Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

CON CÁI BẠN CẦN LÒNG THƯƠNG XÓT của BẠN



TG: Rick Warren - ngày 31 tháng 10 năm 2019

“Hãy yêu thương lẫn nhau, vì tình yêu đến từ Thiên Chúa (1 Giăng 4: 7 NIV).

Nếu bạn muốn biết thế nào trở thành phụ huynh tốt và xây dựng gia đình vững vàng, bạn không cần tìm kiếm trực tuyến hoặc đến hiệu sách.  Đừng tìm gì xa hơn cuốn sách vĩ đại nhất từng được viết về cách làm phụ huynh: Lời Chúa, Kinh Thánh.

Kinh Thánh nói trong 1 Giăng 4:7, “Hãy yêu thương lẫn nhau, vì tình yêu đến từ Thiên Chúa” (NIV).

Hơn bất cứ gì khác, trẻ em cần tình yêu bất biến và vô điều kiện.  Cần một nơi mà chúng được chấp nhận—dù chúng hư hết sức.

Thương xót là gì?  Thương xót là sự kết hợp của yêu thương và hiểu biết.  Thương xót là nơi bạn biết mọi điều về ai đó và bạn vẫn thích người đó.

Tình yêu không tự nhiên.  Bạn phải học yêu.  Bạn học bằng thực hành.  Còn nơi nào tốt để luyện tập hơn với những người mà bạn buộc phải sống suốt đời mình?  Nếu bạn có thể học yêu gia đình bạn, bạn có thể yêu bất cứ ai.  Tại sao?  Bởi thật dễ yêu người ở xa, nhưng khi bạn ở bên họ suốt, bạn không phải lúc nào cũng hòa hợp.  Khi bạn thực tập tình yêu trong gia đình, bạn đang học yêu thương thật.

Rất nhiều lần chúng ta yêu con cái mình, nhưng chúng ta không bộc lộ nó theo cách mà chúng có thể hiểu.  Con cái hiểu tình yêu theo ba cách: tình cảm, khẳng định, và chú ý.

1.    Tình cảm.  Con cái cần rất nhiều cái ôm và chạm và hôn.  Chúng cần cảm nhận tình yêu của bạn.
2.    Khẳng định.  Bạn cần nói với con bạn mỗi ngày—và hơn một lần mỗi ngày—nhiều thể nào bạn yêu chúng.  Khẳng định với chúng, và xây dựng chúng lên bằng tình yêu.
3.    Chú ý.  Một trong những món quà tuyệt vời nhất bạn có thể tặng người khác là lắng nghe họ.  Khi bạn nhìn con cái ở cấp độ của chúng, bạn nói rằng, “Con cần thiết cho cha mẹ.  Con quan trọng đối với cha mẹ.  Cha mẹ muốn nghe điều con nói.”  Khi làm điều này, bạn bày tỏ lòng thương xót.

THẢO LUẬN
·      Những cách khác nhau nào bạn thấy con cái bạn bộc lộ và nhận được tình yêu?
·      Những lối quen hoặc thói quen nào bạn có thể thực hành để bạn bày tỏ cho con cái bạn tình cảm, khẳng định, chú ý mỗi ngày?
·      Nếu bạn không có con, bạn có trách nhiệm gì với những đứa trẻ trong đời bạn, chẳng hạn như cháu gái và cháu trai, hàng xóm, hoặc con của bạn bè?

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

TRONG KỲ MẤT MÁT, HÃY TUÔN THẢ ĐAU ĐỚN BẠN



TG: Rick Warren - ngày 30 tháng 10 năm 2019

“Hãy trút lòng mình cho Ngài, vì Chúa là nơi lánh nạn của chúng ta” (Thi Thiên 62: 8 NLT).

Kinh Thánh nói khi bạn trải qua kỳ mất mát, điều đầu tiên bạn cần làm là tuôn đổ nỗi đau bạn.

Bi kịch luôn tạo ra những cảm xúc mạnh—giận dữ, sợ hãi, trầm cảm, lo lắng, và đôi khi mặc cảm tội lỗi.  Những cảm giác này có thể khiến chúng ta sợ hãi, và chúng ta thường không biết làm gì với chúng.  Khi chúng ta trải qua mất mát lớn, những cảm giác khổng lồ này nổi phềnh trong chúng ta.  Nếu chúng ta không đối phó chúng bây giờ, sẽ mất nhiều thời gian cho chúng ta hơn để phục hồi.

Một số người không bao giờ trực tiếp đối phó với đau buồn trong cuộc sống.  Họ nhét nó vào.  Họ đè nén nó.  Họ giả vờ nó không có nó.  Họ đóng kịch như nó không tồn tại.  Và đó là lý do tại sao họ vẫn đang vật lộn với căng thẳng cảm xúc từ những mất mát đã xảy ra 20 hoặc 30 năm trước.

Thật là chuyện thần thoại nói Chúa muốn bạn đi quanh với nụ cười trên mặt suốt luôn nói rằng, “Ngợi khen Chúa!  Kinh Thánh không nói vậy bất cứ đâu.

Thật ra, Chúa Giêsu dạy ngược lại hoàn toàn.  Trong Ma-thi-ơ 5:4, Chúa nói, “Đức Chúa Trời ban phước kẻ than khóc, vì họ sẽ được yên ủi (NLT).  Không sao khi đau buồn.  Khi người nào là Cơ-đốc-nhân, chúng ta biết họ sẽ lên thiên đàng, nên chúng ta không cần đau buồn như thế giới.  Đau buồn của chúng ta có thể khác.  Chúng ta đau buồn vì chúng ta nhớ họ, nhưng chúng ta cũng có thể bình an vì chúng ta biết họ đang ở với Chúa.

Bạn làm gì với cảm giác của mình?  Bạn không kìm nén chúng hoặc nhét chúng sâu bên trong bạn.  Bạn tuôn thả chúng ra—bạn dâng chúng cho Chúa.  Bạn khóc thét, Chúa ôi, tôi đang tổn thương!  Tôi đang đau buồn!  Đây là cái khó nuốt.”  Nếu bạn muốn có gương tốt về điều này, hãy đọc qua Thi Thiên, nơi nhiều lần Đa-vít đổ tràn can đảm của mình và nói, Chúa ôi, tôi hiện trong kỳ khó khăn ngay bây giờ.  Tôi thực sự, thực sự rất đau lòng. Bạn khóc to với Chúa, như Đa-vít đã làm.

Thi-thiên 62:8 nói, “Hãy trút lòng mình cho Ngài, vì Chúa là nơi lánh nạn của chúng ta” (NLT).  Nếu bạn đang trải qua mất mát ngay bây giờ, xin hiểu rằng nếu bạn không tuôn đổ nỗi đau mình, nó sẽ tuôn ra lúc cuối.  Những cảm giác bị dồn nén mưng mủ, và cuối cùng chúng bùng nổ trong tình huống tồi tệ hơn nhiều.

Hãy tuôn đổ nỗi đau của bạn trước tiên để Chúa có thể bắt đầu chữa lành lòng bạn.


THẢO LUẬN

·      Một số nhận thức sai lầm nào trong xã hội chúng ta khiến chúng ta không thoải mái với việc tuôn đổ nỗi đau mình?
·      Điều đau buồn hoặc mất mát nào trong đời bạn đã phải vật lộn để đối phó?  Thể nào nó đã ảnh hưởng bạn?
·      Thể nào hội thánh có thể làm tổn thương hoặc giúp đỡ ai đó đang đau buồn?  Thế nào bạn có thể giúp khích lệ sự minh bạch trong nhóm nhỏ hoặc hội thánh bạn?

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

CÔ ĐƠN LÀ KHAO KHÁT MỐI QUAN HỆ với CHÚA



TG: Rick Warren - ngày 29 tháng 10 năm 2019

Không tốt khi loài người ở một mình (Sáng thế 2:18 NIV).

Điều bạn thường gọi là cô đơn thực sự là nỗi nhớ nhà đối với Chúa.  Bạn chỉ không bao giờ nhận ra nó.

Bạn được tạo ra để có một mối quan hệ cá nhân, mật thiết với Chúa Giêsu Christ, một mối quan hệ mà Đức Chúa Trời muốn chết được để có với bạn.  Thực ta, Con của Ngài đã chết để bạn có thể có mối quan hệ đó.  Không gì sẽ bù đắp cho điều đó—không người nào, không kinh nghiệm nào, không thuốc chữa nào, không thành công nào, không điều nào, không tài sản nào.  Không gì sẽ lấp đầy lỗ hổng nhức nhối đó trong lòng bạn mà Đức Chúa Trời đã tạo ra cho chính Ngài.  Ngài muốn bạn biết Ngài.

Cách nào bạn nhận biết Đức Chúa Trời?

1.    Mở đời bạn cho Chúa Giêsu Christ.  Hãy nói, Chúa Giêsu Christ ôi, tôi muốn biết Ngài.  Tôi muốn học cách yêu Ngài như cách Ngài yêu tôi, cả trước khi tôi biết điều đó.  Tôi muốn có mối quan hệ với Ngài.”  Bạn được tạo ra cho mối quan hệ với Chúa—không phải là một tôn giáo của sợ hãi, quy tắc, quy định, và nghi lễ, mà là một mối quan hệ nơi bạn nói chuyện với Chúa mọi lúc và Ngài hành động trong và qua bạn.  Đó là liều thuốc giải độc cho nỗi cô đơn sâu thẳm nhất của bạn.

2.    Tham gia một gia đình hội thánh.  Chúng ta không là những Cơ-đốc-nhân người hùng cô đơn Lone Ranger.  Hãy tìm một nơi bạn có thể gia nhập.  Hãy gia nhập một nhóm nhỏ nơi những người khác biết đến bạn và nơi bạn tìm thấy mạng hỗ trợ bạn cần khi bạn trải qua những thời điểm khó khăn đó.  Hãy nắm bắt cơ hội.  Hãy mạo hiểm.  Hãy gia nhập một nhóm nhỏ.

Lý do thực sự khiến nhiều Cơ-đốc-nhân cô đơn là vì họ cứ ngồi lúc họ nên phục vụ. Quanh ta là một thế giới đầy người đang cô đơn và đang đợi được chăm sóc.  Vị lão niên đó đã không được thăm viếng trong hai năm.  Em thiếu niên đó đang rối tung lên và tự hỏi, Tôi đang làm gì với đời mình?  Vị thành niên độc thân đó về nhà mỗi tối trong một căn hộ cô đơn.  Góa phụ đó vừa chôn chồng.  Nhân viên đó đến quán bar mỗi tối sau giờ làm việc vì không gì khác để làm.

Thế giới đầy người đang chờ đợi để được yêu thương.  Hãy ngừng nói, “Tôi không có bạn bè!” và hãy và bắt đầu nói, Chúa ơi, Ngài có thể sử dụng tôi để làm mục vụ cho ai?  Người nào tôi có thể bày tỏ tình yêu của Ngài?  Nếu tất cả những gì bạn làm là cam kết trở thành bạn với những người cô đơn, bạn sẽ sống cuộc đời quan trọng.  Đó sẽ là mục tiêu sống giá trị, xứng đáng.  Hãy gia nhập vào mục vụ.

Bạn sẽ trải qua thời gian cô đơn trong đời bạn, nhưng bạn sẽ không bao giờ trải qua nó một mình nếu bạn có mối quan hệ mật thiết với Chúa Giêsu Christ.


THẢO LUẬN

Nếu bạn không có mối quan hệ đó với đấng Christ, tôi mời bạn cầu nguyện lời cầu nguyện này: Chúa Giêsu Christ yêu mến, tôi không hiểu tất cả, nhưng có một lỗ hổng trong lòng tôi mà tôi nhận ra chỉ Ngài có thể lấp đầy.  Tôi nhận ra rằng tôi được tạo ra để được Ngài yêu và có mối quan hệ với Ngài.  Hôm nay tôi muốn bước qua ranh giới đó và thiết lập mối quan hệ đó.  Tôi xin Ngài đi vào đời tôi và lòng tôi và thay thế cô đơn và tổn thương của tôi bằng tình yêu của Ngài.  Tôi muốn trở thành một phần của gia đình Ngài, là hội thánh.  Tôi muốn dâng đời mình để giúp người rất cần tình yêu và sự giúp đỡ của Ngài.”  Nếu bạn đã cầu nguyện lời cầu nguyện đó, Chúa đã nghe bạn, và bạn đã làm bước đầu tiên trong đời sống Cơ-đốc-nhân.

Bất kể bạn đang ở đâu trên hành trình tâm linh của mình, bạn có thể cầu nguyện điều này: “Cha ôi, cảm ơn Ngài rằng Ngài thỏa đáp nhu cầu sâu sắc nhất của chúng tôi.  Cảm ơn Ngài rằng Ngài đã gửi Con của Ngài, là Chúa Giêsu Christ, để chúng tôi có thể có mối quan hệ với Ngài mà sẽ không bao giờ bị lấy đi và chúng tôi sẽ không bao giờ hoàn toàn cô đơn vì Ngài ở trong đời chúng tôi.  Cảm ơn Ngài, trong danh Chúa Giêsu. Amen.


Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

KHI BẠN CÔ ĐƠN, CHÚA Ở với BẠN



Do Rick Warren - ngày 28 tháng 10 năm 2019

“Lần đầu tôi bị đưa ra trước chánh án, không ai đi cùng tôi.  Mọi người bỏ rơi tôi.  Nguyện điều này không đổ tội nghịch họ.  Nhưng Chúa đã đứng bên tôi và ban tôi sức mạnh để tôi có thể rao giảng toàn bộ Tin Mừng cho tất cả dân ngoại nghe.  Ngài đã cứu tôi thoát khỏi cái chết chắc chắn” (2 Ti-mô-thê 4: 16-17 NLT).

Khi bạn cô đơn, Chúa ở đâu?  Ngài ở nơi Ngài luôn ở: ngay bên cạnh bạn.  Ngài với bạn cả khi bạn không cảm thấy điều đó.  Kinh Thánh nói đi nói lại rằng nếu bạn có mối quan hệ với đấng Christ, Đức Chúa Trời với bạn suốt.   Ngài nói, “Ta luôn ở với con, cho đến kỳ tận thế” (Ma-thi-ơ 28:20 NIV).  Ngài luôn luôn với bạn.  Bạn không bao giờ thực sự hoàn toàn một mình.

Vài năm trước, tôi và Kay bay tới Hồng Kông để làm hội thảo cho một số nhà truyền giáo của chúng tôi.  Khoảng nửa chặng đường xuyên chuyến bay 17 tiếng, chúng tôi trải qua cơn bão khủng khiếp nhất.  Chúng tôi chụplắc.  Phi cơ tròng trành, và mọi người trở nên hoang mang.  Họ rõ ràng bị xáo trộn bởi hoàn cảnh đó.  Phi hành đoàn hỏi qua loa, “Có mục sư nào trên phi cơ không?  Tôi giơ tay.  Họ tiếp cận tôi và nói, “Mọi người hơi giận vì chuyến bay.  Ông có thể làm một cái gì đó thuộc linh không? Nên tôi đã đưa ra một đề nghị!

Không, không thật sự lắm.  Nhưng những người trên chuyến bay đó cần nghe rằng Chúa ở cùng chúng ta.  Đối với tín đồ, đó là lời hứa mà chúng ta có thể bám vào lúc sợ hãi và cô đơn.  Không chỉ nó yên ủi, mà còn cho chúng ta cơ hội để hiểu biết về Chúa rõ hơn.

Cô đơn là lúc để làm quen với Chúa tốt hơn.  Trong kỳ cô đơn của bạn, bạn cần nhận ra sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

Cách đây nhiều năm, Amy Grant đã hát bài có lời, Tôi yêu ngày cô đơn; nó săn đuổi tôi đến với Ngài. Cầu nguyện là thuốc giải độc mạnh cho sự cô đơn.  Chúa có dịch vụ không cần hẹn suốt 24 giờ.  Bạn có thể nói chuyện với Ngài mọi lúc, mọi chỗ, mọi chốn, và Ngài hiểu cảm giác bạn thể nào khi bạn nói, Chúa ôi, tôi cô đơn.  Tôi tổn thương!  Lòng tôi nứt rạn.  Tôi khốn khổ.  Tôi cảm thấy trống rỗng.  Giúp tôi với, Chúa ơi.  Bạn có thể nói chuyện với Ngài bất cứ lúc nào.

David nói trong thánh vịnh, “Nơi đâu tôi có thể chạy trốn khỏi sự hiện diện của Ngài? Bạn sẽ không bao giờ ở một nơi không có Chúa.  Nếu bạn đã tin cậy đấng Christ, Ngài sẽ ở với bạn trong lòng bạn.  Hãy chọn tái tập trung vào đó khi bạn cảm thấy cô đơn.

THẢO LUẬN
·      Thể nào bạn từng kinh nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong quá khứ? Nó ảnh hưởng gì đến bạn?
·      Cách nào bạn có thể làm quen với Chúa tốt hơn?
·      Bạn phải tin điều gì khi cầu nguyện để tạo khác biệt trong cô đơn của bạn?

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

GIEO MÙA NÀY để GẶT PHƯỚC CHÚA



Do Rick Warren - ngày 26 tháng 10 năm 2019

“Chúng ta đừng mệt mỏi làm lành: vì trong mùa đến, chúng ta sẽ gặt hái, nếu chúng ta không nản” (Ga-la-ti 6: 9 KJV).

Mỗi nông dân biết rằng những gì bạn gieo trong mùa này, bạn sẽ gặt mùa khác.  Bạn trồng vào mùa xuân, và bạn thu hoạch vào mùa thu.

Cách bạn đáp ứng với ai đó hoặc với một tình huống ngay bây giờ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tương lai bạn.  Nếu bạn đáp ứng đúng kỳ cuộc đời và bạn làm điều đúng, cả khi bạn không cảm thấy thích nó, nó sẽ trả cổ phần lời lớn trong tương lai.

“Chúng ta đừng mệt mỏi làm lành: vì trong mùa đến, chúng ta sẽ gặt hái, nếu chúng ta không nản” (Ga-la-ti 6: 9 KJV).  Nói cách khác, đừng bỏ cuộc.

Bất kể bạn đang ở mùa nào, có bốn câu hỏi bạn có thể tự hỏi mình sẽ giúp bạn gặt hái phước hạnh Chúa trong mùa kế.

1.    Điều gì tôi có thể học trong mùa sống này?

Có một số điều chúng ta chỉ học qua kinh nghiệm.  Phục Truyền 11:2 nói, Hãy nhớ hôm nay điều các ngươi đã học được về Chúa qua những kinh nghiệm của mình với Ngài” (GNT).

2.    Điều gì tôi có thể vui hưởng trong mùa sống này?

Kinh Thánh nói, “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh; vì đây là Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Chúa Giê-su Christ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18 NIV).  Chúng ta phải sống những ngày tốt và những ngày xấu với ý thức biết ơn, bởi mỗi ngày là một món quà từ Chúa.

3.    Điều gì là quan trọng nhất cho mùa này?

Truyền Đạo 3:1 nói, “Có kỳ định cho mọi thứ, và kỳ định cho mọi hoạt động dưới trời” (NIV).  Nếu điều đó đúng, thì bạn không thể có tất cả cùng lúc.  Bạn phải làm một số quyết định khó khăn về những gì thực sự quan trọng tại thời điểm đặc biệt này trong cuộc sống.

4.    Thể nào tôi có thể giúp người khác trong mùa sống này?

Kinh Thánh nói rõ rằng bạn không phải là người sống trên trần gian này chỉ để sống cho chính mình: “Bất cứ khi nào con có thể, hãy làm điều tốt cho những người cần giúp đỡ (Châm Ngôn 3:27 NCV).  Chúa ban cho bạn khả năng, tài năng và năng lượng để giúp đỡ người khác.


THẢO LUẬN
Tôi khuyến khích bạn cầu nguyện lời cầu nguyện này hôm nay: Chúa Giêsu Christ ôi, tôi muốn lớn lên trong Ngài.  Tôi muốn tăng trưởng tâm linh.  Hãy dùng các mùa sống của tôi để giúp tôi trưởng thành trong đức tin mình.  Xin Ngài dạy tôi tin cậy Ngài trong mỗi mùa, cả những mùa khó khăn?  Lạy Chúa, tôi mời Ngài là trung tâm mỗi mùa đời tôi, để Ngài có thể xây dựng đức tính mà tôi sẽ đem theo tôi vào thiên đàng.  Trong danh Ngài, tôi cầu nguyện. Amen.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

ĐỪNG PHÍ KỲ CÔ ĐƠN



Bởi Rick Warren - ngày 25 tháng 10 năm 2019

Khi con đến, nhớ đem áo khoác ta để lại với Carpus tại Troas.  Cũng đem sách của ta, và đặc biệt các giấy tờ của ta” (2 Ti-mô-thê 4:13 NLT).

Bạn nên làm gì khi trải qua kỳ cô đơn?  Câu trả lời được minh họa trong cuộc đời Phao-lô trong 2 Ti-mô-thê 4, khi ông ở tù và chờ ngày xử tử.

Khi bạn trải qua kỳ cô đơn, bạn cần tận dụng tối đa thời gian bạn.

Nghĩa là làm hết sức trong tình huống xấu đó.  Hãy chống lại cám dỗ không chịu làm gì cả.  Hãy thực hiện một số hành động—bất kỳ loại hành động nào.  Hãy thử nghĩ cách sáng tạo tận dụng thời kỳ mà bạn cô đơn.

Phao-lô viết cho Ti-mô-thê từ nhà tù và bảo anh, “Khi con đến, nhớ đem áo khoác ta để lại với Carpus tại Troas.  Cũng đem sách của ta, và đặc biệt các giấy tờ của ta” (2 Ti-mô-thê 4:13 NLT).

Trong kỳ cô đơn, bạn cần thoải mái và phong phú.  Dù ông cô đơn, Phao-lô không than vãn.  Ông không phàn nàn hay bỏ cuộc.  Đây là Phao-lô, một trong những Cơ-đốc-nhân vĩ đại nhất từng sống sau chính Chúa Giêsu, người đã chinh phục vô số người cho đấng Christ, và là người hoàn toàn cô đơn trong những ngày cuối của mình.  Ông làm gì? Ông làm hết sức trong tình huống đó.  Ông tận dụng thời gian mình.  Ông nói hai điều:

1.    “Đem áo khoác của ta.”  Những nhà tù La Mã đó ẩm ướt, tối tăm và lạnh lẽo.  Ông đã làm hết sức có thể để chăm sóc bản thân.  Đúng bản chất con người là khi chúng ta cô đơn và chán nản, chúng ta không chăm sóc bản thân tốt—về thể chất hay bất kỳ cách nào khác.  Chúng ta không tập thể dục.  Chúng ta không nghỉ ngơi.  Chúng ta  không ăn uống đúng.  Phao-lô đã làm hết sức có thể để chăm sóc bản thân.  Có lẽ bạn cần nghe điều này hôm nay, nếu bạn không chăm sóc bản thân tốt vì bạn cô đơn.
2.    “Đem sách của ta.”  Phao-lô là người thích gần người.  Ông không thích cô đơn; đó không phải là cách Chúa cài đặt ông.  Bị biệt giam trong tù La Mã là trái ngược với nơi ông muốn ở.  Tuy nhiên, ông đã làm hết sức có thể.  Ông viết những lá thư mà ngày nay được đưa vào Tân Ước.  Có lẽ cách duy nhất Chúa có thể làm ông chậm lại là đặt ông vào tù biệt giam.  Và khoảng 2.000 năm sau, chúng ta vẫn được hưởng lợi từ sự cô đơn của Phao-lô.

THẢO LUẬN
·      Điều gì có lợi hoặc hữu ích mà bạn có thể làm bây giờ, khi bạn cô đơn, mà khó làm khi có người xung quanh?
·      Những bước thực tế nào bạn có thể thực hiện hôm nay để chăm sóc bản thân tốt hơn?
·      Ai sẽ hưởng lợi nhất từ ​​những gì bạn đã học được trong kỳ cô đơn?

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

MỖI KỲ CUỘC SỐNG ĐỀU CÓ MỤC ĐÍCH



Bởi Rick Warren - ngày 24 tháng 10 năm 2019

“Chúa tạo muôn vật tuyệt đẹp theo kỳ định” (Truyền Đạo 3:11 NLT).

Cuộc đời đầy những tương phản.  Chúng ta đi qua núi non, và chúng ta đi qua thung lũng. Chúng ta đi qua thành công, và chúng ta đi qua thất bại.  Chúng ta có chiến thắng, và chúng ta có mất mát.

Về thời tiết, có bốn mùa.  Nhưng về đời bạn, có hàng tá mùa khác nhau.  Và mỗi mùa cuộc đời gồm cả kỳ tốt và xấu.

Truyền Đạo 3:1-8 cho chúng ta cuộc trưng bày những trải nghiệm sống khác nhau: Mọi sự đều xảy ra theo thời điểm, Mọi việc trên đời đều có định kỳ: Có kỳ sinh, có kỳ tử; Có kỳ gieo trồng, có kỳ gặt hái; Có kỳ giết hại, có kỳ cứu chữa; Có kỳ đập phá, có kỳ xây dựng; Có kỳ than khóc, có kỳ vui cười; Có kỳ tang chế, có kỳ ca múa; Có kỳ ném đá, có kỳ thu lượm đá; Có kỳ ôm ấp, có kỳ hất hủi; Có kỳ tìm kiếm, có kỳ bỏ qua; Có kỳ cất giữ, có kỳ vứt bỏ; Có kỳ xé rách, có kỳ vá may; Có kỳ nín lặng, có kỳ lên tiếng; Có thời yêu, có thời ghét; Có thời chiến, có thời bình (NLT).

Cuộc đời là sự kết hợp các mùa tương phản.  Luôn nắng và không mưa làm nên sa mạc. Nếu bạn theo Chúa, tìm cách sống cuộc đời bạn theo cách Chúa muốn bạn sống, thì cuối cùng bạn sẽ thấy rằng những trải nghiệm này có mục đích và giá trị trong đời bạn.

Bạn có thể nghĩ rằng chỉ lúc bạn ở trong ý Chúa là khi bạn ở hội thánh hoặc có giờ tĩnh nguyện.  Bạn có thể ở trong ý Chúa khi bạn dọn dẹp tủ quần áo.  Bạn có thể ở trong ý Chúa lúc bạn đang cắt cỏ.  Bạn có thể ở trong ý Chúa khi bạn chuyển đến một địa điểm mới hoặc ở ngay tại nơi bạn ở.  thời và mùa cho tất cả mọi thứ.

Ray Stevens hát bài tựa đề “”Mọi Thứ đều Tuyệt Đẹp” có câu Mọi thứ đều đẹp theo cách riêng của nó.  Điều đó không chính xác.  Mọi thứ đều không đẹp.  Ung thư không đẹp. Lạm dụng trẻ em không đẹp.  Chiến tranh không đẹp.

Kinh Thánh nói điều đó khác đi trong Truyền Đạo 3:11: “Chúa tạo mọi thứ đều đẹp theo kỳ định” (NIV).  Điều đó rất khác so với “Mọi thứ đều đẹp theo cách riêng của nó.”  Vì Kinh Thánh nói rằng Chúa có thể lấy ngay cả những điều xấu, và trong mùa thích hợp, xoay chúng lại dùng chúng theo cách Ngài dự định.

Bạn có thể đang trải qua thời kỳ ngay bây giờ không đẹp.  Tài chính bạn trông xấu. Sức khỏe bạn trông xấu.  Hôn nhân bạn hoặc một tình bạn trông xấu.  Tương lai bạn trông xấu.

Nhưng Chúa có thể làm một cái gì đó tốt từ nó khi bạn tin cậy Ngài từng mảnh vụn.


THẢO LUẬN
·      Tình huống khó khăn nào bạn cần phó thác cho Chúa hôm nay?
·      Thể nào thế giới có thể giải thích mục đích đối với một thời kỳ khó khăn của cuộc đời?
·      Một số cách nào bạn có thể biết bạn có đang ở trong ý Chúa không?

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

QUA BAN CHO, BẠN TRỞ NÊN GIỐNG CHÚA GIÊSU HƠN



Do Rick Warren - ngày 23 tháng 10 năm 2019

“Đừng chỉ vì lợi riêng mình, nhưng cũng quan tâm đến người khác.  Anh chị em phải có thái độ giống Chúa Giê-su Christ đã có (Phi-líp 2:4-5 NLT).

Chúa muốn bạn học rằng bạn có thể ban cho mà không yêu nhưng bạn không thể yêu mà không ban cho.

Bạn nói, “Tôi thực sự yêu con cái tôi!  Bạn có cho chúng thời gian không?  Tôi thực sự yêu vợ tôi.  Bạn có cho cô ấy sự chú ý của bạn không?  Đây là điều tất cả về yêu.  Bạn trở nên yêu thương hơn khi bạn trở nên rộng lượng hơn.

Mỗi khi bạn rộng lượng, thay đổi diễn ra trong bạn.  Mỗi khi bạn ban cho, lòng bạn vặn kim xoay hướng về Chúa.  Bạn trở nên yêu thương hơn mỗi khi bạn ban cho.  Bạn trở nên giống Chúa Giêsu hơn.

Phi-líp 1:11 nói, “Nguyện anh chị em luôn tràn đầy bông trái cứu rỗi—là đức tính công chính được tạo ra trong đời mình bởi Chúa Giê-su Christ—vì điều này sẽ mang lại nhiều vinh hiển và ngợi khen cho Chúa” (NLT).

Những gì chúng ta nói đây thật phản văn hóa, vì xã hội chúng ta không bảo bạn ban cho. Văn hóa chúng ta liên tục bảo chúng ta thu góp.  Tất cả là về tôi.  Tôi, đồ của tôi, nhu cầu của tôi—tôi, tôi, tôi.  Chúng ta gặp vấn đề “tôi.

Khi bạn rộng lượng, điều đó lấy tập trung khỏi bạn để bạn có thể ngừng suy nghĩ về bản thân và bắt đầu nghĩ về người khác.  Phi-líp 2: 4-5 nói, “Đừng chỉ vì lợi riêng mình, nhưng cũng quan tâm đến người khác.  Anh chị em phải có thái độ giống Chúa Giê-su Christ đã có” (Phi-líp 2: 4-5 NLT).


THẢO LUẬN
·      Bạn đã học được gì về Chúa khi bạn trở nên rộng lượng hơn?
·      Một số cách nào bạn có thể phản văn hóa và trở nên rộng lượng hơn?
·      Thể nào lòng rộng lượng của người khác kéo bạn gần Chúa Jesus hơn?

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

CÁCH BẠN BAN CHO TIẾT LỘ TẤM LÒNG BẠN



Do Rick Warren - ngày 22 tháng 10 năm 2019

Tôi từng nghĩ những điều này giá trị, nhưng giờ tôi coi chúng là vô giá trị vì những gì đấng Christ đã làm (Phi-líp 3: 7 NLT).

Mỗi khi bạn ban cho, bạn tiết lộ điều gì là quan trọng với bạn.  Hãy cho tôi biết bạn tiêu tiền và thời gian bạn thế nào, và tôi sẽ cho bạn biết điều gì quan trọng nhất với bạn.  Thời khóa biểu của bạn có thể tiết lộ rằng con cái của bạn quan trọng nhất với bạn.  Chi tiêu của bạn có thể tiết lộ rằng điều quan trọng nhất với bạn là sở thích của bạn.

Cuộc sống không phải về vật chất.  phải về việc học cách yêu thương.  Nếu đến cuối đời bạn, bạn đã thu được một đống vật chất khổng lồ nhưng bạn lại xa lạ khỏi gia đình bạn, thì bạn đã đánh mất điểm chính!

Khi bạn rộng rãi với thời gian, tiền bạc, công sức, và năng lượng bạn, bạn đang nói rằng Chúa và con người là điều quan trọng nhất.  Nói cách khác, điều quan trọng nhất là tình yêu thương.

Trong Phi-líp 3:7, Phao-lô bảo chúng ta, “Tôi từng nghĩ những điều này giá trị, nhưng giờ tôi coi chúng là vô giá trị vì những gì đấng Christ đã làm” (Phi-líp 3: 7 NLT).

Làm thế nào để bạn phá vỡ kìm kẹp của chủ nghĩa duy vật?  Chỉ có một cách.  Thuốc giải độc cho thu góp là ban cho.  Vậy, mỗi khi bạn rộng lượng và ban cho người khác hoặc cho Chúa, khi ấy bạn thực sự đang phá vỡ sự nắm giữ của chủ nghĩa duy vật trong đời bạn.

Chúng ta là công dân thiên đàng, nơi Chúa Giêsu Christ sống (Phi-líp 3:20 NLT).  Mục đích của bạn không phải là để sống cho tại đây và hiện tại.  Bạn đang chất chứa cho cõi vĩnh hằng!  Bạn không đang xây dựng một đống ở phía bên này cõi vĩnh hằng.  Bạn đang xây dựng nơi con người và các mối quan hệ mà sẽ quan trọng ở phía bên kia cõi vĩnh hằng. Bạn đang sống trong ánh sáng thiên đường.


THẢO LUẬN
·      Nếu ai đó nhìn vào thời khóa biểu của bạn, họ sẽ nói điều gì là quan trọng nhất với bạn, và tại sao?
·      Nếu ai đó nhìn vào nơi hoặc người mà bạn ban cho tiền bạc của bạn, họ sẽ nói điều gì là quan trọng nhất với bạn, và tại sao?
·      Thói quen ban cho của bạn có thể thay đổi thể nào nếu mỗi lần bạn ban cho, bạn tự hỏi mình, Động lực của tôi là gì?