Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

THỂ NÀO LÀ NGƯỜI-TẠO-HÒA-BÌNH (PHẦN 2)


By Rick Warren – April 29, 2017

“Đừng tìm lợi chỉ riêng cho mình, nhưng hãy tìm lợi cho người khác nữa.  Anh chị em phải có thái độ giống Chúa Giêsu Christ có” (Phi-líp 2:4-5 NLT).

Tạo-hòa-bình không phải là kỹ năng được luyện tốt trong thế giới chúng ta ngày nay, nhưng nó là kỹ năng có thể học được.  Thực ra, Chúa Giêsu kêu gọi tất cả tín đồ làm người-tạo-hòa-bình.

Trong bài dưỡng linh hôm qua, tôi đã chia sẻ ba chìa khóa tạo-hòa-bình theo kinh thánh.  Sau đây là bốn điều nữa:

LẮNG NGHE NỖI ĐAU VÀ QUAN ĐIỂM NGƯỜI KHÁC.  Bạn luôn tìm ra tổn thương trong xung đột.  Bao nhiêu lần bạn đã nghe tôi nói, “Người bị đau làm đau người khác”?  Nói cách khác, tôi càng bị đau, tôi càng quất người khác.  Người không bị đau không làm đau người khác.  Đó là lý do người-tạo-hòa-bình lắng nghe nỗi đau người khác và hiểu quan điểm người đó.

Như Francis of Assisi từng nói, “Hãy tìm hiểu người trước khi tìm người hiểu mình.”  Kinh Thánh nói, “Đừng tìm lợi chỉ riêng cho mình, nhưng hãy tìm lợi cho người khác nữa.  Anh chị em phải có thái độ giống Chúa Giêsu Christ có” (Phi-líp 2:4-5 NLT).  Nghĩa là bạn giống Chúa Giêsu nhất khi bạn tập trung vào tổn thương người khác hơn là tổn thương riêng của bạn.

NÓI SỰ THẬT KHÉO LÉO.  Sự thật giải phóng bạn, nhưng bạn phải nói bằng tình yêu.  Kinh Thánh nói, “Hãy nói sự thật trong tình yêu” (Ê-phê-sô 4:15a NLT).  Sự thật chưa đủ.  Không chỉ là điều bạn nói, nhưng là cách bạn nói.  Nếu bạn nói cách tấn công, sẽ nhận cách phòng thủ.

God rất rõ ràng về những loại lời nói vượt giới hạn.  Tôi gọi chúng là LĐP – Lời Đại Phá.  Đây là những lời nâng xung đột đến mức mới.  Những lời giận dữ, tổn thương, đổ tội thật vô ích.  Chúng chỉ quậy lên rắc rối.  Cô-lô-se 3:8 nói, “Anh chị em phải ngưng nói những điều sỉ vả hoặc thô lỗ về người khác” (CEV).

SỬA VẤN ĐỀ, KHÔNG ĐỔ HÔ.  Bạn cần học tấn công nan đề, không tấn công người khác.  Trò đổ hô chỉ phí thời giờ.  Bất cứ khi nào bạn bận rộn sửa điều đổ hô, bạn đang phí năng lượng và không sửa vấn đề.

TẬP TRUNG VÀO GIẢI HÒA, KHÔNG VÀO GIẢI PHÁP.  Giải hòa nghĩa là tái lập quan hệ.  Nghĩa là bạn không bám vào bất cứ tổn thương nào.  Bạn đã chôn cái rìu.

Giải pháp, mặt khác, nghĩa là bạn giải quyết mọi bất đồng.  Điều đó sẽ không xảy ra.  Tất cả chúng ta đều khác nhau.  Chúng ta không đồng ý về mọi điều.  Nhưng người-tạo-hòa-bình có thể bất đồng mà không bất mãn.  Đó gọi là trưởng thành.  Thế giới chúng ta đầy xung đột.  Chỉ mở tờ báo.  Nó ở mọi nơi: chiến tranh, chia rẽ, cãi vã, căng thẳng giữa người, thành kiến và kỳ thị, bạo lực, bộ lạc tính, và khủng bố.  Văn minh chúng ta không còn văn hiến nữa.  Và kết quả là chúng ta tan vỡ quan hệ, tan vỡ đời sống, và tan vỡ lòng.

Thách thức tôi cho bạn là bạn sẽ tận hiến trở thành tác nhân giải hòa trong một thế giới đẩy xung đột.

THẢO LUẬN

·      Tại sao bạn nghĩ kỹ năng tạo-hòa-bình bị thiếu hiện nay?
·      Thể nào tập trung vào giải pháp hơn là giải hòa sẽ khiến vấn đề trầm trọng hơn?
·      Xung đột gì trong đời bạn mà bạn muốn bước vào và làm người-tạo-hòa-bình?
·      Hãy thảo luận những tuyên  bố này trong nhóm nhỏ của bạn:
o   Bạn giống Chúa Giêsu nhất khi bạn tập trung vào tổn thương người khác hơn là tổn thương riêng bạn.
o   Trò đổ hô thật phí thì giờ.  Bất cứ khi nào bạn tập trung sửa điều đổ hô, bạn đang phí năng lực và không sửa vấn đề.
o   Người-tạo-hòa-bình có thể bất đồng mà không bất mãn. 

  

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

THỂ NÀO LÀM NGƯỜI-TẠO-HÒA-BÌNH


By Rick Warren – April 28, 2017

“Những ai là người-tạo-hòa-bình sẽ trồng hạt giống hòa bình và gặt mùa tốt lành” (Gia-cơ 3:18 TLB).

Khuynh hướng tự nhiên chúng ta là ghét kẻ thù mình hoặc ít ra tránh gặp họ bằng mọi giá.  Nhưng nếu bạn chạy tránh xung đột, bạn sẽ thật khốn khổ nhất đời bạn.  Chúa Giêsu gọi chúng ta đến tiêu chuẩn cao hơn.  Ngài gọi chúng ta làm người-tạo-hòa-bình – không phải người-giữ-hòa-bình. 

Có khác biệt lớn.  Người-giữ-hòa-bình tránh xung đột và giả vờ như nó không tồn tại.  Nhưng người-tạo-hòa-bình giải quyết xung đột và giải hòa quan hệ.

Kinh Thánh hứa điều này: “Những ai là người-tạo-hòa-bình sẽ trồng hạt giống hòa bình và gặt mùa tốt lành” (Gia-cơ 3:18 TLB).

Khi bạn trồng hạt giống, bạn luôn lẩy lại nhiều hơn bạn khởi đầu.  Nếu bạn trồng hạt táo, bạn có cả cây đầy táo đáp lại.  Đó là luật gieo và gặt.  Nếu bạn trồng hạt xung đột, bạn sẽ thổi lên nhiều rắc rối hơn là bạn mặc cả.  Nhưng Kinh Thánh nói bạn trồng hạt hòa bình, bạn sẽ gặt mùa hòa bình, nhân từ, và thiện lành đáp lại.

Vậy cách nào bạn làm được?  Một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất bạn phải học là giải quyết xung đột.  Qua hai bài dưỡng linh kế, tôi sẽ chia sẻ với bạn bảy chìa khóa trở thành người-tạo-hòa-bình giữa xung đột.  Đây là ba điều đầu.

Tạo bước đầu.  Đừng đợi người kia đến với bạn.  Bạn khơi mào.  Mua cho người đó ly cà-phê hoặc ăn trưa với nhau.  Chúa Giêsu khơi mào để bày tỏ thương xót chúng ta.  Kinh Thánh nói, “Khi chúng ta còn là tội nhân, đấng Christ đã chết cho chúng ta . . . Khi chúng ta còn là kẻ thù, chúng ta được giải hòa với God nhờ cái chết của Con Ngài” (Rô-ma 5:8b, 10a ESV).  Chúa Giêsu không đợi chúng ta xin lỗi.  Ngài thậm chí không đợi chúng ta cảm thấy xấu hổ về hành vi mình.  Chúa Giêsu tạo bước đầu.  Và Ngài muốn chúng ta làm y vậy.

Xin God khôn ngoan.  God luôn vui giúp bạn khi bạn đang làm điều Ngài bảo.  Kinh Thánh nói, “Nếu anh chị em muốn biết điều God muốn anh chị em làm, hãy xin Ngài, và Ngài sẽ vui lòng bảo anh chị em” (Gia-cơ 1:5a TLB).  Hãy xin God giúp bạn quyết định đúng lúc và đúng chỗ để đặt kế hoạch mở đại hội hòa bình.  Hãy xin Ngài ban cho bạn đúng lời để nói và đúng cách để nói với họ.  Kinh Thánh nói, “Lời đúng lúc giống vàng quý đặt trên dĩa bạc” (Châm Ngôn 25:11 CEV).

Bắt đầu bằng xưng tội.  Đừng bắt đầu bằng một đống buộc tội.  Đừng bắt đầu bằng những cách bạn từng bị tổn thương.  Hãy bắt đầu bằng lỗi lầm của bạn.  Xung đột có thể là 99,9999 phần trăm lỗi người kia.  Nhưng bạn có thể tìm ra điều gì đó để xưng tội.  Thay vì buộc tội người kia – và thay vì buộc tội chính mình – hãy bắt đầu với chính lỗi lầm mình, thậm chí đó là đáp ứng tệ hại của bạn.  Nhưng bạn bắt đầu với điều lỗi của bạn.

Chúng ta sẽ xem bốn chìa khóa nữa để tạo hòa bình trong bài dưỡng linh ngày mai.

THẢO LUẬN

·      Nếu bạn tạo bước đầu và vươn đến ai đó đã làm tổn thương bạn, bảo đảm gì bạn có rằng người đó thay đổi thái độ của anh hoặc chị ấy và/hoặc xin lỗi bạn?  Điều đó quan trọng không, theo tầm nhìn vĩnh hằng?

·      Thể nào điều này sẽ tạo khác biệt trong đời bạn: Chúa Giêsu không đợi chúng ta xin lỗi.  Chúa Giêsu tạo bước đầu.  

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

TRÁNH KHỎI BÙN


By Rick Warren – April 26, 2017


Trả đũa không bao giờ tác dụng cho người CƠT (người Cần Ơn Thêm).  Nó có chiều hướng làm tăng bất cứ vấn đề gì bạn đối đầu.  Qua vài bài dưỡng linh trước tôi đã chia sẻ với bạn bốn bước đầu xử trí với người làm bạn thất vọng, làm phiền và gây gỗ bạn:
1.    Nhìn sau thái độ họ.
2.    Không xem là xúc phạm.
3.    Nương tay với họ.
4.    Không nói xấu họ.

Bạn cũng cần không chơi trò của họ.

Người CƠT thích cãi vả và tranh luận.  Họ dùng xung đột để khiến bạn chú ý.  Khi người ta cố khiến bạn chú ý qua xung đột, họ chỉ cố câu bạn.  Họ không thực quan tâm điều bạn nghĩ.  Họ chỉ cố kéo bạn vào cuộc chơi của họ.

Bạn thấy điều này hoài trên internet.  Ai đó đưa ra tuyên bố chọc giận, và bạn nói, “Tôi sẽ sửa họ!”  Và ngay lúc đó, người kia nói, “Dính nó rồiTôi vừa câu con lớn!”  Mọi xương trong thân bạn muốn cháy ra câu đáp cho blog đó, email đó, hoặc tin đăng Facebook đó. 

Đừng làm thếNó là bẫy.

Có người từng nói, “Nếu bạn vật lộn trong bùn với heo, cả hai sẽ bị dơ, nhưng chỉ một trong hai sẽ vui.”  Hãy tránh bùn đó.  Đừng để kẹt trong cãi vã.  Chỉ đi ngang qua.

Châm Ngôn 26:21 nói, “Như than và củi giữ lửa, người ưa cãi giữ cuộc cãi lộn.”  Người CƠT thích giữ cãi vã.  Họ tìm thấy ý nghĩa họ, mục đích họ, và giá trị họ bằng cách làm bạn nổi giận.  Đừng chơi trò của họ.  Đừng bị kéo vào nó.  Họ không tìm câu trả lời.  Họ chỉ tìm cãi vã.

Cần bao nhiêu người để cãi vã?  Cần hai người, đúng không?  Nếu một trong hai bỏ đi, chuyện gì xảy ra cho cuộc cãi vã?  Nó chấm dứt.  Lửa tắt.

Đôi khi việc thương xót nhất bạn có thể làm là bỏ đi khỏi cuộc cãi vã.

THẢO LUẬN

·      Bạn có thể nhớ lúc bạn bị kéo vào cuộc cãi vã với người CƠT không?  Kết quả là gì?
·      Thể nào từ chối cãi vã với CƠT làm tan xung đột?
·      Tại sao khó bỏ đi khỏi cãi vã?  Điều gì bạn ghi nhớ sẽ giúp bạn bỏ đi?

  

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

GIỮ MIỆNG LƯỠI BẠN VỀ COT


By Rick Warren – April 25, 2017

Con sẽ giữ được bạn con nếu con tha thứ họ, nhưng con sẽ mất bạn con nếu con cứ nói về điều họ làm sai” (Châm Ngôn 17:9 CEV).

Nếu bạn không gặp rắc rối với ba đề nghị đầu về cách xử trí với những người hay gây rối Cần Ơn Thêm (COT) trong đời bạn (nhìn sau thái độ họ, bỏ qua chuyện bị xúc phạm, và nương tay), điều thứ tư dường như khó nhất.

Bạn phải từ khước nói xấu họ.

Khi ai đó chọc giận bạn hoặc làm điều gì đó thất vọng bạn, thật dễ cám dỗ gọi ai đó khác hoặc nhắn tin và nói, “Bạn không thể tin được điều họ đã làm!”  Có lẽ cảm thấy tốt khi làm vậy.  Nhưng đó là không yêu thương.

Kinh Thánh nói chúng ta phải yêu người xúc phạm chúng ta.  Nói xấu về họ là mọi thứ ngoại trừ yêu thương.  Châm Ngôn 17:9 nói, “Con sẽ giữ được bạn con nếu con tha thứ họ, nhưng con sẽ mất bạn con nếu con cứ nói về điều họ làm sai.  Nếu bạn nói xấu về người khác, bạn đang thêm dầu vào lửa bực bội bạn đang cảm nhận.

Nói xấu là gì?  Một định nghĩa của nói xấu là “chia sẻ tin với ai đó không dính líu vấn đề đó hoặc dính líu đến giải pháp đó.”  Người đó có lẽ không dính líu chuyện đó, nhưng bạn đem nó vào đó để bạn có thể cảm thấy tốt hơn về chính mình.

Hãy thẳng thắn chuyện này.  Nói xấu, vể bản chất, là một dạng trả thù.  Bạn đang cố trả đũa người xúc phạm bạn bằng cách nói sau lưng họ.

God ghét điều đó.

Trong Rô-ma 1:29, God đặt nói xấu cùng loại như sát nhân.  Nói xấu phá hoại không thể tưởng.  Nó phá hoại hội thánh.  Nó phá hoại gia đình.  Nó phá hoại kinh doanh.  Và nói xấu chỉ hằn khắc nỗi đau.

Đó là lý do tại sao God nói chúng ta phải “khích lệ nhau và gây dựng nhau”, tìm kiếm “bất cứ gì thật, bất cứ gì cao quý, bất cứ gì phải, bất cứ gì trong sạch, bất cứ gì yêu thương, bất cứ gì đáng khen” trong người khác (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:11; Philip 4:8 NIV).

THẢO LUẬN

·      Tại sao đôi khi bị cám dỗ nói xấu?
·      Khi bạn nhận ra rằng God đặt nói xấu vào loại như sát nhân, thể nào điều đó thay đổi suy nghĩ bạn vể nói xấu?

·      Thể nào câu này tương phản với nói xấu: “Vì thế hãy khích lệ nhau và gây dựng nhau, như chính thật anh chị em đang làm” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:11 NIV).

NƯƠNG TAY


By Rick Warren – April 24, 2017

“Hãy kiên nhẫn với nhau, cho phép lầm lỗi người khác vì yêu thương” (Ê-phê-sô 4:2b TLB).

Mỗi người đều gặp ngày xấu.  Kay biết tôi có hai lần dễ cáu mỗi tuần.  Tôi dễ cáu trưa thứ Bảy vì tôi tập trung vào thông điệp tôi sắp giảng.  Và lúc khác tôi dễ cáu là sáng thứ Hai, vì tôi cạn kiệt vì giảng suốt cuối tuần và nói chuyện với nhiều người giữa các buổi thờ phượng.  Nên Kay cho phép điều đó.  Cô nương tay cho tôi.

Đó là phần chính của cách chúng ta đối phó COT (người Cần Ơn Thêm).  Trong vài bài dưỡng linh trước, tôi đề cập rằng trong xử trí với COT chúng ta cần nhìn sau thái độ và bỏ đi chuyện bị xúc phạm.  Nhưng chúng ta cũng phải xử trí họ như Kay xử trí tôi khi tôi trong trạng thái dễ cáu:  Chúng ta phải nương tay.

Kinh Thánh nói, “Hãy kiên nhẫn với nhau, cho phép lầm lỗi người khác vì yêu thương” (Ê-phê-sô 4:2b TLB).

Không phải người nào chọc cáu bạn hoặc làm đau bạn cũng đều nhận ra điều họ đang làm.

Thường thì họ phản ứng lại nỗi đau ẩn dấu của họ, và họ thậm chí không biết họ đang làm đau tất cả những ai quanh họ.

Vậy bạn làm gì?  Khi tôi gặp lúc khó bỏ qua xúc phạm, tôi nhớ tặng phẩm lớn lao của sự tha thứ của God.  Tôi nhớ một câu như Cô-lô-se 3:13: “Hãy cho phép lầm lỗi nha, và tha thứ bất cứ ai xúc phạm anh chị em.  Nhớ rằng, Chúa đã tha thứ anh chị em, vậy hãy tha thứ người khác.

THẢO LUẬN

·      Bạn có thể nghĩ lại lúc bạn từng làm phiền và làm thất vọng ai đó nhưng bạn hoàn toàn không biết điều đó chút nào?
·      Tại sao chúng ta khó nương tay với nhau vì những phiền toái khá nhỏ?

·      Ai cần bạn nương tay thêm tuần này?

MỘT TẤM LÒNG DỊU DÀNG và CHỊU ĐỰNG


By Rick Warren – April 23, 2107

Khôn ngoan của một người sanh ra kiên nhẫn; thật vinh hiển cho người bỏ qua xúc phạm” (Châm Ngôn 19:11 NIV).

Trong bài dưỡng linh hôm qua, tôi viết rằng chúng ta cần nhìn vào nỗi đau sau thái độ của người cần ơn thêm.  Chúng ta học biết rằng người bị đau làm đau người khác.  Tuy vậy chúng ta không dừng đó.  Chúng ta cũng phải từ khước bị xúc phạm. 

Sự trưởng thành tâm linh và tình cảm bạn được đo lường nhiều bằng cách bạn đối xử người xử tệ bạn.  Bạn có cố trả đũa người làm quấy bạn không?  Nếu họ đánh bạn, bạn đánh lại không?  Nếu họ sỉ nhục bạn, bạn sỉ nhục họ lại không?  Nếu bạn làm, thì bạn chẳng hơn gì họ.

Kinh Thánh nói, “Hãy cẩn trọng lời nói con và giữ miệng con; con sẽ cứu mình khỏi nhiều đau đớn” (Châm Ngôn 21:23 MSG).  Khi bàn đến quan hệ cá nhân, God nói, “Đừng để dễ bị xúc phạm.  Hãy học bỏ qua.”

Bạn cần cầu nguyện, “God, xin ban con lòng dịu dàng và chịu đựng.”  Đa số chúng ta trái ngược.  Chúng ta dễ chỉ trích và cứng lòng.  Khi ai đó nhìn liếc bạn trên xa lộ, ai đó tắt ngang bạn, hoặc ai đó thô lỗ với bạn, đừng để nó phiền lòng bạn.  Đừng nổi giận chuyện đó.  Bạn biết rằng người đó gặp ngày khó khăn.  Bạn cần da dầy hơn.

Kinh Thánh nói, “Khôn ngoan của một người sanh ra kiên nhẫn; thật vinh hiển cho người bỏ qua xúc phạm” (Châm Ngôn 19:11 NIV).  Khi bạn hiểu gốc gác và hoàn cảnh hiện tại họ, thật dễ bày tỏ thương xót hơn.

Khôn ngoan của bạn cho bạn kiên nhẫn bỏ qua xúc phạm.

THẢO LUẬN

·      Thể nào hiểu chuyện ẩn sau một người sẽ giúp bạn không tấn công họ dễ dàng?

NHÌN SAU THÁI ĐỘ của NGƯỜI LÀM BỰC BẠN


By Rick Warren – April 22, 2017

Khi kẻ dại bị phiền, hắn vội để lộ.  Người khôn sẽ bỏ qua lời sỉ nhục” (Châm Ngôn 12:16 GNT).

Chúng ta thày đều gặp người trong đời mình cứ làm bực mình.   Tôi gọi họ là COT, viết tắt của Cần Ơn Thêm.  Nhưng bạn có từng nghĩ God để họ trong đời bạn để làm giấy nhám thiên thượng không.  Họ có lẽ gây rối chúng ta, nhưng God dùng họ để dũa đi cạnh xùi và uốn nắn đức tính chúng ta.

Một số COT gây rối nhỏ.  Họ có lẽ lái quá chậm trong phần đường nhanh.  Một số có lẽ thách thức hơn.  Họ ngồi băng sau và bảo bạn cách lái.

Những COT khác có lẽ thô lỗ rõ.  Họ không bao giờ nói  “cám ơn bạn.”  Họ có thể lỗ mãng và tiêu cực, đòi hòi, hạ nhục, và chê bai.  Bạn không thể làm họ hạnh phúc, bất kể bạn cố sức thể nào.  Bất kể gì bạn làm, cũng không đủ tốt.

Vậy điều gì bạn làm với người như thế?  Thể nào bạn có thể chỉ cho họ lòng thương xót thay vì bạn chỉ họ cửa ra vào?  Qua sáu bài dưỡng linh kế, tôi sẽ chia sẻ những bước bày tỏ thương xót cho COT trong đời bạn.

Trước hết, hãy nhìn sau thái độ họ.  Khi bạn đang đối phó người kiếm chuyện và làm bực, bạn cần nhìn vượt thái độ họ đến nỗi đau họ.  Khi người ta làm đau người khác, là vì họ đang bị đau bên trong.  Người bị đau làm đau người khác.  Họ đầy sợ hãi và bất an.  Họ có lẽ có quá khứ đau đớn, hoặc đang đối phó vài áp lực bạn không biết.

Bạn cần hỏi chính bạn tại sao họ hành xử cách đó.  Tại sao họ cọc cằn với bạn?  Phải chăng họ cãi vã với chồng hoặc vợ hôm nay?  Mọi việc có okay cho con cái họ không?  Họ gặp khó khăn tài chánh không?  Có gì xảy ra cho sức khỏe họ không?  Gai nhọn nào trong bàn chân khiến họ thô lỗ với mọi người quanh họ?

Bạn nhìn vượt thái độ họ và nhìn vào nỗi đau và cố hiểu.

Kinh Thánh nói, “Khi kẻ dại bị phiền, hắn vội để lộ.  Người khôn sẽ bỏ qua lời sỉ nhục” (Châm Ngôn 12:16 GNT).  Tại sao người khôn bỏ qua lời sỉ nhục?  Vì họ nhìn sau thái độ để thấy nỗi đau.  Khi bạn hiểu nỗi đau một người, nó giúp bạn đáp lại với kiên nhẫn.

THẢO LUẬN

·      Thể nào bạn đáp lại người COT trong đời bạn?
·      Điều gì bạn khám phá khi bạn nhìn sau thái độ ai đó?

·      Thể nào nỗi đau bạn ảnh hưởng thái độ bạn?

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

KHI BẠN THẤY NHU CẦU, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY


By Rick Warren – April 20, 2017

“Đừng bao giờ bỏ đi khỏi ai đó đáng giúp; tay con là tay God cho người đó.  Đừng nói với người lân cận con, ‘Có lẽ khi khác’ hoặc ‘Chờ tôi ngày mai’ khi tiền ngay đó trong túi con” (Châm Ngôn 3:27-28 MSG).

Ít ngày trước chúng ta đã xem điều gì Ẩn Dụ Người Sa-ma-ri Nhân Lành dạy chúng ta về bày tỏ thương xót với người đang tổn thương.  Chúng ta đã thấy mình phải thấy nhu cầu quanh mình và đồng cảm với nỗi đau con người.

Người Sa-ma-ri Nhân Lành còn dạy chúng ta phải nắm lấy giây phút đó.

Đừng đợi, đừng trì hoãn, đừng chậm trễ.  Hãy làm điều bạn có thể ngay lúc đó.  Yêu thương không là điều gì đó bạn cảm nhận nhiều cho bằng điều gì đó bạn hành động.  Người Sa-ma-ri nắm lấy hành động.  Ông cúi xuống và hạ mình ngang bằng người bị thương đó.  Ông không hành động như cấp trên.  Ông dùng cái ông có: rượu để sát trùng và dầu để làm dịu những vết thương.  Nó là thuốc tốt nhất thời ấy.  Người Sa-ma-ri đó có lẽ dùng quần áo ông băng bó vết thương gã đó.  Trên hết là, ông không là bác sỹ.  Ông không có tủ thuốc bên ông.  Ông chỉ phục vụ.  Ông làm hết sức có thể với cái ông có.

Kinh Thánh nói trong Châm Ngôn 3:27-28,  “Đừng bao giờ bỏ đi khỏi ai đó đáng giúp; tay con là tay God cho người đó.  Đừng nói với người lân cận con, ‘Có lẽ khi khác’ hoặc ‘Chờ tôi ngày mai’ khi tiền ngay đó trong túi con” (Châm Ngôn 3:27-28 MSG).  Đừng đợi điều kìện tốt hơn.  Khi God gọi bạn làm mục vụ cho ai đó, hãy làm liền.  Khi bạn thấy nhu cầu, hãy thỏa đáp ngay.

Để nắm lấy giây phút đó, bạn phải sẵn lòng liều lĩnh.  Bạn phải sẵn lòng bị gián đoạn.  Để làm tôi tớ bạn phải đi ngược sợ hãi.  Hãy tưởng tượng những sợ hãi người Sa-ma-ri có lẽ đối diện: “Chuyện gì nếu bọn cướp vẫn trong vùng đó?  Chuyện gì nếu đây tất cả là bẫy?  Chuyện gì nếu ông ấy từ khước mình?  Chuyện gì nếu mình không thể thật giúp được ông ấy?”  Chúng ta thường không muốn dính líu vào nỗi đau và tan vỡ của người khác vì, nói thẳng, nó nhắc chúng ta về cái đau chính mình.  Nhưng thương xót đi tới dẫu sợ hãi.

Thương xót chạm vào kẻ không đáng chạm và yêu kẻ không đáng yêu.

THẢO LUẬN

·      Tại sao chúng ta đôi khi trì hoãn giúp người đang có nhu cầu?

·      Liều lĩnh gì dính líu đến việc giúp người khác?

HÃY MỞ TAI BẠN và ĐỒNG CẢM


By Rick Warren – April 19, 2017

“Ngài yên ủi chúng tôi trong tất cả hoạn nạn để chúng cỏ thể yên ủi người khác.  Khi họ hoạn nạn, chúng tôi có thể yên ủi họ như God đã yên ủi chúng tôi” (2 Cô-rinh-tô 1:4 NLT).

Chúa Giêsu cho chúng ta gương mẫu về bày tỏ thương xót trong câu chuyện người Sa-ma-ri nhân lành.  Chúng ta có thể rút ra ít nhất bốn bước bày tỏ thương xót từ những hành động của người Sa-ma-ri nhân lành.  Trong bài dưỡng linh hôm qua chúng ta đã học rằng chúng ta phải thấy nhu cầu người khác.

Nhưng chúng ta không dừng đó.  Chúng ta cũng phải đồng cảm với nỗi đau người khác.  Kinh Thánh nói trong Lu-ca 10:33 rằng khi người Sa-ma-ri thấy người bị thương, ông động lòng lân tuất cho người đó.

Bạn thấy nỗi đau bằng mắt, nhưng bạn đồng cảm bằng tai.  Đôi khi cách vĩ đại nhất để phục vụ ai đó chỉ bằng lắng nghe.  Sau mỗi nhu cầu là một câu chuyện.  Trong Ẩn Dụ Người Sa-ma-ri Nhân Lành, thầy tế lễ thấy người đó và nhu cầu hiển nhiên của người đó, nhưng ông không hiểu nguyên cớ cuộc hành trình của người đó.  Ông có thể giả định rằng người đó tự mang họa vào hoặc người đó thật không cẩn thận.  Ông có thể nghĩ ra đủ loại chuyện hoặc lý cớ để không giúp người có nhu cầu đó, vì ông không dừng lâu đủ để khám phá sự thật.

Nhưng Kinh Thánh nói trong Ga-la-ti 6:2, “Hãy cuối xuống và với đến người bị áp bức.  Hãy chia sẻ gánh nặng họ, và thế là hoàn thành luật đấng Christ” MSG).  Luật đấng Christ là gì?  Yêu God và yêu người lân cận. 

Bạn có lẽ chưa từng nghĩ về điều này, God đã cho phép những vật lộn trong đời bạn để bạn đồng cảm và phục vụ người quanh bạn.  Kinh Thánh nói, “Ngài yên ủi chúng tôi trong tất cả hoạn nạn để chúng cỏ thể yên ủi người khác.  Khi họ hoạn nạn, chúng tôi có thể yên ủi họ như God đã yên ủi chúng tôi” (2 Cô-rinh-tô 1:4 NLT).

Hãy nghĩ về những lúc trong đời bạn khi Chúa đã yên ủi bạn.  Ai bạn có thể truyền lại phước hạnh này?

THẢO LUẬN

·      Thể nào bạn nghĩ God có thể dùng những vật lộn của bạn để giúp người khác?
·      Điều gì nghĩa là chia sẻ gánh nặng cho nhau?
·      Thể nào bạn phục vụ người khác khi bạn lắng nghe?  Tại sao thực hành này được xem là ngược văn hóa ngày nay?


   

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

MỞ MẮT CHÚNG TA để THẤY NHU CẦU QUANH TA


By Rick Warren – April 18, 2017


Ít phân đoạn nào trong Kinh Thánh cho chúng ta cái nhìn hoàn toàn về thương xót hơn là Ẩn Dụ Người Sa-ma-ri Nhân Lành của Chúa Giêsu.  Trong ẩn dụ đáng nhớ này, chúng ta học bốn bài học về thể nào chúng ta có thể bày tỏ thương xót.  Trong bốn bài dưỡng linh kế chúng ta sẽ nhìn vào mỗi bài học quan trọng này.

Trước hết, chúng ta phải thấy nhu cầu người quanh ta.  Thương xót luôn bắt đầu bằng mắt.  Bạn phải thấy nhu cầu trước khi bạn có thể thỏa đáp nhu cầu.  Bạn không thể chăm sóc cho đến khi bạn chăm chú.  Kinh Thánh nói, “Khi [người Sa-ma-ri] thấy người đó, ông cảm thương cho người đó” (Lu-ca 10:33b NLT).

Y như người Sa-ma-ri Nhân Lành đó, bạn có người thương thích khắp quanh bạn.  Bạn chỉ không thấy họ.  Họ có lẽ không bị đánh đập thân thể hoặc bầm dập, nhưng họ bị tơi tả bởi cuộc đời.  Họ bị bầm dập bởi cảnh ngộ và thái độ và ý kiến người khác.

Tại sao chúng ta không thấy những nhu cầu này?  Câu trả lời là bận rộn.  Chúng ta cứ chuyển động nhanh quá.  Vội vã luôn là cái chết của nhân từ.  Bạn càng bận rộn, bạn sẽ càng ít yêu thương.  Nhưng để nhạy cảm và để thấy nhu cầu người ta tận mắt, bạn phải chậm lại.  Chậm lại lâu đủ để nhìn người ta trong mắt.  Hãy cho ai đó sự chú ý không xao lãng.  Hãy dừng lại để nói với người ta và thật sự lắng nghe.

Thể nào chúng ta đáp ứng ai đó đang tổn thương hoặc có nhu cầu?  Kinh Thánh nói, “Đừng chỉ tìm lợi cho mình.  Hãy tìm lợi cho người khác nữa” (1 Cô-rinh-tô 10:24 NCV).

THẢO LUẬN
·      Thể nào bận rộn khiến bạn không bày tỏ thương xót với người khác?
·      Thể nào bạn có thể tạo ra nhiều “bờ lề” hơn trong đời bạn để bạn có thể đầu tư vào đời sống người khác?

·      Một số nhu cầu nào bạn thấy quanh bạn?  Thể nào bạn có thể giúp những nhu cầu đó?

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

BA ĐÁP ỨNG với NGƯỜI CÓ NHU CẦU


By Rick Warren – April 17, 2017

“Con cái tôi ơi, tình yêu chúng ta không nên chỉ bằng lời nói; nó phải là tình yêu thực, tự bày tỏ trong hành động” (1 Giăng 3:18 GNT).

Có lẽ câu chuyện quan trọng nhất trong Kinh Thánh về lòng nhân từ vượt mong đợi là Ấn Dụ về Người Sa-ma-ri Nhân Lành.  Chúa Giêsu kể chuyện này để chỉ chúng ta điều gì là yêu người đang bị tổn thương.  Thật dễ cảm thấy chút tội lỗi khi chúng ta đọc chuyện này.  Vào lúc nào đó, chúng ta tất cả từng đi ngang ai đó có nhu cầu.  Những nhu cầu của người quanh ta, ngay cả trong hội thánh chúng ta hoặc nhóm nhỏ, có thể nhiều đến độ tê liệt.  Và chúng ta hỏi câu hỏi này, “Điều gì tôi lẽ ra phải làm?”

Trong bài dưỡng linh này chúng ta sẽ khám phá ba câu trả lời cho câu hỏi đó dựa vào Ẩn Dụ Người Sa-ma-ri Nhân Lành.

Một số người tránh xa (Lu-ca 10:30-31).  Đây là mẫu người thầy tế lễ cho thấy trong câu chuyện.  Ông chỉ tránh vấn đề.  Ông thậm chí không muốn biết vấn đề gì.  Đây là điều tôi gọi là kiểu sống tránh xa.  Chúng ta tự nói, “Đừng lại gần người ta quá; bạn có thể phải giúp họ.  Bạn có thể làm bẩn tay bạn.”  Đó là vấn đề của thầy tế lễ: ông quá “thánh” không thể giúp ai.  Ông không muốn bị hoen ố bởi mấy thứ đời. 

Khi chúng ta sống kiểu sống tránh xa, chúng ta cố giữ những quan hệ chúng ta bề ngoài.  Nếu chúng ta giữ mọi người trong tầm tay mình, chúng ta có lẽ giả vờ chúng ta không thấy nỗi đau họ và nhu cầu họ.  Nếu chúng ta không can hệ vào, chúng ta có lẽ tránh bị tổn thương hoặc bất ổn.

Một số người tò mò nhưng không can hệ vào (Lu-ca 10:32).  Người Lê-vy, là người thứ hai đi ngang người bị thương, bày tỏ đáp ứng này.  Kinh Thánh nói ông “đi tới và nhìn vào người đó” (Lu-ca 10:32b GNT) trước khi bỏ đi.  Theo cách nào đó, đáp ứng này càng tệ hơn.  Trong thái độ trước chúng ta “thấy” vấn đề từ xa và giả vờ nó không có đó.  Trong cách đáp ứng này, chúng ta thừa nhận nhu cầu qua tò mò mình, nhưng chúng ta không làm gì giúp.  Khi chúng ta làm điều này chúng ta đơn giản nói, “Xin lỗi, tôi không thể bị quấy rầy.  Tôi có những việc quan trọng hơn phải làm.”

Một số người đến gần đủ để chăm sóc (Lu-ca 10:33-37).  Dĩ nhiên, đây là Người Sa-ma-ri Nhân Lành.  Ông đi vượt xa để giúp người bị thương bằng tiền riêng mình.  Kinh Thánh nói, “Con cái tôi ơi, tình yêu chúng ta không nên chỉ bằng lời nói; nó phải là tình yêu thực, tự bày tỏ trong hành động” (1 Giăng 3:18 GNT).  Thương xót hành động ở nơi người khác tránh xa.  Thương xót không sợ bị bẩn tay.  Và Chúa Giêsu kêu gọi mỗi người theo Ngài có thái độ của Người Sa-ma-ri Nhân Lành. 

Chúa Giêsu cẩn thận chọn người Sa-ma-ri làm anh hùng trong chuyện này, vì người Do Thái ghét người Sa-ma-ri.  Thương xót không chỉ giúp người bạn thích hoặc giúp người thích bạn.  Thương xót là giúp người bất kể họ là ai, họ giống gì, hoặc họ đến từ đâu.

THẢO LUẬN

Tại sao bạn nghĩ rằng đến gần ai đó liên quan đến việc chăm sóc anh hoặc chị ấy?

Thể nào bạn đáp ứng ba điều tuyên bố này:
·      Thương xót là giúp người bất kể họ là ai, họ giống gì, hoặc họ đến từ đâu.
·      Thương xót hành động ở nơi người khác tránh xa.

·      Thương xót không sợ bị bẩn tay.

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

GỠ MỐI HUYỀN DIỆU THIÊN ĐÀNG


By Rick Warren – April 15, 2017

“Chưa mắt nào từng thấy, chưa tai nào từng nghe, và chưa trí nào từng nghĩ điều God đã sửa soạn cho những ai yêu Ngài” (1 Cô-rinh-tô 2:9b NLT).

Gia đình tôi sống tại Bắc California khi tôi là cậu bé.  Lần kia chúng tôi nghỉ mát cả gia đình tại Disneyland Nam California.  Khi chúng tôi đang lái xe, cha tôi cố giải thích cho tôi Disneyland giống gì.  Thật phí thời giờ.  Bạn không thể hiểu Disneyland trừ khi bạn kinh nghiệm nó.

Một số kinh nghiệm không thể giải thích được.

Cũng đúng vậy về Thiên Đàng.  Chúng ta không thể so sánh Thiên Đàng với bất cứ gì chúng ta từng kinh nghiệm trên trần thế.  Hành tinh nơi chúng ta hiện ở chỉ là một bản copy trắng đen tồi - rất tồi - về nơi God đã sửa soạn cho chúng ta đời đời.

Kinh Thánh ám chỉ huyền nhiệm này trong 1 Cô-rinh-tô 2:9b: “Chưa mắt nào từng thấy, chưa tai nào từng nghe, và chưa trí nào từng nghĩ điều God đã sửa soạn cho những ai yêu Ngài.”

Dù từ ngữ loài người không thể thích hợp giải thích những huyền nhiệm thiên thượng của Thiên Đàng, chúng ta biết chút ít về Thiên Đàng sẽ giống gì.

1.    Chúng ta sẽ được đoàn viên với mọi tín hữu khác (Hê-bơ-rơ 12:22-23).
Sách Hê-bơ-rơ bảo chúng ta rằng mỗi tín hữu từng sống sẽ ở trong Thiên Đàng với chúng ta.  Điều đó bao gồm mỗi người bạn từng biết theo Chúa Giêsu – và những trẻ em chưa từng có cơ hội thực hiện quyết định đó.

2.    Chúng ta sẽ nhận phần thưởng (Lu-ca 6:35).  Kinh Thánh hay đề cập phần thưởng tại Thiên Đàng.  Bạn sẽ được thưởng vì những hành động tốt của bạn – lòng rộng rãi của bạn, đức tính tốt của bạn, và sự phục vụ của bạn.  God theo dõi mọi điều.  Bạn phải quyết định nơi bạn muốn được thưởng: bên phía tạm của cõi vĩnh hằng hoặc bên phía tồn tại đời đời.

3.    Chúng ta sẽ có trách nhiệm (Lu-ca 16:10-12).  Bạn sẽ làm việc tại Thiên Đàng.  Tại đây thì khác dù: Bạn sẽ dùng khả năng God ban của bạn để làm điều bạn thích làm.  Bạn sẽ 100 phần trăm hoàn thành công tác bạn làm.  Tôi không biết trách nhiệm gì bạn sẽ nhận tại Thiên Đàng.  Lu-ca 16 nói điều đó sẽ tùy thuộc vào cách bạn đảm trách trách nhiệm bạn tại đây trên trần thế.

4.    Chúng ta sẽ được nghỉ ngơi trong Thiên Đàng (Hê-bơ-rơ 4:9-11).  Đối với nhiều người chúng ta, nghỉ ngơi trong Thiên Đàng nghe như thật tốt.  Sau khi cả đời làm việc, chúng ta sẽ nghỉ ngơi trong Thiên Đàng như chưa từng trước đây.  Vâng, chúng ta sẽ làm việc, nhưng công việc chúng ta trong Thiên Đàng sẽ vui mừng thanh thản, không phải gánh nặng.

5.    Chúng ta sẽ ăn mừng tại Thiên Đàng (Ma-thi-ơ 25:21).  Chúng ta sẽ vui mừng ở với God trong Thiên Đàng.  Chúng ta sẽ vui mừng với người khác trong Thiên Đàng.  Chúng ta sẽ tiệc tùng đời đời trong Thiên Đàng!

THẢO LUẬN
·      Hãy cố giải thích cho ai đó nơi lạ lùng nhất bạn từng viếng.  Sau khi bạn làm thế, hãy tự hỏi tại sao thật khó giải thích Thiên Đàng cho người khác.
·      Ai bạn đang mong đợi được đoàn viên trong Thiên Đàng?  Tại sao?
·      Nếu bạn sẽ phải làm việc trong Thiên Đàng nhưng nó sẽ là việc thích hợp hoàn toàn cho bạn và bạn yêu thích làm, loại việc gì bạn nghĩ bạn sẽ làm?


Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

THẬP GIÁ NÓI ‘BỎ QUA’


By Rick Warren – April 14, 2017

“Hãy cẩn thận để không ai trong anh chị em thất bại không đáp lại ân sủng God ban cho, vì nếu ai làm vậy thì không chỉ dễ nổi lên trong người đó linh cay đắng tự nó nhưng còn đầu độc sự sống nhiều khác” (Hê-bơ-rơ 12:15 Phillips).

Tha thứ là cái miễn phí.  Nhưng nó không rẻ tiền.  Nó đòi giá Chúa Giêsu mạng sống Ngài.  Và nó cũng không dễ.  Tha thứ chỉ có thể xảy ra khi người bị hại tình nguyện nắm lấy món nợ đó và không đòi công bằng hoặc tìm cách trả thù.  Đó là điều Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta.  Đó là điều Ngài gọi chúng ta làm cho người khác.

Nhưng cách nào bạn bỏ qua tổn thương mình?  Kinh Thánh bảo chúng ta có ba bước chúng ta làm để thoát khỏi sự không tha thứ.


·      Để đó cho God.  Từ bỏ quyền đòi công bằng của bạn.  Cố đòi công bằng chỉ leo thang xung đột.  Thay vì thế, để God tính sổ.

·      Chữa lành bằng ân sủng.  Cách duy nhất bỏ qua tổn thương bạn là nắm lấy ân sủng God.  Kinh Thánh nói, “Hãy cẩn thận để không ai trong anh chị em thất bại không đáp lại ân sủng God ban cho, vì nếu ai làm vậy thì không chỉ dễ nổi lên trong người đó linh cay đắng tự nó nhưng còn đầu độc sự sống nhiều khác” (Hê-bơ-rơ 12:15 Phillips).

·      Đóng đinh nó lên Thập Giá.  Thập Giá là câu trả lời của God cho tất cả những nhu cầu bạn.  Chúa Giêsu chết để bạn có thể được tha thứ.  Ngài chết để bạn được buông khỏi sợ hãi, cay đắng, và uất ức.  Không tâm lý nào, không luyện tập nào, không thuốc men nào, không hội thảo về tự giúp nào có thể khiến bạn thoát được như quyền năng thập giá.

Kinh Thánh nói, “Chúng ta biết rằng đời sống cũ mình đã chết với đấng Christ trên thập giá để bản ngã tội lỗi mình không còn quyền năng trên mình và chúng ta không là nô lệ cho tội lỗi” (Rô-ma 6:6 NCV).  Đừng làm nô lệ nữa cho tội lỗi của sự không tha thứ.  Hãy buông nắm giữ của bạn khỏi người gây tổn thương bạn.  Hãy làm nó mỗi ngày nếu bạn phải làm.

Bất kể ký ức đau thương thường trở lại thể nào, hãy đem nó đến God, hãy xin ân sủng Ngài, và rồi đặt tổn thương bạn tại thập giá.

THẢO LUẬN
·      Tại sao khó bỏ đi quyền đòi công bằng của bạn?
·      Thể nào bạn thấy mình hoặc người khác trở nên nô lệ cho tội lỗi của sự không tha thứ?

·      Người hoặc những người nào bạn cần tha thứ?  Hãy xin God ban cho bạn ân sủng để làm vậy tuần này.

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

TẠI SAO BẠN KHÔNG THỂ THA THỨ AI ĐÓ QUÁ NHIỀU


By Rick Warren – April 13, 2017


Tất cả chúng ta đều có nguồn quấy rối trong đời – là người cứ tiếp tục làm tổn thương chúng ta hoặc xử tệ chúng ta.  Điều cuối cùng chúng ta muốn làm là tha thứ họ.

Phi-e-rơ có quan tâm tương tự, nên ngày kia ông hỏi Chúa Giêsu, “Chúa ơi, nếu anh em con cứ phạm tội nghịch con, bao nhiêu lần con phải tha thứ họ?” (Ma-thi-ơ 18:21b GNT).  Phi-e-rơ nghĩ ông thật rộng lượng khi ông thêm vào, “Bảy lần à?”  Luật Do Thái đòi hỏi rằng bạn chỉ phải tha thứ một người ba lần.  Nên Phi-e-rơ nói, “Tôi sẽ nhân đôi điều đó và đưa thêm một lần nữa cho tốt.  Bảy lần thì sao, Chúa?”  Nhưng Chúa Giêsu nói, “Không phải bảy lần, nhưng bảy-mươi-lần bảy” (Ma-thi-ơ 18:22b NIV).

Nói cách khác, không có giới hạn.  Chúa Giêsu đang nói rằng nếu bạn cứ giữ điểm, thì bạn đang mất điểm.  Nếu bạn cứ đếm, thì không tính được.
Chúa Giêsu dường như đưa ra một mạng lệnh không thể làm – cứ tha thứ bất kể điều gì.  Tại sao thật quan trọng để chúng ta làm vậy?  Để tôi cho bạn ba lý do.

1.    God đã tha thứ tôi. 
Kinh Thánh nói bạn và tôi mắc nợ God, và nợ đó quá lớn chúng ta không bao giờ trả đáp bằng sức mình.  Nhưng God đã lựa chọn, trong sự thương xót của Ngài, tha thứ chúng ta và nói, “Chúng ta hãy bắt đầu lại.”  Đó là Tin Mừng!  God đã tha thứ những tội lỗi tôi, và bây giờ Ngài muốn tôi tha thứ người khác.  Ê-phê-sô 4:32 nói, “Hãy tử tế và thương cảm lẫn nhau, tha thứ lẫn nhau, y như trong Đấng Christ God đã tha thứ anh chị em” (NIV).  Chìa khóa để tha thứ là nhận ra nhiều thể nào God tha thứ tôi mỗi ngày.  Khi tôi cảm nhận được tha thứ, tôi sẽ tha thứ.

2.    Uất ức khiến tôi khốn khổ.
Uất ức là địa ngục trần gian.  Nó tra tấn bạn – và nó là vết thương tự gây.  Gióp 21:23-25 nói, “Một số người . . . chết hạnh phúc thoải mái . . . Người khác không hạnh phúc chút nào; họ sống và chết với lòng cay đắng” (GNT).  Bạn cần học tha thứ, vì uất ức sẽ hủy hoại đời bạn.

Phòng tra tấn của sự không tha thứ là tự gây.  Khi chúng ta thất bại không tha thứ, God không cần nhốt chúng ta trong tù.  Chúng ta làm điều đó tự mình.  Chúng ta tự nhốt mình trong tù của sự giận dữ và bồn chồn.  Chúng ta tập dợt tổn thương tới lui, và nó trở nên lớn hơn và lớn hơn và tiếp tục gây tổn thương chúng ta lâu dài sau khi chuyện đó xảy ra.  Sự tha thứ của Chúa Giêsu Christ là chìa khóa mở khóa tù ngục đó.  Nó có thể giải thoát bạn được tự do.  Vì ích lợi bạn, bạn phải học tha thứ.

3.    Tôi sẽ cần sự tha thứ trong tương lai.
Có người có lần nói với John Wesley, nhà sáng lập hội thánh Giám Lý, “Tôi không thể tha thứ người đó!”  Wesley nói, “Vậy tôi hy vọng anh không bao giờ phạm tội.”  Bạn và tôi sẽ phạm tội nữa.  Chúng ta sẽ cần sự tha thứ nữa.  Nhưng tha thứ là con đường hai chiều.  Đừng đốt cây cầu bạn phải băng qua để bạn được tha thứ.

Bây giờ, tha thứ không là sự phục hồi lập tức lòng tin cậy.  Tha thứ phải lập tức.  Tin cậy phải được xây dựng qua thời gian.  Ví dụ, nếu người chồng một phụ nữ lạm quyền, cô ấy phải tha thứ anh ấy, nhưng điều đó không có nghĩa cô ấy phải lập tức để anh ấy trở lại vào nhà và tiếp tục sống như thể không gì từng xảy ra.

Tha thứ phải lập tức và không ráng sức kiếm, nhưng tin cậy phải ráng sức kiếm.

THẢO LUẬN
·      Thể nào khả năng bạn tiếp tục tha thứ ai đó từng bị thử thách nhiều nhất?  Tại sao?
·      Thể nào bạn từng thấy sự thiếu tha thứ ảnh hưởng đời bạn?

·      Tại sao thật quan trọng tách biệt giữa tha thứ và tin cậy?

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI BÀY TỎ THƯƠNG XÓT


By Rick Warren – April 12, 2017

“Hãy thương xót, như Cha các con hay thương xót” (Lu-ca 6:36 NIV).

Không đức tính nào diễn tả God đầy đủ hơn là thương xót.  Đó là nét điểm đầu tiên mà God dùng để diễn tả chính Ngài trong Kinh Thánh.  Đó cũng là một đức tính quan trọng cho bất cứ người nghiêm chỉnh theo Chúa Giêsu cần phát triển.  Nếu nó là phần cốt lõi của God là ai, nó phải là trọng yếu cho chúng ta.

Nhưng điều gì thúc đẩy chúng ta bày tỏ thương xót với những người trong đời ta?

1.    God hay thương xót.
Chúa Giêsu nói, “Hãy thương xót, như Cha các con hay thương xót” (Lu-ca 6:36 NIV).
Trước khi chúng ta phán xét người khác về tội lỗi và thất bại họ, hãy nhớ biết bao nhiêu lần God đã tha thứ bạn.  Khi dường như không thoải mái khi giúp đỡ ai đó có nhu cầu, hãy dừng lại và nhớ lại thể nào God đã yên ủi bạn khi bạn đang bị tổn thương.  Khi bạn nghĩ về những người đang thử lòng kiên nhẫn bạn, hãy dừng lại và nhớ lại sự kiên nhẫn thể nào God đã có với bạn.  Và khi bạn cảm thấy như phải sòng phẳng với ai đó không tử tế hoặc công bằng với bạn, hãy dừng lại và nhớ lại sự tử tế thể nào God đã có với bạn khi bạn còn là kẻ thù Ngài (xem Rô-ma 5:10).

2.    Tôi cần sự thương xót mỗi ngày.
Tôi không thể mong đợi sự toàn hảo từ giờ đến khi tôi chết, vậy tôi còn cần nhiều sự thương xót nữa.  Kinh Thánh nói, “Không có thương xót được bày tỏ cho những ai không bày tỏ thương xót cho người khác” (Gia-cơ 2:131 GW).  Tôi cần sự tha thứ, tử tế, kiên nhẫn, và giúp đỡ của God mỗi ngày trong đời tôi.  God nói bạn nhận cái bạn cho.  Tha thứ và thương xót là con đường hai chiều.

3.    Thương xót khiến tôi hạnh phúc.
Chúa Giêsu nói, “Hạnh phúc thay cho ai thương xót người khác” (Ma-thi-ơ 5:7a GNT).  Thực hiện những hành động thương xót đem tôi khỏi chính tôi.  Nó đem tập trung của tôi ra khỏi tôi và vào người khác.  Và điều đó tạo ra hạnh phúc.  Thực ra, cách lớn để chữa trầm cảm là qua những hành động thương xót.  Khi bạn dâng đời bạn, hạnh phúc bắt đầu trở lại bạn, và những đám mây trầm cảm bắt đầu cất đi và thổi bay.

THẢO LUẬN
·      Trong ba lý do trên tại sao chúng ta phải bày tỏ thương xót, điều nào thuyết phục bạn nhất?  Tại sao?

·      Thể nào sự thương xót của God với giúp bạn bày tỏ thương xót với người khác?

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

ĐỨC TÍNH SỐ MỘT của GOD


By Rick Warren – April 11, 2017

“Chúa, là God, thương xót và ơn sủng, chịu đựng, và dư dật lòng nhân và chân lý” (Xuất Hành 34:6b NKJV).

Đức tính số một của God trong Kinh Thánh không phải là quyền tể trị của Ngài, toàn tri, toàn năng, toàn tại, giận dữ, hoặc công bằng.  Nhưng chính là lòng thương xót của Ngài.

Thế gian muốn chúng ta miêu tả God như đấng nào đó hoàn toàn tập trung vào phán xét.  Nhưng God diễn tả chính Ngài đầu hết là God của thương xót.

Khi God tiết lộ vinh hiển Ngài cho Môi-se, Ngài phán, “Chúa, là God, thương xót và ơn sủng, chịu đựng, và dư dật lòng nhân và chân lý” (Xuất Hành 34:6b NKJV).

Thương xót là đức tính đầu tiên God dùng xác định chính Ngài trong Kinh Thánh.  Điều này bắt buộc phải quan trọng nhất.

Khá đơn giản, thương xót là tình yêu trong hành động.  Nó có hai phần khác biệt.  Từ điển Webster định nghĩa thương xót hai cách, là “kiềm lại không làm hại hoặc trừng phạt” và là “tử tế không ngờ.”  God muốn chúng ta làm cả hai.  Mặt tha thứ là kiềm giữ lại không trừng phạt.  Và mặt lòng trắc ẩn là đi thêm dặm nữa để giúp ai đó với lòng tử tế không ngờ.  Chúng ta cần bày tỏ cả hai. 

Đó không phải chỉ là thái độ.  Đó là kiểu sống.

THẢO LUẬN
·      Tại sao bạn nghĩ thế gian có khuynh hướng diễn tả God thường dùng những đức tính khác hơn là thương xót (sự công bằng của Ngài, quyền năng Ngài, v.v.)?
·      Nếu đức tính số một của God là thương xót, thể nào điều đó ảnh hưởng hiểu biết chúng ta về thể nào God muốn chúng ta sống và người God muốn chúng ta trở thành?
·      Bạn thấy dễ bày tỏ mặt tha thứ hay mặt lòng trắc ẩn của lòng thương xót?  Tại sao?



Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

GOD, TẠI SAO ĐIỀU NÀY XẢY RA CHO TÔI?


By Rick Warren – April 10, 2017

“Chúng ta không biết mọi điều và những lời tiên tri chưa xong. . . Giờ tất cả gì chúng ta thấy God chỉ như một bức tranh mờ trong gương.  Sau này chúng ta sẽ thấy Ngài đối mặt.  Chúng ta không biết mọi điều, nhưng khi đó chúng ta sẽ biết, như God hoàn toàn hiểu chúng ta” (1 Cô-rinh-tô 13:9, 12 CEV).

Trong đau đớn và nản lòng, Gióp hỏi nhiều câu hỏi hợp lý: “Tại sao để người ta cứ sống trong khốn khổ?  Tại sao ban ánh sáng cho kẻ trong rên xiết” (Gióp 3:20 GNT).  Câu hỏi “tại sao” này là bản chất con người, và tất cả chúng ta đều hỏi nó.  Chúng ta có sự hiểu lầm là nếu chúng ta hiểu lý do đàng sau nỗi đau chúng ta, nó sẽ khiến nỗi đau dễ chịu hơn.

Bạn không cần lời giải thích; bạn cần sức mạnh.  Bạn không cần lời giải thích; bạn cần đấng Cứu Thế.  Bạn không cần lời giải thích; bạn cần yên ủi và nâng đỡ.

Nhưng chúng ta luôn đi tìm một lời giải thích!  Chúng ta hỏi những câu hỏi như, “Tại sao người đó bước ra khỏi đời tôi?  Tại sao anh ấy hứa với tôi và rồi thất hứa?  Tại sao anh ấy làm tổn thương tôi?  Tại sao tôi mất việc làm?  Tại sao cô ấy chết?  Tại sao tôi bệnh?”

Bạn à, tôi từng nghiên cứu câu hỏi “tại sao” trong nhiều năm, và tôi sẽ cho bạn câu trả lời có học hỏi của tôi: Tôi không biết.  Và tôi sẽ không bao giờ biết, vì tôi không phải là God.  Và bạn cũng không!  Một số điều chúng ta sẽ không bao giờ hiểu cho đến khi chúng ta đến bên kia sự chết.  Rồi tất cả sẽ trở nên rất, rất rõ ràng.  Chỉ duy God biết.  Và nếu bạn không nhận câu trả lời Ngài lập tức, bạn nên ngưng hỏi “Tại sao?” vì bạn chỉ kéo dài đau đớn thêm.

Châm Ngôn 25:2a nói, “Đó là đặc quyền God che dấu sự việc” (TLB).  God là God của sự tiết lộ.  Ngài tiết lộ chính Ngài qua thiên nhiên, hoàn cảnh, và Kinh Thánh.  Lý do duy nhất bạn biết điều gì về God là vì Ngài đã chọn tiết lộ chính Ngài ra.

Nhưng Kinh Thánh nói God không chỉ tiết lộ; God cũng che dấu.  Và đôi khi God cố tình dấu mặt Ngài khỏi chúng ta?  Tại sao?  Để chúng ta học tin cậy Ngài và sống bởi đức tin hơn là bởi cảm giác.

God không mắc nợ bạn lời giải thích cho bất cứ gì.  God không phải vào gặp bạn trước trước khi Ngài làm điều gì.  God không phải xin phép bạn trước khi Ngài cho phép sự việc xảy ra trong đời.  God là God, và chúng ta không phải luôn hiểu tại sao một số sự việc xảy ra.

Kinh Thánh nói, “Chúng ta không biết mọi điều và những lời tiên tri chưa xong. . . Giờ tất cả gì chúng ta thấy God chỉ như một bức tranh mờ trong gương.  Sau này chúng ta sẽ thấy Ngài đối mặt.  Chúng ta không biết mọi điều, nhưng khi đó chúng ta sẽ biết, như God hoàn toàn hiểu chúng ta” (1 Cô-rinh-tô 13:9, 12 CEV).

Ngày đến tất cả sẽ rõ ràng.  Tất cả sẽ hợp lý.  Bạn sẽ có thể nói, “Vậy đó là tại sao God cho phép điều đó trong đời tôi!”  Trong khi chờ đến khi đó, God muốn bạn tin cậy Ngài.

THẢO LUẬN
·      Một số câu hỏi nào bạn cần đặt vào hồ sơ “Hãy Hỏi God Khi Tôi Đến Thiên Đường”?
·      Thể nào bỏ đi những câu hỏi “tại sao” của bạn sẽ gia tăng đức tin bạn?

·      Thể nào bạn khích lệ ai đó hôm nay đã từng chất vấn God và thắc mặc tại sao God cho phép điều gì đó xảy ra trong đời anh hoặc chị ấy?

Ở ĐÂU BẠN TÌM GIÚP ĐỠ?


By Rick Warren – April 9, 2017

“Bằng cách giúp nhau gánh nặng, anh chị em thật sự vâng theo luật Đấng Christ” (Ga-la-ti 6:2 NCV).

Khi chúng ta trải qua những thất vọng lớn trong đời, phản ứng tự nhiên chúng ta là lùi lại và cô lập hóa chính mình.  Chúng ta muốn đối phó nó tự mình.  Chúng ta muốn giữ mất mát và thất bại và lầm lỗi và khủng hoảng mình bí mật.  Đây là ý tưởng tệ hại! 

Khi bạn trải qua thất vọng hoặc khủng hoảng hoặc mất mát, đó là khi bạn cần bạn hữu bạn nhiều nhất.  Bạn cần tiếp nhận giúp đỡ từ người khác.  God không định cho bạn đối phó tất cả đau đớn và stress trong đời bạn một mình bạn.  Chúng ta được cài đặt cho nhau.  Chúng ta cần lẫn nhau.  Chúng ta là loài vật xã hội.  Điều đầu tiên God nói trong Vườn Ê-đen là, “Thật không tốt cho loài người sống một mình.”  Chúng ta được tạo ra trong mối quan hệ.

Gióp 6:14 nói, “Khi người tuyệt vọng từ chối God Toàn Năng, bạn hữu họ, ít ra đi nữa, nên gắn bó với họ” (MSG).

Có nhiều lần trong đời bạn khi bạn trong đau đớn quá đỗi bạn nói, “Tôi không còn tin God bây giờ!”  Bạn cần có bạn hữu là người sẽ đến cạnh bạn và nói, “Điều đó okay.  Chúng tôi tin God thay cho bạn bây giờ.”  Sẽ đến lúc bạn nói, “Tôi không còn đức tin ngay bây giờ.  Tôi đầy nghi ngờ.”  Đó là khi bạn cần bạn hữu bạn bước vào và nói, “Điều đó okay.  Chúng tôi sẽ có đức tin cho bạn.  Chúng tôi sẽ tin cậy God cho bạn trong chuyện này.”

“Bằng cách giúp nhau gánh nặng, anh chị em thật sự vâng theo luật Đấng Christ” (Ga-la-ti 6:2 NCV).  Điều gì là luật của Đấng Christ?  Nó là: Yêu người lân cận như chính mình.  Kinh Thánh ra lệnh chúng ta giúp đỡ lẫn nhau.  Mỗi lần bạn giúp ai đó đang trải qua đau đớn, bạn đang hoàn thành luật của Đấng Christ.

Cố đối phó hoạn nạn bạn tự mình bạn chỉ khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng thêm.  Bạn cần tiếp nhận giúp đỡ của người khác và để bạn hữu bạn nâng đỡ bạn vượt qua đó.  Và hãy biết rằng God ở với bạn suốt lối.  Ngài đang hành động trong những hoàn cảnh bạn, thậm chí bạn không thể thấy Ngài đang hành động vào lúc này.

THẢO LUẬN
·      Ai trong đời bạn nâng đỡ bạn vượt qua mất mát và thất vọng của bạn?  Thể nào bạn làm như vậy cho họ?
·      Những điều nào bạn thấy ích lợi nhất khi bạn trong một tình huống khó khăn?
·      Thể nào nhóm nhỏ cung cấp loại nâng đỡ bạn cần khi bạn gặp khó khăn?
·      Điều gì chúng ta có thể học về God qua sự nâng đỡ của bạn hữu chúng ta là những người cũng theo Chúa Giêsu?