Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

ĐỨC CHÚA TRỜI KÊU GỌI BẠN đến MỐI QUAN HỆ với NGÀI



Do Rick Warren - ngày 31 tháng 8 năm 2019

Tôi viết cho tất cả anh chị em ở Rô-ma, là những người được Chúa yêu và được kêu gọi làm dân thánh của Ngài” (Rô-ma 1:7 NLT).

Sự kêu gọi quan trọng nhất đời bạn không phải điều gì đó bạn làm.  Sự kêu gọi quan trọng nhất của bạn không theo vai vế.  Không theo quy định, quy tắc hoặc nghi lễ.  Thậm chí không theo tôn giáo.

Sự kêu gọi đầu nhất của bạn, trên hết mọi điều, là mối quan hệ với Chúa.

Rô-ma 1:7 nói, “Tôi viết cho tất cả anh chị em ở Rô-ma, là những người được Chúa yêu và được kêu gọi làm dân thánh của Ngài” (Rô-ma 1: 7 NLT).

Chúa muốn bạn là một phần của gia đình Ngài.  Ngài muốn bạn là con Ngài.

Điều quan trọng nhất, từng xảy ra với bạn, không phải là điều gì đó bạn sẽ làm.  Mà là điều gì đó Chúa sẽ làm.  Ngài sẽ gọi bạn là con Ngài!  Ngài muốn bạn biết Ngài và yêu Ngài và là con trai hoặc gái yêu quý của Ngài.

Kinh Thánh nói thế này: “Đáng kinh ngạc thay tình yêu của Cha đã bày tỏ cho chúng ta, ấy là chúng ta được đặt tên và được kêu gọi và được kể là con cái Chúa!  Và chúng ta thật là vậy! (1 Giăng 3: 1 AMP).

Khi bạn theo Chúa, bạn không cần phải kiểm tra tất cả điều bạn nghĩ bạn nên làm qua đời bạn.  Hãy tập trung vào mối quan hệ của bạn với Chúa, và Ngài sẽ không chỉ tiết lộ sự kêu gọi độc đáo của bạn, Ngài cũng sẽ chỉ cho bạn cách làm điều Ngài muốn bạn làm.


THẢO LUẬN
·      Là con Chúa, một số sự thật nào bạn có thể tuyên bố cho đời bạn?
·      Thể nào gốc gác gia đình bạn hình thành khái niệm làm con của Chúa?
·      Tại sao quá nhiều người cho rằng sự kêu gọi chính của Chúa là làm điều gì đó hơn là mối quan hệ với Ngài?

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

PHẦN THƯỞNG của CHÚA cho VIỆC HOÀN THÀNH SỰ KÊU GỌI BẠN



Do Rick Warren - ngày 30 tháng 8 năm 2019

“Tôi vươn đến mục tiêu để giành thưởng mà Chúa đã gọi tôi hướng về thiên đàng trong Chúa Giêsu Christ” (Phi-líp 3:14 NIV).

Khi bạn sống bày tỏ sự kêu gọi của Chúa cho đời bạn, Ngài sẽ thưởng cho bạn.

đây là phần tốt nhất về phần thưởng đó: Nó sẽ tồn tại đời đời.

Kinh Thánh nói, “Tôi vươn đến mục tiêu để giành thưởng mà Chúa đã gọi tôi hướng về thiên đàng trong Chúa Giêsu Christ” (Phi-líp 3:14 NIV).

Tôi có thể viết một trăm cuốn sách nhưng không bao giờ giải thích đủ tất cả điều đang chờ bạn trên thiên đường.

Nhưng để tôi bắt đầu với điều này: Phần thưởng bạn cho việc thực hiện sự kêu gọi bạn sẽ là chia sẻ mọi thứ mà Chúa có trên thiên đàng.  Bạn chia sẻ Vương Quốc Ngài, vinh hiển Ngài, quyền năng Ngài, và nhiều nữa.  Tất cả đều trở thành của bạn.

Cuộc đời trần thế là một thử nghiệm.  Chúa có thể ngay khi tạo ra bạn và đưa bạn thẳng lên thiên đàng.  Nhưng Ngài muốn kiểm tra lòng trung tín của bạn.  Ngài cho bạn một vài điều, chẳng hạn các cơ hội và các mối quan hệ, và đặt chúng trong sự chăm sóc của bạn.  Rồi Ngài nói, “Để xem điều con có thể làm với chúng.”  Nếu bạn trung tín với điều nhỏ, thì Ngài có thể tin cậy bạn với tất cả sự giàu có, quyền năng, và vinh hiển Ngài trong suốt cõi vĩnh hằng trên thiên đàng.

Kinh Thánh nói thế này: Hãy sống theo lối sống đẹp lòng Chúa, là đấng kêu gọi anh chị em chia phần Vương Quốc và vinh hiển của chính Ngài” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:12 GNT).

Đó là một lời hứa tuyệt vời chứ?

Ngày đến, Chúa sẽ chia phần Vương Quốc và vinh quang Ngài với bạn và tôi!

Vậy hãy tận dụng tối đa sự kêu gọi của bạn.  Hãy khiến đời bạn đáng kể.  Cõi vĩnh hằng của bạn sẽ được ảnh hưởng bởi đó.


THẢO LUẬN
·      Thể nào phần thưởng, được mô tả trong bài dưỡng linh hôm nay, động viên người ta theo đuổi sự kêu gọi họ?
·      Là cha mẹ, sếp, hoặc bạn hữu, thể nào bạn từng kiểm tra người ta để xem họ có trung tín không?  Các kiểm tra đó của bạn có hiệu quả không?
·      Nếu đời một bài kiểm tra về cách chúng ta dùng những gì chúng ta đã được ban cho, thể nào bạn nghĩ bạn đang làm bài thi đó?

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

ĐỪNG LỠ MẤT SỰ KÊU GỌI NÀY



Do Rick Warren - ngày 29 tháng 8 năm 2019

Chúng ta biết rằng trong tất cả mọi việc, Đức Chúa Trời hành động vì lợi ích của những người yêu mến Ngài, là những người được kêu gọi theo mục đích Ngài” (Rô-ma 8:28 NIV).

Nếu bạn được bảo rằng Chúa gọi cho bạn hôm nay, bạn sẽ phấn khích hay sợ hãi? Bạn để cuộc gọi chuyển qua hộp tin nhắn hay bạn trả lời ngay?

Sự thật là, Kinh Thánh nói Chúa đã gọi bạn.  Rô-ma 8:28 nói rằng, “Chúng ta biết rằng trong tất cả mọi việc, Đức Chúa Trời hành động vì lợi ích của những người yêu mến Ngài, là những người được kêu gọi theo mục đích Ngài” (Rô-ma 8:28 NIV).

Đây, không giống cuộc gọi điện thoại—ngoại trừ nó là tin nhắn trực tiếp đến bạn từ Chúa và nó là riêng tư, một đối một.

Tiếng gọi của Chúa là sứ mệnh đời bạn, là cái Ngài đã ban cho bạn khi Ngài tạo ra bạn.  Nhưng đừng nhầm lẫn sự kêu gọi của bạn với sự nghiệp của bạn.  lẽ bạn được gọi làm giáo , nhưng điều đó không nhất thiết nghĩa là bạn sẽ ở trong lớp học.  Hoặc bạn có lẽ được gọi làm văn sỹ, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ làm việc trong ngành báo chí hoặc thậm chí viết tiểu thuyết.

Sự kêu gọi của bạn quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ công việc nào.  Đó là một sứ mệnh bao gồm tất cả mà nằm ngay trung tâm đời bạn và phải ảnh hưởng tất cả mọi điều bạn làm.

Xuyên suốt Kinh Thánh, Đức Chúa Trời kêu gọi dân sự thực hiện sứ mệnh đặc biệt đó—những người như Nô-ê và Áp-ra-ham và Môi-se và Đa-vít và Nê-hê-mi và Ma-ri và Phi-e-rơ và Phao-lô.  Mỗi người trong số họ đã có một vai trò độc đáo yểm trợ kế hoạch của Chúa để cứu chuộc nhân loại.

Và Kinh Thánh nói rằng Chúa đã kêu gọi bạn đến một nhiệm vụ quan trọng tương đương.

Phao-lô viết trong Ê-phê-sô 1:18, Lời cầu nguyện của tôi đó là ánh sáng sẽ tràn ngập lòng anh chị emanh chị em sẽ hiểu niềm hy vọng được ban cho anh chị em khi Chúa chọn anh chị em.  Rồi anh chị em sẽ khám phá những phước hạnh vinh hiển mà sẽ là của anh chị em cùng tất cả dân sự Chúa” (CEV).

Điều tuyệt vời nhất trong những phước hạnh vinh hiển đó là mối quan hệ mật thiết của bạn với Chúa.  Hãy tập trung vào Ngài, và Ngài sẽ nói chuyện với bạn về sự kêu gọi của bạn.


THẢO LUẬN
·      Điều gì làm bạn thấy khó khăn về việc khám phá sự kêu gọi của bạn?
·      Cách nào bạn giải thích sự khác biệt giữa sự kêu gọi và công việc làm?
·      Vài phước hạnh nào đến khi chúng ta khám phá ra sự kêu gọi của chúng ta?

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

BẠN ĐƯỢC KÊU GỌI để TRỞ NÊN GIỐNG ĐẤNG CHRIST



Do Rick Warren - ngày 27 tháng 8 năm 2019

“Đức Chúa Trời biết dân sự Ngài trước đó rồi, và Ngài đã chọn họ trở nên giống Con Ngài, để Con Ngài sẽ là con đầu lòng trong số nhiều anh chị em” (Rô-ma 8:29 NLT).

Hầu hết chúng ta đều có những giấc mơ lớn lao khi trẻ.  Chúng ta muốn trở thành cái gì đó tuyệt vời.  Có thể đó là cầu thủ bóng chày hoặc nữ diễn viên ba-lê hoặc tổng thống.

Đối với hầu hết chúng ta, giấc mơ đó có vẻ hơi khác ngày hôm nay.  Thật ra, bạn thậm chí có lẽ nghĩ rằng bạn đã bỏ lỡ, rằng bạn đã không trở thành những gì bạn hy vọng trở thành.

Nhưng đây là vài điều bạn cần biết: Bạn đã được kêu gọi để trở thành cái gì đó quan trọng.  Hay chính xác hơn, bạn được gọi để trở nên giống ai đó quan trọng.

Kinh Thánh nói, “Đức Chúa Trời biết dân sự Ngài trước đó rồi, và Ngài đã chọn họ trở nên giống Con Ngài, để Con Ngài sẽ là con đầu lòng trong số nhiều anh chị em” (Rô-ma 8:29 NLT).

Bạn được kêu gọi trở nên giống Chúa Giêsu.  Không có nghĩa là bạn sẽ trở thành thần linh.  Chúng ta sẽ không bao giờ là những tiểu-thần-linh.  Điều đó sẽ không xảy ra.

Nhưng Đức Chúa Trời muốn bạn trở nên tin kính—để trở nên giống Ngài.  Ngài muốn bạn mang lấy những đức tính Chúa Giêsu, là đấng yêu thương, vui vẻ, bình an, kiên nhẫn, tốt bụng, tự chủ và dịu dàng (bạn có thể nhận ra đây là một số bông trái Thánh Linh được thấy trong Ga-la-ti 5: 22-23 ).

Loại tăng trưởng đó sẽ xảy ra qua đêm không?  Tuyệt đối không.  Nó sẽ xảy ra dễ dàng không?  Không.

Nhưng bạn sẽ đạt đến đó.

Kinh Thánh hứa với chúng ta điều này: Tôi chắc chắn rằng Đức Chúa Trời, là đấng bắt đầu việc lành trong anh chị em, sẽ tiếp tục việc Ngài cho đến khi nó cuối cùng hoàn thành vào ngày Chúa Giê-su trở lại” (Phi-líp 1: 6 NLT).

Lần tới khi bạn nghĩ về trái Thánh Linh và nản lòng về việc bao xa nữa bạn vẫn phải đi, thì hãy nhớ điều này: Chúa chưa kết thúc với bạn!  Ngài vẫn đang hành động để khiến bạn giống Chúa Giêsu hơn.


THẢO LUẬN
·      Tại sao hành động của Đức Chúa Trời, để khiến chúng ta giống Chúa Giêsu hơn, xảy ra như thể lâu lắm?
·      Khi bạn nhìn vào trái Thánh Linh từ Ga-la-ti 5, những cái nào có vẻ khó nhất cho bạn nắm lấy?  Tại sao?
·      Khác biệt gì tạo cho bạn khi biết rằng Chúa sẽ hoàn thành việc lớn lao của Ngài trong và qua đời bạn một ngày nào đó?

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

BẠN CẦN SỰ NÂNG ĐỠ của GIA ĐÌNH ĐỨC CHÚA TRỜI



Do Rick Warren - ngày 24 tháng 8 năm 2019

Tôi muốn chúng ta giúp đỡ nhau bằng đức tin chúng ta có.  Đức tin của bạn sẽ giúp tôi và đức tin của tôi sẽ giúp bạn (Rô-ma 1:12 NCV).

Nếu bạn là thành viên của gia đình Chúa, tức là hội thánh, bạn không phải trải qua thăng trầm cuộc đời một mình bạn.

Tòa nhà là một trong những hình ảnh quan trọng nhất của hội thánh trong Kinh Thánh. Trong một tòa nhà, tất cả các bộ phận kết nối giữ nhau.  Chúng cung cấp sự nâng đỡ.

Bạn sẽ có những lúc trong đời khi bạn sẽ cần người giữ bạn lại với nhau.  Nếu bạn không phải là một thành viên của gia đình Chúa trong những lúc đó, bạn sẽ tan vỡ.

Kinh Thánh nói về đấng Christ, “Trong Ngài toàn bộ tòa nhà được nối lại nhau và vươn lên thành một đền thánh trong Chúa.  Và trong Ngài anh chị em cũng đang được xây dựng cùng nhau để thành nơi ngự trong đó Đức Chúa Trời sống bởi Thánh Linh Ngài” (Ê-phê-sô 2: 21-22 NIV).

Cùng nhau, chúng ta tạo thành đền thờ Chúa, một tòa nhà.  Một khung bị ngắt kết nối không có sự nâng đỡ và không có sự ổn định.  Bạn cần sự ổn định này.  Bạn không được định phải trải qua cuộc đời bị ngắt kết nối.

Tôi thích chơi Legos với cháu tôi.  Có một mục đích duy nhất cho Legos: Chúng được thiết kế để kết nối.  Nếu bạn kết nối Legos với nhau, bạn có thể xây dựng tất cả các loại tuyệt vời.  Nhưng nếu bạn không bao giờ kết nối chúng với nhau, chúng chỉ là một đống nhựa—chúng không giá trị.

Bạn là Lego của Chúa!  Bạn đã được thiết kế để kết nối.  Bạn được tạo ra trong tòa nhà của Chúa là nơi chúng ta kết nối lẫn nhau.

Kinh thánh nói, “Tôi muốn chúng ta giúp đỡ nhau bằng đức tin chúng ta có.  Đức tin của bạn sẽ giúp tôi và đức tin của tôi sẽ giúp bạn” (Rô-ma 1:12 NCV).

Vì sao điều này quan trọng?

Vì dịch bệnh số một trong xã hội chúng ta ngày nay là sự cô đơn.  Tôi nói chuyện với hàng ngàn người.  Tôi thấy rất nhiều người cô đơn trên thế giới này.  Họ cảm thấy đơn độc, và họ cảm thấy bị ngắt kết nối.

Chúng ta cần hội thánh.  Chúng ta cần những người sẽ yêu thương và nâng đỡ chúng ta bất kể những gì chúng ta trải qua.


THẢO LUẬN
·      Thể nào người trong hội thánh từng là sự nâng đỡ cho bạn?
·      Tại sao đôi khi khó dựa vào sự nâng đỡ của gia đình hội thánh?  Bạn có từng bị tổn thương vì dựa vào sự nâng đỡ của các Cơ-đốc-nhân đồng đạo?
·      Cách nào bạn có thể là sự nâng đỡ tốt hơn cho các Cơ-đốc-nhân khác trong tuần này?

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

CĂN CƯỚC ĐỜI ĐỜI của BẠN ĐẾN từ GIA ĐÌNH ĐỨC CHÚA TRỜI



Do Rick Warren - ngày 23 tháng 8 năm 2019

“Anh chị em là thành viên của gia đình riêng của Đức Chúa Trời . . . anh chị em thuộc về hộ chung của Đức Chúa Trời cùng với mọi Cơ-đốc-nhân khác” (Ê-phê-sô 2:19 TLB).

Phần lớn căn cước chúng ta dựa trên các mối quan hệ của chúng ta.

Tôi là cháu trai.  Tôi là con trai.  Tôi là chồng.  Tôi là ông.  Tôi là thành viên trong đội.  Tôi là thành viên nhóm nhỏ.  Tôi là mục sư.  Tôi là chủ nhân.  Tôi là tất cả những điều đó.  Những mối quan hệ đó giúp xác định tôi là ai.

Chúng ta biết mình là ai trong mối quan hệ với người khác.  Những người đã trải qua ly hôn hoặc cái chết của người phối ngẫu đều biết điều này.  Khi mối quan hệ đó kết thúc, nhiều người gặp khó khăn trong việc nắm bắt họ là ai.  Hoặc nếu họ bị sa thải khỏi một công việc gắn bó với căn cước của họ, thì thật khó có thể để làm rõ căn cước họ.

Đó là lý do tại sao Chúa muốn chúng ta nắm căn cước mình từ mối quan hệ không bao giờ kết thúc: mối quan hệ của chúng ta với gia đình Ngài.

Kinh Thánh nói, “Anh chị em là thành viên của gia đình riêng của Đức Chúa Trời . . . và anh chị em thuộc về hộ chung của Đức Chúa Trời cùng với mọi Cơ-đốc-nhân khác” (Ê-phê-sô 2:19 TLB).

Không quan trọng gia đình nào bạn từng có trong quá khứ.  Căn cước bạn không đến từ nó.  Căn cước bạn đến từ mối quan hệ của bạn với gia đình Chúa.

Trên thực tế, gia đình thể chất của bạn chỉ là một kênh để đưa bạn vào gia đình Chúa. Chúa dùng cha mẹ bạn—dù họ là cha mẹ tốt hay cha mẹ xấu—để đưa bạn vào thế giới. Nhưng mục tiêu thực sự của Ngài không phải là giữ bạn trong gia đình đó; mà là đưa bạn vào gia đình Ngài.

Gia đình tâm linh của bạn thực sự quan trọng hơn gia đình thể chất của bạn.  Gia đình thể chất không tồn tại mãi mãi.  Con người lớn lên.  Họ di chuyển đi.  Họ ly hôn.  Họ chết.

Gia đình tâm linh của bạn sẽ tồn tại đời đời.

Khi đó là điều căn cước bạn được xây trên đó, nó sẽ tồn tại.

THẢO LUẬN
·      Bạn có thể nghĩ về một thời điểm trong đời bạn khi mất mát mối quan hệ đã ảnh hưởng đến ý thức về căn cước bạn?  Nó như thế nào?
·      Những cách bạn nào bạn đang đầu tư đời bạn vào những thứ thực sự quan trọng, những thứ sẽ tồn tại đời đời?
·      Cách nào bạn từng hiểu rõ hơn về căn cước mình thông qua mối quan hệ bạn với gia đình Chúa?

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

BẠN ĐƯỢC KÊU GỌI để THUỘC VỀ HỘI THÁNH



Do Rick Warren - ngày 22 tháng 8 năm 2019

“Vậy bây giờ anh chị em . . . không còn khách viếng hay người lạ.  Bây giờ anh chị em là công dân cùng với dân thánh của Đức Chúa Trời.  Anh chị em thuộc về gia đình Chúa (Ê-phê-sô 2:19 ICB).

Bạn không chỉ được kêu gọi để làm.  Bạn được kêu gọi để thuộc về.

Kinh Thánh nói, “Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo tất cả mọi thứ, và tất cả mọi thứ là vì vinh hiển Ngài.  Ngài muốn có nhiều con cái chia sẻ vinh hiển Ngài” (Hê-bơ-rơ 2:10 NCV).

Chúa không muốn con cái Ngài là trẻ mồ côi.  Ngài đặt chúng vào một gia đình, và gia đình Chúa được gọi là hội thánh.  Bạn được kêu gọi để thuộc về hội thánh Ngài.

Trong Ê-phê-sô 2:19, Kinh Thánh nói điều này: “Vậy bây giờ anh chị em . . . không còn là khách viếng hay người lạ.  Bây giờ anh chị em là công dân cùng với dân thánh của Đức Chúa Trời.  Anh chị em thuộc về gia đình Chúa” (Ê-phê-sô 2:19 ICB).

Chữ “hội thánh” trong Kinh Thánh là chữ Hy Lạp ecclesia.  Nó xuất phát từ chữ kaleo, nghĩa là “được kêu gọi.”  Ecclesia nghĩa đen là nhóm người được Chúa kêu gọi.

Bạn biết điều đó nghĩa là gì không?  Hội thánh không phải là sự kiện.  Nó không phải là tòa nhà.  Nó không phải là một cái gì đó bạn đi đến.  Hội thánh cái gì đó bạn thuộc về.  Nó có mối quan hệ.  Bạn được kêu gọi đểm một thành viên gia đình với tất cả những người khác mà Chúa đã kêu gọi.

Hội thánh không phải là một gánh nặng hay một quy tắc hay một yêu cầu.  Nó là một gia đình, và bạn chỉ sẽ biết Chúa và mục đích Ngài cho đời bạn khi bạn ở trong cộng đồng có gia đình Chúa.

Thuộc về hội thánh sẽ là một trong những phước hạnh những nguồn khích lệ lớn lao nhất trong đời bạn.

Bạn không muốn bỏ lỡ điều đó.


THẢO LUẬN
·      Tại sao dễ nhầm lẫn hội thánh với sự kiện hoặc tòa nhà?  Cách nào bạn có thể nhắc chính mình về bản chất thật của hội thánh?
·      Hội thánh đóng vai trò gì trong đời bạn?  Những cảm xúc nào bạn trải nghiệm khi bạn được bảo rằng bạn được kêu gọi để thuộc về hội thánh?
·      Cách nào bạn có thể tận hiến mình đầy trọn hơn cho gia đình hội thánh bạn?

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

Đừng Lo Lắng—Hãy Thờ Phượng!




Do Rick Warren - ngày 21 tháng 8 năm 2019

“Vậy đừng lo lắng những điều này, nói rằng, Chúng ta sẽ ăn gì?  Chúng ta sẽ uống gì? Chúng ta sẽ mặc gì?  Những thứ này khống chế suy nghĩ của người vô tín, nhưng Cha trời các con đã biết tất cả các nhu cầu các con.  Hãy tìm kiếm Nước Chúa trước hết mọi thứ, và sống công chính, và Ngài sẽ ban cho các con mọi thứ mình cần.  Vậy đừng lo lắng về ngày mai, vì ngày mai sẽ mang đến những lo lắng của riêng nó.  Rắc rối hôm nay là quá đủ cho hôm nay’” (Ma-thi-ơ 6: 31-34 NLT).

Cách nào bạn biết bạn đang không trải nghiệm được tình yêu của Chúa?

Bạn lo lắng.

Bạn không thể vừa lo lắng vừa thờ phượng Chúa.  Mỗi khi bạn lo lắng, bạn quên mất Chúa yêu bạn biết là bao.  Lo lắng thực sự là hành động như người vô thần.  Nó giả vờ như bạn là trẻ mồ côi chứ không là con cái Chúa.

Chúa Giêsu nói, “Vậy đừng lo lắng những điều này, nói rằng, ‘Chúng ta sẽ ăn gì?  Chúng ta sẽ uống gì? Chúng ta sẽ mặc gì?’  Những thứ này khống chế suy nghĩ của người vô tín, nhưng Cha trời các con đã biết tất cả các nhu cầu các con.  Hãy tìm kiếm Nước Chúa trước hết mọi thứ, và sống công chính, và Ngài sẽ ban cho các con mọi thứ mình cần.  Vậy đừng lo lắng về ngày mai, vì ngày mai sẽ mang đến những lo lắng của riêng nó.  Rắc rối hôm nay là quá đủ cho hôm nay’” (Ma-thi-ơ 6: 31-34 NLT).

Chúa Giêsu bảo chúng ta có một chân lý mà quan trọng nhiều bất cứ điều gì chúng ta đang lo lắng: Chúng ta có một Cha trời đã tạo ra chúng ta, yêu thương chúng ta, muốn điều tốt nhất cho chúng ta, và đang chăm nhìn chúng ta.  Ngài đang hành động vì lợi ích chúng ta và đã ban cho chúng ta hàng trăm lời hứa về lòng thành tín của Ngài.

Lo lắng là giả vờ như bạn không biết bất cứ gì về điều đó.

Con trai tôi là Josh không thích đi máy bay khi có chấn động khí.  Vài năm trước, nó đang trên một chiếc máy bay đang trải qua chấn động khí liên tục.  Nó nói với tôi sau đó, “Con phải quyết định hoặc con lo lắng hoặc con thờ phượng.  Nên thay vì lo lắng, con đặt vào tai con loa gắn tai và mở một đống nhạc thờ phượng.”

Bạn hoặc lo lắng hoặc thờ phượng cho phần đời còn lại của bạn.  Bạn hoặc hoảng loạn hoặc cầu nguyện.  Bạn hoặc nhìn vào những nan đề bạn hoặc nhìn vào Chúa.

Cái nào bạn sẽ chọn?

THẢO LUẬN
·      Các tác nhân phổ biến nhất nào gây lo lắng cho đời bạn?
·      Va chạm nào gây lo lắng cho đời bạn?  Thể nào nó cản trở bạn không hoàn toàn tin cậy và theo Chúa?
·      Bạn có thể làm gì để nhắc nhở bản thân chọn thờ phượng hơn lo lắng?


Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

Giấc Mơ Lớn Nhất của Bạn Vẫn Có Thể Được



Do Rick Warren - ngày 20 tháng 8 năm 2019

"Không có sợ hãi trong tình yêu thương.  Nhưng tình yêu thương toàn hảo xua tan sợ hãi, vì sợ hãi liên quan đến hình phạt (1 Giăng 4:18 NIV).

Bạn có khả năng nhiều hơn bạn hiểu ngay bây giờ.  Bạn chỉ cần ai đó tin tưởng bạn.

Tôi có một tin tốt cho bạn: Ai đó đã tin bạn.

Khi ai đó tin tưởng bạn vô điều kiện, như Chúa tin, nó làm dịu bạn để dám liều lĩnh lớn. Bạn có những giấc mơ chưa thực hiện được trong đời mình vì bạn đã sợ hết hồn khi theo đuổi chúng.  Bạn sẽ chết với những giấc mơ chưa thực hiện được trừ khi bạn để một chân lý thực sự thấm vào: Chúa yêu bạn vô điều kiện.

Bất kể bạn là ai và bất kể gì trong quá khứ bạn, Chúa tin tưởng bạn nhiều hơn bạn tin tưởng chính mình.  Nghĩa là sợ hãi không cứ ngăn cản bạn nữa.

Kinh Thánh nói, "Không có sợ hãi trong tình yêu thương.  Nhưng tình yêu thương toàn hảo xua tan sợ hãi, vì sợ hãi liên quan đến hình phạt” (1 Giăng 4:18 NIV).

Nghĩ rằng bạn đã thổi bay nó?  Sắp đầu hàng giấc mơ của bạn?  Tình yêu của Chúa nói đừng sợ cố thử lần nữa.

Khi tôi học lớp bảy, gia đình tôi sống ở Bắc California, quê hương của những cây gỗ đỏ. Trong lớp huấn nghệ của tôi, mỗi người phải làm một cái gì đó.  Tôi muốn làm cái bàn gỗ đỏ cho mẹ và bố tôi.  Chẳng may, tôi không có khả năng nghệ thuật hoặc chế tạo.  Tôi chế cái bàn đó trong sáu tháng trong nhà kho của chúng tôi, nhưng nó vẫn là mớ hỗn độn.

Ngày kia, bố tôi nghe tôi thổn thức về cái bàn tôi trong kho đó.  Tôi nói với bố về mớ hỗn độn mà tôi đã làm từ nó.  Tôi rất muốn nó thật tuyệt, nhưng nó thật tệ.

Tôi không bao giờ quên điều bố tôi bảo tôi: “Con trai à, ổn mà.  Chúng ta có thể bắt đầu lại, và lần này bố sẽ giúp con.”

Bố tôi là thợ mộc bậc thầy.  Tôi biết nếu bối bố giúp, chúng tôi sẽ thành công.

Cha trời của bạn đang nói với bạn điều đó hôm nay.  Bạn có lẽ đã gây hỗn độn.  Bạn có lẽ cảm thấy như thể giấc mơ bạn đã chết.

Nhưng Chúa nói với bạn hôm nay, “Ổn mà.  Chúng ta có thể bắt đầu lại, và lần này Ta sẽ giúp con.”

Và khi Chúa nói Ngài sẽ giúp, bạn có thể làm bất cứ gì.



THẢO LUẬN
·      Thể nào sự tin tưởng của người khác vào bạn đã giúp bạn hoàn thành điều gì đó mà bạn không nghĩ bạn có thể làm được?
·      Thể nào việc nhận ra rằng Chúa yêu bạn và tin tưởng bạn đã tác động bạn khi bạn theo đuổi tiếng gọi của Ngài trong đời?
·      Nếu bạn từng đầu hàng một giấc mơ, thể nào bạn có thể mời Chúa giúp bạn ước mơ đó?

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

Tại Sao Chúng Ta Cầu Nguyện, “Ý Cha Được Nên”



Do Rick Warren - ngày 19 tháng 8 năm 2019


Chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời khi chúng ta dâng Ngài cuộc đời chúng ta mỗi khi chúng ta cầu nguyện.  Chúa Giêsu dạy rằng khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta nên tận hiến theo ý Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời có một ý muốn đặc biệt cho đời bạn.  Rô-ma 12: 2 nói rằng ý chí Ngài là tốt lành và hoàn hảo và nó phù hợp với bạn.  Một phần của việc kết nối với Chúa là nói, “Chúa ôi, ý Ngài dành cho con hôm nay là gì?  Con muốn làm theo ý Ngài.”

Trên thiên đàng, ý Chúa được thực hiện cách hoàn hảo.  Vấn đề trên trần gian Chúa không phải lúc nào cũng được thực hiện.  Đó là lý do chúng ta cầu nguyện, “Nước Cha được đến, ý Cha được nên, ở đất như trời.”  Chúng ta đang nói, “Chúa ôi, con muốn vâng phục Ngài.  Con muốn làm những gì Ngài muốn con làm.

“Ý Cha được nên” có thể cầu nguyện theo ba cách khác nhau.  Bạn có thể nói nó trong oán hận: “Ý Cha được nên, nhưng tôi không thích điều đó. Bạn có thể nói nó trong thoái thác: “Ý Cha được nên, vì tôi không thể giúp gì được điều đó.”  Hoặc bạn có thể nói nó trong mong đợi, “Ý Cha được nên, vì tôi biết đó là điều tốt nhất, và đó là điều tôi muốn cho đời tôi hôm nay!

Cha trần gian của bạn có lẽ không luôn luôn biết những gì tốt nhất, nhưng bạn có thể tin cậy rằng Cha trời của bạn biết.  Đó là ý nghĩa khi nói, “Nước Cha được đến, ý Cha được nên.”

Hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này: Chúa ơi, tôi biết ý Ngài cho đời tôi tốt hơn bất cứ gì tôi có thể mơ ước.  Tôi muốn dâng Ngài đời tôi.  Tôi muốn ý Ngài được thực hiện trong đời tôi.”


THẢO LUẬN
·      Cầu nguyện trong mong đợi nghĩa là gì?
·      Cách nào bạn có thể biết điều gì là Chúa?
·      Bạn có tin rằng Chúa quan tâm đến ước mơ và khao khát của bạn?  Tại sao có hoặc tại sao không?


Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019

TRƯỞNG THÀNH TÂM LINH KHÔNG BAO GIỜ TỰ CHẤM DỨT



Do Rick Warren - ngày 17 tháng 8 năm 2019

Thái độ các con phải giống Ta, vì Ta, Đấng Mê-si-a, không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ, và phó mạng Ta làm giá chuộc nhiều người (Ma-thi-ơ 20:28 TLB).

Phục vụ không phải là cái gì đó bạn nhét vào thời khóa biểu của mình để lấp đầy thời gian rảnh của bạn.  Phục vụ là trọng tâm sống của tín đồ.  Chúa Giê-su đến để phục vụ và “ban cho”—và hai động từ đó cũng phải xác định đời bạn trên trần gian.

Chúa Giêsu dạy rằng trưởng thành thuộc linh không bao giờ chấm dứt.  Trưởng thành là mục vụ!  Khi bạn tăng trưởng tâm linh, bạn có thể ban cho người khác.  Không đủ khi cứ học nhiều và nhiều hơn nữa.  Bạn bắt buộc phải hành động những gì bạn biết—và thực hành những gì bạn tuyên bố mình tin.  Nghiên cứu Kinh Thánh mà không phục vụ dẫn đến ao tù tâm linh.

Sự so sánh xưa giữa Biển Hồ Galilee và Biển Chết vẫn còn đúng.  Galilee là hồ đầy sức sống vì nước chảy vào nó và rồi cũng thoát khỏi nó.  Ngược lại, không gì sống nổi ở Biển Chết vì không có dòng chảy ra, nên hồ bị nước đọng.

Sự thật là, nếu bạn đã theo Chúa Giêsu một thời gian, có lẽ bạn biết nhiều Kinh Thánh hơn là bạn đưa vào thực hành.  Điều bạn có lẽ cần là kinh nghiệm phục vụ theo cách nào đó tại hội thánh bạn, để bạn có thể tập luyện cơ bắp thuộc linh của mình.

Khi bạn trưởng thành trong đấng Christ, sự tập trung của bạn có thể ngày càng chuyển sang việc sống đời phục vụ.  Chúa Giêsu đến để phục vụ, và Ngài cũng sẽ giúp bạn trở thành một đầy tớ.


THẢO LUẬN
·      Chúa đã dạy gì cho bạn gần đây?  Thể nào bạn đã dùng chân lý Kinh Thánh này trong mục vụ?
·      Thể nào phục vụ khiến tín đồ nổi bật trên thế giới?
·      Người nào đang bày tỏ “đời sống phục vụ” ngay bây giờ?  Điều gì bạn có thể học được từ lối sống người đó?