Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

KHÔNG ĐỨC TIN NÀO KHÔNG RỦI RO



TG: Rick Warren - NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2019

“Chúng ta đi bằng đức tin, không bằng mắt thấy” (2 Cô-rinh-tô 5: 7 ESV).

Không đức tin nào mà không có rủi ro.

Đức tin nghĩa là bước ra để vào những điều chưa biết khi bạn không biết điều g ngay trong điều chưa biết đó.  Kinh Thánh nói trong 2 Cô-rinh-tô 5:7, “Chúng ta đi bằng đức tin, không bằng mắt thấy” (ESV).  Nghĩa là chúng ta đi bằng mắt tâm linh, không bằng  mắt vật lý.  Chúng ta nhìn từ quan điểm Chúa, không từ quan điểm người.

Đức tin là buông bỏ sự an toàn của bạn.  Đức tin đang nói, “Tôi sẽ đối diện sợ hãi của tôi. Tôi sẽ gặp rủi ro thất bại.  Tôi sẽ cả gan tiến tới trước.

Khi con tôi còn nhỏ, tôi đưa chúng đến rạp xiếc.  Màn ưa thích của tôi là xem các nghệ sĩ đu dây.  Một trong số họ sẽ đu đưa ra, và rồi một người khác sẽ rời trạm họ.  Rồi đến lúc thật sự đó, khi nghệ sĩ đu dây phải quyết định: Nếu tôi sắp chụp người kia, tôi sắp phải bỏ dây đu này.  Tôi có bỏ an toàn phía này để chụp lấy an toàn phía kia không?

Tất nhiên, anh ấy không có cả ngày để nghĩ về nó.  Nếu anh ấy đợi đến lần tới, thì anh ấy sẽ quay trở lại, và mỗi lắc dây sẽ xa dần mục tiêu anh ấy.  Chẳng mấy chốc, anh ấy sẽ đứng yên và bị kẹt.  Không có thời gian cho sự thiếu quyết đoán.

Cũng vậy với đức tin.  Nếu bạn muốn tăng trưởng làm môn đệ Chúa Giê-su, bạn phải mạo hiểm.  Khi Phi-e-rơ đi trên nước, trước tiên ông phải ra khỏi thuyền.  Bạn phải rời an toàn của những gì bạn luôn từng biết vì cớ an toàn của mục đích của Chúa.  Bạn phải buông tay và chụp lấy điều tốt nhất Chúa cho bạn.

Đức tin là đang mạo hiểm thất bại.  là tạo đầu tư thời gian, tiền bạc, năng lực, hoặc danh tiếng, biết rằng bạn không phải sợ điều chưa biết hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể tự mình làm điều đó.  Khi bạn được thúc đẩy bởi đức tin hơn là sợ hãi, Chúa có thể làm điều gì đó tuyệt diệu thông qua bạn.

THẢO LUẬN
·      Rủi ro nào bạn từng chưa sẵn lòng chấp nhận vì sợ thất bại?
·      An toàn nào trong cuộc sống khiến bạn không nắm mạo hiểm để đạt được đời sống tốt nhất của bạn?
·      Thể nào bạn từng tăng trưởng gần Chúa Giêsu hơn qua bước đức tin đặc biệt?

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019


Nhờ đạo Chúa mà Mỹ phú cường
Thế mà cộng sản cứ chơi cương
Lệnh ra khắp phố phường diệt đạo
Là diệt tôn giáo của tình thương.
In God We Trust Mỹ in tiền
Đô-la thế giới sướng như tiên.
Tiền Mao Hồ gặm khiên oan lại
Tiền đổi tới lui mãi não phiền.
Từ Mao chết đạo Chúa hồi sanh
Đông biến Xuân về trái chín cành
Trăm triệu tín đồ tràn khắp nước
Tập nay lập lại bước Mao chăng?
Chúa Trời kiên nhẫn đợi ân tha
Vô đạo vô thần hãy mau ra
Xưng tội ăn năn và hoán cải
Trời thương xuống phước trải bình an.

BẠN CÓ SẴN SÀNG PHÁ VỠ LỐI MÒN CŨ của BẠN?



TG: Rick Warren - 29 tháng 11 năm 2019

Một ở đó đã bị xuất huyết trong mười hai năm . . . Khi nghe về Chúa Giêsu, cô đến sau Ngài trong đám đông và chạm vào áo choàng Ngài, vì cô nghĩ, 'Nếu mình chỉ chạm vào y phục Ngài, mình sẽ được lành.'  Ngay lập tức huyết cô ngưng xuất và cô cảm thấy trong cơ thể mình rằng cô thoát khỏi sự đau khổ của cô” (Mác 5:25, 27-29 NIV).

Kinh Thánh kể câu chuyện trong Mác 5 về một cô xuất huyết trong 12 năm.  Tình trạng cô khiến cô ô uế mặt nghi lễ trong văn hóa Do Thái, nghĩa là cô không có đời sống xã hội, không tương giao với người khác.  Cô đã tiêu tất cả tiền mình để cố bình phục. Bạn có thể tưởng tượng thể nào cô ấy phải cô đơn và tuyệt vọng không?

Ngày kia, cô nghe rằng Chúa Giêsu Christ sắp đến thị trấn.  Cô nói, “Nếu mình có thể chạm vào áo choàng Ngài, mình sẽ được lành. Nên cô chủ động và thực hiện hành động táo bạo, chen lối cô qua đám đông để đến sau Chúa Giêsu và chạm vào lưng áo choàng Ngài.  Cô được chữa lành lập tức!

Chúa Giêsu nhận ra sự đụng chạm của đức tin.  Ngài hỏi, “Ai đã chạm Ta? Người đang chen lấn quanh Chúa Giêsu trong đám đông này.  Các môn đệ đôi khi l nhóm tự mãn, nên Phê-rơ hỏi Ngài, “Ý Ngài là gì, ‘Ai chạm Ta?  Hãy xem—người ta quanh Ngài mà Ngài nói, Ai chạm Ta?’”

Nhưng Chúa Giêsu biết sự khác biệt.  Người nữ đó đến Ngài trong sợ hãi và run rẩy và nói, Tôi chạm, Chúa ơi. Ngài nói, “Con gái ơi, đức tin con đã khiến con khỏe.”

Người nữ này, tuyệt vọng trong đời và táo bạo trong đức tin, đã chủ động.  Cô phá vỡ các quy tắc.  Cô vượt ngoài ranh giới. Cô quyết định sẵn sàng bắt đầu lại và cam kết tự hành động.  Cô tiến trước và vượt đám đông, và vì cô chủ động, hành động đức tin của cô dẫn đến sự chữa lành cô.

Đức tin có thể dẫn đến cùng một loại kết quả phép lạ trong đời bạn.  Khi bạn kẹt trong lối mòn cũ, đức tin sẽ vượt thắng sự chần chừ bằng cách giúp bạn “cài số. Nó cho bạn quyền năng để thực hiện bước chủ động sẽ đưa bạn tới nơi mà Chúa muốn bạn đến. Không còn thiếu quyết đoán và lưỡng lự tới lui.  Không còn né tránh quyết định.

Khi bạn tăng trưởng trong đức tin, bạn sẽ học chủ động và khám phá thêm mục đích bạn trong cuộc sống.


THẢO LUẬN
·      Bạn đã bao giờ chủ động tăng trưởng trong đức tin chưa?  Kết quả là gì?
·      Thể nào sự trì hoãn khiến bạn không tiến lên trong sự tăng trưởng tâm linh?
·      Bước cụ thể nào bạn có thể thực hiện hôm nay để bày tỏ chủ động trong đức tin bạn?

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

ĐỨC TIN GIƯƠNG RỘNG TRÍ TƯỞNG TƯỢNG BẠN



TG: Rick Warren - 28 tháng 11 năm 2019

“Vinh hiển thuộc về Chúa, quyền năng Ngài hành động trong chúng ta.  Bằng quyền năng này Ngài có thể làm vô hạn hơn chúng ta có thể xin hoặc tưởng tượng nổi” (Ê-phê-sô 3:20 GW).

Hãy tưởng tượng những điều vĩ đại nhất có thể xảy ra trong đời bạn.  Bất cứ gì bạn tưởng tượng, Đức Chúa Trời có thể làm điều đó!
Kinh Thánh nói trong Ê-phê-sô 3:20, “Vinh hiển thuộc về Chúa, quyền năng Ngài hành động trong chúng ta.  Bằng quyền năng này Ngài có thể làm vô hạn hơn chúng ta có thể xin hoặc tưởng tượng nổi” (GW).  Đức tin bắt đầu với việc giương rộng trí tưởng tượng. Nó luôn bắt đầu với một khái niệm, một khải tượng, một ước mơ, một bức tranh tinh thần.  Nó luôn bắt đầu với một ý tưởng.

Chúa đến với Áp-ra-ham ngày kia và nói: Áp-ra-ham à, Ta sẽ khiến con là cha của một quốc gia vĩ đại.  Con sẽ có rất nhiều hậu duệ. Đối với Áp-ra-ham, điều đó thật khó tin.  Ông ấy không có con, và ông ấy đã bước vào tuổi hơn 90.  Chắc chắn, Chúa ơi,” ông ắt nghĩ thế.  Bất cứ gì Ngài nói.

Vì vậy, Đức Chúa Trời đã cho Áp-ra-ham một bức tranh: Sau điều này, lời Chúa đến với Ápram trong một khải tượng. . . 'Một đứa con trai là máu thịt chính con sẽ là người thừa kế con.'  Ngài đưa ông ra ngoài và nói, 'Hãy nhìn lên bầu trời và đếm các ngôi sao—mà nếu con thực sự có thể đếm được.  Rồi Ngài nói với ông, ‘Con cháu con sẽ là vậy.'  Ápram tin Chúa, và Ngài kể đó cho ông là sự công chính.” (Sáng-thế-ký 15:1, 4-6 NIV).

Chúa đã giương rộng trí tưởng tượng của Áp-ra-ham bằng cách bảo ông nhìn lên các vì sao và thử đếm chúng—đó là cách con cháu Chúa hứa mà Áp-ra-ham sẽ có.  Toàn bộ quốc gia Do Thái đến từ người đàn ông này.

Áp-ra-ham có cái gì đó ông có thể hình dung.  Mỗi tối khi ông đi ra ngoài, ông có thể nhìn lên và nói rằng, “Đó sẽ là gia đình tôi!

Đức Chúa Trời tăng trưởng đức tin chúng ta bằng cách giương rộng trí tưởng tượng chúng ta, bằng cách cho chúng ta một ước mơ.  Điều bạn có thể mơ ước và tin bằng đức tin, bạn có thể đạt được.


THẢO LUẬN
·      Ước mơ lớn nào bạn có cho đời bạn mà bạn không tin có thể hoàn thành được?
·      Tại sao Chúa muốn chúng ta làm những việc lớn bằng đức tin bạn?  Nó tiết lộ gì về đức tính Ngài?
·      Một số sợ hãi nào bạn gặp khi nói đến một khải tượng lớn cho đời bạn?

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

KHÁC NHAU GÌ ĐỨC TIN TẠO RA?



TG: RICK WARREN - 27 tháng 11 năm 2019

“Đức tin đến từ việc nghe sứ điệp, và sứ điệp được nghe qua lời về đấng Christ (Rô-ma 10:17 NIV).

Tất cả gì Chúa muốn làm trong đời bạn, Ngài làm trên cơ sở đức tin.

Mọi người đều có đức tin.  Ngay cả người vô thần cũng có đức tin.  Vấn đề là bạn đặt đức tin vào điều gì và lượng đức tin bạn có.

Bạn muốn có thêm đức tin trong đời bạn không?  Rô-ma 10:17 nói, “Đức tin đến từ việc nghe sứ điệp, và sứ điệp được nghe qua lời về đấng Christ” (Rô-ma 10:17 NIV).  Kinh Thánh nói chúng ta có được đức tin qua việc lắng nghe Lời Chúa.  Trong vài ngày tới, khi chúng ta nhìn vào Kinh Thánh minh họa và giải thích thể nào đức tin tích cực có thể tạo khác biệt trong đời bạn, đức tin của bạn sẽ tăng trưởng.

Vậy, đức tin tạo khác biệt gì trong đời bạn?

Đức tin quyết định những gì Đức Chúa Trời có thể làm trong đời bạn.  Kinh Thánh nói, “Theo đức tin con, điều đó được thành cho con” (Ma-thi-ơ 9:29 NIV).  Chúa nói bạn phải chọn bao nhiêu phước hạnh trong đời bạn.  Bạn phải chọn bao nhiêu lời cầu nguyện được nhậm lời mà bạn có.  Bạn phải chọn nhiều mức nào Ngài có thể hành động trong đời bạn.  Tùy theo đức tin bạn.  Có hàng ngàn lời hứa trong Kinh Thánh, và đức tin là chìa khóa mở ra những lời hứa đó.

Bạn không cần phải cầu nguyện, “Chúa ôi, nếu Ngài không quá bận rộn và nếu Ngài đủ khả năng, thì đây là yêu cầu của con.”  Ma-thi-ơ 21:22 nói, “Nếu con tin, con sẽ nhận bất cứ gì con xin trong cầu nguyện” (NIV).

Đức tin quá quyền năng đến độ khi bạn chỉ đặt chút xíu nó vào một Đức Chúa Trời lớn lao, bạn sẽ nhận được kết quả lớn lao.  Đức tin biến những giấc mơ thành hiện thực.  Nó là cơ sở cho bất kỳ phép lạ nào trong đời bạn.  Chúa có làm phép lạ ngày nay không?  Tất nhiên Ngài làm!  Ngài làm chúng thông qua người ta và qua cầu nguyện.

Kinh Thánh nói trong 1 Giăng 5:4, Đây là chiến thắng đã vượt thắng cả thế giới—đức tin của chúng ta (ESV).  Đức tin cho bạn sự tự tin.  Nó vô hiệu hóa sợ hãi.  Nó cho bạn khả năng lao tới.  Hãy tưởng tượng Môi-se và A-rôn đứng trước Biển Đỏ và Môi-se quay sang A-rôn và nói, “Anh hãy tiến trước!

Đức tin cho bạn sự tự tin để tiến về phía trước, điều này tạo ra thành công trong đời bạn.

THẢO LUẬN
·      Bạn có muốn có thêm đức tin vào đời bạn không?  Bằng chứng nào chỉ ra lòng sẵn sàng của bạn để đầu tư thời gian và sức lực vào việc học Lời Chúa?
·      Thể nào bạn đã thấy Chúa làm phép lạ trong đời bạn hoặc người khác?  Đức tin đã đóng vai trò gì?
·      Tại sao bạn nghĩ rằng Đức Chúa Trời làm công việc Ngài trên cơ sở đức tin?  Điều gì Ngài muốn hoàn thành nơi bạn?

Giữa vòng ma quỷ tấn công luôn
Hội Thánh Chúa che vững mái xuồng.
Đất Bắc thủ đô cuồng cộng sản
Tín đồ lửa cháy sáng tình thương.

Giữa luồng ngụy lý quỷ loa phường
Hội Thánh rao chân lý thiên đường.
Cứu rỗi linh hồn tuôn rửa tội
Giề-su huyết đổ gội bốn phương.

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1705571152912581&id=791796977509606

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

BẤT KỂ TỆ THỂ NÀO BẠN GÂY RỐI, CHÚA ĐƯA ƠN HUỆ



TG: RICK WARREN - 26 tháng 11 năm 2019

Khi Chúa là đấng Cứu Thế của chúng ta bày tỏ lòng tốt và tình yêu của Ngài, Ngài đã cứu chúng ta, không phải vì những điều công chính chúng ta làm, nhưngơn huệ Ngài.  Ngài đã rửa sạch tội lỗi chúng ta, ban chúng ta sự tái sanhđời mới thông qua Thánh Linh” (Tít 3: 4-5 NLT).

Bất kể gì bạn đang trải qua, bạn có thể sống với hy vọng.  Đó là thông điệp vượt trổi, cố định của Kinh Thánh.  Chúa sẽ luôn đối xử với bạn với ân sủng và ơn huệ.

Phi-e-rơ viết cho những người đã là tín đồ, “Tất cả tôn vinh Thiên Chúa, là Thiên Chúa và Cha của Chúa Giêsu Christ của chúng ta; vì chính ơn huệ vô biên của Ngài đã ban cho chúng ta đặc ân được tái sanh lần nữa (1 Peter 1: 3 TLB).

Chúng ta càng hiểu ân sủng, chúng ta càng ngạc nhiên về nó.  Thật hoàn toàn không xứng đáng.  Thật hoàn toàn không do chiến công.  Thật không phải là thứ mà bạn có thể kiếm được hoặc làm ra.  Nó chỉ là quà miễn phí của ơn huệ Chúa.

Bạn không thể khiến Chúa yêu bạn nhiều hơn Ngài yêu bạn ngay bây giờ.  Bạn không thể khiến Ngài yêu bạn ít hơn.  Tình yêu của Ngài dựa trên ơn huệ Ngài dành cho bạn.

Lời Chúa bảo chúng ta, “Khi Chúa là đấng Cứu Thế của chúng ta bày tỏ lòng tốt và tình yêu của Ngài, Ngài đã cứu chúng ta, không phải vì những điều công chính chúng ta làm, nhưng vì ơn huệ Ngài.  Ngài đã rửa sạch tội lỗi chúng ta, ban chúng ta sự tái sanh và đời mới thông qua Thánh Linh” (Tít 3: 4-5 NLT).

Điều này vô cùng quan trọng phải hiểu.  Khi bạn phạm sai lầm với tư cách là tín đồ, Chúa không giận bạn.  Chúa không muốn trả đũa bạn.  Chúa không bắt đầu lên kế hoạch xáo trộn đời bạn.  Chúa luôn hành động trong ơn huệ đối với bạn.  Tại sao?  Bởi bạn được che phủ trong huyết Chúa Giêsu Chrsit khi bạn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa.  Đó là lý do tại sao Chúa đáp lại trong ơn huệ mỗi khi bạn gây rối.

Và điều đó có thể cho bạn hy vọng.


THẢO LUẬN
·      Nhiều người khó chấp nhận ân sủng và ơn huệ Chúa.  Tại sao bạn nghĩ lại như vậy?
·      Cách nào khác bạn mô tả Đức Chúa Trời khi bạn hiểu rằng Ngài yêu bạn và  bày tỏ cho bạn ơn huệ cả khi bạn gây rối?
·      Người nào trong đời bạn cần nghe về ân sủng và ơn huệ Chúa?  Cách nào bạn có thể chia sẻ sứ điệp đó với anh ấy hoặc cô ấy trong tuần này?


Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

KHI BẠN XIN ĐIỀU GÌ ĐÓ, HÃY TIN CHÚA SẼ TRẢ LỜI



TG: RICK WARREN - 25 tháng 11 năm 2019

Ta bảo con rằng, bất cứ gì con xin khi cầu nguyện, hãy tin rằng con đã nhận được nó, và nó sẽ là của con” (Mác 11:24 NIV).

Nếu tôi đưa bạn một tấm séc hôm nay giá một ngàn đô-la, bạn có giữ lại lời cảm ơn cho đến khi bạn biết nó không bị lủng không?  Bất cứ ai biết tôi đều nghĩ, Đây là người khá tốt.  Tôi chắc chắn anh ta có đủ tiền trong ngân khoản để trả nó.  Tôi sẽ cảm ơn anh ấy ngay bây giờ. Bạn cảm ơn tôi trước khi bạn nhận được tiền mặt—và sau đó bạn sẽ đem séc đến ngân hàng.

Lời hứa của Chúa tốt hơn bất kỳ lời hứa nào của chúng ta.  Trước khi chúng ta nhận được điều Ngài đã hứa, chúng ta có thể nói, “Cảm ơn Ngài, Chúa ơi, rằng điều Ngài đã nói sắp xảy ra, sẽ xảy ra.

Một ví dụ tuyệt vời về điều này trong Hội Trường Danh Tiếng” của Chúa trong Hê-bơ-rơ 11.  Có nhớ Giô-suê và Giê-ri-cô, là nơi những bức tường sụp đổ?  Thể nào chúng đổ xuống?  Hê-bơ-rơ 11:30 nói, “Bởi đức tin, các bức tường Giê-ri-cô sụp đổ, sau khi quân đội diễu hành quanh chúng trong bảy ngày (NIV).

Dân Y-sơ-ra-ên sắp đi vào Đất Hứa, nơi thành Giê-ri-cô hùng mạnh.  Chúa đã hứa Ngài sẽ đưa dân Y-sơ-ra-ên vào thành đó,rồi cho họ kế hoạch Ngài: Ta muốn con diễu hành quanh Giê-ri-cô trong bảy ngày.  Rồi vào ngày thứ bảy, Ta muốn con diễu hành quanh thành bảy lần, tạ ơn Ta vì chiến thắng sắp đến. Và khi dân sự làm điều đó, những bức tường sụp đổ.  Chúa làm điều Ngài đã hứa!

Tôi thường nghĩ, “Chuyện gì xảy ra nếu tôi là một trong những người diễu hành quanh các tường đó trong bảy ngày? Một số người trong số họ ắt nhìn các bức tường, ngày càng lo lắng và tự hỏi thế nào Chúa có thể hạ tường xuống.  Nhưng rất nhiều người trong số họ đã có niềm tin thay vì thế.  Và mỗi ngày họ nhìn các bức tường và nghĩ về điều Chúa có thể làm và tạ ơn Ngài trước.

Đây là kiểu sống mà Chúa muốn bạn sống, kiểu sống tạ-ơn-Chúa-trước.  Chúa Giê-xu đã nói về điều đó trong Mác 11:24: “Ta bảo con rằng, bất cứ gì con xin khi cầu nguyện, hãy tin rằng con đã nhận được nó, và nó sẽ là của con” (NIV).

Khi bạn cầu xin Chúa điều gì đó, nếu bạn không tin, vậy tại sao lại xin?  Đó thật là thực hành rỗng tuếch.  Nhưng nếu bạn cầu nguyện và xin Chúa điều gì đó, Chúa Giê-su nói, hãy tin rằng Ngài sẽ làm điều đó.  Hãy tạ ơn Ngài trước về điều chỉ duy Ngài có thể làm được.  rồi chờ thể nào Ngài trả lời lời cầu nguyện của bạn.


THẢO LUẬN
·      Những lời hứa nào từ Chúa mà bạn đang tuyên bố khi bạn cầu nguyện?  Cách nào bạn có thể khám phá thêm về những lời hứa của Chúa?
·      Thế nào đời sống cầu nguyện của bạn tiết lộ chiều sâu trưởng thành tâm linh của bạn?
·      Điều gì bạn đã cầu xin Chúa?  Bạn có tin rằng Ngài sẽ giữ lời hứa Ngài không? Tại sao có hoặc tại sao không?

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

TIN CẬY CHÚA DÙ BẠN KHÔNG HIỂU



TG: Rick Warren - ngày 23 tháng 11 năm 2019

Hãy tin cậy Chúa hết lòng, và đừng cậy vào hiểu biết của chính con” (Châm ngôn 3:5 HCSB).

Tôi biết nhiều người yêu cầu Chúa bảo đảm thành công của họ trước khi thử điều Ngài yêu cầu họ làm, nhưng đó không phải là đức tin.

Đức tin luôn đòi hỏi rủi ro.  Đức tin nghĩa là bạn vâng phục ngay cả khi bạn không hiểu nó.

Ví dụ, tha thứ dường như không bao giờ là một ý tưởng hay trước khi bạn thực hiện nó, nhưng nó là một trong những thử thách lớn nhất về đức tin của bạn.  Khi ai đó làm tổn thương bạn, dường như không đúng khi tha thứ người đó.  Dường như không công bằng.  Nhưng tha thứ luôn là lựa chọn đúng, bất kể bạn có hiểu nó hay không.

Bạn có nhớ khi bạn còn là đứa trẻ và bố mẹ bạn bảo bạn làm điều gì đó nghĩa với bạn không?  Nhưng bây giờ bạn có thể nhìn lại với 20/20 nhận thức và hiểu tầm nhìn của bố mẹ bạn.

Đó cũng là cách làm của Chúa.

Đức tin đang làm điều đúng ngay cả khi nó có vẻ ngớ ngẩn.  Châm Ngôn 3:5 nói, “Hãy tin cậy Chúa hết lòng, và đừng cậy vào hiểu biết của chính con” (HCSB).  Bạn không bao giờ biết toàn bộ bức tranh, nhưng Chúa biết.

Kinh Thánh cho chúng ta một ví dụ tuyệt vời về điều này trong câu chuyện về Gideon trong Thẩm Phán 7.  Gideon đã đưa 300 người Israel chiến đấu với 135.000 lính địch.  Tỷ lệ cược là 450-1.  Đức Chúa Trời bảo lính cầm đuốc, kèn và chậu đất sét.  Một mệnh lệnh mà tôi đã chắc chắn rằng Gideon nghĩ là lố bịch.   

Rồi Chúa bảo Gideon đặt những bình đất sét đó trên đuốc để ánh sáng có thể được thấy vào ban đêm và đi quanh trại địch.  Chúa nói, “Khi Ta bảo ngươi, hãy thổi kèn, đập vỡ bình, và để đèn đuốc bất ngời rực sáng trong tối.  Nó sẽ trông giống như một đội quân khổng lồ đang bao quanh trại.  Nó sẽ gây nhầm lẫn hàng loạt,lính địch sẽ đánh lẫn nhau.

Gideon vâng lời, dù không hiểu gì!  Dân I-sơ-ra-ên thổi kèn, phá vỡ bình của họ,phát sáng từ những ngọn đuốc của họ.  Các lính địch tỉnh dậy trong cơn sốc và bắt đầu đánh lẫn nhau thay vì đánh dân I-sơ-ra-ên.  Gideon đã làm điều Chúa bảo ông làm, và dân I-sơ-ra-ên đã thắng trận.

Đôi khi, Chúa bảo bạn làm điều gì đó có vẻ ngu ngốc—như đi vào trận chiến đối mặt với tỷ lệ thất bại quá cao.  Đức tin là vâng phục Chúa ngay cả khi bạn không hiểu điều Ngài đang yêu cầu bạn làm.

Bạn không thể sống bằng đức tin không rủi ro.  Nhưng Chúa biết tại sao Ngài yêu cầu bạn làm điều đó.  Bạn có thể tin cậy Ngài.


THẢO LUẬN
·      Điều điên rồ nhất nào Chúa từng bảo bạn làm?  Nó đã kết quả thế nào?
·      Kinh Thánh nói rằng chúng ta không nên tin cậy vào hiểu biết của mình.  Có những lĩnh vực nhất định nào mà bạn đặc biệt bị cám dỗ tin cậy vào ý tưởng riêng của bạn hơn là ý tưởng của Chúa?  Tại sao?
·      Sợ hãi lớn nhất nào của bạn khi bạn được yêu cầu tuân theo điều gì đó mà bạn không hiểu?

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

ĐỨC TIN LÀ TIN ĐIỀU BẠN KHÔNG THỂ THẤY



TG: Rick Warren - ngày 22 tháng 11 năm 2019

“Đức tin nghĩa là chắc chắn về những điều chúng ta hy vọng và biết rằng điều gì đó là thật cả khi chúng ta không thấy nó (Hê-bơ-rơ 11:1 NCV).

Đức tin hình dung ra tương lai ngay hiện tại—nghĩa là thấy trước tương lai.  Người ta nói, “Thấy mới tin.”  Chúa nói hoàn toàn ngược lại: “Tin mới thấy. Một số điều bạn không bao giờ thấy trừ khi bạn tin chúng trước.

Mọi thành tựu vĩ đại bắt đầu khi ai đó lần đầu tin rằng nó có thể được.  Đức tin biến giấc mơ thành hiện thực.  Nó biến thành hiện thực từ cái trong trí tưởng tượng của bạn.  Không gì xảy ra cho đến khi ai đó tin rằng nó có thể được trước đã.

Cách đây gần 40 năm, tôi đứng trước một nhóm nhỏ trong buổi thờ phượng đầu tiên tại hội thánh Saddleback, và tôi đã chia sẻ một ước mơ Chúa ban cho tôi một hội thánh với 50 mẫu đất, một hội thánh sẽ phục vụ 20.000 người mỗi tuần.  Mọi người cười.  Thành thật mà nói, tôi cũng cười.  Chúng ta đều biết giá đất ở Quận Cam.  Dường như không thể.

Nhưng Chúa đã làm điều đó.  Mọi thứ Chúa đã làm qua hội thánh Saddleback trong bốn thập kỷ qua là không thể được trước khi nó xảy ra.

Bạn cũng cần một ước mơ.  Ước mơ của bạn, mục tiêu của bạn là một hành động đức tin. Khi bạn lắng nghe Chúa và hỏi Ngài muốn bạn làm gì, bạn đang nói, Chúa ơi, tôi tin Ngài muốn tôi hoàn thành hành động này vào lúc này. Khi bạn làm điều đó, bạn đang hành động theo đức tin.

Và đức tin làm hài lòng Chúa.

Nhiệm vụ bất khả thi nào mà bạn đang tin cậy Chúa?


THẢO LUẬN
·      Một điều gì bạn từng nghĩ là không thể được mà bạn đã thấy Chúa hoàn thành?
·      Ướcnào bạn đang tin cậy Chúa sẽ biến thành hiện thực?
·      Sợ hãi lớn nhất nào của bạn khi nói đến ướchoặc khải tượng mà Chúa ban cho bạn trong đời bạn?

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

ĐẾM TỪNG BƯỚC



TG: Rick Warren - ngày 21 tháng 11 năm 2019

Tất cả các vận động viên đều có kỷ luật trong tập luyện.  Họ làm điều đó để giật giải thưởng sẽ hư nát, nhưng chúng ta làm điều đó cho giải thưởng vĩnh cửu.  Vậy, tôi chạy có mục đích trong từng bước.  Tôi không đánh gió” (1 Cô-rinh-tô 9: 25-26 NLT).

Tăng trưởng tâm linh phải có mục đích.

Chúng ta không biết chúng ta còn lại bao nhiêu ngày nữa.  Hơi thở kế của chúng ta có thể là hơi thở cuối của chúng ta.  Vì vậy, mỗi bước trong hành trình chúng ta với Chúa Giêsu nên được thực hiện có mục đích.

Chúng ta phải có kỷ luật.

Để trở thành người mà Chúa muốn bạn là, bạn phải từ chối chính mình.  Tôi sẽ thành thật với bạn: Bạn sẽ không làm mọi thứ mà người khác làm.  Bạn không thể đi theo kế hoạch người khác và theo kế hoạch Chúa cùng lúc.  Trở thành môn đệ có kỷ luật của Chúa Giêsu nghĩa là đôi khi đi theo con đường khó khăn hơn.

Các vận động viên chạy bộ Olympic phải từ bỏ tất cả các thứ người khác làm để giật giải vàng.  Họ phải đi ngủ vào giờ nhất định.  Họ phải ăn thứ nhất định.  Họ phải tập luyện trong môi trường nhất định.  Họ phải chối bỏ chính mình.  Họ phải tính giá phải trả.

Phao-lô viết trong 1 Cô-rinh-tô 9: 25-26, “Tất cả các vận động viên đều có kỷ luật trong tập luyện.  Họ làm điều đó để giật giải thưởng sẽ hư nát, nhưng chúng ta làm điều đó cho giải thưởng vĩnh cửu.  Vậy, tôi chạy có mục đích trong từng bước.  Tôi không đánh gió” (NLT).

Mỗi bước, Phao-lô nói, phải có mục đích.  Đó là cách bạn hoàn thành cuộc đua mà Chúa đã đánh dấu cho bạn.

Đừng bị cám dỗ đi tắt.  Hãy đi trên đường thẳng và hẹp, và tiếp tục tiến về mục tiêu của bạn.  Hãy nhớ mục đích mà Chúa đã kêu gọi bạn.  Hãy nhớ tấm gương Chúa Giêsu, là Đấng đã dùng thời gian Ngài ở trần thế cho vinh quang Đức Chúa Trời và không bị phân tâm bởi những điều của thế giới này.

Hãy tính từng bước.


THẢO LUẬN
·      Khi nào sự phân tâm từng làm chậm sự tăng trưởng tâm linh bạn?
·      Cách nào bạn có thể trở nên kỷ luật hơn về hành trình tâm linh của bạn?
·      Những “lối tắt” nào có thể cám dỗ bạn khi bạn theo Chúa Giêsu?

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

CÁCH NÀO TRÁI TỒN TẠI



TG: Rick Warren - ngày 20 tháng 11 năm 2019

“Các con không chọn Ta, nhưng Ta đã chọn các conlập các con để các con có thể đi và sinh trái—trái sẽ tồn tại” (Giăng 15:16 NIV).

Mục vụ của Chúa là dành cho tất cả mọi người-kể cả người như bạn và tôi.

Chúng ta không có đủ các giáo sỹ trên thế giới để hoàn thành mục vụ bởi chính họ.

Chúa Giê-su nói về chúng ta, “Các con không chọn Ta, nhưng Ta đã chọn các con và lập các con để các con có thể đi và sinh trái—trái sẽ tồn tại (Giăng 15:16 NIV).

Trái là ẩn dụ cho cuộc sống thành công, sanh lợi.  Chúa Giêsu muốn chúng ta sanh trái lâu dài.

Hầu hết những gì chúng ta làm sẽ không tồn tại.  Không ai sẽ nhớ hầu hết những gì bạn đã làm 10 năm sau khi bạn chết.  Mọi người sẽ không quan tâm những phim bạn đã xem, những sách bạn đã đọc, hoặc thể nào bạn trải qua mùa hè của bạn.

Nhưng Chúa Giêsu muốn bạn làm điều gì đó sẽ tồn tại.  Chỉ có hai điều thực sự tồn tại: chân lý và con người.

Hãy tưởng tượng cảnh này vào ngày nào đó khi bạn lên thiên đàng: Một người đến bạn và nói, “Tôi chỉ muốn cảm ơn bạn.

Và bạn nói, “Cảm ơn tôi?  Tôi không biết bạn.

Bạn đúng, bạn không biết tôi.  Nhưng bạn đã giúp mục vụ.  Bạn đã giúp đỡ một dự án, một nỗ lực nhân đạo thông qua hội thánh bạn.  Bạn đã làm cái gì đó khiến tôi nhận biết Chúa.  Tôi ở thiên đường nhờ bạn.  Tôi là bạn mãi mãi của bạn.

Không có gì bạn làm là quan trọng hơn việc giúp người ta quyết định vận mệnh đời họ bởi đó là trái sẽ tồn tại lâu hơn đời bạn.

William James là người đáng khen khi nói, Việc sử dụng lớn nhất đời bạn là đầu tư vào cái tồn tại lâu hơn đời bạn.”

Khi bạn đầu tư đời mình vào con người, là người sẽ tồn tại đời đời, bạn đang sanh trái mà sẽ tồn tại.

Bạn có thể là một giáo viên.  Bạn có thể là một kế toán viên.  Bạn có thể là một người lau chùi.

Nhưng sự kêu gọi lớn nhất của bạn là dùng những ân tứ mà Chúa ban cho bạn để đảm bảo nhiều người nữa sẽ lên thiên đàng.


THẢO LUẬN
·      Một số điều nào mà người ta đeo đuổi trong đời này mà sẽ không tồn tại vài năm sau khi họ chết?
·      Nếu bạn là người theo Chúa Giê-su, người nào đã đóng một phần trong hành trình của bạn đến với Chúa?  Hãy dành chút thời gian để tạ ơn Chúa cho những người đó.
·      Bạn có biết ai sẽ ở trên thiên đường vì bạn đã chia sẻ Đấng Christ với họ không?