Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

ĐỨC CHÚA TRỜI THẤY TIỀM NĂNG BẠN

 


TG: RICK WARREN - 31/03/2022

DG: Thang Chu

 

Chưa mắt nào thấy, chưa tai nào nghe, và chưa trí nào tưởng tượng nổi điều Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho người yêu mến Ngài” (1 Cô-rinh-tô 2:9 NLT).

 

Chúa có những kế hoạch tuyệt duyệt cho bạn!  Nhưng nếu bạn không nối kết với Ngài, bạn sẽ mất tất cả điều Ngài muốn làm trong đời bạn.

 

Hôm qua, chúng ta đã xem hai điều người ta mất khi họ mất tâm linh: sự hướng dẫn và sự bảo vệ họ.  Hôm nay chúng ta sẽ xem điều ba mà họ mất: tiềm năng họ.

 

Tiềm năng bạn để làm điều tốt lành cho thế giới bị hạn chế đáng kể khi bạn bị ngắt khỏi Chúa.

 

Rất giống đồng xu.  Đặt đủ chúng lại nhau, thì chúng có tiềm năng lớn lao cho việc lành.  Bạn có thể nuôi sống một gia đình, bắt đầu kinh doanh, hoặc thậm chí cứu mạng người. Nhưng bạn không thể làm bất kỳ gì trong số những điều tốt đẹp đó nếu đồng xu đó mất.

 

Câu chuyện về đồng xu bị mất trong Lu-ca 15:8-10 là ví dụ điển hình điều này.  Chuyện về người nữ có 10 xu giá trị.  Nhưng, thể nào đó, một trong số đó bị lạc.  Cô ấy không nói, Tôi có chín xu, vậy tôi sẽ không lo lắng về xu bị mất.”  Thay vì thế, cô lục tung nhà để tìm nó và ăn mừng khi cuối cùng tìm được nó.

 

Chỉ vì đồng xu cô bị mất không có nghĩa là nó mất giá trị.  Nó vẫn có giá trị lớn lao! Nhưng điều nó mất là tiềm năng để làm bất kỳ điều tốt nào.

 

Chúa tạo ra bạn để làm điều lớn lao, lớn lao hơn nhiều so với điều bạn có thể tưởng tượng nổi.  Thật ra, nếu Chúa cho bạn thấy điều Ngài muốn làm qua đời bạn khi bạn đặt nó hoàn toàn vào tay Ngài, bạn ắt sẽ kinh ngạc!

 

Kinh Thánh nói: “Chưa mắt nào thấy, chưa tai nào nghe, và chưa trí nào tưởng tượng nổi điều Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho người yêu mến Ngài” (1 Cô-rinh-tô 2:9 NLT).

 

Có thể bạn đã ngắt khỏi Chúa nhiều năm và bạn nghĩ thật quá muộn để Ngài sử dụng bạn. Không quá muộn!  Ngài là Đấng tạo ra bạn.  Ngài thấy bạn giá trị cao,Ngài biết tiềm năng bạn.

 

Nếu bạn phó mọi phần đời bạn cho Ngài hôm nay, bạn sẽ bắt đầu thấy tất cả gì mà Ngài đã chuẩn bị cho bạn thành sống động.

 

THẢO LUẬN

·      Khi nào bạn đã đánh mất điều gì đó có giá trị lớn lao cho bạn?  Bao lâu bạn đã mất đi để tìm thấy nó?

·      Thể nào khiến ảnh hưởng người khác khi ai đó lãng phí tiềm năng họ?

·      Đức Chúa Trời có những điều tuyệt diệu “đã chuẩn bị cho người yêu mến Ngài.Thể nào khi biết được điều đó ảnh hưởng mong muốn của bạn sống hoàn toàn cho Ngài?

https://pastorrick.com/god-sees-your-potential/

 

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

ĐỨC CHÚA TRỜI HƯỚNG DẪN và BẢO VỆ

 


TG: RICK WARREN - 30/03/2022

DG: Thang Chu

 

“Tất cả chúng ta, như chiên đi lạc. Chúng ta đã bỏ đường Đức Chúa Trời để theo đường riêng mình(Ê-sai 53:6 NLT).

 

Đức Chúa Trời xem mọi người đều giá trị và đáng đi kiếm, tìm ra và cứu rỗi.  Kinh Thánh nói, “[Đức Chúa Trời] mong tất cả mọi người được cứu và nhận biết lẽ thật” (1 Ti-mô-thê 2:4 ESV).

 

Nhưng nhiều người bị mất tâm linh.  Nghĩa là họ đang theo kế hoạch riêng họ cho đời họ hơn là kế hoạch Đức Chúa Trời.

 

Nhưng những người mất tâm linh thực sự mất gì?  Họ mất năm điều, nhưng hôm nay chúng ta sẽ chỉ xét hai điều: Họ mất phương hướng và sự bảo vệ.

 

Bạn có thể thấy điều này trong câu chuyện về chiên lạc trong Lu-ca 15:3-6.  Chuyện về người chăn chiên để lại 99 con được cứu để đi ra tìm một chiên lạc.  Anh ấy không nói, Tôi có 99 chiên được cứu, vậy hãy quên con bị mất! Không, tất cả chúng đều quan trọng với anh.  Và khi anh tìm thấy chiên lạc đó,anh vui mừng đặt nó lên vai” (Lu-ca 15:5 NIV) và về nhà ăn mừng.

 

Giống như chiên, những người bị mất tâm linh sẽ mất phương hướng.  Thật ra, tất cả nhân loại đều theo cách này.  Bạn không định bị lạc.  Bạn chỉ nghĩ, “C đó trông xanh hơn ở đàng kia.”  Và chẳng mấy chốc bạn đi theo đường riêng mình và lạc hướng.

 

Kinh Thánh nói, “Tất cả chúng ta, như chiên đi lạc. Chúng ta đã bỏ đường Đức Chúa Trời để theo đường riêng mình” (Ê-sai 53:6 NLT).

 

Một điều khác mà người mất tâm linh mất là sự bảo vệ của Đức Chúa Trời.  Giống như chiên lang thang khỏi người chăn, bạn cũng dễ bị tổn thương khi không người chăn bảo vệ bạn khỏi bầy sói cuộc đời.  Đó là lý do bạn cần đi theo Chúa Giê-su, Đấng Chăn Chiên Nhân Lành.  Nếu không, bạn đơn độcvô phương tự vệ—và bạn mất sự bảo vệ của Đức Chúa Trời.

 

Kinh Thánh cũng chép: “Dân ta lang thang như chiên lạc; chúng bị tấn công vì không người chăn(Xa-cha-ri 10:2 NLT).

 

Nhưng khi bạn tự đặt mình dưới sự chăm sóc của Đấng Chăn Chiên Nhân Lành, bạn sẽ nhận được phương hướng và bảo vệ.  Không có nghĩa bạn sẽ không gặp hoạn nạn.  Nhưng nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ hành động “mọi sự hiệp lại vì lợi ích kẻ yêu mến Ngài” (Rô-ma 8:28 BSB)

 

lẽ bạn hoặc ai đó bạn biết đang thiếu sự hướng dẫn và bảo vệ của Đức Chúa Trời hôm nay.  Hãy nhớ rằng: Chúa Giê-su là Đấng Chăn Nhân Lành xem mọi người là vô cùng quý giá và “mong muốn mọi người được cứu.”

 

THẢO LUẬN

·      Khi nào bạn lần đầu nhận ra mình quan trọng với Chúa?  Hoàn cảnh hay người nào đã giúp bạn nhận ra điều này?

·      Những thói quen hàng ngày nào giúp bạn gần Chúa Giê-su, là Đấng Chăn Nhân Lành?  Những thói quen nào khiến bạn hay lạc hướng khỏi Ngài?

·      Ai trong đời bạn dường như không phương hướng và bảo vệ của Đức Chúa Trời? Hãy lên kế hoạch bảo họ biết thể nào họ có giá trị đối với Ngài.

 

Nếu bạn chưa bao giờ mở cửa đời mình với Chúa Giê-su Christ, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy phương hướng hoặc có sự bảo vệ đến từ mối quan hệ với Ngài.

 

Bạn không cần biết điều gì sẽ xảy ra ngày mai.  Bạn không cần biết tương lai sẽ ra sao; bạn chỉ cần biết ai nắm giữ tương lai!  Khi có mối quan hệ với Đấng Sáng Tạo mình, bạn sẽ được an toàn về tình yêu bất biến và lời hứa bất diệt của Ngài.

 

Nếu bạn muốn bắt đầu mối quan hệ mật thiết, đời đời với Chúa Giê-su, hãy cầu nguyện: “Lạy Chúa, tôi muốn sự an toàn của tôi nằm trong cái không thể bị tướt khỏi tôi.  Tôi muốn sự an toàn của tôi trong mối quan hệ tôi với Ngài, vì tôi tin cậy lời hứa Ngài sẽ không bao giờ rời bỏ tôi.  Tôi muốn tuyên bố lời hứa đó hôm nay.  Theo hiểu biết của tôi, tôi mở cửa đời tôi cho Ngài, là Chúa Giê-su Christ.  Tôi xưng nhận rằng tôi đã sống cuộc sống theo cách riêng tôi và đã phạm tội nghịch Ngài.  Xin hãy tha thứ tôi.  Hãy bước vào  đời tôi và thay đổi những ưu tiên của tôi, giá trị của tôi, mục đích, và hướng đi của tôi. Hãy biến hóa tôi thành người mà Ngài muốn tôi trở thành.  Nhân danh Chúa Giê-su, tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/god-directs-and-protects/

 

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

THẤT BẠI CÓ THỂ DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG LỚN NHẤT

 


TG: RICK WARREN - 28 tháng 3 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Khi con ăn năn và quay lại Ta lần nữa, hãy thêm sức và xây dựng đức tin anh em con (Lu-ca 22:32 TLB).

 

Khi bạn đang giữa vòng thất bại, dường như không gì tốt đẹp sẽ đến từ đó.  Nhưng Chúa luôn có thể mang lại điều tốt từ những thất bại của bạn.  Thật ra, thất bại tệ nhất của bạn có thể trở thành thành công lớn nhất của bạn.  Nếu bạn để Ngài làm, Đức Chúa Trời sẽ dùng thất bại của bạn để xây dựng hội thánh Ngài!

 

Chúa Giê-su nói với Phi-e-rơ trong Lu-ca 22:32, “Khi con ăn năn và quay lại Ta lần nữa, hãy thêm sức và xây dựng đức tin anh em con” (Lu-ca 22:32 TLB).  Trước khi Phi-e-rơ thất bại, Chúa Giê-su đã cho ông một khải tượng về cách Đức Chúa Trời có thể sử dụng sự thất bại của ông cho mục đích tốt lành.

 

Sau thất bại của Phi-e-rơ (khi ông chối Chúa Giê-su ba lần), Chúa Giê-su chết và rồi được phục sinh.  Và khi Ngài và Phi-e-rơ gặp lại nhau trên bờ biển, Chúa Giê-su nhắc Phi-e-rơ thể nào điều tốt lành có thể đến từ sự thất bại của ông.  Đây là cách cuộc đàm thoại diễn ra:

 

“Chúa Giê-su nói với Si-môn Phi-e-rơ: ‘Si-môn con ông Giăng, con có yêu Ta hơn những điều này chăng?’ ‘Vâng, lạy Chúa,’ ông nói, Chúa biết con yêu Chúa.’ Chúa Giê-su nói, ‘Si-môn, con ông Giăng, con có yêu Ta chăng?’ Ông trả lời: Vâng, lạy Chúa, Chúa biết rằng con yêu Chúa.’ Chúa Giê-su nói, ‘Si-môn, con ông Giăng, con yêu Ta chăng?Phi-e-rơ đau lòng vì Chúa Giê-su hỏi ông lần thứ ba, ‘Con yêu Ta chăng?’ Ông thưa, Lạy Chúa, Chúa biết tất cả; Chúa biết rằng con yêu Chúa.’ Chúa Giê-su nói,‘Hãy chăn chiên Ta’” (Giăng 21:15-17 NIV).

 

Ba lần Chúa Giê-su hỏi Phi-e-rơ: “Con yêu Ta chăng?”  Tại sao Ngài hỏi vậy ba lần?  Ngài đang cho Phi-e-rơ cơ hội để bù đắp cho ba lần ông đã chối Chúa Giê-su.

 

Và mỗi lần, Chúa Giê-su lại cho Phi-e-rơ lối khác mà ông có thể dùng thất bại của mình cho mục đích tốt lành: “Hãy chăn chiên Ta.”  Hãy chăm sóc chiên Ta.”  “Hãy chăn chiên Ta.”

 

Trong cùng đêm mà Phi-e-rơ đã chối Chúa Giê-su, một môn đồ khác là Giu-đa, cũng thất bại về Chúa Giê-su.  Nhưng cuối cùng, Giu-đa chọn trở thành kẻ phản bội Chúa Giê-su, trong khi Phi-e-rơ chọn trở thành người thầy và người lãnh đạo hội thánh Chúa Giê-su.

 

Trong Ma-thi-ơ 16:18 Chúa Giê-su nói, “Bây giờ ta nói với con rằng con là Phi-e-rơ (có nghĩa là 'đá'), và trên đá này, ta sẽ xây dựng hội thánh Ta, và mọi quyền lực địa ngục sẽ không thắng nó” (NLT).

 

Đức Chúa Trời đang xây hội thánh Ngài trên những người đã thất bại.  Thật ra, Đức Chúa Trời chỉ sử dụng người thất bại—bởi không có bất kỳ người toàn hảo nào!

 

Bạn sẽ trở thành gì sau thất bại của mình?  Đó là lựa chọn của bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Một cách nào bạn muốn thấy Đức Chúa Trời dùng thất bại của bạn cho mục đích tốt lành?  Bạn có tin rằng Ngài có thể làm được thậm chí nhiều hơn điều bạn có thể yêu cầu hoặc tưởng tượng không?

·      Hãy nghĩ về một Cơ-đốc-nhân đồng đạo mà bạn ngưỡng mộ.  Thể nào bạn từng thấy Đức Chúa Trời biến một thất bại lớn lao thành mục vụ lớn lao trong đời họ?

·      Bạn đã trải qua những thất bại lớn nào?  Hôm nay bạn sẵn sàng phó thác nó cho Đức Chúa Trời để bạn có thể thấy thể nào Ngài có thể mang lại điều tốt lành từ đó không?

 

Không có sự lên án đối với những người thuộc về Chúa Cứu Thế Giê-su.  Nếu bạn sẵn sàng tiếp nhận lời hứa đó, hãy ngừng sợ hãi sự phán xét của Đức Chúa Trời và phó thác đời mình cho Chúa Giê-su, thì hãy cầu nguyện sau:

 

“Lạy Đức Chúa Trời, Ngài hứa rằng nếu tôi tin Chúa Giê-su, mọi điều tôi từng làm sai sẽ được tha thứ.  Ngài hứa rằng “không có sự kết án nào đối với người thuộc về Chúa Giê-su Christ” (Rô-ma 8:1 NLT).  Thay vì kết án tôi, Ngài sẽ tiếp nhận tôi và đưa tôi đến thiên đường ngày đến.

 

“Tôi xưng nhận tôi đã phạm tội với Ngài, và tôi cầu xin Ngài tha thứ tôi.  Chúa Giê-su ơi, tôi muốn hiến đời tôi cho Chúa.  Tôi muốn Ngài trở thành Chúa đời tôi.  Cảm ơn Ngài vì tôi không phải kiếm sự cứu rỗi.  Đó là quà ân sủng vì hy sinh của Ngài trên thập giá.

 

“Hôm nay, tôi sẽ giao mọi phần đời tôi cho Ngài.  Tôi muốn dùng phần đời còn lại của mình để phục vụ Ngài thay vì phục vụ bản thân.  Tôi tận hiến đời tôi cho Ngài, và tôi cầu xin Ngài tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Nhân danh Chúa Giê-su tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/failure-can-lead-to-your-greatest-success/

 

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2022

QUĂNG MÌNH vào ÁI TÂM CHÚA

 


TG: RICK WARREN - ngày 26 tháng 3 năm 2022

DG: Thang Chu

 

Hãy trút mọi lo lắng anh chị em lên Ngài vì Ngài chăm sóc anh chị em” (1 Phi-e-rơ 5:7 NIV).

 

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm khi trải qua thất bại là quăng mình vào lòng ái tâm Đức Chúa Trời.  Chúng ta biết môn đồ của Chúa Giê-su là Phi-e-rơ đã làm điều này—bởi ông đã viết hai sách trong Kinh Thánh về điều đó.

 

Phi-e-rơ gặp thất bại lớn trong đời: chối Chúa Giê-su ba lần chỉ trong một buổi tối.  Nhưng ông không rơi vào tuyệt vọng.  Ông không lãng phí thời gian vào chuyện lên án.  Ông không nhận mình vào cảm giác tội lỗi hay xấu hổ.  ông không tiếp tục sống với hối tiếc.  Thay vào đó, Phi-e-rơ quăng tất cả lo lắng của mình lên Đức Chúa Trời, và đời ông được đổ đầy hy vọng vì ái tâm của Đức Chúa Trời.

 

Trong 1 Phi-e-rơ 5:7, Phi-e-rơ nói,  “Hãy trút mọi lo lắng anh chị em lên Ngài vì Ngài chăm sóc anh chị em” (NIV).  Trong câu này, từ Hy Lạp được dịch là “quăng” có nghĩa là “buông bỏ.”

 

Hãy tưởng tượng bạn đang mang một tảng đá khổng lồ.  quá lớn đến nỗi bạn thậm chí không thể quăng nó đi vài bộ; tất cả gì bạn có thể làm là buông nó xuống.  Đó là những gì câu này đang nói.  Bạn chỉ đơn giản là trút bỏ tất cả nỗi sợ hãi, bất an, cảm giác tội, và bất cứ gì khác mà bạn đang vật lộnbuông nó cho Chúa.  Bạn quăng mình vào ái tâm Ngài.

 

Nhưng chính xác thể nào bạn làm điều đó?  Bạn có thể cầu nguyện điều gì đó như sau: “Chúa ơi, tôi đã thực sự thổi tung nó.  Tôi không xứng đáng ái tâm Ngài.  Tôi đã phớt lờ Ngàiphạm sai lầm.  Nhưng Ngài tử tế và yêu thương.  Ngài nhân từ và tha thứ, nên tôi quăng mình vào ái tâm Ngài.  Tôi cần khởi đầu mới.  Tôi biết mình không xứng đáng và tôi không thể kiếm được nó.  Tôi chỉ cầu xin Ngài làm điều Ngài thích làm và bày tỏ cho tôi ái tâm.”

 

Đây là thuốc giải độc cho tất cả gì Satan nói với bạn.  Satan thích thì thầm vào tai bạn những lời nói dối như, “Ngươi không đủ tốt.  Ngươi nghĩ ngươi là ai?  Ngươi nghĩ tại sao Chúa có thể sử dụng ngươi?  Ngươi nghĩ tại sao Chúa sẽ đáp lại lời cầu nguyện của ngươi sau tất cả những việc ngươi đã làm? Satan không muốn bạn tập trung vào ái tâm Chúa.

 

Trước khi Chúa Giê-su bị bắt, Ngài đã nói trước với Phi-e-rơ bốn điều về sự thất bại của Phi-e-rơ:

 

·      Satan muốn thử con.

·      Con sẽ bị cám dỗ.

·      Ta đã cầu nguyện cho con.

·      Hãy dùng nỗi đau của con để giúp người khác.

 

Những điều này cũng đúng với bạn. Bạn sẽ bị cám dỗ, và đôi khi bạn sẽ thất bại, nhưng Chúa Giê-su sẽ luôn ở bên bạn. Và nỗi đau của bạn sẽ không bị lãng phí.

 

Khi bạn quăng đi lo lắng của mình, bạn sẽ mất đi tuyệt vọng.  Phi-e-rơ hiểu điều này đúng!  Ông đau buồn vì thất bại của mình, tìm an ủi với bạn hữu,quăng mình vào ái tâm Đức Chúa Trời.  Đây cũng cùng công thức bạn cần để tìm thấy hy vọng sau thất bại.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn từng có gánh nặng quá nặng nề đến nỗi tất cả gì bạn có thể làm là thảvào Đức Chúa Trời?  Thể nào đời bạn đã thay đổi khi bạn để gánh nặng đó đi?

·      Lời dối trá nào Sa-tan nói với bạn hôm nay khiến bạn không tập trung vào ái tâm của Đức Chúa Trời?

·      Bạn nên chống lại những lời nói dối của Sa-tan bằng gì?  Cáchh nào bạn có thể nhắc chính mình về lẽ thật?

 

Nếu bạn chưa bao giờ mở đời bạn cho Chúa Giê-su Christ, thì hôm nay là ngày để trút bỏ những lo lắng của bạn đối với Ngài.  Bạn không cần biết điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Bạn không cần biết tương lai sẽ ra sao.  Bạn chỉ cần biết ai là người nắm giữ tương lai!

 

Nếu bạn sẵn sàng, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện đơn giản này: “Lạy Đức Chúa Trời, tôi muốn sự an toàn của mình nằm trong cái không thể lấy khỏi tôi được.  Tôi muốn an toàn của tôi trong mối quan hệ tôi với Ngài, vì tôi tin cậy lời hứa của Ngài sẽ không bao giờ bỏ tôi.  Tôi dâng đời mình cho Chúa Giê-su Christ.  Tôi xưng nhận rằng tôi đã sống cuộc sống cách của riêng tôi và đã phạm tội nghịch Ngài.  Xin tha thứ tôi, hãy bước vào đời tôi, và thay đổi những ưu tiên và hướng đi của tôi.  Tôi tin Ngài chăm sóc tôi và yêu thương tôi đến nỗi Ngài sai Chúa Giê-su chết trên thập giá để đền tội cho tôi.  Và tôi tin rằng Chúa đã sống lại để tôi có thể có lời hứa đó về sự hiện diện của Ngài đời đời.  Vậy tôi quăng hết lo lắng và lo toan của tôi lên Ngài.  Xin biến hóa tôi thành người mà Ngài đã tạo ra tôi là.  Nhân danh Chúa Giê-su tôi cầu nguyện. A-men.”

https://pastorrick.com/cast-yourself-on-gods-mercy/

 

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2022

BẠN CẦN NHÓM NHỎ KHI BẠN THẤT BẠI

 


TG: RICK WARREN - 25/03/2022

DG: Thang Chu

 

đâu có hai hoặc ba người nhóm cùng nhau nhân danh Ta, thì Ta ở giữa họ(Ma-thi-ơ 18:20 NKJV).

 

Khi Chúa Giê-su bắt đầu mục vụ, điều đầu tiên Ngài làm là lập nhóm nhỏ.  Ngài biết rằng thời điểm khó khăn sẽ đến, và điều quan trọng cho Ngài người quanh Ngài là không được đơn độc.

 

Ngay sau khi Chúa Giê-su bị bắt, Phi-e-rơ—một trong những thành viên nhóm nhỏ môn đồ đó—đã trải qua thất bại lớn: Ông chối ba lần chuyện ông biết Chúa Giê-su.  Phi-e-rơ lập tức bắt đầu đau buồn vì thất bại đó, và rồi cái chết của Chúa Giê-su càng thêm đau buồn (Mác 16:10).

 

Phi-e-rơ đi đâu sau khi thất bại và trong đau buồn?  Đến nhóm nhỏ của mình.  Kinh Thánh cho biết, vài ngày sau khi Chúa Giê-su chết, các môn đồ vẫn cùng nhau đau buồn (Mác 16:10).

 

Thật dễ cho Phi-e-rơ tự cô lập mình, giả vờ rằng ông không thất bại và ông không đau buồn.  Nhưng ông biết ông không được định đi qua đời này một mình.  Ông biết tất cả chúng ta tốt hơn khi cùng nhau; chúng ta được định cho cộng đồng.  Nên ông đau buồn với phần còn lại của các môn đồ.

 

Khi bạn trải qua một thất bại lớn, hãy noi gương Phi-e-rơ và chống lại sự thôi thúc cô lập chính mình.  Khi bạn thất bại, bạn có lẽ muốn giữ bí mật.  Nhưng đó là điều tồi tệ nhất bạn có thể làm!  Bạn không cần phải nói với tất cả mọi người, nhưng bạn cần nói với một vài người yêu bạn và sẽ cầu nguyện cho bạn và nâng đỡ bạn.

 

Đức Chúa Trời hứa trong Ma-thi-ơ 18:20, “Vì đâu có hai hoặc ba người nhóm cùng nhau nhân danh Ta, thì Ta ở giữa họ” (Ma-thi-ơ 18:20 NKJV).

 

Tôi là thành viên của một nhóm nhỏ ở Saddleback trong nhiều năm.  Chúa Giê-su đã hiện ra trong nhóm đó hàng trăm lần qua lời nói, cảm xúc, và lời cầu nguyện của chúng tôi.  Hết lần này đến lần khác, Chúa đã nói với tôi qua các thành viên nhóm nhỏ khác.

 

Bạn có một nhóm nhỏ hoặc mạng lưới nâng đỡ khác của các tín hữu không?  Nếu không, thời điểm tốt nhất để xây dựng sự nâng đỡ đó là bây giờ, trước khi khủng hoảng chắc chắn sẽ đến.

 

Cuộc sống trên đất sẽ luôn gồm gió dữ và nỗi đau—bạn có thể tin điều đó.  Nó đúng cho Phi-e-rơ, và nó cũng đúng cho bạn.  May mắn thay, Phi-e-rơ có nhóm nhỏ mà ông tham gia được ba năm.  Khi ông gặp thất bại lớn nhất, ông có thể đến họ và nói, Tôi đã làm rối không? Và họ có thể nói với ông, Đúng, bạn đã làm, nhưng chúng tôi cũng vậy.

 

Phi-e-rơ để nhóm nhỏ của ông nâng đỡ ông.  Họ động viên lẫn nhau và cùng nhau bước qua thất bại.

 

Đó là những gì bạn cần khi thời kỳ khó khăn đến.

 

THẢO LUẬN

·      Nếu nhóm nhỏ của bạn thường không phải là nơi chia sẻ những vật lộn trong cuộc sống, bạn có thể làm gì để khích lệ sự minh bạch và tin tưởng trong nhóm?

·      Bạn nghĩ tại sao chúng ta thường thà cô lập hơn là chia sẻ nỗi đau mình với người khác?

·      Ngoài việc cùng bạn vượt qua thất bại, nhóm nhỏ có thể cung cấp những loại nâng đỡ nào khác?

https://pastorrick.com/you-need-your-small-group-when-you-fail/

 

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2022

THẬT TỐT khi ĐAU ĐỚN vì THẤT BẠI

 


TG: RICK WARREN - 24/03/2022

DG: Thang Chu

 

Lập tức gà gáy, và Phi-e-rơ nhớ lại lời Chúa Giê-su phán, ‘Trước khi gà gáy, con sẽ chối ta ba lần.’ Và ông ra ngoài khóc lóc đắng cay (Ma-thi-ơ 26:74-75 CSB).

 

Khi bạn trải qua thất bại, đôi khi cảm thấy như thể bạn sẽ không bao giờ phục hồi.  Nhưng bạn sẽ.  Dẫu bạn trải qua thất bại trong tài chính, hôn nhân, sự nghiệp, hay điều gì khác, bạn đều có thể phục hồi.

 

Phục hồi bắt đầu bằng đau buồn thất bại của bạn.  Đừng giảm thiểu nó hoặc vờ như nó không xảy ra.  Đừng vội cố cảm thấy tốt hơn.  Thay vào đó, hãy dành thời gian cảm nhận nỗi đau.

 

Điều này nêu bật nguyên tắc sống quan trọng: Để vượt qua nó, bạn phải trải qua nó.  Điều đó đúng trong rất nhiều lĩnh vực cuộc sống, nhưng đặc biệt đúng với thất bại.

 

Đau buồn là cách vượt qua thất bại.  Khi thất bại, bạn chỉ muốn quên nó đi, dồn nén cảm xúc bạn vội đi đến việc kế.  Nhưng đó là sai lầm.  Đau buồn là cách bạn học bài học thất bại.

 

Khi bạn nuốt nghẹn cảm xúc mình thay vì vượt qua chúng, lòng bạn ghi nhớ.  Nó giống như lấy lon nước ngọt, lắc lên và cho vào ngăn đá lạnh.  Cuối cùng nó sẽ phát nổ!

 

Phi-e-rơ, một trong những môn đồ Chúa Giê-su, trải qua nỗi đau thất bại trước nhất. Trong giờ khủng hoảng, ông thậm chí phủ nhận rằng ông biết Chúa Giê-su, và thất bại đó dẫn đến đau buồn sâu đậm.

 

Kinh Thánh chép: “Lập tức gà gáy, và Phi-e-rơ nhớ lại lời Chúa Giê-su phán, ‘Trước khi gà gáy, con sẽ chối ta ba lần.’ Và ông ra ngoài khóc lóc đắng cay” (Ma-thi-ơ 26:74-75 CSB).

 

Hãy tưởng tượng thật thất vọng thể nào Phi-e-rơ phải cảm thấy.  Ông đã đồng hành bên Chúa Giê-su, xem Ngài giảng dạy, làm phép lạ, chữa lành người ta, khiến kẻ chết sống lại, và hết lần này đến lần khác ban lòng thương xót và tha thứ.  Tuy nhiên, lần đầu tiên ông bị đặt vào thử thách về lòng tận hiến của ông với Chúa Giê-su, ông đã chối Ngài ba lần liên tiếp.

 

Nhưng thay vì phớt lờ thất bại của mình, Phi-e-rơ đã làm một việc đúng: Ông hạ mình và hối hận.  Ông xưng tội thất bại của mình và đau buồn—và đó là chìa khóa để chữa lành.

 

Nhiều người muốn đi tắt khi gặp thất bại.  Họ muốn bỏ qua cuộc tình lăng nhăng và vờ rằng nó không làm tan vỡ hôn nhân họ, nên họ bật trở lại vào mối quan hệ khác.  Hoặc họ giả vờ đó là lỗi người khác mà kinh doanh thất bại và bắt đầu việc khác hôm sau.  Họ đơn giản không bao giờ học được bài học.

 

Nhưng không có đường tắt nào cho đau buồn và hồi phục từ thất bại.  Thất bại trong đời bạn càng lớn, thì càng mất nhiều thời gian để chữa lành.  Hãy để Chúa hành động trong lòng bạn.  Bạn không thể ép sự chữa lành.  Sự phục hồi là hành động của lòng thương xót của Đức Chúa Trời và nó sẽ đến đúng lúc.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn dám nói rằng bạn biết cách đau buồn tốt không?  Tại sao có hoặc không?

·      Kết quả gì khi bạn cố gắng phớt lờ thất bại thay vì đau buồn?

·      Khi bạn thất bại, với ai bạn nên thừa nhận điều đó?  Tại sao điều này quan trọng?

https://pastorrick.com/its-good-to-grieve-your-failure/

 

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2022

Ý KIẾN CHÚA QUAN TRỌNG NHẤT

 


TG: RICK WARREN - 23 tháng 3 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Thật nguy hiểm khi lo điều gì người khác nghĩ về mình, nhưng nếu con tin cậy CHÚA, con được an toàn(Châm Ngôn 29:25 GNT).

 

Mỗi khi bạn lập quyết định dựa trên điều người khác nghĩ, bạn gieo mầm thất bại vào đời mình.

 

Bạn có lẽ không nhận ra điều đó, nhưng sợ sự chê bai của người khác sẽ gây nhiều vấn đề trong đời bạn hơn hầu hết mọi điều khác.  Khi bạn lo về điều người khác nghĩ, bạn có xu hướng làm điều phổ biến, thậm chí bạn biết điều đó sai.  Bạn lập cam kết mà bạn không thể giữ, đơn giản vì bạn đang cố làm người ta vui.  Đây là công thức cho thất bại.

 

Và đó là một trong những lý do Phi-e-rơ làm Chúa Giê-su thất vọng qua việc chối Ngài ba lần.  Ông lo ngại điều người khác nghĩ hơn là trung tín với Chúa Giê-su.

 

Kinh Thánh cho biết, “Nhưng Phi-e-rơ đi theo xa xa và đến sân ngoài cung điện thầy thượng tế.  Ông vào và ngồi cùng các lính canh để xem điều gì sắp xảy ra . . . Khi Phi-e-rơ đang ngồi sân ngoài, một tớ gái đến gần ông và nói: ‘Ông ở với Chúa Giê-su từ Ga-li-lê.Nhưng trước mặt mọi người, Phi-e-rơ nói: Không phải vậy! Ta không biết đang nói gì!’” (Ma-thi-ơ 26:58, 69-70 CNV).

 

Phi-e-rơ vừa trải qua ba năm với Chúa Giê-su, là Con Đức Chúa Trời.  Nhưng lần đầu tiên ông có cơ hội thừa nhận đặc ân này, thay v vậy ông lại từ chối Chúa Giê-su.  Phi-e-rơ lo lắng điều người khác nghĩ hơn là việc đồng dạng với Đấng Christ.

 

Hãy nghĩ bao nhiêu lần bạn đã có cơ hội chia sẻ Chúa Giê-su và chẳng nói gì vì bạn lo lắng không biết người khác sẽ nghĩ gì.

 

Ý kiến ai quan trọng cho bạn hơn ý kiến ​​của Đức Chúa Trời?  Khi bạn để ai đó quan trọng hơn Chúa, họ trở thành chúa bạn.  Đó gọi là thần tượng—và nó dựng nên thất bại.

 

Sợ bị chê bai luôn đến từ vết thương lòng.  lẽ đó là sự từ khước trong quá khứ.  Đó có lẽ là một nhu cầu không được thỏa đáp hoặc một chấn thương mà bạn đã trải qua khi lớn lên.  Đó là một nỗi đau sâu đậm, quá sâu được dấu trong bạn.  Tôi gọi nó là nỗi đau tâm hồn.

 

Nỗi đau tâm hồn đó luôn liên quan đến căn cước bạn.  Nếu bạn không biết mình là ai, bạn sẽ bị thao túng bởi sự chê bai của người khác suốt đời còn lại của mình.  Bạn sẽ không đứng lên cho điều bạn tin hoặc làm điều phải.

 

Kinh Thánh nói trong Châm Ngôn 29:25, “Thật nguy hiểm khi lo điều gì người khác nghĩ về mình, nhưng nếu con tin cậy CHÚA, con được an toàn” (Châm Ngôn 29:25 GNT).

 

Khi bạn nhận ra những vết thương ẩn dấu trong đời bạn, Chúa có thể bắt đầu chữa lành chúng.  Và bạn có thể sống tự do khi biết rằng ý kiến ​​của Đức Chúa Trời quan trọng nhất.

 

THẢO LUẬN

·      Căn cước của bạn dựa trên Đức Chúa Trời nói bạn là ai trong Đấng Christ.  Bạn sẽ làm gì hôm nay để bắt đầu thói quen học Kinh Thánh tốt hơn để bạn có thể tự tin vào căn cước mình, dựa trên điều Lời Chúa phán?

·      Khi nào bạn tìm được an toàn trong các quyết định của mình qua tin cậy Chúa?

·      Vết thương ẩn dấu nào khiến bạn sợ chê bai của người khác?  Nếu bạn không chắc, hãy xin Chúa giúp bạn biết và xin Ngài bắt đầu chữa vết thương đó hôm nay.

https://pastorrick.com/gods-opinion-matters-most/

 

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2022

GIỮ SỨC MẠNH BẠN ĐÚNG TẦM

 


TG: RICK WARREN - 22 tháng 3 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Nếu anh chị em nghĩ mình đang đứng vững, hãy cẩn thận để không bị ngã(1 Cô-rinh-tô 10:12 NLT).

 

Thất bại là một phần cuộc sống.  Bất kể bạn là ai hay chuyện bạn là gì, bạn sẽ có lúc trải qua thất bại.  Đó là một phần sống làm người bất toàn trong một thế giới bất toàn.

 

Vào đêm Chúa Giê-su bị bắt, trước khi Ngài lên thập giá, Phi-e-rơ, bạn Chúa Giê-su phản Ngài trầm trọng.  Phi-e-rơ chối Chúa Giê-su—không chỉ một mà ba lần.

 

Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giê-su bảo các môn đồ rằng Ngài sẽ bị bắt, chết, và ba ngày sau sống lại.  Chúa Giê-su bảo các môn đồ: “Đêm nay tất cả các con sẽ bỏ ta” (Ma-thi-ơ 26:31).  Tuy nhiên, Phi-e-rơ cứ khăng khăng sẽ không bao giờ chối Chúa Giê-su.  Thực tế, Phi-e-rơ nói vậy ba lần!

 

Phi-e-rơ đánh giá quá cao điểm mạnh mình—và nó kết cuộc dẫn đến thất bại.

 

Đánh giá quá cao sức mạnh mình vẫn là nguyên nhân thất bại phổ biến ngày nay.  Bạn nghĩ bạn mạnh hơn bạn thật là; bạn tin bạn có thể đối phó cám dỗ.

 

Khi người ta đánh giá quá cao sức mạnh họ, sẽ có những hậu quả nghiêm trọng: Việc làm ăn thất bại, trận chiến thua cuộc, và vợ chồng bị cám dỗ ngoại tình.

 

Bạn có thể nghĩ, Điều đó không bao giờ có thể xảy ra với tôi. Nhưng 1 Cô-rinh-tô 10:12 nói, “Nếu anh chị em nghĩ mình đang đứng vững, hãy cẩn thận để không bị ngã” (1 Cô-rinh-tô 10:12 NLT).

 

Không ai được miễn trừ.  Rơi đúng hoàn cảnh, bạn có khả năng phạm bất cứ tội lỗi nào, và tôi cũng vậy.

 

Khi bạn không chú ý đến điểm mạnh mình, chúng sẽ trở thành điểm yếu.  Nói cách khác, điểm mạnh không được bảo vệ sẽ trở thành điểm yếu kép bởi bạn có cảm giác hãnh diện về nó.

 

Thất bại lớn nhất của Phi-e-rơ, việc chối Chúa Giê-su Christ, đã xảy ra ngay sau Bữa Tiệc Ly, là trải nghiệm thật thân mật và quyền năng.  Chính lĩnh vực nơi mà bạn có lẽ vừa đạt chiến thắng quan trọng lạilẽ chính là nơi bạn vấp ngã kế đến.

 

Hãy chống sựcám dỗ đánh giá quá cao điểm mạnh của bạn.  Thay vào đó, hãy giữ điểm mạnh bạn đúng tầm để chúng không trở thành nguồn thất bại của bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Đã khi nào việc đánh giá quá cao một trong những điểm mạnh của bạn dẫn đến thất bại?

·      Điểm mạnh nào bạn biết mình cần chú ý hơn để không trở thành điểm yếu?

·      Thể nào Lời Chúa giúp bạn giữ được điểm mạnh mình đúng tầm?

https://pastorrick.com/keep-your-strengths-in-perspective/