Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

TẠI SAO BẠN NÊN RỘNG LƯỢNG?

 


TG: RICK WARREN - 29/11/2021

DG: Thang Chu

 

“Nhờ kết quả mục vụ của anh chị em, họ sẽ tôn vinh Đức Chúa Trời. Vì lòng quảng đại của anh chị em đối với họ và với tất cả tín đồ sẽ chứng tỏ rằng anh chị em đang vâng phục Tin Mừng của Đấng Christ(2 Cô-rinh-tô 9:13 NLT).

 

Là môn đồ Đấng Christ, tại sao thật quan trọng có lòng quảng đại?  Dưới đây là ba cách nó có thể tác động đời bạn:

 

khiến bạn hạnh phúc.  Công Vụ 20:35 nói, “Hãy nhớ lời Chúa Giê-su: Ban cho có phước hơn nhận lãnh’” (NLT).  Thế giới sẽ nói với bạn rằng bạn sẽ hạnh phúc nhất khi nhận lãnh.  Nhưng Chúa Giê-su xoay ngược ý ​​đó và phán rằng bạn sẽ hạnh phúc hơn khi bạn ban cho hơn là khi bạn nhận lãnh.

 

thật hợp lý.  Kinh Thánh nói trong 2 Cô-rinh-tô 9:6, “Hãy nhớ điều này: Ai gieo ít cũng sẽ gặt ít, ai gieo rộng rãi cũng sẽ gặt rộng rãi” (NIV).  Bạn muốn người khác rộng lượng với bạn.  Nhưng bạn có nghĩ rằng bằng cách gieo ích kỷ, bạn có thể gặt hái được sự rộng lượng từ Đức Chúa Trời và những người khác không?  Chúa nói đó không là cách cuộc sống vận hành.  Có quy luật gieo nhân nào gặt quả ấy.  Nếu bạn muốn gặt rộng rãi, bạn phải gieo rộng rãi.

 

Nó cho thế giới thấy Chúa là thế nào.  Kinh Thánh nói, “Nhờ kết quả mục vụ của anh chị em, họ sẽ tôn vinh Đức Chúa Trời. Vì lòng quảng đại của anh chị em đối với họ và với tất cả tín đồ sẽ chứng tỏ rằng anh chị em đang vâng phục Tin Mừng của Đấng Christ” (2 Cô-rinh-tô 9:13 NLT).

 

Tôi thấy rằng cách tốt nhất để học lòng rộng lượng hơn là ghi nhớ lòng rộng lượng đáng kinh ngạc của Đức Chúa Trời.  Ngay cả khi cuộc sống khó khăn, bạn luôn có thể tìm thấy những món quà của Chúa khi bạn tìm kiếm chúng.  Hãy nhìn vào thế giới mà bạn đang sống.  Hãy nhìn vào sự sống mà Ngài đã cho bạn.  Hãy nhìn vào cách Ngài đáp ứng nhu cầu bạn.

 

Đức Chúa Trời là gương mẫu trọn vẹn của lòng quảng đại.  Và khi bạn quảng đại với người khác vì lòng quảng đại của Đức Chúa Trời đối với bạn, nó hướng người khác đến với Đức Chúa Trời.

 

THẢO LUẬN

·      Khi nào bạn đã hạnh phúc hơn khi ban cho hơn là nhận lãnh?  Mặt khác, khi nào lòng quảng đại của người khác đã đem phước cho bạn?

·      Một số cách nào bạn có thể gieo lòng quảng đại trong đời bạn?

·      Cách nào Đức Chúa Trời đã quảng đại với bạn?  Cách nào bạn cho Ngài thấy lòng biết ơn của bạn?

 

Nếu bạn chưa tin cậy nơi Chúa Giê-su và tận hiến theo Ngài, tại sao đợi lâu hơn?

 

Lòng quảng đại vĩ đại của Đức Chúa Trời được phản ánh trong món quà cứu rỗi của Ngài qua Chúa Giê-su Christ.  Tội lỗi bạn ngăn cách bạn khỏi Đức Chúa Trời.  Và chỉ có ân điển Đức Chúa Trời, qua Chúa Giê-su, mới có thể đưa bạn trở lại mối quan hệ đúng đắn với Ngài.

 

Kinh Thánh nói, Chính bởi ân điển mà anh chị em đã được cứu, qua đức tin—và điều này không phải do chính mình, đó là sự ban cho của Đức Chúa Trời—không phải bởi việc làm, để không ai có thể tự hào(Ê-phê-sô 2:8-9 NIV).

 

Nếu bạn sẵn sàng làm hòa với Đấng Sáng Tạo mình, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này:

 

“Lạy Chúa Giê-su, tôi không muốn tội lỗi tôi chia cắt tôi với Chúa.  Ngài đã hứa rằng nếu tôi tin Ngài, thì mọi điều tôi từng làm sai sẽ được tha thứ, tôi sẽ học được mục đích đời mình,Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào nhà vĩnh cửu của Ngài trên thiên đường ngày đến.

 

“Tôi xưng nhận tội lỗi mình, và tôi tin Ngài là Đấng Cứu Rỗi tôi.  Ngài đã hứa rằng nếu tôi xưng nhận tội lỗi mình và tin cậy Ngài, tôi sẽ được cứu.  Tôi tin cậy Ngài khi Ngài phán sự cứu rỗi đến bởi ân điển, qua đức tin, chứ không bởi bất cứ gì tôi làm.  Tôi tiếp nhận Ngài vào đời tôi làm Chúa tôi.  Hôm nay, tôi giao mọi phần đời mình cho Ngài.

 

“Tôi muốn sống cách mà Ngài đã tạo ra tôi để sống và dùng phần đời còn lại của mình để phục vụ Ngài thay vì phục vụ bản thân.  Tôi tận hiến đời tôi cho Ngàicầu xin Ngài cứu tôi và tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Nhân danh Chúa Giê-su tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/why-should-you-be-generous/

 

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

HÃY NÊU NHỮNG GIÁ TRỊ BẠN, RỒI SỐNG THEO NÓ

 


TG: RICK WARREN - 26/11/2021

DG: Thang Chu

 

“[Môi-se] coi s nhục vì cớ Đấng Christ là giá trị lớn hơn các kho báu Ai Cập, bởi ông đang hướng nhìn phần thưởng của mình” (Hê-bơ-rơ 11:26 NIV).

 

Điều gì quan trọng nhất với bạn?  Ba hoặc bốn giá trị hàng đầu trong đời bạn là gì?

 

Đây là quyết định chắc chắn mà bạn cần thực hiện: Chọn giá trị của Chúa, không của thế giới.  Môi-se đã đưa ra giải pháp định hình cuộc sống này.  Và đó là lý do Chúa dùng ông!

 

Hê-bơ-rơ 11:26 nói, Ông coi sỉ nhục vì cớ Đấng Christ là giá trị lớn hơn các kho báu Ai Cập, bởi ông đang hướng nhìn phần thưởng của mình”(NIV).

 

Môi-se đã lập một phán xét giá trị.  Ông nêu rõ điều gì quan trọng nhất với.  Ông biết giá trị hàng đầu của mình là gì.

 

Tôi có thể dễ dàng kể tên những giá trị hàng đầu của mình: chính trực, khiêm tốn, và rộng lượng.  Tôi đã quyết định từ lâu rằng tôi muốn xây đời mình dựa trên ba điều đó—bởi chúng là thuốc giải độc cho ba cạm bẫy của sự lãnh đạo.

 

Bạn có thể kể tên ba giá trị quan trọng nhất trong đời mình không?  Nếu bạn không, thì bạn chắc chắn không thể sống bởi chúng.

 

Trước khi bạn để một ngày nữa trôi qua, hãy ngồi xuống và tự hỏi mình, “Điều gì quan trọng nhất với tôi?  Những giá trị hàng đầu trong đời tôi là gì?”  Viết chúng xuống, bởi đến khi bạn nêu rõ các giá trị mình, bạn không thể sống bởi chúng.

 

Tại sao điều này quan trọng đến vậy?  Nếu bạn không quyết định điều gì là quan trọng trong đời mình, người khác sẽ quyết định thay bạn.  Họ sẽ đẩy bạn vào khuôn họ và bạn sẽ sống đời mình theo giá trị của họ chứ không của riêng bạn.

 

Khi bạn biết điều gì là quan trọng nhất với mình và sống theo giá trị mình, Chúa cũng sẽ dùng bạn và ban phước cho đời bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Ba giá trị quan trọng nhất nào trong đời bạn?

·      Thế nào bạn có thể nêu rõ chúng?

·      Bạn có thể thực hiện bước đầu tiên nào để áp dụng chúng vào đời mình ngay bây giờ?

https://pastorrick.com/name-your-values-then-live-by-them/

 

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

ĐỂ ĐƯỢC LỢI DÀI HẠN, HÃY CHỌN ĐAU NGẮN HẠN

 


TG: RICK WARREN - 25/11/2021

DG: Thang Chu

 

“[Môi-se] chọn bị ngược đãi cùng dân sự Đức Chúa Trời hơn là tận hưởng thú vui thoáng qua của tội lỗi(Hê-bơ-rơ 11:25 NIV).

 

Nếu bạn sẽ giỏi bất cứ điều gì—nếu bạn sẽ được lợi dài hạn—bạn phải chấp nhận cái đau ngắn hạn.  Bất kỳ ai từng chơi thể thao đều biết điều này.  Để kết thúc trận vô địch, bạn phải làm việc gian khổ và luyện tập dài giờ.

 

Nhưng nó không chỉ đúng trong thể thao.  Nó đúng trong vấn đề tài chính và các mối quan hệ.  Tôi được cuộc hôn nhân tốt đẹp, nhưng Kay và tôi đã làm việc gian khổ trong nhiều năm.  Nó không đến dễ dàng.  Để khiến hôn nhân bạn thành công, bạn phải thực hiện nó, như bất kỳ điều gì khác trong đời.

 

Nhiều vấn nạn của bạn đến từ sự bất lực của bạn việc trì hoãn lòng thỏa mãn.  Xã hội dạy bạn nói, “Tôi muốn mọi thứ, và tôi muốn nó bây giờ.  Và tôi muốn nó miễn phí và dễ dàng.”  Nhưng đời không hoạt động vậy!

 

Để trải nghiệm lợi ích dài hạn, bạn phải lựa chọn, như Môi-se đã làm: “Ông chọn bị ngược đãi cùng dân sự Đức Chúa Trời hơn là tận hưởng thú vui thoáng qua của tội lỗi” (Hê-bơ-rơ 11:25 NIV).

 

Ông chọn bị ngược đãi—chịu đựng nỗi đau ngắn hạn để được lợi dài hạn của việc làm điều đúng.

 

Đau đớn là một phần cuộc sống.  Và nếu bạn chọn làm việc khó ngay bây giờ và nỗ lực để học hỏi và tăng trưởng, để trở nên mạnh mẽ và trưởng thành, thì sau này trong đời bạn sẽ được hưởng lợi từ nó.

 

Ví dụ, một số người đang hưởng lợi ngay bây giờ từ những quyết định họ lập trước đó trong đời là không chi tiêu nhiều hơn họ kiếm—để tiết kiệm, dâng phần mười, và tôn vinh Đức Chúa Trời.  Họ đang hưởng lợi nhiều năm sau đó vì họ có kỷ luật và làm điều khó trước tiên.

 

Khi bạn chọn nỗi đau ngắn hạn như Môi-se đã làm, bạn sẽ thấy Chúa giải thoát bạn để bạn có thể vui hưởng phần thưởng dài hạn.

 

THẢO LUẬN

·      Nỗi đau ngắn hạn nào bạn đang đối diện mà đòi hỏi tầm nhìn vĩnh cửu?

·      Bạn đã thấy sao về những quyết định khó khăn, mà bạn đã lập hoặc hàng giờ đồng hồ bạn đã bỏ ra, mang lại lợi ích cho bạn về đường dài?

·      Bạn nghĩ tại sao Chúa muốn bạn chọn việc khó ngay bây giờ, thậm chí nghĩa là bạn phải thống khổ hoặc chịu đựng gian khó?

https://pastorrick.com/for-long-term-gain-choose-short-term-pain/

 

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

HÃY TẬP TRUNG LÀM VUI LÒNG CHÚA, CHẲNG PHẢI NGƯỜI TA

 


TG: RICK WARREN - 24/11/2021

DG: Thang Chu

 

“Mục đích chúng tôi là làm vui lòng Chúa, chứ chẳng phải con người. Duy Ngài dò xét động lực lòng chúng tôi(1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:4 NLT).

 

Chúa tạo ra bạn là bạn.  Ngài không tạo ra bạn để là điều cha mẹ bạn muốn bạn là.  Ngài không tạo ra bạn để bạn là điều người phối ngẫu, sếp, hoặc bạn hữu bạn muốn bạn là.

 

Chúa muốn bạn chính là người mà Ngài đã tạo ra bạn.  Nghĩa là bạn phải từ chối bị người khác định nghĩa.

 

Hê-bơ-rơ 11:24 nói, “Bởi đức tin, Môi-se, khi lớn lên, từ chối được biết là con trai của con gái vua Pha-ra-ôn” (NIV).

 

Môi-se gặp khủng hoảng về danh tính.  Ông sinh ra là nô lệ Do Thái nhưng lớn lên như hoàng tộc Ai Cập, cháu ngoại vua Pha-ra-ôn.  Khi lớn lên, ông có hai lựa chọn: Ông có thể giả vờ là cháu ngoại vua Pha-ra-ôn suốt quãng đời còn lại của mình và sống với xa hoa, danh vọng, và quyền lực.

 

Hoặc ông có thể thừa nhận mình thực sự là ai: người Do Thái.  Nếu ông làm vậy, gia đình ông sẽ đuổi ông ra ngoài để sống với nô lệ suốt đời còn lại của ông.  Ông sẽ bị thất sủng và nhục nhã và sống cuộc đời đầy đau đớn và cực khổ.

 

Bạn chọn cái nào?

 

Hầu hết người ta ngày nay đang sống giả dối.  Họ đang cố là người mà họ không phải. Nhưng Môi-se không chịu sống giả dối vì ông là người chính trực.  Để chống lại mọi áp lực từ bạn bè, ông khẳng định mình là người mà Chúa đã tạo ra ông để là.

 

Đây là câu hỏi của tôi cho bạn: Bạn đang cho phép ai quyết định căn cước bạn?

 

Một số bạn có cha mẹ đã mất cách đây nhiều năm, nhưng bạn vẫn đang cố sống đúng với kỳ vọng của họ.  Một số bạn đang lưu luyến những gì chồng cũ hoặc vợ cũ đã nói bạn và bạn đang cố chứng minh người đó sai.  Một số bạn đang cố theo kịp điều văn hóa nói bạn nên là.

 

Nhưng Kinh Thánh cho biết điều này: “Mục đích chúng tôi là làm vui lòng Chúa, chứ chẳng phải con người. Duy Ngài dò xét động lực lòng chúng tôi” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:4 NLT).

 

Hãy chọn là người mà Chúa tạo ra bạn để là.  Hãy nói đơn giản, “Tôi quyết tâm không để người khác ép mình vào khuôn họ.  Tôi sẽ làm điều Chúa muốn tôi làm và hoàn thành kế hoạch mà Ngài dành cho đời tôi—không phải kế hoạch của ai khác cho đời tôi.”

 

Bạn ơi, đó là thành công thực sự trong đời.  Đức Chúa Trời muốn bạn là chính người mà Ngài đã tạo ra bạn để là và không gì nữa.

 

THẢO LUẬN

·      Ai hoặc điều gì đang áp lực bạn là ai đó mà bạn không phải là?

·      Hãy dành chút thời gian viết xuống bạn là ai trong Chúa Giê-su Christ.  Thể nào bạn định nghĩa căn cước bạn?

·      Thể nào bạn khám phá và bắt đầu sống y như Chúa đã tạo ra bạn để là?

https://pastorrick.com/focus-on-pleasing-god-not-people-2/

 

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

HÃY LÀ CÁI TỐT NHẤT của BẠN, HÃY DÂNG CHÚA CÁI TỐT NHẤT của BẠN

 


TG: RICK WARREN - 23/11/2021

DG: Thang Chu

 

“Hãy cháy bừng ân tứ Chúa, là ân tứ trong con qua sự đặt tay của ta. Vì Thánh Linh mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta không khiến chúng ta rụt rè, nhưng khiến chúng ta mạnh mẽ, yêu thương và tự chủ” (2 Ti-mô-thê 1:6-7 NIV).

 

Khi Ti-mô-thê nhập cùng Phao-lô trong hành trình truyền giáo, Ti-mô-thê hãy còn chàng trai rất trẻ.  Phao-lô đã cử anh đến thành phố tên Ê-phê-sô để giúp sáng lập và lãnh đạo một hội thánh.  Dù Ti-mô-thê vật lộn với sợ hãi, Đức Chúa Trời dùng anh.

 

Dưới đây là ba bài học bạn có thể học được từ Ti-mô-thê về cách hoàn thành lời kêu gọi của Đức Chúa Trời cho đời bạn.

 

Phát triển những ân tứ Chúa ban cho bạn.

Kinh Thánh nói: “Đừng để ai coi thường con con còn trẻ, nhưng hãy làm gương cho các tín đồ về ăn nói, hạnh kiểm, tình yêu thương, đức tin, và sự trong sạch của con . . . Đừng chểnh mảng ân tứ thuộc linh trong con . . . Hãy thực hành những điều này và tận hiến chính mình cho những điều này, hầu cho sự tiến bộ của con được người ta thấy (1 Ti-mô-thê 4:12, 14-15 GNT).

 

Phao-lô cũng bảo Ti-mô-thê hãy cháy bừng ân tứ Chúa, là ân tứ trong con qua sự đặt tay của ta. Vì Thánh Linh mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta không khiến chúng ta rụt rè, nhưng khiến chúng ta mạnh mẽ, yêu thương và tự chủ” (2 Ti-mô-thê 1:6-7 NIV).

 

Là tín đồ, bạn có trách nhiệm suốt đời phát triển tài năng và ân tứ mà Đức Chúa Trời đã ban cho bạn.

 

Từ chối không để bị phân tâm.

Phao-lô bảo Ti-mô-thê trong 1 Ti-mô-thê 4:16, “Hãy chăm nhìn cách con sống và sự dạy dỗ của con. Hãy sống thật điều gì đúng vì lợi ích của sự cứu rỗi của chính con và sự cứu rỗi của những người nghe con (NLT).

 

Thật dễ bị phân tâm bởi khao khát xây dựng việc kinh doanh, gia đình, sự nghiệp, hoặc tiền tiết kiệm của bạn.  Và nhiều người lãng phí vô số giờ trong đời họ trên Internet và trên điện thoại họ.  Là môn đồ Chúa Giê-su, bạn phải tập trung vào những điều quan trọng nhất để bạn có thể hoàn thành lời kêu gọi mình.

 

Hãy dâng Chúa những gì tốt nhất của bạn.

Kinh Thánh nói, “Hãy chạy hết sức mình trong cuộc đua đức tin, và chiến thắng sự sống đời đời cho chính mình; vì chính sự sống này mà Đức Chúa Trời đã gọi anh chị em” (I Ti-mô-thê 6:12 GNT).  Chúa đã kêu gọi bạn đến một nhiệm vụ đặc biệt và nó chỉ có thể hoàn thành khi bạn cho nó cái tốt nhất của thời gian, công sức, ân tứ, và sự tập trung của bạn.

 

Phao-lô nói về Ti-mô-thê, “Ta không có ai khác như Ti-mô-thê” (Phi-líp 2:20 NLT).  Bạn có thể tưởng tượng một văn bia lớn hơn không?  Không ai khác trên thế giới này như Ti-mô-thê.  Anh đã tập trung.  Anh đã tận hiến cho lời kêu gọi của Chúa trên đời anh.  Không ai có thể làm phân tâm hay làm nản lòng anh, và anh đã dâng Chúa cái tốt nhất của anh.

 

Khi bạn dâng Đức Chúa Trời cái tốt nhất của bạnđi theo sự kêu gọi của Ngài, Đức Chúa Trời cũng sẽ phát huy những cái tốt nhất trong bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào bạn đang phát triển những ân tứ mà Chúa đã ban cho bạn?

·      Bằng những cách nào bạn có thể loại bỏ những phân tâm đang khiến bạn không tập trung vào sự kêu gọi bạn?

·      Với những công tác hàng ngày nào bạn ban cho cái tốt nhất của bạn?  Bạn có đem nỗ lực tương tự vậy cho mục vụ và sự kêu gọi của bạn không?

https://pastorrick.com/to-be-your-best-give-god-your-best/

 

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

KHÔNG BAO GIỜ QUÁ TRỂ để THEO TIẾNG GỌI của CHÚA

 


TG: RICK WARREN - 22/11/2021

DG: Thang Chu

 

“Bây giờ tôi đây, tám mươi lăm tuổi. Tôi vẫn mạnh mẽ hôm nay như tôi vào ngày Môi-se sai tôi đi, và tôi cũng sẵn sàng chiến đấu bây giờ như tôi khi đó. Vậy hãy ban cho tôi xứ núi mà CHÚA đã hứa với tôi ngày đó cách đây đã lâu” (Giô-suê 14:10-12 NCV).

 

Không bao giờ quá muộn không thể theo tiếng gọi của Chúa cho đời bạn.

 

Sau khi Giô-suê gửi 12 điệp viên đến Đất Hứa, họ quay lại và báo rằng vùng đất đó quá khó cho dân sự Đức Chúa Trời định cư.  Và vì không tin, dân Y-sơ-ra-ên đã lang thang trong sa mạc thêm 40 năm nữa.  Cả một thế hệ chết vì họ không tin lời hứa của Đức Chúa Trời.  Nhưng Ca-lép Giô-suê tin, nên họ được sống.

 

Khi dân Y-sơ-ra-ên trở lại Đất Hứa 40 năm sau, Ca-lép nói: “Bây giờ tôi đây, tám mươi lăm tuổi. Tôi vẫn mạnh mẽ hôm nay như tôi vào ngày Môi-se sai tôi đi, và tôi cũng sẵn sàng chiến đấu bây giờ như tôi khi đó. Vậy hãy ban cho tôi xứ núi mà CHÚA đã hứa với tôi ngày đó cách đây đã lâu” (Giô-suê 14:10-12 NCV).

 

Hãy ban cho tôi xứ núi—Tôi thích điều đó!  Đất mà Ca-lép muốn thì đầy những người khổng lồ và những thành phố kiên cố với những tường thành vĩ đại.  Ông đang nói với Chúa, “Hãy giao cho tôi nhiệm vụ lớn nhất.  Hãy giao tôi thành phố khó nhất.  Hãy giao tôi nơi có những người khổng lồ nhất.  Hãy giao tôi những miền núi.  Tôi không muốn chỗ dễ dàng.  Tôi biết tôi 85 tuổi, nhưng tôi vẫn có nó trong tôi để làm những điều lớn  nhất cho Ngài.”

 

Khi tôi mua thiệp sinh nhật cho cháu gái, tôi nhận thấy điều mà tôi chưa từng thấy trước đây trong phần thiệp chúc mừng.  Giờ đây họ có toàn bộ phần cung cấp thiệp sinh nhật cho tuổi 80, 85, 90, 95 và thậm chí 100!  Khi lớn lên, tôi không thấy những loại thiệp đó, bởi hầu hết mọi người không sống lâu vậy.  Nhưng nay, tuổi thọ cao hơn rất nhiều.

 

Nếu bạn là người lớn tuổi hơn, bạn có thể nghĩ đã đến lúc gác kiếm.  Tôi bảo bạn nè, đã đến lúc lấy nó xuống và phủi bụi!  Có phải bạn nghĩ Chúa sẽ cho bạn sống 30 năm nữa chỉ để chơi gôn?

 

Đây là chữ không có trong Kinh Thánh: nghỉ hưu.  Bạn có thể ngừng làm việc, nhưng bạn tiếp tục phục vụ Chúa.  Bạn có nhiều khôn ngoan và kinh nghiệm bây giờ hơn so với khi bạn còn trẻ, và Chúa sẽ không lãng phí điều đó.

 

Ở tuổi 85, Ca-lép bắt đầu sứ mệnh trọng đại nhất đời mình.  Môi-se 80 tuổi khi Đức Chúa Trời gọi ông để giải phóng dân sự Đức Chúa Trời.  Áp-ra-ham 79 tuổi khi ông nhận tiếng gọi của Đức Chúa Trời.

 

Nếu bạn thuộc thế hệ Ca-lép, hãy tin rằng không bao giờ quá muộn không thể bắt đầu tiếng gọi đời bạn.  Điều tốt nhất vẫn chưa đến!

 

THẢO LUẬN

·      Nếu bạn thuộc thế hệ Ca-lép, thể nào bạn muốn “những năm nghỉ hưu” của mình để dùng cho Vương Quốc Đức Chúa Trời?  Thể nào bạn sẽ theo đuổi tiếng gọi bạn trong 10, 20, hoặc 30 năm tới?

·      Thể nào cách mà bạn để dành cho nghỉ hưu phản ánh điều bạn muốn hoàn thành cho Đức Chúa Trời?

·      Bất kể giai đoạn đời nào bạn đang ở, bạn đang làm gì để theo đuổi điều bạn tin rằng Chúa đã kêu gọi bạn làm?

https://pastorrick.com/its-never-too-late-to-follow-gods-call/

 

 

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

GIỮ LẬP TRƯỜNG THÁNH KHIẾT

 


TG: RICK WARREN - 12/11/2021

DG: Thang Chu

 

“Đừng sợ; hãy tiếp tục nói, đừng im lặng(Công Vụ 18:9 NIV).

 

Trong vài ngày qua, chúng ta đã cùng tìm hiểu ý nghĩa việc phát triển thế giới quan Cơ-đốc-nhân.  Khi bạn đang hình thành thế giới quan mình, thật quan trọng để hiểu lập trường của Đức Chúa Trời về ba vấn đề gây tranh cãi trong nhiều nền văn hóa ngày nay.

 

Tôi chọn ba điều này vì việc lên tiếng về chúng đòi hỏi can đảm nhất.  Hầu hết mọi người không chỉ bất đồng với bạn về những đề tài này,họ còn tranh luận sôi nổi với bạn.

 

Cần can đảm lạ thường để đứng lên chống loại áp lực đó.

 

Có nhiều phần trong Kinh Thánh mà người ta không gặp khó khăn, chẳng hạn như khi chúng ta được bảo giúp đỡ người nghèo.  Không ai bất đồng điều đó.  Nhưng thế giới ghét một số phần Kinh thánh, và điều đó khiến Cơ-đốc-nhân khó bênh vực điều họ biết là đúng.

 

Dưới đây là ba vấn đề liên quan đến thánh khíếtCơ-đốc-nhân ngày nay cần bênh vực.

 

1. Thánh khiết sự sống: Đức Chúa Trời có mục đích cho mọi đứa trẻ chưa sanh.  Đức Chúa Trời đã hoạch định đời bạn trước khi bạn được sinh: Ngài đã thấy tôi trước khi tôi được sinh. Mỗi ngày đời tôi được ghi trong sách Ngài. Mỗi giây phút được sắp đặt trước khi một ngày trôi qua” (Thi Thiên 139:16 NLT).  Chúng ta phải lên tiếng cho những người không thể tự nói—những người chưa sinh, hàng chục triệu trẻ sơ sinh khắp thế giới sẽ ở đây nếu chúng không bị phá thai.  Nếu tôi nhận mình là Cơ-đốc-nhân, thì tôi phải tin rằng mỗi sự sống là thiêng liêng.

 

2. Thánh khiết tình dục: Tình dục chỉ dành cho hôn nhân.  Tình dục là ý tưởng của Đức Chúa Trời.  Nó không bẩn hay sai; tình dục là thánh.  “Hôn nhân phải được tôn trọng bởi mọi người, và giường hôn nhân phải được giữ sạch, vì Đức Chúa Trời sẽ xét xử kẻ ngoại tình và tất cả những người vô luân” (Hê-bơ-rơ 13:4 NIV).  Những lời chỉ dẫn của Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi: Tình dục trước hôn nhân là không thể chấp nhận được với Đức Chúa Trời.  Sống với nhau không kết hôn là không thể chấp nhận được với Đức Chúa Trời.  Ngoại tình là không thể chấp nhận được với Chúa.  Hình ảnh khiêu dâm và đồ-vật-hóa nữ giới là không thể chấp nhận được với Chúa.

 

3. Thánh khiết hôn nhân: Một nam một nữ suốt đời.  Đó là thiết kế dự định ban đầu của Chúa. Nhiều người hỏi, “À, còn về chế độ đa thê trong Kinh Thánh thì sao? Kinh Thánh nói sự thật về điều gì đó đã xảy ra không có nghĩa là Đức Chúa Trời chấp thuận nó.  Và Kinh Thánh rất rõ ràng về vấn đề hôn nhân: Các ngươi không đọc sao . . . rằng ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã ‘dựng nên người nam và người nữ’ và phán rằng: Vì lý do này mà người nam sẽ lìa cha mẹ và kết hợp với vợ mình, và hai người sẽ trở nên một thịt? Vậy họ không còn là hai, mà là một thịt. Vậy sự gì Đức Chúa Trời đã kết hợp nhau, chớ ai phân rẽ” (Ma-thi-ơ 19:4-6 NIV).

 

Người thiện chí có thể bất đồng về nhiều vấn đề trong đời.  Ví dụ, Kinh Thánh không đưa ra kế hoạch phục hồi kinh tế, vậy Cơ-đốc-nhân có thể bất đồng điều đó.  Nhưng, là người theo Chúa Giê-su Christ, điều quan trọng là tuân theo điều Đức Chúa Trời nói về thánh khiết của sự sống, tình dục, và hôn nhân.  Và bạn cần có can đảm để bênh vực chúng, ngay cả khi—và đặc biệt là khi—đó không phải là điều phổ biến hoặc điều đúng về chính trị để làm.

 

THẢO LUẬN

·        Khi nào là lần cuối bạn lên tiếng cho Chúa Giê-su trong cuộc trò chuyện về thánh khiết của sự sống, tình dục, hoặc hôn nhân?  Điều gì khiến bạn không lên tiếng thường xuyên hơn?

·        Cách nào bạn có thể chuẩn bị tốt hơn cho mình để có những cuộc trò chuyện hiệu quả về những đề tài này?

·        Thể nào bạn thấy lợi ích của việc có thế giới quan Cơ-đốc-nhân khi bàn đến thánh khiết của sự sống, tình dục, hoặc hôn nhân?

 

Chúa sẵn sàng tha thứ

 

Sau khi đọc bài dưỡng linh này, bạn có thể hỏi, Nhưng chuyện gì nếu tôi đã phạm tội và phạm tiêu chuẩn Đức Chúa Trời khi nói đến thánh khíết của sự sống, tình dục, hoặc hôn nhân? Có thể bạn đã phá thai, tình dục ngoại hôn, hoặc ly hôn.

 

Tin Mừngđây: Bất kể điều gì bạn đã hay đâu bạn đã ở, Chúa sẽ tha thứ bạn.

 

Kinh Thánh nói, “Nếu chúng ta xưng tội mình với [Đức Chúa Trời], thì chúng ta có thể nhờ Ngài tha thứ chúng ta và làm sạch chúng ta mọi điều sai. Và hoàn toàn thích hợp cho Đức Chúa Trời làm điều này cho chúng ta vì Đấng Christ đã chết để rửa sạch tội chúng ta” (1 Giăng 1:9 TLB).

 

Trong khi cần can đảm để chống lại áp lực văn hóa, nhưng cũng cần can đảm thừa nhận mình đã sai và rồi cầu xin tha thứ.  Vậy nếu bạn phạm tội trong bất cứ cái nào trong ba lĩnh vực này, hãy biết rằng ân điển của Đức Chúa Trời sẵn có và chờ bạn.  Ngài hứa tha thứ tội lỗi bạn.

 

Hãy đến với Ngài hôm nay và thừa nhận điều bạn đã làm sai, cầu xin sự tha thứ của Ngài, rồi tiến về trước trong ân điển Chúa, biết rằng bạn được tha thứ.

 

https://pastorrick.com/taking-a-stance-on-sanctity/

 

 

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

ĐIỀU GÌ ĐANG ẢNH HƯỞNG THẾ GIỚI QUAN BẠN?

 


THEO RICK WARREN - 11/11/2021

DG: Thang Chu

 

“Hãy đứng lên cho Ta để chống lại ý kiến thế gian và Ta đứng lên cho con trước Cha Ta trên trời. Nếu con quay đuôi và chạy, con có nghĩ Ta sẽ che chở con không?” (Ma-thi-ơ 10:32-33 The Message).

 

Để sống can đảm lạ thường và đứng lên vì Đấng Christ, bạn phải làm rõ thế giới quan mình—là bộ lọc qua đó bạn thấy và hiểu thế giới.  Hôm qua chúng ta đã xem ý nghĩa gì để phát triển thế giới quan Cơ-đốc-nhân.  Nhưng bạn cũng cần hiểu thế giới quan của người không phải Cơ-đốc-nhân đang cạnh tranh với lòng mộ đạo của bạn mỗi ngày.

 

Dưới đây là bốn thế giới quan phổ biến . Khi bạn đọc chúng, hãy cầu xin Chúa chỉ cho bạn những cách mà những thế giới quan này có lẽ ảnh hưởng đến bạn hơn là thế giới quan -đốc-nhân.

 

Chủ nghĩa duy vật: Điều quan trọng nhất là tiền bạc.  Người theo chủ nghĩa duy vật đo lường thành công của họ bằng giàu có.  Vấn nạn với quan điểm đó là thế này: Bạn không mang bất cứ gì vào thế giới này và bạn sẽ không lấy được bất cứ gì từ nó.  Bạn được tạo ra hơn cả đồ vật.  Lu-ca 12:15 nói, “Cuộc sống không gồm trong của cải dư dật” (NIV).  Những đồ vật tuyệt diệu nhất trong đời không phải là những đồ vật.

 

Chủ nghĩa khoái lạc: Bất cứ gì cảm thấy tốt là tốt.  Đối với người chủ nghĩa khoái lạc, vui thú là thượng đế của họ.  Mục tiêu họ trong đời là được thoải mái và vui vẻ.  Nhưng hạnh phúc không phải là mục tiêu trong đời; hạnh phúc là sản phẩm phụ của việc sống có mục đích của bạn.  Thánh thiện tạo ra hạnh phúc.  Kinh Thánh nói, Kẻ sống chỉ để thỏa mãn bản chất tội lỗi mình sẽ gặt hư nát và sự chết từ bản chất tội lỗi đó. Nhưng kẻ sống làm đẹp lòng Thánh Linh sẽ gặt sự sống đời đời từ Thánh Linh” (Ga-la-ti 6: 8).

 

Chủ nghĩa cá nhân: Điều tôi muốn đến trước nhất.  Nước Mỹ được xây trên chủ nghĩa cá nhân thô lỗ, và ngày nay tiến hóa thành văn hóa tự-yêu-mình.  Nhưng Chúa không tạo ra bạn để sống cho bạn.  Nếu bạn muốn theo Chúa Giê-su, bạn phải gạt sang bên tham vọng ích kỷ của mình.  Rô-ma 2:8 nói, “Đối với kẻ vụ lợi và khước từ lẽ thật và theo điều ác, sẽ có cơn thịnh nộ và giận dữ” (NIV).  Đức Chúa Trời chống lại cái-rốn-vũ-trụ bởi Đức Chúa Trời là tình yêu thương, và tình yêu thương không bao giờ ích kỷ.

 

Chính trị là tôn giáo.  Tôi đã nói chuyện tại nhiều hội nghị thế tục lớn, và tôi khám phá điều này: Chính trị là tôn giáo của những người không biết Chúa.  Không gì sai với chính trị, nhưng nó không nên là cứu tinh của bạn.  Phi-líp 3:20 nói, “Quyền công dân của chúng ta ở trên trời. Và chúng ta nôn nả chờ đợi Đấng Cứu Rỗi từ đó, là Chúa Giê-Christ” (NIV).  Hãy là công dân có trách nhiệm.  Nhưng hãy dành lòng trung thành lớn nhất của bạn cho Chúa, không phải cho chính phủ.

 

Kết quả của những thế giới quan phổ biến này là gì?  Sự sụp đổ văn hóa chúng ta, khủng hoảng trong trường học chúng ta, tham nhũng trong doanh nghiệp chúng ta, hỗn loạn trong chính phủ chúng ta, xác thịt trong nhà thờ chúng ta, rối loạn trong gia đình chúng ta, và xung đột trong đời sống cá nhân chúng ta.  Khi bạn không tuân theo cẩm nang của ông chủ của sự sống, bạn bị tổn thương.  Nói cách khác, khi bạn phá vỡ luật Chúa, bạn cũng bị phá vỡ.

 

Để chống lại những thế giới quan phổ biến này, Đức Chúa Trời đang kêu gọi Cơ-đốc-nhân đứng lên bảo vệ lẽ thật của Ngài “chống lại quan điểm thế giớ.”  Bạn chỉ có thể làm được điều đó khi bạn có nền tảng vững chắc về Lời Chúa và lòng can đảm lạ thường đến từ mối quan hệ với Ngài.

 

THẢO LUẬN

·        Cách cụ thể nào Đức Chúa Trời yêu cầu bạn chống lại ý kiến ​​thế gian?  Bạn đáp ứng thế nào?

·        Cái nào trong bốn thế giới quan phổ biến ngày nay là cám dỗ nhất cho bạn?  Thể nào bạn có thể phản bác thế giới quan đó với lẽ thật của thế giới quan Cơ-đốc-nhân?

·        Bạn có thể làm gì để xây nền tảng vững chắc hơn qua đó làm nền tảng cho thế giới quan Cơ-đốc-nhân của bạn?

https://pastorrick.com/whats-influencing-your-worldview/

 

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

CÁCH NÀO CÓ CAN ĐẢM LẠ THƯỜNG

 


TG: RICK WARREN - 10/11/2021

DG: Thang Chu

 

“Hãy bênh vực cho Ta nghịch lại dư luận thế gian và Ta sẽ bênh vực cho con trước mặt Cha Ta ở trời” (Ma-thi-ơ 10:32 The Message).

 

Trong một thế giới đầy những ý tưởng và niềm tin nghịch Lời Chúa, Chúa muốn bạn có lòng can đảm lạ thườngbênh vực Đấng Christ.  Để làm điều này cách hiệu quả, bạn cần phát triển thế giới quan Cơ-đốc-nhân.

 

Thế giới quan là gì?  Đó là bộ lọc qua đó bạn thấy và hiểu thế giới.  Bộ lọc mỗi người hơi khác nhau.  Ngay cả khi tất cả chúng ta đang nhìn cùng một sự kiện, bạn có lẽ thấy nó khác với những người xung quanh vì thế giới quan khác nhau.

 

Thế giới quan của bạn ảnh hưởng cách bạn nhìn mọi điều—gồm Đức Chúa Trời, bản thân bạn, người khác, quá khứ, hiện tại, tương lai, tiền bạc, thời gian, thiện, và ác.  Thế giới quan của bạn ảnh hưởng mọi lựa chọn của bạn.  Mỗi khi bạn lập quyết định, bạn sẽ nhìn nó qua bộ lọc thế giới quan của mình và đưa ra lựa chọn dựa trên những niềm tin mà tạo ra thế giới quan của bạn.

 

Điều tối trọng, khi đó, là bạn, là môn đồ Chúa Giê-su, dựa thế giới quan của bạn trên lẽ thật của Lời Chúa.

 

Một cuộc khảo sát toàn quốc cho thấy 62 phần trăm người Mỹ tuyên bố họ “có tâm linh sâu sắc.”  Khi được hỏi thể nào tâm linh đó ảnh hưởng quyết định của họ, 31 phần trăm nói họ lập lựa chọn đạo đức dựa trên “điều gì cảm thấy đúng và thoải mái,” 18 phần trăm nói “bất cứ gì tốt nhất cho tôi,” 14 phần trăm nói “bất cứ gì gây ít xung đột nhất với người khác,” và chỉ 16 phần trăm nói “dựa vào điều Lời Đức Chúa Trời phán.”

 

Nghĩa là gì?  Nghĩa là hầu hết các Cơ-đốc-nhân có thế giới quan không phải Cơ-đốc-nhân.  Bạn có là Cơ-đốc-nhân và hướng đến thiên đường, nhưng bạn cũng có thể có thế giới quan không phải Cơ-đốc-nhân vì bạn dựa nó vào điều bạn học từ thế gian chứ không từ Lời Chúa.

 

Có thế giới quan Cơ-đốc-nhân vững vàng cho phép bạn can đảm đứng lên như một tín đồ—tức là người bênh vực và nói lẽ thật.  Tại sao điều đó quan trọng quá vậy?  Ma-thi-ơ 10: 32-33 nói, “Hãy bênh vực cho Ta nghịch lại dư luận thế gian và Ta sẽ bênh vực cho con trước mặt Cha Ta ở trời” (The Message).

 

Đức Chúa Trời mong đợi bạn, là một trong những môn đồ Ngài, đứng về lẽ thật của Ngài.  Mang lấy loại lập trường đó đòi hỏi can đảm lạ thường mà chỉ có được qua thế giới quan Cơ-đốc-nhân dựa trên kiến ​​thức và hiểu biết về Lời Chúa.

 

THẢO LUẬN

·        Thế giới quan nào bạn nghĩ người ta nói bạn có?

·        Cách nào thế giới quan của bạn đã ảnh hưởng những quyết định bạn đưa ra hôm nay?

·        Thể nào kiến thức Kinh Thánh của bạn giúp bạn bênh vực lẽ thật của Đức Chúa Trời?

https://pastorrick.com/how-to-have-uncommon-courage-2/