Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

CÁCH NÀO TỐT NHẤT DÙNG TIỀN BẠN?



TG: Rick Warren - ngày 26 tháng 1 năm 2020

“Ta bảo các con, hãy sử dụng sự giàu có trần tục để kết bạn cho riêng mình, để khi hết giàu, con sẽ được chào đón vào nơi ở vĩnh cửu (Lu-ca 16:9 NIV).

Việc sử dụng tốt nhất tiền của bạn là giúp người ta vào thiên đàng.  Chúa Giêsu nói, “Ta bảo các con, hãy sử dụng sự giàu có trần tục để kết bạn cho riêng mình, để khi hết giàu, con sẽ được chào đón vào nơi ở vĩnh cửu” (Lu-ca 16:9 NIV).

Chúa Giêsu không nói gì ở đây?  Ngài không nói bạn có thể mua lối vào thiên đàng, vì bạn không thể.  Chúa Giêsu đã trả giá đó trên thập giá.  Ngài không nói bạn có thể mua sự cứu rỗi của mình, vì bạn không thể.  Nó miễn phí.   là quà tặng.  là bởi ân sủng.

Điều Ngài nói là sử dụng tiền của bạn để xây dựng mối quan hệ—tình bạn tâm linh—mà sẽ tiếp tục ở cõi đời đời.  Hãy dùng sự sung túc của bạn để có ảnh hưởng tốt.

Khi bạn dùng tiền của mình để giúp người khác gặp Chúa Giêsu, bạn kết bạn cõi đời đời, và bạn nhận được phần thưởng cõi đời đời.

Hãy tưởng tượng: Một ngày nào đó bạn sẽ chết.  Khi bạn lên thiên đàng, bạn có thể bắt gặp hàng trăm người ở đó, đứng ở lối vào thiên đường, vỗ tay và cổ vũ và nói rằng, “Chúng tôi đã chờ đợi bạn.  Chúng tôi rất vui vì bạn đã đến.  Chúng tôi ở đây vì bạn đã tiêu một số tiền để báo cho chúng tôi Tin Lành.  Chúng tôi là bạn của bạn suốt đời—không, đời đời—vì chúng tôi đang nợ bạn.  Nếu đó không là cách mà bạn sử dụng tiền của bạn, chúng tôi đã không nghe được cách đến thiên đàng.

Bạn có đang sử dụng số tiền nào đó của bạn để làm điều đó không?  Có ai sẽ ở trên thiên đường vì cách bạn chọn tiêu tiền của mình không?

Khi bạn mua một quyển Kinh Thánh và đưa nó cho ai đó không có, bạn đã chứa kho báu trên thiên đàng.  Khi bạn ủng hộ một mục vụ chia sẻ Tin Mừng cho người khắp thế giới, bạn đã đầu tư vào cõi vĩnh hằng.  Khi bạn giúp xây một nhà thờ hướng dẫn người ta biết Chúa một cách riêng tư, bạn đã chứa kho báu trên thiên đàng.

Đó là cách sử dụng tiền cao nhất và tốt nhất của bạn, bởi vì bạn đã gửi nó trước.

Bạn không thể mang tiền theo bạn, nhưng bạn có thể gửi nó lên thiên đàng.  Cách nào? Bằng cách đầu tư vào những người mà một ngày nào đó sẽ ở đó với bạn.


THẢO LUẬN
·      Một điều nào bạn có thể đầu tư hôm nay mà sẽ có kết quả vĩnh cửu?
·      Hiện tại bạn đầu tư phần lớn tiền của mình vào đâu?  Thể nào nó so sánh với đầu tư vào con người và tương lai vĩnh cửu của họ?
·      Thể nào bạn có thể giữ tầm nhìn vĩnh cửu mỗi ngày để bạn đưa ra quyết định tài chính khôn ngoan, cả lớn lẫn nhỏ?

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2020

ĐIỀU GÌ PHẢI LÀM NẾU BẠN MUỐN NGHE “LÀM TỐT LẮM”



TG: Rick Warren - ngày 27 tháng 1 năm 2020

Mỗi người trong chúng ta sẽ tính sổ của chính mình với Chúa” (Rô-ma 14:12 NIV).

Ngày đến sẽ có cuộc kiểm toán đời bạn.  Vào ngày đó, bạn sẽ phải trả lời không chỉ về cách bạn tiêu tiền mà còn cả cách bạn sử dụng mọi thứ mà Chúa ban cho bạn.  Bạn đã làm gì với những gì bạn được ban cho—tài năng bạn, các mối quan hệ, cơ hội, tâm trí, sự sáng tạo, tiếp xúc, thời gian của bạn?  Bạn đã làm gì với những gì Chúa ban cho bạn?

Hội thánh Chúa đầy người ở mọi lớp kinh tế—người rất nghèo, người khác rất giàu, và những người ở giữa.  Nhưng điều đó không quan trọng với việc bạn có nhiều hay ít.  Điều quan trọng là điều gì bạn làm với điều bạn được ban cho và Chúa có thể tin cậy bạn hơn không.

Thời gian bạn làm quản gia trên trần gian sẽ kết thúc vào một ngày, và bạn sẽ tính sổ về những gì được giao phó cho bạn.  Kinh Thánh nói, “Mỗi người trong chúng ta sẽ tính sổ của chính mình với Chúa” (Rô-ma 14:12 NIV).

Bạn sẽ không sống trên trần gian mãi mãi.  Bạn không được định vậy!  Nhưng Chúa đã giao phó một số tài sản nhất định cho bạn với tư cách là quản gia trong khi bạn ở đây.  Ngài đang theo dõi bạn và thử nghiệm bạn và muốn xem cách bạn xử trí những gì bạn được bạn cho.

Bạn đang làm gì với tâm trí Ngài đã cho bạn?  Bạn đang làm gì với sức khỏe Ngài đã cho bạn?  Bạn đang làm gì với sự tự do mà Ngài cho bạn?  Phải chăng bạn đang chi tiêu tất cả cho bản thân?  Bạn có tin rằng toàn bộ mục đích sống là sống cho chính mình?

Bây giờ bạn có thể quyết định điều bạn muốn đời bạn sẽ là, và rồi bắt đầu đưa ra những lựa chọn cho Chúa thấy bạn muốn sống cho điều thực sự quan trọng.  Khi bạn sử dụng nguồn lực của mình để tạo ra sự khác biệt vĩnh cửu, bạn sẽ nghe Chúa nói với bạn ngày nào đó, “Làm tốt lắm.”



THẢO LUẬN
·      Nếu bạn không nghĩ rằng bạn có đủ nguồn lực để đầu tư vào Vương Quốc Chúa, bạn nghĩ Chúa mong đợi gì ở bạn?
·      Thể nào nó thay đổi chi tiêu của bạn khi bạn cân nhắc mỗi lần mua là bạn đang tiêu tiền Chúa?
·      Bạn muốn đời bạn là về điều gì?  Loại di sản nào mà bạn muốn để lại?

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2020

ĐIỀU GÌ QUẢN GIA BẤT LƯƠNG LÀM ĐÚNG



TG: Rick Warren - ngày 25 tháng 1 năm 2020

“Người khôn nhìn trước.  Kẻ ngốc tự lừa mình và không đối diện sự kiện” (Châm Ngôn 14:8 TLB).

Trong câu chuyện về quản gia bất lương trong Lu-ca 16, nhân vật chính là vị anh hùng—dù anh ta không lương thiện.  Nhưng tại sao?  Bởi vì quản gia biết anh sắp bị sa thải, anh đã hủy một phần các khoản nợ mà người khác nợ chủ mình.  Hy vọng của anh là một ngày nào đó khi anh cần một ân huệ, họ sẽ nhớ rằng họ nợ anh một món.  Sự bất lương của anh chắc chắn là không đáng khen.  Vậy Chúa Giêsu thích gì ở anh này?

Quản gia bất lương đó đã làm đúng ba điều, và chúng là những điều y như Chúa muốn bạn làm với tiền của bạn.

Đầu tiên, quản gia nhìn trước.  Anh cân nhắc tương lai.  Mỗi quảng cáo trong văn hóa chúng ta dạy chúng ta làm ngay, chi ngay, có ngay, và quên đi tương lai.  Đó là tại sao rất ít người có tiền tiết kiệm.

Châm Ngôn 14:8 nói, “Người khôn nhìn trước.  Kẻ ngốc tự lừa mình và không đối diện sự kiện” (Châm Ngôn 14:8 TLB).  Một số điều bạn cần đối mặt trong tài chính của mình, và bạn càng chờ lâu để làm điều đó, chúng sẽ càng khó sửa.

Điều thứ hai Chúa muốn bạn làm, giống như quản gia đó làm, là lên kế hoạch.  Thể nào bạn biết bạn đã có một kế hoạch tài chính không?  Rất đơn giản: Bạn có ngân sách không?  Ngân sách cho biết tiền bạn đi đâu.  Nếu bạn không có ngân sách, bạn không có kế hoạch.  Chúng ta nên lập kế hoạch—hãy tin cậy Chúa chỉ đạo chúng ta (Châm Ngôn 16:9 TLB).

Điều thứ ba quản gia đó làm mà chúng ta cũng nên làm là hành động nhanh chóng. Anh không trì hoãn.  Anh không hoãn lại.  Anh đặt kế hoạch hành động.  Anh không nói, “Một ngày nào đó mình sẽ sắp tài chính mình trật tự.  Một ngày nào đó mình sẽ bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu. Hãy nhớ điều này: Một trong những ngày này” là  không trong những ngày này.

Người quản gia nói trong Lu-ca 16:4, “Giờ ta biết sẽ làm gì!  Rồi khi công việc ta mất, ta sẽ có những người bạn chào đón ta tại nhà họ (GNT).  Đó là những gì Chúa Giêsu khen—không phải sự bất lương của anh mà là khả năng lập kế hoạch và hành động theo đó.  Nếu bạn chỉ trôi dạt trong cuộc sống, bạn không hành động khôn ngoan.  Bạn cần tầm nhìn dài.

Khi Chúa Giêsu nói về tầm nhìn dài, Ngài không nói về việc nghỉ hưu.  Ngài nói về tầm nhìn dài phía bên kia sự chết.  Khi bạn nhìn về trước, hãy lên kế hoạch làm hài lòng Chúa, và rồi hành động theo nó, bạn đang thực hiện đầu tư cho tương lai mà sẽ gặt phần thưởng vĩnh cửu.


THẢO LUẬN
·      Những sự kiện khó khăn nào về tài chính của bạn mà bạn cần đối mặt hôm nay? Những quyết định khó khăn nào sẽ làm đời bạn dễ quản trị hơn?
·      Hãy suy nghĩ về ba lần mới nhất mua hoặc đầu tư lớn của bạn.  Thể nào chúng phù hợp với ba nguyên tắc được thảo luận trong bài dưỡng linh hôm nay?
·      Thể nào ngân sách và kế hoạch của bạn có thể phản ánh tần nhìn vĩnh cửu?

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

BA CÁCH CHÚA THỬ BẠN QUA TÀI CHÁNH BẠN



TG: Rick Warren - ngày 24 tháng 1 năm 2020

“Cứ tin cậy tiền bạc của con rồi con sụp dốc!  Hãy tin  cậy Chúa và nở rộ như cây!(Châm Ngôn 11:28 TLB).

Chúa dùng tiền để thử bạn.  Ngài không cứ tự động ban phước cho bất cứ ai.  Ngài thử bạn trước để xem bạn có trách nhiệm không.  Trước khi Chúa ban cho bạn quyền năng tâm linh, Ngài cho bạn của cải vật chất.  Nếu bạn không quản lý tiền tốt, thì tại sao Ngài lại cho bạn những thứ thực sự quan trọng?

Công cụ yêu thích của Chúa để thử bạn là tài chính của bạn, và Ngài đang tìm kiếm ba điều cụ thể.

Tiền bày tỏ điều bạn yêu thích nhất.  Bạn sẽ dành nhiều thời gian và tiền bạc nhất cho bất cứ gì bạn yêu thích nhất—và thời khóa biểugiấy báo ngân hàng của bạn sẽ chứng minh điều đó.  Chúa Giêsu nói, “Đừng chứa của cải tại đây trên trần thế . . . Hãy chứa của cải con trên thiên đàng . . . Hễ đâu của cải con cất, đó cũng là nơi lòng con ao ước” (Ma-thi-ơ 6:19-21 NLT).  Bất cứ đâu bạn muốn lòng bạn ở, hãy đặt tiền bạc bạn ở đó, và bạn sẽ hứng thú ở nó.

Tiền bày tỏ điều bạn tin tưởng nhất.  bày tỏ điều bạn có niềm tin vào.  Bạn đang tin cậy tiền hay Chúa về mặt an ninh?  Bạn đang tin cậy tiền bạc hay Chúa về mặt hạnh phúc?  Châm ngôn 11:28 nói, “Tin cậy tiền bạc của con rồi con sụp dốc!  Hãy tin  cậy Chúa và nở rộ như cây!” (Châm Ngôn 11:28 TLB).

Tiền bày tỏ xem Chúa có thể tin tưởng bạn không.   Tài chính không được quản trị là một triệu chứng của một cuộc sống không được quản trị.  Chúa đang muốn xem tốt thể nào bạn xử trí những thứ vật chất trước khi Ngài ban cho bạn phước lành thuộc linh. Kinh Thánh nói, “Nếu con không đáng tin trong việc xử trí tài sản trần thế, ai sẽ tin con với sự giàu có thực sự?  Và nếu con không đáng tin với tài sản của người khác, ai sẽ cho con tài sản riêng con? (Lu-ca 16:11-12 NIV).

Có kết nối trực tiếp giữa trưởng thành và tiền bạc.   kết nối trực tiếp giữa quyền năng tâm linh và cách bạn xử trí tài sản.  kết nối trực tiếp giữa phước lành Chúa trong đời bạn và điều bạn làm với tiền của mình.

Đừng bỏ lỡ kết nối đó.  Cách bạn xử trí tiền quyết định nhiều thể nào Chúa có thể ban phước đời bạn.


THẢO LUẬN
·      Báo cáo ngân hàng của bạn tiết lộ điều gì mà bạn yêu thích nhất?
·      Bạn có từng xin Chúa ban thêm phước hạnh đời bạn?  Thể nào tài chính của bạn có thể ảnh hưởng đến mức bao nhiêu Chúa sẵn sàng tín thác cho bạn?
·      Những giàu có thực sự nào được đề cập trong Lu-ca 16 mà Chúa giao phó cho những quản gia có trách nhiệm về những tặng phẩm của Ngài?

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

CÁCH LÀM QUẢN GIA KHÔN NGOAN



TG: Rick Warren - ngày 23 tháng 1 năm 2020

“Lần kia một người giàu có một quản gia để chăm sóc việc kinh doanh của ông” (Lu-ca 16:1 NCV).

Bạn không thực sự sở hữu bất cứ gì.  Những gì bạn nghĩ bạn sở hữu thực sự là món vay. Bạn không sở hữu nó trước khi bạn sinh ra.  Bạn sẽ không sở hữu nó sau khi bạn chết.  Tất cả thuộc về Chúa, và Ngài chỉ cho bạn vay trong vài thập kỷ.

Chúa Giêsu kể câu chuyện trong Lu-ca 16 về một người giao cho quản gia chăm sóc tài sản mình.  Chúng ta tất cả trong vị trí quản trị.  Tất cả gì bạn có là món quà từ Chúa, và Ngài tặng nó cho bạn trong một thời gian để quản trị.  Ngài muốn thấy rằng bạn sẽ quản trị một cách khôn ngoan những gì thuộc về Ngài.  Chúa muốn xem bạn có phải là quản gia tốt tài sản Ngài không.

Nếu bạn bắt đầu xem mọi thứ trong đời mình là cho mượn, thì rất nhiều lo lắng của bạn sẽ biến mất.

Hãy tưởng tượng nếu bạn nhìn vào xe của mình và nói, Đây là xe Chúa, không phải của tôi.  Ngài cho tôi mượn, và tôi phải sử dụng nó. Lần sau khi bạn bị đụng vì người chạy ẩu, bạn cũng có thể nói, Chúa ơi, Ngài bị chỗ móp xe Ngài.  Nó không phải là xe tôi.  Ngài cho tôi mượn.  Ngài cho tôi tiền để có nó.  Ngài muốn làm gì với xe Ngài, Chúa ơi? Bạn sẽ mất tiêu rất nhiều lo lắng khi bạn dựa vào Chúa để ban cho bạn khôn ngoan với những điều mà Ngài tín thác bạn.

Sự việc là đây: Nếu bạn lãnh trách nhiệm và bạn là người làm chủ số phận mình, thì bạn phải trả cho tất cả.  Bạn phải lo lắng về những nguồn tiền sẽ đến từ đâu.

Nhưng nếu bạn tin cậy Chúa như con cái Ngài tự xem mình là quản gia chứ không phải ông chủ, thì bạn không chịu trách nhiệm tìm ra cách trả tiền cho tất cả.  Bạn là nhân viên.  Chúa là ông chủ.  Ngài là tối hậu phụ trách gói lợi ích.

Câu đầu tiên trong câu chuyện này nói rằng, “Lần kia một người giàu có một quản gia để chăm sóc việc kinh doanh của ông” (Lu-ca 16:1 NCV).  Nhưng quản gia đã lãng phí tài sản chủ.

Bất cứ khi nào bạn lãng phí tiền, bạn đã lãng phí tiền Chúa.  Hiểu được sự thật đó sẽ thay đổi cách bạn mua!

Tự xem tiền của bạn là tiền Chúa sẽ thay đổi cách bạn nghĩ.  Tự xem bản thân bạn chỉ là quản gia chứ không phải sở hữu chủ sẽ thay đổi đời bạn và cho phép bạn tận dụng tối đa những gì bạn được ban cho.


THẢO LUẬN
·      Tốt thể nào bạn chăm sóc tài sản Chúa?  Điều này bao gồm cơ thể bạn, tâm trí bạn, thời gian bạn, tài sản bạn, tài năng bạn, và cơ hội của bạn.
·      Những khoản mua nào từ tháng trước bạn sẽ xử trí khác đi nếu bạn xem tiền bạn là của Chúa và chính bạn là quản gia?
·      quản gia tài nguyên của Chúa, bạn lấy đâu ra sự khôn ngoan để đưa ra lựa chọn tốt với những gì Ngài đã giao phó cho bạn?

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

ĐỂ QUẢN TRỊ TIỀN TỐT, HÃY BIẾT TÌNH TRẠNG ‘BẦY CHIÊN’ của BẠN



TG: Rick Warren - ngày 19 tháng 1 năm 2020

Hãy chắc chắn rằng con biết tình trạng của đàn gia súc mình, chú ý cẩn thận đến đàn gia súc của con; vì sự giàu có không tồn tại mãi và vương miện không an toàn cho tất cả các thế hệ (Châm Ngôn 27:23-24 NIV).

Bạn không thể đối phó với thực tế trừ khi bạn nhận thức được thực tế—và sự thật là, đôi khi tất cả chúng ta đều phớt lờ những gì xảy ra với tiền của chúng ta.  Bạn có bao giờ thấy mình nói điều gì đó như thế này, “Tôi thật không biết tất cả mọi thứ đi đâu? Nếu vậy, đó là một cảnh báo rất lớn rằng bạn phải đụng đầu với rắc rối.

Để trở thành người quản lý tiền có trách nhiệm, bạn cần học nguyên tắc kế toán.  Nó là một phần trong kế hoạch của Chúa để ban phước cho tài chính của chúng ta.  Kinh Thánh nói, “Hãy chắc chắn rằng con biết tình trạng của đàn gia súc mình, chú ý cẩn thận đến đàn gia súc của con; vì sự giàu có không tồn tại mãi và vương miện không an toàn cho tất cả các thế hệ” (Châm Ngôn 27:23-24 NIV).

Trong thời Kinh Thánh, tất cả lợi lộc kinh doanh đều bị cuốn theo những bầy chiên và đàn gia súc là những tài sản của họ. Đó là lý do tại sao họ nói về giá trị của việc biết tình trạng đàn chiên của họ.  Hôm nay chúng ta nói, “Hãy biết về tình trạng cổ phiếu của bạn. Đó là nơi lợi ích kinh doanh của chúng ta có.

Có lẽ bạn đang nghĩ, “Những đàn cổ phiếu của tôi trông có vẻ hơi nguệch ngoạc tuần này. Đó điểm chính!  Điểm chính là bạn phải biết tình trạng sự việc.  Bạn phải nhận thức để bạn có thể hiểu tài chính của bạn ở đâu và cách nào bạn có thể đối phó với thực tế đó.

Châm Ngôn 23:23 nói rằng, “Hãy thu sự kiện với bất kỳ giá nào (TLB).   giá phải trả để làm kế toán tốt.  Phải mất thời gian để giữ sổ sách.  Bạn phải đầu tư thời gian bạn và sức lực bạn và bản thân bạn—nhưng nó rất đáng giá.

Khi bạn giữ sổ sách tốt, hãy tập trung vào bốn điều về tài chính của bạn: những gì bạn sở hữu, những gì bạn nợ, những gì bạn kiếm được, và nơi nó đi.  Bạn đã biết bốn điều đó để được tự do về tài chính.

Điều đó nghĩa là bạn viết nó ra.  Bạn giữ một bản ghi.  Bạn có một số phần mềm.  Bạn làm bất cứ gì nó cần.  Nếu bạn chưa làm điều đó, bạn có thể nghĩ, “Tôi không có thời gian để làm việc này. Bạn đúng.  Không ai trong chúng ta có thời gian để làm điều này!

Chúa muốn ban phước cho bạn về tài chính.  Nhưng bạn phải tạo thời gian để giữ sổ sách tốt.


THẢO LUẬN
·      Bạn có muốn biết tiền của bạn đang đi đâu?  Tại sao có hoặc tại sao không?
·      Bạn có thể làm gì hôm nay để học thêm về những gì bạn sở hữu, những gì bạn nợ, những gì bạn kiếm được, và nơi nó đi?
·      Tại sao Chúa muốn chúng ta có trách nhiệm với tiền của mình, ngay cả khi chúng ta không có nhiều?

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

BẠN KHÔNG PHẢI KHÔNG ĐỦ SỨC DÂNG PHẦN MƯỜI



TG: Rick Warren - ngày 18 tháng 1 năm 2020

“‘Hãy mang đến kho chứa đầy đủ một phần mười điều ngươi kiếm được để có lương thực trong nhà Ta.  Hãy thử Ta điều này,’ Chúa toàn năng phán.  Ta sẽ mở các cửa sổ thiên đàng cho ngươi và tuôn ra tất cả các phước hạnh ngươi cần (Ma-la-chi 3:10 NCV).

Nếu bạn muốn Chúa ban phước cho tài chính của bạn, hãy đặt Ngài lên hàng đầu trong tài chính của bạn.  Đây được gọi là kỷ luật tâm linh của việc dâng phần mười.

Chúa nói cụ thể về thói quen này khi dâng phần thu nhập đầu tiên của bạn lại cho Ngài: “‘Hãy mang đến kho chứa đầy đủ một phần mười điều ngươi kiếm được để có lương thực trong nhà Ta.  Hãy thử Ta điều này,’ Chúa toàn năng phán.  Ta sẽ mở các cửa sổ thiên đàng cho ngươi và tuôn ra tất cả các phước hạnh mà ngươi cần” (Ma-la-chi 3:10 NCV).

Dĩ nhiên, Chúa không cần tiền của bạn.  Vậy tại sao Ngài lại nói nhiều về dâng phần mười?  Bởi vì Ngài muốn những gì việc dâng phần mười đó đại diện: sự sống bạn.  Chúa đang thử đức tin bạn.  Ngài đang thử các ưu tiên của bạn.  Ngài đang thử lòng biết ơn của bạn.

Khi bạn dâng tiền phần mười của mình cho Chúa, đó là lòng biết ơn đối với quá khứ (Chúa ôi, tôi đã không có gì nếu không nhờ Ngài”), đó là ưu tiên trong hiện tại (Chúa ôi, tôi muốn Ngài hàng đầu trong đời tôi), và đó là một tuyên bố đức tin vào tương lai (“Chúa ôi, tôi tin rằng Ngài sẽ giữ lời hứa của Ngài”).

Dâng phần mườithử thách đức tin của bạn.  Bạn có tin cậy Chúa đủ qua tiền bạc của bạn để nói những điều đó với Ngài không?  Chúa thử chúng taNgài muốn chúng ta trở nên giống Ngài.  Ngàiđấng ban cho vĩ đại nhất, và khi chúng ta bày tỏ rằng chúng ta đáng được tin cậy với tài chính của mình, chúng ta trở nên giống Đấng-Ban-Cho hơn.

Một giám đốc điều hành nổi tiếng đã nói với tôi lần kia, Rick, ông cần bảo người ta rằng thời điểm tốt nhất để bắt đầu dâng tiền phần mười là khi họ mắc nợ. Khi tôi hỏi ông ta tại sao, ông nói, “Vì đó là khi bạn cần Chúa giúp nhiều nhất."

Dâng phần mười có vẻ đặc biệt khó khăn khi bạn nợ nần.  Nhưng nếu bạn muốn thoát nợ, bạn cần sự giúp đỡ của Chúa.  Vì vậy, hãy tôn vinh Ngài bằng cách đặt Ngài trước hết thông qua dâng phần mười.

Bạn có lẽ nghĩ rằng bạn không đủ sức dâng phần mười, nhưng bạn không đủ sức không dâng!  Nếu bạn muốn Chúa ban phước hạnh về tài chính bạn, bạn cần đặt Ngài hàng đầu trong tài chính của bạn.


THẢO LUẬN
·      Bạn có thấy khó khăn khi dâng phần mười không?  Tại sao có hoặc tại sao không?
·      Thể nào bạn nghĩ Chúa muốn bạn dâng hơn 10 phần trăm phần mười?
·      Một bước nào bạn có thể thực hiện hôm nay để bày tỏ với Chúa rằng bạn muốn đặt Ngài hàng đầu trong tài chính của bạn?  Thể nào bước đó sẽ đưa bạn gần hơn việc trung tín dâng phần mười của bạn?

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

CHÚNG TA TIN CẬY CHÚA



TG: Rick Warren - ngày 17 tháng 1 năm 2020

“Đức Chúa Trời sẽ cung cấp mọi nhu cầu anh chị em theo sự giàu có của Ngài trong vinh hiển trong Chúa Giê-su Christ (Phi-líp 4:19 ESV).

Nếu bạn muốn Chúa ban phước mọi lĩnh vực đời bạn, gồm cả tài chính bạn, thì hãy là người-thể-được-ban-phước.  Hãy cho Chúa thấy rằng bạn sẽ có trách nhiệm khi Ngài ban phước bạn. Trong vài ngày tới, chúng ta sẽ xét bảy thói quen sẽ giúp bạn hiểu kế hoạch của Chúa về việc quản lý tiền của bạn.

Điều đầu tiên là phải hiểu rằng Chúa là nguồn cung của bạn, bất kể bạn làm việc ở đâu. Ngàiđấng cung cấp mọi nhu cầu bạn,Ngài có lẽ làm điều đó thông qua chủ nhân của bạn.  Nếu bạn nghĩ cái gì đó hoặc người nào khác đó là nguồn, thì bạn sẽ luôn lo lắng, bởi bạn có thể mất việc, tiền, hoặc tài sản của bạn.

Nhưng với Chúa, bạn không bao giờ phải tự hỏi liệu nhu cầu của bạn sẽ được đáp ứng. Tất cả mọi thứ thuộc về Ngày dẫu gì đi nữa!  Rô-ma 11:36 nói, “Vì mọi thứ đến từ duy chỉ Đức Chúa Trời.  Mọi vật sống nhờ quyền năng Ngài, và mọi vật là vì vinh hiển Ngài” (TLB).

Nếu một vòi nước bị tắt, Chúa có thể mở vòi khác dễ dàng như vậy.  Nếu bạn mất việc, Ngài có thể dễ dàng cho bạn việc khác.  Nếu Chúa đóng một cửa, Ngài có thể mở cửa khác.  Nếu tất cả các cửa bị đóng lại, Ngài có thể mở cửa sổ.

Khi bạn hiểu điều đó và bạn chọn tin cậy Chúa, bạn sẽ mất đi căng thẳng vì tin vào tiền và người khác.

Kinh Thánh nói trong Phi-líp 4:19, “Đức Chúa Trời sẽ cung cấp mọi nhu cầu anh chị em theo sự giàu có của Ngài trong vinh hiển trong Chúa Giê-su Christ” (ESV).  Chúa sẽ thỏa đáp mọi nhu cầu của bạn!  Ngài biết rõ nhất những nhu cầu đó là gì—và cách nào để thỏa đáp chúng.

Quản trị tiền bắt đầu với câu hỏi này: Bạn đặt tin cậy vào ai hoặc điều gì?

Khi bạn đặt tin cậy vào Chúa, bạn thức dậy mỗi sáng và nói, Chúa ôi, tất cả thuộc về Ngài.  Tất cả đến từ Ngài.  Ngài là nguồn cung của tôi, không phải ai khác, và tôi sẽ tin cậy Ngài thỏa đáp nhu cầu tôi.

Không chỉ tin cậy Chúa sẽ làm giảm căng thẳng của bạn, nó còn cho phép bạn bắt đầu thấy thể nào Ngài muốn ban phước bạn.


THẢO LUẬN
·      Tại sao Chúa muốn chúng ta bày tỏ rằng chúng ta chịu trách nhiệm với tiền của mình?
·      Thể nào bạn thấy Chúa mở cửa khi bạn tin cậy Ngài về tài chính của bạn?
·      Những cách thiết thực nào bạn có thể quản trị tiền của mình để nó phản ánh lòng tin cậy của bạn nơi Chúa đối với nguồn cung của bạn?

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

ĐỪNG BỎ CUỘC LÀM ĐIỀU PHẢI



TG: Rick Warren - ngày 16 tháng 1 năm 2020

“Chớ mệt mỏi làm lành, sau một thời gian chúng ta sẽ gặt mùa phước hạnh nếu chúng ta không nản lòng và bỏ cuộc (Ga-la-ti 6:9 TLB).

Nếu mọi thứ không xảy ra lập tức hoặc khi bạn nghĩ rằng chúng nên là vậy, điều đó không có nghĩa là bạn nên bỏ cuộc.  Bạn cần phải cần cù và có sức chịu đựng.

Kinh Thánh nói, “Chớ mệt mỏi làm lành, sau một thời gian chúng ta sẽ gặt mùa phước hạnh nếu chúng ta không nản lòng và bỏ cuộc” (Ga-la-ti 6:9 TLB).

Có điều gì bạn cảm thấy muốn bỏ cuộc không?  Có lẽ là hôn nhân bạn.  Nó dường như vừa chết và không đi đến đâu.  Có lẽ là sự nghiệp bạn.  Bạn đã cố gắng và cố gắng và cố gắng để tạo khác biệt, và nó chẳng xảy ra.  lẽ bạn cảm thấy muốn bỏ cuộc một ước mơ hoặc một mục tiêu—hoặc thậm chí chính mình.

Đây là điều quan trọng cần biết.  Một ngàn năm trước khi bạn được sinh ra, Chúa biết rằng bạn sẽ đọc bài dưỡng linh này hôm nay, vì vậy Chúa để tôi nói điều này với bạn như một người bạn: Đừng bỏ cuộc.

Đường hầm có vẻ cực tối ngay bây giờ, nhưng luôn có ánh sáng cuối đó.  Nó có lẽ ở ngay góc đó!  Bạn được Chúa biết, được Chúa yêu—và bạn có một mục đích mà Chúa đã thiết kế bạn một cách độc đáo để hoàn thành.

Đừng nghĩ những gì bạn đang làm không quan trọng.  Đừng bỏ cuộc làm điều phải.  Đừng nghĩ rằng bất cứ ai đó sẽ tốt hơn nếu không có bạn.  Đó là những lời dối trá từ chính miệng Quỷ.  Hãy nhớ điều Chúa nói về bạn.  Hãy nhớ rằng Ngài muốn ban phước bạn.

Đừng bỏ cuộc.  Hãy nhìn lên Chúa.  Hãy tìm một gia đình tâm linh—một hội thánh và một nhóm nhỏ—để giúp bạn vượt qua những lúc khó khăn.  Hãy suy gẫm về Lời Chúa để được khích lệ.

Hơn tất cả, đừng từ bỏ Chúa.  Ngài sẽ không bao giờ từ bỏ bạn!


THẢO LUẬN
·      Bạn muốn bỏ cuộc điều gì hôm nay?  Tại sao nó có vẻ như ngõ cụt với bạn?
·      Thể nào một gia đình tâm linh, chẳng hạn một nhóm nhỏ, có thể giúp bạn vượt qua những lúc đen tối?  Thể nào bạn từng đưa ra loại khích lệ đó cho ai đó trước đây?
·      một “điều phải” nào bạn từng làm đã khiến bạn mệt mỏi không?  Tại sao Chúa có lẽ muốn bạn tiếp tục làm?

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

HÃY QUAN TÂM ĐIỀU CHÚA QUAN TÂM



TG: Rick Warren - ngày 15 tháng 1 năm 2020

“Hễ ai tuyên bố sống trong Ngài đều phải sống như Chúa Giê-su(1 Giăng 2:6 NIV).

Điểm khởi đầu để phát triển đức tính của Chúa Giêsu là quan tâm điều Chúa quan tâm.

Chẳng hạn, Chúa quan tâm đến thế giới, vậy chúng ta nên quan tâm đến thế giới. Kinh Thánh nói, “Vì Đức Chúa Trời quá yêu thế giới, đến nỗi Ngài đã ban Con duy nhất của Ngài” (Giăng 3:16 KJV).  Chút xíu chữ “quá” cộng thêm kích thước cho ý nghĩa câu đó. Đức Chúa Trời không chỉ yêu thế giới; Ngài quá yêu thế giới!

Và Chúa không chỉ nói Ngài yêu chúng ta.  Ngài hành động theo tình yêu của Ngài.  Ngài nói, có hiệu lực, “Ta sẽ làm bất cứ gì có thể để đưa con về nhà thiên đàng, ngay cả khi điều đó có nghĩa là Con duy nhất của Ta chết trên thập tự giá.

Chúa cũng quan tâm đến hội thánh, vậy chúng ta nên quan tâm đến hội thánh.  Tại sao?  hội thánh là gia đình Chúa, và Ngài yêu gia đình Ngài.  Chúa tạo ra mọi thứ vì Ngài muốn có một gia đình.  Không có mong muốn đó, sẽ không có vũ trụ, thái dương hệ, trái đất, hay loài người.

Một ngày nào đó mọi thứ khác trong vũ trụ sẽ bị phá hủy.  Sẽ có một trời mới và đất mới. Nhưng gia đình Chúa sẽ tồn tại đời đời.  Nó quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác trên hành tinh này vì nó sẽ tồn tại vượt xa mọi thứ khác.

Để trở nên giống Chúa Giê-su hơn, hãy xin Ngài giúp bạn yêu thế giới và nhân thế—và xin Ngài giúp bạn yêu gia đình Chúa, là hội thánh.


THẢO LUẬN
·      Thể nào điều và người bạn chọn để yêu phản ánh đức tính bạn?
·      Một số cách thiết thực nào bạn có thể bày tỏ tình yêu của bạn đối với thế giới và nhân thế?
·      Thể nào bạn có thể tăng trưởng trong việc tận hiến yêu thương và phục vụ hội thánh?  Bạn có thể làm gì tuần này để phục vụ hội thánh có chủ ý hơn?