Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

THƯƠNG CẢM LÀ THUỐC GIẢI cho CÔ ĐƠN

 

TG: RICK WARREN - 30 tháng 9 năm 2021

DG: Thang Chu

 

“Lần đầu tôi bị đem trước quan tòa, không ai đi cùng tôi. Mọi người bỏ rơi tôi. Nguyện xin điều này không quy tội họ. Nhưng Chúa đứng với tôi và ban sức tôi để tôi có thể rao giảng Tin Mừng cho toàn thể tất cả người ngoại nghe(2 Ti-mô-thê 4:16-17 NLT).

 

Cuối cùng, mọi người đều trải qua cô đơn.

 

Cô đơn không bị ngăn cản hay sửa lại được bởi sắc đẹp, giàu có, nổi tiếng, hay thành công.  Ngay cả hôn nhân cũng không bảo vệ bạn khỏi cô đơn.  Nhiều người kết hôn vì họ cô đơn và ly hôn vài năm sau vì cùng lý do.

 

Mục tiêu sống của sứ đồ Phao-lô—thậm chí đến cuối cùng khi ông chết một mình—là để người khác biết về Chúa Giê-su.  Trong 2 Ti-mô-thê, ông nói về việc bị đưa ra một mình trước quan tòa.  Tất cả bạn bè ông bỏ rơi ông.  Nhưng ông vẫn để mắt đến nhu cầu tâm linh của người xung quanh: “Nhưng Chúa đứng với tôi và ban sức tôi để tôi có thể rao giảng Tin Mừng cho toàn thể tất cả người ngoại nghe” (2 Ti-mô-thê 4:16-17 NLT).

 

Ông tập trung vào người khác vì ông biết mọi người cần nghe về tình yêu thương của Đức Chúa Trời.  Ông có thể tập trung vào các vấn đề của riêng mình, nhưng thay vì thế ông nhìn vào điều ông có thể làm để giúp người khác.  Nó giúp ông không bị cô đơn, ngay cả khi ông ở một mình.

 

Khi bạn cô đơn, đừng mở tiệc thương hại.  Ngừng nói, “Tôi có một mình.  Chẳng ai yêu tôi; thậm chí không ai thích tôi.”  Khi bạn làm điều đó, bạn chỉ đang tập trung vào chính mình.

 

Thay vì thế, hãy hướng tập trung của bạn ra ngoài và xây cầu nối đến người khác.  Bạn sẽ thấy có rất nhiều người cô đơn cũng đang tìm kiếm kết nối.

 

Thể nào bạn có thể xây cầu kết nối?  Một cách là thương cảm với nhu cầu người khác.  Và hãy nhớ cầu xin Chúa giúp bạn kết nối với người khác.  Hãy cầu nguyện điều gì đó như sau: Cha ơi, hãy giúp con trở thành bạn với người cần bạn.

 

Điều gì đang gây cô đơn trong đời bạn?  Các kỳ khắc nghiệt của sự chuyển đổi, chia ly, bị từ chối, hoặc chống đối có thể dẫn đến cảm giác cô đơn tàn khốc.  Ví dụ, phần lớn thế giới kinh nghiệm qua cô đơn trong đại dịch COVID-19.

 

Nhưng đừng để những lúc khó khăn cản bạn tiếp cận với người ta.  Hãy nhìn vượt hơn những vấn đề của riêng bạn và tìm ra cách sáng tạo để kết nối với người khác.  Sự thương cảm là thuốc giải độc cho cô đơn.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn có cô đơn trong mùa này của đời bạn?  Tại sao có hoặc tại sao không?

·      Thế nào bạn bớt cô đơn hơn trong quá khứ bằng cách tập trung vào người khác thay vì bản thân?

·      Hãy dành vài phút để cầu xin sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời để kết nối với người khác.  Xin Ngài chỉ cho bạn ai đó đang cô đơn.  Hãy hứa nguyện tiếp cận người đó trong tuần này.

https://pastorrick.com/empathy-is-an-antidote-to-loneliness/

 

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

HÃY DÀNH GIỜ TĨNH NGUYỆN

 


TG: RICK WARREN - 27 tháng 9 năm 2021

DG: Thang Chu

 

“Hãy tìm nơi yên tĩnh, vắng vẻ để con không bị cám dỗ đóng kịch trước Chúa. Chỉ cần ở đó giản dị và thành thật như con có thể. Chú tâm sẽ chuyển từ con sang Chúa, và con sẽ bắt đầu cảm nhận được ân sủng Ngài(Ma-thi-ơ 6:6  The Message).

 

Chúa sẽ không nói chuyện với bạn nếu đời bạn ngập tiếng ồn.  Bạn phải ở một mình, và bạn phải im lặng.  Chúng ta gọi đây là giờ tĩnh nguyện với Chúa.

 

Chúa Giê-su nói thế này trong Ma-thi-ơ 6:6: “Hãy tìm nơi yên tĩnh, vắng vẻ để con không bị cám dỗ đóng kịch trước Chúa. Chỉ cần ở đó giản dị và thành thật như con có thể. Chú tâm sẽ chuyển từ con sang Chúa, và con sẽ bắt đầu cảm nhận được ân sủng Ngài” (Ma-thi-ơ 6:6  The Message).

 

Đây là chìa khóa để nghe Đức Chúa Trời nói và nhận khải tượng Ngài cho đời bạn: Đức Chúa Trời muốn gặp bạn.

 

Bạn cần nhận ra bạn không đợi Chúa; Ngài đang đợi bạn.  Chúa khiến bạn có mối quan hệ với Ngài.  Ngài muốn bạn dành thời gian cho Ngài hàng ngày.  Ngài muốn bạn lên lịch hẹn hò với Ngài mỗi ngày.  Chúa đang đợi.

 

Việc ở một mình trong nơi yên tĩnh thật khó ngày nay.  Tôi không biết liệu bạn có nhận ra rằng có biết bao nhiêu tiếng ồn trong đời bạn.  lẽ bạn luôn bật radio trong xe hơi, hoặc bạn cắm máy nghe tai hoặc bật Bluetooth.  Mọi phòng đợi, cửa hàng tạp hóa, và thang máy đều mở nhạc.  Có rất ít giờ hoặc chỗ trong đời bạn hoàn toàn yên tĩnh.

 

Nếu bạn có con cái ở nhà, thật càng khó hơn!  Nhưng để tôi cho bạn chút hy vọng. Susanna Wesley, một trong những người nữ vĩ đại của lịch sử, có 18 người con.  Một trong những con trai của bà, John, đã thành lập giáo hội Giám Lý và giúp truyền bá đạo Chúa khắp nước Mỹ; một người khác, Charles, đã viết hơn 6.000 bài thánh ca.

 

Cách nào bạn tìm được thời gian một mình khi bạn có 18 đứa con?  Trong tiểu sử bà ấy, nói rằng Susanna Wesley ngồi trong ghế đu yêu thích của bà mỗi chiều và bà ném tạp dề lên đầu trong một giờ.  Các con bà biết rằng Mẹ có tạp dề trên đầu nghĩa là, Không đứa con nào làm phiền mẹ, nếu không con phải đối diện hậu quả!

 

Wesley nói những lời cầu nguyện của mẹ ông đã định hình đời ông.

 

Susanna Wesley tìm ra chỗ mỗi ngày để dành giờ cho Chúa, và bạn cũng vậy.  Hãy làm điều bạn cần làm để dành giờ tĩnh nguyện và gặp Chúa.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn dành bao nhiêu thời gian trong ngày trong im lặng?

·      Cách nào bạn có thể giúp gia đình hiểu được nhu cầu của bạn về giờ tĩnh nguyện để họ có thể nâng đỡ bạn và không xao lãng khỏi đó?

·      Hiệu quả nào giờ tĩnh nguyện của bạn có thể tạo ra không chỉ với bạn mà còn với gia đình bạn?

https://pastorrick.com/make-time-to-be-quiet-2/

 

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

HÃY MỞ MẮT BẠN với KHẢI TƯỢNG CHÚA

 


RICK WARREN - 28 tháng 9 năm 2021

DG: Thang Chu

“Hãy mở mắt tôi, để tôi có thể thấy chân lý lạ lùng trong luật pháp Ngài” (Thi Thiên 119:18 GNT).

 

Kinh Thánh đầy vô số gương về người nhận khải tượng Đức Chúa Trời, gồm Ê-sai, Giê-rê-mi, Mi-ri-am, Ê-xơ-tê, Đa-ni-ên, Giô-na, Ru-tơ, Mi-chê, và Ma-ri.  Thấy khải tượng Đức Chúa Trời cho đời bạn là điều tuyệt diệu!  Đức Chúa Trời thường dùng bức tranh tâm thần để làm rõ bước kế mà Ngài muốn bạn thực hiện.

 

Tôi không cần phải giải thích điều này với người suy nghĩ bằng hình ảnh.  Có lẽ đó là bạn.  Khi bạn đọc một câu chuyện trong Kinh Thánh, bạn có thể thấy nó ba chiều và màu sắc sống động.  Khi bạn đọc sách, bạn có thể hình dung câu chuyện trong tâm trí mình.

 

Nhưng đối với phần còn lại của chúng ta, điều đó hơi khó hơn.  Tôi không phải là người suy nghĩ bằng hình ảnh.  Tôi có xu hướng suy nghĩ bằng chữ, không phải hình.

 

Vậy cách nào bạn có khải tượng Chúa nếu bạn không phải là người suy nghĩ bằng hình ảnh?

 

Trước tiên, hãy hỏi Chúa câu hỏi cụ thể.

 

Trong giờ tĩnh nguyện, sau khi đọc Kinh Thánh và cầu nguyện, bạn chỉ cần im lặng và chờ đợi trước Chúa.  Bạn có thể hỏi, Chúa ơi, có điều gì Ngài muốn nói với tôi không?   Và sau đó bạn chờ đợi.  Rồi hỏi, Chúa ơi, có điều gì tôi cần biết mà tôi không nghĩ đến không? rồi bạn chờ đợi.

 

Gia-cơ 1:5 nói: “Nếu ai trong anh chị em cần khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, và điều đó sẽ được ban cho anh chị em. Chúa rộng lượng và sẽ không sửa đổi anh chị em vì cầu xin(CEV).  Chúa muốn bạn cầu xin Ngài lời khuyên, và Ngài muốn bạn cụ thể.  Ngài đang đợi bạn cầu xin!

 

Thứ hai, đọc Lời Chúa để khám phá điều Chúa muốn nói với bạn.

 

Thi Thiên 119:18 là một câu tuyệt diệu cần thuộc: “Hãy mở mắt tôi, để tôi có thể thấy chân lý lạ lùng trong luật pháp Ngài” (Thi Thiên 119:18 GNT).  Đây cũng là câu tuyệt diệu để cầu nguyện khi bạn mở ra Lời Chúa.  Mọi câu trả lời cho mọi vấn đề bạn gặp phải đều có trong sách đó.  Nhưng bạn phải đọc nó, nghiên cứu nó, ghi nhớ nó, và suy ngẫm nó khi bạn tìm kiếm khải tượng Đức Chúa Trời—cho đời bạn hoặc thậm chí cho hôm nay.

 

THẢO LUẬN

·        Bạn nghĩ tại sao thật khó ở yên và chờ đợi Chúa và câu trả lời của Ngài?

·        Điều gì khiến bạn không ở yên trước Đức Chúa Trời để bạn có thể cầu xin Ngàivà đặt câu hỏi và đào sâu Lời Ngài?

·        Khải tượng nào Chúa từng ban cho bạn?  Điều gì bạn nghĩ mình nên làm việc đó?

https://pastorrick.com/open-your-eyes-to-gods-vision-2/

 

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2021

CÁCH NHẬN RA TIẾNG CHÚA

 


TG: RICK WARREN - 24 tháng 9 năm 2021

DG: Thang Chu

 

Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Ta nói sẽ không bao giờ qua đi(Lu-ca 21:33 NIV).

 

Đôi khi thật khó nhận ra tiếng Chúa.  Khi một ý tưởng xuất hiện trong đầu bạn, bạn tự hỏi liệu đó có phải là chỉ dẫn từ Đức Chúa Trời, lời lừa dối của Sa-tan, hay chỉ là điều bạn muốn làm.  Nhưng điều quan trọng là biết cách phân biệt tiếng Đức Chúa Trời, vì nó có khả năng gây hậu quả đời đời.

 

Rất nhiều điều ác được đổ lỗi cho Đức Chúa Trời khi người ta nói, Đức Chúa Trời bảo tôi làm điều đó! Kinh Thánh nói trong 1 Giăng 4:1, “Đừng luôn tin mọi điều anh chị em nghe chỉ vì ai đó nói đó là thông điệp từ Đức Chúa Trời: hãy thử nó trước để xem nó thực là vậy không” (TLB).

 

Đức Chúa Trời không bao giờ mâu thuẫn Lời Ngài.  Vậy bạn có thể tự hỏi: “Ý tưởng đó trong đầu tôi hiện giờ có hợp Kinh Thánh không?”

 

Đức Chúa Trời không nói một điều và rồi đổi ý và nói điều khác.  Nếu Ngài nói điều đó, đó là sự thật—và nó sẽ luôn luôn đúng.

 

Chúa kiên định.  Ngài không tùy hứng.  Ngài không đổi ý định Ngài.  Ngài sẽ không bao giờ bảo bạn vi phạm nguyên tắc mà Ngài đã cho trong Lời Ngài, là Kinh Thánh.

 

Vậy, khi bạn đang tự hỏi liệu bạn có đang nghe tiếng Chúa không, câu hỏi đầu tiên bạn cần hỏi là, “Có phải suy nghĩ này hợp với điều Chúa đã nói không? Nếu điều bạn đang nghĩ mâu thuẫn với điều mà Đức Chúa Trời đã phán trong Kinh Thánh, thì bạn biết nó sai.

 

Chúa Giê-su nói trong Lu-ca 21:33, “Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Ta nói sẽ không bao giờ qua đi” (Lu-ca 21:33 NIV).   Lời Đức Chúa Trời là đời đời, bởi lẽ thật không bao giờ thay đổi.  Nếu điều gì đó đúng 5.000 năm trước, nó đúng 1.000 năm trước, nó đúng hôm nay, và nó sẽ đúng 5.000 năm từ hôm nay.

 

Người ta có thể nói, Chúa đã phán nó, tôi tin nó, thế là ổn.”  Không!  Chúa đã phán nó, và thế là ổn—bất kể bạn tin nó hay không!

 

Chúa sẽ không mâu thuẫn với chính Ngài.  Vậy, khi bạn đang cố gắng nhận ra tiếng Ngài, thì nơi bắt đầu tốt nhất là hãy tự hỏi chính mình, Ý này hợp lời Chúa không?

 

THẢO LUẬN

·        Điều gì bạn tin Chúa đã bảo bạn làm?

·        Những chỉ dẫn đó có mâu thuẫn với bất kỳ phần nào của Kinh Thánh không?  Làm sao bạn biết?

·        Thể nào bạn có thể phát triển bước đi sâu hơn với Đức Chúa Trời để bạn dễ hiểu và phân biện những chỉ dẫn của Ngài hơn?

https://pastorrick.com/how-to-recognize-gods-voice/

 

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

TRƯỚC KHI CHÚA PHÁN, HÃY QUYẾT ĐỊNH NÓI “VÂNG”

 


TG: RICK WARREN - 23 tháng 9 năm 2021

DG: Thang Chu

 

“Những hạt giống rơi trong đất tốt tượng trưng cho người nghe sứ điệp và giữ nó trong lòng tốt và vâng lời, và chúng tồn tại đến khi kết quả” (Lu-ca 8:15 GNT).

 

Chúa phán với người quyết định họ sẽ làm điều Ngài bảo họ làm, ngay cả trước khi Ngài phán với họ.

 

Kiểu người này nói những điều như, “Chúa ơi, nếu Ngài muốn tôi di chuyển, tôi sẽ di chuyển.  Nếu Ngài muốn tôi kết hôn, tôi sẽ kết hôn.  Nếu Ngài muốn tôi rời việc này, tôi sẽ rời việc này.  Trước khi Ngài phán với tôi, câu trả lời của tôi là “vâng.”  Bất cứ gì Ngài muốn tôi làm, tôi sẽ làm.

 

Lu-ca 8:15 nói, “Những hạt giống rơi trong đất tốt tượng trưng cho người nghe sứ điệp và giữ nó trong lòng tốt và vâng lời, và chúng tồn tại đến khi kết quả” (Lu-ca 8:15 GNT).

 

Tôi từng nghiên cứu dụ ngôn này của Chúa Giê-su và nghĩ rằng nó nói về bốn loại người: người chống đối, người nông cạn, người bận rộn, và người tốt.

 

Nhưng dụ ngôn này thực ra bày tỏ bốn thái độ.  Bạn có thể có tất cả bốn thái độ đó trong cùng ngày!  Một lúc nào đó bạn nghĩ, Chúa ơi, tôi không muốn nghe Ngài, bởi tôi biết Ngài sẽ nói gì. lúc sau đó, bạn nói, Chúa ơi, hãy bảo tôi lẹ lẹ. Rồi bạn nghe nó và nghĩ rằng nó là tốt, nhưng bạn không làm bất cứ gì về nó.  lẽ trái bắt đầu xuất hiện trong đời bạn, nhưng rồi bạn bận rộn với công việc hoặc trường học hoặc con cái bạn, và cỏ dại mọc lên.  Rồi những lần khác bạn nói, “Chúa ơi, hãy làm bất cứ gì Ngài muốn.  Tôi hoàn toàn mở lòng với Ngài.

 

Đức Chúa Trời muốn bạn có thái độ vâng lời để bạn có thể kết trái—là thuật ngữ Kinh Thánh chỉ sự thành công.  Đức Chúa Trời muốn bạn kết trái trong kinh doanh của bạn, gia đình của bạn, tình bạn của bạn, mối quan hệ của bạn với Ngài, mối quan hệ của bạn với người khác, và sức khỏe của bạn.

 

Cách tốt nhất và nhanh nhất để kết trái là gì?  Bằng cách lấy những gì Chúa đã bảo bạn và chia sẻ nó cho người khác.

 

Một phiên bản khác của Lu-ca 8:15 nói, “Họ lắng nghe lời Đức Chúa Trời và bám vào lời đó và đều đặn loan ra cho những người khác cũng sớm tin” (TLB).

 

Khi Đức Chúa Trời nói với bạn điều gì đó, hãy tiếp nhận nó với tấm lòng vâng lời và rồi chia sẻ nó với người khác!

 

THẢO LUẬN

·        Cách nào bạn phát triển thái độ vâng, Chúa ôi”—nơi mà bạn được chuẩn bị để vâng lời, bất kể gì Chúa bảo bạn làm?

·        Trong lĩnh vực nào của đời bạn mà bạn đang kết trái?

·        Với ai trong đời bạn mà bạn có thể chia sẻ điều Chúa đang dạy bạn?

https://pastorrick.com/before-god-speaks-decide-to-say-yes-2/

 

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

BA ĐIỀU KHIẾN BẠN KHÔNG NGHE TIẾNG CHÚA

 


TG: RICK WARREN - 22 tháng 9 năm 2021

DG: Thang Chu

 

“Hạt giống rơi giữa bụi gai tượng trưng người nghe, nhưng khi họ đi trên đường mình, họ bị nghẹt ngòi vì những lo lắng, giàu sang và thú vui cuộc đời, và họ không trưởng thành(Lu-ca 8:14 NIV).

 

Bạn không thể nghe tiếng Chúa nếu tâm trí bạn bận rộn với những suy nghĩ hoặc quan tâm khác—đặc biệt là những lo lắng, kế hoạch, và hoạt động.  Nếu bạn luôn nghe radio hoặc xem TV, thật khó nghe Chúa khi Ngài gọi.  Để nghe Đức Chúa Trời, bạn phải loại bỏ những phân tâm.

 

Chúa Giê-su nói trong Lu-ca 8:7, “Một số hạt khác rơi nơi mà bụi gai mọc và khiến nghẹt ngòi cây” (CEV).

 

Trong câu chuyện này Chúa Giê-su kể, hạt giống được trồng và bắt đầu phát triển—nhưng hạt giống đó trong đất đầy cỏ dại.  Vì vậy, khi cây phát triển, cỏ dại mọc quanh nó. Cỏ dại bóp nghẹt sự sống cây, và nó không bao giờ kết trái.

 

Đây là điều Chúa Giê-su nói mang nghĩa Lu-ca 8: 7: “Hạt giống rơi giữa bụi gai tượng trưng người nghe, nhưng khi họ đi trên đường mình, họ bị nghẹt ngòi vì những lo lắng, giàu sang và thú vui cuộc đời, và họ không trưởng thành” (Lu-ca 8:14 NIV).

 

Ba điều có thể bóp nghẹt phát triển tâm linh trong đời bạn và khiến bạn không nghe Chúa:

 

Lo Lắng.  Lo lắng là cỏ dại.  Khi bạn bận tâm đến những vấn đề và áp lực cuộc sống hàng ngày, thật khó nghe Chúa hơn.

 

Giàu Có.  Bạn có quá bận rộn kiếm sống đến nỗi bạn không thể tạo sự sống?  Làm việc để trả các hóa đơn cho những thứ bạn không cần, để thoát nợ không cần thiết, hoặc để kiếm nhiều tiền hơn mức bạn thực sự cần, có thể cản trở sự tăng trưởng tâm linh bạn.

 

Thú Vui.  Không gì sai với thú vui, nhưng hãy cẩn thận để bạn không trở nên quá bận rộn theo đuổi thú vui đến nỗi bỏ lỡ Chúa và những kế hoạch của Ngài cho đời bạn.

 

Bạn có biết điều gì luôn đúng với cỏ dại không?  Bạn không cần vun trồng chúng.  Chúng tự động lớn.  Thật ra, cỏ dại là dấu hiệu của sự bỏ bê.  Nếu bạn thấy cỏ dại trong sân hoặc vườn của mình, nghĩa là bạn đang không chăm sóc vườn.

 

Y vậy với đời sống tâm linh của bạn.  Cỏ dại trong đời sống tâm linh bạn cho thấy rằng bạn đang bỏ bê thời gian với Chúa.

 

Hãy dành thời gian mỗi ngày chăm sóc vườn tâm linh bạn.  Hãy nhổ cỏ dại ngay khi chúng xuất hiện để chúng không vượt chiếm việc tốt lành mà Đức Chúa Trời muốn làm nơi bạn.

 

THẢO LUẬN

·        Thể nào bạn vật lộn với “cỏ dại” của lo lắng, giàu sang, và thú vui?

·        Thể nào bạn có thể loại bỏ những cỏ dại đó khỏi đời bạn?

·        Bao lâu trong ngày của bạn được trải qua trong im lặng?  Điều gì có thể thay đổi đời bạn nếu bạn dành nhiều thời gian hơn cho yên lặng và giờ tĩnh nguyện?

https://pastorrick.com/three-things-that-keep-you-from-hearing-god/

 

Cách cầu nguyện 5'/ngày dùng10 ngón ta

Cách cầu nguyện 5'/ngày dùng10 ngón tay:


1) Bàn tay trái để cầu nguyện cho ai:

   * ngón cái: gia đình + bạn hữu. 

   * ngón trỏ: người thầy, người hướng dẫn tâm linh. 

   * ngón giữa: người lãnh đạo. 

   * ngón nhẫn: người yếu đuối, bệnh tật, nghèo khổ. 

   * ngón út: bản thân.


2) Bàn tay phải để cầu nguyện gì cho bản thân::

   * ngón cái: lòng mình ngay thẳng với Chúa. 

   * ngón trỏ: việc ưu tiên trong ngày. 

   * ngón giữa: ảnh hưởng bản thân lên người khác về       

      tình yêu của Chúa. 

   * ngón nhẫn: các mối quan hệ. 

   * ngón út: vật chất.

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

CÁCH NÀO BẠN PHÁT TRIỂN GỐC RỄ TÂM LINH?

 


TG: RICK WARREN - 21 tháng 9 năm 2021

DG: Thang Chu

 

Hạt giống rơi trên đất đá là người vui vẻ nghe sứ điệp và nhận nó. Nhưng họ không có rễ sâu, và họ chỉ tin trong thời gian ngắn. Vừa khi cuộc sống trở nên khó khăn, họ bỏ cuộc” (Lu-ca 8:13 CEV).

 

Vào mùa xuân, toàn bộ cỏ ở Nam California chuyển sang xanh tươi, hoa dại và anh túc nở rộ, thật đẹp.  Nhưng ngay khi cơn mưa ngừng rơi, những ngọn đồi lại chuyển sang nâu.  Tại sao?  Vì cỏ có rễ nông cạn.  Rễ đó không thể đi xuống đủ sâu để lấy nước từ các suối nằm sâu dưới mặt đất.

 

Khi cây có rễ cạn, ban đầu nó có thể nảy mầm và trông đẹp, nhưng héo nhanh và không tồn tại lâu.  Đời sống tâm linh của bạn cũng vậy.  Để phát triển qua bất kỳ mùa nào, bạn cần rễ sâu.

 

Lu-ca 8:13 nói, “Hạt giống rơi trên đất đá là người vui vẻ nghe sứ điệp và nhận nó. Nhưng họ không có rễ sâu, và họ chỉ tin trong thời gian ngắn. Vừa khi cuộc sống trở nên khó khăn, họ bỏ cuộc” (Lu-ca 8:13 CEV).

 

Đôi khi bạn có thể nghe Lời Chúa và phấn khích về điều đó mà không để Lời Chúa thay đổi bạn.  Bạn hành động hời hợt.  Bạn phản ứng theo cảm xúc.  Bạn đang chuyển động bốc đồng.  Nhưng bạn không dành giờ để Lời đó dầm vào mình.

 

Bạn có thực sự muốn là vậy không?  Không!  Bạn muốn trở thành người sâu sắc, không phải là người nông cạn.  Bạn muốn là người có rễ tâm linh sâu sắc để khi suy thoái đến và kéo dài vài năm, bạn có thể tiếp tục kết trái.  Khi gió dữ đến và ai đó trong gia đình bạn trở bệnh hoặc bạn thân của bạn chết, thử thách đó sẽ không thổi bay bạn, bởi bạn đã có gốc rễ.

 

Cách nào bạn phát triển gốc rễ tâm linh?  Bạn làm điều đó bằng cách dành giờ hàng ngày với Chúa và giờ nhóm nhỏ hàng tuần với những tín đồ khác.  Bạn phải dành giờ riêng mình với Chúa và bạn phải dành giờ với những tín đồ khác.

 

Nếu bạn không dành giờ cho Chúa hàng ngày, bạn sẽ khô cạn và thổi tung khi áp lực gia tăng.  Bạn sẽ không thể đối phó nó.  Bạn cần dành giờ lắng nghe trong giờ hàng ngày với Chúa.  Ngồi và yên lặng.  Đọc Kinh Thánh và nói chuyện với Chúa.  Chơi một số bản nhạc.  Nếu bạn thích viết ký bút, hãy làm điều đó.  Hãy làm bất cứ gì cần thiết để giữ bạn tập trung vào Chúa.

 

Bạn cũng cần một nhóm nhỏ hàng tuần.  Không ai có tầm nhìn trọn vẹn về cuộc đời.  Mọi người đều đeo khăn bịt mắt.  Những người trong nhóm nhỏ của bạn có thể nhìn thấy những điều mà bạn không thể thấy trong đờii bạn.  Đó là lý do chúng ta cần nhau!  Bạn học hỏi từ những người trong nhóm nhỏ của mình khi bạn khích lệ lẫn nhau và gốc rễ của bạn ngày càng sâu hơn.

 

Sớm hay muộn, cuộc sống sẽ ném những điều khó khăn cản lối bạn.  Câu hỏi là liệu bạn có rễ sâu bạn cần để tồn tại và thậm chí băng xuyên lúc đó không.

 

THẢO LUẬN

·        Rễ tâm linh của bạn cạn hay sâu?  Bằng chứng nào trong đời bạn cho bạn thấy điều đó?

·        Có dễ hơn cho bạn dành giờ đều đặn với Đức Chúa Trời hoặc với một nhóm nhỏ Cơ-đốc-nhân khác không?  Tại sao?

·        Thay đổi thiết thực nào bạn muốn tạo cho đời bạn để tăng trưởng rễ tâm linh sâu hơn?

https://pastorrick.com/how-do-you-develop-spiritual-roots-2/

 

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

BA RÀO CẢN VIỆC LẮNG NGHE TIẾNG CHÚA

 


THEO RICK WARREN - 20 tháng 9 năm 2021

DG: Thang Chu

 

“Hãy loại bỏ mọi ô uế và gian ác trong đời sống anh chị em, và khiêm tốn tiếp nhận lời Đức Chúa Trời đã gieo vào lòng anh chị em, vì lời ấy có quyền năng cứu rỗi linh hồn anh chị em” (Gia-cơ 1:21 NLT).

 

Điều gì tiếng nói của Chúa và điện thoại di động có chung?  Đối với cả hai, bạn phải được đặt đúng vị trí để nghe rõ nó!

 

Chất lượng tiếp sóng điện thoại di động của bạn rất khác nhau.  Trong tòa nhà lớn và chắc, vùng phủ sóng của bạn có thể bị ngắt quảng.  Trong đồng hoang, bạn có thể sẽ không có dịch vụ điện thoại di động nào.  Bạn phải ở đúng vị trí để có tín hiệu rõ, đáng tin.

 

Cũng y vậy với mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời.  Nếu bạn muốn nghe tiếng Chúa rõ và đều, bạn phải được đặt đúng vị trí.

 

Trông thể nào khi sai vị trí nghe Chúa?   Khi bạn ở sai vị trí, tâm trí bạn khép lại—bạn muốn làm điều bạn muốn, không phải điều Chúa muốn.  Ở sai vị trí, lòng bạn cứng cỏi— bạn không muốn lắng nghe.

 

Điều gì khiến lòng và trí bạn khép lại với Đức Chúa Trời?  Dưới đây là ba rào cản khiến bạn khép lại sứ điệp Đức Chúa Trời:

 

1. Kiêu ngạo.  Nếu bạn nghĩ rằng bạn không cần Chúa trong đời mình và bạn muốn tự giải quyết mọi việc, có lẽ bạn đang không lắng nghe Chúa nói.  Kiêu ngạo khiến bạn khép lại sự khả thi là Đức Chúa Trời có lẽ muốn nói điều gì đó với bạn.

 

2. Sợ hãi.  Nhiều người không thể nghe Chúa vì họ sợ nghe Chúa nói.  Bạn có lẽ nghĩ rằng việc nghe tiếng Đức Chúa Trời hoặc cảm nhận được sự dẫn dắt của Ngài khiến bạn là kiểu người cuồng tín tôn giáo.  Hoặc có lẽ bạn sợ những thay đổi bạn cần làm trong đời mình nếu bạn lắng nghe sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời.

 

3. Cay đắng.  Khi bạn ôm chặt nỗi đau, oán giận, hoặc hận thù, bạn không thể nghe Chúa—bởi lòng bạn cứng cỏi.  Lòng cứng cỏi trở nên lạnh lùng và khiến bạn phòng thủ, thậm chí với tình yêu thương của Đức Chúa Trời.

 

Gia-cơ 1:21 nói, “Hãy loại bỏ mọi ô uế và gian ác trong đời sống anh chị em, và khiêm tốn tiếp nhận lời Đức Chúa Trời đã gieo vào lòng anh chị em, vì lời ấy có quyền năng cứu rỗi linh hồn anh chị em” (Gia-cơ 1:21 NLT).

 

Đã đến lúc loại bỏ cay đắng, sợ hãi, và kiêu ngạo khiến bạn không thể nghe tiếng Chúa và sống theo mục đích Ngài cho đời bạn.  Rồi bạn sẽ có thể nghe Đức Chúa Trời với cả tấm lòng và tâm trí rộng mở và “khiêm nhường tiếp nhận” điều Ngài đang nói với bạn.

 

THẢO LUẬN

·        Cách nào bạn nghe được tiếng Chúa hoặc cảm nhận được sự dẫn dắt của Ngài? Cách nào Ngài từng nói chuyện với bạn?

·        Những cách nào bạn đang kinh nghiệm kiêu hãnh, sợ hãi, hoặc cay đắng hôm nay? Bạn cần thực hiện những bước nào để gạt những điều đó sang bên?

·        phải điều gì đó Chúa đang nói với bạn mà bạn đã bỏ qua không?  Bạn sẽ trả lời Ngài thế nào hôm nay?

https://pastorrick.com/three-barriers-to-hearing-gods-voice/

 

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

CẦU NGUYỆN cho NHỮNG ƯỚC MUỐN SÂU THẲM NHẤT

 


THEO RICK WARREN - 17 tháng 9, 2021

DG: Thang Chu

 

Hãy vui thích trong CHÚA, và Ngài sẽ ban cho con những ước muốn của lòng con” (Thi Thiên 37:4 NLT).

 

Cầu nguyện bền bỉ trắc nghiệm ước muốn của bạn.  Khi bạn bắt đầu cầu nguyện bước đột phá, bạn sẽ thấy rằng lời cầu nguyện của bạn tiến triển và phát triển khi bạn đi thẳng vào điều bạn thực sự muốn.

 

Mọi người đều có ước muốn.  Lý do bạn có ước muốn bởi Chúa đặt chúng trong bạn.  Tất cả những món quà của Đức Chúa Trời đều tốt, nhưng ước muốn có thể bị dùng sai, lạm dụng, và biến chất.  Lửa thật tốt ở trong lò sưởi, nhưng la ở sai chỗ có thể thiêu rụi cả ngôi nhà.

 

Có những ước muốn tốt trong đời bạn, và cũng có những muốn xấu.  Có những ước muốn thích hợp và không thích hợp trong đời bạn, hữu ích và có hại, xây và phá.  Khi bạn bền bỉ cầu nguyện, ước muốn của bạn được lựa lọc và Đức Chúa Trời bày tỏ ước muốn nào là tốt và ước muốn nào không tốt.

 

Cầu nguyện bền bỉ cũng bày tỏ khác biệt giữa ngẫu hứngước muốn sâu thẳm.  Nếu bạn cầu xin Chúa điều gì đó chỉ một lần, đó không phải ước muốn sâu thẳm.  Đó chỉ là ngẫu hứng.  Đức Chúa Trời không làm chuyện đáp ứng mọi ngẫu hứng của bạn.  Là Cha trên trời của bạn, Ngài quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc những ước muốn sâu thẳm nhất của bạn.

 

Tối hậu là, Đức Chúa Trời muốn ban cho bạn những ước muốn của bạn.  Nhưng Ngài chỉ muốn bảo đảm rằng Ngàiước muốn hàng đầu của bạn và mọi thứ khác là hàng hai.  Khi bạn cầu nguyện bền bỉ, lòng bạn ngày càng hướng về Đức Chúa Trời và những điều Ngài yêu thích.  Rồi bạn bắt đầu ước muốn những điều làm vinh hiển Đức Chúa Trời và giữ Ngài hàng đầu trong lòng bạn.  Hầu như không gì mà Đức Chúa Trời không làm cho người nữ hoặc nam nào đặt Đức Chúa Trời hàng đầu trong mọi lĩnh vực đời họ.

 

Kinh Thánh hứa, “Hãy vui thích trong CHÚA, và Ngài sẽ ban cho con những ước muốn của lòng con” (Thi Thiên 37:4 NLT).

 

Chúa không keo kiệt.  Ngài đang đợi bạn cầu xin!  Hãy vui thích chính mình trong Chúa. Hãy dành cho Ngài sự chú ý của bạn khi bạn cầu nguyện bền bỉ và lọc ra ngẫu hứng để bạn cầu nguyện những ước muốn sâu thẳm nhất của mình.

 

THẢO LUẬN

·        Điều gì bạn đã cầu nguyện mà Đức Chúa Trời không ban, nhưng giờ bạn thấy nó chỉ là ngẫu hứng?  Có phải Chúa đã cung cấp điềuđó khác thay vào?

·        Trong những cách nào bạn vui thích trong Chúa?

·        Thể nào bạn có thể theo dõi những lời cầu nguyện của mình để bạn có thể thấy thể nào bạn đã cầu nguyện bền bỉ và liên tục điều gì đó?

https://pastorrick.com/praying-for-your-deepest-desires/

 

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

CÁCH CHO ĐỨC CHÚA TRỜI SỰ CHÚ Ý của BẠN

 


TG: RICK WARREN - 15 tháng 9 năm 2021

DG: Thang Chu

 

“Mắt tôi luôn nhìn về CHÚA để được giúp đỡ. Ngài sẽ giữ tôi khỏi mọi cạm bẫy(Thi Thiên 25:15 NCV).

 

Khi bạn học trung học đệ nhất cấp, có ai đó mà bạn luôn nghĩ về họhọ hoàn toàn không để ý bạn không?  Thật khó tưởng tượng rằng ai đó đã chiếm quá nhiều suy nghĩ của bạn lại có thể không có chỗ cho bạn trong tâm trí của chính họ.  Nhưng nó xảy ra với hầu hết chúng ta vào một thời điểm nào đó và đó có thể là một trải nghiệm đau đớn.

 

Hãy tưởng tượng thể nào Chúa sẽ cảm nhận khi không thể thu hút được sự chú ý của bạn.  Kinh Thánh cho biết Ngài thường xuyên nghĩ về bạn.  Điều đó phải gây tổn thương khi bạn không cho Ngài không gian nào trong suy nghĩ của bạn suốt cả ngày.

 

Chúa muốn sự chú ý của bạn!  Nhưng thế nào bạn chú ý Ngài?  Một cách là đây: Khi bạn cầu nguyện về điều gì đó lặp đi lặp lại, bạn dành cho Ngài sự chú ý của bạn.

 

Một trong những lý do Đức Chúa Trời dành tình cảm đặc biệt cho Vua Đa-vít là vì Đa-vít luôn chú ý đến Đức Chúa Trời.  Đa-vít nói, “Mắt tôi luôn nhìn về CHÚA để được giúp đỡ. Ngài sẽ giữ tôi khỏi mọi cạm bẫy” (Thi Thiên 25:15 NCV).  Nghĩa là Đa-vít kiên trì cầu nguyện.

 

Giống như Vua Đa-vít, bạn phải đối diện những cạm bẫy bất ngờ mỗi ngày.  Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất biết trước nó, và cầu nguyện kiên trì là cách tốt nhất để tránh nó.

 

Khi bạn đang đi lên đường núi, luôn hữu ích nếu bạn có thể đoán trước điều đàng trước. Nhưng nếu bạn bị kẹt sau một chiếc xe tải chậm và không thể thấy xung quanh khúc cua phía trước, thì chuyến đi thật khó chịu.  Tại lúc đó, thật hữu ích nếu có chiếc trực thăng cung cấp cho bạn tin “rất trống trải” để vượt qua?

 

Chúa giống chiếc trực thăng đó.  Ngài có thể thấy điều bạn không thể thấy.  Ngài có thể thấy những cái bẫy bạn sắp mắc phải trong tuần này, tháng này, và năm ny.  Nếu bạn cho Ngài sự chú ý và tập trung của bạn, Ngài sẽ đi trước bạn và chỉ bạn cách tránh tất cả cạm bẫy.

 

Kinh Thánh nói, “Hãy tìm kiếm CHÚA và sức mạnh Ngài; hãy kiên trì tìm sự hiện diện của Ngài!” (Thi Thiên 105: 4 ESV).  Thường bao lâu bạn nên tìm kiếm Chúa?  Liên tục. Cầu nguyện không phải là cái gì đó để được đánh dấu trong danh sách.  Nó là cuộc đàm thoại tiếp diễn.

 

Hãy kiên trì trong sự cầu nguyện của bạn.  Hãy tiếp tục tìm kiếm Đức Chúa Trời để được hướng dẫn và giúp đỡ.  Đừng ngừng nói chuyện với Ngài!  Ngài yêu sự chú ý của bạn, và Ngài sẵn sàng và chờ đợi để trả lời những lời cầu nguyện của bạn.

 

THẢO LUẬN

·        Chúng ta có xu hướng kiên trì cầu nguyện nhất khi chúng ta đang rất đau đớn. Tại sao bạn nghĩ điều này là như vậy?

·        Cách nào có thể liên tục tìm kiếm Đức Chúa Trời?  Cách thực tế nào bạn có thể làm điều này?

·        Bạn đang lo lắng gì?  Thể nào hành động cầu nguyện giúp bạn bình an vượt tình huống đó?

https://pastorrick.com/how-to-give-god-your-attention/