Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

ĐIỀU GÌ KHÁC ĐẤNG CHRIST ĐANG ĐIỀU KHIỂN ĐỜI BẠN?



TG: Rick Warren – ngày 30/04/2020
DG: Thang Chu

‘Mọi điều đều hợp pháp với tôi, nhưng tôi sẽ không bị cai trị bởi bất cứ điều gì. (1 Cô-rinh-tô 6:12 ESV).

Kinh Thánh đầy sự khôn ngoan cho việc lập quyết định.  Trong 1 Cô-rinh-tô 6:12, Phao-lô nói, “‘Mọi điều đều hợp pháp với tôi,’ nhưng tôi sẽ không bị cai trị bởi bất cứ điều gì.” (1 Cô-rinh-tô 6:12 ESV).

Khi quyết định có nên cho phép điều gì đó vào đời bạn, bạn có thể nghĩ nó như Trắc Nghiệm Độc Lập.

Hãy tự hỏi: Điều này có thể bắt đầu kiểm soát và cai trị đời mình không?  Nó có thể trở nên thứ nghiện cho mình không?  Mình có thể trở nên phụ thuộc nó không?

Cho dù thế nào điều gì đó thật thú vị, nó cũng xấu cho bạn nếu nó trở thành thứ nghiện.

Tại sao điều này quan trọng vậy?  Bởi bất cứ gì cai trị đời bạn cuối cùng sẽ trở thành ông thần của bạn.  Đầu tiên trong Mười Điều Răn của Chúa—nói, “Các ngươi chớ có thần nào khác trước mặt Ta” (Xuất 20:3 NIV).

Chúa biết thật dễ thể nào bạn trượt vào thờ phượng những thứ khác.  Ngài biết bạn có thể nghiện thần tượng của mình.

Thần tượng là gì?  Bạn có thể nghĩ thần tượng là cái gì đó trong quá khứ—có lẽ là những tượng đá nhỏ mà người ta đặt trên kệ và thờ cúng.  Nhưng người ta vẫn có thần tượng ngày nay.  lẽ bạn tôn thờ nhà sản xuất xe hơi bạn, nhãn hiệu trên quần áo bạn, hoặc văn phòng góc nhỏ trong tòa nhà bạn.

Chưa tính đến tất cả những cái bạn có thể trở nên nghiện: Công việc.  Tình dục.  Tiền bạc.  Internet.  Bảng liệt kê thì vô tận.

Cách nào bạn biết bạn có rơi vào thứ nghiện không?  Cách nào bạn biết có cái gì đó bắt đầu cai trị đời bạn—khi bạn không còn độc lập khỏi nó?  Hãy tự hỏi: Điều gì tôi nghĩ về nhiều nhất?  Khi tôi một mình, tâm trí tôi đi đâu?

Với hầu hết chúng ta, thật khó thành thật về thứ cai trị đời mình.  Nếu bạn nghĩ, “Đây không phải thứ tôi nghiện.  Không thể là thứ đó.”  Đoán thử thứ gì?  Có lẽ nó đó.  Đó có lẽ là thứ bạn đang vật lộn.

Trong một bản dịch khác về 1 Cô-rinh-tô 6:12, Phao-lô nói: Tôi có thể làm bất cứ gì tôi muốn nếu đấng Christ không nói không, nhưng một số trong số này không tốt cho tôi.  Cả khi tôi được phép làm chúng, tôi sẽ từ chối nếu tôi nghĩ chúng có thể nắm chặt tôi đến mức tôi không thể dễ dàng dừng lại khi tôi muốn (TLB).

Phao-lô quyết định không để bất cứ gì—khác hơn đấng Christ—điều khiển đời ông.  Chúa Giê-su là đấng duy nhất xứng đáng với vị trí đó trong đời bạn.  Bất cứ gì khác mà bạn đặt vào nơi đó cuối cùng sẽ cai trị và hủy hoại đời bạn.  Nhưng khi đấng Christ kiểm soát, thì Ngài khích lệ, ban khả năng, và thêm sức bạn.

Lần tới khi bạn quyết định liệu có thứ gì đó ở đúng vị trí nó trong đời bạn hay không, hãy dùng Trắc Nghiệm Độc Lập.  Đấng Christ đấng duy nhất xứng đáng sự phụ thuộc của bạn.

THẢO LUẬN
·      Điều gì khác biệt giữa việc được Chúa kiểm soát đời bạn và bị thứ khác kiểm soát đời bạn?
·      Đã khi nào bạn phụ thuộc cái gì đó hoặc ai đó không phải là đấng Christ?  Kết quả ra sao?
·      Điều gì bạn đã tập trung thời gian, năng lượng, và suy nghĩ của bạn vào gần đây?  Hãy dùng Trắc Nghiệm Độc Lập để xem xét liệu bạn có đang cho phép những thứ đó trở thành thần tượng hay không.


Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

HÃY DÙNG TRẮC NGHIỆM CẢI THIỆN để ĐỔ ĐẦY ĐỜI BẠN ĐIỀU TỐT NHẤT



TG: Rick Warren – ngày 29/04/2020
DG: Thang Chu

Tôi có quyền làm bất cứ gì, anh chị em nói—nhưng không phải mọi điều đều ích lợi. Tôi có quyền làm bất cứ gì’—nhưng không phải mọi điều đều gây dựng.(1 Cô-rinh-tô 10:23 NIV).

Bạn lập nhiều quyết định mỗi ngày.  Hầu hết là những điều bạn không cần suy nghĩ—như chuyện quyết định đánh răng buổi sáng hoặc đổ đầy bình xăng gần hết của bạn.  Những điều khác là vấn đề đúng hay sai, nơi bạn có thể dựa vào sự khôn ngoan của Kinh Thánh và lương tâm của bạn.

Đôi khi, vậy, bạn phải quyết định giữa một lựa chọn tốt và một lựa chọn tốt nhất. Trong tình huống như vậy, hãy sử dụng Trắc Nghiệm Cải Thiện.

Trắc Nghiệm Cải Thiện hỏi: Điều này có khiến tôi thành người tốt hơn không?

Kinh Thánh nói về điều này: “‘Tôi có quyền làm bất cứ gì,’ anh chị em nói—nhưng không phải mọi điều đều ích lợi. ‘Tôi có quyền làm bất cứ gì’—nhưng không phải mọi điều đều gây dựng.” (1 Cô-rinh-tô 10:23 NIV).

Lưu ý trong những câu đó sự tự do mà bạn có.  Nhưng là Cơ-đốc-nhân, dù bạn có thể làm một cái gì đó, nó có lẽ không ích lợi cho bạn; không phải tất cả mọi thứ đều xây dựng bạn.

Một số điều không nhất thiết là sai, chúng chỉ không cần thiết.  Chúng không tốt nhất.

Hầu hết các lựa chọn bạn thực hiện trong đời không là giữa thiện và ác.  Bạn không thức dậy mỗi sáng và hỏi, “Tôi phải đọc Kinh Thánh không, hoặc tôi phải phạm tội ác chứ?

Bạn cần có một tiêu chuẩn cao hơn là đúng và sai.  Bạn cần dùng Trắc Nghiệm Cải Thiện và hỏi điều gì sẽ giúp bạn thành người tốt hơn.

Có phải bạn biết nhiều về nhân vật truyền hình hơn là về người trong Kinh Thánh—hoặc người trong gia đình bạn?  Có thể bạn dành hàng giờ đọc sách hoặc tạp chí lấp đầy tâm trí bạn với những thứ không quan trọng.  Hoặc bạn lấp đầy những ngày cuối tuần bạn ngồi trên ghế dài xem thể thao.  Trong thế giới ngày nay, nhiều người vứt đi vô số giờ nhìn chằm chằm vào điện thoại họ.

Có phải những điều này luôn xấu?  Không.  Có phải chúng hầu hết lãng phí thời gian?  Tuyệt đối đúng!  Chúng sẽ khiến bạn thành người tốt hơn?  Tuyệt đối không!  Vậy, thực tế là, nhiều người đang dành đời họ cho các duyên cớ thứ hạng.  Nhưng bạn không phải vậy.

Vậy khi bạn đưa ra lựa chọn mỗi ngày, đừng hỏi: Có gì sai với điều này không?

Thay vào đó, hãy hỏi: Điều này khiến tôi thành người tốt hơn không?

Đừng chạy ven bờ, lấp đầy đời bạn với những thứ không tốt nhất.  Thay vào đó, hãy lấy những thứ bạn dành cả đời bạn và so với Lời Chúa để xem chúng có tốt nhất không.

THẢO LUẬN
·      Hãy nghĩ về lúc bạn phải chọn giữa “tốt”tốt nhất. Bạn đã đưa ra quyết định gì?  Kết quả là gì?
·      Hãy lập danh sách những điều quan trọng bạn dành thời giờ mỗi ngày.  Rồi đến với Lời Chúa và cầu nguyện xem xét liệu những điều đó là tốt nhất không.  Hãy cầu nguyện, “Chúa ôi, Ngài biết những gì tốt nhất cho tôi.  Tôi sẽ làm điều Ngài bảo tôi vì tôi muốn thành người tốt hơn.

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

KHÔNG BIẾT CHẮC ĐIỀU PHẢI LÀM? DÙNG TRẮC NGHIỆM LIÊM CHÍNH



TG: Rick Warren – ngày 28/04/2020
Dịch: Thang Chu

“Ai bước đi liêm chính là bước đi an toàn, nhưng ai theo đường cong quẹo sẽ bị thấy” (Châm Ngôn 10:9 NIV).

Khi cần lập quyết định—lớn hay nhỏ—Kinh Thánh cung cấp rất nhiều khôn ngoan.  Một nguyên tắc mà nó cung cấp nhiều lần là cái mà tôi gọi là Trắc Nghiệm Tính Liêm Chính.

Khi bạn lập quyết định, hãy tự hỏi, “Tôi có muốn mọi người biết về quyết định này không?

Nếu nghĩ người khác thấy được quyết định của bạn sẽ khiến bạn lo lắng, thì có lẽ bạn lập quyết định sai.  Những quyết định xấu dẫn đến bí mật, và loại bí mật đó luôn dẫn đến đau đớn trong đời bạn.

Kinh Thánh nói: “Ai bước đi liêm chính là bước đi an toàn, nhưng ai theo đường cong quẹo sẽ bị thấy” (Châm Ngôn 10:9 NIV).

Để ý nó không nói có thể bị thấy” hoặc ngay cả “có lẽ sẽ bị thấy.”  Bạn sẽ bị thấy!

Bạn đã thấy điều này xảy ra thế nào.  Bạn sắp sửa đưa ra một lựa chọn xấu.  Bạn biết nó sai, nhưng bạn nghĩ, “Mình cứ tiến và làm nó vì sẽ không ai biết.

Sau đó, ngay khi quyết định đó được lập, bạn nghĩ rằng, “Ai đó sẽ thấy!  Và bạn cảm thấy sợ hãi đến từ đó.  Đó là khi bạn đã vi phạm Trắc Nghiệm Tính Liêm Chính.

Khi bạn có liêm chính, đời côngđời tư của bạn phù hợp nhau.  Điều trong lòng bạn cũng giống điều người khác thấy bên ngoài.  Điều bạn nói và điều bạn làm đều hài hòa.

Sự thật là, khi nói đến liêm chính, bạn có thể đánh lừa mọi người khác, nhưng bạn không thể lừa chính mình.  Và nếu bạn vi phạm lương tâm của chính mình, bạn phải trả giá nó.

Gia-cơ 4:17 nói rằng, Biết điều đúng phải làmrồi không làm là tội lỗi (TLB).

Khi lập quyết định, hãy tự hỏi: Tôi có thể làm điều này với lương tâm sạch không?

Vi phạm lương tâm bạn là sai lầm lớn.  Chúa sẽ tha thứ bạn vì điều sai bạn làm.  Nhưng tha thứ không giải thoát bạn khỏi hậu quả của quyết định xấu.

Bạn có thể được tha thứ và vẫn hối tiếc.  Bạn có thể được tha thứ và vẫn đối mặt nỗi đau. Bạn có thể được tha thứ và vẫn có mối quan hệ tan vỡ.

Nhiều quyết định bạn đưa ra rõ ràng.  Nhưng về những quyết định khó hơn để biết đúng hoặc sai thì sao?  Kinh Thánh cũng nói thế này: Nếu ai tin điều đó là sai, thì họ không nên làm nó vì đối với họ nó là sai (Rô-ma 14:14 TLB).

Thật đơn giản: Khi nghi ngờ, thì đừng.  Bất cứ gì không phải bởi đức tin trong đời bạn thì là tội lỗi.

Lần tới khi bạn phải đối diện một quyết định, hãy làm theo Trắc Nghiệm Tính Liêm Chính.  Hỏi: Tôi có ổn với chuyện người khác thấy quyết định này không?  Tôi có thể đưa ra lựa chọn này với lương tâm sạch không?  Tôi có tin điều này là sai không?

Chúa Trời ban cho bạn khôn ngoan của Kinh Thánh và của lương tâm bạn bởi Ngài yêu bạn.  Trắc Nghiệm Tính Liêm Chính sẽ giúp giữ bạn trên con đường mà Chúa biết là vì lợi ích của bạn.

THẢO LUẬN
·      Trông như thế nào khitính liêm chính?
·      Khi nào bạn từng đối diện với những hậu quả nặng nề vì bạn không theo Trắc Nghiệm Tính Liêm Chính?
·      Một quyết định nào mà bạn đã vật lộn?  Hãy dành thời gian để trải qua Trắc Nghiệm Tính Liêm Chính.  Hãy cầu xin Chúa khiến câu trả lời rõ cho bạn.

Lời mời của Chúa rộng mở.

Bất kể bạn đã làm gì hay bạn đã ở đâu, bạn đã có một vị trí trong gia đình Chúa đời đời sẵn sàng và chờ đợi bạn.  Lời mời đó rộng mở.  Chỉ cần tin và nhận.

Bạn đã sẵn sàng chưa?  Đây là lời cầu nguyện bạn có thể bắt đầu: Chúa Trời ơi, tôi biết rằng khi tôi chết, tôi sẽ tường trình đời tôi cho Ngài cách trực tiếp.  Tôi biết tôi đã bỏ lơ Ngài.  Tôi thú nhận tôi đã phạm tội nghịch Ngài, và tôi đã sống theo kế hoạch tôi chứ không theo kế hoạch Ngài.  Tôi muốn điều đó thay đổi, bắt đầu ngay bây giờ.  Tôi muốn quay khỏi tội lỗi tôi hướng về Ngài.

Cảm ơn Ngài đã sai Chúa Giêsu đến chết vì tất cả gì tôi đã làm sai để tôi không phải trả án phạt.  Tôi biết rằng tôi không xứng đáng sự tha thứ của Ngài.  Tôi biết rằng chỉ duy ân sủng Ngài có thể cứu tôi, Chúa ôi.  Tôi không bao giờ có thể đủ tốt để vào được một nơi toàn hảo.

Chúa Giêsu ôi, cảm ơn Ngài vì yêu thương tôi rất nhiều đến nỗi Ngài đã gánh tất cả tội lỗi tôi lên chính Ngài.  Ngài khiến tôi có thể được chấp nhận lên thiên đàng, và tôi hạ mình xin Ngài cứu tôi.  Tôi xin Ngài cứu tôi khỏi tội lỗi và thói quen đang làm xáo trộn đời tôi ngay bây giờ.  Tôi tin Ngài, Chúa Giêsu ôi.  Và tôi tin rằng Ngài sẽ giữ lời hứa cứu tôi lập tức, chắc chắn, hoàn toàn, và vĩnh viễn. Trong danh Chúa Giêsu.  Amen.


Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

LẬP QUYẾT ĐỊNH NHỜ DÙNG ÁNH SÁNG LỜI CHÚA



TG: Rick Warren – ngày 27/04/2020

Lời Ngài ngọn đèn cho chân tôi, ánh sáng cho đường lối tôi(Thi Thiên 119:105 NIV)

Không nghi ngờ gì về điều đó.  Ngày nay, chúng ta phải đối mặt với nhiều quyết định hơn bao giờ hết.  Chúng ta sống trong một nền văn hóa đa lựa chọn.

Và quyết định thật là quan trọng.   Đôi khi, ngay cả những quyết định nhỏ nhặt cũng giống cái bản lề cho phép cánh cửa khổng lồ xoay tròn—chúng dường như rất nhỏ nhưng có thể thay đổi hoàn toàn hướng đi đời bạn.

Khi tôi học đại học, tôi quyết định vào phút cuối để đi họp.  Tôi đến muộn và ngồi ở hàng sau.  Người duy nhất trong hàng đó là thiếu nữ tên Kay.  Sau cuộc họp, tôi hẹn hò cô ấy. Và tám ngày sau chúng tôi đính hôn.  Một quyết định dường như tầm thường đã định hình hướng cả cuộc đời tôi.

Vì các quyết định rất quan trọng, chúng ta phải khôn ngoan trong cách chúng ta lập chúng.  Sách Châm Ngôn nói: Nếu con muốn có cái nhìn sâu và sáng hơn . . . hãy học tầm quan trọng của sự tôn kính đối với Chúa và tin cậy Ngài . . . Ngài chỉ ra cách phân biệt đúng và sai, cách tìm quyết định đúng đắn mỗi lần” (Châm Ngôn 2: 3-5, 9 TLB).

Cách nào bạn lắng nghe tiếng Chúa khi lập quyết định?  Hãy nhìn vào Lời Ngài.  Tôi thích gọi đây là Trắc Nghiệm Lý ởng.  Các quyết định và hành động của bạn có hợp ý ch Chúa không?  Chúng có hợp Lời Chúa không?

Bạn có hai lựa chọn về ai là người có thẩm quyền tối thượng của bạn: thế giới hay Lời Chúa—điều người khác nói hoặc điều Chúa nói.

Nếu bạn căn cứ quyết định của mình vào ý kiến ​​phổ biến đương thời, bạn sẽ luôn ở trên nền lỏng lẻo vì văn hóa thay đổi mỗi ngày.  Mặt khác, nếu bạn căn cứ quyết định bạn vào Lời Chúa, bạn sẽ có nền tảng vững chắc vì chân lý Ngài không bao giờ thay đổi.

Gần đây tôi đi lên gác mái nhà tôi.   Đèn gác mái đã cháy.  Tôi đi loanh quanh trong bóng tối và cứ bị va đầu mình.  “Mình cần đèn pin, tôi nghĩ.  Đôi khi bạn lập quyết định, bạn có lẽ cảm thấy như bạn đang va đầu quanh bóng tối.  May thay, Chúa đã ban cho bạn đèn pin: Kinh Thánh.

Thi-thiên 119:105 nói, “Lời Ngài là ngọn đèn cho chân tôi, ánh sáng cho đường lối tôi” (Thi Thiên 119:105 NIV)

Và khi ánh sáng Lời Chúa khiến sự lựa chọn của bạn rõ ràng, hãy vâng phục cả khi bạn không hiểu.  Tôi không hiểu điện, nhưng điều đó không ngăn tôi bật đèn và xem tivi. Tôi không hiểu sự đốt khí bên trong, nhưng tôi vẫn lái xe.

Bạn không cần hiểu tại sao Chúa nói điều Ngài làm trong Kinh Thánh rồi mới được hưởng lợi từ nó.  Bạn chỉ cần vâng phục chỉ dẫn của Ngài và làm theo nguyên tắc của Ngài.  Ngài ban ra chỉ dẫn của Ngài vì lợi ích của bạn, và bạn sẽ được ban phước nhờ kết quả của việc tuân theo chúng.

THẢO LUẬN
·      Điều gì dường như quyết định quan trọng trong đời bạn đã kết thúc giống như một bản lề nhỏ mở ra một cánh cửa khổng lồ?
·      Bạn từng lập quyết định dựa trên lời khuyên thế giới hay Lời Chúa?  Một bước nào bạn có thể thực hiện hôm nay để tìm Lời Chúa trong việc lập quyết định của bạn?
·      Hãy nghĩ về một quyết định cụ thể mà bạn cần lập.  Hãy dành thời gian xem qua Lời Chúa và xem điều gì Ngài nói về nó.

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

ĐỂ PHÁT TRIỂN SỰ TIN CHẮC MẠNH, PHẢI BIẾT KINH THÁNH



TG: Rick Warren – ngày 26/04/2020

Ồ, rồi họ luôn có lòng với Ta, muốn vâng phục mạng lệnh Ta” (Phục-truyền-luật-lệ-ký 5:29 TLB).

Sự tin chắc niềm tin định hình hành vi của bạn.  là cái gì đó mà bạn tin mạnh đến nỗi nó quyết định cách bạn hành động.  Trong khi ý kiến ​​là cái mà bạn sẽ thảo luận hoặc thậm chí tranh luận, thì sự tin chắc là cái mà bạn sẽ chết vì nó.

Những người đã tạo thay đổi lớn nhất trên thế giới này—hoặc tốt hoặc xấu—không phải là người thông minh nhất hay giàu có nhất.  Họ là những người có sự tin chắc sâu nhất.

Xã hội chúng ta nói rằng mọi giá trị tùy vào sự nắm bắt.  Nó nói bạn có thể làm bất cứ gì bạn muốn, không có tuyệt đối về đạo đức.

Nhưng sự thật là nếu bạn không đứng lên cho một cái gì đó, bạn sẽ ngã vào bất cứ gì.  Ngày nay chúng ta cần người với sự tin chắc, là người biết điều họ tin.

Nhưng có thể biết đúng và sai trong ngày nay và trong thời đại chủ nghĩa tương đối này không?  Có thể biết điều thiện từ điều ác không?

Tất nhiên là có.  Một số điều tuyệt đối đúng.  Một số điều tuyệt đối sai.

Làm thế nào để bạn biết đúng từ sai?  Hãy dùng Kinh Thánh, là cẩm nang của Chúa cho đời.

Hê-bơ-rơ 5:14 nói, “Thức ăn đặc dành cho người trưởng thành, là người nhờ dùng thường xuyên đã tự rèn luyện để phân biệt thiện với ác (NIV).

Người biết chân lý là người ăn thức ăn đặc của Lời Chúa.  Kinh Thánh giúp họ biết đúng  khác sai.

Khi các nhân viên Ngân Khố Hoa Kỳ học cách phân biệt tờ tiền thật với tiền giả, họ không nghiên cứu tiền giả.  Họ dành thời gian nghiên cứu tiền thật.  Rồi, khi hàng giả xuất hiện, các nhân viên nhận ra rằng hàng giả đó không thật.

Cũng vậy với chân lý Lời Chúa.  Bạn không phải biết mọi thứ giả.  Bạn chỉ cần biết chân lý Kinh Thánh.  Rồi, khi giả dối xuất hiện, bạn sẽ thấy rằng chúng không xứng hợp.

Khi bạn biết sự thật, bạn sẽ phát triển sự tin chắc.  Bạn sẽ chia sẻ các giá trị của Chúa.

Kinh Thánh nói rằng, “Ồ, rồi họ luôn có lòng với Ta, muốn vâng phục mạng lệnh Ta” (Phục-truyền-luật-lệ-ký 5:29 TLB).

Bạn có lòng với Chúa bằng cách phát triển sự tin chắc.  Và bạn phát triển sự tin chắc bằng cách làm quen với Lời Chúa.

THẢO LUẬN
·      Cách nào bạn giải thích khác biệt giữa ý kiến ​​và sự tin chắc?  Một số ý kiến ​​của bạn là gì?  Những điều tin chắc của bạn là gì?
·      Thể nào Kinh Thánh giúp bạn phát triển một điều tin chắc cụ thể mà bạn nắm?
·      Những người thay đổi thế giới là những người có sự tin chắc.  Hãy dành thời gian để cầu nguyện, cầu xin Chúa giúp bạn trở thành người của sự tin chắc, là người coi trọng những điều họ coi trọng.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

CHÚA MUỐN CHỈ BẠN TẦM NHÌN – QUA KINH THÁNH



TG: Rick Warren – ngày 25/04/2020

“Kế hoạch Ta không là điều con làm, tư tưởng Ta cũng không giống tư tưởng con!” (Ê-sai 55:8 TLB).

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang lái xe lên một ngọn núi.  Đường ngoằn ngoèo và bẻ quanh, còn bạn thì bị kẹt sau một chiếc xe cực kỳ chậm.  Bạn nghĩ rằng, “Nếu mình có thể nhìn thấy góc quanh, mình có thể vượt qua xe này. Rồi một trực thăng bay ngangphi công gọi báo xuống, “Tôi có thể thấy hai dặm phía trước.  OK để bạn vượt qua.

Điều gì khác biệt giữa bạn trong xe và phi công trong trực thăng?  Tầm nhìn.

Phi công có tầm nhìn lớn hơn bạn nhiều.  Nên anh ta có thể giúp bạn biết bước kế để làm.

Mối quan hệ của bạn với Chúa là giống vậy.  Ngài có tầm nhìn lớn hơn nhiều về đời bạn hơn là bạn có.

Chúa muốn chia sẻ tầm nhìn của Ngài với bạn, và Ngài làm điều đó qua Kinh Thánh.

Tầm nhìn của Chúa giúp bạn hiểu được bức tranh lớn—là những lý do đằng sau điều Ngài làm và điều xảy ra trên thế giới.

Không có tầm nhìn của Chúa trong đời bạn, cuộc đời có thể đầy thất vọng liên tục.  Bạn trải qua ngày tháng đặt câu hỏi mà bạn không thể trả lời: Tại sao điều này xảy ra với tôi? Tại sao điều đó xảy ra với người khác?  Mục đích của việc này là gì?  Ý nghĩa đời sống là gì?

Các câu trả lời cho những câu hỏi này được tìm thấy trong tầm nhìn của Chúa.

Bạn đã bao giờ thử làm điều gì đó, nghĩ rằng nó sẽ kết quả, nhưng thấy rằng không?  Bạn thiếu tầm nhìn.

Châm Ngôn 14:12 nói rằng, Có một con đường dường như đúng với một người, nhưng cuối cùng rồi nó kết thúc bằng cái chết (GW).

Bằng cách thu được tầm nhìn, bạn thoát ra cách suy nghĩ của riêng mình và học cách suy nghĩ giống Chúa.

Thi-thiên 103:7 nói, “Ngài chỉ lối Ngài cho Môi-se, công việc Ngài cho dân Y-sơ-ra-ên (NIV).  Dân Y-sơ-ra-ên thấy điều Chúa làm—khi mở Biển Đỏ, ma-na, phép lạ về nước, nhiều nữa.

Nhưng Chúa đã để Môi-se hiểu tại sao đàng sau điều Ngài làm.   Ngài ban cho Môi-se tầm nhìn của Ngài.

Cách nào bạn có thể có tầm nhìn?  Bằng cách học Lời Chúa.

THẢO LUẬN
·      Để học Lời Chúa, bạn cần phải làm nhiều hơn là chỉ đọc nó.  Bạn cần đặt câu hỏi và sử dụng bút và giấy, hoặc ghi chú trên điện thoại thông minh của bạn, để ghi lại những gì nó nói.  Chọn một chương Kinh Thánh hôm nay và nghiên cứu nó.  Viết xuống những gì bạn học hiểu về tầm nhìn của Chúa.
·      Vấn đề gì bạn chỉ nhìn thấy từ quan điểm của riêng bạn? Học God God Word ngay hôm nay để có được góc nhìn của God về nó.
·      Hãy nghĩ về một thời gian khi Chúa giúp bạn thu được tầm nhìn của Ngài về một tình huống.  Dành thời gian để cầu nguyện cảm ơn Ngài việc chia sẻ tầm nhìn của Ngài với bạn.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

KINH THÁNH: CẨM NANG CHÚA cho CUỘC SỐNG



TG: Rick Warren – ngày 24/04/2020

Kinh thánh là thiết bị toàn diện của người của Chúa và chuẩn bị người đó đầy đủ cho tất cả các phần việc của họ” (2 Ti-mô-thê 3:17 PHILLIPS).

Có thiết bị đúng thường là khác biệt giữa thành công và thất bại.  Để chèn vít, thợ mộc không dùng dao.  Khi bạn được gây mê, bạn không muốn bác sĩ giải phẩu dùng cưa máy.  Người leo núi đỉnh Everest sẽ không dùng thiết bị tiệm một đô-la.

Các chuyên gia rất kén chọn việc dùng đúng thiết bị vì họ biết điều đó có thể nguy hiểm nếu chúng không đúng.

Cuộc sống cũng có thể nguy hiểm, nên thật cần thiết là bạn dùng đúng thiết bị.

Một trong những thiết bị đó là Kinh Thánh.  Nó giống cẩm nang hướng dẫn của Chúa cho đời bạn.  Giống như bất kỳ sổ tay tốt nào, Kinh Thánh cho bạn các hướng dẫn và bạn có thể tham vấn nó khi bạn cần giúp đỡ.

Ti-mô-thê thứ hai 3:17 nói, “Kinh thánh là thiết bị toàn diện của người của Chúa và chuẩn bị người đó đầy đủ cho tất cả các phần việc của họ” (2 Ti-mô-thê 3:17 PHILLIPS).

Có bốn lý do đơn giản bạn cần Kinh Thánh:

1.    Để giúp bạn biết Chúa.  Thiên nhiên cho chúng ta thấy thể nào Thiên Chúa quyền năng, sáng tạo, và có tổ chức,thể nào Ngài thích đa dạng.  Nhưng Chúa tiết lộ nhiều điều khác về chính Ngài qua Kinh Thánh.  Để biết Chúa là đấng thế nào, chúng ta cần Kinh Thánh.
2.    Để dạy bạn chân lý.  Trong thời đại mục rửa chân lý, bạn sẽ tin cậy ai?  Chính trị gia?  Twitter?  Các phương tiện truyền thông?  Chúa Giê-su nói, “Các con sẽ biết chân lýchân lý sẽ giải thoát các con” (Giăng 8:32 TLB).  Khi Chúa nói qua Kinh Thánh, Ngài đưa ra chân lý vĩnh cửu mà bạn có thể tin cậy.
3.    Để chỉ bạn cách sống.  Kinh Thánh là sách hướng dẫn lớn của Chúa.  Nó bao gồm các hướng dẫn bạn cần để khiến cuộc sống vận hành.
4.    Để ban cho bạn sức mạnh tâm linh.  Chúa sẽ luôn ban cho bạn quyền năng để làm điều Ngài yêu cầu.  Bạn sẽ tìm thấy quyền năng đó trong chân lý thuộc linh của Lời Ngài.

Bạn không bao giờ biết những gì ngày sẽ mang lại cho bạn.  Nhưng cho dù đó là gì, hãy chắc chắn rằng bạn đã được trang bị Kinh Thánh, là cẩm nang của Chúa cho cuộc sống.

THẢO LUẬN
·      Lập một danh sách các cách khác nhau mà bạn có thể nhận biết Chúa.  Bạn học được gì về Chúa trong Kinh Thánh mà bạn không thể học ở bất cứ nơi nào khác?
·      Kinh Thánh đã được viết từ hàng ngàn năm trước.  Dù vậy, làm thế nào nó là một hướng dẫn đáng tin cậy hơn cho cuộc sống so với các nguồn hiện tại như mạng truyền thông hoặc nguồn cấp dữ liệu truyền thông xã hội của bạn?
·      Kinh Thánh cho bạn hướng dẫn, và bạn có thể tham vấn nó khi bạn cần giúp đỡ. Hãy nghĩ về một vấn đề hoặc câu hỏi mà bạn đang đối diện.  Dành thời gian đọc qua Kinh Thánh với tình huống đó trong tâm trí.  Hãy xem điều Chúa dạy bạn ở đó.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

CHUYỂN TỪ SỮA TÂM LINH sang TRƯỞNG THÀNH



TG: Rick Warren – Ngày 23/04/2020

“Bây giờ các con biết những điều này, các con sẽ được phước nếu các con làm chúng”  (Giăng 13:17 NIV).

D. L. Moody là nhà truyền giáo và nhà giáo dục Cơ-đốc-giáo vĩ đại cuối thế kỷ 19.  Ông thường nói, Kinh Thánh không được ban cho để tăng kiến ​​thức chúng ta, mà là để thay đổi đời chúng ta.

Bạn có thể nhận được Lời Chúa với trái tim rộng mở.  Bạn có thể thuộc lòng nó.  Bạn có thể suy gẫm nó.  Và một khi bạn hoàn thành những điều đó, bạn sẽ có khối kiến ​​thức Kinh Thánh.  Nhưng mục tiêu tối hậu là để Chúa sử dụng Kinh Thánh để thay đổi đời bạn.

Chúa Giê-su nói với những người theo Ngài: “Bây giờ các con biết những điều này, các con sẽ được phước nếu các con làm chúng”  (Giăng 13:17 NIV).

Sách Hê-bơ-rơ mạnh lời cho người không áp dụng nguyên tắc Kinh Thánh: Chúng ta có nhiều điều để nói về điều này, nhưng thật khó khiến anh chị em ra anh chị em không cố hiểu.  Trên thực tế, mặc dù đến lúc này anh chị em phải là giáo , anh chị em lại cần người ta dạy anh chị em những lẽ thật sơ học của Chúa lại lần nữa.  Anh chị em cần sữa chứ không phải thức ăn đặc!  Bất cứ ai sống bằng sữa, vẫn còn là ấu nhi, không quen việc giảng dạy về sự công chính” (Hê-bơ-rơ 5: 11-13 NIV).

Hãy nghĩ về đời bạn.  Bạn có liên tục áp dụng lẽ thật Kinh Thánh mà bạn đã học không? Hay bạn vẫn đang học những điều sơ học?

Sách Hê-bơ-rơ tiếp tục nói: Thức ăn đặc dành cho người trưởng thành, là người qua việc thường xuyên sử dụng đã tự rèn luyện để phân biệt thiện và ác.  Vì vậy, chúng ta hãy vượt xa những giáo lý cơ bản về đấng Christ và được đưa đến sự trưởng thành (Hê-bơ-rơ 5:14-6; 1 NIV).

Bạn có thấy đó là cách bạn chuyển sang trưởng thành không?  Không phải cách thường xuyên nghiên cứu Kinh Thánh hoặc thường xuyên đi hội nghị.  Bạn trở nên trưởng thành bằng cách cố ý, liên tục áp dụng những gì bạn học được trong Kinh Thánh.  Bạn phải đặt kiến ​​thức của bạn vào thực hành.

Nếu bạn đã thực hành những gì bạn đã học được, thì đến lúc bạn bắt đầu dạy người khác. Dạy là một trong những cách nhanh nhất để tăng trưởng trong sự trưởng thành tâm linh. Chúa không cần bạn là một giáo toàn hảo; Ngài chỉ cần bạn sẵn sàng cho Ngài.

Tôi thách thức bạn thực hiện ba hứa nguyện hôm nay:

1.    Bắt đầu một chương trình thường xuyên về thu thập Kinh Thánh bằng cách đọc nó, nghiên cứu nó, thuộc lòng nó, và suy ngẫm nó.
2.    Tiếp nhận Lời Chúathẩm quyền tối hậu trong đời bạn và bắt đầu làm những gì nó nói.
3.    Tham gia nhóm nhỏ nghiên cứu Kinh Thánh, nơi bạn có thể học và dạy.

Hãy làm những điều này, và bạn sẽ thấy lời hứa của Chúa Giêsu trong Giăng 13:17 trở thành sự thật cho bạn: “Bây giờ các con biết những điều này, các con sẽ được phước nếu các con làm chúng” (NIV).

THẢO LUẬN
Hãy dành vài phút cầu nguyện, hứa nguyện tăng trưởng trong việc trưởng thành thông qua việc biết, áp dụng, và dạy Lời Chúa.  Nếu bạn không biết phải nói gì, hãy bắt đầu với điều này: Chúa ôi, từ giờ trở đi tôi sẽ tiếp nhận Kinh Thánh là thẩm quyền tối thượng đời tôi.  Những gì Kinh Thánh nói, tôi sẽ làm theo sự hiểu biết tốt nhất của tôi.  Tôi muốn nhận lời Ngài thường xuyên.  Xin giúp tôi thuộc lòng nó.  Xin giúp tôi học để nghiên cứu nó.  Xin giúp tôi tìm một nhóm nhỏ các Cơ-đốc-nhân khác là nơi tôi có thể học và dạy.  Amen.

Bạn có thể không cảm thấy sẵn sàng để dạy qua toàn bộ sách Kinh Thánh hoặc giảng luận một bài giảng, nhưng nếu bạn đã học và áp dụng bất kỳ phần Kinh Thánh nào, bạn có thể dạy điều đó cho người khác.  Điều gì Chúa đã dạy bạn mà bạn cần truyền lại cho người khác?

Chúa ban cho bạn sự cứu rỗi

Và hôm nay là ngày tiếp nhận nó.  Kinh Thánh nói trong 2 Cô-rinh-tô 6:2, Ngay bây giờ Chúa sẵn sàng chào đón bạn.  Hôm nay Ngài sẵn sàng cứu bạn (TLB).

Làm thế nào để bạn chấp nhận sự cứu rỗi?  Bạn xoay khỏi chính mình hướng đến Chúa.  Bạn tin cậy đấng Christ sẽ đến trong đời bạn, tha thứ tội bạn,khiến bạn thành người mà bạn luôn được định trở thành.

Nếu bạn sẵn sàng tiếp nhận sự cứu rỗi của Chúa, bạn có thể cầu nguyện thế này:

Chúa Giêsu ôi, tôi muốn biết Ngài cách riêng tư.  Cảm ơn Ngài đã chết trên thập giá vì tội lỗi tôi.  Tôi mở cửa đời tôi và nhận Ngài là Cứu Chúa và Chúa tôi.  Cảm ơn Ngài đã tha thứ tôi về tội lỗi tôi và cho tôi sự sống đời đời.  Hãy kiểm soát đời tôi.  Hãy khiến tôi trở thành loại người mà Ngài muốn tôi trở thành.