Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

THAY ĐỔI CÁCH BẠN NGHĨ, SẼ THAY ĐỔI ĐỜI BẠN

TG: RICK WARREN - 31/10/2020

DG: Thang Chu

 

“Đừng nhầm lẫn điều này: Anh chị em không bao giờ có thể lừa dối Chúa. Bất cứ cái anh chị em trồng là cái anh chị em sẽ gặt” (Ga-la-ti 6:7 GW).

 

Bạn không gieo hạt táo và nhận cà chua.

 

Tương tự vậy, bạn không gieo cay đắng và nhận tình yêu.  Bạn không trồng chỉ trích và rồi nhận khích lệ từ người khác.

 

Ga-la-ti 6:7 nói, “Đừng nhầm lẫn điều này: Anh chị em không bao giờ có thể lừa dối Chúa. Bất cứ cái gì anh chị em trồng là cái anh chị em sẽ gặt (GW).

 

Bất cứ gì bạn trồng là cái bạn sẽ gặt.  Nếu bạn gieo trong đất của bản chất tội lỗi của bạn, bạn sẽ gặt hủy diệt.  Nhưng nếu bạn gieo trong đất của bản chất tâm linh của bạn, bạn sẽ gặt sự sống đời đời.

 

Đức Chúa Trời đã nói suốt hàng ngàn năm rằng tội lỗi chúng ta có thể ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.  Ví dụ: khi bạn tức giận và nổi nóng với con cái mình, bạn đang khiến chúng nổi nóng với con cái chúng.  Tội lỗi kéo dài mãi trong các gia đình, có thể qua nhiều thế hệ.  Nó không chỉ tác động về mặt quan hệ và môi trường mà còn tác động mặt thể chất.  Bây giờ chúng ta biết bộ não của bạn thực sự có thể được thay đổi bởi hành vi lặp đi lặp lại, dù tốt hay xấu.

 

Mọi người từng nghĩ rằng bộ não chai đá khá nhiều vào thời điểm bạn còn thanh niên. Bây giờ chúng ta biết về tính dẻo dai của não và cách bộ não của bạn có thể tiếp tục được nhào nặn trong quãng đời còn lại của bạn.

 

Thật tốt khi biết vậy!  Nghĩa là nếu bộ não của bạn đã được khuôn đúc tự nhiên theo hướng trầm cảm hoặc nóng nảy hoặc lo lắng, nó có thể thay đổi.

 

Nhưng bạn phải thay đổi cách bạn suy nghĩ.  Kinh Thánh gọi đây là sự ăn năn hoặc đổi ý.  Bạn có thể thay đổi suy nghĩ mình và khi bạn làm vậy, nó sẽ thay đổi cách bạn cảm nhận. Và khi bạn thay đổi cách bạn cảm nhận, nó sẽ thay đổi cách bạn hành động.

 

Rồi, bạn gieo vào bản chất tâm linh mình và nhìn xem trái lạ lùng nào Chúa sẽ gặt hái trong đời bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Những cách cụ thể nào bạn nhận thấy hành vi mình thay đổi vì cách bạn chọn suy nghĩ về điều gì đó?

·      Một số lựa chọn tiêu cực nào bạn từng thấy đã kéo dài mãi trong gia đình bạn?  Bạn có thể làm gì để phá vỡ những chu kỳ đó?

·      Thể nào cảm nhận của bạn quyết định hành động của bạn?

https://pastorrick.com/change-the-way-you-think-change-your-life/

 

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

TỘI LỖI BẠN KHÔNG BAO GIỜ RIÊNG TƯ

TG: RICK WARREN - 30/10/2020

DG: Thang Chu

 

Không ai trong chúng ta sống cho chính mình thôi, và không ai trong chúng ta chết cho chính mình thôi” (Rô-ma 14:7 NIV).

 

Tội lỗi có thể bí mật, nhưng nó không bao giờ riêng tư.  hoặc sẽ lộ bây giờ, ở đây trên trần thế hoặc vào Ngày Phán Xét, nhưng nó sẽ được biết.

 

Dân SKý 32:23 là một trong những câu đáng sợ nhất trong Kinh Thánh: “Anh chị emthể chắc chắn rằng tội lỗi anh chị em sẽ lộ ra(NIV).

 

Một lý do khác tại sao tội lỗi không bao giờ là riêng tư là vì mọi việc bạn làm, dù tốt hay xấu, đều ảnh hưởng người khác— cả khi họ không biết chuyện gì đang xảy ra.

 

Nếu ai đó thân thiết bạn thức cả đêm làm một số điều thực sự trái đạo và rồi gặp bạn vào buổi sáng, bạn sẽ nhận thấy điều gì đó trật.  Bạn có thể không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng kết quả tội lỗi họ sẽ hiển nhiên trong cách họ cư xử.  Rất ít người có thể hành động như thể không gì xảy ra.

 

Thậm chí không phải một số tội lỗi lớn mà bạn phạm.  Nó có thể là tội thiếu sót.  Nếu bạn có tĩnh nguyện đều đặn với Chúa và rồi trải vài ngày không dành thời gian cho sự hiện diện của Chúa, có lẽ sẽ có khác biệt trong cách bạn phản ứng với người ta và hoàn cảnh.  Đó là vì khi bạn không được cắm vào, bạn không có sức mạnh tâm linh để chống tội lỗi.

 

Kinh Thánh nói trong Rô-ma 14:7, “Không ai trong chúng ta sống cho chính mình thôi, và không ai trong chúng ta chết cho chính mình thôi” (NIV).

 

Nhiều người sẽ nói: “Điều tôi làm với đời mình không phải chuyện người khác.  Miễn tôi không làm hại bất kỳ ai, tại sao mấy người lại quan tâm? Nhưng bạn đang làm hại người khác.  Chúa tạo chúng ta để là người được kết nối, và điều chúng ta làm và nói luôn có ảnh hưởng đến người khác.

 

Tội lỗi ảnh hưởng bạn theo cách bạn thậm chí không nhận ra, và rồi hành động của bạn ảnh hưởng người khác.  Khi bạn phạm tội, nó cắt bạn khỏi quyền năng Đức Chúa Trời và kìm hãm bạn không còn tiềm năng.  Nó giới hạn điều lành mà bạn có thể làm và tác động mà bạn có thể có.

 

Thật đáng buồn không khi nghĩ về điều bạn và người khác đang lỡ mất khi bạn không là điều tốt nhất do Chúa ban cho?  Chỉ có một cách duy nhất để vượt qua tội lỗi nào kìm hãm bạn và làm tổn thương người khác là: Hãy xưng nhận nó.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào bạn hành động và suy nghĩ khác đi khi bạn chưa xưng nhận tội?

·      Thể nào việc xưng nhận tội kéo bạn đến gần Chúa Giê-su hơn?

·      Tội lỗi nào trong đời bạn cần được xưng nhận?  Thể nào bạn nghĩ nó có thể ảnh hưởng người khác?

https://pastorrick.com/your-sin-is-never-private/

 

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

BA ĐIỀU TẬP TRUNG THAY VÌ BẢN THÂN

TG: RICK WARREN - 25/10/2020

DG: Thang Chu

 

“Hãy để thiên đường đổ đầy tư tưởng anh chị em; đừng dành thời gian lo lắng về những thứ ở đây(Cô-lô-se 3:2 TLB).

 

Tự do đích thực đến khi bạn tập trung tâm trí vào lẽ thật của Đức Chúa Trời.  Nhưng cách nào bạn tập trung tâm trí vào điều đúng để bạn có thể trải nghiệm tự do?  Đây là ba điều bạn có thể làm sẽ tạo khác biệt lớn nhất trong việc quản trị tâm trí bạn.

 

Thứ nhất, nghĩ về Chúa Giê-su.  Hê-bơ-rơ 12:3 nói, “Hãy suy nghĩ về gương Chúa Giê-su.  Ngài kiên định trong khi kẻ ác đang làm điều xấu cho Ngài.  Vậy đừng mệt mỏi và ngừng cố gắng” (NCV).  Điều gì cho bạn quyền năng để tiếp tục?  Bạn nghĩ về Chúa Giê-su.  Hãy giữ tâm trí bạn trong Đấng mà Kinh Thánh nói Ngài là ai và tấm gương mà Ngài ban cho bạn về cách sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.

 

Thứ hai, nghĩ về người khác.  “Chúng ta hãy nghĩ về nhau và giúp nhau bày tỏ tình yêu thương và làm việc lành(Hê-bơ-rơ 10:24 NCV).  Hầu hết người quanh thế giới đều nghĩ về bản thân họ trước hết.  Vậy bất kỳ ai nghĩ về người khác nhiều hơn họ nghĩ về bản thân thì sẽ chiếu sáng.  Khi bạn chọn suy nghĩ về điều người khác có lẽ cần và cách nào bạn có thể giúp đỡ, bạn sẽ thấy thật khó để vấn đề của bạn khiến bạn thất vọng.

 

Thứ ba, nghĩ về cõi đời đời.  Kinh Thánh nói trong Cô-lô-se 3:2, “Hãy để thiên đường đổ đầy tư tưởng anh chị em; đừng dành thời gian lo lắng về những thứ ở đây” (TLB).  Bất cứ gì bạn lo lắng hôm nay có lẽ sẽ không thành vấn đề trong năm năm nữa, càng ít hơn nữa trong cõi đời đời.  Mọi chuyện được đặt trong tầm nhìn khi bạn nghĩ về đời bạn trong ánh sáng cõi đời đời.

 

Bất cứ tình huống nào bạn đối diện hôm nay, hãy dừng lại và suy nghĩ về điều bạn đang nghĩ.  Rồi chọn tập trung vào Chúa Giê-su, người khác, và ngôi nhà bạn trong cõi đời đời.  Nó sẽ cất đi sự tập trung khỏi bản thân, đó là cách Đức Chúa Trời định cho bạn sống. Và nó sẽ biến hóa đời bạn!

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào suy nghĩ về điều người khác cần sẽ giúp bạn có tầm nhìn đúng về những vấn đề của chính mình?

·      Bạn cần tập trung vào sự thật nào hôm nay về Chúa Giê-su là ai và điều gì Ngài đã cho bạn?

·      Khi bạn nghĩ về vấn đề lớn nhất của mình trong ánh sáng cõi đời đời, thể nào nó thay đổi bạn?

https://pastorrick.com/three-things-to-focus-on-instead-of-yourself/

 

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

TỘI LỖI NẨY NỞ từ HẠT GIỐNG ÍCH KỶ

TG: RICK WARREN - 27/10/2020

DG: Thang Chu

 

Sẽ ngày càng nhiều điều ác trên thế giới, thế nên hầu hết mọi người sẽ ngừng bày tỏ tình yêu của họ với nhau (Ma-thi-ơ 24:12 NCV).

 

Có người từng hỏi Chúa Giê-su, “Mạng lệnh quan trọng nhất trong Kinh Thánh là gì?”  Ngài trả lời: Có hai điều trong số đó: Yêu Đức Chúa Trời hết lòng, hết linh hồn, trí khôn, và sức lực, và yêu người lân cận như chính mình.”

 

Nếu đó là hai mạng lệnh quan trọng nhất của Đức Chúa Trời, thì điều ngược lại chúng—không yêu Chúa và không yêu người lân cận—là tội lỗi.  Tội lỗi luôn luôn là không yêu thương.

 

Ma-thi-ơ 24:12 nói, “Sẽ ngày càng nhiều điều ác trên thế giới, thế nên hầu hết mọi người sẽ ngừng bày tỏ tình yêu của họ với nhau” (NCV).  Bạn có nhận thấy điều đó ngày hôm nay không?  Mọi người nói chung đã trở nên chỉ trích hơn, ít văn minh hơn, và thô bạo hơn bao giờ hết.  Tại sao?  Bởi khi tội lỗi gia tăng, thì tình yêu thương giảm sút.

 

Tội lỗi thật không giúp ích, không lành mạnh, không công bằng, không khôn ngoan, không sự thực—và nó luôn ích kỷ.

 

Chúng ta thường tự nhủ mình đang làm điều gì đó vì lợi ích người khác khi chúng ta thực sự làm nó vì lợi ích chính mình.  Kinh Thánh nói, Hễ đâu có ghen tị và tham vọng ích kỷ, thì ở đó anh chị em sẽ thấy hỗn loạn và điều ác đủ loại (Gia-cơ 3:16 NLT).  Căn nguyên mọi tội lỗi là tính tự cho mình là trung tâm.

 

Tại sao bạn lại ở đây trên trần thế?  Chúa không tạo ra bạn để sống cho chính mình.  Bạn được tạo ra cho điều gì đó lớn hơn thế nhiều.

 

Bạn được tạo ra bởi Đức Chúa Trời và cho Đức Chúa Trời, và cho đến khi bạn hiểu và tin điều đó, cuộc đời sẽ không bao giờ có ý nghĩa.  Chúa không tạo ra bạn để bạn tập trung đời mình vào chính mình và gạt người khác sang lề.  Bạn được tạo ra để biết Chúa, vui hưởng Ngài, có tình bạn với Ngài, phụng sự Ngài,tập trung đời bạn vào Ngài.

 

Bất cứ điều gì bạn xây đời bạn quanh đó đều là ông trời của bạn, cho dù đó là chiếc tàu của bạn hoặc doanh nghiệp của bạn hoặc môn thể thao hoặc một người khác.

 

Đức Chúa Trời muốn bạn tập trung đời bạn vào Ngài, nhưng tội lỗi sẽ tập trung lại vào bạn.  Hãy chọn tình yêu thương.  Đâu có tình yêu dư dật, ích kỷ sẽ không nẩy nở.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn có phụng sự Đức Chúa Trời không, hay một số ông trời nào khác đến hàng đầu trong đời bạn?  Người khác sẽ nói bạn tôn thờ điều gì nhất?

·      Bạn cảm thấy thoải mái hay lo lắng khi biết rằng bạn được tạo ra cho mục đích của Đức Chúa Trời?  Tại sao?

·      Làm sao bạn có thể yêu mến Đức Chúa Trời hết lòng, hết linh hồn, trí óc và sức lực? Điều đó thực sự trông như thế nào?

https://pastorrick.com/sin-grows-from-the-seeds-of-selfishness/

 

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

TỘI LỖI LÀ NGƯỢC LẠI CHÚA

TG: RICK WARREN - 26/10/2020

DG: Thang Chu

 

Mọi điều Ngài làm đều tốt lành” (Thi Thiên 111:7 NCV).

 

Khi bạn hỏi người ta tội lỗi là gì, bạn sẽ nhận nhiều câu trả lời, từ giết người đến quên gọi điện cho mẹ vào Lễ Mother’s Day.

 

Hầu hết, người ta nghĩ tội lỗi là hành vi xấu.  Và những hành vi xấu của bạn thường bộc lộ tội lỗi.  Nhưng Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời chú ý đến tư tưởng chúng ta hơn là hành vi chúng ta.  Bởi vì chính tư tưởng tội lỗi dẫn đến hành vi tội lỗi.

 

Vậy tội lỗi là gì?  Tội lỗi là ngược lại Chúa.  Kinh Thánh nói, “Mọi việc Ngài làm đều tốt lành”, “Ngài tốt lành với mọi người và thương xót tất cả gì Ngài tạo nên,”“mọi điều Đức Chúa Trời sáng tạo đều tốt lành (Thi Thiên 111:7 NCV; Thi Thiên 145:9 GNT; 1 Ti-mô-thê 4:4 GNT).

 

Ví dụ, khi bạn sử dụng thuốc theo đơn đúng cách, chúng có thể mang ích lợi giảm đau.  Nhưng khi bạn dùng sai và lạm dụng thuốc, điều gì tốt sẽ trở thành điều có hại.  Tiền không tốt cũng không xấu.  Nó có thể được dùng cho những điều tốt lớn lao, nhưng nó cũng có thể được dùng cho những điều vô cùng tồi tệ.

 

Đức Chúa Trời mong bạn từ bỏ tội lỗi mình và bắt đầu bước đi trung tín hướng về Ngài. Một phần của đức tin là tin cậy rằng Chúa luôn đặt lợi ích tốt nhất của bạn trong tâm trí Ngài.  Bạn không cần phải tự hỏi Chúa là thế nào.  Kinh Thánh nói rõ ràng rằng NgàiĐấng hoàn hảo và tội.

 

Dẫu bạn sẽ không bao giờ toàn hảo trên trần thế, bạn có thể trở nên giống Chúa Giê-su hơn.  Điều này bắt đầu bằng cách từ bỏ tội lỗi và lựa chọn mỗi ngày để theo đuổi những gì tốt đẹp và tin kính.

 

THẢO LUẬN

·      Nếu mục đích sống của bạn là trở nên giống Chúa Giê-su hơn, thế nào bạn có thể thay đổi các ưu tiên của mình để bạn tập trung hơn vào mục tiêu đó?

·      Thể nào việc biết Lời Chúa rõ hơn giúp bạn từ bỏ được tội lỗi?

·      Một số công cụ khác nào Đức Chúa Trời sử dụng để giúp bạn trở nên giống ngài hơn?

https://pastorrick.com/sin-is-the-opposite-of-god/

 

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

LẼ THẬT DUY NHẤT KHIẾN BẠN TỰ DO

TG:: RICK WARREN - 24/10/2020

DG: Thang Chu

 

“Con sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật đó sẽ khiến con tự do” (Giăng 8:32 NLT).

 

Rất nhiều lẽ thật không khiến bạn tự do.  Bạn có thể học cách lập trình máy tính, nhưng điều đó sẽ không khiến bạn tự do.  Bạn có thể đọc tất cả sách tự-giúp-mình mới nhất, nhưng điều đó cũng không khiến bạn tự do.

 

Lẽ thật duy nhất khiến bạn tự do là lẽ thật trong Lời Chúa: “Con sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật đó sẽ khiến con tự do” (Giăng 8:32 NLT).  Nhiều người có thể trích dẫn câu này, nhưng không phải ai cũng công nhận rằng câu đó đang nói về Kinh Thánh hoặc thậm chí là từ Kinh Thánh.

 

Nếu biết Lời Chúa là cách duy nhất để được tự do, thì bạn phải ưu tiên đọc và học Kinh Thánh trong đời mình.  Bạn phải nuôi tâm trí mình bằng lẽ thật của Lời Chúa.

 

Vua Đa-vít thời Y-sơ-ra-ên xưa hiểu thể nào Lời Chúa quan trọng.  Đã có lần khi ôngquá nhiều kẻ thù đến độ ông thực sự là kẻ đào tẩu.  Ông chạy cứu mạng mình và trốn trong hang.  Nhưng bất kể gì xảy ra, ông tự ăn nuốt lẽ thật của Đức Chúa Trời.

 

Thi Thiên 119:95 là một trong những Thi Thiên mà ông viết trong thời gian này, và nó nói, Dù kẻ ác núp dọc đường để giết tôi, tôi sẽ âm thầm giữ tâm trí tôi về luật pháp Ngài (NLT).

 

Khi bạn nhìn quanh sự việc trên thế giới, thật dễ nản lòng.  Nếu bạn lướt qua trang tin của bạn, nghe radio nói chuyện, hoặc xem tin tức, bạn sẽ xuống tinh thần.  Bạn sẽ cảm thấy vọng.  Nhưng khi bạn đổ đầy tâm trí mình với lẽ thật Lời Chúa, thì bạn sẽ có thêm hy vọng và cái nhìn tốt hơn về đời mình—ngay cả khi bạn đang gặp khủng hoảng và chạy trốn khỏi kẻ thù mình.

 

“Tôi yêu luật pháp Ngài biết bao!  Tôi suy gẫm nó suốt ngày” (Thi Thiên 119:97 GNT). Có lẽ đáng sợ nếu cố suy gẫm Lời Chúa cả ngày.  Đó là do nó không tự nhiên đến với bất kỳ ai!  Bạn có lẽ vật lộn để suy gẫm Lời Chúa dù chỉ một lần trong ngày, nhưng bạn có thể bắt đầu từ đâu đó.

 

Hãy thử bắt đầu ngày của bạn với Lời Chúa.  Hãy dành 10 phút đọc Kinh Thánh vào buổi sáng, rồi bạn có thể suy gẫm điều mình đã đọc trong ngày.  Và Chúa Thánh Linh sẽ giúp bạn nhớ lại điều bạn đã đọc khi bạn cần trong lúc khó khăn.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào việc biết Lời Chúa khiến bạn được tự do?

·      Một điều gì bạn dành 10 phút làm vào buổi sáng mà bạn có thể bỏ đi để dành 10 phút đó đọc Kinh Thánh thay vào?

·      Nghĩa là gì khi nuôi dưỡng tâm trí bạn bằng Lời Chúa?  Với những điều nào khác—tốt hoặc xấu—bạn nuôi tâm trí mình?

https://pastorrick.com/the-only-truth-that-sets-you-free/

 

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

BẠN CÓ ĐANG NÓI VỚI CHÍNH MÌNH SỰ THẬT?

TG: RICK WARREN - 23/10/2020

DG: Thang Chu

 

“Những ai bị thống trị bởi bản chất tội lỗi thì nghĩ về những điều tội lỗi, nhưng những ai được điều khiển bởi Đức Thánh Linh thì nghĩ về những điều làm vui lòng Thánh Linh(Rô-ma 8:5 NLT).

 

Bạn có từng cảm thấy mình là con tin cho những tư tưởng của mình không?  Có lẽ bạn không thể khiến một tư tưởng thoát khỏi tâm trí mình.  Hoặc bạn thường thấy chính mình đang làm điều mình không muốn.  Bạn tự biết mình dính vào hành vi tự hủy mình.  Bạn biết điều gì đó không tốt cho bạn, nhưng bạn vẫn làm.

 

Rô-ma 7:23 nói, “Tôi thấy một luật khác đang hành động trong thân thể mình—một luật chống lại luật mà tâm trí tôi chấp thuận.  Nó khiến tôi làm tù nhân của luật tội lỗi đang hành động trong thân xác tôi” (GNT).

 

Vì bản chất tội lỗi của bạn, bạn nghĩ đến bản thânham muốn của bạn nhiều hơn những gì Chúa muốn.  Đó là trận chiến trong tâm trí bạn và bạn đang thua nó.  Bản chất cũ của bạn—là con người trước khi Chúa Giê-su thay đổi đời bạn—không phải là bạn của bạn.  Nó là nguồn của tất cả những thói quen tự hủy mình có xu hướng hạ gục bạn.

 

Bạn có muốn phá bỏ những thói quen đó và có sức kiểm soát nhiều hơn cách bạn suy nghĩ không?

 

Vậy bạn cần nghe và hiểu sự thật này: Bạn không cứ phải tin mọi điều bạn nghĩ.

 

Tâm trí bạn luôn nói dối bạn.  Chỉ vì bạn nghĩ điều gì đó là đúng không khiếnlà đúng.    Chỉ vì bạn cảm thấy điều gì đó là đúng không khiến nó là đúng.  Tâm trí và cảm xúc của bạn thường lừa dối bạn.  Một phần phát triển tâm linh—tức là trở nên giống Chúa Giê-su hơn—là học để biết khác biệt giữa tư tưởng đúng và tư tưởng không đúng.

 

Một trong những kỷ luật quan trọng nhất bạn có thể xây dựng trong đời là thách thức tư tưởng của chính mình.  Hãy tự nói với chính mình, Tôi biết điều mình đang nghĩ, nhưng nó thực sự đúng không?

 

Bất kể bao xa bạn đi trong đường tâm linh của mình, thì bản chất tội lỗi, xưa cũ của bạn sẽ tiếp tục cố kiểm soát tư tưởng bạn.  Bạn phải học đặt câu hỏi tư tưởng mình, không chỉ một lần nhưng suốt cả ngày và suốt c đời bạn!

 

Khi bạn bắt đầu nghĩ không ai thích bạn, hãy tự hỏi chính mình xem điều đó thực sự đúng không.  Nếu bạn nghĩ sẽ không bao giờ trở nên tốt hơn, hãy tự hỏi mình điều đó đúng không.  Khi bạn nghĩ đời mình vô giá trị, hãy hỏi điều gì Satan đang cố thuyết phục bạn.  Rồi, hãy nhớ điều gì bạn biết từ Lời Chúa là đúng.

 

“Những ai bị thống trị bởi bản chất tội lỗi thì nghĩ về những điều tội lỗi, nhưng những ai được điều khiển bởi Đức Thánh Linh thì nghĩ về những điều làm vui lòng Thánh Linh” (Rô-ma 8:5 NLT).

 

THẢO LUẬN

·      Những tư tưởng theo thói quen nào mà bạn có thể ngừng tin tưởng khi bạn giơ chúng ra trước ánh sáng của Lời Đức Chúa Trời?

·      Những điều nào làm vui lòng Đức Thánh Linh (Rô-ma 8:5)?

·      Điều gì khiến bạn khó phó thác tư tưởng mình cho Đức Thánh Linh?

https://pastorrick.com/are-you-telling-yourself-the-truth/

 

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

CÁCH NHÌN MỤC ĐÍCH trong NỖI ĐAU của BẠN

TG: RICK WARREN - 22/10/2020

DG: Thang Chu

 

“[Chúa Giê-su] không bỏ cuộc vì thập tự giá! Trái lại, vì niềm vui đang chờ đợi Ngài, Ngài không nghĩ gì đến nỗi nhục khi chết trên thập tự giá, và giờ đây Ngài được ngồi bên phải ngai Đức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 12:2 GNT).

 

Nếu bạn còn rất xa tuổi trưởng thành, bạn có lẽ học được rằng bạn có thể đương đầu với nhiều nỗi đau hơn bạn từng nghĩ.  Trên thực tế, có lẽ phải trải qua những lúc khó khăn cho bạn thì mới nhận ra mức nào mình có thể đương đầu.

 

Con người có thể chịu đựng nhiều nỗi đau lớn nếu họ có thể nhìn thấy mục đích trong nỗi đau đó và phần thưởng vượt qua nỗi đau đó.  Đó chính là điều Chúa Giê-su đã làm khi đi đến thập tự giá.  Ngài đau đớn tột cùng, nhưng Ngài vượt qua nỗi đau đó để nhận phần thưởng trên trời.  Ngài có tầm nhìn vĩnh cửu.

 

Chúa Giê-su không chỉ nhìn tại đây và bây giờ.  Nếu Ngài vậy, tương lai Ngài ắt trông thật ảm đạm, và Ngài ắt tuyệt vọng.  Nhưng Chúa Giê-su nhìn vượt qua nỗi đau hướng đến phần thưởng trên trời.  Ngài coi trọng phần thưởng vĩnh cửu đó hơn nhiều bất kỳ xoa dịu tạm thời nào trên trần thế.

 

Khi bạn đau đớn và chỉ nhìn vào tại đây và bây giờ, bạn có thể nản lòng và trầm cảm.  Đôi khi bạn có lẽ cảm thấy muốn bỏ cuộc.  Cách duy nhất bạn sẽ vượt qua những lúc khó khăn nhất trong đời là nhìn vượt qua nỗi đau hướng đến phần thưởng trên trời.

 

Hê-bơ-rơ 12:2 nói, “[Chúa Giê-su] không bỏ cuộc vì thập tự giá! Trái lại, vì niềm vui đang chờ đợi Ngài, Ngài không nghĩ gì đến nỗi nhục khi chết trên thập tự giá, và giờ đây Ngài được ngồi bên phải ngai Đức Chúa Trời” (GNT).

 

Chúa Giê-su đã chịu đựng nỗi đau nhục nhã trên thập tự giá vì Ngài biết niềm vui mà sẽ là phần thưởng của Ngài sau này.  Niềm vui lớn nhất đối với Chúa Giê-su—và chúng ta —là hy vọng của cõi vĩnh hằng trên thiên đàng, nơi chúng ta sẽ ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời đời đời.

 

Khi bạn có được tâm trí của Đấng Christ, bạn bắt đầu nghĩ theo cách Chúa Giê-su nghĩ—về quá khứ của bạn, hiện tại bạn, tương lai bạn, Đức Chúa Trời, sự sống, sự chết, tội lỗi, sự cứu rỗi, bạn hữu bạn, và sự tự tin của bạn.  Bạn nhận ra nhiều nữa cho cuộc sống hơn là chỉ tại đây và bây giờ, và điều đó mang lại bạn sức mạnh để chịu đựng.

 

THẢO LUẬN

·      Điều gì bạn hy vọng nhất?  Điều gì mang lại bạn yên ủi nhất?

·      Thể nào bạn có thể nhắc chính mình về điều Đức Chúa Trời đã hứa với bạn trên thiên đàng để rồi bạn có thể chịu đựng qua nỗi đau của bạn?

·      Mục đích nào Chúa có thể có khi để bạn chịu đựng nỗi đau?

·      Trong kỳ bất định này, thế nào việc có được tâm trí Đấng Christ và niềm hy vọng về cõi vĩnh hằng định hình tầm nhìn của bạn?

https://pastorrick.com/how-to-see-the-purpose-in-your-pain/

 

 

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

CÁCH NÀO ĐẦU PHỤC Ý CHÚA KHI BẠN ĐAU ĐỚN

TG: RICK WARREN - 21/10/2020

DG: Thang Chu

 

“Abba, Cha ôi . . . mọi chuyện đều có thể với Ngài.  Xin cất chén này khỏi con.  Tuy nhiên không theo điều con muốn, nhưng điều Ngài muốn” (Mác 14:36 ​​NIV).

 

Có tâm trí Đấng Christ có nghĩa là bạn muốn làm theo ý Đức Chúa Trời, ngay cả khi đau đớn, ngay cả khi khó khăn, ngay cả khi điều đó dường như không thể.  Chúa Giê-su đã cho chúng ta gương tối hậu về điều này vào đêm trước khi ngài đến thập tự giá.

 

Trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, Chúa Giê-su đau đớn khi biết cơn đauNgài sẽ phải đối diện hôm sau—không chỉ là cơn đau thể xác mà còn là con đau tinh thần và tâm linh bị phân cách khỏi Cha Ngài khi Ngài mang nỗi nhục và gánh nặng tội lỗi của chúng ta.

 

Ngay cả khi đó, Chúa Giê-su cầu nguyện, “Abba, Cha ôi . . . mọi chuyện đều có thể với Ngài.  Xin cất chén này khỏi con.  Tuy nhiên không theo điều con muốn, nhưng điều Ngài muốn” (Mác 14:36 ​​NIV).  Tại Ghết-sê-ma-nê, Chúa Giê-su nói rằng ngài muốn làm theo ý muốn Đức Chúa Trời chứ không theo ý mình, ngay cả khi điều đó đau đớn.

 

Bất cứ lúc nào bạn đau đớn, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện Vườn Ghết-sê-ma-nê.  Có ba phần của nó.  Phần đầu là đức tin.  Chúa Giê-su tin Đức Chúa Trời có quyền thay đổi hoàn cảnh của mình.  Bạn cũng có thể cầu nguyện điều đó.  Bất cứ tình huống nào bạn đang trải qua hiện tại, bạn có thể bắt đầu bằng cách cầu nguyện trong đức tin, “Chúa ơi, tôi biết Ngài có quyền năng thay đổi điều này.

 

Rồi cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ.  Thật thích hợp khi nói, “Đức Chúa Trời ơi, tôi cầu xin sự giúp đỡ của Ngài.  Tôi rất đau đớn ngay bây giờ, và tôi cần được xoa dịu. Tôi cầu xin Ngài làm phép lạ.  Tôi biết Ngài quyền năng thay đổi tình hình này và tôi cầu xin Ngài làm điều đó.

 

Phần thứ ba của lời cầu nguyện Ghết-sê-ma-nê là đầu hàng, và chìa khóa của nó để học cách có tâm trí Đấng Christ.  Hãy cầu nguyện như Chúa Giê-su đã làm: “Chúa ôi, mặc dù tôi xin Chúa cất đi nỗi đau, nhưng tôi đầu phục Chúa.  Hơn bất cứ điều gì khác, thậm chí hơn cả sự xoa dịu, tôi muốn ý Ngài, không phải ý tôi.”

 

Bạn có sẵn sàng nói điều đó với Đức Chúa Trời trong giờ phút cần thiết nhất của mình không?  Khi bạn làm vậy, bạn bày tỏ sự trưởng thành tâm linh và tin cậy Đức Chúa Trời sẽ tiếp tục chu cấp cho bạn và dùng hoạn nạn của bạn cho điều tốt lành.

 

THẢO LUẬN

·      Nếu bạn biết rằng ngày mai bạn sẽ phải đối diện thử thách lớn nhất trong đời, bạn sẽ cầu nguyện điều gì với Chúa hôm nay?

·      Bạn có tin rằng Chúa có quyền năng thay đổi hoàn cảnh xấu nhất của bạn không? Thể nào lời cầu nguyện của bạn phản ánh điều bạn tin?

·      Những cách nào khác Chúa Giê-su đã làm gương cho chúng ta cách đầu phục Đức Chúa Trời?

https://pastorrick.com/how-to-surrender-to-gods-will-when-youre-in-pain/

 

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

ĐỪNG DỪNG LẠI với THA THỨ

TG: RICK WARREN - 20 tháng 10 năm 2020

DG: Thang Chu

 

“Hãy yêu kẻ thù con và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ con” (Ma-thi-ơ 5:44 GNT).

 

Suy nghĩ như Chúa Giê-su có nghĩa là sẵn sàng tha thứ cho người đã làm tổn thương bạn.

 

Ngay cả trên thập tự giá, Chúa Giê-su tha thứ.  Trong Lu-ca 23:34, Ngài nói về những người tra tấn và treo Ngài ở đó, “Lạy Cha, xin tha thứ họ, vì họ không biết điều họ đang làm” (NIV).

 

Ai đã làm tổn thương bạn nhiều nhất trong đời?  Bạn đang ôm mối hận với ai?  Nỗi đau nào bạn đang níu kéo vì không thể tha thứ?

 

Khi bạn giữ tổn thương, bạn thực sự chỉ đang làm tổn thương chính mình.  Bạn cần phải tha thứ người đó, không phải vì họ xứng đáng mà vì Chúa đã tha thứ bạn, và Ngài mong bạn cũng làm vậy với người khác.  Bạn tha thứ vì bạn không muốn nỗi đau của mình biến thành cay đắng và oán hận.  Không tha thứ giống như uống thuốc độc và hy vọng nó làm tổn thương người kia.

 

Chúa Giê-su luôn tha thứ, nhưng Ngài không bao giờ dừng lại chỉ với tha thứ.  Ngài đưa ra một gương triệt để khi nói, “Hãy yêu kẻ thù con và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ con” (Ma-thi-ơ 5:44 GNT).

 

Nếu chỉ tha thứ thôi thì chưa đủ.  Chúa muốn bạn học cách đáp lại điều ác bằng điều thiện và chúc phước kẻ làm tổn thương bạn.  Ngài muốn bạn cầu nguyện cho điều tốt lành của họ.

 

Tại sao bạn lại làm vậy?  Bởi vì suy nghĩ như Chúa Giê-su là cách sống lành mạnh nhất, hạnh phúc nhất, và chữa lành nhất.

 

Nếu bạn có tư tưởng thế gian, bạn sẽ chỉ sống trong nỗi đau của những tổn thương quá khứ.

 

Khi bạn có tâm trí Đấng Christ, bạn được tự do tha thứ và chúc phước.  Bạn tự do tiến tới với đời mình, được đảm bảo về sự cứu rỗi của mình và hy vọng cho tương lai.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn đã phải chịu đựng tổn thương nào mà khiến bạn không thể tăng trưởng tâm linh kết quả hơn?

·      Có phải người kia phải chấp nhận sự tha thứ của bạn hoặc muốn hòa giải để bạn tha thứ và cầu nguyện cho họ?  Tại sao hoặc tại sao không?

·      Có điều gì bạn đã làm hoặc bất kỳ ai khác đã làm mà không thể tha thứ được không?  Có điều gì bạn có thể làm gì khiến Chúa yêu bạn kém đi không?  Điều gì khiến bạn trả lời những câu hỏi đó theo cách bạn đã trả lời?

https://pastorrick.com/dont-stop-with-forgiveness/

 

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

TẬP TRUNG SỐNG cho một KHÁN GIẢ

TG: RICK WARREN - 19/10/2020

DG: Thang Chu

 

“Không ai có thể phục vụ hai chủ(Lu-ca 16:13 NIV).

 

Khi bạn luôn lo lắng về điều người khác nghĩ về bạn, bạn sẽ không thể trở thành điều Chúa muốn bạn trở thành.  Tuy nhiên, khi bạn học cách suy nghĩ như Chúa Giê-su, bạn sẽ không lo về việc làm hài lòng mọi người.  Chúa Giê-su đã tập trung đúng.  Ngài chỉ quan tâm đến việc làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.

 

Chúa Giê-su không bao giờ bị thao túng bởi đám đông hoặc bởi sự tán thành hay không tán thành của bất kỳ ai khác.  Ngài sống cho một khán giả: Ta cố làm vui lòng Đấng đã sai Ta (Giăng 5:30 NCV).  Khi bạn có tâm trí của Đấng Christ, đó là điều bạn làm.

 

Chẳng phải thật đơn giản hóa đời bạn khi sống cho một khán giả thôi sao?  Nếu Đức Chúa Trời thích điều bạn đang làm, thì bạn biết mình đang làm đúng.

 

Đức Chúa Trời phán trong Ma-thi-ơ 3:17, “Đây là Con ta, người ta yêu; với Con ấy, Ta rất hài lòng” (NIV).  Chúa Giê-su rõ ràng đã làm đúng.

 

Sự thật là bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người.  Ngay cả Chúa cũng không thể làm hài lòng tất cả mọi người!  Khi ai đó cầu nguyện cho trời nắng, thì ai đó lại cầu cho trời mưa.  Ai đó đang cầu nguyện cho đội banh của họ chơi tốt, và ai đó khác muốn đội đối phương giành chiến thắng.  Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người.

 

Lu-ca 16:13 nói, “Không ai có thể phục vụ hai chủ” (Lu-ca 16:13 NIV).

 

Bạn phải quyết định xem mình sẽ tìm kiếm sự chấp thuận của ai—sự chấp thuận của Chúa hay sự chấp thuận của người khác.  Bạn sẽ sống vì điều người khác nghĩ hay điều Chúa nghĩ?

 

Khi bạn luôn tìm kiếm sự công nhận từ những người khác, nghĩa là bạn không thực sự nhận ra mình là ai.  Bạn không hiểu điều Đức Chúa Trời tạo ra bạn để làm gì hoặc không tin rằng Ngài luôn ở bên bạn.

 

Chúa Giê-su không bao giờ để sự chấp thuận của người khác hoặc nỗi sợ mình bị từ chối điều khiển Ngài.  Ngài không xuất hiện để thắng cuộc tranh giành sự nổi tiếng.  Ngài không cần ý kiến người khác để chứng thực bản thân.

 

Khi bạn có tâm trí Đấng Christ, bạn sẽ rất an toàn về căn cước của bạn, mục đích của bạn, và sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đời bạn đến nỗi bạn không cần phải dựa người khác để được chấp nhận.

 

THẢO LUẬN

·      Tại sao bạn không thể nhận ra đầy đủ căn cước và mục đích của mình khi bạn lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn?

·      Những mục tiêu hàng đầu của bạn là gì?  Trong mỗi mục tiêu đó, sự chấp thuận của ai đang thúc đẩy bạn?

·      Thể nào việc biết Lời Đức Chúa Trời có thể giúp bạn có tâm trí của Đấng Christ và quan tâm đến sự chấp thuận của Ngài hơn là sự chấp thuận của người khác?

 

Bước Đầu Để Có Tâm Trí của Đấng Christ

 

Nếu bạn muốn bắt đầu suy nghĩ giốngChúa Giê-su, điều đầu tiên bạn cần làm là mời Chúa Giê-su bước vào đời bạn.  Bạn không thể có tâm trí Đấng Christ nếu không có mối quan hệ mật thiết với Ngài.

 

Hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này: “Lạy Đức Chúa Trời, con không muốn sống một ngày nào khác mà không có Ngài trong đời con, kiểm soát mọi phần lòng con.  Trong ánh sáng của tất cả Ngài đã làm cho con, con xin tận hiến cho Ngài.

 

Con thú nhận tội lỗi mình với Ngài và xin Ngài tha thứ con về nhiều cách và nhiều lần con đã làm ngơ ý muốn Ngài.  Con mời Chúa Giê-su vào đời con.  NgàiĐấng duy nhất có thể thực sự biến đổi đời con và cho con cuộc đời vĩnh cửu với Ngài.

 

Cha ôi, con muốn Ngài ban cho con tâm trí của Đấng Christ.  Giúp con nghĩ theo cách Ngài muốn con nghĩ.  Con muốn bắt đầu sống cho một khán giả—cho Ngài.  Nhân danh Chúa Giê-su con cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/focus-on-living-for-an-audience-of-one/