Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

CHÚA KHIẾN CHÚNG TA CÙNG LÀM VIỆC

 


TG: RICK WARREN - 30 tháng 4, 2022

DG: Thang Chu

 

“Vì chúng ta là việc của Đức Chúa Trời, được dựng nên trong Chúa Giê-su Christ để làm lành, mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho chúng ta làm(Ê-phê-sô 2:10 NIV).

 

Chúa đặt bạn ở Trần Thế để làm một số việc mà chỉ bạn mới có thể làm được.  Kinh Thánh nói điều này: “Vì chúng ta là việc của Đức Chúa Trời, được dựng nên trong Chúa Giê-su Christ để làm lành, mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho chúng ta làm” (Ê-phê-sô 2:10 NIV).

 

Nói cách khác, Đức Chúa Trời đã tạo ra bạn để bạn có thể làm việc lành.  Thật ra, Ngài đã đặt kế hoạch trước điều gì bạn dùng đời mình để làm.  Ngài ban cho bạn những khả năng tự nhiên và hoàn cảnh sống mà bạn cần để hoàn thành việc đó.  Tuy nhiên, Ngài không định cho bạn làm một mình.  Bạn cần người khác làm với bạn.

 

Bạn biết cảm giác mà bạn nhận khi bạn tự làm quá nhiều việc.  Bạn kiệt sức và kiệt quệ. Tại sao?  Bởi bạn đang cố làm một mình, trong khi Chúa không bao giờ định cách đó.  Cộng đồng là câu trả lời của Chúa cho sự kiệt lực.

 

Kinh Thánh nói: “Hai người tốt hơn một, vì họ làm được nhiều việc hơn cùng nhau” (Truyền Đạo 4:9 NCV).  Khi bạn làm việc theo đội, bạn hoàn thành được nhiều việc hơn.  Thêm nữa, có đồng đội tốt cạnh bạn thì vui hơn nhiều và đỡ mệt!

 

Hãy hình dung thế này: Mỗi chúng ta giống bông tuyết.  Một mình, bạn không thể tạo khác biệt lớn.  Tuy nhiên, khi một bông tuyết mỏng manh dính với nhiều bông tuyết khác, chúng có thể làm dừng lưu thông.  Giống bông tuyết, chúng ta có thể tạo khác biệt lớn khi chúng ta cùng làm, mỗi chúng ta làm phần việc mình.

 

Bạn có biết rằng khi bạn làm việc cùng người khác tại đây trên Trần Thế, bạn thực sự đang luyện tập cho cõi vĩnh hằng không?  Ở thiên đàng, bạn sẽ phải làm việc, nhưng mỗi chúng ta sẽ chỉ có một phần nhỏ việc, nên bạn sẽ không bao giờ bị quá tải hoặc mệt mỏi. Không ai sẽ gánh nặng, nhưng khi mỗi chúng ta làm phần nhỏ của mình, thì tất cả việc đó vẫn được hoàn thành.

 

Trong khi bạn trải qua cuộc đời, hãy nhớ rằng bạn không được định làm mọi việc một mình.  Bạn cần người khác đồng hành bạn—và bạn cũng cần người khác làm cùng bạn.

 

Khi chia sẻ gánh nặng việc mình với Cơ-đốc-nhân đồng đạo, bạn sẽ thấy rằng bạn hoàn thành nhiều hơn vì vinh hiển của Đức Chúa Trời.

 

THẢO LUẬN

·      Khi nào bạn đã cố hoàn thành quá nhiều việc một mình thay vì làm cùng người khác?  Kết quả là gì?

·      Việc gì bạn tin Chúa muốn bạn làm?  Thể nào bạn có thể mời người khác cùng làm việc với bạn?

·      Khi các Cơ-đốc-nhân cùng làm việc để hoàn thành nhiều hơn cho vinh hiển Đức Chúa Trời, thì đó là kiểu làm chứng nào cho phần còn lại của thế giới?

https://pastorrick.com/god-made-us-to-work-together/

 

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

BA LÝ DO TRẢI ĐỜI CÙNG NGƯỜI KHÁC

 


TG: RICK WARREN - 29 tháng 4, 2022

DG: Thang Chu

 

“Và nay, y như lúc anh chị em tin nhận Chúa Giê-su Christ là Chúa mình, anh chị em phải tiếp tục theo Ngài(Cô-lô-se 2:6 NLT).

 

Kinh Thánh thường so sánh cuộc đời với quãng đường bởi cuộc đời là hành trình—bạn không ngồi yên.

 

Kinh Tân Ước nhiều lần lập lại rằng bạn nên bước đi trong khôn ngoan, yêu thương, ánh sáng, và vâng phục.  Tân Ước bảo bạn bước đi như Chúa Giê-su—gồm việc đi cùng người khác.

 

Dưới đây là ba lý do bạn cần đi cùng người khác:

 

Điều đó an toàn hơn.  Bạn từng đi bộ một mình ban đêm qua hẻm tối hoặc xuống đường quê một mình?  Hơi đáng sợ.  Nhưng nếu bạn có người khác đi cùng, bạn cảm thấy an toàn hơn.

Điều đó nâng đỡ.  Đời không là cuộc đua nước rút 50 thước; nó là cuộc đua việt dã.  Đi cùng người khác cho bạn năng lượng để tiếp tục đi đến cuối cùng.

 

Điều đó thông minh hơn.  Bạn học nhiều hơn khi đi cùng người khác hơn là đi một mình.  Nếu bạn đang đi một mình sai hướng, bạn có lẽ không bao giờ nhận ra điều đó. Nhưng nếu bạn có người bạn bên cạnh, một trong hai có khả năng nhận ra bạn đã chệch hướng.  Rồi bạn có thể tìm hướng đúng cùng nhau.

 

Có nhiều cách khác để bạn được thông minh hơn bằng cách đi cùng người khác.  Bạn học một số bài học quan trọng cùng nhau.

 

Bạn học cách hòa đồng và hợp tác với người khác.

 

Bạn cũng học cách yêu thương.  Sáng Thế Ký 2:18 nói, Loài người ở một mình không tốt” (NIV).  Cộng đồng là câu trả lời của Chúa cho sự cô đơn.  Khi bạn đi cạnh người khác, bạn tìm ra một cộng đồng nơi bạn học cách yêu thương.

 

Đi cùng người khác cũng dạy cho bạn hiếu khách.  Kinh Thánh nói trong 1 Phi-e-rơ 4:9, “Hãy tiếp đãi nhau nhưng chớ cằn nhằn” (NIV).

 

Bạn đang cằn nhằn gì?  Bạn biện hộ gì việc không mở cửa nhà mình cho bạn hữu?   lẽ bạn nói, Nhà tôi ! , hãy dọn dẹp nó!  Hoặc có lẽ cáo lỗi của bạn là, Nhà tôi không đủ rộng. Bạn có thể đặt ba người không?  Chúa Giê-su nói, “Vì đâu có hai hoặc ba người nhóm lại nhân danh Ta, thì Ta ở giữa họ” (Ma-thi-ơ 18:20 NIV).

 

Mọi người đều khao khát được thuộc về bởi Chúa đã tạo chúng ta cho các mối quan hệ. Khi bạn đi cùng những Cơ-đốc-nhân khác trong cộng đồng, bạn thấy khao khát đó được thỏa đáp.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào đời bạn được phong phú qua những người trung tín đi cùng bạn trong quá khứ?

·      Những lý do nào bạn đã dùng để tránh thực hành lòng hiếu khách?  Một cách nào bạn có thể thực hành lòng hiếu khách trong tháng này?

·      Ai trong đời bạn mà bạn đang đi cùng hôm nay?  Thể nào bạn đang cùng học  bước đi như Chúa Giê-su?

https://pastorrick.com/three-reasons-to-walk-through-life-with-others/

 

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

ƯỚC MƠ TỐT HƠN cho ĐỜI BẠN

 


TG: RICK WARREN - 18 tháng 4, 2022

DG: Thang Chu

 

Ta biết những kế hoạch Ta dành cho con,’ CHÚA phán, ‘là kế hoạch khiến con thịnh vượng và không hại con, kế hoạch để ban cho con hy vọng và tương lai(Giê-rê-mi 29:11 NIV).

 

Trước khi bạn được sinh ra, Chúa đã nghĩ ra ước mơ Ngài cho đời bạn.  Nhưng quá nhiều lúc trong đời, chúng ta tập trung vào ước mơ của chính mình thay vì điều Đức Chúa Trời đã vạch cho chúng ta.  Chúng ta nghĩ mình biết rõ hơn Đức Chúa Trời điều sẽ khiến chúng ta hạnh phúc và sung mãn.

 

Ê-phê-sô 2:10 nói, “Đức Chúa Trời khiến chúng ta như chúng ta. Ngài đã dựng chúng ta trong Đức Chúa Giê-su Christ để sống cuộc đời đổ đầy việc lành mà Ngài đã chuẩn bị cho chúng ta làm” (GW).

 

Bạn cần ước mơ của Chúa cho đời bạn hơn ước mơ của chính bạn cho đời bạn.  Tại sao? Bởi Chúa biết bạn nhiều hơn bạn biết chính mình.  Ngài biết thể nào ước mơ của Ngài cho đời bạn khớp vào kế hoạch lớn hơn mà Ngài có cho thế giới.  Bạn không thể biết mọi điều, và bạn không thể có tầm nhìn luôn đúng—nhưng Chúa có.

 

Ước mơ của Chúa cho đời bạn gồm các mục tiêu và kế hoạch mà Ngài đã tạo ra bạn để hoàn thành—và ước mơ Ngài quan trọng hơn nhiều ước mơ của chính bạn.

 

Chúa không hứa ban phước mọi điều mà bạn nghĩ ra.  Để bạn riêng sức mình, có lẽ bạn không chọn cuộc đờiđổ đầy việc lành” như ước mơ bạn.  Có lẽ gần hơn với ước mơ thơ ấu của tôi: trở thành ngôi sao nhạc rock!  Rất may, đó không phải là ước mơ Chúa cho tôi và Ngài điều gì đó tốt hơn nhiều trong kho.

 

“‘Vì Ta biết những kế hoạch Ta dành cho con,’ CHÚA phán, ‘là kế hoạch khiến con thịnh vượng và không hại con, kế hoạch để ban cho con hy vọng và tương lai” (Giê-rê-mi 29:11 NIV).

 

Bạn có lẽ đã có một số ước mơ không là lựa chọn đúng hoặc bạn đã làm rối.  lẽ bạn nghĩ rằng bạn sẽ kết hôn với ai đó.  Nhưng bây giờ, nhìn lại, bạn nhận ra rằng đó ắt là thảm họa.  lẽ bạn đã phải bỏ một ước mơ, và bạn nghĩ rằng nó ắt chấm hết đời bạn. Nhưng bây giờ, nhìn lại, bạn thấy rằng đó thực sự chỉ là khởi đầu giấc mơ tốt hơn của Chúa cho bạn.

 

Khi bạn phải chọn giữa ước mơ của mình và ước mơ mà bạn biết Chúa cho bạn, hãy luôn chọn kế hoạch của Chúa.  Ước mơ của Chúa cho đời bạn luôn tốt lành.  Nó sẽ không bao giờ hại bạn.  Nó sẽ mang đến cho bạn hy vọng lớn lao và tương lai tuyệt diệu!

 

THẢO LUẬN

·      Hãy nghĩ về lúc giấc mơ bạn có cho đời mình hóa ra là kế hoạch sai cho đời mình.  Nó dạy bạn gì về việc phải dựa vào Chúa?

·      Một số giấc mơ nào bạn tin Chúa có cho đời bạn?  Thể nào Ngài đã tiết lộ những giấc mơ đó cho bạn?

·      Giao phó ước mơ bạn cho Chúa nghĩa là gì?

 

Nếu bạn chưa tin cậy Chúa Giê-su, tại sao chần chừ nữa?

 

Hãy cầu nguyện lời cầu nguyện đơn giản này – “Đức Chúa Trời ôi, tôi biết tôi là tội nhân và tôi xin Ngài tha thứ.  Tôi tin rằng Chúa Giê-su Christ là Con của Ngài.  Tôi tin rằng Chúa Giê-su đã chết vì tội lỗi tôiNgài vực Chúa Giêsu sống lại.  Tôi muốn tin cậy Chúa Giê-su là Đấng Cứu Rỗi tôi và đi theo Ngài là Chúa, kể từ nay trở đi.  Xin dẫn đời tôi và giúp tôi làm theo ý Ngài.  Nhân danh Chúa Giê-su, tôi cầu nguyện. A-men.”

https://pastorrick.com/the-better-dream-for-your-life/

 

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

BẠN KHÔNG PHẢI SỢ CHẾT

 


TG: RICK WARREN - 8 tháng 4, 2022

DG: Thang Chu

 

Lạy Chúa Giê-su, xin nhớ tôi khi Ngài vào Vương Quốc Ngài. Và Chúa Giê-su đáp: ‘Ta bảo đảm ngươi, hôm nay ngươi sẽ ở cùng Ta trong thiên đàng’” (Lu-ca 23:42-43 NLT).

 

Lòng thương của Chúa là điều bạn sẽ cần trong suốt đời mình, đặc biệt khi bạn làm lộn xộn và khi bạn không có điều mình cần.

 

Bạn cần lòng thương của Đức Chúa Trời vì sự chết.

 

Chết là hiển nhiên.  Tất cả chúng ta sẽ chết vào lúc nào đó.  Tỷ lệ tử vong trên thế giới vẫn là 100 phần trăm!

 

Nhiều người sợ chết, nhưng Chúa không muốn bạn sợ.  Thật ra, Ngài chỉ cho bạn cách không sợ chết.

 

Lu-ca 23 kể về một người sắp chết nhận được lòng thương của Đức Chúa Trời.  Bạn có lẽ nhớ chuyện đó: Khi Chúa Giê-su đến thập tự giá, Ngài bị treo giữa hai phạm nhân.  Kinh Thánh cho biết: “Một trong những phạm nhân treo cạnh Ngài chế giễu, Vậy ông là Đấng Mê-si, phải không? Hãy chứng minh nó bằng cách tự cứu mình—và chúng ta nữa, khi ông đang ở đó!Nhưng phạm nhân kia phản đối, ‘Ngươi không sợ Đức Chúa Trời cả khi ngươi bị kết án tử hình sao? Chúng ta đáng chết vì tội ác mình, nhưng ông này không làm chi sai’” (Lu-ca 23:39-41 NLT).

 

Một phạm nhân chế nhạo Chúa Giê-su và hành động như thể chết là chấm hết cuộc sống—nhưng anh sai.  Chết là khởi đầu cõi vĩnh hằng, hoặc thiên đường hoặc địa ngục.

 

Thực sự phạm nhân kia nói: “Ngươi không nhận ra mức trầm trọng tình trạng ngươi sao? Ngươi sắp đối diện Đức Chúa Trời vài giây nữa, và tại đây ngươi, khinh thường Chúa Giê-su. Rồi anh quay sang Chúa Giê-su và nói, “Xin nhớ tôi khi Ngài vào Vương Quốc Ngài (Lu-ca 23:42 NLT).

 

Chúa Giê-su trả lời thế nào?  Ta bảo đảm con, hôm nay con sẽ ở cùng Ta trong thiên đàng” (Lu-ca 23:43 NLT).

 

Đây, đó là lòng thương phút cuối!  Tên trộm nhận ra nhu cầu lớn nhất của mình là sự tha thứ tội lỗi, chứ không phải giảm đau.  Và anh biết mình không thể tự cứu mình.  Nên anh chỉ đơn giản nói, “Xin nhớ tôi. Và Chúa Giê-su nói, rất thật,Vậy là đủ tốt rồi.”  Đáp ứng của Chúa Giê-su cho thấy Ngài thậm chí có quyền trên sự chết.

 

Khi bạn tiếp nhận lòng thương của Chúa Giê-su, bạn không cần sợ chết—tất cả là vì điều Chúa Giê-su đã làm trên thập tự giá.

 

THẢO LUẬN

·      Đáp ứng lập tức của Chúa Giê-su đối với tên tội phạm—“hôm nay anh sẽ ở cùng Ta trong thiên đường”—nói gì về việc Ngài sẵn sàng bày tỏ lòng thương cho bạn?

·      Có ai từng chế nhạo Chúa Giê-su trước mặt bạn chưa?  Bạn đáp ứng thế nào?

·      Chúa Giê-su dành thời giờ để yêu thương và bày tỏ lòng thương, cả khi đang hấp hối trên thập giá.  Hãy dành thời gian ngay bây giờ để tạ ơn Đức Chúa Trời vì tình yêu sâu đậm Ngài dành cho bạn và cầu xin Ngài giúp bạn nhận ra cơ hội để bày tỏ lòng thương với người khác.

 

Lời Hứa của Sự Phục Sinh: Không Còn Phán Xét cho Người Thuộc Về Đấng Christ

 

Vì những gì Chúa Giê-su đã làm trên thập tự giá, bạn không cần sợ chết.  Chúa Giê-su đã trả giá cho tội lỗi bạn và chuẩn bị cõi vĩnh hằng thật đẹp trên thiên đàng cho bạn.  Nhưng bạn không thể tự kiếm đời vĩnh hằng.  Bạn phải tiếp nhận món quà đó bằng cách tin cậy Chúa Giê-su.  Kinh Thánh nói, Chính bởi ân điển mà anh chị em được cứu, qua đức tin—và điều này không từ chính mình, đó là quà tặng của Đức Chúa Trời—không bởi công đức, để không ai có thể khoe mình (Ê-phê-sô 2:8-9 NIV ).

 

Nếu bạn chưa từng nhận lòng thương của Đức Chúa Trời, tại sao chần chờ?  Nếu bạn sẵn sàng bước qua lằn ranh đó và quyết định theo Chúa Giê-su, hãy cầu nguyện sau:

 

“Lạy Đức Chúa Trời, tôi cần lòng thương của Ngài.  Tôi biết rằng ngày đến tôi sẽ chết và đối diện cõi vĩnh hằng.  Trong đời tôi tại đây trên trần thế, tôi đã làm lộn xộn.  Tôi đã yêu những điều khác nhiều hơn tôi yêu Ngài.  Tôi đã sống theo kế hoạch của mình, không của Ngài.  Tôi đã phạm tội, và tôi cầu xin sự tha thứ của Ngài.  Tôi muốn sống theo kế hoạch Ngài, bắt đầu bây giờ.

 

“Chúa Giêsu ôi, cảm ơn Ngàiquá nhân từ và vì chết trên thập tự giá cho tôi.  Tôi biết tôi không xứng đáng sự tha thứ của Ngài.  Tôi không bao giờ có thể đủ tốt để vào nơi toàn hảo như thiên đường.  Vậy, y như tên trộm trên thập tự giá, tôi nói với Ngài: “Xin nhớ tôi. Tôi cầu xin Ngài cứu tôi, không chỉ khỏi địa ngục, mà còn khỏi những tổn thương, thói quen, và tắc nghẽn khiến tôi vấp ngã hoài theo cùng một cách.

 

“Cảm ơn vì lòng thương của Ngài!  Xin tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Tôi cầu xin tất cả những điều này vì những gì Ngài, Chúa Giê-su ôi, đã làm cho tôi trên thập tự giá lúc Phục Sinh.  Tôi cầu nguyện trong danh Ngài.  A-men.”

https://pastorrick.com/you-dont-have-to-fear-death/

 

 

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2022

KHI BẠN LÀM LỘN XỘN, CHÚA BAN LÒNG THƯƠNG

 


TG: RICK WARREN - ngày 7 tháng 4 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Chúng ta hãy dạn dĩ đến ngai Đức Chúa Trời đầy ơn của chúng ta. Tại đó chúng ta sẽ nhận được lòng thương của Ngài, và chúng ta sẽ tìm được ân sủng để giúp đỡ chúng ta khi chúng ta cần nhất(Hê-bơ-rơ 4:16 NLT).

 

Mục vụ của Chúa Giê-su tất cả là về lòng thương.  Thật ra, không người nào mà Ngài không bày tỏ lòng thương.

 

Định nghĩa lòng thương là “sự tha thứ cho người không xứng đáng và sự tử tể không do công đức.”  Khi ai đó tha thứ bạn và bạn không xứng đáng điều đó, đó là lòng thương. Khi ai đó cho bạn thấy sự tử tế mà bạn không tự tạo, đó là lòng thương.  Và Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời muốn bày tỏ lòng thương bạn.

 

Sự thật là, bạn cần lòng thương mỗi giây trong đời.  Không khí bạn thở và nước bạn uống là lòng thương của Chúa.  Bạn ắt không thể sống nếu không có lòng thương của Chúa.  Đức Chúa Trời tạo ra bạn vì Ngài muốn yêu bạn và bày tỏ bạn lòng thương của Ngài.

 

Có nhiều lý do khiến bạn cần lòng thương của Đức Chúa Trời trong đời mình, bắt đầu với lý do này:

 

Bạn cần lòng thương của Chúa khi bạn làm lộn xộn

 

Tất cả chúng ta làm.  Không ai trong chúng ta là toàn hảo cả!  Chúng ta không sánh kịp tiêu chuẩn của riêng mình, càng ít hơn nhiều so với tiêu chuẩn Chúa.  Truyền-đạo 7:20 nói, “Không ai trên trần thế luôn tốt và không bao giờ phạm tội” (NLT).  Nói cách khác, không ai làm đúng hoài.

 

Kinh Thánh cũng nói, “Tất cả chúng ta đều vấp ngã nhiều cách” (Gia-cơ 3:2 NIV).

 

Bạn đã bao giờ vấp ngã qua lời nói, thái độ, hành động, hay cảm xúc của mình chưa?  lẽ bạn đã bày tỏ đáp ứng tình cảm sai lầm trong một mối quan hệ và kết cuộc khiến ai đó tổn thương.  Khi bạn cứ vấp tội lỗi và lỗi lầm mình, thể nào Đức Chúa Trời đáp lại với bạn?  Với lòng thương.

 

“Chúng ta hãy dạn dĩ đến ngai Đức Chúa Trời đầy ơn của chúng ta. Tại đó chúng ta sẽ nhận được lòng thương của Ngài, và chúng ta sẽ tìm được ân sủng để giúp đỡ chúng ta khi chúng ta cần nhất” (Hê-bơ-rơ 4:16 NLT).

 

Đức Chúa Trời muốn bạn đến Ngài với những thói quen, tổn thương, và tắc nghẽn của bạn—và đến với sự tự tin!  Ngài sẽ không quở trách hay lên án bạn.  Ngài sẽ đáp lại bằng lòng thương.

 

THẢO LUẬN

·      Ba cách nào Đức Chúa Trời bày tỏ lòng thương với bạn trong cuộc sống hàng ngày của bạn?

·      Trong cách nào bạn khó tiếp nhận lòng thương của Đức Chúa Trời khi bạn làm lộn xộn?  Cách nào dễ?

·      Tội lỗi nào bạn cần xưng nhận và nhận lòng thương hôm nay?

 

Bất kể bạn đã làm gì hay đã ở đâu, bạn đều có một chỗ trong gia đình đời đời của Đức Chúa Trời luôn sẵn sàng và chờ đợi bạn.  Lời mời đang rộng mở.  Chỉ cần tin và nhận.

 

Bạn sẵn sàng chưa?  Đây là lời cầu nguyện mà bạn có thể bắt đầu: “Lạy Chúa, tôi biết khi chết, tôi sẽ tính sổ đời mình với Ngài.  Tôi biết tôi đã phạm tội với Ngài, và tôi đã sống theo kế hoạch của tôi, không của Ngài.  Tôi muốn điều đó thay đổi, bắt đầu ngay bây giờ. Tôi muốn từ bỏ tội lỗi và hướng về Ngài.

 

“Cảm ơn Ngài đã sai Chúa Giê-su chết vì tất cả gì tôi làm sai để tôi không phải trả hình phạt.  Tôi biết tôi không xứng đáng với sự tha thứ của Ngài.  Tôi biết chỉ có ân điển Ngài mới có thể cứu tôi, Chúa ơi.  Tôi không bao giờ có thể đủ tốt để vào một nơi toàn hảo.

 

“Chúa Giê-su ơi, cảm ơn Ngài yêu tôi nhiều đến nỗi Ngài tự gánh mọi tội lỗi lên chính Ngài.  Ngài khiến tôi có thể được chấp nhận vào thiên đàng, và tôi cầu xin Ngài cứu tôi. Tôi tin Ngài, Chúa Giêsu ôi.  Và tôi tin rằng Ngài sẽ giữ lời hứa cứu tôi lập tức, hoàn toàn, và vĩnh viễn.  Nhân danh Chúa Giê-su tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/when-you-mess-up-god-gives-mercy/

 

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

BUỔI PHỤC SINH ĐẦU TIÊN THAY ĐỔI MỌI ĐIỀU

 


TG: RICK WARREN - 6 tháng 4, 2022

DG: Thang Chu

 

“Một ngày mới sẽ tỏa bình minh trên chúng ta từ cao bởi Đức Chúa Trời chúng ta thật yêu thương và nhân từ(Lu-ca 1:78 GW).

 

Lễ Phục Sinh này, hàng trăm triệu người sẽ thức dậy trước khi ánh sáng ban ngày và dự lễ bình minh Phục Sinh.  Thật ra, Lễ Phục Sinh là ngày lễ duy nhất chúng ta tổ chức lúc chớm bình minh.

 

Tại sao chúng ta làm vậy?

 

Bởi đó là lúc chớm bình minh, vào ngày hoàn toàn mới, khi những người theo Ngài nghe tin rằng Chúa Giê-su Christ đã sống lại từ cõi chết—và nó thay đổi mọi điều.

 

Kinh Thánh nói, Lúc bình minh ngày thứ nhất trong tuần, Ma-ri Ma-đơ-len và Ma-ri khác đi xem mộ. Có cơn động đất dữ dội, vì một thiên sứ Chúa từ trời xuống và, đi đến mộ, lăn lại hòn đá và ngồi trên nó. Hình dung thiên sứ như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết. Các lính canh sợ thiên sứ đến nỗi họ run rẩy và trở nên như người chết. Thiên sứ nói với các bà: Đừng sợ, vì ta biết rằng các bà đang tìm Chúa Giê-su, Đấng đã bị đóng đinh trên thập giá. Ngài không ở đây; Ngài đã sống lại, đúng như lời Ngài nói. Hãy đến và xem nơi Ngài nằm'” (Ma-thi-ơ 28:1-6 NIV).

 

Tại sao Phục Sinh quá quan trọng vậy?

 

Bởi nó chứng minh rằng Chúa Giê-su Christ đnói sự thật.  Chúa Giê-su đã đưa ra một số tuyên bố táo bạo.  Ngài tự nhận mình là Con của Đức Chúa Trời và là con đường duy nhất dẫn đến thiên đàng.  Trong Giăng 14:6, Chúa Giê-su nói, “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống. Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (NIV).

 

Nhiều người suốt lịch sử tự xưngĐức Chúa Trời.  Nhưng khác với Chúa Giê-su là Ngài là Đấng duy nhất chứng minh là Đức Chúa Trời.  Chúa Giê-su nói, “Tôi sẽ chứng minh điều đó.  Tôi sẽ chết cho tội lỗi của thế giới, và ba ngày sau, tôi sẽ sống lại. Và đó là điều chính xác Ngài đã làm.

 

Sự phục sinh của Chúa Giê-su là sự kiện quan trọng nhất mọi thời đại.  Nó chia lịch sử thành T.C.N. và S.C.N..  Bây giờ mỗi khi bạn viết ngày tháng, bạn đang sử dụng Chúa Giê-su Christ làm điểm tham chiếu.  Ngay cả sinh nhật của chính bạn—ngày, tháng, và năm—cũng được tính từ sự phục sinh của Chúa Giê-su Christ.

 

Và tất cả diễn ra vào rạng sáng của một ngày mới.  Lu-ca 1:78 nói, “Một ngày mới sẽ tỏa bình minh trên chúng ta từ cao bởi Đức Chúa Trời chúng ta thật yêu thương và nhân từ” (Lu-ca 1:78 GW).

 

Lưu ý từ nhân từ. Trong vài ngày tới, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về lòng nhân từ của Đức Chúa Trời và trả lời các câu hỏi: Khi nào tôi cần lòng nhân của Đức Chúa Trời trong đời mình?  Điều gì xảy ra khi tôi tiếp nhận nó?

 

THẢO LUẬN

·      Bạn từng dự lễ Phục Sinh lúc rạng đông chưa?  Lễ Phục Sinh lúc rạng đông trông thế nào?  Nếu bạn chưa từng dự buổi lễ Phục Sinh lúc rạng đông, hãy lên kế hoạch dự buổi lễ này năm nay.

·      Chúa Giê-su tuyên bố là “con đường, lẽ thật, và sự sống.”  Điều nào trong những tuyên bố này là quan trọng nhất đối với bạn trong mùa Phục Sinh này?

·      Bằng chứng nào bạn thấy rằng sự phục sinh của Chúa Giê-su là sự kiện quan trọng nhất mọi thời đại?

 

Chúa muốn bạn ở trong gia đình Ngài

 

Đức Chúa Trời tạo ra bạn để yêu bạn, và một trong những nơi bạn thấy điều đó rõ nhất là trên thập tự giá.  Qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su, Đức Chúa Trời khiến bạn có thể trở thành một phần gia đình Ngài đời đời.  Bất kể bạn đã làm gì hay đã ở đâu, bạn đều có một chỗ trong gia đình đời đời của Đức Chúa Trời và đang chờ đợi bạn.  Lời mời đang rộng mở.  Chỉ cần tin và nhận.

 

Bạn sẵn sàng chưa?  Đây là lời cầu nguyện mà bạn có thể bắt đầu: “Đức Chúa Trời yêu dấu, tôi biết khi chết, tôi sẽ tính sổ đời mình với Ngài.  Tôi biết tôi đã phạm tội nghịch Ngài, và tôi đã sống theo kế hoạch của tôi, không của Ngài.  Tôi muốn điều đó thay đổi, bắt đầu ngay bây giờ.  Tôi muốn xoay khỏi tội mình và hướng về Ngài.

 

“Cảm ơn Ngài sai Chúa Giê-su đến chết vì tất cả gì tôi đã làm sai để tôi không phải trả hình phạt.  Tôi biết tôi không đáng sự tha thứ của Ngài.  Tôi biết chỉ có ân điển Ngài mới có thể cứu tôi, Chúa ơi.  Tôi không bao giờ có thể đủ tốt để vào nơi toàn hảo.

 

“Chúa Giê-su ơi, cảm ơn Ngài vì yêu tôi quá nhiều đến nỗi Ngài tự gánh mọi tội tôi lên Ngài.  Ngài khiến tôi có thể vào thiên đường, và tôi hạ mình cầu xin Ngài cứu tôi.  Tôi tin Ngài, Chúa Giêsu ôi.  Và tôi tin rằng Ngài sẽ giữ lời hứa cứu tôi lập tức, chắc chắn, hoàn toàn, và vĩnh viễn.  Nhân danh Chúa Giê-su tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/the-first-easter-changed-everything/

 

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

CÀNG THƯƠNG XÓT, CÀNG GIỐNG CHÚA GIÊ-SU

 


TG: RICK WARREN - 5 tháng 4, 2022

DG: Thang Chu

 

“Tình yêu thương . . . không bao giờ kiêu căng hoặc ích kỷ hoặc thô lỗ. Tình yêu thương không đòi hỏi cách riêng của nó. Nó không dễ khó chịu hoặc dễ giận. Nó không giữ mối hận(1 Cô-rinh-tô 13:4-5 TLB).

 

Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho gia đình mình là bày tỏ họ lòng thương. Lòng thương là tình yêu trong hành động.  Vậy khi bạn bỏ qua khó chịu và chọn tử tế với gia đình mình—ngay cả khi họ không xứng đáng điều đó—bạn đang có lòng thương.

 

Một cách quan trọng khác mà bạn có thể bày tỏ lòng thương trong gia đình là bỏ qua những tổn thương trong quá khứ.

 

Bạn có ghi nhớ trong tâm thần mỗi khi ai đó trong gia đình bạn làm điều gì sai không?

 

Bạn có vội nhắc ai đó về việc thể nào họ đã làm tổn thương bạn không?  Kinh Thánh nói rằng tình yêu thương thật không chất chứa những tổn thương và xúc phạm để sau này được dùng để trả thù.  Khi bạn bám một tổn thương như vậy, bạn không có lòng thương.

 

Kinh Thánh nói, “Tình yêu thương . . . không bao giờ kiêu căng hoặc ích kỷ hoặc thô lỗ. Tình yêu thương không đòi hỏi cách riêng của nó. Nó không dễ khó chịu hoặc dễ giận. Nó không giữ mối hận” (1 Cô-rinh-tô 13:4-5 TLB).

 

Hãy lưu ý thể nào thô lỗ và  không giữ mối hận” trong cùng một câu.  Đó là lý do người ta thô lỗ: Họ đang phản ứng lại tổn thương trong quá khứ mà họ đang giữ và rồi trút nó lên người khác.  Và khi họ phản ứng với tổn thương trong quá khứ, họ không thể hiểu nổi hiện tại.

 

Lê-vi Ký 19:18 nói, Đừng trả thù người khác hoặc cứ ghét họ, nhưng hãy yêu người lân cận như yêu chính mình (GNT).

 

Có phải những mối hận quá khứ đang bắt bạn làm con tin hôm nay?  Đừng cứ hận người phối ngẫu hoặc con cái bạn.  Và cũng đừng nói với người khác về mối hận của bạn.  Đó là ngồi lê đôi mách!  Thay vào đó, hãy bỏ nó đi.

 

Đôi khi, thật khó bày tỏ lòng thương với người thân thiết nhất với bạn.  Nhưng khi bạn có thể bỏ nó đi và có lòng thương, bạn đang học trở nên giống Chúa Giê-su hơn.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn từng nuôi dưỡng mối hận nào?  Tại sao?  Cách nào bạn có thể cố ý bỏ nó đi?

·      Có nhiều bước bạn có thể thực hiện để tìm sự chữa lành khỏi nỗi đau quá khứ—gồm việc tìm kiếm lời khuyên và khải đạo theo Kinh Thánh, cầu nguyện qua Kinh Thánh,vâng phục Thánh Linh.  Bạn có thể thực hiện một bước nào hôm nay, dù lớn hay nhỏ, hướng đến chữa lành?

·      Bạn nghĩ tại sao đôi khi khó bày tỏ lòng thương đối với gia đình hơn là với bất kỳ ai khác?

 

Cách Hòa Thuận với Đức Chúa Trời

 

Đức Chúa Trời muốn bạn hòa thuận với người khác, nhưng trước hết Ngài muốn bạn hòa thuận với Ngài.  Điều này nghĩa là bạn tiếp nhận món quà ân sủng của Ngài và tin rằng Chúa Giê-su đã trả giá cho tất cả tội lỗi bạn.

 

Kinh Thánh cho biết trong Ê-phê-sô 2:8, “Vì nhờ ân điển Đức Chúa Trời mà anh chị em được cứu qua đức tin. Đó không phải là kết quả của công đức riêng, mà là quà tặng của Chúa, để không ai có thể khoe khoang về nó” (GNT).

 

Nếu bạn sẵn sàng tiếp nhận lời hứa đó và làm hòa với Đức Chúa Trời, thì hãy cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, Ngài hứa rằng nếu tôi tin vào sự chết và phục sinh của Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời và sự hy sinh của Ngài cho tôi, thì tất cả gì tôi từng làm sai sẽ được tha thứ và Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài.

 

“Tôi xưng nhận tội mình, và tôi xin Ngài tha thứ tôi.  Chúa Giê-su ôi, tôi tin rằng Ngài là Cứu Chúa tôi.  Tôi nhận Ngài vào đời tôi làm Chúa tôi.  Hôm nay, tôi giao mọi phần đời tôi cho Ngài và tôi hứa nguyện phục vụ Ngài phần đời còn lại của tôi.  Nhân danh Chúa Giê-su tôi cầu nguyện.  A-men.”

 

Cách Hòa Thuận với Người Khác

 

Nếu gần đây bạn dễ bực bội, đòi hỏi, không tử tế, hoặc không tha thứ người khác, và bạn muốn khởi đầu mới, thì bạn có thể nói điều này với Chúa hôm nay: “Lạy Chúa, xin tha thứ tôitôi đã rút đi lòng thương khỏi người trong đời tôi, đặc biệt là gia đình tôi.  Ngài đã cho tôi gương tốt nhất về cách bày tỏ ân sủng với người khác, và tôi muốn vâng lời Ngài trong điều này.

 

“Xin giúp tôi bỏ đi mối hận và làm hòa với gia đình tôi.  Tôi muốn cho họ thấy tình yêu của Ngài bằng cách đáp lại bằng sự tử tế và kiên nhẫn thay vì oán giận hoặc tức giận.  Tôi biết tôi cần sự giúp đỡ của Ngài để có thể làm điều này.  Cảm ơn Ngài rằng Ngài sẵn sàng và muốn ban cho điều đó!  Trong danh Chúa Giê-su.  A-men.”

https://pastorrick.com/more-mercy-more-like-jesus/