Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

BA BƯỚC để LẬP QUYẾT ĐỊNH KHÔN NGOAN



By Rick Warren – November 30, 2018

“Kẻ dại tin cậy chính mình!  Nhưng ai dùng khôn ngoan God thì được an toàn” (Châm Ngôn 28:26 TLB).

Chúng ta có khuynh hướng lập quyết định cách nhẹ dạ, nhưng Kinh Thánh cho một kế hoạch đơn giản, khả thi về cách đối phó những sự việc cách khác nhau.  Bất kể hoặc đó là về sự nghiệp, hôn nhân, tài chánh, sức khỏe, con cái, hoặc tương lai, đây là ba nguyên tắc từ Lời God để lập những quyết định khôn ngoan.

1.    Cầu nguyện xin hướng dẫn.

Trước khi bạn làm bất cứ gì khác, hãy đặt tầm nhìn God vào vấn đề đó.  Châm Ngôn 28:26 nói, “Kẻ dại tin cậy chính mình!  Nhưng ai dùng khôn ngoan God thì được an toàn” (TLB).

Bạn có từng lập một quyết định dại dột mà bạn nghĩ là điều tốt nhất để làm lúc đó không?  Tất cả chúng ta đều có cảm giác, nhưng chúng chỉ là thế – là cảm giác.  Chúng không từ God.  Chúng từ cái bạn ăn tối qua hoặc chỉ là những ý tưởng nảy lên trong trí não bạn.  Bạn cần điều gì đó lớn hơn trực giác đơn giản, cảm giác gan dạ, hoặc “tôi nghĩ là.”  Bạn cần sự thật tuyệt đối qua đó dựa những quyết định bạn.  Bạn cần sự hướng dẫn của God, và bạn nhận nó bởi cầu nguyện và xin God ban cho điều đó.

2.    Thu sự kiện.

Theo Bộ Lao Động, 90 phần trăm tất cả những kinh doanh thất bại trong năm đầu tiên, và những kinh doanh tồn tại, thì 90 phần trăm thất bại trong năm năm sau đó.  Tại sao?  Những kinh doanh đó dựa vào cái tôi gọi là nồng nhiệt thiếu đào tạo.  Họ có ý tưởng lớn, nhưng họ không thu thập sự kiện trước khi họ lập quyết định.

Không có mâu thuẫn giữa đức tin và sự kiện, và thật khôn ngoan tìm ra tất cả gì bạn có thể tìm trước khi bạn lập quyết định.  Kinh Thánh nói trong Châm Ngôn 13:16, Mọi người khôn hành động với kiến thức” (ESV), và Châm Ngôn 18:13, Thật xấu hổ – phải, thật dại dột! – khi quyết định trước khi biết sự kiện!” (TLB).

3.    Xin lời khuyên.

Hãy nói chuyện với ai đó đã lập quyết định tương tự.  Hãy nói với bạn hữu biết điểm yếu của bạn.  Hãy học hỏi xin lời khuyên!  Châm Ngôn 24:6 nói, “Con càng có nhiều lời khuyên, con càng dễ chiến thắng” (GNT).

Thật khôn ngoan khi học từ kinh nghiệm, nhưng khôn ngoan hơn khi học từ kinh nghiệm người khác.  Bạn không có thời giờ để học mọi thứ từ kinh nghiệm cá nhân.  Bạn không có thời giờ để làm tất cả lỗi lầm trong đời.  Đời sống quá ngắn đến nỗi không thể học mọi thứ qua thử thách và lầm lỗi.  Nhưng bạn có thể học từ thành công của người khác, và bạn có thể học từ thất bại của người khác.

THẢO LUẬN
·      Điều nào trong ba bước này từ bài dưỡng linh hôm nay bạn hầu như bỏ qua khi lập quyết định?  Tại sao?
·      Những bạn hữu nào trong đời bạn biết điểm yếu của bạn rõ nhất và không ngại bảo bạn?
·      Hãy nghĩ về một quyết định lớn bạn từng lập mới đây.  Thể nào bạn biết cảm giác của bạn là từ God mà không từ bạn?




Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

CÓ ƯỚC MƠ? GIỜ HÃY QUYẾT ĐỊNH.



By Rick Warren – November 29, 2018

“Nếu anh chị em giống vậy, tức là không thể quyết định và bất quyết trong tất cả gì mình làm, anh chị em phải không được nghĩ rằng anh chị em sẽ nhận bất cứ gì từ Chúa” (Gia-cơ 1:7-8 GNT).

Khi God ban cho bạn ước mơ cho đời bạn, mắt bạn thình lình mở ra thấy điều Ngài muốn làm trong và qua bạn.  Bạn bắt đầu hiểu rằng bạn không chỉ ở đây trên Trần Thế cách tình cờ.  Bạn bắt đầu thấy kế hoạch Ngài, mục đích Ngài.

Nhưng ước mơ thật vô giá trị trừ khi bạn tỉnh dậy và hành động việc đó.  Bạn phải thực hiện bước kế của đức tin: lập quyết định.

Chúng ta có khuynh hướng yêu thích những người lãnh đạo có quyết định là người lập quyết định nhanh chóng.  Nhưng nhanh chóng không là điều quan trọng nhất.  Thật dễ quyết định nhanh hơn là quyết định tốt.  Chẳng mất chút gì để quyết định nhanh.  Nhưng mất rất nhiều khôn ngoan để quyết định đúng.

Kinh Thánh nói rất nhiều về việc lập quyết định.  Gia-cơ 1:7-8, là ví dụ, nói, “Nếu anh chị em giống vậy, tức là không thể quyết định và bất quyết trong tất cả gì mình làm, anh chị em phải không được nghĩ rằng anh chị em sẽ nhận bất cứ gì từ Chúa” (GNT).  Kinh Thánh nói trí não lưỡng quyết là thảm họa và bất quyết giữ bạn khỏi điều tốt nhất của God.  Người nào lập quyết định theo dấu vết đó sẽ vật lộn khi chọn lựa cách khôn ngoan.

Nếu bạn không thể lập quyết định về điều thật quan trọng trong đời, thì bạn đang chuốc thảm họa.  Bạn sẽ lỡ mất điều tốt nhất của God cho đời bạn, và bạn sẽ không bao giờ tăng trưởng đức tính.

Những quyết định của chúng ta sẽ quyết định số phận chúng ta.  Những lựa chọn của chúng ta sẽ quyết định hoặc đức tính chúng ta được phát triển hoặc bị hủy hoại.

Bạn sẽ không bao giờ đối diện ước mơ thật của God cho đời bạn cho đến khi bạn chinh phục được giai đoạn lập quyết định này.

THẢO LUẬN
·      Ước mơ nào God đã tiết lộ cho đời bạn?
·      Quyết định nào bạn từng chần chừ lập, cả khi bạn biết nó sẽ đẩy đời bạn tiến vào ước mơ God ban?
·      Thể nào những lựa chọn hiện nay của bạn hoặc phát triển đức tính bạn hoặc đục khoét đức tính bạn?








Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

GOD BAN PHƯỚC NGƯỜI CHIA SẺ ĐỨC TIN



By Rick Warren – November 28, 2018

“Tôi cầu nguyện cho anh có thể tích cực chia sẻ đức tin mình, để anh sẽ có hiểu biết đầy đủ về mọi điều tốt lành chúng ta có trong đấng Christ” (Phi-lip 1:6 NIV).

Nếu tôi có thuốc chữa ung thư và không bảo bất cứ ai biết nó, tôi sẽ là tội phạm.  Nếu tôi có thuốc chữa HIV/AIDS và không chia sẻ nó với bất cứ ai, tôi đáng ở tù.

Nhưng những người như chúng ta theo Chúa Giêsu có điều thật quan trọng hơn.

Chúng ta biết thể nào người ta có thể có quá khứ được tha thứ, có mục đích cho cuộc đời, và có nhà trên thiên đường.

God nói nếu chúng ta muốn phước Ngài, chúng ta cần chia sẻ thông điệp đó.

Phao-lô viết trong Phi-lê-môn 1:6, “Tôi cầu nguyện cho anh có thể tích cực chia sẻ đức tin mình, để anh sẽ có hiểu biết đầy đủ về mọi điều tốt lành chúng ta có trong đấng Christ” (NIV).

Nói cách khác, đừng giữ đức tin bạn vào Chúa Giêsu cách bí mật.  Hãy bảo người ta về nó.  Hãy mời họ đến hội thánh.  Hãy đưa họ Kinh Thánh.  Hãy trao họ sách hoặc tài liệu về điều gì mang nghĩa đi theo Chúa Giêsu.

God sẽ ban phước bạn khi bạn làm vậy.

Tất cả chúng ta có những vai trò khác nhau.  Bạn có lẽ không là thầy giảng.  Bạn có lẽ không là giáo sỹ.

Nhưng bạn có thể đóng một phần chia sẻ Phúc Âm – và bạn sẽ được thưởng bất kể phần nào là.

Kinh Thánh nói, “Người trông và người tưới có chung một mục đích, và mỗi người sẽ được thưởng theo công lao mình” (1 Cô-rinh-tô 3:8 NIV).

Hãy nghĩ điều này như vầy.  Nếu bạn trung tín chia sẻ thông điệp về Chúa Giêsu với người khác, bạn đang chuẩn bị cho ngày lạ lùng khi bạn đến thiên đàng.  Bạn có thể nào tưởng tượng điều gì sẽ giống khi bạn gặp người trên thiên đàng vì bạn chia sẻ đức tin bạn không?

Đó là phước hạnh bạn không thể so sánh với bất cứ gì khác.

THẢO LUẬN
·      Điều gì là phần khó nhất trong việc chia sẻ đức tin đối với bạn?
·      Điều gì là cản trở lớn nhất trong việc chia sẻ đức tin bạn cách kiên định hơn?
·      Ai sẽ ở thiên đàng vì bạn?




Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

BẠN CÓ CHUYỂN ĐI PHƯỚC HẠNH GOD?



By Rick Warren – Novemnber 27, 2018

“God ban phước người tử tế với người nghèo.  Ngài giúp họ khỏi hoạn nạn.  Ngài bảo vệ họ và giữ họ sống; Ngài công khai tôn trọng họ và hủy diệt quyền lực kẻ thù họ” (Thi Thiên 41:1-2 TLB).

Một số người giống bồn chứa.  Họ thu thập những phước God nhưng rồi tích trữ chúng.

Người khác giống ống hút.  Họ nói, “God ôi, xin giúp người khác qua con.”

Bài học tâm linh quan trọng là God ban cho bạn rất nhiều phước hạnh khi  bạn là ống hút hơn là khi bạn là bồn chứa.

Nếu bạn muốn God ban phước bạn, hãy ban phước người khác – đặc biệt người dễ bị hại nhất trong xã hội chúng ta.

Kinh Thánh nói, “God ban phước người tử tế với người nghèo.  Ngài giúp họ khỏi hoạn nạn.  Ngài bảo vệ họ và giữ họ sống; Ngài công khai tôn trọng họ và hủy diệt quyền lực kẻ thù họ” (Thi Thiên 41:1-2 TLB). 

God lập nhiều lời hứa lạ lùng với người ban cho người nghèo, nhưng có một lời trong đó là ưa thich nhất của tôi.  Kinh Thánh nói trong Châm Ngôn 19:17, Nếu con giúp người nghèo, con đang cho Chúa vay – và Ngài sẽ trả lại con!” (NLT).

God xem đó là tiền vay cho Ngài mỗi lần bạn ban cho người nghèo.  Đó không là quà tặng, đó là tiền cho vay.

Và God hứa rằng Ngài sẽ luôn luôn trả lại bạn.

THẢO LUẬN
·      Khi bạn xem xét lời diễn tả trong bài dưỡng linh hôm nay, bạn dám nói bạn phần nhiều là ống hút hay là bồn chứa? Tại sao?
·      Thể nào bạn nghĩ God muốn bạn quan tâm người dễ bị hại nhất?
·      Thể nào bạn rộng lượng hơn với thời gian, tài năng, và tài sản bạn trong những cách giúp người nghèo tại những nước khác?




Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

ĐƯỜNG GOD đến PHƯỚC HẠNH: HỌC LỜI NGÀI



By Rick Warren – November 26, 2018

“Phước cho người . . . vui trong luật pháp Chúa, và người suy gẫm luật pháp Ngài ngày đêm.  Người đó giống cây trồng bên những dòng nước, sanh trái theo mùa và lá không tàn héo – bất cứ gì họ làm đều thạnh vượng” (Thi Thiên 1:1-3 NIV).

Kinh Thánh còn hơn cả một cuốn sách bạn đặt lên kệ.  Nó là lối đến phước hạnh God.

Lập tới lập lui trong Lời God, chúng ta được bảo rằng việc học và thực hành Kinh Thánh dẫn đến phước hạnh.

Ví dụ, Kinh Thánh nói, “Phước cho người . . . vui trong luật pháp Chúa, và người suy gẫm luật pháp Ngài ngày đêm.  Người đó giống cây trồng bên những dòng nước, sanh trái theo mùa và lá không tàn héo – bất cứ gì họ làm đều thạnh vượng” (Thi Thiên 1:1-3 NIV).

Điều gì nghĩa là suy gẫm thiền?  Một số người nghĩ đó nghĩa là đặt trí não bạn tĩnh lặng rồi ngẫm nghĩ xơ xài khi nói, “Ommmmm.”

Nhưng đó không phải là suy gẫm!

Suy gẫm là suy nghĩ nghiêm chỉnh về điều gì đó.  Bạn suy gẫm về Lời God khi bạn đọc một câu, suy nghĩ về điều ngụ ý, và tự hỏi thể nào bạn có thể áp dụng nó vào đời bạn.

Làm vậy, Thi Thiên 1:1-3 nói, là giống trồng rễ sâu vào đất.  Nghĩa là bạn không bị thổi tung lên khi hoạn nạn đến.

God sẽ không  ban phước bạn nếu bạn không đầo sâu vào và học Kinh Thánh.

Tôi muốn bất cứ gì bạn làm đều thạnh vượng.  Tôi muốn đời bạn được đổ đầy ý nghĩa và mục đích.  Nhưng về phước hạnh God, Kinh Thánh nói bạn phải không chỉ đọc Lời God nhưng còn học biết nó.

Tôi muốn bất cứ gì bạn làm đều thạnh vượng trong những năm tháng trước mặt.  Nhưng God đặt điều kiện rõ ràng.  Nếu bạn muốn phước Ngài, bạn phải học hỏi Lời Ngài.

Gia-cơ 1:25 bảo chúng ta cách nào: “Nhưng bất cứ ai nhìn chăm vào luật pháp toàn hảo là luật ban cho tự do, và tiếp tục trong đó – không quên điều họ đã học biết, nhưng làm nó – họ sẽ được phước trong điều họ làm.” (NIV).

Nếu bạn muốn God ban phước bạn, hãy cam kết nhìn chăm chú vào Lời, tiếp tục khảo sát Kinh Thánh, nhớ điều bạn đã đọc, và vâng phục điều nó dạy bạn làm.

Thật không phức tạp.

Nhưng nó sẽ thay đổi đời bạn.

THẢO LUẬN
·      Thể nào bạn đánh giá thói quen học Kinh Thánh hiện nay của bạn?
·      Khác biệt gì giữa đọc nhanh Kinh Thánh đều đặn và chăm chú học hỏi Kinh Thánh?
·      Điều gì khiến bạn không đặt việc học Kinh Thánh là một phần lớn hơn trong đời bạn?  Điều gì bạn có thể làm để chỉnh sửa?




Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

SÁU SỰ THẬT KINH THÁNH về PHƯỚC GOD



By Rick Warren – November 24, 2018

“Từ sự đầy trọn ân sủng Ngài mà Ngài đã ban phước tất cả chúng ta, ban cho chúng ta phước này sau phước khác” (Giăng 1:16 GNT).

Bạn có lẽ nghe những cụm từ “God ban phước bạn” hầu như hàng ngày.  Bạn có lẽ nghe nó hàng ngày.

Nhưng bạn có biết thật sự ban phước là gì không?

Thật đúng nghĩa là “lời tốt.”  Đừng bao giờ nghi ngờ điều này.  God thật có lời tốt lành cho bạn.

Tôi đã nhìn vào tất cả những câu trong Kinh Thánh về ban phước.  Khi tôi làm vậy, tôi khám phá sáu sự thật liên quan đến việc ban phước của God.

1.    God ban phước chúng ta thậm chí chúng ta không xứng đáng.  Kinh Thánh bảo chúng ta, “Từ sự đầy trọn ân sủng Ngài mà Ngài đã ban phước tất cả chúng ta, ban cho chúng ta phước này sau phước khác” (Giăng 1:16 GNT).
2.    God ban phước chúng ta vì Ngài vui thích làm vậy.  Bất cứ cha mẹ nào cũng hiểu điều này.  Chúng ta thích ban phước con cái mình.  God cũng vậy.  God nói trong Giê-rê-mi 32:41, “Ta sẽ vui thích ban phước họ” (GW).
3.    God hứa Ngài sẽ ban phước đời chúng ta nếu chúng ta vâng phục Ngài.  Lời hứa God và phước Ngài không phải tự động.  Chúng có điều kiện.  Bạn không chờ God ban phước bạn.  Ngài đang đợi bạn hoàn thành những điều kiện cần cho phước bạn.
4.    God ban phước chúng ta như lời chứng cho người khác.  God muốn khoe phước Ngài để người khác có thể thấy thật God là tốt lành.
5.    God ban phước chúng ta để ban phước người khác.  God không ban phước bạn để bạn chỉ chứa những phước Ngài và giữ chúng tất cả cho riêng bạn.  God ban phước bạn để bạn có thể ban phước người khác.
6.    Phước God có thể cho nhiều thế hệ.  God làm điều này lập tới lập lui suốt Kinh Thánh.  Ví dụ, Kinh Thánh nói trong Sáng Thế 25:1`1, “Sau cái chết của Áp-ra-ham, God ban phước con trai ông là I-sa” (NIV).

Đừng bao giờ quên rằng God muốn ban phước bạn.  Bạn không đợi Ngài.  Ngài đang đợi bạn.

THẢO LUẬN
·      Về sáu việc ban phước của God được đề cập trong bài dưỡng linh hôm nay, cái nào làm ngạc nhiên bạn nhất?  Tại sao?
·      Có điều kiện nào để God ban phước mà bạn biết bạn chưa hoàn thành hiện tại?  Điều gì bạn có thể làm tuần này để tăng trưởng lĩnh vực đó?
·      Vài cách nào bạn có thể dùng phước bạn để ban phước người khác?






Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

BIẾT ƠN HƠN NGHĨA LÀ ÍT STRESS HƠN



By Rick Warren – November 21, 2018

“Trong mọi sự hãy tạ ơn; vì điều này là ý God trong Chúa Christ Giêsu đối với anh chị em” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18 NKJV).

Tôi thường nghĩ rằng cuộc đời là chuỗi những ngọn đồi và thung lũng.  Tôi nghĩ chúng ta đối diện lúc tốt và lúc xấu, và chúng không xen lẫn vào nhau.

Nhưng đó không là cách cuộc đời diễn tiến.  Không lúc nào trong đời  bạn khi mọi sự đều tốt hoặc mọi sự đều xấu.  Bất kể thể nào đời bạn dường như tốt, bạn luôn gặp điều gì đó để đương đầu.  Bất kể xấu thể nào cuộc đời gặp, bạn luôn có điều gì đó tạ ơn God.

Kinh Thánh không bảo chúng ta tạ ơn God về mọi điều.  Chúng ta được bảo tạ ơn God trong mọi điều.

Có khác biệt lớn giữa hai điều đó.  Bạn không cần tạ ơn God về mọi điều.  Bạn không phải tạ ơn God về ung thư hoặc cái chết của ai đó.

Nhưng bạn có thể tạ ơn về điều gì đó luôn trong đời bạn.  Bạn có thể luôn tìm thấy phước hạnh trong đời bạn để tạ ơn.

Thật ra, God bao gồm biết ơn trong bản văn cổ Kinh Thánh về việc vượt thắng stress trong Phi-líp 4.  Khi chúng ta bị stress và lo lắng về điều gì đó trong đời, Kinh Thánh nói “hãy xin God điều anh chị em cần, luôn xin Ngài với lòng tạ ơn” (Phi-lip 4:6 GNT).

Người biết ơn ít bị stress hơn.

Thật khó bị stress và biết ơn cùng lúc.

Biết ơn khiến mắt bạn rời khỏi mình và đặt chúng vào người khác.  Thay vì nhìn vào điều họ không có, người biết ơn nhìn vào điều họ có.

Lựa chọn đó luôn dẫn đến ít stress hơn. 

THẢO LUẬN
·      Khi nào trong đời bạn từng trải qua lúc khó khăn nhưng vẫn nhận ra những phước hạnh và những lý do để biết ơn?
·      Thể nào bạn từng thấy lòng biết ơn ảnh hưởng mức stress trong đời bạn?
·      Bạn có thói quen đặc biệt biết ơn được thiết lập trong đời bạn không?  Điều gì bạn có thể làm để khiến biết ơn là phần kiên định hơn của đời bạn?




Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

ĐIỀU GÌ XẢ RA NẾU CHÚNG TA CẦU NGUYỆN NHIỀU BẰNG LO LẮNG?



By Rick Warren – November 20, 2018

“Đừng lo lắng về bất cứ gì; thay vì thế, hãy cầu nguyện về mọi chuyện” (Phi-lip 4:6 NLT).

Nếu chúng ta cầu nguyện nhiều bằng chúng ta lo lắng, chúng ta sẽ có nhiều điều ít lo lắng.

Thật ra, God không chỉ muốn bạn ngưng lo lắng.  Ngài muốn bạn dành thời giờ cầu nguyện nữa!

Đó là thuốc chữa tốt nhất cho lo lắng.

Kinh Thánh nói, “Đừng lo lắng về bất cứ gì; thay vì thế, hãy cầu nguyện về mọi chuyện” (Phi-lip 4:6 NLT).

God đã hứa chăm sóc bạn.  Nếu điều không đáng để cầu nguyện, nó cũng không đáng để lo lắng.  God biết mỗi nhu cầu có.  Hãy nói với Ngài về chúng.

Khi tôi còn con nít, tôi đến ba tôi với mọi nhu cầu tôi cần.  Đôi khi tôi yêu cầu cái đắt tiền.  Nhưng tôi không một lần tự hỏi đâu ba có tiền.  Đó không là công việc tôi để tìm ra đâu tiền sẽ đến.  Đó là công việc của ba tôi.  Công việc tôi là xin.

Đó không phải là công việc bạn để tìm ra thể nào những nhu cầu bạn sẽ được thỏa đáp.  Công việc bạn là xin God thỏa đáp chúng.

Khi bạn lo lắng thay vì xin, bạn hành động như người vô thần.  Lo lắng là chủ nghĩa vô thần thực tiễn.  Nó hành động như bạn không có Cha trời – và bạn là kẻ mồ côi tâm linh.

Nhiều người nói họ không cầu nguyện vì họ không muốn làm phiền God với những nan đề họ.  Nhưng không có gì quá nhỏ cho God.  Mỗi nan đề bạn đối diện là nhỏ bé so với bao la của God.

God sẵn sàng và muốn không chỉ lắng nghe những nan đề bạn nhưng cũng trả lời chúng.

Kinh Thánh nói khá thẳng thừng: “Anh chị em không nhận được điều mình muốn vì anh chị em không xin God” (Gia-cơ 4:2 GNT).

Bạn có muốn ít stress trong đời bạn không?

Hãy lo lắng ít.  Hãy cầu nguyện thêm.  Không lo lắng điều gì.  Hãy cầu nguyện mọi điều.

THẢO LUẬN
·      Điều gì giữ bạn không cầu nguyện thường xuyên hơn về chuyện làm lo lắng bạn?
·      Ai có thể cầu nguyện với bạn về những lo lắng đè nặng bạn xuống?
·      Thể nào cầu nguyện đã giúp bạn vượt thắng lo lắng trong quá khứ?







Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

TẠI SAO STRESS? LÀM QUÁ hay LO QUÁ?



By Rick Warren – November 19, 2018

“Đừng bao giờ lo lắng về bất cứ gì” (Phi-lip 4:6 GW). 

Bạn có lẽ nghĩ rằng bạn bị stress vì bạn có quá nhiều việc để làm.  Bạn có lẽ nghĩ chủ bạn vô lý.  Bạn ló lẽ đúng.

Nhưng đó không là lý do bạn bị stress.

Làm việc không khiến bạn stress.  Lo lắng khiến.

Làm việc không giữ bạn thức đêm.  Lo lắng giữ.

Bạn có lẽ không làm quá.  Bạn quả là lo quá.

God không làm dịu từ ngữ trong Kinh Thánh về điều Ngài nghĩ về lo lắng.  Ngài nói, “Đừng bao giờ lo lắng về bất cứ gì” (Phi-lip 4:6 GW).  Bạn có thấy kẽ hở nào trong câu đó không?  Tôi không.  Bạn sẽ không tìm thấy ngoại lệ nào.

Đừng bao giờ lo lắng về bất cứ gì.

Đó là câu tuyên bố mơ hồ vô căn cứ lớn lao như bạn có thể nói.

Khi nói về lo lắng, chỉ cần đừng lo.  Đó là điều Kinh Thánh nói.  Nhưng God cũng bảo chúng ta có điều chúng ta có thể làm thay cho lo lắng.

Phi-e-rơ  nhất 5:7 nói, “Hãy để tất cả những lo lắng anh chị em cho Ngài, vì Ngài chăm sóc anh chị em” (TEV).

Tôi thích chữ trút xuống, vì trong tiếng Hy-lạp gốc câu đó nghĩa đen nói đổ xuống.  Không như bạn ném trái banh bóng rỗ hoặc ném hòn đá qua hồ.  Chữ đó chỉ nói trút nó xuống – bỏ nó đi.

Lo lắng không làm bạn điều gì tốt để bám vào điều bạn lo lắng.  Tại sao không bỏ nó đi?

THẢO LUẬN
·      Những lo lắng nào dường như bẫy bạn dễ dàng nhất?
·      Điều gì bạn sợ có thể xảy ra nếu bạn ngưng lo lắng về điều giữ bạn thức đêm?
·      Vài cách nào bạn có thể xây thói quen trút bỏ lo lắng lên God?  Người nào trong đời bạn có thể lắng nghe bạn chia sẻ lo ngại bạn?




Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

THAY ĐỔI TƯ TƯỞNG BẠN để GIẢM STRESS



By Rick Warren – November 17, 2018

“Cuối cùng, anh chị em ơi, bất cứ gì thật, bất cứ gì cao quý, bất cứ gì phải, bất cứ gì trong sạch, bất cứ gì đáng yêu, bất cứ gì ngưỡng mộ – nếu bất cứ gì trổi bật hoặc đáng ngợi khen – hãy suy nghĩ về những điều đó” (Phi-lip 4:8 NIV).

Bạn không thể giảm stress trong đời bạn trừ khi bạn thay đổi cách bạn suy nghĩ.  Stress chúng ta không đến từ bên ngoài nhưng từ bên trong.

Trí não bạn là quà tặng đặc biệt từ God.  Nó có thể chứa hơn 100 ngàn tỷ tư tưởng.  Nó có thể xử trí lượng thông tin khổng lồ.  God đã ban cho bạn tự do chọn điều gì bạn suy nghĩ, từ trong số tất cả thông tin.

Kinh Thánh nói, “Cuối cùng, anh chị em ơi, bất cứ gì thật, bất cứ gì cao quý, bất cứ gì phải, bất cứ gì trong sạch, bất cứ gì đáng yêu, bất cứ gì ngưỡng mộ – nếu bất cứ gì trổi bật hoặc đáng ngợi khen – hãy suy nghĩ về những điều đó” (Phi-lip 4:8 NIV).

Phao-lô nhắc chúng ta rằng chúng ta có thể chọn điều gì chúng ta tư tưởng, và ông khích lệ chúng ta tư tưởng về những điều phải.  Điều gì chúng ta đặt vào trí não mình sẽ ảnh hưởng cách chúng ta sống.

Thật chẳng lạ gì chúng ta bị stress khi chúng ta xem xét điều gì hầu hết chúng ta suy nghĩ hàng ngày.  Nhiều người, thậm chí Cơ-đốc-nhân, cho phép bất cứ gì và mọi thứ vào trí não họ.  Việc đọc những sách gây trầm cảm và xem những phim gây trầm cảm sẽ dẫn đến chỉ cùng một kết quả.

Điều gì bạn tư tưởng sẽ ảnh  hưởng cách bạn cảm nhận, cách bạn cảm nhận sẽ ảnh hưởng cách bạn hành động.  Hãy canh chừng trí não bạn.  Hãy giữ trí não bạn vào những điều phải.

Phi-líp 4:8 bảo chúng ta đặt trí não mình vào những điều phải.  Phao-lô ngụ ý rằng chúng ta cần lựa chọn cẩn thận.  Hãy thay đổi kênh đài trí não bạn.  Chỉ cho phép vào những điều hợp những đức tính kể trên trong câu đó.

Điều gì xảy ra khi bạn làm điều đó?

Bạn nhận điều God hứa trong câu trước: “Và sự bình an God, là điều vượt quá tất cả hiểu biết, sẽ canh giữ tấm lòng và trí não anh chị em trong đấng Christ” (Phi-lip 4:7 NIV).

Điều đó không nghe như thật gí trị sao? 

THẢO LUẬN
·      Những loại nhận thức không lành mạnh nào bạn có khuynh hướng hấp thụ từ điều bạn đọc và điều bạn xem?
·      Thể nào truyền thông bạn tiêu thụ sẽ ảnh hưởng mức stress bạn và tâm trạng bạn?
·      Vài câu nào từ Lời God bạn có thể suy gẫm để thay thế thời giờ bạn dùng tiêu thụ nội dung vô bổ và bất xứng?






Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

THÁI ĐỘ BIẾT ƠN SẼ HẠ THẤP STRESS BẠN



By Rick Warren – November 16, 2018

“Bất cứ gì xảy ra, hãy dâng lời biết ơn, vì đó là ý chỉ God trong Chúa Giêsu Christ mà anh chị em làm vậy” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18 GW).

Biết ơn là tình cảm nhân loại lành mạnh nhất.  Nó thực sự gia tăng kháng sinh bạn với bệnh tật.

Cộng thêm, người không biết ơn có khuynh hướng là người không hạnh phúc.  Không gì làm họ thỏa mãn.  Họ không bao giờ có đủ.  Họ là người “khi nào – thì mới” luôn nghĩ, “Khi nào như thế và như thế xảy ra, thì tôi mới hạnh phúc.”

Nhưng Kinh Thánh cho chúng ta cách khác.  Tê-sa-lô-ni-ca Nhất 5:18 nói, “Bất cứ gì xảy ra, hãy dâng lời biết ơn, vì đó là ý chỉ God trong Chúa Giêsu Christ mà anh chị em làm vậy” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18 GW).

Biết ơn có thể thay đổi mọi điều.  Ví dụ, hãy thử điều này: Nếu bạn cảm thấy trầm cảm, hãy liệt ra 50 điều bạn có thể biết ơn.  Lòng biết ơn của bạn sẽ giúp thay đổi tập trung bạn khỏi những nan đề bạn và hướng về mọi điều tốt God đã làm và đang làm trong đời bạn.

Chúng ta nhận rất nhiều để biết ơn.  Hãy phát triển thái độ biết ơn và xem kỹ mức stress bạn giảm xuống – vì luôn có điều gì đó để biết ơn.

THẢO LUẬN
·      Thể nào mức stress bạn dao động, tùy vào thái độ biết ơn của bạn?
·      Điều nào là cản trở lớn nhất của bạn để trở nên người biết ơn nhiều hơn?
·      Vài lý do nào bạn biết ơn nhưng bạn không bao giờ bộc lộ với God?





Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

THAY VÌ LO LẮNG, HÃY BẮT ĐẦU CẦU NGUYỆN



By Rick Warren – November 15, 2018

“Trong mọi sự, qua cầu nguyện và thỉnh cầu, với tạ ơn, hãy trình những yêu cầu anh chị em lên God” (Phi-líp 4:6 NIV).

Lo lắng sẽ không làm bạn điều gì tốt.  Nhưng không chỉ giảm thiểu nó khỏi đời bạn.  God luôn thay thế điều tiêu cực bằng điều tích cực.  God luôn có điều gì đó tốt hơn cho bạn.

Trong trường hợp lo lắng, hãy thế nó bằng cầu nguyện.

Ngay sau khi God nhắc chúng ta không lo lắng trong Phi-líp 4:6, Ngài theo tiếp bằng điều này: “Trong mọi sự, qua cầu nguyện và thỉnh cầu, với tạ ơn, hãy trình những yêu cầu anh chị em lên God” (Phi-líp 4:6 NIV). 

Đừng hoảng hốt, Phao-lô nói, nhưng hãy cầu nguyện!

Nếu bạn ngưng lo lắng, bạn có nhiều thời gian rảnh hơn trong tầm tay bạn.  Nó tạo khoảng trống, khoảng vắng trong đời bạn.  Hãy cầu nguyện lúc đó.

Nếu mỗi người, là người nói họ không có thời giờ cầu nguyện, dùng thời gian cầu nguyện thay vì lo lắng, họ sẽ có nhiều điều ít lo lắng hơn.

Để ý Kinh Thánh nói cầu nguyện “Trong mọi sự.”  Một số người nghĩ God chỉ lưu ý việc cầu nguyện của bạn về những vấn đề “tôn giáo.”  Nhưng điều đó không đúng.  God lưu ý đến mọi điều trong đời bạn.

Cũng hãy để ý chữ thỉnh cầu.  Đó là yêu cầu cụ thể, chi tiết.  Hãy cụ thể với God.  Hãy bảo Ngài chính xác điều bạn muốn và điều bạn cần.  Hầu hết người ta cầu nguyện quá mơ hồ.

Trong 1 Phi-e-rơ 5:7 Kinh Thánh nói, “God chăm sóc anh chị em, vậy hãy trao tất cả những lo lắng mình qua cho Ngài” (CEV).  God muốn chúng ta đem những vấn đề mình cho Ngài, để cầu nguyện thay vì lo lắng.

Tôi nhớ cách đây vài năm đọc một nghiên cứu từ công ty bảo hiểm nhân thọ thấy người đi nhà thờ một lần mỗi tuần thì sống hầu như 6 năm thọ hơn công chúng nói chung.  Tại sao?  Có lẽ người đi nhà thờ mỗi tuần dường như cầu nguyện nhiều hơn là lo lắng.

Không vấn nạn nào quá lớn cho quyền năng God hoặc quá nhỏ cho sự quan tâm của God.

THẢO LUẬN
·      Thể nào bạn từng thấy đời sống cầu nguyện của những người khác giúp họ lo lắng bớt đi?
·      Điều gì là cản trở lớn nhất của bạn cho việc kiên định hơn trong cầu nguyện?
·      Có gì bạn ngần ngại cầu nguyện không?  Nếu vậy, tại sao?





Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

LO LẮNG KHÔNG GIÚP GÌ, VẬY TẠI SAO PHÍ GIỜ BẠN?



By Rick Warren – November 14, 2018

“Đừng lo lắng về bất cứ gì” (Phi-lip 4:6 NIV).

Lo lắng sẽ giết niềm vui bạn và khiến bạn stress.  Chúng ta có khuynh hướng mong điều tệ nhất đời.  Những rối loạn bồn chồn là bệnh tâm thần phổ thông nhất tại Hoa Kỳ.  Theo Hiệp Hội Bồn Chồn và Trầm Cảm Mỹ (Anxiety and Depression Association of America), chúng ảnh hưởng 18,1 phần trăm dân số Hoa Kỳ.

Nhưng lo lắng không chỉ là vấn đề tâm thần, nó là vấn đề tâm linh.  Nó quy trách nhiệm mà God không bao giờ định cho chúng ta có.  Nó đóng vai God và cố điều khiển điều không thể điều khiển.

Có lần một nghiên cứu khoa học về lo lắng khám phá:

·      40% lo lắng của chúng ta không bao giờ xảy ra.
·      30% lo lắng của chúng ta lo về quá khứ.
·      10% lo lắng của chúng ta không quan trọng hoặc quan tâm vụn vặt.
·      8% lo lắng của chúng ta thật là quan tâm hợp lý.

Lo lắng thật vô ích.  Nó không thay đổi quá khứ hoặc điều khiển tương lai.  Nó chỉ xáo trộn bạn lên ngay bây giờ.  Nó là sự phí phạm đáng kể năng lượng.  Nó hâm mà không làm.  Khi bạn lo lắng về lắm điều, chúng trở nên càng lớn hơn.

Kinh Thánh nói, “Đừng lo lắng về bất cứ gì” (Phi-lip 4:6 NIV).  Đó là một trong những mạng lệnh khó tuân theo nhất.  Đó lại càng ngược văn hóa khi bạn xem nơi Phao-lô ở khi ông viết câu đó.  Ông đang ngồi trong tù đợi hoàng đế xử tử ông.

Lo lắng là điều gì đó chúng ta học làm.  Bạn phải tập lo lắng để làm tốt nó.  Nếu ta học được nó, nó cũng có thể không cần học.

Chúa Giêsu nói trong Ma-thi-ơ 6:34, Vậy đừng lo lắng về ngày mai, vì ngày mai sẽ lo lắng về chính nó.  Mỗi ngày đủ rắc rối tự nó rồi” (NIV).

Chúa Giêsu ban cho chúng ta thuốc chữa tối hậu cho lo lắng.

THẢO LUẬN
·      Những lo lắng nào đè nặng bạn xuống nhất?
·      Thể nào bạn thường đối phó những lo lắng bạn?  Nó hiệu quả không?
·      Ai trong đời bạn có thể cầu nguyện với bạn về điều đang làm lo lắng bạn?




Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

CHẾ NGỰ STRESS NHƯ CHÚA GIÊSU: DÀNH THỜI GIỜ TÁI NẠP



By Rick Warren – November 13, 2018

“Đám đông kẻ đi người lại nên Chúa Giêsu và các người theo Ngài không có thì giờ ăn.  Ngài nói với họ, ‘Hãy lánh đi tự mình, và chúng ta sẽ đến nơi yên lặng để nghỉ ngơi’” (Mác 6:31 NCV).

Khi chúng ta nghĩ về Chúa Giêsu, chúng ta có khuynh hướng nghĩ về phép lạ.  Chúng ta nghĩ về Ngài dạy dỗ hàng ngàn người.  Chúng ta nghĩ về Ngài chết trên thập giá cho tội lỗi chúng ta – và sống lại từ kẻ chết sáng Phục Sinh.

Nhưng chúng ta thường không nghĩ về Chúa Giêsu thư giãn.

Điều đó thật tệ vì đó chính là một trong những lý do Chúa Giêsu có thể sống thoát stress mặc dù tất cả những đòi hỏi đè lên đời Ngài.

Qua vài ngày rồi, tôi đã chia sẻ với bạn những nguyên tắc thể nào Chúa Giêsu quản trị stress.  Sáu điều đầu là:

1.    Nhận diện: Biết bạn là ai.
2.    Động lực: Biết bạn sống vì sự chấp nhận của ai.
3.    Chức nghiệp: Biết sự kêu gọi của bạn.
4.    Tập trung: Tập trung vào điều gì quan trọng nhất.
5.    Suy gẫm: Lắng nghe God.
6.    Hợp tác: Gia nhập một nhóm nhỏ.

Điều thứ bảy và cuối cùng là Nguyên Tắc Giải Trí.

Thậm chí dù Chúa Giêsu có công tác quan trọng để làm hơn chúng ta có, Ngài vẫn dành thời giờ thư giãn, tiệc tùng, và giải trí.

Kinh Thánh nói, “Đám đông kẻ đi người lại nên Chúa Giêsu và các người theo Ngài không có thì giờ ăn.  Ngài nói với họ, ‘Hãy lánh đi tự mình, và chúng ta sẽ đến nơi yên lặng để nghỉ ngơi’” (Mác 6:31 NCV).  

Trong Mác 6, Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài thậm chí không có thời giờ ăn vì họ quá bận rộn.  Nhưng Chúa Giêsu nhìn vào nhóm nhỏ Ngài và nói, “Này anh chị em, các con đáng được nghỉ ngơi hôm nay.  Vậy hãy lánh đi.”

Nếu Chúa Giêsu có thể nghỉ ngơi và thư giãn, chúng ta cũng có thể.

Thật ra, God nghĩ nghỉ ngơi và thư giãn rất quan trọng đến nỗi Ngài đặt nó vào Mười Điều Răn.  Cùng với những mạng lệnh không được giết người, phạm tà dâm, hoặc trộm cắp, God bảo chúng ta lấy ra một trong mỗi bảy ngày để thờ phượng và nghỉ ngơi.

Nếu bạn quá bận đến nỗi không có giờ được, bạn đơn giản là quá bận – và như thế quá stress.

THẢO LUẬN
·      Bạn có thấy khó khăn nhất là được thư giãn một tiếng mỗi ngày, một ngày mỗi tuần, hoặc một tuần mỗi năm không?  Tại sao?
·      Cáo từ nào lớn nhất bạn dùng để không lấy đủ nghỉ ngơi và thư giãn?
·      Một điều nào bạn có thể ngưng làm hôm nay để bạn có thời gian hơn để nghỉ ngơi?