Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

ĐỪNG SỢ LIỀU LĨNH

 


TG: RICK WARREN - 25 tháng 2, 2022

DG: Thang Chu

 

“Vinh quang thuộc Đức Chúa Trời, là Đấng, bởi quyền năng vĩ đại Ngài đang hành động trong chúng ta, có thể thực hiện vượt trổi hơn những gì chúng ta dám cầu xin hoặc thậm chí mơ ước—vượt vô hạn những lời cầu nguyện, ước muốn, suy nghĩ, hoặc hy vọng cao nhất của chúng ta(Ê-phê-sô 3:20 TLB).

 

Có đức tin táo bạn nghĩa là gì?  Nghĩa là chấp nhận rủi ro.

 

Kinh Thánh nói: “Không đức tin thì không thể làm vui Đức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 11:6 NIV).

 

Bạn thấy ví dụ về việc chấp nhận rủi ro trong ngụ ngôn về những ta-lâng.  Trong Ma-thi-ơ 25, Chúa Giê-su kể chuyện một ông đi xa một thời gian và cho đầy tớ ông một số “ta-lâng”—là một số tiền lớn.  Ông cho người này một ta-lâng, người khác hai ta-lâng, người khác năm ta-lâng.

 

Người năm ta-lâng đầu tư tiền mình và tăng đôi.  Người hai ta-lâng đầu tư và được thêm hai ta-lâng.  Khi chủ trở lại và thấy điều họ làm, ông bảo họ: “Làm tốt lắm, hỡi đầy tớ ngay lành và trung tín (Ma-thi-ơ 25:23 NIV).

 

Nhưng người được cho một ta-lâng trở nên sợ hãi, nên giấu ta-lâng mình dưới đất.  Khi chủ thấy vậy, ông nói: “Hỡi đầy tớ gian ác, lười biếng . . . lẽ ra ngươi nên đem tiền ta gửi vào ngân hàng, để khi ta trở về, ta sẽ nhận lại với lãi suất” (Ma-thi-ơ 25:26-27 NIV).

 

Bài học mà Chúa Giê-su muốn chúng ta học là: Đức Chúa Trời muốn bạn liều lĩnh trong đức tin.  Nếu bạn tận dụng tối đa điều Ngài ban cho bạn, thì bạn sẽ được ban cho nhiều hơn nữa.  Nhưng nếu bạn sợ hãi và không chấp nhận rủi ro, thì bạn đang thực sự bất trungbạn không hành động trong đức tin—với điều Chúa ban cho bạn.

 

Tôi nhớ khi Hội Thánh Saddleback mua khuôn viên 120 mẫu Anh ở Quận Cam, California.  Người trong cộng đồng đó bắt đầu hỏi, "Những người đó nghĩ họ là ai, mà mua nhiều đất vậy ở Quận Cam?"

 

Khi tôi nghe họ, tôi nghĩ, Câu hỏi sai. Câu hỏi đúng là: Chúng ta nghĩ Chúa là ai? Rồi chúng ta để tầm vóc của Chúa quyết định tầm vóc mục tiêu của chúng ta.

 

Ê-phê-sô 3:20 nói, “Vinh quang thuộc Đức Chúa Trời, là Đấng, bởi quyền năng vĩ đại Ngài đang hành động trong chúng ta, có thể thực hiện vượt trổi hơn những gì chúng ta dám cầu xin hoặc thậm chí mơ ước—vượt vô hạn những lời cầu nguyện, ước muốn, suy nghĩ, hoặc hy vọng cao nhất của chúng ta” (Ê-phê-sô 3:20 TLB).

 

Vậy, hãy tiến lên, chấp nhận rủi ro lớn và có đức tin táo bạo.  Bởi Chúa phán với bạn, “Ta có thể lấy ước mơ lớn nhất của convà vượt lên đỉnh nó!

 

THẢO LUẬN

·      Vài chướng ngại vật chung nào khi thực hành đức tin táo bạo?

·      Hãy nghĩ về một hoàn cảnh khó khăn hoặc một mối quan hệ rắc rối trong đời bạn. Thể nào nó khác đi nếu bạn bắt đầu nương vào quyền năng mạnh mẽ của Đức Chúa Trời thay vì sức riêng mình?

·      Ai trong đời bạngương mẫu về người thực hành đức tin táo bạo?  Mặt nào của đức tin họ nổi bật nhất?

https://pastorrick.com/dont-be-afraid-to-take-risks/

 

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

CHÚA MUỐN BẠN LÀM, KHÔNG CHỈ NGHE

 


TG: RICK WARREN - 24 tháng 2, 2022

DG: Thang Chu

 

Hãy là người làm theo lời, không chỉ nghe, tự lừa mình(Gia-cơ 1:22 ESV).

 

Đức Chúa Trời muốn bạn tập trung làm điều Ngài bảo bạn làm, không chỉ nghe điều Ngài bảo bạn làm.  Ngài kêu gọi bạn làm môn đồ tích cực của Chúa Giê-su, chứ không chỉ làm người nghe thụ động.

 

Kinh Thánh nói, “Hãy là người làm theo lời, không chỉ nghe, tự lừa mình” (Gia-cơ 1:22 ESV).

 

Sự thật là bạn có thể nghe giảng và nghiên cứu Kinh Thánh trong nhiều thập kỷ.  Nhưng nếu bạn chưa từng làm bất cứ gì về điều bạn đã nghe và học, bạn đang tự lừa mình và không thực sự trưởng thành hơn giống Chúa Giê-su Christ.

 

D.L. Moody, nhà truyền giáo và giáo dục Cơ-đốc có ảnh hưởng cuối thế kỷ 19, từng nói, “Kinh thánh không được ban để nâng kiến ​​thức chúng ta, nhưng để đổi đời chúng ta.”  Nó là cẩm nang đời sống.

 

Kinh Thánh nói, “Cả Kinh Thánh được Đức Chúa Trời soi dẫn, và có ích cho giáo lý, khiển trách, sửa đổi, dạy dỗ về công chính, hầu cho người của Đức Chúa Trời được trọn vẹn” (2 Ti-mô-thê 3:16-17 NKJV) .

 

Câu đó chỉ ra bốn điều về Lời Chúa.  Nó chỉ bạn đường để đi tiếp; đó là giáo lý.  Nó chỉ bạn nơi bạn trật đường; đó là khiển trách.  Nó chỉ bạn cách quay lại đường; đó là sửa đổi.  Và nó chỉ bạn cách ở trên đường; đó là dạy dỗ về công chính.  Lời Chúa là lẽ thật thực tế trong thế giới thực.

 

Vấn đề là, hầu hết chúng ta biết nhiều hơn là chúng ta thực sự đưa vào thực hành.  Bạn nói bạn tin sự tha thứ, nhưng bạn có tha thứ người đã làm tổn thương bạn không?  Bạn nói bạn tin vào sự chờ đợi ở Chúa, nhưng bạn có kiên nhẫn không?  Đức Chúa Trời không muốn bạn chỉ ghi ch và nói bạn tin những điều về Lời Ngài.  Ngài muốn bạn là người làm theo Lời Ngài.

 

Chúa Giê-su phán trong Ma-thi-ơ 28:20: “Hãy dạy họ làm mọi điều Ta đã truyền cho các con” (GW).  Ngài không phán, Hãy dạy họ biết mọi điều Ta đã truyền cho các con” hoặc Hãy dạy họ nghĩ mọi điều Ta đã truyền cho các con.”  Ngài phán, Hãy dạy họ làm.

 

Đừng tự dối mình khi nghĩ rằng nghe Lời Chúa cũng nghĩa là bạn đang áp dụng Lời Chúa.   Hãy lập kế hoạch làm điều gì đó về điều bạn nghe được để bạn có thể tăng trưởng thành người mà Chúa đã tạo ra bạn là.

 

THẢO LUẬN

·      Một điều nào bạn chưa làm mà bạn biết Chúa muốn bạn làm?

·      Bạn nghĩ thế giới sẽ đáp ứng thế nào nếu hội thánh thực sự đã làm theo điều Chúa Giê-su đã ra lệnh họ?

·      Hãy mô tả lúc bạn có lẽ nhầm lẫn việc học về Chúa với việc tăng trưởng gần Chúa hơn.

https://pastorrick.com/god-wants-you-to-do-not-just-to-hear/

 

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

LỢI ÍCH KHI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH HỘI THÁNH, PHẦN 2

 


TG: RICK WARREN - 23 THÁNG 2 NĂM 2022

DG: Thang Chu

 

“[Chúa] đã tạo ra chúng ta, và chúng ta thuộc về Ngài; chúng ta là dân Ngài, chúng ta là bầy chiên của Ngài” (Thi Thiên 100:3 GNT).

 

Thuộc về gia đình hội thánh có nhiều lợi ích.  Hôm qua chúng ta đã xem hai trong số những lợi ích đó: Qua hội thánh, bạn biết được gốc gác thật của mình và bạn được những người khác nâng đỡ.  Hôm nay chúng ta sẽ xem thêm ba lợi ích.

 

Bạn khám phá giá trị độc đáo của mình.  Mọi người đều độc đáo.  Không nơi nào khác trên trần thế có ai giống bạn.  Đó là lý do tại sao hội thánh cần bạn—để khiến thân thể hoàn chỉnh.  Rô-ma 12:4-5 nói, Y như có nhiều bộ phận cho thân thể chúng ta, với thân thể của Đấng Christ cũng vậy. Tất cả chúng ta đều là những phần đó, và cần mỗi chúng ta để hoàn thiện nó, vì mỗi chúng ta có những công việc khác nhau để làm. Vậy chúng ta thuộc về lẫn nhau, và mỗi người cần tất cả người khác” (TLB).  Bạn cần người khác, và họ cần bạn.

 

Bạn nhận được bảo vệ.  Thi Thiên 100:3 nói,  “[Chúa] đã tạo ra chúng ta, và chúng ta thuộc về Ngài; chúng ta là dân Ngài, chúng ta là bầy chiên của Ngài” (Thi Thiên 100:3 GNT).  Lợi ích gì của việc trở thành một phần trong bầy chiên Đức Chúa Trời?  Bạn được bảo vệ và chăm sóc.  Bạn có những người khác đang tìm bạn.  Và bạn có thể tận hưởng sự an toàn và an ninh đến từ việc thuộc về một gia đình tin cậy Chúa Giê-su, là Đấng Chăn Nhân Lành.

 

Được kết nối với hội thánh Đức Chúa Trời—là bầy của Đức Chúa Trời—cũng khiến bạn tự tin hơn và bớt lo lắng hơn.  Khi bạn đang vật lộn trong thế giới bận bịu, bạn có thể nói, Tôi không một mình.  Khi các mối quan hệ của bạn căng thẳng, bạn có thể nói, Tôi không một mình.”  Hoặc khi bạn đang đối diện khủng hoảng sức khỏe, bạn có thể nói, Tôi không một mình.”  Tại sao?  Bởi bạn thuộc về một gia đình hội thánh yêu thương bạn.

 

Bạn trở nên hiệu quả.  Hầu hết mọi người muốn đời họ đáng kể.  Họ muốn tạo khác biệt.  Cách nào bạn có thể làm điều đó tốt nhất?  Bằng cách giữ kết nối với gia đình hội thánh.  Và đó là chìa khóa—bạn phải giữ kết nối.

 

Chúa Giê-su nói, “Ta là cây nho thật, và Cha ta là người làm vườn . . . các con là nhánh. Nếu các con ở trong TaTa trong các con, các con sẽ sanh lắm trái; ngoài Ta, các con không thể làm gì được” (Giăng 15:1, 5 NIV).

 

Điểm chính đây là: Bạn sẽ không bao giờ có hiệu quả như Chúa đã định cho bạn nếu bạn không kết nối với gia đình hội thánh.  Hội thánh của bạn dạy bạn những câu hỏi đúng để hỏi và những ưu tiên đúng để đặt.  Một cành bị cắt không thể kết trái.  Nhưng khi bạn được kết nối với cây nho thật, là Chúa Giê-su, năng-lượng-sức-sống sẽ tuôn chảy qua bạn đến người khác.

 

Không gì trên thế giới này có thể mang cho bạn điều hội thánh cho bạn.  Chỉ duy hội thánh có thể thỏa đáp nhu cầu của bạn về ý nghĩa, ổn định, bảo vệ, năng suất, có giá.

 

THẢO LUẬN

·      Cách nào Đức Chúa Trời dùng tài năng và ân tứ người khác để đem lợi cho đời bạn?

·      Với mọi điều đang diễn ra trong thế giới chúng ta ngày nay, tại sao thật quan trọng tìm bảo vệ từ gia đình hội thánh?

·      Hãy nghĩ về người đang tạo khác biệt lớn trên thế giới thông qua hội thánh họ. Thể nào những nỗ lực của họ khích lệ bạn làm điều tương tự?

https://pastorrick.com/the-benefits-of-belonging-to-a-church-family-part-2/

 

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

ÍCH LỢI KHI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH HỘI THÁNH, PHẦN 1

 


TG: RICK WARREN - 22 tháng 2, 2022

DG: Thang Chu

 

“Khi chúng ta nhóm nhau, tôi muốn khích lệ anh chị em trong đức tin, nhưng tôi cũng muốn được khích lệ bởi đức tin anh chị em” (Rô-ma 1:12 NLT).

 

Bạn càng kết nối tốt với gia đình hội thánh, bạn càng trải nghiệm mọi điều hội thánh cung cấp.

 

Hội thánh phải cung cấp gì?  Bạn nhận được năm lợi ích khi bạn thuộc về gia đình hội thánh.  Hôm nay chúng ta sẽ xem hai điều đầu tiên.

 

Bạn học biết căn cước thật của bạn.  Mọi người thường tìm kiếm căn cước họ ở những cái bề mặt, chẳng hạn sự nghiệp, giàu có, hoặc đội thể thao yêu thích của họ.  Họ thậm chí có lẽ cố tìm căn cước mình trong các nhãn hiệu quần áo họ mặc.  Nhưng khi bạn thuộc về Chúa Giê-su, Ngài cho bạn căn cước hoàn toàn mới.

 

Kinh Thánh nói: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì họ là tạo vật mới: những điều cũ qua đi; này, mọi sự được nên mới(2 Cô-rinh-tô 5:17 KJV).

 

Khi bạn thuộc về Chúa Giê-su, Đức Chúa Trời nhận bạn vào gia đình Ngài, tức là hội thánh.  Không giống như gia đình thể lý của bạn—trong đó người ta chết, xa nhau, chuyển đi, hoặc ly hôn—gia đình tâm linh của bạn là vĩnh viễn và sẽ tồn tại đời đời trên thiên đàng.  Ê-phê-sô 2:19 nói, Anh chị em là công dân cùng mọi người khác thuộc gia đình Đức Chúa Trời” (CEV).

 

Bạn được nâng đỡ bởi người khác.  Như cấu trúc vững chắc của tòa nhà, chúng ta nâng lẫn nhau lên.  Nếu không có hệ thống nâng đỡ vững của hội thánh, bạn có lẽ thấy mình gục ngã vào một thời điểm nào đó trong đời bạn.  Bạn không được định làm tất cả một mình.  Bạn cần sự nâng đỡ về thể chất, tâm linh, tình cảm, và tâm thần.

 

Kinh Thánh nói, “Trong [Đấng Christ] toàn bộ tòa nhà được kết nhau và vươn lên trở thành đền thờ thánh trong Chúa. Và trong Ngài, anh chị em cũng được xây dựng cùng nhau để trở thành nơi ở trong đó Đức Chúa Trời ngự bởi Thánh Linh Ngài” (Ê-phê-sô 2:21-22 NIV).

 

Nhiều năm trước, tôi bắt đầu xếp các bộ LEGO cùng các cháu tôi.  Bạn biết tôi khám phá gì không?  Mỗi viên gạch LEGO không có mục đích riêng nó trừ khi nó được nối với những viên khác.  Không kết nối, chúng chỉ là đống nhựa.  Nhưng khi bạn kết nối chúng, bạn có thể xây bất cứ gì bạn có thể tưởng tượng.

 

Rô-ma 1:12 nói, “Khi chúng ta nhóm nhau, tôi muốn khích lệ anh chị em trong đức tin, nhưng tôi cũng muốn được khích lệ bởi đức tin anh chị em” (Rô-ma 1:12 NLT).  Đó là lý do chúng ta thuộc về hội thánh—để con dân Đức Chúa Trời có thể cùng nói: “Đức tin của bạn sẽ giúp tôi, và đức tin của tôi sẽ giúp bạn.”

 

THẢO LUẬN

·      Ở đâu—ngoài Chúa Giê-su—đôi khi bạn bị cám dỗ đặt căn cước mình?

·      Thể nào gia đình tâm linh của bạn khích lệ bạn ôm lấy căn cước thật của mình trong Đấng Christ?

·      Hãy mô tả thời gian bạn bị ngắt kết nối khỏi hội thánh và không có bất kỳ nâng đỡ nào.  Hoàn cảnh nào đem bạn lại gia đình hội thánh?  Nếu bạn chưa từng bị ngắt nối khỏi hội thánh, thể nào hội thánh của bạn đã nâng đỡ bạn lúc khó khăn?

https://pastorrick.com/the-benefits-of-belonging-to-a-church-family-part-1/

 

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

TẬN HIẾN cho CHÚA GIÊ-SU và GIA ĐÌNH NGÀI

 


TG: RICK WARREN - 21 THÁNG 2 NĂM 2022

DG: Thang Chu

 

Thân thể người có nhiều bộ phận, nhưng nhiều bộ phận tạo nên toàn thân thể.  Cũng vậy với thân thể của Đấng Christ(1 Cô-rinh-tô 12:12 NLT).

 

Chúa không bao giờ định cho bạn trải qua cuộc đời một mình.  Ngài muốn bạn trở thành một phần gia đình Ngàilà hội thánh.  Thật ra, hội thánh là kế hoạch của Đức Chúa Trời từ khởi đầu.

 

Một số người nghĩ nhà thờ như tòa nhà, tổ chức, hoặc sự kiện mà bạn tham dự.  Hội thánh không phải là bất kỳ gì trong số đó.  Nó là gia đình mà bạn thuộc về.

 

Kinh Thánh nói, “Kế hoạch bất biến của Ngài luôn là nhận chúng ta làm con nuôi vào gia đình Ngài bằng cách sai Chúa Giê-su Christ chết thế chúng ta. Và Ngài làm điều này vì Ngài muốn!” (Ê-phê-sô 1:5 TLB)

 

Khi bạn là một phần hội thánh, bạn có hai điều: Bạn tận hiến với Chúa Giê-su và bạn tận hiến với những người trong gia đình hội thánh bạn.  Kinh Thánh cho biết trong 2 Cô-rinh-tô 8:5, “Trước hết họ dâng mình cho Chúa; và sau đó, theo ý muốn Đức Chúa Trời, họ cũng tự dâng mình cho chúng tôi (GNT).

 

Bạn dâng mình cho Chúa, rồi bạn dâng mình cho một nhóm người trong gia đình Chúa. Sự lựa chọn thứ nhất khiến bạn trở thành Cơ-đốc-nhân. Sự lựa chọn thứ hai kết nối bạn với những tín đồ khác.  Tôi không phải là hội thánh.  Bạn không phải là hội thánh.  Nhưng cùng nhau, chúng ta là hội thánh—tức là thân thể Đấng Christ.

 

Trở thành một phần trong thân thể Đấng Christ nghĩa là gì?  Kinh Thánh nói, “Thân thể người có nhiều bộ phận, nhưng nhiều bộ phận tạo nên toàn thân thể. Cũng vậy với thân thể của Đấng Christ” (1 Cô-rinh-tô 12:12 NLT).

 

Để hiểu cách vận hành của hội thánh, hãy nhìn vào cách Chúa thiết kế thân thể bạn.  Tay, mũi, lá lách, và gan là tất cả các bộ phận của thân thể bạn.  Tất cả chúng đều có những chức năng riêng, nhưng cùng nhau tạo một thân thể vật chất—giống như hội thánh Đức Chúa Trời tạo nên một thân thể tâm linh.

 

Đó là lý do tại sao bạn là một phần cần thiết của gia đình hội thánh bạn.  Bạn không thể nói: “Phần tôi—tài năng và khả năng tôi—là không cần thiết.”  Không có phần không cần thiết.  Tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau, và mỗi chúng ta có vai trò khác nhau.

 

Ý định Đức Chúa Trời “từ ngay thuở ban đầu” là chúng ta sống đời mình cùng nhau trong gia đình Ngài.

 

THẢO LUẬN

·      Trong cách nào bạn đã đến hội thánh như một nơi bạn đến thay vì một nơi bạn thuộc về?

·      Cách nào bạn có thể sử dụng tài năng và khả năng mình để yêu thương và chăm sóc những tín đồ khác?

·      Thể nào việc không sử dụng tài năng và khả năng độc đáo của bạn đã ảnh hưởng tiêu cực đến những tín đồ khác?

https://pastorrick.com/commit-to-jesus-and-his-family/

 

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2022

KHI LÒNG BẠN THAY ĐỔI, LỜI NÓI BẠN THAY ĐỔI

 

 


TG: RICK WARREN - 19 THÁNG 2 NĂM 2022

DG: Thang Chu chia sẻ ứng dụng nút chia sẻ email chia sẻ In thân thiện, PDF & Email

 

Chỉ cần một tia lửa, hãy nhớ, để đốt cháy rừng. Một lời nói bất cẩn hoặc đặt sai từ miệng mình có thể làm điều đó. Bằng lời mình, chúng ta có thể hủy hoại thế giới, biến hòa đồng thành hỗn loạn, bôi nhọ danh tiếng, khiến cả thế giới ngập khói và bốc thành mây khói với nó, khói ngay từ hố địa ngục(Gia-cơ 3:5-6 The Message).

 

Khi Chúa biến hóa lòng bạn, cách bạn nói chuyện với người khác sẽ bắt đầu thay đổi.  Và điều đó sẽ mang lại sự hòa đồng hơn cho các mối quan hệ của bạn.  Tại sao? Bởi vì, trong bất kỳ mối quan hệ nào, hầu hết xung đột gây bởi lời bạn nói và cách bạn nói chúng.

 

“Chỉ cần một tia lửa, hãy nhớ, để đốt cháy rừng. Một lời nói bất cẩn hoặc đặt sai từ miệng mình có thể làm điều đó. Bằng lời mình, chúng ta có thể hủy hoại thế giới, biến hòa đồng thành hỗn loạn, bôi nhọ danh tiếng, khiến cả thế giới ngập khói và bốc thành mây khói với nó, khói ngay từ hố địa ngục” (Gia-cơ 3:5-6 The Message).

 

Người ta phản ứng khác nhau với căng thẳng và áp lực.  Khi áp lực nảy ra, điều gì ra từ lời nói của ai đó tiết lộ điều gì thực sự đang diễn ra trong lòng họ.

 

Khi căng thẳng, người tử tế trở nên tử tế hơn và người kiên nhẫn trở nên kiên nhẫn hơn.  Khi căng thẳng, người thô lỗ trở nên thô lỗ hơn, kẻ bắt nạt trở thành kẻ bắt nạt lớn hơn, người tức giận trở nên tức giận hơn,người cố chấp trở nên cố chấp hơn.

 

Bất cứ gì trong lòng bạn sẽ tràn ra khi bạn bị áp lực.  Vậy cách duy nhất bạn có thể kiểm soát điều bạn nói là quản trị điều gì đang diễn ra trong lòng bạn.  Bạn thực sự cảm thấy thế nào về người mà bạn ứng xử hàng ngày?  Vị thế xã hội, kinh tế, hoặc chính trị có ảnh hưởng cách bạn nhìn họ không?  Bạn có tôn trọng như nhau từng người bạn gặp không?

 

Khiêm tốn nghĩa là nghĩ đến bản thân ít hơn và nghĩ nhiều hơn đến nhu cầu người khác. Nghĩa là bạn thỏa đáp mọi người nương theo họ; bạn không nghĩ bạn biết tất cả.  Khi bạn thực hành tính khiêm tốn, bạn bắt đầu thấy mọi người như Chúa đã tạo họ: theo hình ảnh Ngài, với giá trị lớn lao.

 

Ê-phê-sô 4:29 nói, “Chớ để lời vô đạo nào ra khỏi miệng mình, nhưng chỉ những gì hữu ích cho việc xây dựng người khác theo nhu cầu họ, để có thể có lợi cho người lắng nghe” (NIV).

 

Hãy tưởng tượng điều gì xảy ra nếu mọi người trong hội thánh luôn thấy người ta như Chúa thấy họ.  Chúng ta ắt nổi tiếng là khiêm tốn và tử tế người biết lắng nghe.  Chúng ta ắt có nhiều hòa đồng hơn trong các mối quan hệ của chúng ta.  Và chúng ta cũng bày tỏ thế giới thấy Chúa Giê-su là như thế nào!

 

THẢO LUẬN

·      Bạn có thường nhìn người ta và thấy tạo vật yêu dấu của Đức Chúa Trời không?  Tại sao có hoặc tại sao không?

·      Thế nào bạn có thể thay đổi điều gì đổ đầy lòng bạn để rồi điều gì tràn ra từ lòng phản ánh tấm lòng Đức Chúa Trời?

·      Bạn nghĩ tại sao khiêm tốn cần thực hành?  Một số cách nào bạn có thể tập tính khiêm tốn hôm nay?

https://pastorrick.com/when-your-heart-changes-your-talk-changes/

 

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2022

HÒA ĐỒNG và ĐỒNG CẢM ĐI ĐÔI

 


TG: RICK WARREN - 18 tháng 2, 2022

DG: Thang Chu

 

Hãy thông cảm, yêu thương lẫn nhau, thương xóthạ mình” (1 Phi-e-rơ 3:8 NIV).

 

Bạn có muốn giữ hòa đồng trong nhà bạn và giảm thiểu số xung đột trong các mối quan hệ của bạn không?  Vậy hãy nhạy cảm và đồng cảm với cách nói và hành động của bạn ảnh hưởng người khác.

 

Kinh Thánh nói: “Đừng bao giờ làm bất cứ gì có thể làm tổn thương người khác—người Do Thái, người Hy Lạp hoặc hội thánh Đức Chúa Trời” (1 Cô-rinh-tô 10:32 NCV).

 

Nguyên tắc này về nhạy cảm khi người ta bị xúc phạm thật quan trọng hơn bao giờ hết, bởi dường như ai cũng tin mình bị ngược đãi ngày nay.  Tất cả chúng ta đều dễ bị xúc phạm, và tất cả chúng ta đều dễ xúc phạm người khác.

 

Giải pháp cho điều đó trong các mối quan hệ là phải đổ ân sủng vào bất kỳ tình huống nào để bạn không dễ bị xúc phạm—và rồi trở nên nhạy cảm về những điều làm tổn thương hoặc nản lòng người khác.  Hãy tưởng tượng thể nào các mối quan hệ của bạn có thể thay đổi chỉ bằng cách làm hai điều đó!

 

Nhưng bạn phải thừa nhận rằng bạn thường cảm về tác động lời nói và hành động của mình.  Có thể nào bạn thừa nhận rằng đôi khi bạn vô cảm với người phối ngẫu mình hoặc rằng bạn không đồng cảm với đồng nghiệp mình hoặc rằng bạn không đủ chín chắn như bạn nghĩ bạn đủ không?

 

Thật dễ vội nghĩ ra năm điều người khác làm xúc phạm bạn.  Nhưng bạn có thể nêu năm điều bạn làm xúc phạm người phối ngẫu, bạn hữu hoặc đồng nghiệp của bạn không?  Nếu không, thì bạn luôn có thể hỏi họ.  Họ sẽ rất vui bảo bạn biết!

 

Nhạy bén hơn cũng sẽ giúp bạn tuân theo Kinh Thánh trong khía cạnh khác.  Chúa Giê-su nói trong Ma-thi-ơ 5:25, “Hãy dàn xếp nhanh với kẻ thù con (NIV).  Đây là nguyên tắc bạn cần trong mọi quan hệ sống.

 

Để giải quyết xung đột dễ và nhanh hơn, bạn cần làm hai điều.  Thứ nhất, nghĩ trước khi nói.  Thứ hai, tập trung lắng nghe hơn là khiến người ta hiểu bạn nói gì.

 

Bản chất con người là trước tiên nghĩ thể nào mình bị xúc phạm hơn là thể nào lời nói và hành động mình ảnh hưởng người khác.  Nhưng giữ hòa đồng đòi hỏi bạn đồng cảm thay vì phòng thủ khi bạn làm tổn thương người khác.

 

“Hãy thông cảm, yêu thương lẫn nhau, thương xót và hạ mình” (1 Phi-e-rơ 3:8 NIV).

 

Hòa đồng và đồng cảm luôn đi đôi.  Nếu bạn muốn cái này, bạn phải có cái kia!

 

THẢO LUẬN

·      Điều gì quan trọng hơn với bạn—được người hiểu hay hiểu người?  Tại sao?

·      Thể nào suy nghĩ trước khi nói giúp bạn tránh hoặc giải quyết xung đột?

·      Bạn có tự nhận mình là người đồng cảm không?  Thế nào bạn có thể học làm đồng cảm hơn?

 

Nếu bạn sẵn sàng phó thác đời mình cho Chúa Giê-su, thì hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này:

 

“Chúa Giê-su yêu dấu, Chúa hứa rằng nếu tôi tin Chúa, mọi điều tôi làm sai sẽ được tha thứ, tôi sẽ học được mục đích đời mình, và ngày đến Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào nhà vĩnh cửu của Ngài trên thiên đàng.

 

“Tôi xưng nhận tội mình, và tôi tiếp nhận Ngài vào đời tôi làm Chúa và Đấng Cứu Rỗi của tôi.  Hôm nay, tôi chuyển mọi phần đời tôi cho Ngài.  Tôi muốn theo Ngài và làm điều Ngài bảo tôi làm.

 

“Chúa Giê-su ôi, tôi biết ơn tình yêu của Ngài và sự hy sinh của Ngài khiến tôi có thể cùng Ngài lên thiên đàng.  Tôi biết tôi không xứng đáng điều đó.  Và tôi cảm ơn Ngài rằng tôi không phải kiếm hay làm việc để cứu rỗi mình, bởi tôi biết điều đó không thể.  Tôi muốn dùng phần đời còn lại của tôi để phục vụ Ngài thay vì phục vụ bản thân.  Tôi hạ mình tận hiến đời tôi cho Ngài, và tôi xin Ngài cứu tôi và tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Nhân danh Chúa Giê-su tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/harmony-and-empathy-go-together/

 

 

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

HÃY KHÔN NGOAN và ĐỢI CẢ CÂU CHUYỆN

 


TG: RICK WARREN - 17 tháng 2, 2022

DG: Thang Chu

 

“Thật xấu hổ—vâng, thật ngu ngốc!—khi quyết định trước khi biết sự kiện!(Châm Ngôn 18:13 TLB).

 

Để trở nên khôn ngoan trong xã hội bão hòa thông tin ngày nay, bạn cần hai phẩm chất quan trọng: phán đoán và phân biện sáng suốt.  Nghĩa là bạn học được khôn ngoan của Đức Chúa Trời từ Lời Chúa và rồi áp dụng nó vào mọi điều.  Bạn lọc thông tin và đưa ra quyết định thông qua điều Đức Chúa Trời bảo bạn làm trong Kinh Thánh.

 

Quá nhiều Cơ-đốc-nhân cả tin sẵn sàng tin bất cứ gì họ nghe hoặc đọc trên mạng xã hội—cho dù đó là chuyện tin tức hay tin đồn về một người bạn.  Họ không dừng lại và hỏi; họ chỉ tự động chấp nhận bất cứ gì hợp với thành kiến họ.

 

Đừng vứt bỏ lương tri bạn.  Đừng cả tin và tin mọi điều bạn nghe.  Điều đó gây xung đột.

 

Châm Ngôn 3:21 nói, “Đừng để khôn ngoan và hiểu biết khuất mắt con, hãy kìm giữ phán xét và phân biện sáng suốt” (NIV).  

 

Y như điều quan trọng là có được bức tranh chính xác về những điều bạn thấy hoặc nghe trực tuyến, bạn cũng cần có được bức tranh chính xác về các mối quan hệ của mình.  Nếu không có tất cả thông tin bạn cần, nhảy vào kết luận dẫn đến nóng vội và cãi vã.  Để giảm bớt yếu tố tức giận và hòa hợp với người khác, bạn phải học cách giữ lại phán xét cho đến khi bạn biết tất cả sự việc và hiểu toàn bộ câu chuyện.

 

Thay vào đó, hãy chọn “duy trì sự phán xét chính xác.”  Bám nó.  Đừng vội vứt nó hoặc loại nó.  Hãy nắm chắc nó, như thể sự lành mạnh của các mối quan hệ của bạn phụ thuộc vào nó—bởi nó là vậy!

 

Kinh Thánh nói, “Thật xấu hổ—vâng, thật ngu ngốc!—khi quyết định trước khi biết sự kiện!” (Châm Ngôn 18:13 TLB).

 

Đừng vội lên án hoặc chỉ trích.  Đừng giả định bạn biết động lực của người ta, vì bạn lẽ không biết.  Đừng quyết định trước khi biết tất cả sự kiện.

 

Khi bạn chờ đợi toàn bộ câu chuyện, bạn phát triển lòng trắc ẩn để yêu thương tốt và trở nên giống Chúa Giê-su hơn.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn cần cam kết làm gì để học thêm khôn ngoan từ Lời Chúa?

·      Thế nào việc hiểu động lực của ai đó giúp bạn quyết định cách mình sẽ đáp ứng?

·      Để tránh xung đột trong các mối quan hệ, tại sao thật quan trọng lắng nghe nhiều hơn nói?

https://pastorrick.com/be-wise-and-wait-for-the-whole-story/

 

 

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

HỘI THÁNH KHÔNG TOÀN HẢO; HÃY YÊU HỘI THÁNH BẤT KỂ GÌ

 


TG: RICK WARREN - 16 THÁNG 2 NĂM 2022

DG: Thang Chu

 

“Hãy kiên nhẫn với nhau, dự liệu lỗi lầm người khác vì tình yêu thương (Ê-phê-sô 4:2 NLT).

 

Sự hiệp nhất trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời bạn—trong nhóm nhỏ, hội thánh, hoặc gia đình bạn—đòi hỏi bạn phải thực tế với những kỳ vọng của mình.

 

Nhiều người mang những kỳ vọng không thực tế đến hội thánh.  Kỳ vọng bất kỳ hội thánh nào cũng luôn làm mọi điều đúng làm mục vụ một cách toàn hảo cho mọi người thì thậtchuyện thần tiên.

 

Một hội thánh có thể lành mạnh, nhưng nó sẽ không bao giờ toàn hảo.  Một nhóm người bất toàn sẽ không bao giờ có thể tạo ra một cộng đồng toàn hảo.

 

Thi Thiên 119:96 nói, “Không gì toàn hảo ngoại trừ lời Ngài (TLB).

 

Mọi thứ trên hành tinh này bị đổ vỡ—thời tiết, kinh tế, thân thể chúng ta, các mối quan hệ chúng ta, tâm trí chúng ta.  Không gì ở đây hoạt động toàn hảo ngoại trừ Lời Chúa.  Kỳ vọng điều toàn hảo trong hội thánh bạn là tự đặt mình vào thất vọng lớn.

 

Khi người ta đọc sách về hội thánh lý tưởng, họ trở nên yếm thế.  Tại sao?  Bởi họ đang hy vọng điều gì đó không tồn tại.  Khi bạn khám phá ra điều Đức Chúa Trời định về mối thông công thật, rất dễ nản lòng bởi khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế.

 

Chúa Giê-su yêu lắm hội thánh Ngài, thậm chí tất cả những lỗi lầm và thất bại của nó—và Ngài muốn bạn cũng làm y vậy.  Nếu bạn sẽ giống-Đấng-Christ, bạn bắt buộc yêu hội thánh bất kể những bất toàn của nó.

 

Khao khát lý tưởng trong khi phê phán hiện thực là bằng chứng của sự non nớt tâm linh.  Trái lại, bằng lòng với hiện thực mà không vươn mình cho lý tưởng là tính tự mãn.  Trưởng thành là sống với sự căng thẳng của điều gì bạn biết là lý tưởng và điều gì là thực tế.

 

Làm phụ huynh, bạn không đợi con mình trưởng thành rồi mới bắt đầu yêu chúng; bạn yêu chúng ở mọi giai đoạn trưởng thành của chúng.  Y vậy, bạn cần học yêu thương người ở mọi giai đoạn tăng trưởng của họ, và bạn cần học yêu hội thánh là một tập thể trong mọi giai đoạn tăng trưởng của nó.

 

Những tín đồ khác sẽ làm bạn thất vọng, nhưng đó không phải lý do để ngừng yêu và thông công với họ.  Bạn sẽ sống với họ đời đời—vậy bạn nên thực hành bây giờ cách yêu họ hơn như Chúa Giê-su.

 

“Hãy kiên nhẫn với nhau, dự liệu lỗi lầm người khác vì tình yêu thương” (Ê-phê-sô 4:2 NLT).

 

THẢO LUẬN

·      Khi bạn bị cám dỗ chỉ trích hội thánh mình, bạn nên làm gì thay thế?

·      Tại sao thật quan trọng để có người dìu dắt và được dìu dắt trong hội thánh?

·      Thế nào bạn có thể có cái nhìn thực tế về điều gì nhà thờ được cho là và vai trò của bạn trong đó là gì?

https://pastorrick.com/the-church-isnt-perfect-love-it-anyway/

 

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022

CÁCH TẠO HIỆP NHẤT trong HỘI THÁNH BẠN

 

TG: RICK WARREN - 14 tháng 2, 2022

DG: Thang Chu

 

“Chúng ta hãy tập trung vào những điều tạo hòa hợp, và vào việc tăng trưởng đức tính lẫn nhau” (Rô-ma 14:19 PHILLIPS).

 

Bạn có muốn là tác nhân tạo hòa hợp và hiệp nhất trong hội thánh bạn không?  Nếu vậy, bước đầu tiên là đây: Tập trung vào điều chung bạn có với những Cơ-đốc-nhân khác, hơn là sự khác biệt của bạn.

 

Kinh Thánh nói, “Chúng ta hãy tập trung vào những điều tạo hòa hợp, và vào việc tăng trưởng đức tính lẫn nhau” (Rô-ma 14:19 PHILLIPS).

 

Khi bạn tập chú, là bạn tập trung và dành toàn bộ chú ý cho điều gì đó.  Bạn không tình cờ tập trung; bạn có cố ý.  Là Cơ-đốc-nhân, bạn có thể chọn tập trung vào những điểm chung—những điều tạo nên hòa hợp và hiệp nhất trong thân thể của Đấng Christ.

 

Điểm chung mà bạn chia sẻ với anh chị em trong gia đình Đức Chúa Trời là gì?  Ê-phê-sô 4:4-6 nói rằng các Cơ-đốc-nhân chia sẻ bảy điểm chung lớn: “Có một thân và một Thánh Linh, y như anh chị em được kêu gọi đến một hy vọng; một Chúa, một đức tin, một báp-têm; một Thiên Chúa và là Cha của tất cả, là Đấng trên tất cả và xuyên tất cả và trong tất cả” (NIV).

 

Chúng ta là một thân.  Chúa Giê-su không có nhiều thân thể.  Ngài chỉ có một hội thánh!

 

Chúng ta có một Thánh Linh.  Tất cả chúng ta đã được ban cho cùng một Thánh Linh lúc cứu rỗi.

 

Chúng ta chia sẻ một hy vọng.  Chúng ta chia sẻ hy vọng về sự tái lâm của Chúa Giê-su.  Ngài không chết.  Ngài đã sống lại, trở về trời, và hứa trở lại.

 

Chúng ta có một Chúa.  Chúng ta không thờ nhiều thần.

 

Chúng ta có một đức tin.  Đức tin chúng ta được chứa trong một sách, là Kinh Thánh.

 

Chúng ta có một báp-têm.  Chúng ta không cần báp-têm lại mỗi lần chúng ta phạm tội.

 

Chúng ta có một Đức Chúa Trời.  Ngài biết tất cả mọi điều, thấy tất cả mọi điều, và ở với chúng ta mọi lúc.

 

Là thành viên trong gia đình Đức Chúa Trời, chúng ta cũng chia sẻ cùng sự cứu rỗi, cùng sự tha thứ, cùng ân điển, cùng sự thương xót, và cùng một tương lai.  Những yếu tố này quan trọng vượt hơn giới tính hoặc chủng tộc của bạn, hình dạng hoặc kích thước của bạn, tình trạng kinh tế của bạn, xuất thân của bạn, tội lỗi của bạn, hoặc bất cứ gì khác.

 

Ngay cả khi bạn tập trung vào bảy điều lớn đó trong sách Ê-phê-sô, đừng quên rằng Đức Chúa Trời không chỉ ban cho bạn những điểm chung với những người khác trong hội thánh bạn.  Ngài cũng tạo ra sự khác biệt của bạn.

 

Đức Chúa Trời chọn ban cho người ta những tính cách khác nhau và trang bị cho mỗi người những ân tứ khác nhau.  Bạn có thể hiệp nhất quanh nền tảng Phúc Âm, đồng thời bạn cũng coi trọng và học hỏi từ tất cả những cách Chúa khiến bạn độc đáo.

 

Đừng chỉ hòa đồng với người trong hội thánh của bạn.  Hãy đạt tới sự hòa hợp và hiệp nhất thực sự khi bạn nhớ đến niềm hy vọng mà bạn chia sẻ.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào văn hóa ngày nay đi ngược lại sự hiệp nhất trong hội thánh?

·      Những cách nào bạn có thể mừng đón sự khác biệt trong hội thánh bạn trong khi vẫn tập trung vào những điểm cốt lõi mà bạn có chung?

·      Tại sao thật khích lệ là mỗi Cơ-đốc-nhân đều có Thánh Linh trong họ?

https://pastorrick.com/how-to-work-for-unity-in-your-church/