Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

YẾU ĐUỐI của BẠN ĐỊNH DẠNG LỜI CHỨNG của BẠN cho THẾ GIỚI

TG: RICK WARREN - 30/11/2020

DG: Thang Chu

 

Tôi muốn anh chị em biết, hỡi anh chị em yêu mến của tôi, rằng mọi điều xảy ra cho tôi ở đây đã giúp lan truyền Tin Mừng” (Phi-líp 1:12 NLT).

 

Lời chứng của bạn cho thế giới sẽ đến từ yếu điểm của bạn, không phải điểm mạnh của bạn.

 

Rất nhiều người nói ngược lại: Họ nghĩ thế giới có ấn tượng bởi sự thịnh vượng của Cơ-đốc-nhân.  Điều đó không gây ấn tượng thế giới.  Họ thấy điều đó khắp nơi!  Điều gây ấn tượng người ngoại đạo là cách tín đồ đối phó nghịch cảnh, chứ không phải thịnh vượng.

 

Thống khổ của bạn, không phải thành công của bạn, khiến bạn được tín nhiệm.  Lòng trung tín của bạn, không phải danh vọng của bạn, tạo được lòng tôn trọng.

 

Sứ đồ Phao-lô là người chuyên dùng nỗi đau mình như lời chứng.  Ông viết từ ngục tối ở Rôma, “Tôi muốn anh chị em biết, hỡi anh chị em yêu mến của tôi, rằng mọi điều xảy ra cho tôi ở đây đã giúp lan truyền Tin Mừng” (Phi-líp 1:12 NLT).

 

Phao-lô dùng nỗi đau của mình để làm khuôn cho thông điệp mà Đức Chúa Trời ban cho ông.  Trong khi ông bị xích trong tù, ông viết thư cho hội thánh mà thư đó đã trở thành một phần Tân Ước.

 

Phao-lô nói: “Trong mọi việc chúng tôi làm, chúng tôi bày tỏ mình là người hầu việc thật của Đức Chúa Trời” (2 Cô-rinh-tô 6: 4).  Điều đó bao gồm thể nào bạn đối phó nỗi đau, thất bại, thất trận, vấn đề, sai lầm, tội lỗi, và tất cả điều xấu xảy ra trong đời bạn.

 

Không cần quyền năng Đức Chúa Trời để đối phó điều tốt; ai cũng có thể đối phó điều  tốt.  Cần quyền năng Đức Chúa Trời để kiên nhẫn chịu đựng.

 

Thế giới không có câu trả lời xác đáng về cách chịu đựng.  Nhưng người theo Đấng Christ kiên nhẫn chịu đựng thống khổ, gian nan,hoạn nạn đủ loại như lối để làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giê-su.

 

Mục vụ sâu xa nhất của bạn sẽ xuất phát từ tổn thương sâu xa nhất của bạn—và thông điệp sống sâu xa nhất của bạn sẽ xuất phát từ nỗi đau sâu xa nhất của bạn.

 

Trong mọi lĩnh vực đời bạn nơi bạn từng gặp nỗi đau, bạn đều có lời chứng.  Thể nào bạn sẽ dùng nó để giúp đưa người khác từ tuyệt vọng đến sự sống sung mãn trong Đấng Christ?

 

THẢO LUẬN

·      Tại sao bạn nghĩ Đức Chúa Trời để điều xấu xảy ra cho tín đồ?  Câu trả lời của bạn có thay đổi sau khi suy nghĩ qua bài dưỡng linh này không?

·      Trong kinh nghiệm đau đớn nào mà quyền năng Đức Chúa Trời đã giúp bạn kiên nhẫn chịu đựng?

·      Thể nào bạn có thể giải thích sự tiếp sức của Đức Chúa Trời trong từng trải đau đớn đó trong lời chứng của bạn?

https://pastorrick.com/your-weaknesses-shape-your-witness-to-the-world/

 

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

HÃY ĐỂ NỖI ĐAU BẠN KÉO BẠN GẦN NGƯỜI KHÁC HƠN

TG: RICK WARREN - 28/11/2020

DG: Thang Chu

 

Hãy chia sẻ nhau gánh nặng của người khác,theo cách này là vâng phục luật pháp Đấng Christ” (Ga-la-ti 6:2 NLT).

 

Đau đớn thay đổi bạn.  Nó có thể khiến bạn xoay khỏi trung tâm bản thân và hướng tới quan tâm nhiều hơn người khác đang đau đớn.

 

Một cách quan trọng bạn có thể tận dụng nỗi đau của mình cho điều tốt là xích lại gần người khác hơn.  Nếu bạn thành thật về những điều đang khiến bạn đau đớn, thì điều đó sẽ đào sâu tình yêu của bạn khiến trưởng thành các mối quan hệ và ý thức cộng đồng của bạn.  Nếu bạn tự cho phép mình dễ bị tổn thương, thì điều đó sẽ giúp bạn xây dựng những mối quan hệ đích thực.

 

Một thống kê đáng buồn rằng khoảng một phần ba hôn nhân kết thúc bằng ly hôn sau khi mất con.  Mọi người đều đau đớn khác nhau, và nó có thể đẩy cặp đôi xa nhau.

 

Khi con trai chúng tôi chết, vợ tôi, Kay quyết định sẽ dùng nỗi đau chúng tôi để xích lại gần nhau hơn thay vì để nó đẩy chúng tôi xa nhau.  Chúng tôi không cố nói với nhau từ nỗi đau của mình.  Khi Kay trải qua cơn sóng đau buồn, tôi chỉ đơn giản bước đến và choàng tay qua nàng hoặc chỉ đứng cạnh nàng và im lặng.  Không lời nào để nói.

 

Càng sâu nỗi đau, càng ít lời bạn dùng.

 

Nhóm nhỏ của chúng tôi đến sau khi Matthew chết.  Họ nói, “Chúng tôi sẽ qua đêm tại nhà bạn.  Chúng tôi sẽ không để bạn đây một mình.  Chúng tôi sẽ ở bên bạn. Họ không cố đưa chúng tôi bất kỳ lời dạy khôn nào.  Họ chỉ ban cho chúng tôi mục vụ hiện diện.  Họ ngủ trên ghế dài và trên sàn nhà của chúng tôi.  Tôi sẽ không bao giờ quên thể nào điều đó đã nâng đỡ chúng tôi.

 

Kinh Thánh nói, “Hãy chia sẻ nhau gánh nặng của người khác, và theo cách này là vâng phục luật pháp Đấng Christ” (Ga-la-ti 6:2 NLT).

 

Bạn không cần cố làm mọi người vui lên khi họ đang đau buồn.  Thay vào đó, hãy cố bước vào đau đớn của họ và cùng họ cảm nhận nó.  Chia sẻ nỗi đau của ai đó dẫn đến xây dựng tình bằng hữu, trở nên gần gũi hơn người khác và củng cố mối quan hệ.

 

THẢO LUẬN

·      Tại sao bạn nghĩ người ta thường cần sự hiện diện của bạn hơn những lời dạy khôn của bạn khi họ đau đớn?

·      Thể nào thống khổ từng thay đổi các mối quan hệ của bạn?  Thể nào nó từng kéo bạn gần hơn hoặc đẩy bạn xa hơn khỏi người ta?

·      Tại sao đôi khi bạn dễ khép mình lại khi bạn đau buồn hơn là khiến chính mình dễ tổn thương trong các mối quan hệ của bạn?

https://pastorrick.com/let-your-pain-draw-you-closer-to-others/

 

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

HÃY ĐỂ NỖI ĐAU BẠN KÉO BẠN GẦN CHÚA HƠN

TG: RICK WARREN - 27/11/2020

DG: Thang Chu

 

“Chúng tôi thực sự bị nghiền nát và phủ đầu . . . và thấy chúng tôi thật bất lực như thế nào khi tự giúp mình; nhưng điều đó tốt, vì khi đó chúng tôi đặt mọi sự vào tay Đức Chúa Trời, Đấng duy nhất có thể cứu chúng tôi, vì Ngài thậm chí có thể vực dậy kẻ chết.Ngài đã giúp chúng tôi” (2 Cô-rinh-tô 1:8-10 TLB).

 

Khi bất cứ đau đớn nào xảy đến với bạn, bạn có lựa chọn: Bạn có thể chạy đến Chúa, hoặc bạn có thể chạy khỏi Chúa.

 

Nếu bạn đang chạy khỏi Chúa, bạn sẽ chạy đến gì?  Ai có thể giúp bạn nhiều trong nỗi đau của bạn hơn Chúa?

 

Trong những năm tháng từ khi con trai tôi là Matthew qua đời, tôi đã phải chọn hết lần này đến lần khác chạy đến Chúa.  Trên thực tế, trong những năm đó, tôi đã dành nhiều thời gian một mình với Chúa hơn tất cả những năm trước đó đời tôi cộng lại.  Tại sao?  Nỗi đau kéo bạn lại gần Chúa.

 

Thể nào bạn kéo lại gần Chúa hơn khi bạn đau đớn?  Điều đầu tiên bạn làm là nói cho Ngài biết chính xác cảm giác của bạn.  Đó là điều bạn tự nhiên làm khi bạn thấy một thảm họa như bão xoáy hoặc động đất và kêu lên: "Ôi Chúa ơi!"

 

Ngay cả khi bạn kêu lên, “Chúa ơi, tôi không thích điều này.  Tôi tức lắm.  Tôi rất buồn,” điều đó vẫn kéo lại gần Chúa trong lời cầu nguyện.  Nó được gọi là lời cầu nguyện than vãn.

 

Bạn cần học cách thờ phượng Đức Chúa Trời trong mọi giai đoạn đau buồn.  Nói cách khác, bạn dùng lời cầu nguyện để bộc lộ cú sốc, để trút bỏ nỗi buồn,để vật lộn với cảm xúc mình.  Bạn phó thác đời mình cho Chúa khi bạn không biết lối nào phải rẽ.  Bạn cầu xin Chúa dùng nỗi đau hóa tốt cho đời bạn.  Bạn không kìm nén bất kỳ cảm xúc nào. Bạn nói với Chúa chính xác điều bạn đang cảm nhậnkéo lại gần Ngài.

 

Bạn làm điều Phao-lô đã làm trong 2 Cô-rinh-tô 1:8-10, “Chúng tôi thực sự bị nghiền nát và phủ đầu . . . và thấy chúng tôi thật bất lực như thế nào khi tự giúp mình; nhưng điều đó tốt, vì khi đó chúng tôi đặt mọi sự vào tay Đức Chúa Trời, Đấng duy nhất có thể cứu chúng tôi, vì Ngài thậm chí có thể vực dậy kẻ chết. Và Ngài đã giúp chúng tôi” (2 Cô-rinh-tô 1:8-10 TLB).

 

Tôi đã thấy rất nhiều người được biến hóa nhờ tiến trình học thờ phượng, tin cậy, kéo lại gần Chúa khi họ đau đớn.  Họ đã học rằng Chúa không bao giờ gần bạn hơn khi bạn tan vỡ.

 

Đừng lãng phí nỗi đau của bạn.  Hãy để nó khiến bạn hướng về Đức Chúa Trời, dành nhiều thời gian hơn cho Ngài và Lời Ngài, và được nhắc về những lời hứa của Ngài cho bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Người nào hoặc cái gì bạn thường chạy đến gặp nhất khi bạn trải qua điều gì đó đau đớn?

·      Thể nào Lời Đức Chúa Trời giúp nỗi đau của bạn?

·      Cách nào Đức Chúa Trời có thể biến nỗi đau của bạn thành điều gì đó tốt đẹp trong đời bạn hoặc đời người khác?  Thể nào bạn từng thấy Ngài làm điều này trong đời bạn?

https://pastorrick.com/let-your-pain-draw-you-nearer-to-god/

 

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

HÃY NHẤC TAY THÁNH THAY VÌ LẮC NẮM ĐẤM

TG: RICK WARREN - 25/11/2020

DG: Thang Chu

 

“Bất cứ khi nào các con đứng cầu nguyện, nếu các con bất cứnghịch ai, hãy tha thứ họ [bỏ vấn đề, để nó đi], để rồi Cha các con trên trời cũng sẽ tha thứ các vi phạm và việc sai của các con (Mác 11:25 AMP).

 

Cần bao nhiêu sức để thả vật gì đó?  Không gì.  Bạn cứ thả nó!  Không tốn sức chút nào.

 

Chúa Giê-su nói: “Bất cứ khi nào các con đứng cầu nguyện, nếu các con có bất cứ gì nghịch ai, hãy tha thứ họ [bỏ vấn đề, để nó đi], để rồi Cha các con trên trời cũng sẽ tha thứ các vi phạm và việc sai của các con” (Mác 11:25 AMP).

 

Khi bạn để nỗi đau của mình ra đi, tất cả sức mà bạn từng lãng phí vào việc căm ghét, phẫn uất, mang mối hận thù, và nuôi dưỡng oán giận sẽ được giải tỏa.  Rồi bạn có thể dùng sức lực mình vào các dự án quan trọng và xây dựng hơn.

 

Bạn phải dâng tổn thương của mình cho Chúa.  Thả nó và để Ngài mang nó cho bạn. Chúa tình nguyện đối phó nó.

 

Bạn chỉ nói với Chúa, “Nỗi đau này quá nặng với tôi để mang, và tôi không biết điều đúng nào để làm về nó.  Tôi có lẽ sẽ khiến hỗn độn!  Vậy, Chúa ơi, tôi dâng Ngài tổn thương này.  Tôi tha thứ người đã làm tổn thương tôi, và tôi muốn Ngài đối phó nó từ đây.  Nó ngoài tầm tay tôi bây giờ và trong tay Ngài.  Tạ ơn Ngài!

 

Kinh Thánh cũng nói trong 1 Ti-mô-thê 2:8, “Tôi muốn các ông cầu nguyện với đôi tay thánh nhấc lên Đức Chúa Trời, thoát khỏi giận dữ và tranh cãi” (NLT).

 

Khi bạn bị tổn thương hoặc bị đối xử bất công, thay vì phàn nàn với người khác, hãy liên lạc với Chúa.  Thay vì tức giận và oán hận, hãy thờ phượng Đức Chúa Trời vì sự hiện diện và cung cấp của Ngài trong đời bạn.  Hãy ngừng lắc nắm đấm giận dữ và thay vào đó hãy giơ bàn tay thánh lên Chúa trong sự cầu nguyện.

 

Đừng lãng phí đời bạn nữa khi nuôi dưỡng tức giận và oán hận đối với kẻ thù bạn.  Chỉ cần thả nỗi đau của bạn dưới chân Chúa Giê-su, và bạn sẽ trải nghiệm sự nhẹ nhõm và tự do như bạn chưa từng biết trước đây.

a

THẢO LUẬN

·      Điều gì khiến bạn muốn giữ lấy tổn thương và tức giận của mình thay vì giải tỏa nó cho Chúa?

·      Khi bạn bị tổn thương, ai là người đầu tiên bạn nói về nó?  Bạn nghĩ điều gì sẽ thay đổi nếu bạn nói chuyện với Chúa trước về tổn thương của mình?

·      Thể nào tự do, đến từ việc phó thác tổn thương của bạn cho Đức Chúa Trời, giúp bạn theo đuổi mục đích mình?

https://pastorrick.com/lift-holy-hands-instead-of-shaking-fists/

 

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

ĐỪNG ĐỂ CAY ĐẮNG BÀO MÒN BẠN

TG: RICK WARREN - 24/11/2020

DG: Thang Chu

 

“Đá thì nặng và cát cũng nặng, nhưng oán giận gây bởi kẻ ngốc còn nặng hơn (Châm Ngôn 27:3 NLT).

 

Bất cứ lúc nào bạn thở vào cay đắng, bạn làm nghẹt thở tâm linh mình.

 

Cay đắng không chỉ bóp nghẹt hạnh phúc và những cảm xúc lành mạnh của bạn.  Nó cũng bóp cổ tâm linh bạn.  Khi bạn có cay đắng trong lòng, bạn không thể thở được về mặt tâm linh.

 

Cay đắng sẽ chỉ đè nặng bạn xuốnggây căng thẳng tâm linh bạn.  Châm Ngôn 27:3 nói, “Đá thì nặng và cát cũng nặng, nhưng oán giận gây bởi kẻ ngốc còn nặng hơn” (Châm Ngôn 27:3 NLT).

 

Chọn cay đắng cũng giống như chọn mang theo khối nặng khổng lồ mọi nơi bạn đi.  Nó là gáng nặng không cần thiết, nhưng bạn đã chọn để chịu đựng nó.

 

Đôi khi có lẽ bạn nghĩ bạn có thể làm tổn thương người đã làm tổn thương bạn bằng cách giữ chặt những gì đã xảy ra—rằng qua cách cứ nổi điên, người kia sẽ trở nên đau khổ.

 

Nhưng cay đắng là vũ khí vô giá trị.  Nó không làm tổn thương người khác.  Nó chỉ khiến bạn khốn khổ.

 

Người làm tổn thương bạn có lẽ thậm chí không biết rằng bạn đang nghĩ về họ suốt.  Cay đắng giống uống thuốc độc và hy vọng nó giết người làm tổn thương bạn.  Nhưng người đó ở ngoài kia đâu đó, ăn bữa tối thịt bít-tết và sống đời tốt nhất của họ.  Họ thậm chí không nghĩ về bạn!  Họ vẫn tiến tới đời họ.  Sẽ thật lãng phí thời giờ bạn để cứ cố dùng cay đắng như vũ khí.  Bạn sẽ chỉ làm tổn thương chính mình.

 

lẽ bạn đã bị ai đó làm tổn thương cách đây đã lâu, và tôi xin lỗi vì bạn đã phải trải qua nỗi đau đó.  Nhưng đây là tin tốt: Họ không thể làm tổn thương bạn nữa!  Cách duy nhất để họ có thể tiếp tục làm tổn thương bạn là nếu bạn chọn giữ lấy tổn thương đó và lặp đi lặp lại nó trong tâm trí mình.  Kinh Thánh nói trong Gióp 18:4, “Anh chỉ đang làm tổn thương chính mình bằng cơn giận của anh” (GNT).

 

Bạn không cần phải làm tổn thương nữa.  Hãy buông bỏ nỗi tổn thương của bạn.  Phó nó cho Chúa.  Khi bạn làm vậy, bạn sẽ thở vào không khí trong lành, ngọt ngào của tự do và có thể tiến về phía trước có mục đích.

 

THẢO LUẬN

·      Trong đại dịch này, có nhiều gánh nặng mà bạn không có lựa chọn nào khác. Nhưng gánh nặng tổn thương trong quá khứ không trong số đó.  Bạn có thể chọn hoặc có hoặc không đeo loại gánh nặng đó.  Tổn thương nào bạn cần lựa chọn giao phó cho Đức Chúa Trời hôm nay?

·      Phải chăng cay đắng đã thấm vào gia đình bạn?  Nếu vậy, điều gì cần để phá vỡ vòng chu kỳ đó trong thế hệ của bạn?

·      Tại sao bạn trải nghiệm được tự do khi bạn phó thác tổn thương mình cho Chúa?

https://pastorrick.com/dont-let-bitterness-wear-you-down/

 

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

ĐỪNG ĐỂ TÌNH CẢM BẠN TẠO CHỖ ĐỨNG CHO SATAN

TG: RICK WARREN - 23/11/2020

DG: Thang Chu

 

“Tức giận tạo chỗ đứng cho ma quỷ (Ê-phê-sô 4:27 NLT).

 

Trong mỗi cuộc cãi vã, một cuộc chiến tâm linh vô hình đang diễn ra ở hậu trường.

 

Ở bề mặt, cuộc cãi vã có vẻ nhỏ.  Bạn có lẽ nghĩ bạn đang tranh cãi về việc ai không đổ rác hoặc ai để quần áo họ trên sàn.  Nhưng ở mức sâu hơn, Satan đang cố tạo hỗn loạn, xao lãng, và phá hủy mối quan hệ của bạn.  Nó đứng sau hậu trường, tận dụng mọi cơ hội để tạo xung đột trong đời bạn.

 

Bạn sẽ không có bình an trong đời mình nếu bạn nghĩ rằng bạn chỉ đang chiến đấu với người khác.  Bạn đang chiến đấu chống các thế lực tâm linh.  Người ta không thấy Satan, nhưng nó có thật.  Nó là nguồn gốc đằng sau mọi xung đột.

 

Ê-phê-sô 4:27 nói, “Tức giận tạo chỗ đứng cho ma quỷ” (NLT).  Tức giận mang lại cho Sa-tan điều gì đó để níu kéo đời bạn.  Bất cứ lúc nào bạn nổi giận và dùng lời lẽ gây tổn thương, bạn mở cửa cho Satan có chỗ đứng trong tình cảm bạn và tạo hỗn loạn.  Bạn không thể có mối quan hệ lành mạnh nếu bạn có tình cảm hỗn loạn và mất kiểm soát.

 

Khi bạn nổi giận, Satan luôn sẵn sàng với kho đạn về lời nói gây tổn thương mà nó gieo vào tâm trí bạn.  Nó khơi lòng kiêu ngạo của bạn.  Nó khiến bạn nghĩ bạn phải đúng hoặc phải nói lời cuối cùng.  Nó ngăn bạn không nhìn thấy hoặc quan tâm đến tổn thương mà bạn đang gây ra.

 

Cách nào bạn chiến đấu chống loại quyền lực đó?  Bạn phải chống ma quỷ.

 

Khi bạn nhận ra mình sắp cãi nhau với ai đó, hãy lưu ý rằng Satan có kế hoạch làm bạn khó chịu.  Nó muốn bạn căng thẳng, tức giận, và tổn thương.  Satan sẽ sử dụng bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào trong đời bạn để phá hủy bình an của bạn.  Nhưng bạn đừng để nó làm điều đó!

 

“Chúng tôi không muốn vô tình tạo cơ hội cho Sa-tan thêm trò tinh quái nữa—chúng tôi không phải không biết lối ranh ma của nó!” (2 Cô-rinh-tô 2:11).

 

Nếu bạn không biết thể nào Satan âm mưu, thì bạn sẽ bị đánh bại lần này sang lần khác.      Nhưng bây giờ bạn biết rằng—khi bạn tức giận và dùng lời tổn thương—bạn đang tạo cho Satan chỗ đứng vững chắc trong đời và mối quan hệ của bạn.  Như vậy bạn sẽ có thể ngăn cuộc cãi vã trước khi nó bắt đầu.

 

Lần tới khi bạn bị cám dỗ đáp lại trong cơn giận, thay vào đó, hãy chọn nói sự sống và tình yêu.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào việc biết Satan đang hành động sau hậu trường sẽ thay đổi cách bạn ứng phó sự bất đồng?

·      Bạn nghĩ tại sao Satan dùng cảm xúc bạn để xúi giục xung đột?

·      Thể nào những lời bạn nói và cách bạn nói chúng gây ảnh hưởng cuộc trò chuyện về một điều bất đồng?

https://pastorrick.com/dont-let-your-emotions-give-satan-a-foothold/

 

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

CHỈ DUY ĐỨC CHÚA TRỜI THỎA ĐÁP TẤT CẢ NHU CẦU BẠN

TG: RICK WARREN - 21/11/2020

DG: Thang Chu

 

“Anh chị em không nhận được điều mình muốn vì anh chị em không xin Chúa ban cho” (Gia-cơ 4:2 NLT).

 

Một trong những nguyên nhân lớn nhất gây cãi vã trong gia đình, với bạn bè, hoặc tại sở làmvì bạn mong đợi người ta đáp ứng nhu cầu trong đời bạn mà chỉ duy Đức Chúa Trời mới có thể đáp ứng.  Điều này thường rõ ràng nhất trong hôn nhân, nhưng nó đúng trong mọi mối quan hệ.  Bạn tìm người mà bạn có thể tin cậy và người biết rõ về bạn.  Nên bạn bắt đầu tìm đến họ để được thỏa đáp về tinh thần và tình cảm.

 

Thật thông thường cho người ta kết hôn và nghĩ người phối ngẫu của họ nên và sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của họ.  Suy cho cùng, bạn hoàn thiện lẫn nhau, phải không?  Nhưng điều đó chỉ phi thực tế, bất công, và chỉ khiến bạn thất vọng nặng nề?  Người phối ngẫu của bạn không phải là Chúa.  Bạn thân nhất của bạn không phải là Chúa.  Đồng nghiệp của bạn không phải là Chúa.  Không ai trong họ biết bạn như Chúa biết.  Không ai trong họ có thể cung cấp cho bạn như Ngài có thể.  Họ là những người bị đỗ vỡ, giống như bạn!

 

Đã đến lúc thay đổi kỳ vọng của bạn để sự thất vọng của bạn không dẫn đến xung đột và cãi vã nhiều hơn trong các mối quan hệ của bạn.

 

Vậy bạn nên làm gì thay vì tìm ai đó để đáp ứng mọi nhu cầu tình cảm, tinh thần, và thể chất mà bạn có?  Bạn nên cầu nguyện về chuyện đó.

 

“Anh chị em không nhận được điều mình muốn vì anh chị em không xin Chúa ban cho” (Gia-cơ 4:2 NLT).

Khi bạn mong đợi người khác đáp ứng nhu cầu bạn thay vì Chúa, điều đó dẫn đến thất vọng.  Và bực bội dẫn đến cãi vã.  Nếu bạn không cầu nguyện và xin Chúa đáp ứng nhu cầu bạn, thì bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để cãi vã.  Nếu bạn không cầu nguyện về nó, bạn đang chiến đấu vì nó.  Bạn không có bởi bạn chưa cầu xin Chúa cho điều đó!

 

Nếu bạn có nhu cầu, trước tiên đừng tìm đến người phối hoặc bạn hữu của bạn để thỏa đáp nó.  Hãy đến với Chúa trước.  Ngài đã biết bạn cần gì, và sẵn sàng ban cho bạn.  Bạn chỉ cần hỏi.

 

THẢO LUẬN

·      Một số nhu cầu nào bạn đang tìm nơi người phối ngẫu thỏa đáp đã dẫn đến thất vọng?  Về bạn thân của bạn thì sao?  Đồng nghiệp của bạn?

·      Nhu cầu nào bạn muốn Chúa đáp ứng trong đời bạn? Thể nào những lời cầu nguyện của bạn phản ánh lòng tin cậy của bạn nơi Ngài để cung cấp nhu cầu đó?

·      Bạn nghĩ tại sao Đức Chúa Trời muốn bạn cầu nguyện về nhu cầu của bạn khi Ngài đã biết bạn cần gì?

https://pastorrick.com/only-god-can-meet-all-your-needs/

 

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

AI ĐIỀU KHIỂN TƯƠNG LAI BẠN?

TG: RICK WARREN - 20 tháng 11 năm 2020

DG: Thang Chu

 

“Vả chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời khiến mọi sự hiệp lại vì lợi ích của người yêu mến Đức Chúa Trời và được kêu gọi theo mục đích Ngài cho họ” (Rô-ma 8:28 NLT).

 

Một trong những sợ hãi lớn mà bạn phải đối diện trong đời này là sợ hãi về tương lai.  Bạn lo sợ cho tương lai gia đình, bạn hữu, công việc, cộng đồng của bạn—và mọi điều khác xen giữa.

 

Đó là điều tự nhiên.  Bạn không kiểm soát được.  Nhưng nhận thức đó nên thúc đẩy bạn tin cậy Chúa sâu đậm hơn.

 

Bạn có thể không kiểm soát được tương lai mình, nhưng Chúa được.  Ngài sáng tạo toàn vũ trụ.  Nếu Ngài muốn, Chúa có thể búng tay nó ra khỏi tồn tại trong chốc lát.  Tuy nhiên, Ngài đang thực hiện kế hoạch Ngài trong lịch sử.  Ngài đang chuyển dịch lịch sử đến một cực đỉnh, một định mệnh.  Một ngày đến Chúa Giê-su Christ sẽ trở lại Trần Thế.   Không gì sẽ ngăn cản điều đó.

 

Giống như Đức Chúa Trời đang hành động trong lịch sử để dịch chuyển các sự kiện đến một thời điểm cụ thể, Ngài cũng sẽ hành động trong đời bạn có mục đích—nếu bạn để Ngài.

 

Kinh Thánh cho biết, “Vả chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời khiến mọi sự hiệp lại vì lợi ích của người yêu mến Đức Chúa Trời và được kêu gọi theo mục đích Ngài cho họ” (Rô-ma 8:28 NLT).

 

Lời Chúa không nói rằng mọi điều đều tốt.  Nó cũng không nói rằng Chúa gây ra mọi điều.  Ngài không gây chiến tranh.  Ngài không gây ung thư.  Ngài không gây ra hiếp dâm, lạm dụng, hoặc sờ mó.  Ngài không gây điều ác.  Người ta gây điều đó.  Chúa ban cho con người tự do lựa chọn.  Cái ác là cái giá của tự do đó.

 

Nhưng Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời khiến mọi điều hiệp lại cho điều tốt.  Ngài có thể lấy những quyết định ngốc, ác,xấu mà bạn đã thực hiện trong đời mình và sử dụng chúng cho mục đích tốt nếu bạn tin cậy Ngài.  Tuy nhiên, Rô-ma 8:28 không phải là lời hứa dành cho mọi người.  Nó dành cho “người yêu mến Đức Chúa Trời.”  Nó dành cho những ai tin cậy Chúa và nói, Đây, Chúa ơi, Ngài lấy tất cả mảnh vỡ đời tôi và ghép chúng lại nhau.”

 

Đây là lý do tại sao, khi tôi đọc các tin hàng đầu mỗi ngày, tôi không lo lắng.  Chắc chắn, có rất nhiều vấn đề trên thế giới ngày nay, nhưng Chúa vẫn đang kiểm soát. Chúa vẫn đang chuyển dịch lịch sử lên cao trào.  Và Đức Chúa Trời vẫn đang hướng dân sự Ngài về hướng tốt nhất cho họ.  Ngày đến Đức Chúa Trời sẽ giải quyết mọi việc cho mục đích của Ngài.

 

Bởi Đức Chúa Trời đang kiểm soát, bạn có thể tin cậy Ngài với tất cả mọi điềugồm điều tốt, điều xấu, và điều tồi tệ trong đời bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào việc biết Đức Chúa Trời đang kiểm soát sẽ giúp bạn tin cậy Ngài hơn?

·      Thể nào bạn từng thấy Chúa lấy một quyết định xấukhiến điều gì đó tốt từ nó?

·      Một nỗi sợ tương lai nào bạn có thể giao cho Đức Chúa Trời hôm nay?

 

Tình Yêu của Chúa Là Câu Trả Lời cho Nỗi SHãi của Bạn

 

Khi bạn biết rằng Chúa sẽ không bao giờ ngừng yêu bạn, bạn có thể trút bỏ nỗi sợ hãi của mình.  Ngài đang kiểm soát, và Ngài luôn đặt ích lợi bạn trong tâm trí Ngài.  Ngài sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn.

 

Bạn không cần phải kiếm tình yêu của Đức Chúa Trời hoặc làm công đức để lên thiên đàng.  Kinh Thánh nói, Bởi ân sủng mà anh chị em được cứu, qua đức tin—và điều này không phải từ chính anh chị em, đó là sự ban cho của Đức Chúa Trời—không bởi việc làm, để không ai có thể khoe khoang” (Ê-phê-sô 2:8-9 NIV).

 

Kinh Thánh nói bạn chỉ có thể lên thiên đàng bằng cách tin cậy Đức Chúa Trời qua Con Ngài, là Chúa Giê-su Christ.

 

Nếu bạn chưa tin cậy Chúa Giê-su và tận hiến theo Ngài, tại sao chờ lâu hơn?  Nếu bạn sẵn sàng bước qua ranh giới đó và quyết định tin vào Chúa Giê-su Christ và đi theo Ngài, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này:

 

“Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã hứa rằng nếu con tin Chúa, mọi điều con làm sai sẽ được tha thứ, con sẽ học được mục đích đời mình, và một ngày nào đó Ngài sẽ chấp nhận con vào nhà vĩnh cửu của Ngài trong thiên đàng.

 

Con xưng nhận tội lỗi mình, và con tin rằng Ngài là Đấng Cứu Rỗi con.  Ngài đã hứa rằng nếu con xưng nhận tội lỗi mình và tin cậy Ngài.  Con sẽ được cứu.  Con tin cậy Ngài khi Ngài nói rằng sự cứu rỗi đến bởi ân sủng, qua đức tin, chứ không phải bởi bất cứ gì con làm.  Con tiếp nhận Ngài vào đời con làm Chúa của con.  Hôm nay, con giao mọi phần đời mình cho Ngài.  Con muốn sống đời con theo cách mà Ngài muốn.

 

“Chúa ơi, con muốn yên nghỉ trong tình yêu của Ngài.  Cảm ơn Ngài vì con không phải kiếm nó hay làm việc vì nó.  Con muốn dùng phần đời còn lại của con để phục vụ Ngài thay vì phục vụ bản thân.  Con hạ mình phó thác đời con cho Ngài và xin Ngài cứu contiếp nhận con vào gia đình Ngài.  Nhân danh Ngài con cầu nguyện. A-men.”

https://pastorrick.com/who-controls-your-future-2/

 

 

 

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

HOẠCH ĐỊNH cho NGÀY MAI nhưng SỐNG cho HÔM NAY

TG: RICK WARREN - 19/11/2020

DG: Thang Chu

 

“Đừng lo lắng về ngày mai, vì ngày mai sẽ mang lại những lo lắng của chính nó.

Rắc rối hôm nay là đủ cho hôm nay” (Ma-thi-ơ 6:34 NLT).

 

Cái hay của tương lai là nó không ảnh hưởng đến bạn cùng một lúc.  Nếu bạn bị ném cả cuộc đời bạn vào bạn cùng một lúc, không nghi ngờ gì chuyện bị ngập đầu.  Vì vậy, Chúa ban nó cho bạn trong kích thước miếng cắn nhỏ, từng phần 24 giờ.

 

Vì Đức Chúa Trời ban cho bạn chỉ một ngày mỗi lần, đó là cách Ngài mong bạn giải quyết đời bạn.  Sống từng ngày từng lúc,khiến nó giá trị.

 

Chúa Giê-su dạy: “Đừng lo lắng về ngày mai, vì ngày mai sẽ mang lại những lo lắng của chính nó. Rắc rối hôm nay là đủ cho hôm nay” (Ma-thi-ơ 6:34 NLT).

 

Chúa Giê-su nói ngừng vay mượn rắc rối.  Nếu có điều gì đó xảy ra tuần tới, tại sao bạn làm rối hôm nay bởi lo lắng điều đó?

 

Lo lắng không thể thay đổi quá khứ.  Nó không thể kiểm soát tương lai.  Lo lắng chỉ khiến bạn khổ sở hôm nay.

 

Chúa ban cho bạn tất cả những ân sủng bạn cần—nhưng chỉ đủ cho hôm nay, mỗi ngày. Ngài không chồng chất tất cả quyền năng đó trong đời bạn và trao nó cho bạn trong tuần hoặc tháng tới.  Ngài nói hãy cầu nguyện, “Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn hàng ngày của chúng tôi.  Ngài muốn bạn tận dụng cuộc sống từng ngày một.

 

Khi bạn không biết điều gì tương lai nắm giữ, bạn vẫn có thể tận dụng cuộc sống từng ngày từng lúc.  Đó là tất cả những gì bạn được định để làm!

 

Khi mọi thứ bất trắc và bạn không biết làm thế nào để đưa ra quyết định sáng suốt cho tương lai, thì hãy chăm sóc hôm nay.  Đức Chúa Trời không muốn bạn lo lắng về ngày mai, nhưng Ngài cũng không muốn bạn đoán chừng về nó.  Điều quan trọng là phải lập kế hoạch, cầu nguyện, và tin cậy Chúa cho tương lai.  Nhưng Chúa vẫn mong bạn dồn tâm sức khiến việc hôm nay giá trị.

 

Cách tuyệt diệu để làm điều này, đặc biệt trong kỳ đại dịch, là giảm nhận vào tin truyền thông của bạn.  Thay vào đó hãy tập trung vào những điều Đức Chúa Trời thích và quan tâm, chẳng hạn tăng trưởng tâm linh bạn và chăm sóc cho người cần giúp đỡ ngay bây giờ.  Đó là cách bạn khiến hôm nay giá trị.

 

“Đừng vội tuyên bố điều con sẽ làm ngày mai; con không biết điều đầu tiên nào về ngày mai(Châm Ngôn 27:1 The Message).  Khi mọi thứ khác trong đời dường như không rõ, thì điều này rõ như bạn biết.

 

Hãy hoạch định cho ngày mai nhưng sống cho hôm nay.  Chúa sẽ ban cho bạn mọi thứ bạn cần để vâng phục trong cả hai.

 

THẢO LUẬN

·      Một điều nào bạn không thể kiểm soát mà lại khiến bạn căng thẳng?  Lo lắng tốn rất nhiều năng lượng!  Thế nào bạn có thể chuyển hướng năng lượng đó để hoàn thành hoặc hành động hướng tới điều gì đó hôm nay?

·      Thế nào bạn có thể nhận được ân sủng Đức Chúa Trời để giúp bạn đối diện hôm nay?

·      Theo cách nào việc hoạch định chu đáo giúp bạn tận dụng tối đa hôm nay?

https://pastorrick.com/plan-for-tomorrow-but-live-for-today/

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

BẠN VẪN CÓ THỂ HOẠCH ĐỊNH trong ĐẠI DỊCH NÀY

TG: RICK WARREN - 18/11/2020

DG: Thang Chu

 

“Nếu anh chị em muốn biết Đức Chúa Trời muốn mình làm gì, hãy hỏi Ngài, và Ngài sẽ vui lòng cho anh chị em biết, vì Ngài luôn sẵn sàng ban dư dật nguồn khôn ngoan cho tất cả những ai cầu xin Ngài” (Gia-cơ 1:5 TLB).

 

Không gì sai khi lập kế hoạch, ngay cả trong những ngày đại dịch bất định.  Nhưng nếu bạn muốn Chúa ban phước cho kế hoạch bạn, điều quan trọng là bạn phải đưa Ngài vào kế hoạch bạn.

 

Sách Gia-cơ cho chúng ta lời hứa khi hoạch định.  Sách nói, “Nếu anh chị em muốn biết Đức Chúa Trời muốn mình làm gì, hãy hỏi Ngài, và Ngài sẽ vui lòng cho anh chị em biết, vì Ngài luôn sẵn sàng ban dư dật nguồn khôn ngoan cho tất cả những ai cầu xin Ngài” (Gia-cơ 1:5 TLB).

 

Chúa hứa sẽ ban cho bạn sự khôn ngoan khi bạn hoạch định.  Bạn chỉ cần hỏi.

 

Đây là phần của việc hạ mình trước Chúa.  Bạn không cần phải thắc mắc Ngài muốn bạn làm gì với đời bạn.  Bạn chỉ cần cầu nguyện về nó!  Chúa luôn sẵn sàng ban bạn khôn ngoan mà bạn cần để lập những kế hoạch tốt.

 

Chúng ta đang sống trong thời kỳ độc đáo, và bạn có lẽ cảm thấy như hầu hết các lĩnh vực đời bạn đang trong chốn u minh.  Bạn có lẽ cảm thấy mình không thể lập bất cứ kế hoạch nào hoặc bạn bị kẹt trong một tình huống tạm thời.  lẽ bạn thậm chí chưa lập bất cứ kế hoạch nào vì mục tiêu của bạn chỉ là vượt qua đại dịch này.

 

Nhưng khi đại dịch cứ kéo dài, bạn không muốn phí những tuần và tháng này!  lẽ cảm giác như thời gian đang đứng yên, nhưng những mục đích Đức Chúa Trời luôn chuyển động về phía trước.  Tôi không muốn bạn bỏ lỡ việc trở thành một phần của chúng.

 

Dù có nhiều chuyện trong đại dịch này mà bạn không thể kiểm soát, vẫn có nhiều thứ bạn kiểm soát được.  Tôi thách bạn để riêng một giờ trong tuần này để cầu nguyện hoạch định cho phần còn lại của năm nay.  Nó có thể là một kế hoạch cho sự phát triển tâm linh, gia đình, mục vụ, tài chính, hoặc sự nghiệp của bạn.  Bất cứ gì bạn muốn nói với Chúa, hãy lập thời gian để tìm kiếm sự khôn ngoan của Chúa và đặt ra một số mục tiêu.

 

Bạn có thể bắt đầu bằng cách cầu nguyện, “Lạy Chúa, Ngài muốn con làm gì trong phần còn lại của năm nay?  Ngài muốn con làm gì với đời mình?  Ý Ngài là gì, Chúa ơi?  Xin cho con sự khôn ngoan của Ngài để con có thể phục vụ Ngài tốt và hoàn thành mục đích của con.

 

THẢO LUẬN

·      Nếu bạn biết bạn sẽ thành công, bạn sẽ tận hiến làm gì trong đức tin?

·      Thể nào đại dịch đã làm trật kế hoạch của bạn?  Bước nào bạn có thể thực hiện hôm nay để kế hoạch bạn đúng hướng?

·      Điều gì bạn nghĩ Chúa muốn bạn hoàn thành giữa đại dịch này?

https://pastorrick.com/you-can-still-make-plans-in-a-pandemic/