Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

CHỈ DUY BẠN CÓ THỂ CHIA SẺ THÔNG ĐIỆP ĐỜI BẠN

TG: RICK WARREN - 31 tháng 12 năm 2020

DG: Thang Chu

 

“Đời sống anh chị em đang vang vọng Lời của Thầy . . . Tin tức về đức tin của anh chị em trong Chúa lan ra. Chúng tôi thậm chí không phải nói bất cứ gì nữa—anh chị em chính là thông điệp đó!”  (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:8 The Message).

 

Bạn có biết rằng Đức Chúa Trời đặt bạn trên trần gian vì lý do đặc biệt không?  Ngài muốn nói điều gì đó cho phần còn lại của thế giới thông qua bạn.  Đó được gọi là thông điệp đời bạn.

 

Đây đầu năm mới là lúc lý tưởng để bạn suy nghĩ về thông điệp đời bạn là gì và quyết tâm chia sẻ nó với người xung quanh.

 

Kinh Thánh cho biết trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:8, “Đời sống anh chị em đang vang vọng Lời của Thầy . . . Tin tức về đức tin của anh chị em trong Chúa lan ra. Chúng tôi thậm chí không phải nói bất cứ gì nữa—anh chị em chính là thông điệp đó!” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:8 The Message).

 

Bất cứ khi nào bạn nói, “Đây là điều Chúa đang làm trong đời tôi,” là bạn đang đưa ra thông điệp đời mình.  Khi bạn nói, Tôi đã cầu nguyện điều này, và đây là những gì đã xảy ra,” bạn đã cho thông điệp sống.  Nếu bạn nói, “Tôi gặp vấn đề này mà tôi đang vật lộn, nhưng Chúa đang giúp tôi,” bạn đang chia sẻ thông điệp đời mình.

 

Chỉ duy bạn mới có thể chia sẻ thông điệp sống độc đáo của bạn.  Không ai khác có thể làm điều đó cho bạn.  Nếu bạn không chia sẻ thông điệp đời mình, thế giới sẽ bị lừa dối.

 

Chúa muốn sử dụng bạn đặc biệt.  Tại sao?  Bởi những thông điệp tốt nhất là những thông điệp cá nhân.  Những thông điệp quyền năng nhất đến qua con người.

 

Tôi rất vui rằng, khi Chúa muốn chia sẻ thông điệp về tình yêu thương của Ngài, Ngài đã không email nó.  Ngài đã đích thân đến.  Ngôi Lời đã trở thành xác thịt.  Chúa Giê-su Christ đã đến thế gian để chúng ta có thể thấy Đức Chúa Trời như thế nào.

 

Chúa có thông điệp để chia sẻ với thế giới ngày nay.  Thay vì viết nó lên trời, Ngài muốn chia sẻ nó thông qua bạn.

 

Bạn không cần phải toàn hảo để chia sẻ thông điệp đời mình.  Bạn chỉ cần thành thật—thật và nguyên chất.  Bạn có thể nói, “Tôi không có tất cả một lúc, nhưng đây là điều Chúa đang làm trong đời tôi.  Đây là sự khác biệt mà Chúa Giê-su Christ đã tạo ra.”

 

Nếu bạn không chia sẻ thông điệp đời mình cho người khác, họ cũng có lẽ không bao giờ nghe về điều Chúa có thể làm cho họ.

 

Thông điệp đời bạn là gì?

 

THẢO LUẬN

·      Điều gì khiến bạn không mạnh dạn chia sẻ với người khác sự khác biệt mà Chúa Giê-su Christ đã tạo ra trong đời bạn?

·      Ai là người trong đời bạn cần nghe một thông điệp hy vọng trong năm mới này?  Thể nào bạn có thể chia sẻ một phần hoặc toàn bộ thông điệp đời bạn với họ trong tuần này?

·      Hãy dành chút thời gian để viết ra thông điệp đời bạn—sự khác biệt mà Chúa Giê-su đã tạo ra trong đời bạn—để bạn sẵn sàng chia sẻ nó.  Nó nên gồm đời bạn thế nào trước khi có Chúa Giê-su Christ, cách bạn đến đức tin nơi Đấng Christ,đời bạn bây giờ thế nào khi là môn đồ Đấng Christ.

https://pastorrick.com/only-you-can-share-your-life-message/

 

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

CHÚA CÓ THỂ DÙNG LẦM LỖI của BẠN cho ĐIỀU TỐT của NGÀI

TG: RICK WARREN - 30/12/2020

DG: Thang Chu

 

“Chúng ta biết rằng trong mọi sự, Đức Chúa Trời hành động đem lại tốt lành cho người yêu mến Ngài, là người được gọi cho mục đích Ngài” (Rô-ma 8:28 GNT).

 

Hãy đối diện nó.  Bạn và tôi làm những điều dại dột hết lần này đến lần khác.  Chúng ta phạm lỗi.

 

Nhưng không gì bạn từng làm vượt quá khả năng Chúa dùng.  Bạn có thể phạm lỗi, nhưng Chúa không.

 

Kinh Thánh nói trong Rô-ma 8:28: “Chúng ta biết rằng trong mọi sự, Đức Chúa Trời hành động đem lại tốt lành cho người yêu mến Ngài, là người được gọi cho mục đích Ngài” (Rô-ma 8:28 GNT).

 

Khi bạn phạm lỗi dại dột, Chúa nói, “Ta cũng có thể khiến nó khớp vào.  Ta có thể dùng tất cả nó cho điều tốt.”

 

Tuy nhiên, tôi muốn rõ ràng.  Đây không phải l lời hứa cho mọi người.  Câu này không nói rằng Đức Chúa Trời làm mọi thứ đem ra điều tốt cho người sống nổi loạn nghịch Ngài hoặc cho người không sống cho mục đích Ngài.

 

Lời hứa này dành cho người đến với Chúa và nói, “Tôi muốn sống cho mục đích Ngài.     Tôi không phải lúc nào cũng làm đúng.  Nhưng tôi muốn làm đúng.  Tôi muốn theo Ngài, và tôi muốn tin cậy Ngài.”  Hãy làm điều đó, và Đức Chúa Trời sẽ lấy tất cả và sử dụng nó cho điều tốt của Ngài.

 

Đó là lý do để vui mừng.

 

Khi bạn đặt đời mình vào tay Ngài, không có nghĩa bạn sẽ không bao giờ làm chuyện dại dột nữa.  Bạn vẫn sẽ có quyết định tồi tệ.  Bạn vẫn sẽ lộn xộn.  Nhưng Chúa có thể gắn khớp tất cả vào kế hoạch Ngài.

 

Không có kế hoạch B nào cho đời bạn.  Chúa biết tất cả những sai lầm bạn sẽ mắc phải trước khi bạn được sinh ra.  Ngài cũng biết Ngài sẽ gắn khớp những sai lầm đó vào kế hoạch Ngài.

 

Nghĩa là bạn có thể thư giãn.  Bạn có thể ngừng lo lắng.  Bạn có thể bước sang năm mới tin tưởng rằng ân điển của Đức Chúa Trời đang hoạt động trong đời bạn.

 

Hãy làm hết mình với điều Chúa đã ban cho bạn.  Chúa sẽ hành động mọi điều trong kế hoạch Ngài.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào bạn từng thấy Chúa biến lỗi lầm bạn thành điều tốt?  Thể nào bạn từng thấy Ngài làm điều đó trong đời người khác?

·      Nếu bạn biết rằng Chúa có thể dùng những sai lầm bạn để làm điều tốt, thì thể nào cách nhìn của bạn về tương lai sẽ thay đổi?

·      Bước đức tin nào bạn sẽ thực hiện với sự tự tin vì biết rằng Đức Chúa Trời đang hành động cho điều tốt của Ngài trong đời bạn?

https://pastorrick.com/god-can-use-your-mistakes-for-his-good-2/

 

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

HÃY KHIẾN TÀI NĂNG và KỸ NĂNG BẠN QUAN TRỌNG

TG: RICK WARREN - 29/12/2020

DG: Thang Chu

 

“Hãy dùng mọi phần thân thể anh chị em để đem vinh hiển cho Đức Chúa Trời” (1 Cô-rinh-tô 6:20 TLB).

 

Bạn muốn Chúa dùng bạn thế nào?  Cách nào bạn có thể dùng tài năng mình khi nhìn về cõi vĩnh hằng?  Nghĩa là bạn dành thời gian bạn trên trần thế để chuẩn bị cho thời gian bạn trên thiên đàng.

 

Kinh Thánh nói trong 1 Cô-rinh-tô 6:20, “Hãy dùng mọi phần thân thể anh chị em để đem vinh hiển cho Đức Chúa Trời” (1 Cô-rinh-tô 6:20 TLB).

 

Nhiều người—kể cả một số Cơ-đốc-nhân—có quan niệm sai lầm lớn về thiên đàng.  Họ nghĩ rằng khi lên thiên đng, bạn sẽ tung tăng ăn uống, mặc áo choàng trắng, chơi đàn hạc,lơ lửng trên mây.  Nhưng những điều đó không có trong Kinh Thánh!

 

Vậy bạn sẽ làm gì trong hàng nghìn tỷ năm đó khi bạn lên thiên đường?

 

Đức Chúa Trời có kế hoạch để bạn phục vụ trên thiên đàng.  Bạn sẽ có công việc—những điều thú vị bạn sẽ làm để phục vụ Đức Chúa Trời.  Và thời gian của bạn trên trần thếviệc thực tập cho điều đó.

 

Nếu bạn hy vọng Chúa sẽ ban cho bạn một nơi phục vụ nghiêm túc trong cõi vĩnh hằng, bạn không thể dành thời gian bạn trên đất chỉ để sống cho chính mình.

 

Hãy tưởng tượng nếu suốt đời bạn chỉ ngồi trên băng ghế và nói, Tôi sống vì tôi. Rồi, khi bạn lên trời, bạn nói, “Được rồi, Chúa ơi, hãy đem tôi khỏi băng ghế và đặt tôi vào đội A.  Hãy để tôi phục vụ Ngài ngay bây giờ.”  Chúa sẽ nói, “Quên nó đi.  Con đã phát triển những kỹ năng phục vụ nào trong thời gian sống trên trần thế?  Con không có khả năng phục vụ nào.”

 

Chúa muốn bạn hiểu rằng ngay bây giờ là cơ hội để bạn sẵn sàng cho điều thực sự đó.  Bạn sẽ đem lên thiên đường chỉ có hai điều: đức tính bạn và kỹ năng bạn.  Bạn sẽ không đem bất kỳ tiền bạc hay tài sản nào của mình.  Bạn sẽ không đưa một thứ vật chất nào lên thiên đường.

 

Vậy đừng lãng phí thời gian bạn cho những gì bạn không thể mang theo với bạn.  Thay vào đó, hãy dành thời gian phát triển kỹ năng phục vụ và xây dựng đức tính bạn để giống Chúa Giê-su hơn.

 

Bạn đang dùng tài năng mình cho Đức Chúa Trời như thế nào?  Hay bạn đang dùng tất cả tài năng mình cho bản thân?  Đức Chúa Trời muốn bạn phục vụ Ngài tốt tại đây trên trần thế đời đời trên thiên đàng.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn đang sử dụng kỹ năng và tài năng của mình để phụng sự Đức Chúa Trời theo những cách nào? Bạn đang sử dụng kỹ năng và tài năng của mình để phục vụ bản thân theo những cách nào?

·      Bạn có tìm thấy niềm vui khi sử dụng các kỹ năng của mình để phục vụ người khác không?  Nếu không, điều đó nói lên điều gì về động lực phục vụ của bạn?

·      Nghĩa là gì khi phát triển kỹ năng phục vụ của bạn?

https://pastorrick.com/make-your-talent-and-skills-matter/

 

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

BẠN CÓ LẼ VỘI, nhưng CHÚA KHÔNG

TG: RICK WARREN - 26/12/2020

DG: Thang Chu

 

“Đức Chúa Trời . . . làm mọi điều vừa đúng cách vừa đúng giờ, nhưng người ta không bao giờ có thể hiểu hoàn toàn điều Ngài đang làm” (Truyền Đạo 3:11 NCV).

 

Trong nhiều nền văn hóa ngày nay, nhanh lẹ là tốt hơn.  Nhưng đó không phải là cách Chúa làm việc.

 

Kinh Thánh nói trong Truyền đạo 3:11, “Đức Chúa Trời . . . làm mọi điều vừa đúng cách vừa đúng giờ, nhưng người ta không bao giờ có thể hiểu hoàn toàn điều Ngài đang làm” (Truyền Đạo 3:11 NCV).

 

Chúa có kế hoạch cho đời bạn.  Ngài cũng có thời gian biểu cho kế hoạch đó.  Tuy nhiên, Chúa không bao giờ giải thích thời gian biểu của Ngài.  Ngài không cần làm thế—Ngài là Chúa.  Và bạn có thể tin cậy rằng Ngài đặt quyền lợi bạn là trọng tâm.

 

Một trong những điều đau khổ nhất trong đời là khi bạn thì vội và Chúa thì không. Điều đó thường dẫn đến mất kiên nhẫn.

 

Mất kiên nhẫn, về cơ bản, là thiếu tin cậy.  Khi bạn mất kiên nhẫn, bạn nói, “Chúa ơi, tôi không thực sự tin cậy Ngài và thời gian của Ngài.  Tôi không nghĩ Ngài đặt quyền lợi tôi là trọng tâm.”

 

Bạn lo lắng và vội vã.  Rồi bạn bắt đầu chạy lon ton bởi bạn không tin cậy Chúa hành động đúng lúc và đúng cách.

 

Khi trẻ con lớn lên, một phần của sự trưởng thành là học được khác biệt giữa “không” và “khoan.”  Chậm trễ không phải là từ chối.

 

người theo Đấng Christ, bạn phải học điều tương tự đó với Đức Chúa Trời.  Sự chậm trễ của Ngài không phải là sự từ chối.  Chúa biết đúng lúc và đúng cách.  Ngài có kế hoạch và thời gian biểu.  Và thời điểm của Ngàitoàn hảo.

 

Khi Hội Thánh Saddleback lớn lên trong 15 năm mà không có một tòa nhà nào, Đức Chúa Trời đã dùng câu này để khích lệ tôi trong suốt ngần ấy năm: Khải tượng này là cho tương lai.  Nó mô tả sự kết thúc, và nó sẽ được hoàn thành.  Nếu nó có vẻ chậm đến, hãy kiên nhẫn chờ đợi, vì nó chắc chắn sẽ diễn ra.  Nó sẽ không bị trì hoãn” (Ha-ba-cúc 2:3 NLT).

 

Chúa đã ban cho bạn một khải tượng chưa xảy ra chưa?  Bạn có thể tin cậy rằng nó sắp đến—vào thời gian biểu của Chúa.

 

THẢO LUẬN

·      Đã khi nào bạn cần học sự khác biệt giữa “không vào “khoan” của Đức Chúa Trời?

·      Khải tượng nào Đức Chúa Trời đã ban cho bạn mà bạn đang chờ đợi Ngài thực hiện?

·      Bạn nghĩ Chúa muốn bạn làm gì trong khi bạn chờ đợi Ngài và thời điểm của Ngài?

https://pastorrick.com/you-may-be-in-a-hurry-but-god-isnt/

 

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

CHÚA GIÁNG SINH CHỨNG MINH GIÁ TRỊ BẠN

TG: RICK WARREN - 24 tháng 12 năm 2020

DG: Thang Chu

 

“Vì Đức Chúa Trời quá yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16 NIV).

 

Một số người cho rằng thật là xúc phạm khi nói ai đó “bị mất” tâm linh.  Nhưng không phải vậy.  Đó thực sự là một lời khen tuyệt diệu để được gọi là mất tâm linh.

 

Có khác biệt giữa mất cái gì đó và lạc cái gì đó.  Nếu bạn đặt lạc chỗ cái gì đó, nghĩa là nó không quan trọng với bạn.  Nhưng nếu bạn mất nó, nó đủ giá trị để bạn cố tìm lại nó.  Bạn đặt lạc chỗ cái ghim bobby; bạn mất kính đeo của bạn.

 

Mọi người chỉ bị mất bởi vì họ đáng được tìm.  Hãy nghĩ theo cách này: Giá trị một tuyệt tác không giảm đi khi nó bị mất; giá trị nó tăng lên.

 

Khi bạn không kết nối với Chúa, bạn bị mất theo nhiều cách.  Bạn mất phương hướng bạn, sự bảo vệ của Chúa, tiềm năng bạn, hạnh phúc bạn, và ngôi nhà tương lai của bạn trên thiên đàng—đây chỉ nêu vài điều.  Nhưng có một cái bạn không mất: giá trị của bạn.

 

Bạn quá giá trị đến nỗi, vào lễ Chúa Giáng Sinh đầu tiên, Đức Chúa Trời đã trả cái giá Con của Ngài để tìm bạn.  Câu nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh nói: “Vì Đức Chúa Trời quá yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16 NIV).

 

Bạn quá quan trọng đối với Đức Chúa Trời đến nỗi Ngài thực hiện sứ vụ giải cứu để tìm bạn.  Ngài đến Trần Gian như một hài nhi để ngày nào đó Ngài có thể chết trên thập tự giá bằng gỗ vì tội lỗi bạn.

 

Câu chuyện lễ Chúa Giáng Sinh tiết lộ giá trị bạn.  Đức Chúa Trời yêu bạn đủ để, khi bạn bị mất, Đức Chúa Trời gửi điều tốt nhất của Ngài—là Chúa Giê-su—để đưa bạn trở lại.

 

Đừng bao giờ quên: Bạn quan trọng đối với Chúa.

 

THẢO LUẬN

·      Nhiều người vật lộn với giá-trị-bản-thân.  Thể nào việc biết rằng Chúa Giê-su đến Trần Gian để tìm bạn đã thay đổi mức độ bạn quý trọng bản thân?

·      Hãy nghĩ về người mà bạn khó yêu nhất.  Chúa Giê-su quý trọng người đó quá đến nỗi Ngài cũng chết cho họ.  Cách nào bạn sẽ đối xử khác đi với người đó, khi biết Chúa Giê-su quý trọng họ như vậy?

·      Lập danh sách tất cả các cách gia đình bạn ăn mừng mùa Lễ Chúa Giáng Sinh. Bây giờ hãy nhìn vào danh sách đó và dành vài phút để suy gẫm: Thể nào sự ăn mừng của bạn phản ánh tầm quan trọng đời đời của sự ra đời của Chúa Giê-su?

https://pastorrick.com/christmas-proves-your-value/

 

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2020

ĐẤNG CHRIST LÀ HÌNH ẢNH HỮU HÌNH của ĐỨC CHÚA TRỜI VÔ HÌNH

TG: RICK WARREN - 23/12/2020

DG: Thang Chu

 

Đấng Christ là hình ảnh hữu hình của Đức Chúa Trời vô hình” (Cô-lô-se 1:15 NLT).

 

Hài nhi trong máng cỏ mà chúng ta mừng lễ Chúa Giáng Sinh là ai?

 

Cô-lô-se 1:15 nói, “Đấng Christ là hình ảnh hữu hình của Đức Chúa Trời vô hình” (Cô-lô-se 1:15 NLT).

 

Bạn đã nghe cụm từ rằng, nếu bạn muốn điều gì đó hoàn thành đúng, hãy tự mình làm. Đức Chúa Trời muốn làm đúng công việc cứu bạn, vì vậy Ngài đã tự mình đến thế gian. Ngài không đến như một hình đại diện, một thiên sứ, hay một nhà tiên tri.  Đức Chúa Trời đến như một con người.  Ngài trở thành hài nhi đó rồi là người nam Chúa Giêsu Christ.

 

Người ta khắp thế giới mừng hài nhi đó trong máng cỏ vì đứa trẻ đó là Đức Chúa Trời đến ở với dân Ngài.

 

Nếu bạn muốn biết Đức Chúa Trời là như thế nào, hãy nhìn vào Chúa Giê-su.

 

Nhưng Chúa Giê-su không đến để sống.  Ngài đến để chết vì tội lỗi của bạn để bạn có thể sống đời đời với Đức Chúa Trời.

 

Tại sao điều này cần thiết?

 

Bởi dù Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời yêu nhưng cũng là Đức Chúa Trời công lý.   Công lý đòi hỏi điều sai phải được điều chỉnh.  Nó đòi rằng món nợ tội lỗi phải được trả.

 

Và, thiên đường thì toàn hảo, nhưng chúng ta thì không.  Vì lẽ đó, chúng ta cần một Đấng Cứu Thế.  Đức Chúa Trời đưa người bất toàn vào thiên đàng nhờ ân điển.

 

Tin Mừng Lễ Chúa Giáng Sinh là Đức Chúa Trời đã ban món quà của Con Ngài để trả giá mọi điều bạn từng làm sai và ban cho bạn ân điển để vào thiên đàng.

 

Kinh Thánh nói, “Khi [Chúa Giê-su] phục vụ làm tế vật cho tội lỗi chúng ta, Ngài đã giải quyết vấn đề tội lỗi cho điều tốt—không chỉ cho tội lỗi của chúng ta, nhưng của cả thế giới” (1 Giăng 2:1 The Message).

 

Món quà đó sẽ đánh bại bất cứ gì dưới gốc cây của bạn năm nay.  Bạn chỉ cần tiếp nhận nó.

 

THẢO LUẬN

·      Chúng ta có thể học được một số đặc điểm nào về Đức Chúa Trời từ Chúa Giê-su?

·      Thể nào bạn có thể khiến món quà Chúa Giê-su của Đức Chúa Trời là một phần nổi bật hơn trong lễ Chúa Giáng Sinh của bạn?

·      Thể nào bạn có thể chia sẻ thông điệp về món quà Chúa Giáng Sinh của Đức Chúa Trời với người khác tuần này?

https://pastorrick.com/christ-is-the-visible-image-of-the-invisible-god/

 

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

TÌNH YÊU ĐAM MÊ của ĐỨC CHÚA TRỜI cho BẠN

RICK WARREN - 22/12/2020

TG: Thang Chu

 

“Rất lâu trước khi Ngài đặt nền trái đất, Ngài đã đặt chúng ta trong tâm trí Ngài, đặt chúng ta làm trọng tâm của tình yêu của Ngài, để chúng ta được nên toàn vẹn và thánh bởi tình yêu của Ngài (Ê-phê-sô 1:4 The Message).

 

Món quà Chúa Giáng Sinh lớn nhất bạn sẽ nhận được là món quà của Đức Chúa Trời dành cho bạn.  Đó là toàn bộ lý do chúng ta ăn mừng Lễ Chúa Giáng Sinh.  Đó là chủ đề của câu nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh—Giăng 3:16.

 

Hàng tỷ người suốt lịch sử đã thuộc lòng câu đó.  Tại sao nó quan trọng như vậy?

 

Giăng 3:16 giải thích ý nghĩa Lễ Chúa Giáng sinh.  Nó tóm tắt toàn bộ thông điệp Kinh Thánh.

 

“Vì Đức Chúa Trời quá yêu thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16 NKJV).

 

Giăng 3:16 nhắc chúng ta rằng món quà Giáng Sinh của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta bao gồm niềm đam mê lớn nhất của Ngài—yêu chúng ta.

 

Cụm từ đầu tiên trong câu đó nói, Đức Chúa Trời quá yêu thế gian.”  Một điều bình thường khi ai đó nói họ yêu bạn, nhưng khi họ nói họ quá yêu bạn, điều đó bày tỏ đam mê.  Sẽ không ai yêu bạn với cường độ như Đức Chúa Trời yêu.

 

Đức Chúa Trời luôn yêu bạn.  Ê-phê-sô 1:4 nói, “Rất lâu trước khi Ngài đặt nền trái đất, Ngài đã đặt chúng ta trong tâm trí Ngài, đặt chúng ta làm trọng tâm của tình yêu của Ngài, để chúng ta được nên toàn vẹn và thánh bởi tình yêu của Ngài” (Ê-phê-sô 1:4 The Message).  Trước khi Chúa tạo ra thế giới để duy trì sự sống con người, Ngài đã lên kế hoạch cho đời bạn.  Chúa xây dựng vũ trụ vì Ngài muốn yêu bạn.

 

Chúa chưa bao giờ tạo ra một người mà Ngài không yêu.  Mọi điều trong đời—không khí, nước, thực phẩm, mặt trời, v.v.—đều là món quà bắt nguồn trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho bạn.

 

Không gì có thể lấy đi tình yêu đó khỏi bạn.  Rô-ma 8:39 nói, “Không gì trong tất cả tạo vật có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của chúng ta qua Đấng Christ là Chúa chúng ta” (GNT).

 

Chúa yêu bạn trong những ngày tốt lành của bạn và những ngày tồi tệ của bạn.  Ngài yêu bạn khi bạn cảm nhận được điều đó và khi bạn không cảm nhận được.  Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ yêu bạn nhiều hơn Ngài yêu lúc này.  Ngài sẽ không bao giờ yêu bạn ít đi.

 

Đó là món quà lớn nhất bạn sẽ nhận được.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào việc hiểu tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho bạn tác động đến cách bạn đối xử với người khác?

·      Thể nào nó thay đổi cái nhìn của bạn khi bạn nhận ra rằng không gì có thể tách bạn khỏi tình yêu của Đức Chúa Trời?

·      Bạn có thể chia sẻ món quà lớn nhất của Chúa với ai trong tuần này?

https://pastorrick.com/gods-passionate-love-for-you/

 

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

LÀM GÌ VỚI NỖI TUYỆT VỌNG CUỘC ĐỜI

TG: RICK WARREN - 20 tháng 12 năm 2020

DG: Thang Chu

 

“[Anna] không rời đền thờ, phụng sự Đức Chúa Trời đêm ngày qua kiêng ăn và cầu nguyện” (Lu-ca 2:37 CSB).

 

Vài ngày qua, chúng ta đã xem những người nữ khôn ngoan trong câu chuyện Chúa Giáng Sinh.  Hôm nay bạn sẽ gặp người nữ khôn ngoan thứ ba, là bà Anna.  Khi hoàn cảnh bà có thể dễ làm điều khác, bà chọn tập trung vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời và nói với mọi người mà bà có thể nói về Chúa Giê-su.

 

Lu-ca 2 nói rằng Anna góa bụa trong 84 năm.  Tình yêu của đời bà đã chết khi Anna vẫn còn rất trẻ.  Đây không phải là điều bà đặt kế hoạch cho chính mình.  Sự thất vọng có thể khiến bà cay đắng.  Nhưng Kinh Thánh cho chúng ta một bức tranh khác.  Lu-ca 2:37 nói, “[Anna] không rời đền thờ, phụng sự Đức Chúa Trời đêm ngày qua kiêng ăn và cầu nguyện” (Lu-ca 2:37 CSB).

 

Khi chồng Anna chết, bà có thể chọn để tình yêu của mình chết theo.  Thay vào đó, bà chuyển tình yêu của mình đến Đức Chúa Trời một cách khôn ngoan.  Bà dành cả ngày lẫn đêm tập trung vào sự hiện diện của Ngài thay vì thất vọng.

 

Nếu bạn chưa, thì một ngày nào đó bạn có thể sẽ thấy người bạn muốn yêu không còn đó nữa.  Bạn sẽ làm gì với tình yêu của mình trong hoàn cảnh đó?  Nếu khôn ngoan, bạn sẽ tập trung vào sự hiện diện của Chúa và chuyển hướng tình yêu của mình.

 

Tôi đã thấy nhiều cặp vợ chồng đưa ra quyết định này khi họ đang mong mỏi có con nhưng không thể có.  Tôi thấy họ nhận nuôi hoặc trở thành cha mẹ nuôi.  Họ đã lấy tình yêu của mình và chuyển hướng nó.  Họ tập trung vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời bằng cách dành tình yêu thương của Ngài cho một trong nhiều trẻ em trên thế giới đang cần điều đó.

 

Anna cũng đã có quyết định sáng suốt thứ hai khi chồng bà không còn ở bên để bà yêu.  Sau nhiều năm ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời tại đền thờ, cuối cùng bà đã gặp Chúa Giê-su—và ngay lập tức bắt đầu rao truyền Tin Mừng về ngài.

 

Khi Chúa Giê-su được tám ngày tuổi, Ma-ri và Giô-sép đưa Ngài đến đền thờ, và Anna ở đó.  Kinh Thánh cho biết: “Lúc bấy giờ Anna bước vào và ngợi khen Đức Chúa Trời. Bà nói về hài nhi Giê-su cho tất cả những ai hy vọng Giê-ru-sa-lem được tự do” (Lu-ca 2:38 CNV).

 

Từ lúc gặp Chúa Giê-su, bà bắt đầu kể người khác nghe về Ngài.  Kinh Thánh nói, Người chiếm được linh hồn là người khôn” (Châm Ngôn 11:30 NKJV).  Anna khôn ngoan vì bà chọn bảo người khác biết Tin Mừng về sự đến của Chúa Giê-su.

 

Trong mùa Lễ Chúa Giáng Sinh này, bạn cũng có thể đưa ra quyết định tương tự.  Người xung quanh bạn có lẽ sẽ cởi mở với sự thật tâm linh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm.  Dẫu bạn phải đối diện thất vọng nào trong năm nay, hãy chọn giống như Anna.  Hãy tập trung tình yêu của bạn vào Đức Chúa Trời và nói với mọi người về Chúa Giê-su.

 

Đó là quyết định khôn ngoan.

 

LỜI CẦU NGUYỆN

 

Khi bạn xong giờ tìm hiểu về ba người nữ khôn ngoan trong Lễ Chúa Giáng Sinh này, hãy dành vài phút cầu nguyện qua lời cầu nguyện này và được nhắc nhở về điều ba người nữ này đã dạy bạn.

 

Cha ôi, giữa mùa Lễ Chúa Giáng Sinh xa lạ cuối một năm dài khó khăn này, con cảm ơn Cha vì món quà tuyệt diệu nhất, là Chúa Giêsu Christ, Con của Cha.  Cảm ơn Cha đã gửi Đấng ấy đến để đền tội cho con.  Cảm ơn Ngài vì lời hứa của Ngài về cõi vĩnh phúc cho những người tiếp nhận món quà này.  Chúa Thánh Linh ôi, xin đổ đầy lòng con đức tin để tin cậy lời hứa của Ngài như ba người nữ khôn ngoan trong LChúa Giáng Sinh— Elizabeth, Mary, và Anna—đã dạy con.  Xin giúp con chọn tin cậy kế hoạch Ngài thay vì cay đắng.  Xin giúp con tin cậy Lời Chúa thay vì sợ hãi.  Xin giúp con tập trung vào sự hiện diện của Ngài, chứ không vào sự thất vọng của con, và nói với mọi người về Chúa Giê-su.  A-men.”

 

https://pastorrick.com/what-to-do-with-lifes-disappointments/

 

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

HÃY TIN CẬY LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI, CHỨ KHÔNG PHẢI SỢ HÃI

TG: RICK WARREN - 19/12/2020

DG: Thang Chu

 

“Đức Chúa Trời tôi ơi, tôi muốn làm điều Ngài muốn” (Thi Thiên 40:8 NCV).

 

Chúng ta tiếp tục xem ba người nữ khôn ngoan của Lễ Chúa Giáng Sinh.  Hôm nay bạn sẽ gặp Mary, thiếu nữ trở thành mẹ Chúa Giê-su.  Cô cho thấy sự khôn ngoan vượt xa tuổi cô khi chọn tin Lời Chúa thay vì nỗi sợ hãi của chính mình.

 

Hãy đặt mình vào vị trí Mary.   không quá 16 tuổi khi một thiên sứ nói với cô rằng cô sẽ sinh một trai—dù cô chưa bao giờ ăn với người nam nào.

 

Còn cha đứa bé?  Đức Chúa Trời.

 

Hãy tưởng tượng tất cả những nỗi sợ hãi lướt qua tâm trí Mary.

 

Đầu tiên, đó là sợ bị chỉ trích:  Tôi sẽ ăn nói sao với mẹ tôi?

 

Rồi bạn sợ mình không xứng đáng: “Thể nào trên thế giới này tôi được xem là mẹ của con trai của Đức Chúa Trời?"

 

Rồi, tất nhiên, cô đối diện nỗi sợ thay đổi: Có bao nhiêu cách chuyện này thay đổi đời tôi?"

 

Bạn không thể trách Mary vì sợ hãi.

 

Nhưng thiên sứ nói với Mary: Chúa có thể làm tất cả mọi điều! (Lu-ca 1:37 ICB).

 

Mary biết Lời Chúa.  Sau đó trong sách Lu-ca, cô đã hát bài hát có khoảng 10 câu Kinh Cựu Ước.  Cô biết Kinh Thánh rất rõ nên có thể viết bài hát đó đúng chỗ.

 

Nên khi thiên sứ đến với , Ma-ri đã suy nghĩ trong lòng tất cả gì cô biết là thật về Đức Chúa Trời từ Lời Ngài: “Đức Chúa Trời yêu thương tôi.  Đức Chúa Trời chọn tôi.  Đức Chúa Trời ở cùng tôi.  Không gì là không thể với Đức Chúa Trời.  Tôi có thể giải quyết việc này—không bởi sức tôi, mà bởi sự hiện diện của Chúa. ”

 

Rồi cô chọn tin Lời Chúa thay vì nỗi sợ hãi của chính mình.  Cô nói: “Vâng, tôi thấy tất cả giờ này: Tôi là người giúp việc Chúa, sẵn sàng phục vụ.  Hãy để điều như thế với tôi như lời ngài nói” (Lu-ca 1:38 The Message).

 

Maria khôn ngoan đầu phục ý muốn Thiên Chúa.  giống Vua Đa-vít, người đã nói: “Đức Chúa Trời tôi ơi, tôi muốn làm điều Ngài muốn” (Thi Thiên 40:8 NCV).

 

Người khôn ngoan nói: "Bất cứ gì Chúa muốn cho đời tôi, tôi đều tuân theo.  Tôi có lẽ không hiểu điều đó, nhưng tôi sẽ làm theo ý Ngài."

 

Kinh Thánh cho biết, “Ma-ri trân trọng [điều Đức Chúa Trời bảo cô] và tiếp tục nghĩ về nó (Lu-ca 2:19 NCV).

 

Đức Chúa Trời ban phước Ma-ri vì cô chọn tin Lời Đức Chúa Trời thay vì sợ hãi.  Ngài muốn bạn làm như vậy.

 

Mùa Chúa Giáng Sinh này, thế giới có vẻ bất định hơn bao giờ hết.  Nhưng Đức Chúa Trời muốn bạn khôn ngoan bằng cách tin vào lẽ thật của Lời Ngài hơn nỗi sợ hãi của bạn.

 

THẢO LUẬN

 

·      Một số cách hủy diệt nhất nào bạn từng đối phó với nỗi sợ hãi trong đời bạn?

·      Một số sợ hãi lớn nhất nào bạn đang đối diện ngay bây giờ?

·      Kinh Thánh nói gì về những sợ hãi cụ thể đó?

https://pastorrick.com/trust-gods-word-not-your-fears/

 

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

TIN CẬY KẾ HOẠCH ĐỨC CHÚA TRỜI, CẢ KHI THỜI ĐIỂM NGÀI KHÓ HIỂU

TG: RICK WARREN - 18/12/2020

DG: Thang Chu

 

“Mọi lời tôi nói với ông sẽ thành sự thật đúng lúc—thời điểm của Chúa (Lu-ca 1:20 The Message).

 

Bạn biết về những nhà thông thái, nhưng câu chuyện Chúa Giáng Sinh cũng gồm ba người nữ khôn ngoan: Elizabeth, Mary và Anna.

 

Họ đến từ ba cảnh đời khác nhau.  Một người kết hôn, một người độc thân, và một người góa phụ.  Và mỗi người trong họ lập những quyết định sáng suốt mà bạn có thể học biết từ hôm nay.

 

Những quyết định của họ giống những cái mà tất cả chúng ta cần thực hiện: tin cậy kế hoạch Đức Chúa Trời thay vì cay đắng; tin Lời Chúa thay vì sợ hãi; và tập trung vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời thay vì thất vọng.

 

Trong vài bài dưỡng linh kế tiếp, bạn sẽ làm quen những người nữ này và học biết về những quyết định họ lập dựa trên đức tin.

 

Hôm nay, hãy gặp Elizabeth.  Câu chuyện của cô tiết lộ thể nào Chúa hành động qua sự thất vọng và đau lòng của bạn, mặc dù bạn có lẽ không thấy ngay điều Ngài đang làm.

 

Kinh Thánh cho biết Elisabeth và chồng, là Zechariah, là những người công bình và tin kính.  Nhưng họ đau lòng vì họ muốn c con mà không thể có.

 

Elizabeth đã cầu nguyện có con trong nhiều năm—nhưng giờ cô đã qua tuổi sinh sản.  Lời cầu nguyện lớn nhất và dài nhất của cô đã không được đáp lại.

 

Cô làm đúng mọi thứ, nhưng Chúa vẫn không ban cho cô điều cô muốn nhất.  Cô đối diện với sự cám dỗ trở nên oán hận Chúa.

 

Nhưng, bằng sự khôn ngoan của mình, Elizabeth đã chọn không giận dữ hoặc cay đắng Chúa.  Thay vào đó, cô chọn tin cậy Ngài—và cầu nguyện.

 

Rồi, đúng thời điểm, Chúa nhậm lời cầu nguyện của cô.  Ngài ban cho Elizabeth một con trai, John the Baptist, người sẽ dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng Mêsia.

 

Nếu John được sinh vào bất kỳ thời điểm nào khác, anh ấy không thể hoàn thành mục đích của mình là dọn đường cho Chúa Giê-su.  Anh cần được sinh ra cùng thời với Chúa Giê-su.

 

Suốt thời gian đó, Elizabeth đã cầu nguyện và tự hỏi liệu Chúa có nghe lời cầu nguyện của mình không, nhưng vẫn chọn tin tưởng vào kế hoạch của Chúa.  Cô tin rằng thời điểm của Ngài tốt hơn cô.

 

Đối với Elizabeth, và đối với bạn, sự trì hoãn của Chúa không phải là sự từ chối của Chúa.  Người khôn biết sự khác biệt giữa “không” và “khoan.”  Khi thất vọng và trì hoãn xảy đến, người khôn tin cậy Chúa thay vì trở nên cay đắng.

 

Như Elizabeth, bạn có lẽ đã có những kế hoạch năm nay phải gác lại.  COVID-19 đã đóng cửa trường học và doanh nghiệp.   thay đổi cách chúng ta tổ chức đám cưới và đám tang.  Nó thay đổi cách chúng ta ăn mừng Lễ Chúa Giáng Sinh năm nay.

 

Tuy nhiên, giống như Ê-li-sa-bét và Xa-cha-ri, bạn có thể chọn tin cậy Chúa ngay cả khi hoàn cảnh khó khăn.

 

Một thiên sứ đến thăm Zachariah và nói: “Hỡi Zachariah, đừng sợ!  Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu nguyện của ông, và Elizabeth, vợ ông sẽ sinh cho ông một con trai.  Ông phải đặt tên nó là John” (Lu-ca 1:13 GNT).

 

Bạn có thể không nhận được lời thăm hỏi từ thiên sứ, nhưng bạn có thể biết rằng Chúa cũng nghe lời cầu nguyện của bạn.  Câu trả lời bị trì hoãn cho lời cầu nguyện không phải là sự từ chối.  Đức Chúa Trời hứa rằng những lời cầu nguyện bền bỉ sẽ được lắng nghe.

 

Mùa Chúa Giáng Sinh này hãy chọn khôn ngoan như Elizabeth.  Hãy chọn tin rằng Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện của bạn và đang hành động xuyên hoàn cảnh bạn, cả khi bạn không thấy điều Ngài đang làm.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn đã yêu cầu Chúa điều gì trong một thời gian dài?  Thể nào bạn đối phó với sự trì hoãn?

·      Thể nào thời điểm của Đức Chúa Trời trong việc đáp lại lời cầu nguyện của bạn đã tốt hơn thời điểm của chính bạn?

·      Thể nào năm 2021 có thể khác đi nếu bạn tin cậy Chúa qua cầu nguyện bền bỉ?

https://pastorrick.com/trust-gods-plan-even-when-his-timing-doesnt-make-sense/