Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Người Việt Tị Nạn và 30/4



By Thang Chu           April 30, 2015



Học giả Nguyễn Hiến Lê đã ví dân tộc Israel (Do Thái) và dân tộc Việt Nam như hai anh em song sinh với cùng thảm trạng lịch sử. “Tôi muốn trình với độc giả bài học của Do Thái mà vô tình trở về bài học của tổ tiên.  Điều đó làm cho tôi phấn khởi.” (Bài Học Israel: Saigon, 1968, tr.8.)

Nếu điều này đúng, và tôi tin Nguyễn Hiến Lê đúng, thì lời Chúa phán với tiên tri Giê-rê-mi 29:1-20 (BDM, Arms of Hope) cũng là để hoạch định và khích lệ tương lai dân tộc Việt Nam.  Chỉ cần đổi danh xưng và địa danh và vài động từ, như lưu đày thành tị nạn, thì lời tiên tri đó sẽ như sau*:

1Đây là lời lẽ bức thư tiên tri Giê-rê-mi gửi từ Sài-gòn cho các vị trưởng lão bị lưu đày còn sống sót, các mục sư và linh mục, các tiên tri, và toàn dân đã tị nạn Cộng Sản từ Saigon qua Little Saigon2Thư viết sau khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, phu nhân tổng thống, các tướng tá, các sĩ quan trong Miền Nam và Saigon, các thợ thủ công và kim loại đã bỏ nước ra khỏi Saigon3Thư do Ê-la-sa, con trai Sa-phan, và Ghê-ma-ria, con trai Hinh-kia, chuyển đạt, khi hai ông được Phạm Văn Đồng, thủ tướng Việt Nam, cử đi qua Little Saigon yết kiến Tổng Thống Mỹ Gerald Ford.  Thư lời lẽ như sau: 4CHÚA Vạn Quân, Đức Chúa Trời của Việt Nam, phán như vầy: “Gửi cho tất cả những người Ta đã đưa tị nạn từ Saigon qua Little Saigon5Hãy xây nhà mà ở.  Hãy trồng vườn cây mà ăn trái.  6Hãy cưới vợ, sinh con cái.  Hãy dựng vợ, gả chồng cho con cái các ngươi, để chúng cũng sinh con cái.  Hãy sinh sôi nảy nở tại đấy, đừng giảm dân số.  7Hãy tìm cầu sự bình an thịnh vượng cho thành phố, nơi Ta đưa các ngươi tị nạn.  Hãy vì tiểu bang ấy mà cầu khẩn CHÚA, vì sự bình an thịnh vượng của các ngươi tùy thuộc vào sự bình an thịnh vượng của tiểu bang ấy.”  8Thật vậy, CHÚA Vạn Quân, Đức Chúa Trời của Việt Nam, phán như vầy: “Đừng để các tiên tri, các thầy bói, ở giữa các ngươi lừa gạt các ngươi.  Cũng đừng chú ý đến các điềm chiêm bao chúng nằm mộng thấy, 9vì chúng nhân danh Ta nói tiên tri dối gạt.  Ta không hể sai phái chúng.”  CHÚA phán vậy.  10CHÚA phán như vầy: “Khi thời hạn trọn bảy mươi năm dành cho Little Saigon kết thúc, Ta sẽ thăm viếng các ngươi và thực hiện lời hứa tốt lành Ta ban cho các ngươi.  Ta sẽ đưa các ngươi trở về nơi này.”  11CHÚA phán: “Vì chính Ta biết rõ chương trình Ta hoạch định cho các ngươi.  Ta có chương trình bình an thịnh vượng cho các ngươi, chứ không phải tai họa.  Ta sẽ ban cho các ngươi một tương lai đầy hy vọng.  12Khi các ngươi kêu cầu Ta, khi các ngươi đến với Ta và nài khẩn Ta, Ta sẽ nhậm lời các ngươi.  13Các ngươi sẽ tìm kiếm Ta và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm Ta hết lòng.”  14CHÚA phán: “Ta sẽ cho các ngươi gặp được Ta, Ta sẽ phục hồi các ngươi, Ta sẽ tập họp các ngươi lại từ mọi nước và mọi nơi nào Ta đã đuổi các ngươi đi.”  CHÚA phán: “Ta sẽ đem các ngươi trở về nơi mà Ta đã đưa các ngươi tị nạn.”  15Vì các ngươi nói: “CHÚA có ban tiên tri cho chúng tôi tại Little Saigon.”  16CHÚA phán như vầy về đảng đang ngự trên ngai vua, và về toàn dân đang sống trong Saigon này, tức thân bằng quyến thuộc các ngươi không phải đi tị nạn cùng với các ngươi.  17CHÚA Vạn Quân phán như vầy: “Này, TA sẽ sai gươm đao, đói kém, và bệnh dịch hành hại chúng, Ta sẽ khiến chúng nên giống như những trái và hư thối đến nỗi không ăn được.  18Ta sẽ sai gươm đao, đói kém, và bệnh dịch hành hại chúng, Ta sẽ làm cho mọi nước trên thế giới kinh tởm chúng coi chúng như một lời nguyền rủa, một vật khủng khếp, bị xuýt xoa, khinh chê, ở khắp nơi nào Ta đuổi chúng đến.”  19CHÚA phán: “Vì chúng không vâng lời Ta.  Ta đã tiếp tục bền lòng sai các mục sư và linh mục, là đầy tớ Ta, đến với chúng, nhưng chúng vẫn không nghe.  20Nhưng các ngươi là tất cả những người Ta đã đưa tị nạn từ Saigon qua Little Saigon, hãy lắng nghe lời của CHÚA.” 

* Ghi chú: những chữ in nghiêng là danh xưng hoặc địa danh hoặc động từ Do Thái được thay đổi thích hợp với lịch sử Việt Nam.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

99 Giáo Lý Trọng Yếu (Chi Tiết)

99 Essential Doctrines (99 Giáo Lý Trọng Yếu)

God’s Revelation (Tiết Lộ của Đức Chúa Trời)

1. General Revelation (Tiết Lộ, Mặc Khải Phổ Thông)
2. Special Revelation (Tiết Lộ, Mặc Khải Đặc Biệt)
3. Inspiration of Scripture (Thần Cảm của Kinh Thánh)
4. Inerrancy of Scripture (Vô Ngộ của Kinh Thánh)
5. Authority of Scripture (Thẩm Quyền của Kinh Thánh)
6. Clarity of Scripture (Chân Xác của Kinh Thánh)
7. Illumination of Scripture (Soi Sáng của Kinh Thánh)
8. Preservation of Scripture (Bảo Toàn của Kinh Thánh)

God (Đức Chúa Trời)

9. God is omniscient (Đức Chúa Trời toàn tri)
10. God is unchanging (Đức Chúa Trời bất biến)
11. God is infinite (Đức Chúa Trời vô hạn)
12. God is omnipotent (Đức Chúa Trời  toàn năng)
13. God is transcendent (Đức Chúa Trời siêu việt)
14. God is immanent (Đức Chúa Trời toàn tại)
15. God is holy (Đức Chúa Trời thánh)
16. God is faithful (Đức Chúa Trời thành tín)
17. God is just (Đức Chúa Trời công chính)
18. God is truthful (Đức Chúa Trời chân tín)
19. God is love (Đức Chúa Trời yêu thương)
20. God is gracious (Đức Chúa Trời ân sủng)
21. God is merciful (Đức Chúa Trời thương xót)
22. God is One (Đức Chúa Trời Duy Nhất)
23. God is One in Three Persons (Đức Chúa Trời Duy Nhất Ba Ngôi)

Creation (Sáng Tạo)

24. God’s Glory (Vinh Hiển của Đức Chúa Trời)
25. God’s Plan and Human Action (Kế Hoạch của Đức Chúa Trời và Hành Động của Loài Người)
26. Creation out of nothing (Sáng Tạo từ không không)
27. The goodness of creation (Tốt lành của việc sáng tạo)
28. God’s providence (Ơn cung cấp của Đức Chúa Trời)
29. Prayer and providence (Cầu nguyện và ơn cung cấp)
30. Miracles (Phép lạ)
31. The problem of evil (Vấn nạn về điều ác)
32. Angels (Thiên Sứ)
33. Demons (Ma Quỷ)
34. Image of God in humanity (Hình ảnh của Đức Chúa Trời trong con người)

Fall (Sa Ngã)

35. Sin as Missing the Mark (Tội Lỗi là Mất Đi Dấu Ấn)
36. Sin as Transgression (Tội Lỗi là Vi Phạm) 
37. Sin as Rebellion (Tội Lỗi là Phản Loạn)
38. Sin as Selfishness (Tội Lỗi là Ích Kỷ)
39. Sin as Idolatry (Tội Lỗi là Thờ Hình Tượng)
40. Temptation and sin (Cám dỗ và tội lỗi)
41. Guilt and Shame (Mặc cảm tội và Xấu hổ)
42. Sin and death (Tội lỗi và Sự Chết)
43. Enslaved to sin (Nô lệ cho tội lỗi)
44. Sin’s effects in the world (Hậu quả do tội lỗi trong thế giới)
45. The world opposed to God (Thế giới chống Đức Chúa Trời)

Redemption (Cứu Chuộc)

46. Jesus’ deity (Thần tánh Chúa Giêsu)
47. Jesus’ humanity (Nhân tánh Chúa Giêsu)
48. Sinlessness of Jesus (Vô nhiễm tội của Chúa Giêsu)
49. Virgin Birth (Sanh bởi Trinh Nữ)
50. Christ as Prophet (Đấng Christ là Tiên Tri)
51. Christ as Priest (Đấng Christ là Thầy Tế Lễ)
52. Christ as King (Đấng Christ là Vua)
53. Christ’s humiliation (Sự hạ nhục Đấng Christ)
54. Christ’s exaltation (Sự tôn cao Đấng Christ)
55. Moral influence theory of atonement (Thuyết ảnh hưởng đạo đức nhờ đền tội)
56. Governmental theory of atonement (Thuyết đền tội không đòi giá)
57. Ransom theory of atonement (Thuyết cứu chuộc nhờ đền tội)
58. Satisfaction theory of atonement (Thuyết thỏa mãn nhờ đền tội)
59. Christ as Sacrifice (Đấng Christ là Sinh Tế)
60. Christ as Propitiation (Đấng Christ là Đấng Xoa Dịu)
61. Christ as Substitute (Đấng Christ là Đấng Thay Thế)
62. Christ as Reconciliation (Đấng Christ là Đấng Giải Hoà)
63. Deity of Holy Spirit (Thần Tánh của Thánh Linh)
64. Personality of Holy Spirit (Nhân vị của Thánh Linh)
65. Work of Holy Spirit in Life of the Christian (Công Tác của Thánh Linh trong Đời Sống Cơ-đốc-nhân)
66. Election (Được Chọn)
67. Calling (Kêu Gọi)
68. Repentance (Ăn Năn)
69. Faith (Đức Tin)
70. Regeneration (Tái Tạo)
71. Union with Christ (Hiệp Một với Đấng Christ)
72. Justification by faith (Công Chính bởi đức tin)
73. Justification and works (Công Chính và việc làm)
74. Imputation (Quy Tội)
75. Adoption (Con Nuôi)
76. Sanctification (Thánh Hóa)
77. Glorification (Được Vinh Hiển)

The Church (Hội Thánh)

78. People of God (Dân Chúa)
79. Body of Christ (Thân Thể Đấng Christ)
80. Temple of the Holy Spirit (Đền Thờ Thánh Linh)
81. Priesthood of the believer (Chức tế lễ của tín đồ)
82. New identity of the believer (Căn cước mới của tín đồ)
83. Bride of Christ (Nàng Dâu Đấng Christ)
84. Church and Kingdom (Hội Thánh và Nước Chúa)
85. Mission of the Church (Mục Vụ Hội Thánh)
86. Discipleship (Môn Đồ Hóa)
87. Evangelism (Truyền Giáo)
88. Edification (Khai Trí)
89. Worship (Thờ Phượng)
90. Social Concern (Quan Tâm Xã Hội)
91. Family Relationships (Liên Hệ Gia Đình)
92. Baptism (Báp-têm)
93. Lord’s Supper (Tiệc Chúa)

Restoration (Phục Hồi)

94. Life after death (Đời sống sau khi chết)
95. Second Coming (Tái Lâm, Chúa đến lần hai)
96. Resurrection (Sống Lại)
97. Millennial Views (Những Quan Điểm về Thiên Niên Kỷ, Một Ngàn Năm Bình An)
98. Nature of hell (Bản chất địa ngục)
99. New heaven & new earth (Trời mới & đất mới)

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Tóm Tắt 99 Giáo Lý Trọng Yếu





Tiết Lộ của Chúa Trời
Mặc Khải Đặc Biệt

Tiết lộ đặc biệt đề cập việc Chúa Trời tự tiết lộ chính Ngài cho loài người qua những biến cố lịch sử, Lời Chúa, và qua Chúa Giêsu Christ.  Qua tiết lộ đặc biệt, loài người học về bản tánh Đức Chúa Trời, ý chỉ Ngài, mục đích Ngài cho tạo vật, và chương trình cứu chuộc của Ngài.  Tiết lộ đặc biệt cho chúng ta thấy bản chất và bản tính Đức Chúa Trời, và vì Đức Chúa Trời tự tiết lộ chính Ngài theo cách này, chúng ta có thể biết Ngài – qua liên hệ cứu chuộc với Ngài trong thân vị và công tác của Chúa Giêsu Christ.

Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời Bất Biến

Hiện hữu, thuộc tính, và tận hiến đạo đức của Đức Chúa Trời không thể thay đổi.  Nghĩa là, cùng những điều khác, Đức Chúa Trời luôn là Đức Chúa Trời, và Ngài y nguyên hôm qua, hôm nay, và đời đời.  Bản chất bất biến của Đức Chúa Trời là tin mừng cho Cơ-đốc-nhân, vì nó bảo đảm rằng Đức Chúa Trời không thay đổi tâm trí Ngài hoặc rút lại những lời hứa của Ngài.  Cơ-đốc-nhân có thể tìm bảo đảm và bình an tâm trí khi biết rằng Đức Chúa Trời, là Đấng đem họ khỏi tăm tối vào ánh sáng lạ lùng của Ngài, chính Đức Chúa Trời sẽ mang họ vào cõi vĩnh hằng.

Sa Ngã
Những Hậu Quả của Tội Lỗi trong Thế Giới

Tội lỗi không chỉ tác động vào liên hệ chúng ta với Đức Chúa Trời; nó còn là gốc rễ của những liên hệ đỗ vỡ của chúng ta với những người xung quanh mình.  Tội lỗi loài người là nguyên nhân khiến tạo vật  than thở mong đợi cứu chuộc và giải thoát khỏi nô lệ cho những thế lực gian ác (Rô-ma 8:20-22).  Tội lỗi đã gây nhiễm và đổi hướng cấu trúc xã hội, dẫn đến bất công và áp bức.  Những hậu quả méo mó của tội lỗi rõ ràng quanh ta, nhưng tin mừng của tin lành là cuộc chiến chống những thế lực này sẽ chiến thắng nhờ công tác Đấng Christ.

Cứu Chuộc
Thân Vị (Person) của Chúa Thánh Linh

Kinh Thánh không chỉ xác quyết thần tính trọn vẹn của Chúa Thánh Linh, nhưng còn về nhân tính (personhood) Ngài nữa.  Nhiều người tin sai rằng Thánh Linh là một lực lượng (force) hoặc một quyền năng (power), chứ không phải thân vị người (person).  Tuy nhiên, Kinh Thánh xác quyết nhân tính của Ngài bằng cách thừa nhận rằng Ngài được đối xử như người (Công Vụ 5:3, 7:51; Hê-bơ-rơ 10:29), hành động như người (Giăng 14:26, 15:26; Rô-ma 8:14), có thuộc tính người (1 Côr. 2:10-11; Êph. 4:30), và hành động theo cách người (Ê-sai 63:10; Công Vụ 13:2).  Thêm vào đó, Kinh Thánh còn xác quyết Cơ-đốc-nhân  đích thân (personally) liên hệ với Ngài (Công. 5:3-4, 7:51).

Hội Thánh
Hội Thánh và Nước Chúa


Hội thánh và nước Chúa (Kingdom) liên hệ sát cánh, dù không giống hệt.  Khi Kinh Thánh nói về nước Chúa, nó đề cập đến sự tể trị của Chúa trong thế giới.  Hội thánh là dân Chúa sống dưới sự cai trị yêu thương của Ngài ngay hiện tại, báo hiệu sự hiển lộ hoàn toàn nước Chúa trong tương lai.  Mục vụ hội thánh là phải làm chứng cho nước Chúa, công bố thông điệp cứu rỗi của Chúa qua Đấng Christ và bày tỏ quyền năng tin lành qua các công tác thiện lành, để có thể đem những người khác vào sống dưới sự tể trị của Chúa.

Hồi Phục
Trời Mới và Đất Mới

Khi Đấng Christ trở lại và con cái Chúa được tỏ lộ ra, chính tạo vật sẽ được làm mới lại. Cũng như những thân thể được phục sinh mà các Cơ-đố-nhân ngày nào đó sẽ nhận lấy, thế giới vật lý này cũng sẽ trải qua cuộc biến hóa tương tự, quá nhiều đến nỗi Kinh Thánh diễn tả nó như là trời mới và đất mới (2 Phi. 3:13).  Kinh Thánh tả đất mới như là nơi vật lý sẽ có ăn và uống (Lu-ca 22:18; Khải. 19:9), cũng có một thành phố giống vậy (Khải. 21:10-11, 21-26).  Trên tất cả, Đấng Christ sẽ là tất cả và trong tất cả, và chúng ta sẽ thấy Ngài mặt đối mặt.

Dịch giả: Thắng Chu