản ảnh lại điều bạn hy vọng God sẽ làm và điều bạn mong Ngài làm trong và qua bạn?







Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

MỤC ĐÍCH GIÚP BẠN LÀM ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT



By Rick Warren – February 26, 2018


Kinh Thánh bảo chúng ta rằng Chúa Giêsu có đặt mục đích.  Thực ra, Ngài thường công bố mục đích Ngài là gì cho bước kế trong mục vụ Ngài.

Vậy tại sao bạn phải đặt mục đích?  Chúng ta sẽ nói về ba lý do hôm nay và ba nữa ngày mai.

BẠN CẦN ĐẶT MỤC ĐÍCH VÌ NÓ LÀ TRÁCH NHIỆM TÂM LINH
Nếu bạn không có mục đích cho đời bạn, bạn đã quyết định để người khác lái cuộc đời bạn.  Khi bạn không quyết định trước điều gì quan trọng, bạn đang để người khác quyết định.  Bạn rốt cuộc phí phạm đời bạn, vì bạn không rõ ràng thể nào bạn muốn tăng trưởng làm người theo đấng Christ.

Kinh Thánh nói rằng để trưởng thành tâm linh, bạn phải đặt mục đích bạn và tiến tới nó khi bạn giữ mắt tập trung vào nó.

“Tôi chưa đến đích, và tôi chưa toàn hảo.  Nhưng đấng Christ đã nắm giữ tôi.  Nên tôi tiếp tục chạy và cố giật giải. . . Tôi chạy về phía đích, để tôi có thể thắng giải được gọi đến thiên đàng.  Đây là giải mà God đưa ra vì điều Chúa Giêsu Christ đã làm.  Tất cả chúng ta là người trưởng thành phải nghĩ y vậy” (Phi-lip 3:12, 14-15 CEV).

BẠN CẦN ĐẶT MỤC ĐÍCH VÌ CHÚNG LÀ LỜI TUYÊN BỐ ĐỨC TIN
Nếu bạn là tín đồ đấng Christ và bạn đặt mục đích, bạn đang nói, “Tôi tin rằng God muốn tôi hoàn thành điều này vào lúc này.  Đây là điều tôi tin God đang làm trong đời tôi.”

Mục đích không chỉ là lời tuyên bố đức tin; chúng cũng giương rộng đức tin bạn.  Mục đích bạn càng lớn, đức tin bạn sẽ càng trải rộng.  Và điều đó làm vui lòng God.

Ê-phê-sô 3:20 nói, “God có thể làm bất cứ điều gì, bạn biết đó – vượt hơn bạn có thể từng tưởng tượng hoặc đoán hoặc yêu cầu theo ước mơ hoang dại nhất của bạn!” (The Message).

BẠN CẦN ĐẶT MỤC ĐÍCH VÌ CHÚNG TẬP TRUNG NĂNG LỰC BẠN
Tập trung là chìa khóa sống hiệu quả.  Nếu bạn trải năng lực bạn ra và phân loãng nó qua hàng đống việc, bạn sẽ không gây tác động chút nào.  Nhưng nếu bạn tập trung đời bạn nó sẽ đầy quyền năng, và nó sẽ thay đổi thế giới.

Bạn không có thời giờ làm mọi chuyện.  Đây là tin mừng: God không mong bạn làm mọi việc!  Chìa khoá để có hiệu quả trong đời làm người nam hoặc nữ của God là làm điều quan trọng nhất và quên đi mọi điều khác.  Các mục đích giúp bạn duy trì được loại tập trung đó.

THẢO LUẬN
·      Thể nào các mục đích phản ảnh điều bạn tin về God?
·      Gia đình bạn có đặt mục đích cùng nhau?  Tại sao thật quan trọng làm điều này trong gia đình?
·      Những điều gì bạn dùng thời giờ và năng lực bạn vào đó mà không thật quan trọng?






Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

LOẠI MỤC ĐÍCH NÀO GOD BAN PHƯỚC?



By Rick Warren – February 24, 2018

Khi anh chị em ăn hoặc uống hoặc làm bất cứ gì khác, luôn làm để tôn kính God” (1 Cô-rinh-tô 10:31 CEV).

Không phải mọi mục đích bạn đặt ra đều là mục đích tốt hoặc God sẽ ban phước.

Vậy thể nào bạn biết loại mục đích nào God sẽ ban phước?  Hãy tự hỏi những câu hỏi này:

“Mục đích của tôi có tôn kính God không?”
Loại mục đích nào đem vinh hiển cho God?  Bất cứ mục đích nào khiến bạn phải tin cậy Ngài hơn, phải phục thuộc Ngài hơn, phải yêu Ngài hơn, phải yêu người khác hơn, phải phục vụ God, phải phục vụ người khác, phải vô vị kỷ hơn.

Kinh Thánh nói trong 1 Cô-rinh-tô 10:31, “Khi anh chị em ăn hoặc uống hoặc làm bất cứ gì khác, luôn làm để tôn kính God” (CEV).  Mọi việc có thể làm để tôn kính God.  Bạn có thể đem rác ra đổ để tôn kính God.  Bạn có thể lau chén để tôn kính God.  Bạn có thể học thi để tôn kính God.  Cách nào?  Bằng cách làm nó với động lực đúng: biết ơn.  Bạn muốn đời bạn đem danh dự cho God, nên những mục đích bạn phải giúp bạn trở nên tốt nhất như bạn có thể cho vinh hiển God.

“Có phải mục đích của tôi được thúc đẩy bởi tình yêu?”
God sẽ không ban phước cho mục đích được thúc đẩy bởi tham lam, ghen tỵ, tội lỗi, sợ hãi, hoặc kiêu ngạo.  Nhưng Ngài tôn trọng mục đích được thúc đẩy bởi khao khát bày tỏ tình yêu với Ngài và với người khác, vì cuộc sống tất cà là về học cách yêu thương.

Tại sao thật quan trọng phải có những mục đích dựa vào tình yêu?  Vì nếu đặt những mục đích không có tình yêu, bạn sẽ đối xử người ta như những đề án.  Bạn sẽ dẫm đạp họ để đạt mục đích bạn.  Bạn sẽ dẫm đạp hôn nhân bạn, bạn hữu bạn, và người khác để bạn leo nấc thang thành công.  God nói, “Không.  Ngươi làm sai tất cả.  Không phải về chuyện thành công.  Nhưng là về chuyện quan hệ.  Là về chuyện học biết cách yêu thương.”

“Hãy làm mọi chuyện trong yêu thương” (1 Cô-rinh-tô 16:14 NIV).  Mục đích số một trong đời bạn phải là học thật sự yêu thương – gia đình, hàng xóm, người vô duyên, và người khó thương.  Điều đó khiến bạn giống God hơn, vì God là tình yêu thương.

THẢO LUẬN
·      Những mục đích nào bạn đặt cho chính bạn năm nay?  Thể nào chúng giữ được hai câu hỏi này?
·      Thể nào thái độ bạn đối với những công tác vặt hàng ngày của bạn thay đổi khi bạn xem mọi việc có thể được làm để tôn kính God?
·      Thể nào những giây phút nhỏ của đời bạn đóng góp cho bức tranh lớn hơn về những mục đích bạn để hoàn thành mục đích God cho đời bạn?  



Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

HÃY TIN CẬY GOD về SỰ GIÚP ĐỠ BẠN CẦN



By Rick Warren – February 23, 2018

“Rồi ông đó nói, ‘Hãy để tôi đi, vì bình minh sắp đến!’ Nhưng Gia-cốp nói, ‘Tôi sẽ không để ông đi trừ khi ông chúc phước tôi’” (Sáng Thế 32:26 NLT).

Dĩ nhiên, khi God và Gia-cốp vào trận đấu, God có thể thắng hơn Gia-cốp và kết thúc lập tức.  Tại sao God để cuộc đấu tiếp tục? 

Đây là bài học: Khi God cho phép khủng hoảng vào đời bạn, Ngài không giải quyết nó lập tức.  Ngài để nó tiếp diễn một lúc vì Ngài muốn thấy bạn có thật nghiêm chỉnh tìm kiếm Ngài không.  Nếu God trả lời mỗi lời cầu nguyện lập tức, bạn bắt đầu nghĩ God là máy tự động bán hàng: Bỏ vào lời cầu nguyện, lấy ra bất cứ gì bạn cần.

Tôi không thể bảo bạn biết bao người nói, “Rick à, tôi đang cầu nguyện cho phép lạ tài chánh đời tôi.  Tôi nợ quá và tôi đang cầu nguyện một phép lạ tài chánh.”  Tôi đôi khi muốn nói, “Anh có mắc nợ cách siêu nhiên không?”  Sự thật thường là không.  Một số người có thói quen tài chánh khiến họ kẹt vào nợ nần.  Nợ nần bạn có thể là kết quả của những quyết định dại dột.  Bạn có lẽ xài tiền nhiều hơn bạn kiếm được.  Hoặc bạn không để dành cho những lúc khó khăn mà chắc chắn đến trong đời.  Hoặc có lẽ bạn không dùng tiền cách khôn ngoan.

Tại sao God phải chuộc bạn ra?  Nếu God lập tức chuộc bạn ra khỏi khủng hoảng tài chánh xuất phát từ lựa chọn tồi của bạn, thì ngày mai bạn đi ra và tiêu quá mức lần nữa.  Bạn sẽ không học được kỷ luật, hoặc quản lý tiền bạc, hoặc khôn ngoan, hoặc kiên trì.  God sẽ không chỉ chuộc bạn khỏi nợ nần mà chính bạn tự lao vào; Ngài sẽ giúp bạn thoát nợ, nhưng Ngài muốn xây dựng đức tính bạn trong tiến trình đó.

Nếu bạn đang trong khủng hoảng ngay lúc này, cứ bám đó!  Đừng bỏ cuộc.  Đừng chạy khỏi nó.  Đừng cố thoát.  Hầu hết các vấn nạn bạn gặp trong đời bạn không đến qua đêm.  Bạn có lẽ đã hành động nhiều năm tự lao vào hỗn loạn này.  Bạn có lẽ có một số khuôn thâm căn cố đế, đáp ứng xấu, và thói quen sai mà đã xây lên qua nhiều năm.  Nên God sẽ không cất đi tất cả những thứ đó lập tức.  Đại loại như lột hành; Ngài lột từng lớp một.  Nhưng đây là hy vọng.  God ở với bạn và Ngài vì bạn.  Khi bạn xin God giúp, và tin cậy Ngài cung cấp, bạn sẽ kinh nghiệm được bình an do sự khôn ngoan và phước hạnh cuả Ngài. 

THẢO LUẬN
·      Thể nào God uốn nắn đức tính bạn qua cách không lập tức chuộc bạn khỏi khủng hoảng?
·      Một sự thật quan trọng nào God đã dạy bạn xuyên qua khủng hoảng trong đời bạn?
·      Khuôn, thói quen, hoặc cách đáp ứng nào God đang tiếp tục hành động trong đời bạn ngay lúc này?



Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

KHỦNG HOẢNG CÓ THỂ DẪN ĐẾN CHỌN LỰA CHỮA LÀNH



By Rick Warren – February 22, 2018

Chuyện này khiến Gia-cốp ở lại một mình trong trại, và một người đàn ông đến vật lộn với ông cho đến khi bình minh ló dạng.  Khi ông ấy thấy không thắng nổi trận đấu, ông chạm vào hông Gia-cốp và làm trật khớp xương đó” (Sáng Thế 32:24-25 NLT).

Bạn có đang trong cơn khủng hoảng hôm nay không?  Nghĩa là God muốn làm điều gì đó!  Bạn sắp thay đổi.  Bạn không phải cứ ở vậy.  God đang sẵn sàng làm một thay đổi trong đời bạn.

Kinh Thánh dạy rằng vật lộn lớn nhất của chúng ta trong đời là với God vì chúng ta muốn nắm quyền điều khiển.  Chúng ta muốn là God.

Đó là vấn nạn của Gia-cốp – ông cố điều khiển đời ông đến mức ông thậm chí muốn thay đổi thứ tự ngày sinh ông.  Gia-cốp là anh em song sanh, và Kinh Thánh nói khi ông ra khỏi lòng mẹ, ông bám gót người anh, giành giựt để ra trước.  Ông mất cả đời xung đột với anh ông, là Ê-sau, nhưng cuộc chiến lớn nhất của ông là với God.

Đêm kia ông thậm chí cố đấu tay đôi với God.  Một số người muốn tranh luận phải chăng Gia-cốp thật sự đấu vật với God, nhưng Kinh Thánh bảo chúng ta trong Ô-sê: “Cả trong lòng mẹ, Gia-cốp vật lộn với anh mình, khi nó đã thành trai tráng, nó thậm chí chiến đấu với God” (Ô-sê 12:3 NLT).

Tôi muốn bạn nghĩ về vấn nạn lớn nhất mà bạn gặp ngay bây giờ; nó có thể chợt nhớ nhanh liền.  Nhưng bất kể vấn nạn gì, tôi nghĩ rằng tất cả tóm lại trong hai vấn đề.

1.    “Có phải tôi sẽ vâng phục God trong tình huống này và làm điều gì Ngài nói đều là điều đáng phải làm, bất kể tôi thích nó hay không?”  Hoặc,

2.    “Có phải tôi sẽ tin cậy God trong tình huống này, để Ngài đối phó nó?”

Bất kể vấn nạn bạn là gì – tài chánh, sức khỏe, quan hệ, xã hội, hoặc nghề nghiệp – vấn nạn lớn nhất của bạn không là vấn nạn bạn.  Vấn nạn thật là không vâng phục và tin cậy God.  Và điều đó khiến vấn nạn đó lớn hơn.

Bạn có từng trong tình huống không-thắng không?  Có lẽ bạn đang trong đó ngay bây giờ.  Ai bạn nghĩ ẩn đàng sau đó?  Chính là God!  God thường cho phép khủng hoảng trong đời để tạo sự chú ý của chúng ta.  Thình lình chúng ta ngã ngữa bất động và chúng ta buộc phải nhìn lên.

God yêu bạn y nguyên tình trạng bạn, nhưng Ngài yêu bạn quá nhiều đến không thể để bạn cứ ngập vào những thói quen, những thói nghiện, và những tổn thương.  Ngài muốn thay đổi bạn.  Ngài muốn giúp bạn trưởng thành, tốt hơn, khác đi, và là tất cả gì bạn đã được định để là.  Thế nên Ngài cho phép khủng hoảng.

Tại sao?  Vì chúng ta hiếm khi thay đổi cho đến khi đau đớn chúng ta cảm giác vượt quá nỗi sợ phải thay đổi.  Chúng ta không thay đổi khi chúng ta thấy ánh sáng, chúng ta thay đổi khi chúng ta cảm giác sức nóng.

God có thể dùng tình huống bạn để dời bạn đến nơi bạn cần ở.  Khủng hoảng khiến bạn chú ý và đẩy bạn nhìn về God.  Hãy cầu nguyện điều này: trong những lãnh vực nào bạn đang vật lộn với God?

THẢO LUẬN
·      Khi nào bạn thấy khó khăn nhất phải vâng phục God?
·      Khi nào bạn thấy thách thức nhất phải tin cậy God?
·      Sự vâng phục và tin cậy đóng vai trò nào trong cơn thử thách nhất mà bạn đang đối diện ngay phút này?

  



Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

BỐN BƯỚC ĐÁNH BẠI NHỮNG GÃ KHỔNG LỒ



By Rick Warren – February 21, 2018

“Ngươi đến chống ta bằng gươm và giáo và lao, nhưng ta đến chống ngươi trong danh Chúa Toàn Năng . . . Hôm nay Chúa sẽ phó ngươi vào tay ta . . . và cả thế giới sẽ biết có một God trong dân Israel” (1 Sa-mu-en 17:45-46 NIV).

Cách nào bạn đánh bại những gã khổng lồ đang kiềm hãm bạn không là người nam God muốn bạn là?  Cách nào bạn đánh bại những sợ hãi kiềm hãm bạn không là người nữ God muốn bạn là?

Nếu bạn muốn là người của đức tin lớn với ước mơ lớn và làm việc đời lớn, bạn hãy làm chính những điều Đa-vít đã làm để đánh bại những gã khổng lồ của trì hoãn, nản lòng, chê bai, và nghi ngờ.

1.    Hãy nhớ thể nào God đã giúp bạn trong quá khứ.
Đa-vít nói trong 1 Sa-mu-en 17:37, “Chúa là đấng đã giải cứu ta khỏi vuốt sư tử và gấu cũng sẽ giải cứu ta khỏi gã Phi-li-tin này!” (NLT).

Khi bạn nhớ những cách God đã giúp bạn trong quá khứ, nó cho bạn tự tin trong tương lai.

2.    Hãy dùng những dụng cụ God ban cho bạn hiện giờ.
Đa-vít dùng những dụng cụ God cung cấp để tận dụng sức mạnh chàng: “Rồi vua Sau-lơ đưa Đa-vít áo giáp của chính vua . . . ‘Tôi không thể đi trong những thứ này,’ chàng từ chối Sau-lơ.  ‘Tôi không quen chúng.’  Vậy Đa-vít cởi chúng ra lần nữa.  Chàng nhặt năm hòn đá nhỏ từ suối và đặt chúng vào túi chăn chiên của chàng” (1 Sa-mu-en 17:38-40 NLT).

Đừng đợi điều gì đó bạn không có – như tiền bạc, học vấn, hoặc quen biết.  Hãy dùng những dụng cụ God đã ban cho bạn để đối đầu những gã khổng lồ với lòng tin chắc.

3.    Hãy lờ đi những kẻ phá ước mơ.
Sau này trong đời, khi những người khác nói nghịch chống chàng, Đa-vít phải tự khích lệ mình trong Chúa: “Đa-vít hết sức lo lắng, vì trong đau đớn cay đắng của họ về con cái họ, những người của chàng bắt đầu bàn việc giết chàng.  Nhưng Đa-vít lấy sức lực từ Chúa” (1 Sa-mu-en 30:6 TLB).

Khi bạn tự khích lệ mình trong Chúa, đó không chỉ là thái độ tâm thần tích cực.  Có sự tin cậy vững như bàn thạch nơi ân sủng, cung ứng, bảo đảm và quyền năng của God.

4.    Hãy mong đợi God giúp bạn vì vinh hiển Ngài.
Đa-vít xông vào chiến trường, la lớn, “Ngươi đến chống ta bằng gươm và giáo và lao, nhưng ta đến chống ngươi trong danh Chúa Toàn Năng . . . Hôm nay Chúa sẽ phó ngươi vào tay ta . . . và cả thế giới sẽ biết có một God trong dân Israel” (1 Sa-mu-en 17:45-46 NIV).

Tôi đã lập quyết định này khi tôi còn thanh niên.  Trên những rặng núi Northern California đêm đó, tôi quỳ gối và nói, “God ôi, con không là người thông minh nhất, học vấn nhất, hoặc tài năng nhất.  Nhưng con sẽ tin cậy Ngài.  Và con sẽ làm bất cứ gì, bất cứ khi nào, bất cứ đâu trong đức tin, cả khi điều đó không hợp lý cho con.”  Và thật là mạo hiểm suốt đời tôi!

Tôi đứng và nói với đám đông mỗi tuần đông gấp năm lần thị trấn tôi ở khi lớn lên.  Tôi là cậu bé miền quê – với cây ná.

God sẽ dùng bất cứ ai tin cậy Ngài và mong đợi Ngài dùng – không vì bạn là ai, nhưng vì vinh hiển Ngài.

THẢO LUẬN
·      Những “gã khổng lồ” nào đang đứng giữa bạn và ước mơ bạn?
·      Hãy nghĩ những dụng cụ God đã ban cho bạn để hoàn thành công tác bạn.  Thể nào bạn đang dùng chúng tới mức hết cỡ?
·      Thể nào bạn muốn được sử dụng bởi God?  Bạn có mong Ngài làm điều đó không?


Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

NHỮNG GÃ KHỔNG LỒ GIỮA BẠN và ƯỚC MƠ BẠN



By Rick Warren – February 20, 2018

“Mọi người hội tụ tại đây biết rằng Chúa giải cứu dân sự Ngài, nhưng không bằng gươm và giáo.  Đây là trận chiến của Chúa, và Ngài sẽ phó ngươi cho chúng ta!” (1 Sa-mu-ên 17:47 NLT).

Câu chuyện Đa-vít trong 1 Sa-mu-ên, chàng thực sự phải đấu với bốn gã khổng lồ trước khi chàng đấu Gô-li-át.  Chúng không là những gã khổng lồ thể chất, nhưng chúng là những gã khổng lồ trong tâm trí.

Bạn dường như không phải đối đầu với những gã khổng lồ hơn Gô-li-át, nhưng chúng có thể lớn bằng và đầy dọa dẫm, và chúng có thể kiềm hãm bạn không trở nên người God muốn bạn là và hoàn thành ước mơ mà God đã đặt trong lòng bạn.

Gã khổng lồ đầu tiên đối đầu ước mơ bạn chính là trì hoãn.  Không ước mơ nào được hoàn thành lập tức.  God ban cho bạn ước mơ trong một ngày, nhưng Ngài không hoàn thành nó ngày hôm sau.  Có thể mất nhiều năm trước khi bạn thấy sự hoàn thành của giấc mơ đời bạn.  Luôn luôn có thời kỳ chờ đợi.

Trong trường hợp Đa-vít, cha chàng kiềm chàng lại khỏi ước mơ đó.  Sau khi Sa-mu-ên xức dầu Đa-vít làm vua, ông Y-sai bảo Đa-vít trở lại chăn cừu!

Khi kế hoạch God ngược lại kế hoạch ai đó, sẽ có trì hoãn, và người ta sẽ cố kiềm hãm bạn lại – đôi khi cả người yêu thương bạn nhất.  Nhưng God là thành tín, và Ngài sẽ hoàn thành công tác Ngài nơi bạn đúng thời điểm Ngài.

Gã khổng lồ thứ hai bạn đối đầu là nản lòng.  Gô-li-át tạo ra không khí sợ hãi trong dân Israel, và mọi người tin rằng họ sẽ thua trận.

Bạn đang lắng nghe ai nói việc đó không thể hoàn thành?  Ai đang dập tắt ước mơ bạn, nói nó sẽ không bao giờ xảy ra?

Đôi khi bạn chỉ cần một tiếng nói tươi mới – một đứa trẻ từ làng nhỏ với đôi mắt tươi sáng nói, “Gã này chẳng là gì cả.  Chúng ta có thể hạ gục hắn.”

Gã khổng lồ thứ ba đang chắn lối bạn là chê bai.  Trong trường hợp Đa-vít, chính anh của chàng chất vấn động lực của chàng và chê bai chàng việc săn đuổi Gô-li-át.

Khi người khác sợ ước mơ God ban cho bạn nhưng bạn cứ bám theo nó dẫu gì đi nữa, bạn sẽ bị đánh giá sai, bị nói xấu, bị hiểu lầm.  Bạn phải quyết định điều gì quan trọng hơn cho bạn: chấp thuận của người khác hay chấp thuận của God.

Gã khổng lồ thứ tư bạn phải đối đầu là nghi ngờ. 

Không ai là chuyên gia chiến tranh giỏi hơn Vua Sau-lơ, và vua bảo Đa-vít là chàng điên vì nghĩ một cậu bé trai lại có thể đấu với chiến sĩ như Gô-li-át.

Có lẽ các chuyên gia cũng đang nói bạn không thể làm điều đó.  Vậy cũng đủ khiến bạn bắt đầu nghi ngờ chính mình.

Khi tôi viết Sống Đúng Mục Đích, tôi nhận một lá thư từ biên tập viên (mà sau này tôi lộng khung) nói, “Sách này sẽ không hiệu quả.  Không ai đọc 40 chương.”  Các chuyên gia đó sai.

THẢO LUẬN
·      Điều gì bạn học biết về chính bạn và về God khi một ước mơ bị trì hoãn?
·      Những tiếng nói làm nản lòng nào đã kiềm hãm bạn xuống?  Những tiếng nói nào bạn cần lắng nghe thay vào đó?
·      Những lời hứa nào của God mà bạn có thể dùng để khích lệ khi bạn bắt đầu nghi ngờ chính bạn hoặc ước mơ bạn?


Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

ĐÂY LÀ ĐIỀU BẠN NÊN DÙNG TIỀN



By Rick Warren – February 19, 2018

“Hãy dùng của cải trần thế để đem lợi cho người khác và kết bạn.  Rồi, khi của cải trần thế qua đi, họ sẽ nghênh đón con vào nhà vĩnh cữu” (Lu-ca 16:9 NLT).

Cách dùng tiền bạn tốt nhất là dùng để đem người vào Thiên Đàng.

Lu-ca 16:9 là câu gây vấn đề mà nhiều người hiểu lầm nhất.  Chúa Giêsu nói, “Hãy dùng của cải trần thế để đem lợi cho người khác và kết bạn.  Rồi, khi của cải trần thế qua đi, họ sẽ nghênh đón con vào nhà vĩnh cữu” (NLT).

Chúa Giêsu nói rằng cũng y như người quản gia tinh khôn kết bạn mà ông có thể nhờ cậy sau này, bạn cần dùng một số tiền của bạn để kết bạn vĩnh cữu mà bạn sẽ có mãi trên Thiên Đàng và họ sẽ nghênh đón bạn khi bạn đến đó.

Ngài không nói bạn có thể mua lối vào Thiên Đàng, vì bạn không thể.  Chúa Giêsu đã trả giá đó trên thập giá.  Ngài không nói bạn có thể mua sự cứu rỗi, vì bạn không thể.  Sự cứu rỗi là quà tặng miễn phí nhờ ân sủng.

Chúa Giêsu bảo bạn dùng tiền bạc bạn để xây dựng tình bạn mà sẽ tiếp tục và tiếp tục đời đời.  Khi bạn dùng tiền bạc bạn để giúp người khác gặp Chúa Giêsu, bạn kết bạn cho cõi vĩnh hằng và bạn thu được phần thưởng cho cõi vĩnh hằng.

Ngày đến bạn sẽ chết.  Hãy tưởng tượng khi bạn vào Thiên Đàng, có hàng trăm người đứng tại cổng, vỗ tay và chào đón và nói, “Chúng tôi đang đợi ch!  Chúng tôi ở đây vì chị đã dùng một số tiền để nói cho chúng tôi Tin Lành.  Chúng tôi là bạn của chị suốt đời – không, vĩnh cữu, vì chúng tôi mắc nợ chị.  Nếu chị đã không dùng tiền chị cách đó, chúng tôi sẽ không được nghe cách đến Thiên Đàng.”

Bạn có đang dùng tiền bạn cho loại việc đó không?  Có ai sẽ vào Thiên Đàng nhờ bạn không, nhờ cách bạn dùng tiền bạn không?

Khi bạn mua một quyển Kinh Thánh cho ai đó không có, bạn đã chất chứa tài sản trên Thiên Đàng.  Khi bạn ủng hộ một chương trình chia sẻ Tin Lành quanh thế giới, bạn đã chất chứa tài sản trên Thiên Đàng.  Đó là việc dùng tiền bạn cao nhất và tốt nhất.

Bạn không thể đem tiền theo bạn, nhưng bạn có thể gửi nó trước bằng cách đầu tư vào người sẽ đến Thiên Đàng.

THẢO LUẬN
·      Một số việc gì bạn dùng tiền vào đó mà không ảnh hưởng cõi vĩnh hằng?
·      Người nào God đã đặt vào đời bạn mà bạn có thể chia sẻ Tin Lành?
·      Vài cách nào bạn có thể dùng tiền bạn để đầu tư vào tình bạn vĩnh hằng?


Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2018

CÁCH TINH KHÔN THEO KINH THÁNH về TIỀN BẠC của BẠN



By Rick Warren – February 16, 2018

“Hãy coi chừng mọi kiểu tham lam.  Đời sống không đo lường bởi nhiều của cải bạn có” (Lu-ca 12:15 NLT).

Kinh Thánh kể câu truyện trong Lu-ca 16:1-13 về một người giàu giao một quản gia chăm sóc tài sản ông.  Khi quản gia đó bị tố dùng sai tiền bạc chủ mình và bị gọi vào trình báo việc quản gia, người quản gia đó đặt kế hoạch.  Ông biết ông sẽ bị mất việc và quyết định kết bạn với người chăm sóc ông khi ông bị đuổi.  Nên ông gọi mọi người mắc nợ tiền chủ ông và hạ thấp số nợ; nếu ai nợ 800 ga-lông dầu ô-liu, ông bảo họ đổi hóa đơn thành 400 ga-lông.

Khi chủ nghe điều ông làm, chủ “thán phục kẻ ranh mãnh đó vì thật tinh khôn.  Và thật đúng là con cái đời này tinh khôn trong việc đối phó thế giới quanh họ hơn là con cái sự sáng” (Lu-ca 16:8 NLT).

Trong ẩn dụ trên, Chúa Giêsu không khen sự bất trung của quản gia đó, nhưng Ngài khen sự tinh khôn của ông.  Tinh khôn là gì?  Tinh khôn nghĩa là bạn nhanh trí, có chiến thuật, và tháo vát.  Bạn thấy vấn đề rõ ràng, bạn biết điều cần phải làm, và rồi bạn tìm ra cách thực hiện nó.  God muốn bạn học biết cách tinh khôn theo Kinh Thánh về tiền bạc bạn suốt phần còn lại đời bạn.

Từ chuyện đó, chúng ta có thể học bốn điều mà chúng ta không nên làm với tiền bạc mình.

1.    Đừng phí tiền bạn.
Lu-ca 16:1 nói, “Có báo cáo rằng viên quản gia đó phí phạm tiền của chủ ông” (NLT).  Vì mọi thứ bạn có đều thuộc về God và là quà tặng từ Ngài – gồm cả tiền bạc bạn – bạn phải cẩn thận không phí cái thuộc về chủ bạn.

2.    Đừng yêu tiền bạn.
Bạn phải quyết định có phải God là số một đời bạn hay kiếm tiền là mục đích đời bạn.  Bạn không thể phục vụ cả hai.

“Không ai có thể phục vụ hai chủ.  Vì các con sẽ ghét người này và yêu người kia, các con sẽ trọng người này và khinh người kia.  Các con không thể phục vụ vừa God vừa tiền” (Lu-ca 16:13 NLT).

3.    Đừng tin cậy tiền bạn.
Tôi không màng bao nhiêu tiền bạn có – bạn có thể luôn mất nó.  Người quản gia học biết điều này khá nhanh trong Lu-ca 16:3: Giờ thì sao?  Chủ ta đã đuổi ta.”

Nếu bạn muốn được an toàn, trọng tâm đời bạn phải xây dựng quanh điều mà không bao giờ bị tước đi khỏi bạn.  Và chỉ có một điều duy nhất mà bạn không bao giờ mất: tình yêu của God dành cho bạn.

4.    Đừng mong tiền làm thỏa mãn bạn.
Nếu bạn nghĩ có nhiều hơn sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn, an toàn hơn, hoặc giá trị hơn, bạn bị lạc hướng nặng, vì tiền sẽ không bao giờ làm thỏa mãn: “Hễ ai yêu tiền sẽ không bao giờ có đủ; hễ ai yêu của cải sẽ không bao giờ thỏa mãn với thu nhập mình” (Truyền Đạo 5:10 NIV).

Đó là lý do Chúa Giêsu nói trong Lu-ca 12:15, “Hãy coi chừng mọi kiểu tham lam.  Đời sống không đo lường bởi nhiều của cải con có” (Lu-ca 12:15 NLT).

THẢO LUẬN
·      Điều gì bạn sẽ làm khác đi với tiền của bạn nếu bạn xem mọi việc mua hàng mà bạn sẽ tiêu như là tiền người khác?
·      Nếu người khác nhìn vào đời bạn và cách bạn dùng tiền bạn, họ sẽ nói điều gì là quan trọng nhất đối với bạn?
·      Thể nào bạn có thể cùng lúc tham lam và thỏa mãn về thu nhập bạn?



Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018

HÃY YÊU NGƯỜI KHÁC CÁCH GOD YÊU BẠN



By Rick Warren – February 15, 2018

“Tình yêu thương không bao giờ hết kiên nhẫn, không bao giờ hết tin, không bao giờ hết hy vọng, không bao giờ bỏ cuộc” (1 Cô-rinh-tô 13:7 GW).

Cùng giống tình yêu God cho bạn, Ngài muốn bạn dâng cho mọi người khác mà bạn tiếp xúc được.  Đây không phải là lựa chọn hoặc đề nghị.  Nó là mạng lệnh từ chính Chúa Giêsu: “Bây giờ Ta ban cho các con một mạnh lệnh mới: Hãy yêu người khác.  Y như Ta đã yêu các con, các con phải yêu thương lẫn nhau” (Giăng 13:34 NLT).

Nếu bạn là người theo đấng Christ, bạn bắt buộc yêu mọi người – bất kể bạn thích họ hay không – theo y cách đấng Christ yêu bạn.  Nghĩa là bạn tiếp nhận họ hoàn toàn, yêu họ vô điều kiện, tha thứ họ tất cả, và xem họ cực quý.

Yêu thương người khác theo cách này sẽ biến hóa những mối quan hệ bạn!

Kinh Thánh nói trong 1 Cô-rinh-tô 13:7, Tình yêu thương không bao giờ hết kiên nhẫn, không bao giờ hết tin, không bao giờ hết hy vọng, không bao giờ bỏ cuộc” (GW).

Đây là cách God yêu bạn.  God không bao giờ hết kiên nhẫn với bạn.  God không bao giờ hết tin bạn.  God không bao giờ hết hy vọng điều tốt nhất cho đời bạn.  God không bao giờ bỏ cuộc bạn.  Và đó là điều God muốn bạn làm cho mọi người khác.

“Tình yêu thương không bao giờ hết kiên nhẫn.”  Nghĩa là yêu thương nới rộng ân sủng.  Bạn cần ban ân sủng cho người khác.

“Tình yêu thương không bao giờ hết tin nổi.”  Nghĩa là nó bày tỏ đức tin.  Bạn bảo ai đó, “Dù chúng ta gặp lúc khó khăn, tôi sẽ không bao giờ hết tin vào bạn.”

“Tình yêu thương không bao giờ hết hy vọng.”  Nghĩa là yêu thương mong đợi điều tốt nhất.  Bạn có mong đợi điều tốt nhất trong hôn nhân bạn không, hay bạn yên phận với điều chưa tốt nhất?

“Tình yêu thương không bao giờ bỏ cuộc.”  Nghĩa là tình yêu thương chịu đựng điều tệ nhất.  Nghĩa là bạn có thể nhìn vào người khác và nói, “Bạn có thể ném mọi thứ vào tôi, nhưng tôi sẽ cứ yêu bạn, bất kể gì.”

Cầu Nguyện
Nếu bạn muốn bắt đầu biến hóa các mối quan hệ bạn hôm nay, thì tôi mời bạn cầu nguyện lời cầu nguyện này với God: “God thân yêu, con thừa nhận rằng con đã xáo trộn các mối quan hệ con.  Chúng phức tạp và tan vỡ, và con thường yên phận với điều chưa tốt nhất.  Chúng cần sự biến hóa!  Con muốn Ngài bắt đầu bằng cách thay đổi con.  Giải thoát con khỏi những sợ hãi, vì con thấy thể nào chúng khiến con xa cách và phòng thủ và thậm chí đòi hỏi.  Hôm nay và mỗi ngày kể từ đây, con muốn phó thác lòng con cho Ngài.  Con muốn học sống đời sống con trong tình yêu của Ngài và được đổ đầy tình yêu của Ngài.

“Xin giúp con tiếp nhận người khác, y như Ngài đã tiếp nhận con.  Xin giúp con tha thứ người khác hoàn toàn, y như Ngài đã tha thứ con.  Và xin giúp con trân trọng người khác nhiều như Ngài đã trân trọng con.  Xin giúp con nới rộng ân sủng đến và bày tỏ lòng tin vào người quanh con.  Xin giúp con mong đợi điều tốt nhất nơi người khác, và giúp con chịu đựng điều xấu nhất khi nó xảy ra.  Con cầu xin điều này trong danh Chúa Giêsu.  A-men.”