Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

ĐIỀU GÌ ĐỨC CHÚA TRỜI NÓI với NGƯỜI CÔ ĐƠN?

 


TG: RICK WARREN - 30 tháng 6 năm 2021

DG: Thang Chu

 

Ngài bị khinh thường và từ khước bởi loài người, làm người đau khổ, và quen đau đớn. Như người mà người ta che mặt họ, Ngài bị khinh thường, và chúng ta khinh dễ Ngài” (Ê-sai 53:3 NIV).

 

Nếu bạn thức dậy với cảm giác cô đơn sáng nay, Chúa có điều gì đó muốn nói với bạn: “Ta hiểu rõ cảm giác con.”  Chúa ở với bạn suốt thời khó khăn này.

 

Nếu bạn nghĩ Chúa Giê-su không hiểu sự cô đơn, bạn lầm.

 

Chúa Giê-su bị những người do Ngài tạo ra khinh thường và từ khước.  Ngài trải qua cô đơn suốt đời Ngài.

 

Trong những giờ cuối cùng của Ngài, Chúa Giê-su đến Vườn Ghết-sê-ma-nê để cầu nguyện.  Đây là khoảng thời gian đầy cảm xúc với Ngài.  Ngài biết ngay ngày hôm sau Ngài sẽ bị đóng đinh trên thập giá, phân cách khỏi Cha của Ngài.

 

Vì Chúa Giê-su cần sự đồng hành của con người, nên Ngài dẫn ba người bạn thân nhất của Ngài—Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng—vào vườn đó.  Ngài nói với họ, “Ta rất buồn . . . Hãy ở đây và thức tỉnh với Ta[TC1]  (Ma-thi-ơ 26:38 CNB).

 

Họ đã làm gì?  Họ ngủ gục!  Chúa Giê-su quay lại và nói, “Các con không thể tỉnh táo một giờ với Ta sao? (Ma-thi-ơ 26:40 CN).

 

Chúa Giê-su chắc chắn cảm thấy rất cô đơn trong lúc đó.

 

Ngày hôm sau, Ngài bị đóng đinh vào cây thập tự, nơi Ngài kêu lớn, “Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Ma-thi-ơ 27:46 GW).  Vì Chúa Giê-su đang mang tội lỗi của thế gian, nên Chúa Cha không thể nhìn tội lỗi—vào Ngài.  Ngài thực sự cô đơn.

 

Chúa Giê-su biết cảm giác cô đơn là thế nào.  Ngài muốn giải tỏa nỗi cô đơn của bạn. Ngài quan tâm đến bạn và muốn giúp bạn.

 

Có lẽ cô đơn không phải là vấn đề đối với bạn.  Tuy nhiên, bạn có thể ngạc nhiên bởi ai là  người cô đơn quanh bạn.  Cô đơn không màng đến chuyện bạn xinh đẹp, giàu có, thành công, hay nổi tiếng.  Ngay cả những người kết hôn cũng có thể cô đơn; một số cặp vợ chồng không bao giờ chia sẻ bất kỳ sự thân mật, gần gũi, và thông công thực sự nào.  Đại dịch này khiến rõ rằng không ai có thể miễn nhiễm cô đơn.  Kết cuộc, mỗi người trong chúng ta đều trải qua nó.

 

Nếu hôm nay bạn cô đơn, Chúa Giê-su hiểu và Ngài muốn giúp bạn vơi nhẹ.  Cách tối hậu mà Chúa Giê-su có thể làm vơi cô đơn của bạn là khiến bạn là một phần gia đình Ngài.  Qua cái chết cô đơn của chính Ngài và sau đó là sự Phục Sinh của Ngài, Chúa Giê-su khiến bạn có thể thuộc về gia đình Đức Chúa Trời.

 

Khi là thành viên trong gia đình Chúa, bạn vẫn có thể phải đối diện những thời kỳ khi bạn cảm thấy cô đơn.  Nhưng bạn sẽ không bao giờ thực sự cô đơn lần nữa.

 

THẢO LUẬN

·        Những thời kỳ nào của đời bạn từng cô đơn?  Điều gì đã giúp bạn vơi đi nỗi cô đơn?

·        Ý nghĩa gì đối với bạn khi biết rằng Chúa Giê-su đã trải qua cô đơn?

·        Nếu bạn là Cơ-đốc-nhân, thế nào là thành viên trong gia đình Đức Chúa Trời giúp bạn vơi đi cô đơn?

 

Bạn đã sẵn sàng gia nhập gia đình của Đức Chúa Trời chưa?

 

Là Cơ đốc nhân không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ cô đơn nữa.  Nhưng nghĩa là bạn sẽ không bao giờ thực sự cô đơn.  Bạn sẽ là một phần trong gia đình Đức Chúa Trời đời đời.  Nếu bạn sẵn sàng tận hiến đời bạn cho Chúa Giê-su, thì hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này:

 

“Lạy Chúa Giê-su, tôi biết khi chết, tôi sẽ tính sổ đời mình với Ngài.  Tôi biết tôi đã phạm tội với Ngài, và tôi đã sống theo kế hoạch của tôi, không phải của Ngài.  Tôi muốn điều đó thay đổi, bắt đầu ngay bây giờ.  Tôi muốn từ bỏ tội lỗi mình và hướng về Ngài.

 

“Cảm ơn Ngài đã sai Chúa Giê-su đến chết vì tất cả gì tôi đã làm sai để tôi không phải trả hình phạt.  Tôi biết tôi không xứng đáng với sự tha thứ của Ngài.  Tôi biết chỉ có ân điển Ngài mới có thể cứu được tôi, Chúa ơi.  Tôi không bao giờ có thể đủ tốt để vào một nơi toàn hảo.

 

“Chúa Giê-su ơi, cảm ơn vì Ngài đã yêu tôi nhiều đến nỗi Ngài đã gánh mọi tội lỗi tôi lên chính Ngài.  Ngài khiến tôi có thể được chấp nhận vào thiên đường, và tôi hạ mình cầu xin Ngài cứu tôi.  Tôi tin Ngài, Chúa Giêsu ôi.  Và tôi tin Ngài sẽ giữ lời hứa cứu tôi lập tức, chắc chắn, hoàn toàn, và vĩnh viễn.  Và tôi biết rằng khi tôi rời khỏi Trần Thế này, tôi sẽ cùng Ngài đến Vương Quốc Ngài.  Trong danh Chúa Giê-su.  Amen.”

https://pastorrick.com/what-does-god-say-to-lonely-people/

 

 


 [TC1]

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

CHÚNG TA BIẾT THỂ NÀO CHUYỆN KẾT THÚC

TG: RICK WARREN - 29 tháng 6 năm 2021

DG: Thang Chu

 

“Tin Mừng về vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ được rao giảng khắp thế giới, cho mọi quốc gia. Rồi sự cuối cùng sẽ đến(Ma-thi-ơ 24:14 NCV).

 

Kết thúc của lịch sử là hiển nhiên.

 

Tôi tin điều này hết lòng tôi.  Đó là một việc làm sai lầm.  Điều đó không thể tránh.  Điều đó đã xong.  Không gì nghi ngờ.  Tôi đã đọc chương cuối.

 

Lời Chúa bảo chúng ta thể nào nó sẽ kết thúc.  Ngày nào đó Chúa sẽ gói gọn tất cả đây trên Trần Thế, và Ngài sẽ đưa con cái Ngài về nhà thiên đàng để ở bên Ngài đời đời.   Kinh Thánh nói, “Tin Mừng về vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ được rao giảng khắp thế giới, cho mọi quốc gia. Rồi sự cuối cùng sẽ đến” (Ma-thi-ơ 24:14 NCV).

 

Tôi sắp nói với bạn một điều thực sự quan trọng.  Chúng ta không cố lập vương quốc tại đây trên trần thế.  Chúng ta đang cố gắng phổ biến Nước Trời.  Chúng ta muốn tất cả bạn hữu chúng ta và mọi người khác ở cùng chúng ta trên thiên đường.  Mục tiêu của chúng ta là đưa người vào Vương Quốc Đức Chúa Trời để họ có thể ở với Ngài vĩnh viễn.

 

Thể nào chúng ta mang vinh hiển cho Đức Chúa Trời?  Ngài được vinh hiển khi chúng ta yêu Ngài hết lòng mình.  Đức Chúa Trời được vinh hiển khi chúng ta yêu người khác trong gia đình của Đức Chúa Trời.  Đức Chúa Trời được vinh hiển khi chúng ta yêu người kh yêu.  Đức Chúa Trời được vinh hiển khi chúng ta chia sẻ Tin Mừng với mọi người.  Đức Chúa Trời được vinh hiển khi chúng ta tin cậy Ngài với những vấn đề trong cuộc sống chúng ta mà không thể giải quyết ngoại trừ qua phép lạ.  Và Đức Chúa Trời được vinh hiển khi chúng ta biết và tin cậy rằng sự kết cuộchiển nhiên Ngài chiến thắng.

 

Có phải điều đó nghe như cách bạn muốn sống đời bạn không?  Nếu vậy, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện đơn giản này hôm nay:

 

“Lạy Chúa Giê-su, tôi muốn là một phần điều Ngài đang làm trên thế giới.  Tôi tin Ngài muốn dùng tôi.  Tôi muốn quay lại tình đầu của mình: Ngài.  Tôi muốn là tay và chân của Ngài trong thế kỷ 21.  Hãy giúp tôi tin và sống theo niềm tin của Ngài.  Nhân danh Ngài tôi cầu nguyện.  A-men.”

 

THẢO LUẬN

·        Điều gì nên thay đổi trong đời bạn khi bạn tin rằng Chúa đã viết sẵn phần cuối chuyện và Ngài chiến thắng?

·        Những vấn đề hoặc tình huống dường như không thể nào bạn cần tin cậy Chúa?

·        Bạn có thể chia sẻ Phúc Âm cho ai hôm nay để họ có thể gia nhập Nước Đức Chúa Trời?

 

Bất kể bạn đã làm gì hay bạn đã ở đâu, Đức Chúa Trời muốn bạn cùng Ngài đến Vương Quốc vĩnh cửu của Ngài một ngày nào đó.  Đúng vậy—bạn đã có một chỗ trong gia đình đời đời của Đức Chúa Trời luôn sẵn sàng và chờ đợi bạn.  Lời mời rộng mở.  Chỉ cần tin và nhận.

 

Bạn sẵn sàng chưa?  Đây là lời cầu nguyện mà bạn có thể bắt đầu: “Lạy Đức Chúa Trời, tôi biết khi chết, tôi sẽ tính sổ đời mình với Ngài.  Tôi biết tôi đã phạm tội với Ngài, và tôi đã sống theo kế hoạch của tôi, không phải của Ngài.  Tôi muốn điều đó thay đổi, bắt đầu ngay bây giờ.  Tôi muốn từ bỏ tội lỗi mình và hướng về Ngài.

 

“Cảm ơn Ngài đã sai Chúa Giê-su đến chết vì tất cả gì tôi đã làm sai để tôi không phải trả hình phạt.  Tôi biết tôi không xứng đáng với sự tha thứ của Ngài.  Tôi biết chỉ có ân điển Ngài mới có thể cứu được tôi, Chúa ơi.  Tôi không bao giờ có thể đủ tốt để vào một nơi toàn hảo.

 

“Chúa Giê-su ơi, cảm ơn vì Ngài đã yêu tôi nhiều đến nỗi Ngài đã gánh mọi tội lỗi tôi lên chính Ngài.  Ngài khiến tôi có thể được chấp nhận vào thiên đường, và tôi hạ mình cầu xin Ngài cứu tôi.  Tôi tin Ngài, Chúa Giêsu ôi.  Và tôi tin Ngài sẽ giữ lời hứa cứu tôi lập tức, chắc chắn, hoàn toàn, và vĩnh viễn.  Và tôi biết rằng khi tôi rời khỏi Trần Thế này, tôi sẽ cùng Ngài đến Vương Quốc Ngài.  Trong danh Chúa Giê-su.  Amen.”

https://pastorrick.com/we-know-how-the-story-ends/

 

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

CÒN NHIỀU CHUYỆN NỮA cho BẠN

TG: RICK WARREN - 23 tháng 6 năm 2021

DG: Thang Chu

 

“Thánh Linh Đức Chúa Trời, Đấng đã vực dậy Chúa Giê-su từ sự chết, sống trong bạn. Và y như Đức Chúa Trời vực dậy Chúa Giê-su Christ từ sự chết, thì Ngài sẽ ban sự sống cho thể xác phàm nhân của anh chị em bởi cùng Thánh Linh đang sống trong anh chị em” (Rô-ma 8:11 NLT).

 

tín đồ, chúng ta có hy vọng vì chúng ta sẽ sống đời đời.  Chết không là hết.  Có nhiều chuyện nữa!

 

Một ngày nào đó tim bạn sẽ ngừng đập, và đó sẽ là ngày kết thúc thân thể bạn.  Nhưng nó sẽ không là ngày kết thúc của bạn.  Bạn được tạo theo hình ảnh Đức Chúa Trời.  Bạn được tạo ra để tồn tại đời đời.  Đây không phải là tất cả gì có được.

 

Tại sao chúng ta có hy vọng?  Bởi bất kể nó tồi tệ thế nào trên trần thế, nó chỉ trong một thời gian.  Khi bạn có đức tin vào Chúa Giê-su, bạn biết rằng bạn sẽ trải qua hàng nghìn tỷ năm ở bên kia cõi vĩnh hằng mà không còn đau buồn, không còn buồn bã, không còn bệnh tật, không còn đau khổ.

 

Kinh Thánh cho biết trong Rô-ma 8:11, “Thánh Linh Đức Chúa Trời, Đấng đã vực dậy Chúa Giê-su từ sự chết, sống trong bạn. Và y như Đức Chúa Trời vực dậy Chúa Giê-su Christ từ sự chết, thì Ngài sẽ ban sự sống cho thể xác phàm nhân của anh chị em bởi cùng Thánh Linh đang sống trong anh chị em” (Rô-ma 8:11 NLT).

 

Là mục sư, tôi đã đứng bên mộ hàng trăm gia đình, và tôi biết sự khác biệt giữa người có hy vọng và người vọng.  Bạn có thể thấy điều đó trong mắt họ.  Tôi đã thấy nỗi kinh hoàng trong mắt người vọng.  Họ đang nghĩ, “Đây là tất cả gì tôi có.  Hết rồi.  Tôi sẽ không bao giờ gặp người này lại nữa.  Xong rồi.  Đó là tất cả gì có trong đời.”

 

Tôi so sánh điều đó với hàng nghìn người mà tôi từng thấy trong đám tang của tín đồ.  Họ biết đây chỉ là một bước chuyển tiếp.  Người thân yêu của họ đang bước vào cuộc đời thực!  Họ sẽ ở với Chúa vĩnh viễn.  Tất nhiên có đau buồn, nhưng cũng có hy vọng, vì họ biết họ sẽ được đoàn viên ngày nào đó với người thân đã theo Chúa Giê-su.  Với tín đồ, chết không phải bỏ nhà đinó là sự trở về nhà.

 

Bạn có hy vọng đó không, có biết rằng bạn sẽ sống đời đời với Chúa Giê-su Christ?  Nếu không, đừng chậm trễ.  Hãy lập quyết định đó hôm nay.

 

THẢO LUẬN

·      Sự cứu rỗi trong Chúa Giêu-su Christ tạo khác biệt trong cõi vĩnh hằng.  Nhưng thể nào nó ảnh hưởng cách bạn sống đời bạn trên trần thế?

·      Điều gì bạn đã được giải thoát trong đời này vì sự cứu rỗi của bạn?

·      Ai bạn có thể chia sẻ hôm nay về niềm hy vọng mà bạn có được qua Đấng Christ?

 

Làm thế nào bạn có thể chắc chắn về cõi vĩnh hằng của bạn.

 

Một khi bạn tin cậy Chúa Giê-su, bạn có thể tuyệt đối chắc chắn rằng bạn sẽ ở cõi vĩnh hằng với Ngài.  Nếu bạn đã sẵn sàng thực hiện bước đó, thì hãy cầu nguyện sau:

 

“Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã hứa rằng nếu tôi tin Ngài, mọi điều tôi từng làm sai sẽ được tha thứ, tôi sẽ học được mục đích đời mình, và ngày nào đó Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào nhà vĩnh cửu của Ngài trên thiên đàng.

 

“Tôi thú nhận tội mình, và tôi tin rằng Ngài là Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Rỗi của tôi.  Tôi tiếp nhận Ngài vào đời tôi làm Chúa tôi.  Hôm nay, tôi sẽ chuyển mọi phần đời tôi cho Ngài.  Tôi muốn theo Ngài và làm điều Ngài bảo tôi làm.

 

“Chúa Giê-su ơi, tôi biết ơn vì tình yêu của Ngài và sự hy sinh của Ngài khiến tôi có thể cùng Ngài ở thiên đàng.  Tôi biết tôi không xứng đáng điều đó.  Và tôi cảm ơn Ngài rằng tôi không phải ra sức kiếm hay làm việc để cứu rỗi mình, bởi tôi biết điều đó không thể.  Tôi muốn dùng phần đời còn lại của tôi để phục vụ Ngài thay vì phục vụ bản thân. Tôi hạ mình phó đời tôi cho Ngài, và tôi xin Ngài cứu tôi và tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Nhân danh Chúa Giê-su tôi cầu nguyện.  A-men.”

 

https://pastorrick.com/there-is-more-to-your-story/

 

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

GIEO RỘNG LƯỢNG để GẶT RỘNG LƯỢNG

THEO RICK WARREN - 17 tháng 6 năm 2021

DG: Thang Chu

 

“Ai gieo ít cũng sẽ gặt ít, ai gieo rộng lượng thì cũng sẽ gặt rộng lượng.  Mỗi người trong anh chị em nên cho cái mình đã định trong lòng, không miễn cưỡng hoặc ép buộc, vì Đức Chúa Trời yêu người ban cho vui vẻ. Và Đức Chúa Trời có thể ban phước cho anh em dư dật, để trong mọi sự mọi lúc, mọi sự cần thiết, thì anh em sẽ dư dật trong mọi việc lành(2 Cô-rinh-tô 9:6-8 NIV).

 

Khi nói đến sự ban cho của bạn, có hai nguyên tắc bạn cần nhớ và chúng dựa trên 2 Cô-rinh-tô 9:6-8: “Ai gieo ít cũng sẽ gặt ít, ai gieo rộng lượng thì cũng sẽ gặt rộng lượng.  Mỗi người trong anh chị em nên cho cái mình đã định trong lòng, không miễn cưỡng hoặc ép buộc, vì Đức Chúa Trời yêu người ban cho vui vẻ. Và Đức Chúa Trời có thể ban phước cho anh em dư dật, để trong mọi sự mọi lúc, mọi sự cần thiết, thì anh em sẽ dư dật trong mọi việc lành” (NIV).

 

Đầu tiên là nguyên tắc mùa gặt: Cái bạn gieo, bạn sẽ gặt—dù tốt hay xấu.  Nói cách khác, bạn sẽ thu hoạch bất cứ gì bạn trồng.  Điều đó đúng về tiền bạc, nhưng nó cũng đúng về mọi điều khác.

 

Nếu bạn gieo chỉ trích, người ta sẽ chỉ trích bạn.  Nếu bạn gieo đàm tiếu, hãy đoán xem gì?  Người khác sẽ đồn phao bạn.  Nếu bạn gieo oán giận, người ta sẽ oán giận bạn.

 

Bạn cần gì nữa?  Dù đó là gì, hãy ban cho đi, và bạn sẽ nhận lại nhiều hơn.  Bạn có cần thêm năng lượng?  Khi đó bạn phải dành năng lượng qua thể dục.  Bạn có cần đoan chắc hơn trong đời bạn?  Hãy cho nó đi bằng cách đoan chắc người khác.

 

Nếu bạn lấy một hạt ngô và gieo nó vào đất, bạn có nhận lại được một hạt không? Không!  Tôi đã thực sự trồng ngô trong sân mình trước đây.  Khi bạn gieo một hạt giống xuống đất, bạn sẽ không nhận lại được một hạt giống.  Bạn nhận được một thân cây với một đống bông tai và hàng ngàn hạt nhân.  Khi bạn trồng một hố bơ, nó sẽ phát triển một cây.  Bạn có lấy lại được một quả bơ không?  Không.  Bạn nhận lại hàng trăm.  Bạn luôn nhận lại được nhiều hơn những gì bạn đặt vào.

 

Nguyên tắc thứ hai là luôn có chậm trễ giữa trồng và thu.  Khi bạn gieo một hạt vào đất, bạn sẽ không thu được một tai ngô ngày kế.  Bạn trồng trong một mùa, và bạn thu trong một mùa khác.

 

Cũng đúng vậy trong việc ban cho.  Bạn cho người khác.  Bạn dâng hiến cho Chúa.  Bạn ban cho đời mình—nhưng bạn không gặt kết quả ngày kế.  Có mùa chờ đợi trước khi Chúa ban cho bạn mùa gặt.  Tại sao?  Bởi Đức Chúa Trời đang trắc nghiệm đức tin bạn để xem liệu bạn có tin cậy Ngài không trong khi có chậm trễ giữa trồng và thu.

 

Trong khi trồng và chờ, bạn có thể tin cậy Chúa sẽ ban ân điển để “có mọi sự cần thiết, thì anh em sẽ dư dật trong mọi việc lành”

 

Hãy nhớ hai nguyên tắc này: Thứ nhất, bạn gặt cái bạn gieo; thứ hai, bạn trồng trong một mùa nhưng phải chờ và thu hoạch vào mùa khác.  Hãy học những nguyên tắc này và áp dụng chúng vào đời bạn—và bạn sẽ có rất nhiều niềm vui khi ban cho!

 

THẢO LUẬN

·      Bạn đang gieo một cách rộng lượng thế nào?  Bạn đang gieo ít ở những lĩnh vực nào?

·      Điều gì khiến bạn không tin cậy Đức Chúa Trời khi Ngài trì hoãn việc thu hoạch của bạn?

·      Bạn có thể làm gì trong khi chờ đợi kết quả từ việc bạn ban cho?

https://pastorrick.com/sow-generously-to-reap-generously/

 

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

KHIÊM NHƯỜNG DẪN ĐẾN HẠNH PHÚC

TG: RICK WARREN - 13 tháng 6 năm 2021

DG: Thang Chu

 

Dù Ngài là Đức Chúa Trời, Ngài không nghĩ bình đẳng với Đức Chúa Trời là điều nắm giữ. Thay vào đó, Ngài từ bỏ đặc quyền thiêng liêng của Ngài; Ngài đã mang thân phận hèn mọn của nô lệ và được sinh ra như con người. Khi Ngài hiện ra dưới dạng người, Ngài tự hạ mình trong vâng phục Đức Chúa Trời và chết cái chết tội phạm trên thập giá(Phi-líp 2:6-8 NLT).

 

Hạnh phúc đến từ hòa hợp, và hòa hợp đến từ hạ mình khiêm nhường.  Chúa Giê-su là tấm gương hạ mình tối hậu của bạn.  Vậy nếu bạn muốn là người hạnh phúc, hạ mình, bạn phải học cách tự hỏi mình: Chúa Giê-su sẽ làm gì?

 

Chúa Giê-su sẽ làm gì trong vấn đề này?  Chúa Giê-su sẽ làm gì cho người đang bị tổn thương đó?  Chúa Giê-su sẽ làm gì tại văn phòng, trên sân gôn, hoặc trong hôn nhân của bạn?

 

Khi bạn hỏi Chúa Giê-su sẽ làm gì, câu trả lời của bạn sẽ luôn là câu trả lời hạ mình đem xây dựng hòa hợp và hạnh phúc hơn là khó khăn, thất bại, cay đắng, và oán giận.

 

Vậy, hành động giống Chúa Giê-su nghĩa là gì?

 

1. Đừng đòi điều bạn nghĩ mình xứng đáng.  Phi-líp 2:6 nói, “Dù Ngài là Đức Chúa Trời, Ngài không nghĩ bình đẳng với Đức Chúa Trời là điều nắm giữ.

 

Bạn có biết thật trái văn hóa thể nào khi từ bỏ quyền của mình đối với điều gì đó không?  Đúng, bạn có quyền, nhưng đòi quyền của mình không phải cách tốt nhất để thỏa đáp nhu cầu bạn.  Bạn có thể dịu dàng mà không đầu hàng; bạn có thể hiểu biết mà không đòi hỏi.

 

2. Tìm cách bạn có thể phục vụ.  Phi-líp 2:7 nói, “Thay vào đó, Ngài từ bỏ đặc quyền thiêng liêng của Ngài; Ngài đã mang thân phận hèn mọn của nô lệ và được sinh ra như con người.”

 

Nếu bạn muốn giống Chúa Giê-su, bạn phải học cách phục vụ.  Nếu bạn không chắc về cách thức hoặc nơi đâu phục vụ, hãy phân tích TẠORA của bạn và xem xét người có cần quanh bạn.

 

3. Làm điều đúng, cả khi nó gây đau đớn.  Phi-líp 2:8 nói, Ngài tự hạ mình trong vâng phục Đức Chúa Trời và chết cái chết tội phạm trên thập giá” (NLT).

 

Chúa Giê-su là mẫu mực tối hậu của hạ mình.  Thực ra, Phi-líp tiếp tục nói rằng, vì khiêm nhường của Chúa Giê-su, “Đức Chúa Trời đã nâng Ngài lên nơi tôn quý nhất” (Phi-líp 2:9 NLT).

 

Khi bạn noi gương Chúa Giê-su, Đức Chúa Trời cũng sẽ tôn quý sự hạ mình của bạn bằng hòa hợp và hạnh phúc.

 

THẢO LUẬN

·      Mối quan hệ nào giữa hạnh phúc, hòa hợp,hạ mình?

·      Làm thế nào bạn có thể “dịu dàng mà không đầu hàng” hoặc “hiểu mà không đòi” trong mối quan hệ?

·      Cách thiết thực nào bạn có thể noi gương Chúa Giê-su và chọn phục vụ?

https://pastorrick.com/humility-leads-to-happiness/

 

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

HÃY LÀ NGƯỜI HÂM MỘ LỚN NHẤT NGƯỜI PHỐI NGẪU BẠN

TG: RICK WARREN - 11 tháng 6 năm 2021

DG: Thang Chu

 

“Hãy khích lệ nhau mỗi ngày trong khi còn hôm nay.’” (Hê-bơ-rơ 3:13 NCV)

 

Nếu bạn đã kết hôn, Chúa giao cho bạn vai trò cực quan trọng: làm người hâm mộ lớn nhất của người phối ngẫu của bạn.  Đó là công việc chỉ bạn có thể làm theo cách Đức Chúa Trời muốn—và người phối ngẫu bạn rất cần bạn làm nó.

 

Chúng ta sống trong thế giới đầy chỉ trích.  Bạn không cần phải nhìn đâu xa để tìm ai đó sẽ hạ gục bạn.

 

Đó là lý do mọi người trên hành tinh này rất cần được ai đó đoan chắc thường xuyên.  Đó là cách Chúa cài đặt chúng ta.  Nếu bạn kết hôn, người như vậy phải là người phối ngẫu của bạn.  Để có hôn nhân tăng trưởng, điều cần thiết cho bạn và người phối ngẫu bạn là phải liên tục đoan chắc nhau.

 

Hơn cả dường như, đoan chắc là một phần trong hôn nhân của bạn lúc ban đầu.  Bạn có lẽ ắt không cưới nhau nếu không phải vậy.  Nhưng như rất nhiều phần khác của một hôn nhân tăng trưởng, sự đoan chắc thường phai theo thời gian.

 

Kinh Thánh nói trong Hê-bơ-rơ 3:13, “Hãy khích lệ nhau mỗi ngày trong khi còn ‘hôm nay’” (Hê-bơ-rơ 3:13 NCV).  Nhưng thể nào bạn khích lệ nhau?  Điều gì bạn nên đoan chắc nơi người phối ngẫu của mình?  Dưới đây là một số cách thực tế để đoan chắc ai đó. Đây là những lời khuyên lớn cho hôn nhân và cho bất kỳ mối quan hệ thân thiết nào.

 

1. Đoan chắc giá trị họ.  Một nghĩa của chữ “đánh giá cao” là “nâng cao giá trị điều gì đó.”  Bạn nâng cao giá trị người khác khi bạn đánh giá cao họ.  Khi bạn đánh giá cao người phối ngẫu mình, bạn nâng cao giá trị họ và giá trị hôn nhân của bạn.  Châm Ngôn 12:25 nói, “Lời khích lệ làm nên điều kỳ diệu! (TLB).  Một lời khích lệ sẽ làm điều kỳ diệu cho hôn nhân của bạn—hoặc bất kỳ mối quan hệ nào khác.

 

2. Đoan chắc điểm mạnh của họ.  Bạn sẽ đem ra điều tốt nhất nơi người phối ngẫu của mình khi bạn chỉ ra điều giỏi nhất của họ, chứ không qua chỉ ra điều xấu nhất của họ. Hãy chọn trở thành người xây dựng ước mơ, không phải kẻ phá ước mơ.  Chúng ta tối hậu trở thành điều người khác thấy trong chúng ta.  Không ai trong đời người phối ngẫu của bạn có thể tác động đến căn cước bản thân họ—và tương lai tối hậu của họ— như bạn có thể làm.

 

3. Đoan chắc mục vụ của họ.  Bạn và người phối ngẫu bạn, mỗi người có thể tạo những đóng góp độc đáo của riêng bạn cho thế giới.  Hãy để người phối ngẫu bạn biết nhiều thể nào bạn đánh giá cao mục vụ họ.  Hãy cổ vũ họ và giúp họ thấy được tác động mà họ đang tạo ra vì cớ Chúa Giê-su.

 

Bạn có sức mạnh lạ lùng trên việc tự biết mình của người phối ngẫu bạn.  Bạn có thể sử dụng sức mạnh đó để xây dựng họ hoặc hạ gục họ.  Đó là lựa chọn của bạn.  Và đó là một trong những lựa chọn quan trọng nhất mà bạn sẽ thực hiện cho sự lành mạnh hôn nhân của bạn.

 

Hãy chọn có chủ tâm xây dựng người phối ngẫu bạn hôm nay.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào sự đoan chắc củng cố được mối quan hệ?

·      Khi nào hôn nhân của bạn (hoặc mối quan hệ khác) đã được củng cố khi người phối ngẫu bạn (hoặc bạn hữu hoặc thành viên gia đình) đoan chắc bạn?

·      Bạn có phải là người hâm mộ lớn nhất của người phối ngẫu bạn không?  Nếu không, bạn có thể thực hiện một thay đổi nào bây giờ để bắt đầu đoan chắc người phối ngẫu bạn?  Nếu bạn chưa kết hôn, người nào trong đời bạn cần khích lệ từ bạn?

https://pastorrick.com/be-your-spouses-biggest-fan/

 

 

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021

SỰ ĐIỀU CHỈNH KHIẾN HÔN NHÂN TÁC DỤNG

TG: RICK WARREN - 9 tháng 6 năm 2021

TG: Thang Chu

 

“Tình yêu của chúng ta không nên chỉ là lời và nói; đó phải là tình yêu thực sự, tự nó bày tỏ trong hành động(1 Giăng 3:18 GNT).

 

Mỗi cuộc hôn nhân—và, thực ra, mọi cuộc quan hệ—đều cho ra nhiều cơ hội để điều chỉnh.  Cuộc đời bạn sống chung sẽ thay đổi.  Con bạn sẽ lớn.  Bạn sẽ thay đổi công việc.  Bạn sẽ di chuyển.  Bạn sẽ đau ốm.  Cuộc sống sẽ buộc bạn phải điều chỉnh.

 

Và để thực hiện những điều chỉnh này thành công, bạn cần trở nên vô vị kỷ.  Trên thực tế, học cách vô vị kỷ có thể là bài học lớn nhất mà Đức Chúa Trời muốn dạy bạn qua cuộc hôn nhân của mình.

 

vị kỷ là cốt lõi của điều Kinh Thánh dạy trong 1 Giăng 3:18: “Tình yêu của chúng ta không nên chỉ là lời và nói; đó phải là tình yêu thực sự, tự nó bày tỏ trong hành động” (1 Giăng 3:18 GNT).

 

Dưới đây là ba cách mà tất cả chúng ta có thể khiến điều chỉnh lòng vô vị kỷ, đầy yêu thương:

 

1. Nghĩ về điều người phối ngẫu bạn cần.  Kinh Thánh nói: “Đừng chỉ tìm lợi của mình mà hãy quan tâm đến người khác” (Phi-líp 2:4 NLT).  Thật không may, thường thì càng kết hôn lâu, bạn càng ít nghĩ đến nhu cầu của người phối ngẫu mình.  Kinh Thánh khuyến khích bạn quan tâm đến nhu cầu của mọi người—nhưng đặc biệt là nhu cầu người nhà riêng của bạn.

 

2. Phục tùng nhau.  Kinh Thánh kêu gọi vợ chồng phải phục tùng nhau—là từ bỏ điều bạn thực sự muốn để thỏa đáp nhu cầu người phối ngẫu bạn.  Ê-phê-sô 5:21 nói, “Hãy tôn kính Đấng Christ bằng cách phục tùng lẫn nhau” (TLB).  Một số ông nghĩ vợ họ nên làm tất cả những điều chỉnh trong hôn nhân.  Nhưng là người lãnh đạo gia đình, người chồng được kêu gọi dẫn đầu trong việc hy sinh và sửa đổi—giống như Chúa Giê-su đã làm. Phao-lô viết: “Đối với chồng, điều này nghĩa là hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu hội thánh.  Ngài đã bỏ mạng Ngài vì nàng” (Ê-phê-sô 5:25).

 

3. Điều chỉnh những điều nhỏ nhặt.  Có lẽ nghĩa là đến muộn hơn một chút hoặc rời đi sớm hơn một chút.  lẽ nghĩa là đi ngủ vào giờ khác.  lẽ nghĩa là đến nhà hàng hoặc xem bộ phim mà người phối ngẫu bạn thích.  lẽ nghĩa là lắng nghe khi người phối ngẫu bạn cần bạn lắng nghe chứ không phải chỉ khi bạn cảm thấy thích.  Tình yêu thật được bày tỏ qua những quyết định nhỏ hàng ngày để điều chỉnh và thỏa đáp nhu cầu của người khác.

 

Trắc nghiệm tình yêu thực sự không ở trong điều bạn nói.  Nó ở cách bạn hành động.

 

Khi tình yêu của bạn trưởng thành, bạn đối xử với người bạn đời mình như Chúa Giê-su.  1 Giăng 3:16 nói, “Đây là cách chúng ta biết tình yêu là gì: Đấng Christ đã hiến mạng Ngài cho chúng ta” (GNT).

 

Hãy điều chỉnh để yêu thương người phối ngẫu của bạn như Chúa Giê-su Christ.  Quyết định đó sẽ thay đổi mọi thứ.

 

THẢO LUẬN

·      Một điều chỉnh nào người phối ngẫu của bạn đã thực hiện có ý nghĩa rất lớn đối với bạn?  Bạn đã nói với người phối ngẫu bạn rằng bạn đánh giá cao thể nào sửa đổi của họ chưa?

·      Thể nào hôn nhân của bạn (hoặc các mối quan hệ quan trọng khác) ắt hẳn khác đi nếu bạn yêu người phối ngẫu của mình như Chúa Giê-su?

·      Một sửa đổi nào bạn có thể thực hiện trong tuần này như là hành động yêu thương dành cho người phối ngẫu mình?

https://pastorrick.com/the-adjustments-that-make-marriage-work/

 


 [TC1]

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021

ĐỂ TĂNG TRƯỞNG TÂM LINH, BẠN CẦN NGƯỜI KHÁC

TG:: RICK WARREN - 6 tháng 6 năm 2021

DG: Thang Chu

 

“Hãy mặc vào người mới, được tạo giống Đức Chúa Trời trong công chính và thánh khiết thật” (Ê-phê-sô 4:24 NIV).

 

Như tôi đã đề cập hôm qua, đức tính bạn cốt yếu là tổng hợp các thói quen của bạn; đó là cách bạn hành động theo thói quen.  Kinh Thánh nói, “Hãy mặc vào người mới, được tạo giống Đức Chúa Trời trong công chính và thánh khiết thật” (Ê-phê-sô 4:24 NIV).

 

Bạn hình thành thói quen mình qua thời gian bạn trong Lời Chúa, thời gian bạn với người ta, và cách bạn đối diện hoàn cảnh mình.  Cả ba bất khả phân để phát triển đức tính.  Lời Chúa cung cấp lẽ thật mà bạn cần để phát triển.  Dân Chúa cung cấp sự nâng đỡ bạn cần.  Và hoàn cảnh cung cấp môi trường để thực hành việc giống Đấng Christ.

 

Nếu bạn học và áp dụng Lời Chúa, thường xuyên kết nối với những tín đồ khác, và học cách tin cậy Chúa trong những hoàn cảnh khó khăn, tôi đảm bảo bạn sẽ trở nên giống Chúa Giê-su hơn.

 

Nhiều người cho rằng họ chỉ cần học Kinh Thánh đơn độc và cầu nguyện để tăng trưởng tâm linh.  Nhưng một số vấn đề trong đời sẽ không bao giờ thay đổi được bằng cách học Kinh Thánh một mình hoặc cầu nguyện cá nhân.  Chúa dùng người ta.  Đức Chúa Trời thường chọn làm công việc Ngài thông qua người ta để chúng ta học phụ thuộc lẫn nhau.  Ngài muốn con cái Ngài phát triển cùng nhau.

 

Trong nhiều tôn giáo, người được xem là trưởng thành tâm linh và thánh thiện nhất là người tự cô lập mình—họ sống trong các tu viện trên đỉnh núi, không bị lây nhiễm do tiếp xúc người khác.

 

Nhưng đây là sự hiểu lầm trắng trợn.  Sự trưởng thành tâm linh không phải là sự theo đuổi cô tịch, cá nhân!

 

Bạn không thể phát triển giống Đấng Christ trong cô tịch.  Bạn phải ở quanh người khác và giao tiếp với họ.  Bạn cần là một phần hội thánh và cộng đồng.

 

Tại sao?  Bởi sự trưởng thành tâm linh thật là tất cả về việc học yêu thương như Chúa Giê-su.  Bạn không thể thực hành để nên giống Chúa Giê-su nếu không ở trong mối quan hệ với người khác.

 

Hãy nhớ rằng, đời sống Cơ-đốc-nhân là tất cả về tình yê—yêu Chúa và yêu người.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào Đức Chúa Trời đã dùng người khác để giúp bạn trưởng thành tâm linh?

·      Điều gì khiến bạn không theo đuổi cộng đồng đích thực, minh bạch với những tín đồ khác?

·      Những cách nào để việc biết Chúa Giê-su sẽ giúp bạn yêu người khác tốt hơn?

https://pastorrick.com/to-grow-spiritually-you-need-other-people/