Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 29 tháng 2, 2024

Sẵn Sàng, Đặt-Đợi


TG: Rick Warren - 29/02/2024

DG: Thang Chu

 

“CHÚA tốt lành với mọi kẻ tin cậy Ngài, vậy tốt nhất cho chúng ta là kiên nhẫn chờ đợi—chờ đợi Ngài giải cứu chúng ta(Ca-Thương 3:25-26 GNT).

 

Khi đời dường như tan vỡ, đáp ứng tốt nhất và “tâm linh” nhất của bạn lẽ làm bạn ngạc nhiên: Ở riêng với Chúa và chờ đợi.

 

Kinh Thánh dạy chúng ta trong Ca-Thương 3:28, “Khi đời nặng nề khó gánh, hãy tự lánh mình. Bước vào thinh lặng. Cúi đầu cầu nguyện. Đừng đặt câu hỏi: Chờ hy vọng xuất hiện. Đừng chạy khỏi rắc rối. Nhận nó toàn diện. 'Điều xấu nhất' không bao giờ là điều xấu nhất” (MSG).

 

Hầu hết chúng ta không biết cách “đi vào thinh lặng.”  Chúng ta luôn lo lắng.  Chúng ta không thích đợi Chúa vì nó khiến chúng ta căng thẳng.  Chúng ta muốn kiểm soát.

 

Đợi Chúa nghĩa là gì?  Bạn ngồi xuống, ngậm miệng, chỉ lắng nghe.  Bạn có thể đọc Kinh Thánh bạn.  Bạn có thể cầu nguyện.  Nhưng trên hết, bạn im lặng trước Chúa.

 

Lo lắng đến khi chúng ta không “đợi hy vọng hiện” như Giê-rê-mi bảo chúng ta.  Chúa muốn nói chuyện với chúng ta.  Ngài muốn ban cho chúng ta hy vọng mà chúng ta khao khát.  Nhưng chúng ta quá bận rộn không thể nghe Ngài nói.

 

Nếu chúng ta muốn lắng nghe Chúa và trải nghiệm hy vọng đó mà Ngài cho chúng ta, thì chúng ta phải ở riêng với Ngài.  Chúng ta phải “đi vào thinh lặng” và sẵn sàng nghe Ngài.

 

Chúa Giê-su phán trong Ma-thi-ơ 6:6, “Hãy tìm nơi yên tĩnh, vắng vẻ để con không bị cám dỗ đóng trò trước Đức Chúa Trời. Chỉ ở đó một cách đơn giản và trung thực như con có thể. Tập trung sẽ chuyển từ con sang Chúa,con sẽ bắt đầu cảm nhận ân sủng Ngài” (MSG).

 

Hãy thành thật với Chúa, và sự tập trung của bạn sẽ chuyển từ việc chỉ thấy những nan đề của bạn—bất kể thể nào chúng dường như phủ đầu—sang ân sủng Chúa.

 

Ca-Thương 3:25-26 nói, “CHÚA tốt lành với mọi kẻ tin cậy Ngài, vậy tốt nhất cho chúng ta là kiên nhẫn chờ đợi—chờ đợi Ngài giải cứu chúng ta” (Ca-Thương 3:25-26 GNT). (GNT).

 

Trước khi bạn đi ra và cố tự giải quyết nan đề bằng sức riêng, hãy để Chúa cứu bạn.  Bất kể chướng ngại nào bạn đang đối diện, bạn phải đợi thời điểm Ngài.  Ngài sẽ đặt thời gian cho chuyển động kế của bạn mộc cách toàn hảo.

 

Hãy đứng yên và lắng nghe.  Rồi, chờ đợi hy vọng xuất hiện.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn có thể nghĩ về một thời điểm trong đời mình khi hành động quá nhanh dẫn đến kết cuộc tai hại không?

·      Tại sao thật khó đợi Chúa khi bạn đang vật lộn suốt những lúc khó khăn?

·      Điều gì cần thay đổi về thời khóa biểu và những ưu tiên của bạn để bạn có thể đến trước Chúa, im lặng, và chờ đợi?

 

Bạn sẵn sàng tìm sự yên nghỉ trong Chúa chứ?

 

Bước đầu tiên là làm hòa với Đức Chúa Trời bằng cách tiếp nhận Chúa Giê-xu là Chúa và là Đấng Cứu Rỗi của bạn.  Bạn có thể bắt đầu bằng cầu nguyện lời cầu nguyện đơn giản này:

 

“Chúa Trời ôi, tôi không muốn tội tôi phân cách tôi khỏi Chúa nữa.  Ngài hứa rằng nếu tôi tin Chúa Giêsu, Ngài sẽ tha thứ mọi điều tôi đã làm sai, Ngài sẽ cho tôi thấy mục đích đời tôi, và Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài và đưa tôi vào thiên đàng ngày đến được sống với Ngài đời đời.

 

“Chúa Giêsu ôi, tôi xưng tội tôi,tôi tin Ngài là Cứu Chúa tôi.  Tôi tin cậy Ngài khi Ngài nói sự cứu rỗi đến bởi ân sủng, qua đức tin, chứ không bởi bất cứ gì tôi làm.  Tôi xin Ngài bước vào đời tôi làm Chúa tôi.  Hôm nay tôi tận hiến đời tôi cho Ngài.

 

“Tôi muốn sống theo lốiNgài đã tạo ra tôi để tôi sống—bình an—và dùng phần còn lại đời tôi để phục vụ Ngài.  Nhân danh Chúa Giêsu tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/ready-set-wait/?hemail=

 

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

Hãy Tuôn Cả Ra


TG: Rick Warren - 28/02/2024

DG: Thang Chu

 

“Ngài khiến da và thịt tôi héo đi. Ngài bẻ gãy xương tôi. Ngài hãm và vây tôi với nỗi lo và khốn khổ. Ngài chôn tôi trong tối tăm, như kẻ chết từ lâu . . . Và dù tôi khóc lóc và la hét, Ngài ngăn cản những lời cầu nguyện của tôi(Ca-thương 3:4-6, 8 NLT).

 

Tất cả chúng ta đều trải qua thời kỳ mà đời mình như tan vỡ.  Chúng ta mất việc.  Mối quan hệ tan vỡ.  Ai đó chết.  Sức khỏe mình xoay chiều xấu hơn.

 

Vào những lúc đó, chúng ta bị cám dỗ nghĩ rằng Chúa bỏ rơi chúng ta—nhưng Ngài không.

 

Tiên tri Giê-rê-mi cũng cùng hoàn cảnh khi ông viết sách Ca-Thương.  Đất nước ông, Giu-đa, đã chịu đựng suy thoái kinh tế và bị kẻ thù ngoại bang khủng bố.  Ông chứng kiến những điều vô nhân đạo không tin nổi chống lại dân mình.  Người ta mất việc và chết đói.

 

Giê-rê-mi bắt đầu từ đâu?  Ông nói với Đức Chúa Trời thể nào ông cảm nhận: “[Đức Chúa Trời] khiến da và thịt tôi héo đi. Ngài bẻ gãy xương tôi. Ngài hãm và vây tôi với nỗi lo và khốn khổ. Ngài chôn tôi trong tối tăm, như kẻ chết từ lâu . . . Và dù tôi khóc lóc và la hét, Ngài ngăn cản những lời cầu nguyện của tôi” (Ca Thương 3:4-6, 8 NLT).

 

Giê-rê-mi cảm thấy như Chúa quên ông.  Nhưng Giê-rê-mi không bỏ qua điều mình cảm nhận.  Ông không phủ nhận tình hình.  Ông nói với Chúa điều trong lòng mình.  Thật ra, Giê-rê-mi đã dành năm chương để nói với Chúa điều ông nghĩ về tình huống này.  Ông nói với Chúa: “Cái này tệ mạt!”

 

Tại sao Đức Chúa Trời đặt kiểu đoạn văn đó vào Kinh Thánh?  Ngài muốn bạn biết rằng Ngài có thể giải quyết cơn giận bạn, lời phàn nàn của bạn,đau đớn của bạn.  Giê-rê-mi dành cả sách Kinh Thánh đó để xả hơi.  Nếu Chúa đủ lớn để giải quyết nỗi đau của Giê-rê-mi, thì Ngài cũng đủ lớn để giải quyết nỗi đau của bạn.

 

Nếu bạn nuốt chửng cảm xúc mình, thì bạn chỉ làm tổn thương chính mình.  Lòng bạn sẽ quặn thắt!

 

Thay vào đó, hãy trút bỏ cảm xúc bạn lên Chúa.

 

Khi các con tôi còn nhỏ, chúng thường nổi thịnh nộ, nhưng điều đó không khiến tôi bớt yêu chúng hơn chút nào.  Nó nhắc tôi rằng các con tôi chưa trưởng thành.  Chúng không biết điều tôi biết.  Chúa không yêu bạn ít đi chút nào khi bạn nổi thịnh nộ.  Ngài không nợ bạn lời giải thích, nhưng Ngài không bao giờ sợ điều bạn phải nói.

 

Vậy hãy nói Ngài biết bạn cảm thấy thế nào.  Lòng trung thực và khiêm tốn của bạn với Ngài sẽ là khởi đầu chữa lành bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Điều gì đang xảy ra trong đời bạn mà bạn sợ nói với Chúa?

·      Tại sao đôi khi khó thành thật với Chúa về những vật lộn của chúng ta?

·      Hãy thử viết thư cho Chúa về những vật lộn của bạn.  Thể nào thật ích lợi viết những lời đó ra giấy?  Điều gì bạn dễ nói với Chúa bằng cách viết hơn là nói?

https://pastorrick.com/let-it-all-out/?hemail=

 

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2024

Cách Đức Chúa Trời Thử Bạn và Ban Phước Bạn


TG: Rick Warren - 27/02/2024

DG: Thang Chu

 

“Nếu người ta không thể tin cậy con được với của cải xấu này, ai sẽ tin cậy giao cho con của cải thật? Và nếu người ta không thể tin cậy con được với cái thuộc về người khác, thì ai sẽ cho con cái sẽ là của riêng con? Con không thể làm tôi hai chủ. Con sẽ thích người này hơn người kia hoặc trung thành với người này hơn người kia. Con không thể phục vụ Chúa lẫn tiền(Lu-ca 16:11-13 CEV).

 

Người trung tín luôn rộng lượng, cả khi họ không có bất cứ gì để cho.

 

Ai cũng có thể rộng lượng khi có dư.  Bạn có thể rộng lượng với thời gian mình khi bạn có nhiều thời gian dư.  Bạn có thể rộng lượng với tiền bạc mình khi bạn có rất nhiều tiền. Bạn có thể rộng lượng với năng lượng mình khi bạn có năng lượng dư để xài.  Chính khi bạn không có đủ thời gian cho chính mình, không đủ năng lượng cho chính mình, không đủ tiền cho chính mình, không đủ tài năng cho chính mình thì Chúa mới nói, “Đây là thử thách.  Ta đang theo dõi con xem conrộng lượng không.  Con sẽ trung tín và tin cậy chứ?

 

Đây là năm nguyên tắc trong đó Chúa sẽ thử bạn và rồi ban phước bạn:

 

1. Chúa ban cho người rộng lượng.

Chúa muốn bn rộng lượng, vì Ngài muốn bn giống Ngài.  Và vâng phục Ngài sẽ đem lại phước hạnh của Ngài.

 

2. Tuân theo khải tượng Chúa sẽ đem lại sự cung cấp của Chúa.

Nếu bạn làm điều Chúa bảo bạn làm, thì Chúa sẽ đem đến những nguồn lực bạn cần đúng thời điểm.  Ngài đã cho bạn khải tượng nào thì Ngài sẽ cho bạn sự cung cấp đó.

 

3. Khi bạn làm tất cả điều Chúa bảo bạn làm, Ngài sẽ làm điều bạn không thể làm.

Chúa thường yêu cầu bạn làm điều không thể được để giương rộng đức tin bạn.  Khi bạn cho cái bạn có ít, Chúa sẽ nhân bội nó và bù đắp nó.

 

4. Khi bạn có cần, bạn gieo hạt.

Bất cứ gì bạn cần trong đời, hãy gieo hạt đó, và nó sẽ trở lại bạn.

 

5. Luôn có trì hoãn giữa gieo và gặt.

Có mùa giữa trồng và thu.  Điều gì đang xảy ra trong lúc trì hoãn?  Đó là trắc nghiệm đức tin bạn.

 

Bạn trung tín dâng hiến khi bạn có ít chứ?  Bạn sẽ tiếp tục làm điều đúng chứ?  Bạn sẽ làm điều Chúa muốn bạn làm, bất kể giá nào chứ?  Khi bạn trung tín trong điều này, bạn sẽ ngạc nhiên về cách Chúa chu cấp và hành động trong bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Cách nào bạn rộng lượng với thời gian, tiền bạc, và tài năng mình?

·      Thể nào bạn đáp ứng việc dâng hiến cái gì đó mà bạn đang thiếu?

·      Nơi đâu bạn đang đợi xem mùa gặt của Chúa?  Thể nào bạn thấy Chúa đang hành động trong bạn khi bạn chờ đợi?

 

Hôm nay bạn có theo Chúa Giêsu không?

 

Đức Chúa Trời đã chứng tỏ lòng nhân từ Ngài qua Con Ngài là Chúa Giê-su Christ.  Kinh Thánh nói: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, để hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Vì Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài đến thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng để cứu thế gian qua Đấng ấy. Ai tin Đấng ấy thì không bị kết án đâu; ai không tin thì đã bị kết án rồi, vì không tin đến danh Con Một Đức Chúa Trời” (Giăng 3:16–18 CSB).

 

Bạn sẵn sàng tin cậy Chúa Trời thực hiện lời hứa về sự sống đời đời của Ngài chứ?  Nếu vậy, hãy bắt đầu bằng lời cầu nguyện đơn giản này: “Đức Chúa Trời ôi, tôi tin Chúa Giê-su Christ là Con Ngài.  Tôi xưng nhận tôi đã phạm tội và tôi cầu xin sự tha thứ của Ngài. Tôi tin rằng Chúa Giêsu đã chết để gánh tội tôi và Ngài đã khiến Đấng ấy sống lại.  Tôi muốn tin cậy Chúa Giê-xu là Cứu Chúa tôi và theo Đấng ấy là Chúa từ nay trở đi.  Xin hướng dẫn đời tôi và giúp tôi làm theo ý Ngài.  Nhân danh Chúa Giêsu tôi cầu nguyện. A-men.”

https://pastorrick.com/how-god-tests-you-and-then-blesses-you/?hemail=

 

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024

Quá Sớm Không Thể Bỏ Cuộc


TG: Rick Warren - 26/02/2024

DG: Thang Chu

 

“Đó là lý do chúng ta không bao giờ bỏ cuộc. Dù thân xác chúng ta chết dần, tâm linh chúng ta đang được đổi mới mỗi ngày. Vì những hoạn nạn hiện tại của chúng ta nhỏ và sẽ không lâu. Tuy nhiên chúng sanh cho chúng ta vinh hiển mà vượt xa chúng và sẽ tồn tại đời đời!” (2 Cô-rinh-tô 4:16-17 NLT).

 

Bạn có biết khác biệt giữa người trung tín và người bất trung không?  Người bất trung bỏ cuộc khi gặp khó khăn đầu tiên.  Người trung tín cứ tiếp tục.  Người trung tín quyết tâm, siêng năng, kiên trì.  Họ không biết cách bỏ cuộc!  Bạn có biết quả sồi nhỏ sẽ thành cây sồi thế nào không?  Cây sồi chỉ là quả sồi không chịu bỏ cuộc.

 

Tôi không hiểu tất cả, nhưng tôi biết một điều: Bạn không bao giờ thất bại cho đến khi bạn bỏ cuộc, và luôn quá sớm không thể bỏ cuộc.  Chúa dng thời kỳ hoạn nạn để trắc nghiệm lòng kiên trì của chúng ta.

 

Khi chúng tôi thành lập Saddleback, tôi nghĩ chúng tôi sẽ nhanh chóng có tòa nhà.  Chúng tôi trải 15 năm không có tòa nhà nào.  Trong 13 năm đầu lập hội thánh này, chúng tôi đã sử dụng 79 cơ sở vật chất khác nhau.  Bạn có biết đã bao lần tôi cảm thấy như muốn bỏ cuộc không?  Ngay mỗi sáng thứ Hai!  Nhưng tôi không biết cách nào để bỏ cuộc.  Và Chúa nói: “Rick, nếu ta không bao giờ cho con tòa nhà, con vẫn phục vụ ta chứ?”  Và tôi nói: “Chắn chắn vậy!”

 

Saddleback đã tăng hơn 10.000 người trước khi chúng tôi xây tòa nhà đầu tiên.  Thể nào bạn muốn dựng lêndở xuống một nhà thờ cho 10.000 người mỗi tuần?  Không nhiều vinh hiển chuyện đó.  Thật chỉ là việc gian nan.  Chúa đã dùng những thời kỳ gian nan đó để trắc nghiệm lòng kiên trì của chúng tôi.

 

Nếu bạn đang trải qua thời kỳ khó khăn bây giờ, thì câu này là dành cho bạn: “Đó là lý do chúng ta không bao giờ bỏ cuộc. Dù thân xác chúng ta chết dần, tâm linh chúng ta đang được đổi mới mỗi ngày. Vì những hoạn nạn hiện tại của chúng ta nhỏ và sẽ không lâu. Tuy nhiên chúng sanh cho chúng ta vinh hiển mà vượt xa chúng và sẽ tồn tại đời đời!” (2 Cô-rinh-tô 4:16-17 NLT).

 

Chúa quan tâm cái bạn đang trở thành hơn là cái đang xảy ra với bạn.  Ngài thường cho phép những thử thách, rắc rối, hoạn nạn,nan đề trong đời bạn để dạy bạn siêng năng, quyết tâm, đức tính.  Nan đề bạn đang trải qua ngay bây giờ là một thử thách về lòng trung tín của bạn.  Bạn sẽ tiếp tục phục vụ Chúa chứ, cả khi đời tồi tệ?

 

“Chớ mệt nhọc khi làm lành, v đúng kỳ chúng ta sẽ gặt nếu chúng ta không bỏ cuộc (Ga-la-ti 6:9 NIV).

 

THẢO LUẬN

·      Trong tình huống nào bạn sẵn sàng bỏ cuộc?

·      Cách nào bạn có thể đổi mới tâm linh để bạn có sức mạnh kiên trì trong tình huống đó?

·      Bạn học được điều gì từ Chúa về Ngài và chính mình giữa thử thách?  Thể nào Ngài đang phát triển đức tính bạn?

https://pastorrick.com/its-too-soon-to-quit/?hemail=

 

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2024

Chuyện Nhỏ Mới Đáng Kể


TG: Rick Warren - 24/02/2024

DG: Thang Chu

 

“Ai trung tín trong việc nhỏ sẽ trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc nhỏ s bất lương trong việc lớn(Lu-ca 16:10 GNT).

 

Chúa dùng những điều nhỏ để thử lòng liêm chính của bạn.  Không chỉ những điều lớn mới tínhngay cả đó là điều thế giới muốn bạn tập trung vào.  Nhưng Kinh Thánh bảo chúng ta Chúa đang nhìn vào từng chi tiết nhỏ nhất đời chúng ta để xem liệu chúng ta có trung tín với Ngài.

 

Điều này đúng trong mọi lĩnh vực sống, kể cả lãnh đạo.  Chúng ta thường nghĩ những điều lớn trong đời sẽ tạo nên nhà lãnh đạo.  Không!  Những khủng hoảng lớn trong đời bộc lộ khả năng lãnh đạo, nhưng khả năng lãnh đạo không được xây từ những điều lớn trong đời.  Nó được xây trong các chi tiết sống.  Đó là nơi mà liêm chính bày tỏ—trong cái không ai thấy, trong cái sau hậu trường, trong những lựa chọn nhỏ, vô hình, không ngoạn mục của cuộc sống nơi mà bạn làm điều đúng, ngay cả không ai từng thấy nó.

 

Trung tín đòi hỏi liêm chính, và Chúa thử lòng liêm chính bạn trong những điều nhỏ nhặt.

 

Chúa Giêsu phán: “Ai trung tín trong việc nhỏ sẽ trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc nhỏ sẽ bất lương trong việc lớn” (Lu-ca 16:10 GNT).  Ngài đang nói phước hạnh công khai của bạn được quyết định bởi lòng liêm chính bề trong của bạn.

 

Mỗi khi một chính trị gia gặp vụ bê bối, bạn luôn có thể mong vào những người bảo vệ người đó sẽ đứng ra và nói: “Chẳng quan trọng chuyện đời tư của họ.”  Bạn từng nghe vậy chưa?  Chẳng quan trọng chuyện làm gì trong đời tư họ.  Chẳng dính dáng gì đến họ với tư cách lãnh đạo.”

 

Mọi điều đều liên quan đến họ là người lãnh đạo!  Tại sao?  Bởi nếu một ông nói dối vợ mình, ổng sẽ nói dối cử tri ổng.  Nếu một nói dối người bạn thân nhất mình, người mà cô ấy nói: “Cho đến khi cái chết chia lìa chúng ta,” cô ấy sẽ lừa dối bạn, là cử tri!  Cứ tin đi!

 

Phước hạnh công khai của tôi là nhà lãnh đạo đến bởi lòng liêm chính bề trong mà không ai từng thấy.  Phước lành công khai của bạn như một cá nhân đến từ lòng liêm chính bề trong của bạn mà không ai sẽ thấy.  Chúa dùng những điều nhỏ nhặt để thử lòng liêm chính chúng ta.  Và sự trung tín trong những điều nhỏ sẽ dẫn đến những phước hạnh theo những cách mà duy chỉ Chúa mới có thể ban cho.

 

THẢO LUẬN

·      Việc nhỏ nào Chúa đã giao bạn hoàn thành hoặc quản trị một cách liêm chính?

·      Thể nào bạn làm “việc nhỏ” và “việc lớn” khác nhau?  Thể nào Chúa muốn bạn làm?

·      Bạn cảm thấy thế nào khi phục vụ mà không được công nhận?  Nó nói gì về động lực của bạn?

https://pastorrick.com/the-little-things-count/?hemail=

 

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2024

Hãy Thật Với Nhau


TG: Rick Warren - 23/02/2024

DG: Thang Chu

 

“Hãy để Thánh Linh đổi mới tư tưởng và thái độ mình. Hãy mặc bản chất mới của mình, được tạo dựng giống Đức Chúa Trời—thật sự công chính và thánh khiết. Vậy hãy ngừng nói dối. Chúng ta hãy nói thật với người lân cận, vì tất cả chúng ta là những phần cùng một thân” (Ê-phê-sô 4:23-25 NLT).

 

Để thay đổi khiếm khuyết trong đời bạn, bạn phải có người trong đời bạn bảo bạn sự thật. Bạn sẽ không thể tự mình tốt được.  Bạn cần nâng đỡ.  Bạn cần nhóm nhỏ.

 

Thay đổi đòi hỏi cộng đồng thành thật.

 

Những điều trong đời bạn mà bạn không bao giờ có thể tự mình thay đổi thường là những điều khó khăn nhất trong đời bạn.  Chúng cũng thường là những điều bạn không muốn bất cứ ai khác biết.

 

Bạn sẽ không bao giờ vượt qua được những điều đó cho đến khi bạn chia sẻ chúng với ai đó.  Bạn không cần phải bảo mọi người.  Bạn chỉ cần tìm ít nhất một người mà sẽ tin cậy bạn và người mà bạn tin cậylà người kín đáo, yêu thương bạn vô điều kiện, không phán xét, và cầu nguyện cho bạn.  Bạn sẽ thấy rằng việc bộc lộ cảm xúc mình chính là bước đầu sự chữa lành.

 

Không có nghĩa là một nhóm nhỏ nơi bạn nhóm lại với nhau ở mức độ hời hợt và mọi người đều “ổn” hoặc “làm rất tốt.”  Bạn phải đạt đến mức trưởng thành trong nhóm nhỏ của mình nơi mà bạn có thể nói, “Tôi gặp tuần khó khăn.  Cuộc đời bây giờ thật khó.  Đây là điều đã xảy ra.”

 

Ê-phê-sô 4:25 nói: “Hãy để Thánh Linh đổi mới tư tưởng và thái độ mình. Hãy mặc bản chất mới của mình, được tạo dựng giống Đức Chúa Trời—thật sự công chính và thánh khiết. Vậy hãy ngừng nói dối. Chúng ta hãy nói thật với người lân cận, vì tất cả chúng ta là những phần cùng một thân” (Ê-phê-sô 4:23-25 NLT). (NLT).

 

Nếu bạn l tín đồ, bạn cũng là một người thuộc về.  Bạn thuộc về gia đình Chúa, và mọi tín đồ khác thuộc về bạn.  Bạn không thể trở thành cho đến khi bạn thuộc về.  Bạn không thể trở thành cái Chúa muốn bạn trở thành cho đến khi bạn thuộc về một nhóm mà có cộng đồng thành thật, mức độ xương tủy.

 

Vậy hãy bỏ đi giả dối.  Hãy nói chuyện với người lân cận bạn.  Hãy nói thật với bạn của bạn, vì chúng ta thuộc về nhau.

 

Nếu bạn nghiêm túc về việc thay đổi những tắc nghẽn và khiếm khuyết sâu xa nhất trong đời mình, bạn sẽ phải đối diện nỗi sợ phải thành thật.  Bạn phải ngừng giả tạo nó.  Bạn phải thật.

 

Bạn có thể trải qua cuộc đời theo một trong hai cách: vờ như bạn có tất cả mọi thứ hoặc có tất cả mọi thứ.  Nhưng bạn sẽ không bao giờ có tất cả mọi thứ nếu bạn giả vờ như mình có tất cả mọi thứ.

 

Trong gia đình Chúa, chúng ta thuộc về nhau.  Hãy thành thật với nhau để chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau thực hiện những thay đổi đem lành mạnh và chữa lành.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn mô tả thế nào mức độ minh bạch của nhóm nhỏ của bạn?  Các bạn có “thật” với nhau không?

·      Kết quả gì của việc giả vờ như bạn có tất cả mọi thứ?  Bạn cảm thấy sao?

·      Hãy nghĩ xem bao nhiêu lần bạn bảo người ta trong ngày rằng “Tôi ổn”.  Trong những mối quan hệ nào bạn cần thành thật hơn về chính mình điều bạn đang vật lộn?

https://pastorrick.com/lets-get-real-with-each-other/?hemail=

 

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2024

Đôi Khi Thay Đổi Dần Dần


TG: Rick Warren - 22/02/2024

DG: Thang Chu

 

“Và Chúa—là Thánh Linh—khiến chúng ta ngày càng giống Ngài hơn khi chúng ta được thay đổi thành hình ảnh vinh hiển của Ngài(2 Cô-rinh-tô 3:18 NLT).

 

Bạn cần nhiều quyền năng hơn là chỉ ý chí trong đời bạn.  Bạn cần quyền năng Chúa.

 

Bông trái Thánh Linh là những chất lượng mà Đức Chúa Trời đặt trong đời bạn khi Thánh Linh sống trong bạn: yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, và tiết độ” (Ga-la-ti 5:22- 23 NLT).

 

Thể nào Chúa sanh bông trái trong đời bạn?  Không bằng ý chí.  Bạn có thể ra ngoài và nói, “Tôi sẽ trở thành người kiên nhẫn hơn!”  nhưng điều đó không có nghĩa nó sẽ hiệu quả.

 

Thánh Linh phải phát triển nó bề trong.  Bạn cố nói, “Tôi sẽ kiên nhẫn hơn.  Tôi sẽ đáng yêu hơn.”  Giống như buộc vài quả cam vào cây bạch đàn và gọi nó là cây cam.  Nó không hoạt động cách đó.  Bông trái Thánh Linh chỉ có thể đến từ bề trong—Thánh Linh Đức Chúa Trời sống qua bạn.

 

Thánh Linh hoạt động thế nào trong đời bạn?  Câu trả lời là dần dần: “Và Chúa—là Thánh Linh—khiến chúng ta ngày càng giống Ngài hơn khi chúng ta được thay đổi thành hình ảnh vinh hiển của Ngài” (2 Cô-rinh-tô 3:18 NLT).

 

Khi Chúa muốn làm cây nấm, Ngài mất sáu giờ.  Khi Chúa muốn làm cây sồi, Ngài mất 60 năm.  Câu hỏi là: Bạn muốn đời mình là nấm hay sồi?

 

Bạn không gom tụ những tổn thương, thói quen, và tắc nghẽn của bạn chỉ sau một đêm. Những điều chúng ta muốn thay đổi nhất thường phát triển trong chúng ta qua nhiều năm. Lần kia có người đến gặp tôi và nói: “Mục sư Rick, tôi cần ông giải quyết vấn đề hôn nhân của tôi.”  Tôi nói: “Anh kết hôn bao lâu?”  Mười lăm năm.  Anh gặp nan đề này bao lâu?”  Mười năm.

 

bạn muốn có câu trả lời năm giây?  Điều đó sẽ không xảy ra!  Bạn phải bóc củ hành đó từng lớp vỏ một.

 

Thánh Linh hành động trong chúng ta khiến chúng ta dần dần càng giống Ngài hơn. Đức tính chúng ta là tổng thể những thói quen của chúng ta.  Trách nhiệm chúng ta là phát triển những thói quen mới phản ánh công việc Ngài trong chúng ta.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn muốn phát triển những thói quen mới nào để Đức Thánh Linh có thể liên tục hành động trong đời bạn khiến bạn trở nên giống Đấng Christ hơn?

·      Tại sao những bước nhỏ hướng tới phát triển và thay đổi cũng quan trọng như những bước lớn?

·      Thể nào một nhóm nhỏ hoặc những bạn thân có thể giúp bạn đúng hướng khi bạn thực hiện những thay đổi trong đời bạn?

 

Bạn theo Chúa Giêsu hôm nay chứ?

 

Đức Chúa Trời đã chứng tỏ lòng nhân từ Ngài qua Con Ngài, là Chúa Giê-su Christ.  Kinh Thánh nói: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, để hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Vì Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài đến thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng để cứu thế gian qua Đấng ấy. Ai tin Đấng ấy thì không bị kết án; ai không tin thì đã bị kết án rồi, vì không tin danh Con Một Đức Chúa Trời” (Giăng 3:16–18 CSB).

 

Bạn sẵn sàng tin cậy Chúa Trời thực hiện lời hứa về sự sống đời đời của Ngài không? Nếu vậy, hãy bắt đầu bằng lời cầu nguyện đơn giản này: “Chúa Trời ôi, tôi tin Chúa Giê-su Christ là Con Ngài.  Tôi xưng nhận tôi đã phạm tội và tôi cầu xin sự tha thứ của Ngài. Tôi tin rằng Chúa Giêsu đã chết để cất tội tôi và Ngài đã khiến Chúa Giêsu sống lại.  Tôi muốn tin cậy Chúa Giêsu là Cứu Chúa tôi và theo Ngài là Chúa từ nay trở đi.  Xin hướng dẫn đời tôi và giúp tôi làm theo ý Ngài.  Nhân danh Chúa Giêsu tôi cầu nguyện. A-men.”

https://pastorrick.com/sometimes-the-change-is-gradual/?hemail=

 

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2024

Đã Đến Lúc Thay Đổi Tâm Trí Bạn


TG: Rick Warren - 21/02/2024

DG: Thang Chu

 

“Anh chị em phải có cùng thái độ mà Chúa Giêsu Christ(Phi-líp 2:5 NLT).

 

Đổi đời bạn đòi hỏi suy nghĩ mới.  Cuộc chiến thay đổi những khiếm khuyết trong đời bạn luôn là cuộc chiến tâm thần.  Nó bắt đầu trong tâm trí—và đó là nơi cuộc chiến thắng hay bại.

 

Ê-phê-sô 4:23 nói, “Hãy để Thánh Linh đổi mới suy nghĩ và thái độ anh em” (NLT).

 

Bạn sẽ không thay đổi cho đến khi suy nghĩ và thái độ bạn thay đổi.  Đây là lý do giờ tĩnh nguyện hàng ngày thật quan trọng.  Thời giờ bạn cố tâm dành học Lời Chúa và trò chuyện với Ngài qua cầu nguyện là sự tân tạo tâm linh trong tâm trí bạn.  Dẫu có Thánh Linh, vẫn cần kỷ luật tâm linh để có quyền năng thay đổi.  Bạn phải biết Chúa để biết điều gì Ngài mong đợi từ bạn và khao khát ở bạn.

 

Bạn có biết thuật ngữ thần học cho “thay đổi tâm trí” là gì không?  Đó là chữăn năn.”  Ăn năn nghĩa đen là thay đổi tâm trí bạn.

 

Từ “ăn năn” thực ra là từ Hy Lạp: metanoia.  Metanoia nghĩa là thay đổi tâm trí bạn—để xoay từ chết đến sống, từ tội lỗi đến tha thứ, mặc cảm tội lỗi đến bình an tâm trí, địa ngục đến thiên đường.  Bạn chuyển từ “cách của tôi” sang cách của Chúa.  Thay đổi tích cực nhất trong đời bạn sẽ là khi bạn ăn năn tội mình và chuyển từ hối hận sang tha thứ và bình an tâm trí.

 

Bạn phải học suy nghĩ theo những cách mới về khuyết điểm mình.  Khuyết điểm thường là điểm mạnh bị dùng sai.  Đó là cách suy nghĩ mới.  Có lẽ bạn chưa từng nghĩ điều đó, nhưng đó chính là ăn năn!  Đó chính là thay đổi tâm trí.  Những khuyết điểm của bạn thường là những sức mạnh Chúa ban cho bạn nhưng bị dùng sai.

 

Bạn phải thay đổi cách suy nghĩ để bạn có thể tận dụng tối đa sức mạnh mình thay vào đó.  Để làm vậy, bạn “phải có cùng thái độ như Chúa Giê-su Christ có” (Phi-líp 2:5 NLT).

 

Chúa muốn bạn học cách suy nghĩ giống Chúa Giêsu.  Cách nào bạn làm vậy?  Một lần nữa, đó là sự lựa chọn.  Bạn phải đưa ra lựa chọn và nói: “Chúa ôi, Chúa Giêsu nghĩ sao về điều này?”  Bạn càng lấp đầy tâm trí mình bằng Lời Chúa, thì điều đó càng dễ hơn.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào những điều bạn đổ đầy tâm trí minh khiến bạn khó đổi được hơn hay giúp bạn đổi được khuyết điểm mình?

·      Những thay đổi nào bạn sẽ thực hiện hôm nay trong thời khóa biểu, các mối quan hệ, hoặc thái độ của bạn mà sẽ ảnh hưởng việc tân tạo tâm linh của tâm trí bạn?

·      Bạn nghĩ tại sao đôi khi chúng ta không muốn biết Chúa Giêsu sẽ làm gì trong một tình huống nào đó?

https://pastorrick.com/its-time-to-change-your-mind/?hemail=

 

 

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

Thay Đổi Là Sự Chọn Lựa


TG: Rick Warren - 20/02/2024

DG: Thang Chu

 

“Hãy tiếp tục tập luyện sự cứu rỗi của anh chị em với lòng kính sợ và run rẩy, vì chính Đức Chúa Trời tác động trong anh chị em để vừa muốn vừa làm để hoàn thành mục đích tốt lành của Ngài(Phi-líp 2:12-13 NIV).

 

Muốn thay đổi thôi là chưa đủ.  Thậm chí chưa đủ nếu chỉ nói: “Tôi mơ thay đổi.”  Ước mơ sẽ vô giá trị trừ khi bạn thức dậy và thực sự thực hiện chúng.  Bạn sẽ không thay đổi được những nan đề đời mình cho đến khi bạn chọn thay đổi.

 

Thể nào bạn sẽ khác đi trong sáu tháng?  Bạn sẽ mạnh mẽ hơn về cảm xúc không?  Bạn sẽ sắc bén hơn về tâm thần không?  Bạn sẽ lành mạnh hơn về thể chất không?  Bạn sẽ trưởng thành hơn về tâm linh không?

 

Nó sẽ không xảy ra tự động.  Bạn sẽ không trở nên lành mạnh hơn cách bất ngờ trong bất kỳ khía cạnh nào đời bạn.  Nhiều khi chúng ta nghĩ chúng ta đang chờ Chúa thay đổi mình.  Bạn không chờ Chúa.  Chúa đang chờ bạn.

 

Không phát triển nào trong đời bạn nếu không thay đổi.  Không thay đổi nào mà không mất mát.  Và không mất mát nào mà không đau đớn.  Bạn phải buông bỏ một số điều, và điều đó không luôn dễ.

 

Một số bạn hiện đang kẹt vì chưa học cách buông bỏ.  Đó là sự lựa chọn.  Ê-phê-sô 4:22 nói, “Hãy vứt bỏ bản chất tội lỗi cũ và lối sống trước đây của anh chị em, vốn bị hư hỏng bởi dục vọng và lừa dối” (NLT).

 

Bạn có thể nói rằng khiếm khuyết mình do hoàn cảnh hoặc nhiễm-sắc-thể của mình. Nhưng từ đâu nó đến không thật quan trọng.  Bạn cần phải đối phó nó.  Di truyền giải thích khuynh hướng của bạn, nhưng nó không bào chữa cho tội bạn.

 

Đây là tin tốt: Một khi bạn trở thành tín đồ, bạn có quyền năng mới trong mình lớn hơn những khuynh hướng cũ đó.  Quyền năng đó là Đức Thánh Linh.

 

Phi-líp 2:12-13 nói, “Hãy tiếp tục tập luyện sự cứu rỗi của anh chị em với lòng kính sợ và run rẩy, vì chính Đức Chúa Trời tác động trong anh chị em để vừa muốn vừa làm để hoàn thành mục đích tốt lành của Ngài” (NIV).

 

Có phải nghĩa là bạn phải sợ Chúa?  Dĩ nhiên không!  Nghĩa là phải sợ rằng bạn sẽ bỏ lỡ điều tốt nhất của Chúa và lãng phí đời mình.  Hãy sợ rằng bạn sẽ đi suốt đời mình và không bao giờ biết mục đích Chúa.

 

Bí quyết thay đổi đời bạn không phải là ý chí.  Chính Chúa ban cho bạn ý chí và quyền năng qua Thánh Linh để làm điều cần được làm.

 

THẢO LUẬN

·      Điều gì bạn nghĩ là “tập luyện sự cứu rỗi của mình”?

·      Những điều nào từ lối sống cũ của bạn mà bạn cần bỏ để bạn có thể tiến tới trong đức tin?

·      Thể nào bạn kinh nghiệm quyền năng Thánh Linh trong đời bạn?

https://pastorrick.com/change-is-a-choice-2/?hemail