Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

CÁCH NÀO CHÚNG TA TẠ ƠN trong MỌI HOÀN CẢNH?



Do Rick Warren - ngày 29 tháng 9 năm 2019

“Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh; vì đây là ý muốn Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Chúa Giê-su Christ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18 NIV).

Ở cả Hoa Kỳ và Canada, chúng ta kỷ niệm ngày tạ ơn mỗi năm một lần.  Nhưng Chúa muốn chúng ta chủ ý về lòng biết ơn của chúng ta mỗi ngày.  Ngài muốn chúng ta phát triển thói quen tâm linh này, một điều được phản ánh trong đời tín đồ triệt để.  Bạn càng hiểu sâu sắc tình yêu của Chúa, bạn càng biết ơn sâu sắc hơn.

Vậy, điều gì nghĩa là biết ơn triệt để?

Kinh Thánh nói trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18, “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh; vì đây là ý muốn Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Chúa Giê-su Christ” (NIV).  Đó là lòng biết ơn sâu sắc.  Trong mọi hoàn cảnh hãy tạ ơn, vì đó là ý muốn Chúa cho bạn.

Bạn có thể tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh vì Chúa đang kiểm soát.  Ngài có thể mang điều tốt ra từ điều ác.  Ngài có thể xoay những sai lầm xấu nhất mà bạn đã gây.  Bất kể gì xảy ra, Chúa không ngừng  yêu bạn nữa. Bạn có thể tìm thấy cả trăm điều để tạ ơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cả khi hoàn cảnh đó hôi thối.

Lòng biết ơn triệt để—là tạ ơn trong mọi hoàn cảnh—là ý ch của Chúa vì nó tạo ra mối thông công.

Điều gì tôi muốn nói về điều đó?  Lòng biết ơn luôn xây dựng những mối quan hệ sâu sắc hơn giữa bạn và người khác và giữa bạn và Chúa.

Nếu bạn muốn gần gũi hơn với ai đó, hãy bắt đầu bày tỏ lòng biết ơn người đó. Nếu bạn cảm thấy xa cách người bạn đời của mình, bạn cần bắt đầu làm điều bạn đã làm khi bạn hẹn hò: Bày tỏ lòng biết ơn.  Hãy viết những ghi chú nhỏ về lòng tốt và sự khích lệ.  Gọi điện hoặc nhắn tin trong ngày, chỉ để nói với người phối ngẫu của bạn rằng bạn rất biết ơn.  Lý do bạn mất cảm giác yêu thương đó là vì bạn đã ngừng làm những điều tạo ra cảm giác yêu thương ban đầu đó, và bạn xem thường nhau.

Bạn có muốn xây dựng nhóm nhỏ của bạn?  Đừng chỉ đến nhóm.  Trong tuần, hãy nhắn tin hoặc email hoặc gọi điện hoặc viết thư cho những người trong nhóm của bạn.  Hãy nói, “Tôi rất biết ơn bạn, và đây là lý do tại sao.  Bạn sẽ thấy rằng bạn càng biết ơn nhóm của bạn, nhóm của bạn sẽ càng gắn bó.

Kinh Thánh bảo chúng ta “hãy khích lệ lẫn nhau và xây dựng lẫn nhau (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:11 NIV).  Khi bạn xây dựng người khác, bạn sẽ thấy rằng Chúa cũng xây dựng đời bạn thông qua mối quan hệ sâu sắc của bạn với Ngài và người khác.


THẢO LUẬN
·      Cách nào bạn có thể khích lệ hoặc kết nối với một người cụ thể trong tuần này?
·      Một số cách đơn giản, cụ thể nào bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với người phối ngẫu, một người bạn hoặc các thành viên nhóm nhỏ của bạn?
·      Khi bạn phát triển thái độ biết ơn, những thay đổi nào bạn nghĩ bạn sẽ thấy trong bản thân bạn và các mối quan hệ của bạn?


Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

CHÚA BAN PHƯỚC BẠN ĐỂ BẠN RỘNG LƯỢNG



Do Rick Warren - ngày 28 tháng 9 năm 2019

“Anh chị em sẽ được phong phú mọi cách để anh chị em có thể rộng lượng trong mọi dịp, và qua chúng tôi, lòng rộng lượng của anh chị em sẽ dẫn đến sự tạ ợn Chúa” (2 Cô-rinh-tô 9:11 NIV).

Quá nhiều người không hiểu đúng điều gì nghĩa là được Chúa ban phước.  Khi Chúa ban phước cho bạn trong mọi cách, đó là cơ hội để có lòng rộng lượng, mà sẽ dẫn đến sự tạ ơn Chúa.

Chúa không ban phước cho bạn để bạn tham lam; Ngài ban phước bạn để bạn có lòng rộng lượng.  Bạn cho đi, và rồi Chúa ban lại cho bạn để bạn có thể cho đi nhiều hơn và để Ngài có thể ban lại cho bạn nhiều hơn, và tiếp tục và tiếp tụp và tiếp tục diễn ra.

Chúa không ban cho bạn vật chất để bạn có thể chất đống chúng.  Khi bạn buông bỏ những gì trong tay bạn, nó trở nên trống rỗng để bạn có thể nhận được những phước hạnh lớn hơn từ Chúa.

Nhưng như tôi đã nói trước đây, sự ban cho bạn của Chúa dựa trên thái độ bạn.  Đó là lý do thật quan trọng để sống với một thái độ biết ơn.  Kinh Thánh nói, “Sự phục vụ mà anh chị em thực hiện không chỉ cung cấp nhu cầu dân sự Chúa nhưng còn tuôn chảy nhiều biểu lộ tạ ơn Chúa” (2 Cô-rin-tô 9:12 NIV).

Khi bạn ban cho, bạn đang thực hiện phục vụ.  Phục vụ và ban cho cả hai đều thiết yếu.  Mỗi cái là hành động yêu thương.  Bạn không thể yêu thương mà không phục vụ và ban cho.  đây là phần tốt nhất: Sự phục vụ của bạn dẫn đến những biểu lộ tạ ơn Chúa.

Hãy dành giây phút để cầu nguyện và biểu lộ biết ơn của bạn đối với Chúa.


THẨO LUẬN
·      Điều gì nghĩa là phát triển thái độ biết ơn?
·      Thể nào sự ban cho của bạn phản ánh lòng rộng lượng của Chúa đối với bạn?
·      Điều gì là động lực phục vụ và ban cho của bạn?  Thể nào sự phục vụ của bạn dẫn đến biểu lộ tạ ơn Chúa?

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

HÃY BAN QUÀ TẶNG SỰ CHÚ Ý của BẠN



Do Rick Warren - ngày 27 tháng 9 năm 2019

“Đừng chăm về lợi riêng mình, nhưng chăm đến đời người khác nữa” (Phi-líp 2: 4 NCV).

Khi bạn bước vào một cuộc họp, có bao nhiêu người đang ngồi đó nhìn vào điện thoại họ và nhắn tin?  Đầu chúng ta dường như luôn cúi xuống, mải mê với video hoặc game, và loa cắm tai chúng ta giữ chúng ta không nghe người gần mình.  Thật dễ ngồi trong nhà hàng với bạn bè nhưng lại quan tâm nhiều hơn đến bạn chúng ta trên Facebook hoặc Twitter hoặc Instagram.

Chúng ta sống trong một thế giới nơi các công cụ và công nghệ của chúng ta đã khiến chúng ta bị phân tâm vĩnh viễn, và chúng ta không còn chú ý đến người quanh mình nữa.

Nếu bạn muốn mối quan hệ hạnh phúc hơn, bạn cần học nghệ thuật chú ý đã bị mất đó.

Kinh Thánh nói trong Phi-líp 2: 4, “Đừng chăm về lợi riêng mình, nhưng chăm đến đời người khác nữa” (Phi-líp 2: 4 NCV).

Điều này không đến tự nhiên, phải không?  Dựa vào bản chất của tôi, tôi có lẽ không quan tâm đến những gì bạn quan tâm.  Dựa vào bản chất của tôi, tôi có lẽ muốn chú ý vào tôi, chứ không vào bạn.

Nhưng món quà tuyệt vời nhất bạn có thể ban cho ai đó là sự chú ý của bạn vì sự chú ý của bạn là thời gian của bạn và thời gian của bạn là sự sống của bạn.  Bạn không bao giờ lấy nó lại được, và đó là lý do nó rất quý giá khi bạn cho nó.

Đây là một công cụ đơn giản nhưng quyền năng trong việc phát triển các mối quan hệ gắn bó.  Bạn có quan tâm đến những gì con cái bạn quan tâm?  Bạn có lắng nghe những gì người phối ngẫu của bạn nói?  Bạn có ban cho đồng nghiệp sự chú ý của bạn khi họ nói chuyện với bạn không?  Bạn có để ý hàng xóm bạn khi bạn đi ngang nhà họ buổi sáng không?

Việc học nghệ thuật chú ý đã bị mất này là một hành động của tình yêu thương.  Nó sẽ biến đổi các mối quan hệ của bạn và giúp bạn sống cuộc đời hạnh phúc.


THẢO LUẬN
·      Thể nào phương tiện truyền thông xã hội có thể ngăn bạn phát triển mối quan hệ với những người bạn sống và làm việc cùng?
·      Một số cách nào bạn có thể chuyển sự chú ý của bạn đến người quanh bạn ngay hôm nay?
·      Cách nào bạn cho người khác thấy rằng bạn đang thực sự chú ý đến điều họ đang nói hoặc làm?

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

TRỞ NÊN “QUEN SÂU và THÂN” với CHÚA



Do Rick Warren - ngày 25 tháng 9 năm 2019

“Vì mục đích quyết tâm của tôi là tôi có thể . . . dần dần trở nên quen sâu và thân hơn với Ngài, nhận thức và nhận diện và hiểu được những điều kỳ diệu của Bản Thể của Ngài mạnh mẽ hơn và rõ ràng hơn nữa (Phi-líp 3:10 AMP).

Hạnh phúc được tìm ra khi nhận biết Chúa rõ hơn một chút mỗi ngày.

Trong Phi-líp 3:10, Phao-lô nói, “Vì mục đích quyết tâm của tôi là tôi có thể . . . dần dần trở nên quen sâu và thân hơn với Ngài, nhận thức và nhận diện và hiểu được những điều kỳ diệu của Bản Thể của Ngài mạnh mẽ hơn và rõ ràng hơn nữa” (Phi-líp 3:10 AMP).

Phao-lô trở nên “quen sâu và thân” với Chúa vì ông có mối quan hệ với Ngài và dành thời gian để biết Ngài.

Bạn không trở nên “quen sâu và thân” với Chúa cách tình cờ.  Như Phao-lô nói, đó là một mục đích có quyết tâm.”  Đây là điều gì đó mà bạn phải làm điều gì đó.  Bạn phải đầu tư thời giờ bạn vào nó.

Hãy dành thời giờ cho Chúa!  Nếu bạn dành ra 10 hoặc 15 phút thời giờ tập trung với Chúa mỗi sáng, bạn sẽ bắt đầu hiểu những điều kỳ diệu của Chúa với sự rõ ràng nhiều hơn.  Và bạn sẽ bắt đầu trải nghiệm hạnh phúc lớn hơn trong đời bạn.


THẢO LUẬN
·      Một số điều nào bạn làm mỗi ngày ít nhất 15 phút?  Có phải bạn làm chúng vì chúng thiết yếu hay chỉ vì chúng đã trở thành thói quen?
·      Thể nào bạn có thể điều chỉnh thời khóa biểu bạn để bạn có thể dành nhiều thời giờ hơn với Chúa?
·      Những phiền nhiễu nào có thể khiến bạn quá bận rộn không thể dành thời giờ cho Chúa?

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

HÃY BIẾT ĐIỀU GÌ ĐÁNG GIÁ—và ĐIỀU GÌ KHÔNG ĐÁNG



Do Rick Warren - ngày 24 tháng 9 năm 2019


Bạn có nhận thấy dễ thế nào bạn có thể mất niềm vui của bạn vì vài chuyện nhỏ?  Nó thường là những kích thích nhỏ khiến bạn mất hạnh phúc.  Ai đó cắt ngang bạn giữa đường khi bạn đang cố quẹo, và bạn đánh mất hạnh phúc bạn.  Bạn gặp ngày tóc xấu hoặc quần áo bạn mặc không vừa nữa, và bạn mất hạnh phúc.  Chính những điều nhỏ nhặt đôi khi ảnh hưởng chúng ta nhiều nhất, tuy chúng không thật quan trọng.

Phao-lô nói trong Phi-líp 3: 7, Tôi đã có lần nghĩ những điều này giá trị, nhưng giờ đây tôi xem chúng vô giá trị vì điều đấng Christ đã làm (NLT).

Điều gi quan trọng nhất với bạn trước khi bạn bắt đầu theo Chúa Giê-su Christ?  Công việc?  Sự nghiệp?  Kiếm tiền?  Có lẽ đó là được hẹn hò.  Có lẽ đó là được nhiều người biết.  Có lẽ đó là được an toàn hoặc nổi danh.

Phao-lô nói tất cả những điều đó không quan trọng nữa so với niềm vui khi biết Chúa Giêsu.

Bạn phải tự hỏi về mọi thứ: Điều này sẽ quan trọng bao nhiêu trong 100 năm nữa?  Mức độ bao nhiêu điều tôi đang lo lắng ngay bây giờ sẽ quan trọng vào ngày mai?  Nó có lẽ sẽ không quan trọng vào ngày mai, càng ít nữa so với cõi vĩnh hằng.  Bạn có thể chọn sống trong ánh sáng cõi vĩnh hằng: “Mọi thứ khác đều vô giá trị khi so sánh với giá trị vô hạn của việc biết Chúa Giêsu, là Chúa tôi” (Phi-líp 3: 8 NLT). (Phi-líp 3: 8 NLT).

Mỗi ngày khi bạn thức dậy, hãy tự nhắc nhở mình những gì đáng giá—và những gì không đáng.


THẢO LUẬN
·      Những điều nhỏ nhặt nào bạn đã lo lắng mà đã cướp đi hạnh phúc của bạn?
·      Một số cách thực tế nào bạn có thể chuyển tập trung của bạn vào Chúa và giữ tầm nhìn cõi vĩnh hằng?
·      Điều quan trọng nhất nào đối với bạn trước khi bạn tin vào Chúa Giêsu Christ? Thể nào bạn cảm nhận về nó bây giờ?

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

TẬN DỤNG TỐI ĐA TÀI NĂNG BẠN



TG: Rick Warren - ngày 22 tháng 9 năm 2019

“Mỗi người nên dùng bất cứ ân tứ nào mình nhận được để phục vụ người khác, trung tín điều hành ân sủng Chúa dưới nhiều dạng khác nhau (1 Phi-e-rơ 4:10 NIV).

Chúa đã ban cho bạn những khả năng, tài năng,ân tứ độc đáo.  Tại nhà thờ Saddleback, chúng tôi nói rằng họ đại diện TẠORA của một người: Thiên Tứ, Ái Tâm, Óc Khéo Léo, Riêng Cá Tính, và Am Tường.  Khối tài năng này là cái Chúa ban cho bạn khiến bạn trở thành bạn là ai và khiến bạn khác biệt những người khác.

Nếu bạn nghĩ rằng tài năng của bạn chỉ đơn giản là để bạn kiếm được nhiều tiền, nghỉ hưu, và chết, thì bạn đã bỏ lỡ quan điểm sống của bạn.  Chúa đã ban cho bạn những tài năng để mang lại lợi ích cho người khác chứ không phải cho chính bạn.  Và Chúa đã ban cho người khác những tài năng có lợi cho bạn.

Trong thân thể đấng Christ, mỗi phần đều quan trọng.  Không có người tầm thường trong gia đình Chúa.  Bạn được tạo ra để phục vụ Chúa, và Ngài muốn thấy thể nào bạn dùng những tài năng mà Ngài đã ban cho bạn.

Cho dù bạn là nhạc sĩ hay kế toán viên, giáo viên hay đầu bếp, Chúa ban cho bạn những khả năng đó để phục vụ người khác.  Kinh Thánh bảo chúng ta, “Mỗi người nên dùng bất cứ ân tứ nào mình nhận được để phục vụ người khác, trung tín điều hành ân sủng Chúa dưới nhiều dạng khác nhau” (1 Phi-e-rơ 4:10 NIV).

Bạn là quản gia những ân tứ mà Chúa đã ban cho bạn.  Chúng có thể lớn hoặc nhỏ trong mắt bạn, nhưng chúng quan trọng đối với Chúa.  “Phải đòi hỏi rằng những người được tín nhiệm phải chứng minh sự trung tín” (1 Cô-rinh-tô 4: 2 NIV).  Khi Chúa tạo ra bạn, Ngài đã đầu tư vào bạn, và Ngài mong đợi tiền trả lại khoản đầu tư đó.

Bạn có đang sử dụng những gì Ngài ban cho bạn vì lợi ích người khác để biến thế giới thành nơi tốt đẹp hơn không?  Hay bạn chỉ đang sử dụng những tài năng đó để kiếm lợi cho mình?

Nếu Chúa đã ban cho bạn một tài năng, Ngài muốn bạn sử dụng nó.  Nó giống như bắp thịt.   Nếu bạn sử dụng nó, nó sẽ phát triển.  Nếu bạn không sử dụng nó, bạn sẽ mất nó.  Nếu bạn có tài năng nhưng ngại dùng nó, hoặc nếu bạn lười biếng và không dùng nó để mang lợi cho người khác, bạn sẽ mất nó.  Giống như chuyện ngụ ngôn về mười tài năng trong Lu-ca 19, nếu bạn không sử dụng những gì Đức Chúa Trời đã ban cho bạn, Ngài sẽ cất nó đi và trao cho người khác.

Nhưng nếu bạn dùng tài năng bạn cách khôn ngoan, Chúa sẽ cho bạn nhiều hơn.  Nếu bạn dùng thời gian cách khôn ngoan, Chúa sẽ ban cho bạn nhiều thời gian hơn.  Nếu bạn dùng năng lực bạn cách khôn ngoan, Chúa sẽ ban cho bạn thêm năng lực.  Nếu bạn dùng ảnh hưởng bạn cách khôn ngoan, Chúa sẽ tăng ảnh hưởng của bạn.  Chúa sẽ ban phước mức độ trung tín của bạn.


THẢO LUẬN
·      Tại sao thật quan trọng phải hiểu rằng không có người tầm thường trong gia đình Chúa?
·      Cách nào bạn có lợi từ người khác đang dùng những ân tứ do Chúa ban cho họ?  Càng cụ thể càng tốt.
·      Đâu bạn từng thấy Chúa ban phước đời bạn khi bạn tăng trưởng trung tín hơn trong việc sử dụng những ân tứ, tài năng, và khả năng của mình?

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

BẢN GHI ÂM MỚI cho ĐỜI BẠN



Do Rick Warren - ngày 21 tháng 9 năm 2019

Chúng tôi phá sập các tranh luận và mọi giả mạo tự đặt ra nghịch sự hiểu biết về Đức Chúa Trời, và chúng tôi bắt giữ mọi tư tưởng để khiếntuân theo đấng Christ (2 Cô-rinh-tô 10: 5 NIV).

Đây là một số tin tốt lành: Bộ não bạn lưu trữ mọi thứ.  Nhưng nó cũng là tin xấu: Bộ não bạn lưu trữ mọi thứ.   Bộ não bạn có thể phân biệt được giữa điều tưởng tượngđiều thực sự.   nhận cả sự thật và dối trá.

Bạn đã lưu trữ tất cả các loại rác trong não bạn.  Và dù bạn có nhận ra nó hay không, thường thì bạn quyết định dựa trên rác đó.

Khi bạn còn là đứa trẻ, người lớn nói những điều bạn tin mà không cần hỏi vì họ là những nhân vật có thẩm quyền.  Có thể họ nói bạn không đủ tốt hoặc bạn sẽ không thể đạt được bất cứ thứ gì trong cuộc sống.  Họ dối trá khi đó, và bây giờ họ vẫn dối trá.  Nhưng dù sao bạn cũng tin họ!

Bạn cần thay đổi bản ghi âm cũ mà bạn đang chơi trong tâm trí.  Thay vì chơi một thứ gì đó dựa trên sự dối trá, bạn cần chơi sự thật của Lời Chúa.

Rô-ma 12: 2 nói, Hãy để Chúa biến hóa anh chị em thành người mới qua việc thay đổi cách anh chị em suy nghĩ” (NLT).  Thể nào bạn thay đổi cách bạn nghĩ?  Bạn chơi bản ghi âm sự thật.

Hãy cầu xin Chúa chữa lành ký ức bạn.  Hãy nói với Chúa, “Con cần Ngài chữa lành những ký ức về sự từ khước, tội lỗi, oán giận, mặc cảm tội,sách nhiễu.  Chúng gây đau đớn.  Xin hãy chữa lành con.”

Đổ đầy tâm trí bạn bằng Lời Chúa.   Bạn càng đặt nhiều sự thật vào tâm trí bạn, bạn càng đẩy ra nhiều dối trá.  Thay vì dành tất cả thời gian bạn để xem TV và nghe nhạc, hãy đổ đầy tâm trí bạn bằng Lời Chúa.

Lời Chúa nói rằng bạn rất đáng yêu (Giăng 3:16), có khả năng (2 Phi-e-rơ 1: 3), có giá trị (Lu-ca 12: 6), có thể tha thứ (Thi thiên 103: 12), và có thể sử dụng được (Ê-phê-sô 4:12).

Hãy để thông điệp đó trở thành bản ghi âm đời bạn, và Chúa sẽ biến đổi tâm trí bạn.

THẢO LUẬN
·      Bản ghi âm nào từ quá khứ bạn mà bạn có xu hướng phát đi phát lại trong tâm trí bạn?
·      Lời nào của Chúa nói về những lời dối trá mà bạn tiếp tục phát lại?
·      Làm thế nào bạn có thể phát triển thói quen nghiên cứuthuộc lòng Lời Chúa hôm nay?

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

HÃY ĐỐI DIỆN CẢM GIÁC BẠN ĐỂ BẠN CÓ THỂ TỰ DO



Do Rick Warren - ngày 20 tháng 9 năm 2019

Tôi kêu khóc với Chúa để được giúp đỡ; tôi kêu khóc để Chúa nghe tôi.  Khi tôi trầm cảm, tôi tìm Chúa” (Thi Thiên 77: 1-2 NIV).

Bạn đã bao giờ đánh rơi một chai soda và sau đó mở nó ngay sau đó?   Điều gì thường xảy ra?  Nó tạo mớ hỗn độn!

Phản ứng tồi tệ nhất có thể đối với những vết thương tiềm ẩn trong đời bạn là không chịu nói.  Nó giống như lắc một chai soda.  Một ngày nọ, bạn sẽ nổ tung!

Đóng chai những vết thương tiềm ẩn của bạn sẽ làm bạn kiệt sức.  Kinh Thánh nói, “Khi tôi giữ mọi thứ cho riêng tôi, tôi cảm thấy yếu đuối sâu thẳm trong tôi.  Tôi rên rỉ cả ngày dài (Thi Thiên 32: 3 NCV).

Bạn sẽ không bao giờ vượt qua được những vết thương tiềm ẩn của bạn cho đến khi bạn đối mặt với cảm xúc bạn bằng cách thừa nhận chúng với Chúa, chính bạn, và một người khác.

Nhiều người cố gắng vượt qua nỗi đau họ bằng cách thừa nhận điều đó với Chúa và chính họ, nhưng sau đó họ bỏ qua phần thứ ba của phương trình đó.  Nó sẽ không bao giờ tác dụng.  Thừa nhận nỗi đau của bạn với người khác thật tuyệt đối cần thiết cho sự chữa lành của bạn.  Được nên tốt hơn tùy thuộc vào điều đó: Hãy xưng tội mình với nhau và cầu nguyện cho nhau để anh chị em có lẽ được chữa lành (Gia-cơ 5:16 NIV).

Bạn không cần phải thú nhận với một mục sư, một linh mục hoặc một nhà trị liệu để tuân theo Gia-cơ 5:16 (mặc dù bạn có thể).  Bạn chỉ cần một người bạn mà bạn có thể tin cậy.

Nếu bạn sử dụng tất cả năng lượng cảm xúc của mình để cố gắng che đậy quá khứ, bạn sẽ còn quá ít sót lại hôm nay.  Hãy mở ra nỗi đau tiềm ẩn của bạn cho ai đó.  Nói với người đó những gì gây đau đớn.  Bằng cách thú nhận nỗi đau tiềm ẩn của bạn với Chúa, chính bạn, và một người khác, bạn có thể tìm thấy năng lượng mà bạn từng sống thiếu đã quá lâu.

Tiết lộ cảm giác của bạn là khởi đầu của sự chữa lành.


THẢO LUẬN
·      Bí mật nào từ quá khứ của bạn mà bạn khó buông đi?
·      Tại sao thật đáng sợ khi thảo luận công khai hoặc kiểm tra một ký ức đau đớn với Chúa?  Với chính mình?  Với người khác?
·      Người nào bạn có thể an tâm cởi mở với nỗi đau trong quá khứ?

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

HÃY MONG CHÚA NHÂN BỘI LÒNG RỘNG LƯỢNG của BẠN



Do Rick Warren - ngày 18 tháng 9 năm 2019

“Đức Chúa Trời có thể ban phước dư dật cho anh chị em, để mọi lúc mọi nơi, khi có tất cả những gì anh chị em cần, anh chị em sẽ có dư dật trong mọi việc lành” (2 Cô-rinh-tô 9: 8 NIV).

Nếu bạn đang làm những việc theo cách Chúa—là ban cho rộng lượng—thì bạn có thể mong chờ Chúa thỏa đáp những nhu cầu bạn.

Trong câu kinh thánh hôm nay, hãy chú ý số lần chữ “tất cả” xuất hiện.  Tôi đã thực hiện một nghiên cứu nhỏ về tiếng Hy Lạp về chữ “tất cả, và đây là điều tôi đã khám phá: Chữ “tất cả” có nghĩa là tất cả. Đây là một tuyên bố rõ ràng.  Chúa nói trong câu này rằng Ngài sẽ chăm sóc tất cả các nhu cầu của bạn trong cuộc sống nếu bạn tin cậy Ngài.

Đây là câu hỏi chìa khóa: Mức độ nào bạn muốn Chúa ban phước trong đời bạn?  Bạn sẽ tin cậy Ngài mọi điều và chọn làm theo mệnh lệnh Ngài, bất kể chuyện chứ?

Nếu bạn sống theo cách Chúa và nếu bạn ban cho theo cách Chúa, bạn có thể mong đợi Ngài nhân bội hạt giống của bạn: “Ngài cung cấp hạt giống cho người gieo và bánh làm thực phẩm cũng sẽ cung cấp và gia tăng kho hạt giống của anh chị em và sẽ mở rộng mùa gặt công chính của anh chị em” (2 Cô-rinh-tô 9:10 NIV).

Bạn cần mong đợi Chúa nhân bội hạt giống bạn.  Ban cho không phải là món nợ bạn mắc.  là hạt giống bạn gieo.  Và khi bạn từ bỏ những gì Chúa đã đặt trong tay bạn (bởi vì Ngài đặt nó ở đó trước), Chúa sẽ thay thế nó hơn nhiều nữa.

Năm lần trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu ra lệnh chúng ta đừng chứa của cải trên đất nhưng hãy chứa nó trên thiên đàng.  Cách nào bạn làm điều đó?  Bằng cách ban cho và gieo trồng  hạt giống rộng lượng.

Khi bạn làm điều đó, Chúa sẽ dùng sự ban cho của bạn để gặt hái lòng rộng lượng nơi người khác.  Họ sẽ thấy rằng bạn tin cậy Chúa trong mọi việc, và họ sẽ được ban phước. Phước hạnh đó sẽ gặt hái mùa gặt mà Chúa có thể nhân bội cho vương quốc Ngài theo những cách mà bạn không bao giờ có thể tưởng tượng nổi.


THẢO LUẬN
·      Một số cách cụ thể nào Đức Chúa Trời đã rộng lượng với bạn?
·      Khi bạn tin cậy trọn vẹn hơn Chúa sẽ chăm sóc tất cả nhu cầu của bạn, thể nào nó thay đổi cách bạn ban cho?
·      Thể nào lòng rộng lượng của người khác đã truyền cảm hứng bạn sống cách rộng lượng?

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

BẠN KHÔNG PHẢI KHÔNG ĐỦ SỨC DÂNG PHẦN MƯỜI



Do Rick Warren - ngày 17 tháng 9 năm 2019

Hãy tôn vinh Chúa qua sự giàu có của conqua phần tốt nhất của mọi thứ con tạo ra” (Châm Ngôn 3: 9 NLT).

Kinh Thánh nói, “Hãy tôn vinh Chúa qua sự giàu có của con và qua phần tốt nhất của mọi thứ con tạo ra” (Châm Ngôn 3: 9 NLT).  Đây là nguyên tắc dâng phần mười.  Đó là nguyên tắc nói rằng mỗi khi bạn kiếm được $100 đô, $10 đô đầu tiên sẽ quay trở lại với Chúa.

Tiền phần mười là một hành động thờ phượng.  Chúng ta đang trả lại Chúa.  Chúng ta nói rằng, Đây là một phần nhỏ trong phước lành của tôi.  Ngài xứng đáng hơn nhiều.  Và tất cả những thứ đó, mỗi thứ tôi có, đều đến từ Ngài.”  Chúa muốn bạn nhận thức rằng mỗi điều tốt lành bạn có—mỗi phần—đều là quà tặng từ Ngài.  Ngài muốn bạn đặt Ngài trước tiên trong đời bạn để bạn có thể học lòng đại lượng và sau  xem điều Ngài làm—trong đời bạn và trong những người quanh bạn.

Bạn có thể nghĩ rằng bạn không đủ sức dâng phần mười.  Bạn có thể nghĩ rằng nó quá nhiều khi “dâng đi” 10 phần trăm những gì bạn được ban cho.  Nhưng thực tế là, bạn không phải không đủ sức làm điều đó.

Có một luật phổ quát gọi là nguyên tắc gieo và gặt.  Nếu tôi gieo lời chỉ trích, tôi sẽ gặt chỉ trích.  Nếu tôi gieo lòng đại lượng, nó sẽ quay trở lại tôi, và tôi sẽ gặt được lòng đại lượng.

Mọi nông dân đều biết điều này. Nếu một nông dân có bốn bao hạt giống trong vựa của anh, và anh nhìn vào cánh đồng trống của mình, anh không phàn nàn, “Không có vụ mùa nào!  Tôi ước có một vụ mùa!  Anh ấy chỉ cần ra ngoài và bắt đầu gieo hạt.  Khi bạn có nhu cầu, hãy gieo hạt giống.


Có vẻ phi lý là khi tôi có nhu cầu, tôi nên ban cho.  Đó là lý do tại sao đòi hỏi đức tin. Chúa nói, “Đường lối Ta không phải đường lối con.  Nhưng con có thể tin cậy đường lối Ta.”

Tại sao Đức Chúa Trời thiết lập nó theo cách đó?  Vì Chúa là đấng ban cho.  Ngàingười ban cho rộng lượng nhất vũ trụ, và Ngài muốn bạn học hỏi để giống Ngài.

Đây là lý do tại sao bạn ở đây: trở nên giống Chúa Kitô hơn. Hãy làm theo ví dụ God God trong sự cho đi của bạn, và anh ấy sẽ xây dựng tính cách của anh ấy trong bạn.


THẢO LUẬN
·      Điều lớn lao nhất nào bạn đ gieo trong đời bạn?  Thể nào bạn đã gặt hái những phúc lợi?
·      Nếu bạn đã trung tín dâng 10 phần trăm, cách nào bạn có thể tiếp tục tăng trưởng trong thói quen ban cho của bạn?
·      Nếu mục tiêu số một của bạn là trở nên giống Đấng Christ hơn, thể nào điều đó ảnh hưởng đến sự ban cho của bạn?


Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

KHI BẠN QUÁ TẢI, HÃY ĐỨNG VỮNG



Do Rick Warren - ngày 16 tháng 9 năm 2019

Hãy tin cậy CHÚA ngươi, và ngươii sẽ đứng vững.  Hãy tin điều các tiên tri Ngài bảo ngươi, và ngươi sẽ thành công (2 Sử ký 20:20 GNT).

Khi bạn tập trung vào các vấn nạn của mình thay vì tin cậy Đức Chúa Trời, bạn sẽ kiệt sức.  Và bạn sẽ bị đánh bại vì Chúa đã không thiết kế bạn để chiến đấu một mình.  Bạn không có sức mạnh bạn cần để đối mặt với mọi vấn đề bằng sức riêng của bạn. Bạn cần sức mạnh Chúa.

Bạn không thể tập trung vào các vấn đề của mình và tập trung vào Chúa cùng một lúc.  Bạn đã phải chuyển tập trung mình sang ai là Chúa điều Ngài hứa sẽ làm cho bạn.

Cuộc đời đầy những từng trải trắc nghiệm bạn, vắt kiệt bạn, và quét sạch bạn.  Khi bạn mệt mỏi, đó là khi bạn đã sẵn sàng nói với Chúa, “Tôi xin lỗi.  Tôi không thể đối phó tình huống này, và tôi đã thử mọi cách.  Tôi cần dâng nó cho Ngài vì nó lớn hơn tôi.

Vậy, bạn nên làm gì khi bị quá tải? Bạn đứng vững.

Đứng vững là thái độ tin tưởng thầm lặng vào đức tính của Đức Chúa Trời.  Bạn sẽ thành công khi bạn đặt niềm tin vào điều Ngài nói với bạn qua Lời Ngài và Đức Thánh Linh.  Khi bạn đến với Chúa, bạn sẽ không bao giờ phải bỏ cuộc vì bạn đang đứng vững.

Khi gánh nặng quá tải, bạn có thể bị cám dỗ rút vào dưới áp lực.  Chúa không muốn bạn lùi bước trước những tình huống khó khăn.  Ngài không muốn bạn hy sinh tính chính trực của bạn.  Chúa muốn bạn tin cậy Ngài qua những thử thách và học hỏi từ chúng.  Nếu bạn chạy, bạn sẽ bỏ lỡ việc học hỏi từ Chúa.  cơ hội là, bạn sẽ cần lặp lại bài học đó.

Chúa cam kết với thành công của bạn.  Nhưng bạn cần tập trung vào Ngài và tin cậy Ngài và Lời Ngài nếu bạn muốn giữ vững lập trường mình.

“Hãy tin cậy Chúa từ đáy lòng con; đừng cố tìm ra mọi thứ bằng sức riêng.  Hãy lắng nghe tiếng Ngài trong mọi điều con làm; mọi nơi con đến; Ngài là đấng sẽ giúp con đúng hướng.  Đừng giả định rằng con biết tất cả (Châm Ngôn 3: 5-7 The Message).


THẢO LUẬN
·      Điều gì là tập trung của bạn gần đây?  Có phải nó đã ngăn bạn quay về Chúa để được giúp đỡ với bất kỳ tình huống khó khăn nào mà bạn đang đối diện?
·      Trông như thế nào khi tự tin vào đức tính và Lời của Chúa?
·      Cách nào bạn có thể tập trung vào việc biết Chúa và Lời Ngài sâu sắc hơn hôm nay?  Những thói quen nào bạn có thể bắt đầu hình thành để bạn có thể nhớ lại tốt hơn những lời hứa của Chúa cho bạn?