Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

GOD TĂNG TRƯỞNG CHÚNG TA TỪNG BƯỚC MỘT



By Rick Warren – August 31, 2108

Vậy hãy ra khỏi bản chất cũ, là cái khiến anh chị em sống như nếp cũ – là bản chất cũ đã bị hư hoại bởi những ước muốn lừa dối của nó.  Tâm và trí anh chị em phải được đổi mới hoàn toàn, và anh chị em phải mặc vào bản chất mới, là cái được tạo ra trong sự giống God và tự lộ ra trong đời sống thật sự ngay thẳng và thánh khiết” (Ê-phê-sô 4:22-24 GNT).

Dù God có thể lập tức biến hóa chúng ta, Ngài đã chọn phát triển chúng ta từ từ.  Chúa Giêsu tỉ mỉ trong việc phát triển môn đồ Ngài, y như God cho phép dân Israel chiếm lấy Đất Hứa “từng chút từng chút” để họ không bị bù đầu (Phục Truyền 7:22).  Ngài muốn hành động theo bước tích lũy trong đời bạn hơn.

Tại sao cần quá lâu để thay đổi và tăng trưởng?  Có nhiều lý do:

·      Chúng ta học chậm.  Chúng ta thường phải học lại một bài học 40 hoặc 50 lần mới thật hiểu nó.  Những nan đề tiếp tục xảy ra, và chúng ta nghĩ, “Không nữa đâu!  Tôi đã học nó rồi!”  Nhưng God biết rõ hơn.  Lịch sử Israel minh họa nhanh thể nào chúng ta quên những bài học God dạy chúng ta và nhanh chóng thể nào chúng ta quay lại những khuôn hành xử cũ của chúng ta.  Chúng ta cần sự phơi trần được lập lại.

·      Chúng ta có quá nhiều nhơ bẩn.  Vì hầu hết những nan đề chúng ta – và tất cả những thói quen xấu chúng ta – không phát triển qua đêm, thật không thực tế mong chúng tan đi lập tức.  Không có viên thuốc, lời cầu nguyện, hoặc nguyên tắc nào sẽ lập tức gỡ bỏ thiệt hại của nhiều năm.  Nó đòi hỏi việc làm gian nan tháo bỏ và thay thế.  Kinh Thánh gọi đó là “cởi ra cái tôi cũ” và “mặc vào cái tôi mới” (Rô-ma 13:12; Ê-phê-sô 4:22-24; Cô-lô-se 3:7-10, 14).

·      Tăng trưởng thường đau đớn và đáng sợ.  Không có tăng trưởng nào không có thay đổi, không có thay đổi nào không sợ  hãi hoặc mất mác.  Mỗi thay đổi dính dáng mất mác.  Chúng ta sợ những mất mác này, thậm chí nếu những lối cũ này là tự hại mình, vì, như đôi giầy mòn, chúng ít ra cũng thoải mái và quen thuộc.

·      Những thói quen tốt cần thời gian phát triển.  Hãy nhớ rằng đức tính bạn là tổng số những thói quen bạn.  Bạn không thể tự xưng là tử tế trừ khi bạn có thói quen tử tế.  Những thói quen bạn xác định đức tính bạn.

Chỉ có một cách phát triển những thói quen mang đức tính giống đấng Christ: Bạn phải thực tập chúng – và điều đó cần thời gian!  Không có thói quen lập tức.  Phao-lô thúc Ti-mô-thê, “Hãy tập những điều này. Hãy tận hiến đời con cho chúng để mọi người có thể thấy sự tiến bộ của con” (1 Ti-mô-thê 4:15 GW).

THẢO LUẬN
·      Tại sao bạn nghĩ God cho phép chúng ta trải qua đau đớn và mất mác trong khi chúng ta đang tăng trưởng tâm linh?
·      Một thói quen xấu nào bạn từng khó thay đổi?  Thể nào God đang giúp bạn điều này ngay bây giờ trong đời bạn?
·      Một điều nào bạn cần tập làm mỗi ngày để bạn phát triển đức tính giống đấng Christ hơn?



Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

HÃY ĐẦU HÀNG DÂNG NHỮNG GÌ CHÚA GIÊSU LẬT MẶT



By Rick Warren – August 30, 2018

“Và tôi chắc chắn rằng God, là Đấng khởi sự hành động tốt trong anh chị em, sẽ tiếp tục hành động của Ngài cho đến khi cuối cùng việc đó được hoàn thành vào ngày Chúa Giêsu Christ trở lại” (Phi-lip 1:6 NLT).

Mất nhiều năm cho chúng ta tăng đến mức trưởng thành, và mất cả một mùa cho trái cây chín mùi. Cũng đúng y vậy cho trái Thái Linh.  Việc phát triển đức tính giống đấng Christ không thể vội vàng.  Việc tăng trưởng tâm linh, cũng giống tăng trưởng thân thể, cần thời gian.

Trước khi đấng Christ bước vào cuộc đời chúng ta lúc cải đạo, Ngài thường phải cho phép chúng ta chứng nghiệm những nan đề để Ngài có thể gây chú ý và bày tỏ cho chúng ta rằng chúng ta đang sống cuộc đời xây trên nền lầm lạc.  Thật ra, nền lầm lạc đó là cái gây nhiều nan đề trong đời chúng ta.

Chúa Giêsu ra lệnh rằng chúng ta đầu hàng dâng tất cả đời mình cho Ngài.  Ngài không muốn một phần nhỏ con người bạn.  Là như thế này – khi bạn đang cố trèo khỏi một con sông có bờ dốc đứng, bạn phải có điểm dựa vào cái gì đó để bắt đầu trèo.  Và một khi bạn có điểm dựa, bạn có thể trèo lên bờ đó và đi vòng tránh.

Một số chúng ta, khi chúng ta mời Chúa Giêsu vào đời mình, chỉ dâng Ngài một điểm dựa, nhưng chúng ta kháng cự những tiếp tay của Ngài để bước hoàn toàn lên bờ để Ngài có thể hoàn toàn tiến vào đời chúng ta.  Chúa Giêsu không muốn đứng đó trên điểm dựa.  Ngài muốn bạn dâng Ngài tất cả đời bạn.

Bạn có lẽ nghĩ bạn đã đầu hàng dâng tất cả đời bạn cho Ngài, nhưng sự thật là, bạn vẫn đang bám vào phần nào đó đời bạn.  Chúa Giêsu không giận bạn.  Ngài chỉ muốn cùng làm việc với bạn để giúp bạn lật mặt những vùng bạn vẫn cần đầu hàng dâng Ngài.

Sẽ có những vật lộn và bãi chiến, nhưng kết quả chắc chắn không nghi ngờ gì.  God đã hứa rằng “Ngài là đấng khởi đầu việc lành trong anh chị em sẽ tiếp tục làm hoàn thành cho đến ngày của Chúa Giêsu Christ” (Phi-líp 1:6 NIV).

THẢO LUẬN
·      Hãy tả những từng trải trước khi cải đạo của bạn với Chúa.  Điều gì Ngài cho phép xảy ra trong đời bạn mang ý nghĩa giúp bạn thấy nhu cầu bạn cần Ngài?  Thể nào bạn đáp ứng?
·      Những lãnh vực nào đời bạn mà bạn chưa đầu hàng dâng Chúa?



Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

LỰA CHỌN của BẠN ĐIỀU KHIỂN LỊCH của BẠN



By Rick Warren – August 29, 2018

“Chúng ta mỗi người chịu trách nhiệm cho hành xử riêng của mình” (Ga-la-ti 6:5 NLT).

Lựa chọn của bạn quyền năng vượt hơn hoàn cảnh bạn.  Bạn có lẽ không thích cái phức tạp đời bạn gặp.  Nhưng trừ vài ngoại lệ, không ai ép bạn giữ cuộc đời bạn phức tạp.

Bạn có quyền năng để đơn giản hóa đời bạn.  Thật ra, God mong đợi chúng ta gánh vác trách nhiệm đời mình và cẩn thận chọn cách chúng ta dùng thời gian mình.

Bạn chỉ có đủ thời giờ thực hiện ý chỉ God trong khi bạn còn ở đây trên Trần Thế.  Bạn được cho đủ thời giờ để hoàn thành mục đích bạn.  Khi bạn cố làm nhiều hơn God đã đặt kế hoạch cho bạn, thật tự nhiên là bạn sẽ tự thấy mình thường xuyên hết giờ hoặc bị stress qua lịch làm việc của bạn.

Lời cầu nguyện của tôi cho bạn là bạn sẽ tìm được thư giản khỏi stress và cảm giác thỏa mãn mới mẻ khi bạn chỉ làm những điều God đã tạo ra bạn để làm.

THẢO LUẬN
·      Hãy liệt kê những hoạt động và trách nhiệm khiến bạn stress.  Hãy xin God giúp bạn quyết định những điều trong lịch làm việc của bạn mà Ngài không bao giờ định cho bạn làm.
·      Nơi đâu bạn tin God muốn bạn tập trung thời giờ và năng lực bạn?
·      Những lựa chọn nào bạn cần làm mà sẽ giúp bạn tập trung nhiều hơn vào điều God đã đặt kế hoạch cho bạn?



Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

SO SÁNH LUÔN DẪN đến THÈM MUỐN



By Rick Warren – August 28, 2018

“Tốt hơn là hãy thỏa mãn với gì con có hơn là luôn muốn cái khác” (Truyền Đạo 6:9 GNT).

Bước đầu trở thành người thỏa lòng là ngưng so sánh chính bạn với người khác.  Nan đề là so sánh là môn thể thao trong nhà được ưa thích của dân Mỹ!  Chúng ta tự nhiên làm điều này luôn.

Bạn bước vào nhà ai đó, và việc đầu tiên bạn làm là so sánh: “Tôi thích sàn nhà đó!  Xem màn trướng kìa!  Wow, tivi thật tuyệt!”  Bạn đi ngang ai đó và nghĩ, “Tôi thích cách cô ấy làm tóc; tóc tôi ghê quá hôm nay.”  Bạn thường so sánh, và điều đó khiến bạn bực mình.  Bạn phải ngưng ngay!  Nếu bạn muốn học thỏa lòng, bạn phải ngưng so sánh đời bạn với đời người khác.

Bạn cũng phải bắt buộc học tán tụng mà không thu tóm.  Bạn cần học vui hưởng sự thịnh vượng của người khác mà không ghen tỵ hoặc ganh tỵ và cảm thấy như bạn phải có nó nữa.

Đây là một trong những nguyên tắc lớn mà dân Mỹ không hiểu.  Bạn không phải làm chủ thì mới vui hưởng được!  Có lẽ bạn thích nghỉ mát trên núi.  Tại sao bạn phải mua căn cabin khi bạn có thể chỉ mướn hoặc thậm chí mượn nó một năm một lần khi bạn đi núi?  Việc làm chủ không phải là cách duy nhất vui hưởng.

Ngưng so sánh không chỉ là ý kiến hay; đó là mạnh lệnh.  Xuất Hành 20:17 nói, “Ngươi chớ thèm muốn . . . bất cứ gì thuộc hàng xóm ngươi” (NIV).

Thèm muốn nghĩa là ước muốn không tự chủ được nên phải thu tóm cho được.  Đó là tội lỗi trầm trọng phải tránh đến nỗi nó được gộp trong Mười Điều Răn.  Chữ “thèm muốn” trong tiếng Hy-lạp nghĩa là “giựt hoặc giữ chặt đến nỗi bàn tay bạn khép kín; bạn không thể thả ra.”  Nếu God từng cho bạn điều gì đó và Ngài bảo bạn cho đi và bạn không thể cho, bạn không làm chủ nó – nó làm chủ bạn.

God không nói bạn không bao giờ nên ước ao điều gì đó.  Đó không phải là Cơ-đốc-giáo; đó là Phật-giáo.  Ước ao không phải là sai.  Thật ra, ước ao của bạn đến từ God.  Nhưng khi một ước ao không tự chủ được, nó trở thành thèm muốn.  Khi bạn ước ao điều gì đó không phải của bạn, đó là điều xấu.  Nhưng ước ao không phải là điều tiêu cực.

Không gì thành tựu được trừ khi bạn ước ao làm nó.  Bạn không thể trở thành giống đấng Christ mà không ước ao trở nên giống đấng Christ hơn.  Ví dụ, bạn không thể là người đầy yêu thương hơn mà không ước ao là người đầy yêu thương hơn.  Bạn không thể là người rộng lượng hơn mà không ước ao là người rộng lượng hơn.  Ước ao không phải là xấu cho đến khi nó không còn tự chủ và bạn nghĩ bạn phải có nhiều hơn, hơn, hơn nữa.  Gốc rễ loại ước ao đó nằm trong việc so sánh chính bạn với người khác.

Bạn không thể có đời sống thỏa lòng cho đến khi bạn học biết không so sánh.  Tại sao bạn không bao giờ nên so sánh?  Vì so sánh luôn dẫn đến thèm muốn. 

THẢO LUẬN
·      Thể nào bạn có thể thay đổi quan điểm bạn về của cải bạn để bạn có thể vui hưởng với người khác qua của cải họ?
·       Bạn nghĩ God muốn bạn đổ đầy đời bạn điều gì thay vì của cải?
·      Cơ-đốc-nhân nói rất nhiều về God ban cho họ những ước ao lòng họ.  Loại ước ao nào bạn nghĩ God muốn ban cho bạn?










Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

SỢ HÃI KIỀM HÃM BẠN KHỎI PHƯỚC HẠNH GOD



By Rick Warren – August 27, 2018

“Hãy lấy tiền khỏi người đầy tớ này, và đưa cho người có mười bao bạc.  Với người dùng tốt điều họ được ban cho, sẽ ban thêm cho, và họ sẽ có dư dật.  Nhưng từ người không chịu làm gì, thậm chí cái họ có ít sẽ bị lấy đi” (Ma-thi-ơ 25:28-29 NLT).

Điều gì kiềm hãm bạn không đầu tư cuộc đời bạn?  Điều gì kiềm hãm bạn không tiến tới tự do tài chánh?  Tôi sẽ cho bạn biết điều gì: sợ hãi.

Trong Kinh Thánh bạn có thể tìm thấy những nguyên tắc mà God bảo đảm.  God hứa rằng nếu bạn thực hiện chúng, bạn sẽ được phước.  Nhưng chúng đòi hỏi đức tin, và điều đó làm sợ hãi nhiều người.  Họ sợ làm theo cách God.

Nhiều kiểu sợ hãi có thể kiềm hãm bạn lại.  Một trong đó là tự nghi ngờ mình.  Bạn từng thất bại trong quá khứ, nên bạn không bao giờ muốn thử nữa.  Nhưng chỉ vì bạn thất bại không có nghĩa là bạn bỏ cuộc.  Mọi người đều thất bại.  Đó là cách duy nhất bạn học điều có tác dụng!  God dùng người tầm thường chỉ biết tiếp tục thay vì bỏ cuộc.

Có hai môn đồ chối Chúa Giêsu trước khi cuộc tử hình của Ngài: Giu-đa và Phê-rơ.  Họ phạm cùng tội, nhưng khác nhau là cách mỗi người phản ứng lại với thất bại của họ.  Giu-đa than khóc, bị trầm cảm, và tự tử.

Phê-rơ, tuy nhiên, nhận ra điều ông làm là sai, nên ông cầu nguyện và ăn năn và xin God tha thứ.  Rồi Chúa Giêsu chọn Phê-rơ giảng ngày Lễ Ngũ Tuần, và 3.000 người được cứu ngày đầu tiên.  Chúa Giêsu chọn xây hội thánh trên người thất bại lớn nhất cả đống đó.

God lạ lùng thật!  Ngài không chọn siêu sao.  Ngài chọn gã phá hoại nhất.

Bạn có lẽ thật đã từng làm hỏng hết tài chánh trong quá khứ.  Nhưng không quan trọng nơi đâu bạn từng là.  Điều quan trọng là phương hướng chân bạn đang đi ngay bây giờ.

Trong ngụ ngôn ta-lâng trong Ma-thi-ơ 25, một người nhà giàu giao tiền ông cho các đầy tớ trước khi ông ra đi một chuyến dài.  Khi ông trở lại, ông đòi tính sổ từ các đầy tớ đó.  Trong ba người, hai trong số đó làm gấp đôi tiền chủ, nhưng người thứ ba sợ và dấu phần mình thay vì làm việc và đầu tư nó.  Sợ hãi của anh làm thất vọng và làm nổi giận chủ anh, ông nói, “Hãy lấy tiền khỏi người đầy tớ này, và đưa cho người có mười bao bạc.  Với người dùng tốt điều họ được ban cho, sẽ ban thêm cho, và họ sẽ có dư dật.  Nhưng từ người không chịu làm gì, thậm chí cái họ có ít sẽ bị lấy đi” (Ma-thi-ơ 25:28-29 NLT).  Người chủ tước đi mọi thứ người đầy tớ đó đã có.

Sợ hãi thường nổi lên khi chúng ta cố làm những điều theo cách God.  Satan sẽ cố làm bạn bỏ lơ những nguyên tắc God về quản lý tài chánh bằng cách làm bạn sợ thất bại hoặc khiến bạn nghi ngờ khả năng bạn làm người quản gia tiền bạc tốt cho God.

Nhưng nếu bạn muốn thành công trong đời, bạn bắt buộc phải tiến ngược lại sợ hãi bạn.  Bạn phải làm chính điều bạn sợ hãi nhất!

THẢO LUẬN
·      Thất bại tài chánh nào từ quá khứ của bạn đã kiềm hãm bạn không tiến tới qua những nguyên tắc tài chánh của God cho đời  bạn?
·      Bạn có cầu nguyện God ban cho bạn nhiều trách nhiệm tài chánh hơn để làm quản gia tiền bạc của Ngài?  Tại sao có hoặc không?
·      Cách sử dụng nào về tiền bạc của God khiến bạn sợ vâng theo?  Hãy nói với God về những sợ hãi này hôm nay.






CÁCH GIÚP NGƯỜI TÌM HY VỌNG và CHỮA LÀNH, PHẦN 2



By Rick Warren – August 26, 2018

“Chớ mệt mỏi làm thiện, vì đúng kỳ chúng ta sẽ gặt mùa nếu chúng ta không bỏ cuộc” (Ga-la-ti 6:9 NIV).

Bạn  có từng cảm thấy rằng ai đó là trường hợp vô vọng không?  Rằng anh hoặc chị ấy sẽ không bao giờ đến với đấng Christ?  Có lẽ đó là một người bà con nghiện rượu, cha mẹ nghiện ma tuý, hoặc hàng xóm nghiện ngập – ai đó với tổn thương, thói quen, hoặc tự dằn vặt khiến kiềm hãm người đó không biết God.

Sự thật là, không ai ngoài tầm với của Chúa Giêsu!

Hôm qua, tôi đã nói về sự quan trọng của nhóm nhỏ trong việc giúp người “vô vọng” tìm sự chữa lành.  Câu chuyện trong Lu-ca 5 về nhóm người nam đem bạn bị liệt của họ đến Chúa Giêsu để được chữa lành cho chúng ta thấy ba đặc tính của nhóm nhỏ mà God dùng để chữa lành người mà những người khác có thể cho là vô vọng.  Hôm nay chúng ta sẽ xem bốn điều nữa:

Kiên Trì:  Tất cả chúng ta bị nản lòng khi chúng ta cố với đến gia đình, bạn hữu, và người quen chúng ta bằng Phúc Âm.  Nhưng chúng ta không thể bỏ cuộc!  Những bạn hữu trong Lu-ca 5 không để những khó khăn làm nản lòng họ.  Bất kể đám đông giữa họ và Chúa Giêsu.  Ga-la-ti 6:9 nói, “Chớ mệt mỏi làm thiện, vì đúng kỳ chúng ta sẽ gặt mùa nếu chúng ta không bỏ cuộc” (NIV). 

Sáng Kiến:  Những bạn hữu này dám làm điều khác đi.  Thật khá sáng kiến khi leo lên mái nhà và rạch nó ra để đưa người đến Chúa Giêsu.  Hãy tưởng tượng đống hỗn độn họ tạo ra!  Mục vụ là hỗn độn vì nó liên quan đến con người.  Những nhóm nhỏ không bước ra khỏi hộp sẽ không sẵn lòng tạo hỗn độn đủ để là những công cụ chữa lành.

Hợp Tác: Rõ ràng, những người làm việc cùng nhau để đem bạn mình đến Chúa Giêsu.  Việc này quá lớn cho một người làm nổi.  Cũng y vậy với nhóm nhỏ.  Người ta đến với đấng Christ nhanh hơn khi họ làm nó trong khuôn khổ nhóm nhỏ nâng đỡ nhau.  Một cộng đồng nâng đỡ nhau là nhân chứng đầy quyền năng cho God.

Hy Sinh: Bạn có từng tự hỏi ai trả tiền cho mái nhà sau chuyện này?  Tôi nghĩ nhóm bạn hữu đó trả.  Họ không chỉ rạch mái rồi để đó cho ai đó khác sửa.  Hoặc thời gian, tiền bạc, nỗ lực, hoặc gì đó khác, luôn có giá phải trả để đem ai đó đến đấng Christ.  Lu-ca 16:9 nói, “Hãy dùng nguồn lực thế gian của con để làm lợi người khác và để kết bạn.  Rồi, khi của cải con hết đi, họ sẽ chào đón con đến nhà vĩnh hằng” (NLT).  Nhóm nhỏ bắt buộc phải sẵn lòng hy sinh nếu họ sẽ là tác nhân chữa lành trong thế gian này.

THẢO LUẬN
·      Hãy diễn tả lúc mục vụ bạn hỗn độn và bạn muốn bỏ cuộc.
·      Vài cách nào nhóm nhỏ có thể khích lệ lẫn nhau khi họ bị nản lòng vì khó khăn?
·      Người nào trong đời bạn mà bạn làm chứng cho hoặc cầu nguyện God cứu họ?  Thể nào nhóm nhỏ của bạn giúp bạn trong việc làm chứng cho những bạn này?



Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

CÁCH NÀO GIÚP AI ĐÓ TÌM HY VỌNG và CHỮA LÀNH, PHẦN 1



By Rick Warren – August 25, 2018

“Vì thế Chúa Giêsu có thể cứu hoàn toàn những ai đến với God qua Ngài, vì Ngài luôn sống để can thiệp cho họ” (Hê-bơ-rơ 7:25 NIV).

Tôi tin rằng nhóm nhỏ là phần sống còn để giúp người được gọi là vô vọng tìm sự chữa lành.  Một trong những phần tôi thích nhất về việc ở trong nhóm nhỏ là bạn có thể cầu nguyện cho những trường hợp “vô vọng” của người khác.  Chúng ta có thể dựa vào đức tin người khác khi chúng ta bắt đầu nghi ngờ.

Trong Lu-ca 5, một câu chuyện hay về nhóm nhỏ các người nam đưa bạn bị liệt và có nhu cầu cần chữa lành đến bên chân Chúa Giêsu.  Trong chuyện này, chúng ta thấy bảy đặc tính một nhóm nhỏ mà God dùng để chữa lành.  Hôm nay chúng ta sẽ xem ba trong những đặc tính này, và ngày mai chúng ta sẽ xem phần còn lại.

Thương Xót.  Anh này được chữa lành vì các bạn anh quan tâm.  Tất cả đều bắt đầu qua việc chúng ta quan tâm đến người đang bị tổn thương.  Rô-ma 15:2 nói, “Chúng ta phải giúp người khác làm điều phải và gây dựng họ trong Chúa” (NLT).  God dùng những chàng này vì họ nhạy cảm với nhu cầu của bạn mình.  Và Ngài sẽ dùng chúng ta khi chúng ta không bị tràn ngập bởi những nhu cầu riêng mình và bắt đầu quan tâm nhiều về người khác hơn là chính chúng ta. 

Đức Tin.  Những người nam đó tin God sẽ chữa lành bạn họ.  Hãy xem Lu-ca 5:20: “Khi Chúa Giêsu thấy đức tin họ, Ngài nói, ‘Bạn ơi, tội lỗi bạn được tha’” (NIV).  Không phải đức tin người liệt đó khiến anh mạnh; nhưng chính đức tin của các bạn anh.  Bao nhiêu người bạn biết quá bị liệt đến nỗi họ không thể tin God?  Đó là khi chúng ta phải tin cho họ.

Can Thiệp.  Những người bạn này không chỉ cầu nguyện cho bạn họ; họ hành động nữa.  Không đủ chỉ cầu nguyện cho ai đó đang bị tổn thương và bị kẹt trong tội lỗi.  Chúng ta cũng phải hành động.  Chúa Giêsu nói trong Lu-ca 14:23, Hãy đi ra các đường xá và đường làng và ép họ vào, để nhà Ta sẽ được đầy” (NIV).  Có nhiều ví dụ trong Kinh Thánh về người đem người khác đến với Chúa Giêsu.

THẢO LUẬN
·      Sự vô vọng trông ra thể nào?
·      Bạn có tin rằng không ai ngoài tầm tay Chúa Giêsu không?  Nếu vậy, điều gì bạn muốn làm để đem người “vô vọng” đến với Chúa Giêsu?
·      Người bạn đang tổn thương nào bạn đang cầu nguyện cho?  Điều gì bạn có thể làm để hành động vài giúp người đó tìm sự chữa lành?




Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

KHÔNG GÌ GIÁ TRỊ MÀ LẠI DỄ



By Rick Warren – August 24, 2018

“Chớ mệt mỏi làm điều tốt.  Vào đúng lúc chúng ta sẽ gặt mùa phước hạnh nếu chúng ta không đầu hàng” (Ê-phê-sô 6:9 NLT).

Có nhiều điều tác động để giữ chúng ta không hoàn thành những sứ mạng đời mình.  Qua nhiều năm, tôi từng tranh luận có phải kẻ thù nguy hiểm nhất hoặc là trì hoãn hoặc là nản lòng.  Nếu Satan không thể làm nản lòng sứ mạng cuộc đời chúng ta, thì nó sẽ cố khiến chúng ta bỏ cuộc tất cả.

Sứ đồ Phao-lô dạy rằng chúng ta cần kháng cự sự nản lòng: “Chớ mệt mỏi làm điều tốt.  Vào đúng lúc chúng ta sẽ gặt mùa phước hạnh nếu chúng ta không đầu hàng” (Ê-phê-sô 6:9 NLT).

Bạn có từng mệt mỏi làm điều phải không?  Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều.  Đôi khi dường như dễ làm sai hơn làm phải.

Khi chúng ta nản lòng, chúng ta trở nên mất hiệu quả, “Điều đó không thể làm được.”  Điều đó ngược hoàn toàn với nói, “Tôi biết God có thể làm nó vì những gì Ngài đã nói.”

Hãy tự hỏi bạn những câu này:

·      Thể nào tôi ứng phó thất bại?
·      Khi sự việc không đi theo lối tôi, tôi có nổi cọc không?
·      Khi sự việc không đi theo lối tôi, tôi có thất vọng không?
·      Khi sự việc không đi theo lối tôi, tôi có bắt đầu phàn nàn không?
·      Tôi có làm xong điều tôi khởi đầu không?
·      Thể nào tôi đánh giá điểm kiên trì?

Nếu bạn nản lòng, đừng đầu hàng mà không chiến đấu.  Không gì giá trị lại xảy ra mà không cần chịu đựng và năng lực.

Khi một nghệ nhân sáng tạo một bức tượng, anh ấy phải tiếp tục đục đẽo.  Anh ấy không đập dao đẽo bằng búa một lần, và thình lình tất cả đá thừa rơi ra, lộ một tuyệt phẩm đẹp.  Anh ấy tiếp tục đập nó và đập nó, gọt dũa đi tượng đá đó.

Và điều đó đúng cho cuộc đời.  Không gì thật giá trị lại đến dễ dàng trong đời.  Bạn tiếp tục đập nó và theo đuổi nó, và từng chút rồi từng chút đời bạn trở nên một tuyệt phẩm của ân sủng God.

THẢO LUẬN
·      Thái độ nào của bạn đối với những tình huống cam go tiết lộ về đức tin bạn?
·      Điều gì bạn sắp đầu hàng?
·      Thể nào Lời God giúp bạn chịu đựng?  Ai trong đời bạn có thể khích lệ bạn cứ tiếp tục?





Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

CÓ PHẢI BẠN SỢ QUYẾT ĐỊNH SAI?



By Rick Warren – August 23, 2018

“Ngài hướng dẫn tôi theo lối đúng vì cớ danh Ngài” (Thi Thiên 23:3 NIV).

Thường chúng ta sợ lập quyết định sai, và điều đó tạo ra stress.

Có lẽ bạn đang đối diện một quyết định cho một vấn đề lớn: “Tôi có nên chờ, hoặc tôi bỏ?”  “Tôi có nên dấn vào, hay tôi thoát ra?”  “Tôi có nên kết hôn?”  “Tôi có nên tìm việc làm mới?”  “Tôi có nên dời chỗ ở?”

Khi bạn không thể quyết định, bạn chao đảo qua cuộc đời.  Thật ra, Kinh Thánh nói trong Gia-cơ 1 rằng khi chúng ta cứ hai ý, chúng ta trở nên lập lờ trong mọi việc mình làm.  Tiếng Hy-lạp chữ lập lờ nghĩa đen là “chao đảo như say rượu.”

Nhưng God nói có thuốc chữa cho sự bất quyết của chúng ta.  Thi Thiên 23:3 bảo chúng ta, “Ngài hướng dẫn tôi theo lối đúng vì cớ danh Ngài” (NIV).  Chúng ta đối phó stress khi lập quyết định bằng cách để God hướng dẫn chúng ta.

Bạn có lẽ nghĩ, “Nhưng tôi đã thử điều này!”  Bạn xin God hướng dẫn bạn, nhưng rồi bạn trở nên bối rối hơn trước đó.  Bạn vẫn không thể tìm ra.  Bây giờ bạn tự hỏi, “Tại sao việc biết ý God quá khó?”

Có phải God đang chơi trò với chúng ta?  Dĩ nhiên không!  God muốn hướng dẫn chúng ta.  Ngài muốn chúng ta biết ý Ngài hơn là chúng ta muốn biết nó.  Vấn nạn của chúng ta là chúng thường tìm điều sai khi chúng ta cố tìm ý God.

Ví dụ, một số chúng ta tìm cảm giác.  Chúng ta muốn được cất khỏi chân mình bởi cảm xúc để chúng ta có thể nói, “Đó là cách tôi biết điều gì là ý God!”  Một số chúng ta muốn đến với God cách bài bản.  Chúng ta muốn ai đó cho chúng ta một đơn thuốc hoặc công thức để theo.  Một số chúng ta theo cách ảo thuật để đến ý God.  Chúng ta tìm God làm một số dấu lạ thần tiên – như viết nó lên bầu trời, gọi chúng ta qua điện thoại, gửi chúng ta e-mail.

Tất cả những cách này dẫn đến thất vọng và khiến chúng ta lỡ mất ý God.  Ý God không phải là cảm xúc hoặc công thức hoặc điều gì đó Ngài muốn bạn thất vọng hoặc sợ hãi.  

God không muốn bạn bối rối, và Ngài không muốn bạn bị stress qua việc lập bất cứ quyết định nào.  Ngài ở ngay đó, đang hướng dẫn bạn mỗi bước đi.

THẢO LUẬN
·      Quyết định lớn nào bạn vừa đối diện?  Thể nào bạn tìm ý God?
·      Tại sao God muốn bạn dùng Kinh Thánh giúp bạn lập quyết định?
·      Điều gì kiềm bạn không tin cậy God sẽ hướng dẫn bạn qua mỗi quyết định mà bạn phải làm?





Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

ĐỜI BẠN ĐƯỢC UỐN bởi TƯ TƯỞNG BẠN



By Rick Warren – August 22, 2018

“Hãy cẩn thận cách con suy nghĩ; đời con được uốn nắn bởi tư tưởng con” (Châm Ngôn 4:23 GNT).

God để ý rất nhiều chuyện thay đổi tâm trí bạn hơn là thay đổi hoàn cảnh bạn.

Bạn muốn God cất đi tất cả những vấn đề, đau đớn, buồn đau, thống khổ, bệnh tật, và buồn bã.  Nhưng God muốn làm việc với bạn trước hết, vì sự biến hóa sẽ không xảy ra trong đời bạn cho đến khi bạn đổi mới tâm trí bạn, cho đến khi tư tưởng bạn bắt đầu thay đổi.

Tại sao thật quan trọng đến nỗi bạn phải học biết cách quản trị tâm trí bạn?  Hãy để tôi cho bạn ba lý do.

Quản trị tâm trí bạn, vì tư tưởng bạn điều khiển đời bạn.
Châm Ngôn 4:23 nói, “Hãy cẩn thận cách con suy nghĩ; đời con được uốn nắn bởi tư tưởng con” (GNT).  Tư tưởng bạn có khả năng khổng lồ uốn nắn đời bạn thành tốt hoặc xấu.  Ví dụ, có lẽ bạn tiếp nhận tư tưởng ai đó đã bảo bạn khi bạn mới lớn, “Mày vô dụng.  Mày không giá trị.”  Nếu bạn tiếp nhận tư tưởng đó, dù nó sai, nó uốn nắn đời bạn.

Quản trị tâm trí bạn, vì tâm trí là chiến trường cho tội lỗi.
Tất cả cám dỗ xảy ra trong tâm  trí.  Phao-lô nói trong Rô-ma 7:22-23, “Tôi yêu mến làm theo ý God bao lâu bản chất mới của tôi quan tâm đến; nhưng có gì đó sâu trong tôi, trong bản chất thấp hơn của tôi, mà tranh chiến với tâm trí tôi và thắng cuộc chiến đó và khiến tôi nô lệ cho tội lỗi hãy còn trong tôi.  Trong tâm trí tôi muốn là đầy tớ theo ý muốn God, nhưng thay vì thế tôi tự thấy mình vẫn nô lệ cho tội lỗi” (TLB).

Một trong những lý do tại sao bạn kiệt quệ tâm thần là vì có trận chiến trong não bạn 24 giờ một ngày.  Nó làm kiệt quệ vì nó căng thẳng, và nó căng thẳng vì tâm trí bạn là ngõ vào lớn nhất.  Satan muốn ngõ vào lớn nhất của bạn!

Quản trị tâm trí bạn, vì đó là chìa khóa vào bình an và hạnh phúc.
Một tâm trí không được quản trị dẫn đến căng thẳng.  Một tâm trí được quản trị dẫn đến bình lặng.  Một tâm trí không được quản trị dẫn đến xung đột.  Một tâm trí được quản trị dẫn đến tự tin.  Một tâm trí không được quản trị dẫn đến stress.  Khi bạn không cố gắng điều khiển tâm trí bạn và cách bạn hướng dẫn tư tưởng bạn, bạn sẽ có lượng stress khổng lồ trong đời bạn.  Nhưng một tâm trí được quản trị dẫn đến sức mạnh và an toàn và thanh tịnh.

THẢO LUẬN
·      Điều gì bạn đổ đầy tâm trí bạn khiến vui lòng God? Điều gì bạn đổ đầy tâm trí bạn khiến thất vọng God?
·      Thể nào bạn tập quản trị tâm trí bạn?
·      Vai trò gì Thánh Linh đóng trong việc quản trị tâm trí bạn?



Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

CÁCH NÀO CÓ THAY ĐỔI LÂU DÀI trong ĐỜI BẠN



By Rick Warren – August 21, 2018

“Đừng làm theo lề thói đời này, nhưng hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí anh chị em” (Rô-ma 12:2 NIV).

Nếu bạn muốn có sự thay đổi lâu dài trong đời bạn, bạn cần tái tập trung tâm trí bạn.

Cụ thể là, bạn cần thay đổi lề thói suy nghĩ mình khỏi cái bạn không muốn tập trung và hướng về cái bạn muốn tập trung.  Vì bất cứ gì bạn tập trung vào là cái bạn di chuyển đến.

Câu hôm nay cho chúng ta bản vẽ thay đổi lề thói suy nghĩ mình:

·      “Đừng làm theo.”  Bao nhiêu lần chúng ta để người khác uốn nắn đời chúng ta?  God không muốn bạn giống người khác; Ngài muốn bạn là người Ngài đã tạo ra bạn là.  Vậy đừng bắt chước, đừng làm theo, đừng cố giống ai khác.

·      “Lề thói đời này.”  Lề thói nghĩa là khuôn mẫu mọi thứ bạn từng học biết trong đời.  Nếu bạn muốn thay đổi, bạn phải thay đổi lề thói hoặc khuôn mẫu sống bạn từng biết trong đời bạn.  Bạn cần thay thế lề thói cũ, không lành mạnh bằng cái mới theo khuôn mẫu sống của đấng Christ.

·      “Được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí mình.”  Được biến hóa cùng nghĩa chữ chúng ta dùng cho sự biến dạng, là tiến trình một con tằm trải qua để thành một con bướm.  Cũng cùng cách đó, God muốn biến hóa bạn thành người mới hoàn toàn bằng cách đổi mới tâm trí bạn.

Cách nào điều này xảy ra?  Kinh Thánh bảo chúng ta trong Ê-phê-sô 4:22-24 “hãy bỏ đi người cũ của anh chị em, là người bị hư hoại bởi những thèm ước lừa dối; để được làm mới trong thái độ của tâm trí anh chị em; và để mặc vào người mới, được tạo ra để giống God trong sự công chính thật và thánh khiết” (NIV).

Nghĩa là bạn sẽ phải làm một số cởi bỏ và bạn bạn sẽ phải làm một số mặc vào – và việc cởi ra phải xảy ra trước khi mặc vào.  Y hệt thử quần áo trong tiệm.  Trước khi bạn có thể thử bộ đồ mới, bạn phải cởi ra đồ cũ.

Bạn phải cởi bỏ những thái độ cũ, những lề thói cũ, những hình ảnh cũ mà bạn từng sống với để rồi bạn có thể mặc vào những bộ đồ mới mà God có cho bạn.

THẢO LUẬN
·      Điều gì nghĩa là cụ thể đổi mới tâm trí bạn?
·      Thể nào bạn diễn tả lề thói sống mà bạn đã học biết trước đây trong đời bạn?
·      “Đồ cũ” nào bạn cần cởi ra để God có thể đổi mới tâm trí bạn?





Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

GOD HIỂU BẠN KHÔNG THỂ THAY ĐỔI QUA ĐÊM



By Rick Warren – August 20, 2018

“Hãy mặc vào bản chất mới của anh chị em, được tạo để giống God – công bình thật và thánh khiết” (Ê-phê-sô 4:24 NLT).

Khi God giúp bạn tăng trưởng tâm linh, Ngài không búng ngón tay để điều đó xảy ra lập tức.  Ngài làm nó tăng dần.  Khi God muốn tạo cây nấm, Ngài cần sáu tiếng, nhưng Ngài muốn tạo cây sồi, Ngài mất 60 năm.

Bạn muốn là cây nấm hay sồi?

Thánh Linh sẽ tạo thay đổi trong đời bạn vượt xa bất cứ gì bạn suy tưởng nổi, nhưng nó không xảy ra qua đêm.  Khi Hội Thánh Saddleback thực hiện “Thập Kỷ Đệnh Mệnh” của chúng tôi, lời cầu nguyện của tôi là, qua tác động của Thánh Linh và Lời God và nâng đỡ từ nhóm nhỏ, hội thánh chúng tôi sẽ trở nên trưởng thành hơn, giống đấng Christ hơn, và tiến xa hơn theo mục đích 10 năm từ điểm đó.  Lời cầu nguyện của tôi cũng y vậy cho bạn: là trong thập kỷ đến, bạn sẽ tăng trưởng trong trưởng thành tâm linh và giống đấng Christ và có mục đích.

Tôi muốn bạn mạnh mẽ hơn mặt tình cảm, thể chất, tâm linh, tâm lý, và tài chánh, nhưng bạn phải chủ tâm muốn điều đó.  Kinh Thánh nói, “Hãy mặc vào bản chất mới của anh chị em, được tạo để giống God –công bình thật và thánh khiết” (Ê-phê-sô 4:24 NLT).

Đây là cách chúng ta giống Chúa Giêsu hơn.  Chúng ta quăng đi những điều cũ và cách lối cũ kiềm hãm chúng ta không biết đấng Christ và trở nên giống Ngài, và chúng ta mặc vào bản chất mới với sự giúp đỡ của Thánh Linh.  Chúng ta để God làm việc trong chúng ta – bất kể bao lâu cần phải mất.

“Khi Thánh Linh Chúa làm việc bên trong chúng ta, chúng ta trở nên càng lúc càng giống Ngài” (2 Cô-rinh-tô 3:18 TLB).

THẢO LUẬN
·      Tại sao thật quan trọng phải có những mục tiêu?
·      Những mục tiêu nào của bạn cho 10 năm tới đời bạn?
·      Thể nào bạn muốn God làm việc trong đời bạn?  Hãy cầu nguyện, và xin Ngài giúp bạn tin cậy khi Ngài làm việc theo thời kỳ Ngài để hoàn thành mục đích Ngài cho bạn.






Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

PHẦN THƯỞNG GOD cho VIỆC KHÔN NGOAN QUẢN LÝ TIỀN



By Rick Warren – August 16, 2018

“Chủ trả lời, ‘Làm tốt lắm, hữi đầy tớ tốt và trung tín kia!  Con đã trung tín trong những chuyện nhỏ; Ta sẽ đặt con chịu trách nhiệm nhiều điều.  Hãy đến và chia phần hạnh phúc của chủ con!” (Ma-thi-ơ 25:21 NIV).

Tiền là trắc nghiệm gay go về sự trung tín của bạn.  God dùng tiền nhiều hơn bất cứ gì khác trong đời bạn để trắc nghiệm đức tin bạn.  Tại sao?  Vì tiền chính là điều chúng ta gặp khó khăn nhất.

Hãy nhìn những phần thưởng God ban cho việc khôn ngoan quản lý tiền: “Chủ trả lời, ‘Làm tốt lắm, hữi đầy tớ tốt và trung tín kia!  Con đã trung tín trong những chuyện nhỏ; Ta sẽ đặt con chịu trách nhiệm nhiều điều.  Hãy đến và chia phần hạnh phúc của chủ con!” (Ma-thi-ơ 25:21 NIV). 

Luật đền bù là đây: God sẽ thưởng bạn vì quản lý tốt tiền bạc.  Có ba bước cho phần thưởng này dựa vào Ma-thi-ơ 25:21: xác nhận, thăng chức, và ăn mừng.

God xác nhận bạn bằng cách nói, “Làm tốt lắm!  Ta thử con để xem con có thể đáng tin cậy điều Ta đã ban cho con, và con đã vượt được trắc nghiệm đó.  Làm tốt lắm, hỡi đầy tớ tốt và trung tín kia.”

Bước hai là thăng chức.  Khi bạn chứng tỏ trung tín qua một ít điều, God sẽ giao cho bạn trách nhiệm lớn hơn.

Và khi bạn chứng tỏ trung tín, God sẽ ăn mừng với bạn.  Bạn sẽ dự phần trong hạnh phúc của God!

Chúa Giêsu nói, “Không ai có thể phục vụ hai chủ.  Hoặc con sẽ ghét người này và yêu người kia, hoặc con sẽ tận hiến với người này và khinh dễ người kia.  Con không thể phục vụ cả God lẫn tiền” (Ma-thi-ơ 6:24 NIV).

Hãy để ý Ngài không nói bạn không nên phục vụ God và tiền.  Ngài nói bạn không thể.  Điều đó không thể được.  Không ai có thể phục vụ hai chủ.  Vậy bạn phải quyết định điều gì là số một đời bạn.  God hoặc làm tiền.

Tiền là đầy tớ tốt, nhưng nó là chủ nhân xấu.  Khi nó làm chủ bạn, bạn luôn bị stress.  Bạn luôn lo lắng.  Bạn luôn bị xiết vì nó.  Khi bạn làm chủ tiền, khi nó là đầy tớ bạn, nó phục vụ bạn.  Khi tiền làm việc cho bạn thay vì bạn làm việc cho tiền, thì bạn có bình an.

THẢO LUẬN
·      Nếu God rà soát tài chánh bạn, mấy điểm Ngài cho bạn, và tại sao?
·      Tại sao bạn muốn God cho bạn trách nhiệm lớn hơn?
·      Thể nào bạn quản lý tiền bạc bạn khôn ngoan hơn để nó làm việc cho bạn thay vì điều khiển bạn?