Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

HÃY BUÔNG BỎ NỖI ĐAU BẠN

TG: RICK WARREN - 28/5/2021

DG: Thang Chu

“Hãy khoan dung lỗi lầm lẫn nhau, và tha thứ bất kỳ ai xúc phạm anh chị em.  Hãy nhớ rằng, Chúa đã tha thứ anh chị em, thì anh chị em cũng phải tha thứ người khác(Cô-lô-se 3:13 NLT).

 

Có ai đó từng làm điều điên rồ, gây tổn thương bạn hoặc người bạn yêu thương không?  Và có lẽ bạn nghĩ, “Tôi biết điều Cơ-đốc-nhân làm là phải tha thứ, vậy tôi sẽ tha.  Tôi sẽ tha thứ hắn khi hắn xin lỗi tôi.”

 

Nhưng cách suy nghĩ đó có vấn đề: Bạn vẫn đang bám tổn thương đó.  Sự thật là, người đó có lẽ không bao giờ xin bạn tha thứ.  Anh ấy có lẽ không bao giờ nói ảnh xin lỗi.  Anh ấy có lẽ không quan tâm hoặc thậm chí không nhận ra điều ảnh đã làm.  Vậy bạn kết cuộc hâm mãi điều gì đó mà người kia đã quên từ lâu.  Và nó đang gặm nhấm bạn bên trong!

 

Đừng bao giờ bám giữ tổn thương.  Nó chỉ dẫn đến oán hận, và oán hận làm bạn suy sụp.  Oán hận giống như uống thuốc độc và rồi hy vọng nó sẽ làm hại người khác.  Điều đó không tác dụng.

 

Nhưng oán hận có thuốc giải: sự tha thứ.

 

Chúa Giê-su là ví dụ rõ ràng về tha thứ—ngay cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.  Khi bị treo trên thập giá, Ngài nói về những kẻ hành quyết Ngài: “Lạy Cha, xin tha thứ họ, vì họ không biết điều họ đang làm(Lu-ca 23:34 NIV).

 

Khi bạn vật lộn để tha thứ ai đó, hãy nhớ đến quà tặng vĩ đại là sự tha thứ của Đức Chúa Trời—tha thứ mà Chúa Giê-su đã ban trên thập giá và cũng ban cho bạn.

 

Cô-lô-se 3:13 tóm tắt rất hay: “Hãy khoan dung lỗi lầm lẫn nhau, và tha thứ bất kỳ ai xúc phạm anh chị em.  Hãy nhớ rằng, Chúa đã tha thứ anh chị em, thì anh chị em cũng phải tha thứ người khác” (NLT).   (Bạn thậm chí có thể viết câu này xuống, mang nó theo bạn cả ngày, và ghi nhớ nó.  Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội dùng nó!)

 

Chữ Hy Lạp được dịch là “khoan dung” mang nghĩa “nhẫn nhịn, chịu đựng, khoan nhượng.”  Nói cách khác, cho phép.

 

Chúa Giê-su nói, “Phước cho kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót” (Ma-thi-ơ 5: 7 NIV).  Tôi muốn Chúa ban phước đời bạn.  Một cách bạn nhận được điều đó ấy thương xót.

 

Khi đối diện tổn thương, bạn có quyền lựa chọn: Bạn có thể bám chặt nó và bị phá hủy bởi oán hận, hoặc bạn có thể sống trong tự do của sự tha thứ.  Hãy chọn tha thứ hôm nay.

 

THẢO LUẬN

·      Tổn thương nào bạn vẫn đang bám giữ?  Bởi bám giữ nó, điều gì nó đã tác động tiêu cực đời bạn?

·      Bạn sẵn sàng buông bỏ tổn thương mà bạn đang bám giữ không?  Hãy dành chút thời gian để cầu nguyện, tha thứ người làm tổn thương bạn—hoặc cầu xin Chúa giúp khiến bạn muốn nhiều hơn để tha thứ.

·      Khi nào bạn từng trải nghiệm tự do của sự tha thứ—hoặc khi bạn tha thứ ai đó hoặc khi ai đó tha thứ bạn?

https://pastorrick.com/let-go-of-your-hurt/

 

 

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

TÌNH YÊU THƯƠNG BỎ QUA XÚC PHẠM

TG: RICK WARREN - 27/05/2021

DG: Thang Chu

 

Khôn ngoan của một người sanh ra kiên nhẫn; đó là vinh hiển của họ khi bỏ qua sự xúc phạm” (Châm Ngôn 19:11 NIV).

 

Khi đối diện người hay xúc phàm hoặc khó chịu, bạn cần nhìn vượt hành vi đó để xét nỗi đau.

 

Mọi điều chúng ta làm đều bị thúc đẩy bởi điều gì đó.  Khi người ta làm tổn thương người khác, chính bởi họ đang tổn thương bên trong.  Người bị tổn thương làm tổn thương người.

 

Bạn càng hiểu nhiều về xuất thân của người khác, bạn càng có nhiều ơn sủng ban cho họ. Hãy nghĩ về một người mà bạn cảm thấy khó tính hoặc cáu kỉnh.  Bạn có lẽ không biết gì về xuất thân họ, nên bạn không nương tay họ.

 

Bạn không biết rằng có lẽ họ đã mất cha mẹ lúc trẻ.  Bạn không biết rằng có lẽ họ đã bị sờ mó.  Bạn không biết rằng họ đã trải qua hai cuộc hôn nhân và những người phối ngẫu của họ vừa bỏ họ đi.  Bạn không biết chuyện của họ, và đó là một phần lý do tại sao bạn không bày tỏ cho họ bất kỳ ơn sủng nào.

 

Kinh Thánh cho biết trong Châm Ngôn 19:11, Khôn ngoan của một người sanh ra kiên nhẫn; đó là vinh hiển của họ khi bỏ qua sự xúc phạm” (19:11 NIV).  Thật dễ bị xúc phạm từ người mà bạn thấy khó tính.  Nhưng khi bạn khôn ngoan, bạn sẽ không dễ bị xúc phạm.  Tại sao?  Bởi khôn ngoan cho bạn kiên nhẫn.

 

Khi bạn kiên nhẫn dành thời gian để hiểu xuất thân của ai đó, bạn hiểu được căng thẳng mà họ đang chịu—và thật dễ hơn khi bày tỏ ơn sủng.  Sự hiểu biết của bạn cho bạn kiên nhẫn để bỏ qua sự xúc phạm.

 

Điều tôi đang nói đây là tình yêu thực sự.  Trên thực tế, Kinh Thánh nói không chấp nhất bị xúc phạm bởi người khác là hành động bày tỏ tình yêu thương chín chắn.  Bạn càng có nhiều tình yêu trong lòng, càng khó cho cá nhân ai đó xúc phạm bạn.  Càng ít tình yêu trong lòng bạn, bạn càng cảm thấy bất an và nó càng dễ xúc phạm bạn.

 

Châm Ngôn 10:12 nói, “Tình yêu thương bỏ qua những lầm lỗi người khác phạm (CEV).  Bạn càng tràn yêu thương, bạn càng ít nổi giận khi người ta đòi hỏi, hạ thấp, hoặc từ khước.

 

Khi bạn gặp phải người khó chịu, hãy nhớ làm điều này: Nhìn vượt qua hành vi để xét nỗi đau.  Rồi hãy bất chấp bị xúc phạm và, thay vì thế, đáp lại trong yêu thương.

 

THẢO LUẬN

·      Ai là người bạn thấy khó đối phó nhất và là người khiến bạn khó chịu nhất?  Thể nào bạn có thể đáp lại trong tình yêu nhiều hơn là bị xúc phạm bởi họ?

·      Khi nào là lúc tình yêu và khôn ngoan giúp bạn bỏ qua sự xúc phạm?  Thể nào điều này ảnh hưởng cá nhân bạn hoặc ảnh hưởng mối quan hệ của bạn với người đó?

·      Khôn ngoan giúp bạn đáp lại trong tình yêu thương.  Thể nào bạn có thể tăng trưởng trong khôn ngoan?

https://pastorrick.com/love-overlooks-offenses/

 

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

SỢ BỊ KHƯỚC TỪ? HÃY GIỮ CÕI VĨNH HẰNG trong TRÍ

TG: RICK WARREN - 26/05/2021

DG: Thang Chu

“CHÚA phán,‘Ta là Đấng thêm sức cho con.  Sao con sợ người phàm, là người không thể dẻo dai hơn loài cỏ?’(Ê-sai 51:12 GNT).

 

Một cách vượt qua cái sợ bị từ chối là giữ tầm nhìn đúng.  Bạn có thể lắng nghe ý kiến ​​người khác—nhưng đừng bao giờ quá trọng điều họ nói.

 

Trong Ê-sai 51:12, Đức Chúa Trời phán, “CHÚA phán,‘Ta là Đấng thêm sức cho con.  Sao con sợ người phàm, là người không thể dẻo dai hơn loài cỏ?’” (GNT).  Đời bạn tại đây trên Trần Gian là tạm thời, vậy tại sao sợ ý kiến người khác?

 

Người khác không phải là Đức Chúa Trời, và ý kiến họ sẽ không bền.  Bí quyết thành công là vượt qua lời chỉ trích bạn—để nhận ra rằng chính cuộc chơi thực sự bền, là cõi vĩnh cửu, mới là điều quan trọng.  Trong Ê-sai, Đức Chúa Trời nhắc bạn rằng Ngài là Đấng đáng kể.

 

Khi người ta hạ bạn xuống, đừng giả định lời chỉ trích của họ giống của Chúa.  Đừng tự động chấp nhận lời chỉ trích của ai đó; thay vào đó, hãy xét nó có điều gì đáng giá.

 

Tại sao điều này quan trọng?  Bởi khi sự chấp thuận của người ta trở nên rất quan trọng cho bạn, bạn tự đặt mình sống trong sợ hãi bị từ chối.

 

Kinh Thánh nói, “Thấy tất cả những điều này, chúng ta có thể nói gì?  Nếu Chúa là cho chúng ta, ai có thể chống nghịch chúng ta?” (Rô-ma 8:31 GNT).  Nếu bạn nhận ra nhiều thể nào Đức Chúa Trời là cho bạn, thì nó cho bạn khả năng chịu đựng sự từ chối khổng lồ từ người khác.

 

Đối với một số người, tất cả gì quan trọng là nổi danh, tiếng tăm, hoặc tán thưởng.  Họ nghĩ: “Người khác nghĩ gì về mình?  Thể nào người ta nhìn mình?  Cái nhìn là tất cả!”

 

Nếu bạn sống theo cách này, bạn hoàn toàn bị điều khiển bởi lời phán xét của mọi người khác.  Nếu ai đó nghĩ bạn là kẻ thất bại, bạn phải là kẻ thất bại!  Nếu ai đó nghĩ rằng bạn quê mùa, bạn phải quê mùa!  Tôi không muốn sống theo cách đó—còn bạn?

 

Tin tốt lành là Chúa không bao giờ định bạn sống cách này.  Như thể Ngài đang nói với bạn, “Sao con lại lắng nghe họ?  Họ chỉ là những người nam và nữ phàm trần.  Ta mới Đấng đáng kể.  Họ không dẻo dai hơn cỏ.”

 

Sứ đồ Phao-lô cho biết mục tiêu đời ông là làm vui lòng Đức Chúa Trời chứ không phải người khác: Có phải điều này nghe như tôi đang cố giành sự chấp nhận của loài người?  Không thật vậy!  Điều tôi muốn là sự chấp nhận của Đức Chúa Trời!  Có phải tôi đang cố nổi tiếng với người ta?  Nếu tôi vẫn cố làm vậy, tôi ắt không là tôi tớ của Đấng Christ” (Ga-la-ti 1:10 GNT).

 

Phao-lô nói bạn có quyền lựa chọn.  Bạn có thể chọn sống được Chúa khen hoặc người khác khen.

 

Ai bạn quan tâm để làm hài lòng hơn?  Đám đông hay Chúa?  Bạn không thể kiếm sự chấp thuận của cả hai cùng lúc.  Bạn phải quyết định xem ai bạn muốn gây ấn tượng.  Hãy nhớ ai “dẻo dai hơn cỏ” và ai là Đấng thêm sức cho con.

 

Chúa là cho bạn, và Ngài muốn thấy bạn thành công!  Hãy chọn sống cho Ngài hôm nay.

 

THẢO LUẬN

·      Khác biệt nào giữa việc bị ảnh hưởng bởi và bị hướng dẫn bởi ý kiến ​người khác?

·      Bạn đang lắng nghe Chúa khen hơn hay người ta khen?  Thay đổi nào bạn có thể thực hiện để lắng nghe Đức Chúa Trời kỹ hơn?

·      Thể nào việc tầm nhìn vĩnh cửu sẽ thay đổi nơi bạn tìm kiếm sự chấp thuận trong cuộc sống hàng ngày?

https://pastorrick.com/fear-rejection-keep-eternity-in-mind/

 

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI TA LÀ THỜ HÌNH TƯỢNG

TG: RICK WARREN - 25/05/2021

DG: Thang Chu

 

“Tôi không cố giành được sự chấp thuận của người ta, nhưng của Chúa. Nếu làm hài lòng người ta là mục tiêu của tôi, thì tôi ắt không là tôi tớ của Đấng Christ(Ga-la-ti 1:10 NLT).

 

Trong đời, bạn phải làm hài lòng duy nhất một người: Đấng Tạo Hóa của bạn.  Bạn chỉ phải làm hài lòng Chúa, Đấng đã tạo ra bạn và có mục đích cho đời bạn.

 

Điều đó đơn giản hóa cuộc sống rất nhiều!

 

Chúa Giê-su nói, “Ta không cố làm hài lòng chính mình, nhưng Ta cố làm hài lòng Đấng đã sai Ta(Giăng 5:30 NCV).  Thật ra, Ngài đang nói, “Ta đang sống vì một thính giả.”

 

Bạn có biết rằng làm hài lòng người ta là một hình thức thờ hình tượng không?  Điều răn đầu tiên trong Mười Điều Răn nói: “Trước mặt ta, ngươi chớ có thần khác” (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:3 NIV).

 

Bất cứ gì bạn đặt trước cả Chúa đều trở thành ông thần.  Vậy một chiếc thuyền có thể là ông thần.  Một sự nghiệp có thể là ông thần.  Bạn gái có thể là ông thần.  Chơi golf có thể là ông thần.  Bất cứ gì trở thành số một trong đời bạn mà không phải là Chúa đều trở thành chúa của bạn.

 

Điều răn thứ hai là, Ngươi chớ tạo cho chính mình thần tượng” (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:4 NLT).  Bất cứ gì thay thế Chúa trong đời bạn đều là thần tượng.  Thành công có thể là thần tượng.  Tiền có thể là thần tượng.  Tình dục có thể là thần tượng.  Mối quan hệ có thể trở thành thần tượng.  Nếu mối quan hệ với người phối ngẫu của bạn, sếp, hoặc bạn hữu của bạn quan trọng hơn Chúa, thì đó là thần tượng.

 

Người muốn làm hài lòng người ta cho phép ý kiến ​​người khác đứng đầu trong đời họ. Những ý kiến ​​đó trở thành ông thần vì chúng quan trọng hơn ý kiến ​​của Chúa.  Bạn không muốn nói với người ta rằng bạn là Cơ-đốc-nhân vì họ có thể phớt lờ bạn.  Bạn không muốn họ biết bạn đi nhà thờ vì họ có thể không thích bạn.  Tại điểm đó, bạn có ông thần khác trong đời bạn.  Bạn đã tạo thần tượng là muốn làm hài lòng người ta.

 

Phao-lô nói trong Ga-la-ti 1:10, “Tôi không cố giành được sự chấp thuận của người ta, nhưng của Chúa. Nếu làm hài lòng người ta là mục tiêu của tôi, thì tôi ắt không là tôi tớ của Đấng Christ” (Ga-la-ti 1:10 NLT).

 

Hầu như mọi người đều muốn được thích.  Thật cám dỗ muốn làm hài lòng người khác. Nhưng đừng làm điều đó khi hy sinh việc làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.  Là tôi tớ của Đấng Christ, bạn có một thính giả duy nhất.  Bạn chỉ cần làm vui lòng Chúa.

 

THẢO LUẬN

·      Khi nào bạn từng khiến việc làm hài lòng người ta làm thần tượng trong đời bạn? Kết quả là gì?

·      Khi nào bạn từng sống chỉ để làm hài lòng Chúa?  Kết quả thiết thực trong đời bạn là gì?

·      Theo cách nào bạn đang sống để làm hài lòng người ta?  Thể nào bạn sống để làm hài lòng Chúa?  Bạn cần thực hiện những điều chỉnh nào để chỉ sống cho một khán giả duy nhất?

https://pastorrick.com/people-pleasing-is-idolatry/

 

Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2021

HÃY MỞ KIỆN HÀNG CẢM XÚC BẠN TRƯỚC HÔN NHÂN

TG: RICK WARREN - 22/5/2021

DG: Thang Chu

 

Cuối cùng, người ta trân trọng lời phê bình trung thực rất nhiều hơn lời tâng bốc(Châm Ngôn 28:23 NLT).

 

Trước khi bắt đầu hẹn hò ai đó, điều cốt yếu là bạn đánh giá trung thực về sự lành mạnh tình cảm của chính mình và của người đồng hành tiềm năng của bạn.

 

Tôi nhớ đã làm lễ cưới cho một cặp nhiều năm trước tại Saddleback.  Khoảng năm năm sau, vợ tôi, Kay, và tôi cùng họ ăn tối.  Bà đó nói với tôi: “Khi tôi bước xuống lối đi trong áo đầm trắng đó, tôi không hề biết rằng mình đang mang cả một túi rác cảm xúc trên lưng.  Và tôi đã mang tất cả rác đó vào hôn nhân.”

 

Hôn nhân không tạo vấn đề.  Nó tiết lộ chúng.  Bạn càng đối phó vấn đề cảm xúc trước khi kết hôn, thì hôn nhân bạn sẽ càng hạnh phúc hơn, vinh hiển Đức Chúa Trời hơn,sung mãn hơn.

 

Hãy bắt đầu với chính mình.  Đừng hẹn hò trừ khi nỗi đau cảm xúc của bạn được chữa lành—hoặc ít nhất trong tiến trình chữa lành.  Bạn có vật lộn với những vấn đề cay đắng hoặc tức giận không?  Hãy hành động xuyên những điều đó trước khi bạn bắt đầu hẹn hò. Hãy thoát khỏi kiện hàng cảm xúc của chính bạn.

 

Sau đó, khi bạn bắt đầu hẹn hò với ai đó, hãy xác định người đó nhanh chóng, đặc biệt liên quan đến sự lành mạnh cảm xúc của họ.  Đừng ngại hỏi những câu hỏi như “Anh có tức giận không kiểm soát được không?  Chúng ta có thể nói về anh không? hoặc “Anh sẽ trả tiền chứ?

 

Nếu bạn thấy những dấu hiệu tiên báo về những khó khăn cảm xúc không được giải quyết, đừng chờ đợi xem liệu nó tiến triển tốt hơn không.  Hãy nhất quyết bỏ đi.

 

lẽ bạn đang trong mối quan hệ hẹn hò và giờ đây bạn thấy những dấu hiệu không lành mạnh cảm xúc nơi người đồng hành bạn.  Nếu vậy, hãy nói với người đồng hành đó về nó.  Đã đến lúc hoặc cần tư vấn chuyên môn hoặc có lẽ đến lúc kết thúc quan hệ đó.

 

“Nhưng tôi sẽ không có ai để đi chơi tối thứ Sáu,” bạn nói.  Đây là sự thật: Một hôn nhân tồi tệ còn tồi tệ hơn triệu lần so với việc không đi chơi tối thứ Sáu!  bạn càng ở lâu trong mối quan hệ ngõ cụt, càng khó thoát khỏi nó.

 

Châm Ngôn 28:23 nói, “Cuối cùng, người ta trân trọng lời phê bình trung thực rất nhiều hơn lời tâng bốc” (Châm Ngôn 28:23 NLT).

 

Bất kể đau đớn đến đâu, hãy trung thực với chính mình và người đồng hành bạn hôm nay. Cuối cùng, cả hai bạn sẽ hưởng lợi từ đó.

 

Còn một điều nữa tôi muốn bạn nghe: Để có cơ hội tốt nhất trong mối quan hệ bền chặt, bạn và người đồng hành tiềm năng của bạn cần có mối quan hệ cá nhân với Chúa Giê-su. Nếu bạn chưa thực hiện bước đó, hãy bắt đầu tại đó.  Việc làm hòa với Đức Chúa Trời sẽ cho bạn nền tảng tâm linh bạn cần để có sự lành mạnh cảm xúc và cũng để làm hòa với chính mình và những người khác.

 

Đời không gì đảm bảo, nhưng hai người theo Chúa Giê-su lành mạnh cảm xúc có nền tảng vững chắc mà họ cần để xây hôn nhân gần gũi tâm hồn sâu sắc—là gần gũi về cá nhân, liên hệ, tình dục, và tâm linh.

 

THẢO LUẬN

·      Nếu bạn đang hẹn hò ai đó, bạn đã nhìn nhận cách trung thực về sự lành mạnh cảm xúc của họ chưa?  Những câu hỏi khó nào bạn cần hỏi họ hôm nay?

·      Hãy dành vài phút đánh giá sự lành mạnh cảm xúc của chính bạn.  Kiện hàng cảm xúc nào bạn đang mang?

·      Hãy nghĩ về một cặp lành mạnh cảm xúc trong đời bạn.  Bạn có thể học được gì từ họ?

https://pastorrick.com/unpack-your-emotional-baggage-before-marriage/

 

 

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

HÃY ĐỂ CHÚA HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN của BẠN

TG: RICK WARREN - 21/05/2021

DG: Thang Chu

 

Hai người có thể song hành mà không đồng ý hướng đi sao?(A-mốt 3:3 NLT).

 

Nếu bạn chờ đợi người vợ toàn hảo hoặc người chồng toàn hảo, bạn sẽ không bao giờ tìm được họ.  Để tôi bảo bạn lý do tại sao: Không ai toàn hảo.  Tất cả chúng ta đều đổ vỡ.

 

Và điều đó không sao.  Chúa yêu bạn, dù đổ vỡ của bạn.  Nhưng bạn cần hiểu rằng bất cứ người nào bạn kết hôn cũng sẽ là người bị đổ vỡ.

 

Đây là nơi bạn cần cẩn thận.  Mặc dù mọi người đều đổ vỡ, nhưng một số người có rất nhiều việc chữa lành phải làm.  Họ chưa sẵn sàng cho mối quan hệ.  Và bạn cần tránh họ làm bạn đời bất kể thể nào họ thật đẹp trai xinh gái, giàu có, hoặc lịch sự.

 

Trước khi bước vào mối quan hệ lâu dài, bạn cần hiểu sự lành mạnh cảm xúc của bạn đồng hành tiềm năng của mình.  Nghiên cứu này đến nghiên cứu khác đã cho thấy rằng 80 phần trăm ly thân và ly hôn xảy ra do một hoặc cả hai bạn đời đó không lành mạnh mặt cảm xúc.

 

Dưới đây là danh sách kiểm tra một phần các yếu tố lành mạnh cảm xúc, được rút từ Kinh Thánh, để tìm kiếm:

 

Bất cứ ai bạn kết hôn bắt buộc không đang nuôi dưỡng sự tức giận không kiểm soát. Châm Ngôn 22:24 nói, “Chớ kết bạn với người nóng nảy, đừng kết giao với người dễ nổi giận” (NIV).  Sự tức giận không kiểm soát được bộc lộ sự bất an sâu sắc và giá trị bản thân thấp.

 

Bất cứ ai bạn kết hôn bắt buộc không bị vướng vào nghiện ngập.  Châm Ngôn 23:20 nói, Đừng kết giao với kẻ uống quá nhiều rượu hoặc tự nhồi nhét thức ăn (GNT).  Chỉ có hai thứ—thức ăn và rượu—được đề cập ở đây, nhưng có hàng trăm lối nghiện.

 

Bất cứ ai bạn kết hôn bắt buộc không chất chứa cay đắng.  Cay đắng giống thuốc độc. Nó nuốt sống bạn.  Kinh Thánh nói trong Hê-bơ-rơ 12:15, “Hãy đề phòng việc quay lưng khỏi ân điển Đức Chúa Trời.  Đừng ai trở nên giống như cây đắng mọc lên và gây bao phiền phức với chất độc nó” (GNT).

 

Bất cứ ai bạn kết hôn bắt buộc không ích kỷ.  Châm Ngôn 28:25 nói, “Ích kỷ chỉ gây rắc rối” (GNT).  Khi nói về nó, nguyên nhân số một dẫn đến xung đột trong hôn nhân là ích kỷ.

 

Bất cứ ai bạn lấy bắt buộc không tham lam.  Châm Ngôn 15:27 nói, “Tham lam đem đau buồn cho cả gia đình” (NLT).  Nếu bạn kết hôn với người phối ngẫu tham lam, bạn sẽ mắc nợ cả đời.

 

Bất cứ ai bạn kết hôn bắt buộc phải rộng lượng và tử tế.  Kinh Thánh nói, “Người rộng rãi sẽ thịnh vượng; ai làm cho người khác tươi mới sẽ được tươi mới (Châm-ngôn 11:25 NIV).  Nó cũng nói, Người tử tế sanh lợi cho chính mình, nhưng kẻ độc ác sẽ hủy hoại chính mình (Châm Ngôn 11:17 NIV).

 

Bất cứ ai bạn kết hôn bắt buộc phải nói sự thật.  Châm-ngôn 20:7 nói điều này: “Người công chính sống trên nền liêm chính của họ.  Phước ban cho con cái họ sau khi họ ra đi” (GW).  Tình yêu dựa trên lòng tin cậy, và lòng tin cậy dựa trên sự thật.  Nếu bạn không nói tôi sự thật, tôi không thể tin cậy bạn.  Và nếu tôi không thể tin cậy bạn, thể nào tôi có thể yêu bạn?

 

Bạn có thể nghĩ, “Đây chắc chắn là danh sách dài, Rick.  Tôi không chắc liệu mình có bao giờ tìm được ai phù hợp điều này.”  Nhưng tôi đã được.  Và bạn cũng có thể được.

 

Khi tôi và Kay kết hôn, Leonard Ravenhill, nhà truyền giáo và tác giả vĩ đại thế kỷ 20, đã gửi chúng tôi thiệp cưới.  Tôi không bao giờ quên điều thiệp nói: “Chúa luôn ban điều tốt nhất của Ngài cho người đi theo sự khôn ngoan của Ngài.”

 

Và Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn điều tốt nhất của Ngài khi bạn tìm kiếm sự hướng dẫn của Ngài và đi theo Ngài trong vâng phục.  “Đừng sợ hoặc nản, vì CHÚA sẽ đích thân đi trước con.  Ngài sẽ ở với con; Ngài sẽ không làm con thất vọng cũng không bỏ rơi con” (Phục-truyền-luật-lệ-ký 31:8 NLT).

 

THẢO LUẬN

·      Có phải bạn từng mong sự toàn hảo từ người bạn đời tương lai hoặc từ người bạn thân và gia đình bạn?  Thể nào việc biết rằng tất cả chúng ta đều đổ vỡ sẽ thay đổi kỳ vọng của bạn về người khác?

·      Thể nào bạn từng thấy Chúa mang lại lành mạnh cảm xúc cho bạn hoặc người nào đó bạn biết?

·      Bạn có tự thấy mình đã ở trong bất kỳ đặc điểm cảm xúc không lành mạnh nào trong bài Hy Vọng Mỗi Ngày này không?  Nếu bạn có, bước nào bạn sẽ thực hiện hôm nay để tìm kiếm sự chữa lành của Đức Chúa Trời?

https://pastorrick.com/let-god-guide-your-choices/

 

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021

SỬA VẤN ĐỀ, KHÔNG SỬA TRÁCH NHIỆM

TG: RICK WARREN - 18/5/2021

DG: Thang Chu

“Bây giờ anh chị em cũng phải tự loại bỏ tất cả những điều như sau: giận dữ, thịnh nộ, ác ý, vu khống,lời tục khỏi môi mình” (Cô-lô-se 3:8 NIV).

 

Bạn chỉ có một lượng năng lượng cảm xúc nhất định.  Khi bạn đang cố giải quyết xung đột, bạn có thể dùng năng lượng đó để sửa trách nhiệm hoặc để sửa vấn đề.  Bạn không có đủ năng lượng để làm cả hai.  Vậy bạn cần tự hỏi mình điều gì quan trọng hơn—để sửa trách nhiệm người kia hoặc để giải quyết xung đột.

 

Hãy chọn cách sửa vấn đề chứ không đổ trách nhiệm.

 

Khi nói đến việc giải quyết vấn đề, bạn nên quyết định trước rằng bạn sẽ đấu tranh công bằng.  Trong hôn nhân hoặc gia đình bạn, hãy đặt ra các quy tắc cơ bản cho những chữ bạn sẽ không bao giờ dùng—những chữ được coi là vũ khí hủy diệt hàng loạt.

 

Trong Chiến Tranh Lạnh, khi Nga và Hoa Kỳ đối đầu nhau, Hoa Kỳ có hàng nghìn phi đạn xuyên lục địa—là vũ khí hủy diệt hàng loạt—nhắm vào Nga.  Chúng có thể hủy diệt toàn bộ nước đó.  Nga cũng có hàng nghìn phi đạn xuyên lục địa nhắm vào chúng ta.

 

Nhưng ngay cả vào thời điểm tồi tệ nhất, căng thẳng nhất trong Chiến Tranh Lạnh, cả hai bên vẫn đủ tỉnh táo để không dùng những vũ khí đó.  Nó được gọi là chiến lược MAD; nếu một trong hai bên quyết định dùng vũ khí, kết quả sẽ là sự hủy diệt chắc chắn cho cả hai bên. Trên thực tế, các nước đó nói: “Nếu ngươi dùng của ngươi, ta sẽ dùng của ta.                        Chúng ta sẽ tiêu diệt lẫn nhau, và sẽ không còn bất kỳ nước nào nữa.  Vậy ngay cả khi chúng ta ở hai phía đối lập của một vấn đề, ít nhất chúng ta có thể đồng ý không dùng những vũ khí đó.

 

Các mối quan hệ thường cũng có vũ khí hủy diệt hàng loạt.  Khi bạn sử dụng những vũ khí đó, bạn sửa trách nhiệm—nhưng bạn không bao giờ sửa vấn đề.  Ví dụ, trong hôn nhân, những vũ khí đó gồm những thứ như đe dọa ly hôn hoặc đem trình mỗi người lên bố mẹ người kia.  Bạn phải đồng ý, bất kể thể nào bạn giận, những lời nói đó vượt giới hạn.  Đó là những lời chắc chắn hủy diệt nhau—chúng phá hủy mối quan hệ bằng cách xé nát lòng tin.

 

Kinh Thánh nói rất cụ thể về những gì vượt quá giới hạn trong mối quan hệ.  Cô-lô-se 3:8 nói, “Bây giờ anh chị em cũng phải tự loại bỏ tất cả những điều như sau: giận dữ, thịnh nộ, ác ý, vu khống, và lời tục khỏi môi mình” (NIV).

 

Đó là những vũ khí hủy diệt hàng loạt.  Chúng được dùng để sửa trách nhiệm.  Và khi bạn sửa trách nhiệm, bạn đang phán xét—và chỉ Chúa mới có quyền phán xét.

 

Thay vì thế, hãy để vũ khí hủy diệt sang bên và dùng năng lượng của bạn cho điều gì quan trọng.  Hãy sửa vấn đề.

 

THẢO LUẬN

·      “Vũ khí hủy diệt hàng loạt” nào trong các mối quan hệ của bạn?

·      Bạn có thể thực hiện các bước thiết thực nào để ngừng sửa trách nhiệm để bạn có thể sửa vấn đề thay vào đó?

·      Tại sao thật quan trọng để đặt ranh giới cho việc “đấu tranh công bằng” trong một mối quan hệ?

https://pastorrick.com/fix-the-problem-not-the-blame/

 

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

BÌNH AN với NGƯỜI THEO SAU BÌNH AN với CHÚA

TG: RICK WARREN - 19/05/2021

DG: Thang Chu

Có một Đức Chúa Trời và một Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, Ngài mang thân người là Chúa Giê-su Christ(1 Ti-mô-thê 2:5 NIV).

 

Khi bạn có xung đột, hãy tập trung vào giải hòa chứ không phải giải pháp.

 

Có khác biệt lớn giữa hai chữ đó.  Giải hòa nghĩa là tái lập mối quan hệ.  Giải pháp nghĩa là giải quyết mọi vấn đề.

 

Trong đa số trường hợp, việc giải quyết sẽ không xảy ra—có một số điều bạn sẽ không bao giờ đồng ý nhau.

 

Có thể nào bạn có mối quan hệ yêu thương mà không đồng ý về mọi điều?  Tuyệt đối có.  Nhưng nó cần sự khôn ngoan.  Khi bạn khôn ngoan, bạn học cách bất đồng mà không bất hòa; bạn học cách đi tay trong tay mà không cần phải nhìn mắt đối mắt.

 

Một trong những điều lớn nhất bạn có thể làm với đời mình là trở thành người xây cầu, không phải người xây tường.  Bạn giống Chúa Giê-su Christ nhất khi bạn giải hòa người ta.  Đó chính xác là điều Chúa Giê-su đến để làm!  Đức Chúa Trời đã gửi Chúa Giê-su đến Trần Thế để hòa giải nhân loại với Đức Chúa Trời.

 

Chúa Giê-su là người hòa giải vĩ đại.  Kinh Thánh nói, “Có một Đức Chúa Trời và một Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, Ngài mang thân người là Chúa Giê-su Christ” (1 Ti-mô-thê 2:5 NIV).

 

Nhưng bạn không thể làm hòa với người khác cho đến khi bạn làm hòa với Đức Chúa Trời.  Nếu bạn thấy mình thường xuyên xung đột, hãy tự hỏi bản thân xem bạn đã làm hòa với Chúa chưa.  Bạn có thể làm hòa với Đức Chúa Trời bằng cách ăn năn tội mình dâng đời mình phục vụ Ngài (xem lời cầu nguyện dưới).

 

Kinh Thánh gọi Chúa Giê-su là Hoàng TBình An.  Bình an với Chúa dẫn đến bình an với chính mình, là điều dẫn đến bình an với người khác.

 

THẢO LUẬN

·      Có mối quan hệ nào mà bạn đã cố giải quyết bất thành không?  Bước nào bạn có thể thực hiện giải hòa thay vào đó?

·      Thể nào bạn từng được khích lệ bởi một Cơ đốc nhân là người xây cầu, chứ không phải xây tường?

·      Bạn có bình an với Chúa không?  Nếu không, điều gì khiến bạn không thể làm hòa với Ngài hôm nay?

 

Cách để Làm Hòa với Đức Chúa Trời

 

Bạn có thể làm hòa với Đức Chúa Trời bằng cách ăn năn tội và dâng đời mình phục vụ Ngài.  Kinh Thánh gọi Chúa Giê-su là Hoàng Tử Bình An.  Bạn có cần để nhận bình an trong lòng bằng cách để Hoàng Tử Bình An ở trong không?  Nếu vậy, hãy cầu nguyện điều này hôm nay:

 

“Lạy Chúa Giê-su, tôi biết rằng tôi không thể có bình an với chính mình và người khác cho đến khi được bình an với Chúa.  Tôi không muốn tội tôi phân rẽ tôi với Ngài lâu hơn nữa.  Ngài đã hứa rằng nếu tôi tin cậy Ngài, mọi điều tôi từng làm sai sẽ được tha thứ, tôi sẽ học được mục đích đời mình và Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào nhà vĩnh cửu của Ngài trên thiên đường vào ngày đến.

 

“Tôi xưng nhận tội mình, và tôi tin Ngài là Đấng Cứu Rỗi tôi.  Ngài đã hứa rằng nếu tôi xưng nhận tội mình và tin cậy Ngài, tôi sẽ được cứu.  Tôi tin cậy Ngài khi Ngài phán sự cứu rỗi đến bởi ân điển, qua đức tin, chứ không bởi bất cứ gì tôi làm.  Tôi tiếp nhận Ngài vào đời tôi làm Chúa tôi.  Hôm nay, tôi sẽ giao mọi phần đời mình cho Ngài quản trị.

 

Ngài là Hoàng Tử Bình An, và tôi cầu xin Ngài đem bình an cho đời tôi và các mối quan hệ của tôi.  Tôi muốn sống theo lốiNgài đã tạo ra tôi để sống và dùng phần đời còn lại của mình để phục vụ Ngài thay vì phục vụ chính mình.  Tôi phó đời tôi cho Ngài cầu xin Ngài cứu tôi và tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Nhân danh Chúa Giê-su tôi cầu nguyện.  A-men.

https://pastorrick.com/peace-with-people-follows-peace-with-god/