Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

ĐỪNG CHỈ HY VỌNG BẠN SẼ ĐẾN THIÊN ĐÀNG



By Rick Warren – March 31, 2018

“Và đây là lời chứng: God đã ban cho chúng ta sự sống vĩnh hằng, và sự sống này ở trong Con Ngài.  Hễ ai có Con ấy là có sự sống; hễ ai không có Con của God là không có sự sống” (1 Giăng 5:11-12 NIV).

Nếu bạn đến một trung tâm thương mại hôm nay và hỏi người ta họ sẽ đến Thiên Đàng hay Địa Ngục, bạn có lẽ nghe nhiều người nói, “Tôi hy vọng tôi sẽ đến Thiên Đàng.”

Nhưng hy vọng không đủ.  Tôi cầu nguyện đó không là câu trả lời của bạn.  Định mệnh vĩnh hằng của bạn quá quan trọng đến nỗi không thể không biết chắc.

Thật dại dột không chuẩn bị cho điều tất cả chúng ta biết hiển nhiên: cái chết.  Những thống kê mới đây nhất cho thấy rằng tỷ lệ tử vong trong thế giới vẫn là 100 phần trăm!

Bạn không được bảo đảm một giây phút kế nào trong hành tinh này, chứ đừng nói một giờ kế.  Đừng gạt qua lựa chọn quan trọng nhất mà bạn phải làm.

Kinh Thánh nói trong 1 Giăng 5:11-12, “Và đây là lời chứng: God đã ban cho chúng ta sự sống vĩnh hằng, và sự sống này ở trong Con Ngài.  Hễ ai có Con ấy là có sự sống; hễ ai không có Con của God là không có sự sống” (1 Giăng 5:11-12 NIV).

Điều đó rõ như bạn nắm.  Nếu bạn có Chúa Giêsu, bạn có sự sống.  Nếu bạn không có Chúa Giêsu, bạn không có sự sống.  Bạn có lựa chọn.

Bạn sẽ không đến Thiên Đàng vì đức tin của ai đó.  Bạn sẽ không bao giờ đến Địa Ngục vì lựa chọn của ai đó.

Chính đó là lựa chọn của bạn!  Bạn phải quyết định nơi bạn sẽ ở đời đời.

Đây là lý do sự Giáng Sanh và Phục Sinh thật quan trọng.  Nếu Chúa Giêsu đã không đến lúc lễ Giáng Sanh, và rồi nếu Ngài đã không chết và trở lại sự sống vào lễ Phục Sanh, chúng ta thật tuyệt vọng.  Không gì chúng ta làm lại quan trọng.  Bạn sẽ không có lựa chọn này.

Thập giá là câu trả lời cho vấn đề sâu xa nhất của chúng ta: sự phân cách chúng ta khỏi God.

Kinh Thánh nói, “Anh chị em chết vì tội lỗi mình và vì bản chất tội lỗi anh chị em chưa dứt hẳn.  Thì God khiến anh chị em sống với đấng Christ, vì Ngài tha thứ tất cả tội lỗi chúng ta.  Ngài hủy đi cáo trạng nghịch chúng ta và cất nó đi bằng cách đóng đinh nó lên thập giá” (Cô-lô-se 2:13-14 NLT).

THẢO LUẬN
·      Thể nào việc nhận ra rằng bạn không được hứa hẹn một giây nào trên Trần Thế lại nêu ra điều khẩn cấp để hoặc quyết định của bạn phải theo Chúa Giêsu hoặc quyết định mà bạn hữu và gia đình bạn cần phải làm?
·      Ai trong đời bạn cần đọc thông điệp này trong bài dưỡng linh hôm nay?  Thể nào bạn có thể phát triển mối quan hệ bạn tới mức bạn có thể chia sẻ thông điệp này với người khác?
·      Nếu quyết định, để theo Chúa Giêsu rồi có sự sống vĩnh hằng hoặc từ khước Chúa Giêsu rồi không có sự sống, thật là rõ và nổi bật, tại sao thật khó cho một số người quyết định chọn?

Cầu Nguyện Tận Hiến cho Chúa Giêsu
Nếu bạn sẵn sàng tận hiến đời bạn cho Chúa Giêsu Christ, thì hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này:
“Chúa Giêsu yêu dấu, Ngài đã hứa nếu tôi tin Ngài, mọi điều tôi từng làm sai sẽ được tha thứ, tôi sẽ học biết mục đích đời tôi, và Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào nhà vĩnh hằng trong Thiên Đàng ngày đến.
“Tôi xưng tội mình, và tôi tin Ngài là God, Đấng Cứu Rỗi.  Tôi nhận Ngài vào đời tôi làm Chúa tôi.  Hôm nay tôi hướng mọi phần đời tôi cho sự quản trị của Ngài.  Ngài có quyền hướng dẫn đời tôi.
“Chúa Giêsu ôi, tôi muốn thư giãn trong tình yêu của Ngài.  Cảm ơn Ngài tôi không phải tự kiếm nó hoặc làm việc để có nó.  Tôi muốn dùng phần còn lại đời tôi để phục vụ Ngài thay vì phục vụ chính tôi.  Tôi hạ mình tận hiến đời tôi cho Ngài và xin Ngài cứu tôi và tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Trong danh Chúa Giêsu tôi cầu nguyện.  A-men.”




Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

MỤC ĐÍCH ĐẦU TIÊN của BẠN LÀ ĐƯỢC GOD YÊU



By Rick Warren – March 30, 2018

“Chúng ta yêu vì Ngài đã yêu chúng ta trước” (1 Giăng 4:19 NIV).

Có một lần người kia đến văn phòng tôi và nói, “Tôi là Cơ-đốc-nhân, nhưng tôi không cảm thấy như tôi chẳng đi tới đâu trong việc tăng trưởng tâm linh.  Tôi là loại bị kẹt giữa.”

Tôi nói, “Anh nghĩ vấn đề do đâu?”

Họ nói, “Tôi nghĩ vấn đề là tôi không yêu God đủ.”

Tôi nói, “Đó không phải vấn đề của anh.  Vấn đề anh không là anh không yêu God đủ.  Vấn đề anh là anh không hiểu nhiều thể nào God yêu anh.”

Tình yêu luôn đáp ứng lại tình yêu.  Kinh Thánh nói, “Chúng ta yêu vì Ngài đã yêu chúng ta trước” (1 Giăng 4:19 NIV).  Khi bạn nói, “Tôi không yêu God đủ,” đó là vì bạn không hiểu nhiều thể nào Ngài thật sự yêu bạn.

Để hiểu mục đích và sự kêu gọi của đời bạn, bạn phải bắt đầu với bản chất God.  God là tình yêu.  Tình yêu là thực chất của bản chất Ngài.  Lý do duy nhất có tình yêu trong vũ trụ là vì God.  Kiến và sên không yêu, nhưng bạn được tạo dựng theo hình ảnh God, nên bạn có khả năng yêu.

Lý do bạn sống động là vì God muốn yêu thương bạn.  Mục đích đầu tiên cuộc đời bạn là được God yêu!  Vâng, thật quan trọng phải phục vụ, vâng lời, và tin cậy Ngài, nhưng mục đích đầu tiên lớn lao nhất của bạn là yêu Ngài.

“Ngay cả trước khi Ngài đã tạo thế giới, God yêu thương chúng ta và chọn chúng ta trong đấng Christ để nên thánh và không tì vết trước mắt Ngài.  God đã định trước nhận chúng ta làm con nuôi trong gia đình riêng của Ngài bằng cách đem chúng ta đến chính Ngài qua Chúa Giêsu Christ.  Đây là điều Ngài muốn làm, và nó khiến Ngài vui mừng lớn” (Ê-phê-sô 1:4-5 NLT).

THẢO LUẬN
·      Thể nào bạn có thể được God yêu?  Điều đó có ý nghĩa gì cho bạn? 
·      Khi nào bạn từng vật lộn để hiểu hoặc cảm ơn điều nhiều thể nào God yêu bạn?
·      Tại sao được God yêu là mục đích đầu tiên của đời bạn?  Tại sao God tạo chúng ta theo cách đó?



Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

CHÚNG TA CÓ THỂ ĐEM BẨN THỈU và THẤT BẠI của MÌNH đến GOD



By Rick Warren – March 29, 2018

“Ngài sẽ giáng sự giúp đỡ từ trời để cứu tôi vì tình yêu của Ngài” (Thi Thiên 57:3 TLB).

Có chuyện hoang đường nói rằng tôi phải lau sạch hành động tôi trước khi tôi có thể đến God.  “Tôi phải làm lại tất cả.  Có một ít điều tôi cần sửa ngay lại trong đời tôi trước, và rồi tôi sẽ đến với God.”

Tựa như đánh răng bạn trước khi đến nha sỹ để cạo sạch răng, hoặc rửa chén trước khi bỏ chúng vào máy rửa chén, hoặc dọn dẹp nhà trước khi người dọn dẹp đến đó!  Tại sao chúng ta phải làm vậy chứ?

Sự thật là God không mong chúng ta lau sạch hành động mình trước khi chúng ta đến Ngài – sự chết và Phục Sinh của Chúa Giêsu là lời tuyên bố của God về điều đó.  Chúa Giêsu giương ra tay Ngài và nói, “Ta yêu con nhiều thế này đây.  Bây giờ, chỉ đến như nguyên trạng con.”

Trong Thi Thiên 57:3, Kinh Thánh nói, “Ngài sẽ giáng sự giúp đỡ từ trời để cứu tôi vì tình yêu của Ngài” (Thi Thiên 57:3 TLB).  Đó là điều Chúa Giêsu đã làm vào lễ Phục Sinh.  Và đó là lý do chúng ta có thể đem những bẩn thỉu và thất bại của chúng ta đến God.

Bạn có lẽ biết người nghĩ rằng God sẽ không bao giờ yêu họ vì họ đã làm điều bẩn thỉu trong đời họ.  Nhưng bạn cũng biết rằng God muốn họ đến như nguyên trạng họ.

Hãy giúp họ nghe Tin Mừng từ Chúa Giêsu.  Hãy mời họ đến hội thánh với bạn lễ Phục Sinh này.  Đó là việc đơn giản để làm, nhưng nó có thể tạo sự khác biệt kéo dài vào cõi vĩnh hằng.

THẢO LUẬN
·      Nhiều thể nào bạn tự thấy bạn tin rằng bạn phải lau sạch hành động bạn trước khi đến God?
·      Thể nào bạn kinh nghiệm quyền năng của tình yêu của God trong đời bạn?
·      Người nào bạn có thể mời đến hội thánh lễ Phục Sinh này?  Hãy hứa nguyện làm điều đó hôm nay.





Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

BA THỰC TIỄN VỀ THIÊN ĐÀNG



By Rick Warren – March 28, 2018

Vì anh chị em đã được sống lại đời sống mới với đấng Christ, hãy để mắt vào thực tiễn thiên đàng, là nơi đấng Christ ngồi chỗ danh dự bên hữu God” (Cô-lô-se 3:1 NLT).

Chúng ta có nhiều hiểu lầm về Thiên Đàng giống cái gì.  Bạn sẽ không là thiên sứ.  Bạn sẽ không có cánh.  Bạn sẽ không là cậu bé mủm mỉm, mặc đầm trắng, hoặc lơ lửng từng mây.

Chúng ta cần có cái nhìn đúng về Thiên Đàng.  Kinh Thánh nói trong Cô-lô-se 3:1, “Vì anh chị em đã được sống lại đời sống mới với đấng Christ, hãy để mắt vào thực tiễn thiên đàng, là nơi đấng Christ ngồi chỗ danh dự bên hữu God” (Cô-lô-se 3:1 NLT). 

Vậy Kinh Thánh nói gì về “thực tiễn Thiên Đàng” này?

1.    Thiên Đàng là nơi God sống và tể trị.  Kinh Thánh gọi Thiên Đàng “nơi ở của God,” “nhà của God,” và “thành phố của God.”  Nó là nơi God sống, nhưng Chúa Giêsu cũng gọi Thiên Đàng là “Vương Quốc God” hoặc “Vương Quốc Thiên Đàng” 31 lần trong Kinh Thánh.
2.    Thiên Đàng là nơi có thật.  Thiên Đàng không là trạng thái tâm trí.  Nó không là trạng thái hiện hữu.  Và nói không là nơi bản thể bạn lơ lửng vòng vòng như hồn ma.  Thực ra, Kinh Thánh nói ở Thiên Đàng sẽ có đường xá, cây cối, nước, và nhà.  Nhiều khúc Kinh Thánh ám chỉ đến sự kiện thú vật ở đó.  Chúng ta sẽ có thân thể vật lý, được tân tạo qua sự sống lại.  Ma-thi-ơ 6:20 nói chúng ta chất chứa của cải trên Thiên Đàng.  Bạn không thể chứa của cải trong nơi không có thật.
3.    Thiên Đàng được thiết kế cho bạn và tôi.  God không thiết kế Thiên Đàng cho chính Ngài.  Ngài thiết kế nó cho chúng ta.  Khi God bắt đầu nghĩ về Địa Cầu, Ngài bắt đầu nghĩ về Thiên Đàng.  Kinh Thánh nói God tạo nên cả vũ trụ vì Ngài muốn một gia đình để trải qua đời vĩnh hằng.  Thiên Đàng là nơi Ngài đã thiết kế cho gia đình Ngài.  Chúng ta không định để sống trên Địa Cầu.  Bạn và tôi được tạo ra cho Thiên Đàng!

Khi bàn đến Thiên Đàng, “Không mắt nào từng thấy, tai nào từng nghe, trí nào từng hiểu điều god đã chuẩn bị cho những người yêu thương Ngài” (1 Cô-rinh-tô 2:9 NIV).  Thực tiễn của Thiên Đàng vượt xa bất cứ hiểu lầm nào của chúng ta!

THẢO LUẬN
·      Thể nào sự hiểu biết của bạn về Thiên Đàng đã thay đổi sau khi đọc bài dưỡng linh này?
·      Hãy xem thể nào câu tuyên bố này ảnh hưởng suy nghĩ bạn về God: “God không thiết kế Thiên Đàng cho chính Ngài.  Ngài thiết kế nó cho chúng ta.  Khi God bắt đầu nghĩ về Địa Cầu, Ngài bắt đầu nghĩ về Thiên Đàng.”
·      Điều gì làm ngạc nhiên bạn nhất về ba thực tiễn Thiên Đàng từ bài dưỡng linh này?





Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

GOD NÓI BẠN CÓ KHẢ NĂNG



By Rick Warren – March 1, 2018

“Chính Ngài đã cứu chúng ta và chọn chúng ta cho công việc thánh của Ngài, không vì chúng ta xứng đáng nó nhưng vì đó là kế hoạch Ngài từ lâu trước khi thế giới hình thành – để bày tỏ tình yêu và nhân từ Ngài đối với chúng ta qua đấng Christ” (2 Ti-mô-thê 1:9 TLB).

God nói bạn được ban cho ân tứ làm mục vụ để phục vụ người khác.  Mỗi Cơ-đốc-nhân là một mục vụ viên.  Không có nghĩa mỗi Cơ-đốc-nhân là mục sư, nhưng bạn là mục vụ viên.  Hễ khi nào bạn dùng tài năng bạn và ân tứ bạn để giúp người khác, bạn đang làm mục vụ.

Kinh Thánh nói trong 2 Ti-mô-thê 1:9 rằng God “cứu chúng ta . . . cho công tác thánh của Ngài” (TLB).  Bạn được cứu để phục vụ.  Tại sao God cứu bạn?  Để bạn có thể phục vụ Ngài. 

Bạn có lẽ nghĩ, “Thể nào tôi biết mục vụ tôi là gì?”  Bạn nhìn vào T.Ạ.O.R.A của bạn  - Thiên Tứ, Ái Tâm, Óc Khéo Léo, Riêng Cá Tính, và Am Tường của bạn.  Bạn xem thể nào God tạo ra bạn.  God muốn bạn dùng tài năng và ân tứ bạn để giúp người khác.  Mỗi lần bạn làm điều đó, đó gọi là mục vụ – không gì hoa mỹ về chuyện này cả.  Nó chỉ là giúp người khác.

Bạn có thể làm mục vụ trong văn phòng mua bán không?  Vâng, bạn có thể làm.  Bạn có thể làm mục vụ như một kế toán viên không?  Vâng, bạn có thể làm.  Bạn có thể làm mục vụ lái xe tải không?  Chắc chắn được!  Hễ khi nào bạn đang giúp người khác trong danh Ngài, bạn đang làm mục vụ.

God nói bạn cần thiết trong hội thánh.  Bạn là phần thiết yếu trong gia đình Ngài.  Hãy nhìn theo cách này: Nếu tôi không dùng tài năng tôi, bạn bị lừa.  Nếu bạn không dùng tài năng bạn, tôi bị lừa.  Cách nào đi nữa, mỗi người khác trong Thân Đấng Christ bị lừa.

Tất cả chúng ta đều quan trọng!  Tất cả chúng ta cần làm phần mình khi chúng ta khớp vào nhau.

THẢO LUẬN
·      Bạn có biết T.Ạ.O.R.A. của bạn là – Thiên Tứ, Ái Tâm, Óc Khéo Léo, Riêng Cá Tính, và Am Tường khiến bạn độc đáo là bạn?
·      Thể nào bạn dùng T.Ạ.O.R.A. của bạn để phục vụ người khác trong hội thánh bạn và cộng đồng bạn?
·      Tại sao bạn nghĩ God kiến tạo nó để chúng ta cần lẫn nhau để hoàn thành mục đích Ngài?








GOD BIẾT BẠN và GỌI TÊN BẠN



By Rick Warren – March 27, 2018

Khi Chúa Giêsu đi ngang, Ngài nhìn lên thấy Xa-cha-ri và gọi tên ông!  ‘Xa-cha-ri!’  Ngài nói” (Lu-ca 19:5 TLB).

Suốt đời Xa-cha-ri, ông bị chọc ghẹo và từ khước, trước hết vì hình dáng ông và rồi cuộc đời tội lỗi ông.  Nhưng Chúa Giêsu làm nhiều hơn là chỉ nhìn vào ông.  Qua việc gọi Xa-cha-ri bằng tên, Chúa Giêsu cho thấy rằng Ngài biết ông.  Hãy tưởng tượng cú sốc Xa-cha-ri ắt hẳn cảm nhận!  Thể nào Chúa Giêsu biết tên ông?

God không chỉ biết nơi bạn ở, Ngài cũng biết ai bạn là.  Ngài biết điều bạng đang trải qua, tại sao bạn đang trải qua nó, và thể nào bạn cảm nhận nó.  Ngài biết bạn rõ hơn bạn biết chính mình.  Ngài chăm sóc bạn cách riêng tư.

Tên Xa-cha-ri nghĩa là “người trong sạch.”  Đó là điều cuối cùng đến với tâm trí khi bạn nghĩ về một viên chức chánh phủ băng hoại.  Ông ấy là bất cứ gì ngoại trừ trong sạch.  Tuy nhiên Chúa Giêsu, qua việc gọi Xa-cha-ri bằng tên, đang nói, “Hê, người trong sạch, Ta đến nhà ông hôm nay.”  Chúa Giêsu xác định điều Ngài thấy trong Xa-cha-ri, không phải loại người gì Xa-cha-ri là.

Bạn có lẽ sợ đến gần Chúa Giêsu vì bạn nghĩ Ngài sẽ trách mắng bạn về tất cả điều bạn từng làm sai.  Nhưng Chúa Giêsu muốn xác nhận bạn.  Ngài muốn để bạn biết nhiều thể nào Ngài yêu bạn.

“Người mẹ có thể quên cho con bú chăng?  Bà có thể cảm thấy không yêu đứa con bà đã sanh chăng?  Nhưng ngay cả nếu điều đó xảy ra, Ta chắc chắn không quên ngươi!  Hãy xem, Ta đã viết tên ngươi trong lòng bàn tay Ta” (I-sa 49:15-16 NLT).

Khi Chúa Giêsu chết trên thập tự và trải rộng cánh tay Ngài và những lính canh đóng đinh xuyên bàn tày Ngài, tên bạn đã được khắc trong đó.  Khi bạn đến Thiên Đàng, sẽ không có sẹo trên bất kỳ ai ngoại trừ Chúa Giêsu.  Ngài sẽ mang những sẹo đó vĩnh viễn để nhắc chúng ta nhiều thể nào Ngài yêu chúng ta, như một cách nói, “Phải chăng con nghĩ Ta có thể quên con?  Không dám đâu!  Cái này chứng tỏ nhiều thể nào con quan trọng đối với Ta.”

THẢO LUẬN
·      Điều gì nghĩa là xác nhận ai đó?
·      Thể nào bạn cảm nhận khi biết God xác nhận bạn và không thể nào quên bạn?
·      Điều gì có thể kiềm hãm bạn không đến gần Chúa Giêsu?



Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

TÌM LỐI VỀ NHÀ TÔI - Finding My Way Home




LỐI QUYỀN LỰC

By Henry J. M. Nouwen - Dịch Giả: Thang Chu


Ngồi trong phi cơ và nhìn xuống cảnh bát ngát những sông, hồ, và núi – và thấy những con đường ngoằn ngoèo và những làng nhỏ trải khắp đất, tôi tự hỏi tại sao thật khó cho người ta sống hòa bình với nhau.  Những phi hành gia thấy hành tinh xanh của chúng ta từ phi thuyền không gian của họ thật quá sửng sốt bởi vẻ đẹp trái đất đến nỗi dường như với họ không thể tin được cư dân của nó lại bận rộn hủy diệt nhà cửa chính mình và giết nhau qua chiến tranh và bóc lột.
     Khoảng cách đôi khi giúp chúng ta bắt được cái nhìn sắc bén hơn về tình trạng con người  và để đưa ra một số câu hỏi cấp bách rất tốt!
     Chúng ta hãy nhìn vào thế giới chúng ta từ xa, không từ khoảng cách vật lý của phi cơ hoặc tàu không gian, nhưng từ khoảng cách tâm linh của đức tin chúng ta.  Chúng ta hãy nhìn vào chính minh, vào nhân loại mình, từ trên cao và với đôi mắt của God.  Chúa Giêsu luôn nhìn tình trạng nhân loại từ trên cao và cố dạy chúng ta nhìn như Ngài nhìn.  “Ta đến từ trên cao,” Ngài phán, “và Ta muốn các con tái sanh từ trên cao để các con sẽ thấy với đôi mắt mới.”
     Đây là điều thần học bàn về.  Nó nhìn vào thực tại với đôi mắt của God.  Và có quá nhiều điều để nhìn vào: đất và bầu trời; mặt trời, các ngôi sao, và mặt trăng, người nữ, người nam, và trẻ em; lục địa, quốc gia, thành phố và tỉnh lỵ, và vô số những vấn đề rất đặc biệt trong quá khứ, hiện tại, và tương lai.  Đó là lý do có quá nhiều “thần học.”  Kinh Thánh giúp chúng ta nhìn vào cái đa dạng phong phú của tất cả tạo vật với đôi mắt God và như thế để phân biện những cách sống.
     Lối quyền lực thật ra là về thần học bất lực.  Chúng ta muốn nhìn với mắt của God vào từng trải chúng ta về sự tan vỡ, giới hạn, thương tích, và mỏng manh.  Chúng ta muốn nhìn vào chúng theo cách Chúa Giêsu dạy chúng ta để hy vọng rằng cái nhìn như thế sẽ đưa ra cho chúng ta một lối đi an toàn để hành trình trên đất.  Tôi sẽ tập trung vào ba chữ: “quyền lực,” “bất lực,” và “quyền lực.”  Tôi trước hết muốn khám phá quyền lực gây ra áp bức và hủy diệt.  Rồi tôi muốn chỉ ra thể nào quyền lực bị tước vũ khí qua bất lực, và cuối cùng tôi muốn công bố cái quyền lực thật mà có thể giải phóng, hòa giải, và chữa lành.

QUYỀN LỰC

     I. Khi Đức Chúa Trời nhìn vào thế giới chúng ta, Ngài phải khóc.  Đức Chúa Trời phải khóc vì ham muốn quyền lực đã cài bẫy và làm băng hoại tinh thần con người.  Trong tin tức và thậm chí trong gia đình và chính chúng ta, chúng ta thấy rằng thay vì biết ơn thì lại uất ức, thay vì tha thứ thì lại trả thù, thay vì chữa lành thì lại gây thương tích, thay vì thương xót thì lại ganh đua, thay vì hợp tác thì lại bạo lực, và thay vì yêu thương thì lại sợ hãi lớn.
     Đức Chúa Trời phải khóc Đức Chúa Trời nhìn vào hành tình tuyệt đẹp của chúng ta và thấy hàng ngàn thân thể tàn tật nằm trên chiến trường, trẻ em cô đơn lang thang đường xá những thành phố lớn, tù nhân bị nhốt sau chấn song và tường dày, người nam và nữ bệnh tâm thần phí phạm thời giờ trong những khu cô lập, và hàng triệu người hấp hối vì đói và bị lãng quên.  Đức Chúa Trời phải khóc vì Đức Chúa Trời biết cái đau đớn và quặn thắt mà chúng ta đã mang đến cho chính mình bằng cách nắm định mệnh chúng ta trong chính tay mình và áp đặt nó lên người khác.
     Khi chúng ta nhìn quanh và trong chính mình bằng đôi mắt Đức Chúa Trời, chẳng khó gì thấy tất cả ham muốn quyền lực đó tràn ngập.  Tại sao dân Serbs và Moslems giết lẫn nhau?  Tại sao Tin Lành và Công Giáo ném bom vào lẫn nhau?  Tại sao tổng thống bị giết, thủ tướng bị bắt cóc, và tại sao các lãnh tụ chính trị tự tử?
     Chúng ta hãy nhìn vào chính lòng mình!  Không phải là chúng ta thường quan tâm xem chúng ta được để ý hay không, được biết ơn hay không, được thưởng hay không?  Không phải là chúng ta luôn tự hỏi mình rằng chúng ta tốt hơn hay xấu hơn, mạnh hơn hay yếu hơn, nhanh hơn hay chậm hơn người đứng cạnh mình?  Không phải là chúng ta, từ tiểu học, trải qua hầu hết phận làm người như những đối thủ trong cuộc chạy để thành công, gây ảnh hưởng, và nổi tiếng sao?  Và . . . không phải chúng quá bất an về mình là ai đến nỗi chúng ta sẽ nắm lấy bất cứ, đúng là bất cứ, hình thức quyền lực nào mà ban cho chúng ta chút xíu quyền điều khiển điều con người chúng ta, điều chúng ta làm, và nơi chúng ta đi?
     Khi chúng ta sẵn sàng nhìn vào sự việc qua đôi mắt Đức Chúa Trời, chúng ta chẳng bao lâu thấy rằng điều đang xảy ra cho Bosnia, South Africa, Ireland, hoặc Los Angeles không xa lắm điều đang xảy ra trong lòng chính chúng ta.  Vừa khi an toàn của chúng ta bị đe dọa, chúng ta chụp lấy gậy hoặc súng có sẵn và chúng ta nói rằng sự sinh tồn của chúng ta là điều thực sự quan trọng, cả khi hàng ngàn người khác sẽ không tồn tại nổi.
     Tôi biết gậy tôi và súng tôi!  Đôi khi chính là một người bạn có ảnh hưởng hơn tôi, đôi khi chính là tiền hoặc bằng cấp, đôi khi chính là một tài năng nhỏ mà người khác không có, và đôi khi chính là một kiến thức đặc biệt, hoặc một ký ức kín dấu, hoặc cả khi một cái nhìn lạnh lùng . . . và tôi sẽ nắm nó nhanh và không chần chờ nhiều khi tôi cần nó để giữ thế điều khiển.  Trước khi tôi hoàn toàn nhận ra, tôi đã đẩy những người bạn tôi ra xa, có lẽ gây thương tích họ trong tiến trình đó.
     Đức Chúa Trời nhìn tôi và khóc vì bất cứ đâu chúng ta dùng quyền lực để tạo cho chúng ta ý nghĩa về chính mình, chúng ta phân rẽ mình khỏi Đức Chúa Trời và khỏi lẫn nhau, và cuộc đời chúng ta trở nên độc ác, theo nghĩa văn chương của chữ đó là: gây bất hòa.

     II. Nhưng có điều tệ hơn việc sử dụng quyền lực kinh tế và chính trị của chúng ta.  Đó là quyền lực tôn giáo.  Khi God nhìn vào thế giới, God không chỉ phải khóc nhưng cũng phải giận lên – giận vì nhiều người chúng ta dù cầu nguyện, kêu lớn với God, “Chúa, Chúa!”  rồi cũng băng hoại bởi quyền lực.  Trong cơn giận God nói: “Những kẻ này tôn kính Ta chỉ với môi miếng, trong khi lòng chúng xa Ta lắm.  Sự tôn kính của chúng với Ta là vô giá trị; những bài học chúng dạy không có gì ngoài mệnh lệnh con người” (I-sa 29:13).
     Quyền lực xảo quyệt, gây bất hòa và thương tích nhiều nhất là quyền lực được dùng trong việc phục vụ God.  Nhiều người “từng bị thương tích bởi tôn giáo” tràn ngập tôi.  Một lời không thân thiện hoặc đoán xét bởi một mục sư hoặc linh mục, một nhận xét chỉ trích trong hội thánh về một kiểu sống nào đó, một khước từ chào đón người ta tại bàn, một vắng mặt trong kỳ bệnh hoặc chết, và vô số những tổn thương khác thường thường đọng lại lâu hơn những từ khước của thế gian.  Hàng ngàn người nam hoặc nữ ly thân hoặc ly hôn, vô số người ái nam và ái nữ, và tất cả những người vô gia cư, là những người cảm thấy không được hoan nghênh trong nhà thờ phượng của những anh chị em của họ trong gia đình nhân loại, đã xoay khỏi God vì họ trải qua việc sử dụng quyền lực khi họ mong đợi một bày tỏ yêu thương.



Quyền lực xảo quyệt, gây bất hòa và thương tích nhiều nhất là quyền lực được dùng trong việc phục vụ God. 

    






    
    







     Ảnh hưởng tàn phá nhất của quyền lực trong tay dân sự God trở nên thật rõ khi chúng ta nghĩ về cuộc thập tự chinh, cuộc tàn sát Do Thái thời Nga Hoàng, chính sách kỳ thị, và lịch sử dài về chiến tranh tôn giáo đến tận hôm nay.  Thật có lẽ khó khăn hơn khi nhận ra nhiều phong trào đương thời tạo ra đất mầu cho những thảm kịch nhân loại rộng lớn này lại xảy ra lần nữa.
     Trong những ngày sự bất an lớn về chính trị và kinh tế hôm nay, một trong những cám dỗ lớn nhất là dùng đức tin chúng ta như  một cách sử dụng quyền lực lên người khác  và qua đó hất cẳng những mạng lệnh God để thế vào những mạng lệnh con người.
     Thật dễ hiểu tại sao quá nhiều người đã quay đi trong ghê tởm khỏi bất cứ gì hơi liên quan đến tôn giáo.  Khi quyền lực được dùng tuyên bố tin lành, tin đó đó rất sớm trở thành tin xấu, rất xấu.  Và đó là điều tôi tin đã khiến God giận.
     Nhưng God nhìn vào thế giới chúng ta không chỉ với đôi mắt buồn và giận; lòng thương xót của God thật vĩ đại hơn nỗi buồn và cơn giận Ngài.  Như tác giả Thi Thiên nói: “Cơn giận God chỉ trong chốc lát” (Thi Thiên 30:5).  Trong lòng thương xót ôm-chầm-tất-cả, God chọn tước vũ khí quyền lực của điều ác qua sự bất lực – bất lực của riêng God.


BẤT LỰC

     I. Đáp ứng của God đã và đang là gì với quyền lực hiểm ác thống trị thế giới và hủy diệt con người và đất đai họ?  Câu trả lời một mầu nhiệm sâu sắc và hoàn toàn vì God chọn sự bất lực.  God chọn bất lực để bước vào lịch sử loài người trong sự yếu đuối hoàn toàn.  Lựa chọn thần tính đó tạo hình trung tâm đức tin đạo Chúa Cứu Thế.  Trong Chúa Giêsu làng Na-za-rét, God bất lực xuất hiện giữa chúng ta để lột mặt nạ ảo tưởng quyền lực, để tước vũ khí vua tăm tối là kẻ cai trị thế giới, và để đem chủng tộc nhân loại bị chia cắt vào sự hiệp nhất mới.  Chính qua bất lực hoàn toàn và không giảm đó mà God bày tỏ cho chúng ta lòng thương xót thần tính.  Lựa chọn thần tính triệt để đó là lựa chọn để tiết lộ vinh hiển, cái đẹp, sự thật, bình an, vui mừng, và, trên tất cả, tình yêu thương trong và qua sự tước bỏ hoàn toàn quyền lực.  Điều này rất khó – nếu không là không thể – cho chúng ta nắm bắt huyền nhiệm thần tính này.  Chúng ta cứ cầu nguyện với “God toàn năng và quyền năng” đó.  Nhưng tất cả sức mạnh và quyền lực đó thiếu vắng nơi đấng tiết lộ God cho chúng ta như Ngài nói, “Khi các con thấy Ta là thấy Cha.”  Nếu chúng ta thực sự muốn yêu God, chúng ta phải nhìn vào đấng ở làng Na-za-rét đó, mà cuộc đời Ngài bị bao phủ trong yếu đuối.  Và sự yếu đuối của Ngài mở ra cho chúng ta lối vào lòng God.
     Người có quyền lực không mời gọi sự thân mật.  Chúng ta sợ người có quyền lực.  Họ có thể điều khiển chúng ta và buộc chúng ta làm điều chúng ta không muốn làm.  Chúng ta trông lên người quyền lực.  Họ có cái chúng ta không có và có thể cho hoặc từ chối cho, theo ý muốn họ.  Chúng ta ghen tỵ quyền lực.  Họ có thể đi nơi chúng ta không thể đi và làm điều chúng ta không thể làm.  Nhưng quyền lực God là điều gì đó hoàn toàn trái ngược.  God không muốn chúng ta sợ hãi, xa cách, hoặc ghen tỵ.  God muốn đến gần, rất gần, gần đến nỗi chúng ta có thể nghỉ ngơi trong sự thân mật của God như con cái trong tay mẹ chúng.
     Vì thế God trở thành một hài nhi nhỏ bé.  Ai lại sợ một hài nhi nhỏ bé chứ?  Một hài nhi nhỏ bé hoàn toàn phụ thuộc vào cha  mẹ, vú nuôi, và người chăm sóc nó.  Vâng, God muốn trở nên bất lực như không thể ăn hoặc uống, đi hoặc nói, chơi hoặc làm việc mà không có sự giúp đỡ của nhiều người.  Vâng, God trở nên phụ thuộc vào nhân loại để lớn lên và sống giữa chúng ta và công bố tin mừng.  Vâng, thật vậy, God chọn trở nên quá bất lực đến nỗi việc nhận ra sứ mạng riêng của God giữa chúng ta trở nên hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta.  Thể nào chúng ta lại sợ một hài nhi mà chúng ta ru trong tay mình, thể nào chúng ta trông nhờ một hài nhi quá nhỏ bé và mỏng manh, thể nào chúng ta lại ghen tỵ về một hài nhi mà chỉ mỉm cười với chúng ta khi đáp lại tưng tiu của chúng ta?  Đó là huyền nhiệm của sự nhập thể.  God trở nên loài người, không khác gì những người khác, để phá xuyên những bức tường quyền lực trong sự yếu đuối hoàn toàn.  Đó là câu chuyện về Chúa Giêsu.
     Và thể nào câu chuyện đó kết thúc?  Nó kết thúc trên thập giá, nơi cũng con người đó treo trần truồng với những đinh xuyên bàn tay và bàn chân Ngài.  Sự bất lực của máng cỏ đã trở nên bất lực của thập tự.  Người ta trêu chọc Ngài, cười nhạo Ngài, nhổ vào mặt Ngài, và la lớn: “Hắn đã cứu những người khác; hắn lại không tự cứu hắn sao?  Hắn là Vua của Israel; hãy để hắn đi xuống thập giá ngay, và chúng ta sẽ tin hắn” (Ma-thi-ơ 27:42).  Ngài treo đó, thịt Ngài bị xé rời bởi roi đầy gai, lòng Ngài tan vỡ vì bị từ khước bởi bạn hữu và hành hạ bởi kẻ thù Ngài, tâm trí Ngài bị tra tấn bởi quặn thắt, tinh thần Ngài bị liệm trong tối tăm của sự bỏ rơi – hoàn toàn yếu đuối, hoàn toàn bất lực.  Đó là cách God chọn để tiết lộ cho chúng ta tình yêu thần tính, đem chúng ta trở lại vào vòng ôm của thương xót, và thuyết phục chúng ta rằng giận dữ đã bị tan chảy trong lòng thương xót vô tận.



God trở nên loài người, không khác gì những người khác, để phá xuyên những bức tường quyền lực trong sự yếu đuối hoàn toàn. 




     II. Nhưng có nhiều điều nữa về bất lực của God khi được tiết lộ trong Chúa Giêsus làng Na-za-rét.  Không chỉ sự giáng sanh bất lực và cái chết bất lực, nhưng – như thể lạ lùng – đời sống bất lực.
     Chúa Giêsu, người con bất lực của God, được phước trong bất lực.  Khi, sau cuộc đời ẩn dấu dài ở Na-za-rét, Chúa Giêsu bắt đầu mục vụ Ngài, trước hết Ngài đưa ra cho chúng ta một chân dung.  “Phước cho người nghèo,” Ngài nói.  Chúa Giêsu nghèo, không làm chủ, nhưng ở ven lề xã hội Ngài.  Có gì tốt từ Na-za-rét?
     “Phước cho người hiền lành,” Ngài nói.  Chúa Giêsu không làm gãy cây lau bị dập.  Ngài luôn chăm sóc cho những cái nhỏ bé.
     “Phước cho người than khóc,” Ngài nói.  Chúa Giêsu không dấu nỗi đau Ngài, nhưng để nước mắt Ngài tuôn chảy khi bạn Ngài chết và khi Ngài thấy trước sự huỷ diệt của thành phố thân yêu Giê-ru-sa-lem của Ngài.
     “Phước cho người đói và khát công lý,” Ngài nói.  Chúa Giêsu không ngần ngại chỉ trích bất công và bảo vệ kẻ đói, người hấp hối, và người phung.
     “Phước cho người hay thương xót,” Ngài nói.  Chúa Giêsu không luôn kêu trả thù nhưng chữa lành luôn luôn và mọi nơi.
     “Phước cho người trong sạch trong lòng,” Ngài nói.  Chúa Giêsu giữ tập trung duy nhất vào điều gì cần và không cho phép chú ý Ngài bị chia cắt bởi nhiều điều phân tâm.
     “Phước cho người tạo hòa bình,” Ngài nói.  Chúa Giêsu không nhấn mạnh dị biệt, nhưng hòa giải con người như anh chị em trong một gia đình.
     “Phước cho người bị bách hại,” Ngài nói.  Chúa Giêsu không mong thành công và nổi tiếng, nhưng biết việc bị từ khước và bỏ rơi sẽ khiến Ngài thống khổ.
     Bài Giảng Trên Núi đó cho chúng ta chân dung.  Đó là chân dung của God bất lực.  Đó cũng là chân dung chúng ta thoáng thấy nơi người bệnh, người tù, người tỵ nạn, người cô đơn, nạn nhân bị sách nhiễu tình dục, người bệnh AIDS, và người hấp hối.  Chính qua sự bất lực của họ mà chúng ta được kêu gọi trở nên anh chị em.  Chính qua bất lực của họ mà chúng ta được kêu gọi đào sâu keo sơn tình bạn và tình thương của chúng ta.  Chính qua bất lực của họ mà chúng ta được thách thức buông xuống vũ khí chúng ta, đưa ra cho mỗi người khác sự tha thứ, và tạo hòa bình.  Và chính qua bất lực họ mà chúng ta thường xuyên được nhắc về lời Chúa Giêsu: “Hỡi kẻ dại kia, há chẳng phải thật cần chịu khổ để bước vào vinh hiển sao?”  Thật ra, bất lực của God và bất lực của nhân loài, là loài mà God đã trở nên một phần, đã trở nên cửa ngõ cho nhà tình thương.



QUYỀN LỰC

     I. Thế giới chúng ta bị cai trị bởi những quyền lực ác độc đem chia rẽ và hủy diệt.  Trong và qua Chúa Giêsu bất lực, God tước vũ khí những quyền lực này.  Tuy nhiên, huyền nhiệm này đối đầu chúng ta với câu hỏi mới và rất khó: thể nào chúng ta sống trong thế giới này như một nhân chứng cho God bất lực và xây dựng vương quốc tình yêu và hòa bình?
     Phải chăng bất lực nghĩa là chúng ta bị vứt làm thảm chùi chân cho xã hội đói-quyền-lực của chúng ta?  Phải chăng nghĩa là thật tốt khi làm công cụ thụ động, mềm yếu – luôn cho phép những quyền lực tăm tối thống trị cuộc đời chúng ta?  Phải chăng nghĩa là sự yếu đuối kinh tế, yếu đuối tổ chức, yếu đuối thể chất và tình cảm hiện giờ đã, thình lình, trở thành đức hạnh?  Phải chăng nghĩa là người nào chuẩn bị tồi tệ cho công tác của họ giờ đây có thể khoe khoang về cái nghèo khổ của họ như thể là phước hạnh cần được biết ơn?  Khi chúng ta đọc lời Phao-lô, “Sức mạnh tôi được toàn hảo trong yếu đuối” (2 Cô-rinh-tô 12:9), phải chăng chúng ta tưởng tượng rằng chúng ta đang đối mặt với người nhu nhược sử dụng mặc cảm tự ty họ như một lý luận để công bố phúc âm?
     Chúng ta đụng chạm tại đây về một trong những bẫy nguy hiểm nhất về thần học về sự yếu đuối.  Khi chúng ta có thể tự do thoát quyền lực gây nô lệ của thế giới này chỉ bởi bị nô lệ bởi yếu đuối, thật dường như tốt nhất cứ ở phía Satan hơn là ở phía God.  Nếu thần học về sự yếu đuối trở thành thần học cho kẻ nhu nhược, thì một thần học như thế là một thoái thác thoải mái cho sự bất tài, dễ bảo, phỉ báng, và thua cuộc trong tất cả lãnh vực!
     Điều này xa  khỏi khả dĩ lý thuyết.  Chẳng hiếm hoi gì khi sự yếu đuối tài chánh, trí tuệ, và tâm linh được thông giải như một đặc ân thần tính; chẳng hiếm hoi gì khi sự giúp đỡ về y học thần kỳ hoặc tâm lý bị trì hoãn hoặc bị né tránh vì tin rằng tốt hơn là cứ thống khổ vì God hơn là không thống khổ; chẳng hiếm hoi gì khi việc đặt kế hoạch cẩn thận, sốt sắng gây quỹ, và đặt chiến lược thật thông minh cho tương lai lại bị nhăn mặt như thể thiếu trung tín cho lý tưởng bất lực đó.  Chẳng hiếm hoi gì khi người bệnh, người nghèo, người tàn tật, và tất cả ai thống khổ được lãng mạn hóa như thể là con cái God, không có nhiều ủng hộ để giải thoát họ khỏi số phận họ.

“Sức mạnh tôi được toàn hảo trong yếu đuối” (2 Cô-rinh-tô 12:9)




     Nietzche chỉ trích rất đúng thần học về sự yếu đuối.  Với ông đó là một thần học kiềm giữ người nghèo trong nghèo khó và ban cho kẻ lãnh đạo các tổ chức tôn giáo cơ hội để kiềm giữ “lòng trung tín” họ trong tình trạng vâng phục khúm núm.  Thật ra, có phần tâm linh của sự bất lực, của sự yếu đuối, của sự nhỏ bé mà có thể cực nguy hiểm, đặc biệt trong tay những kẻ cảm thấy họ được kêu gọi nói và làm nhân danh God.  Về phần họ, Chúa Giêsu nói, “Chúng buộc gánh nặng và đặt lên vai dân sự, nhưng chúng không nhấc ngón tay đẩy chúng” (Matt. 23:4).
     Thần học về sự yếu đuối thách thức chúng ta nhìn vào sự yếu đuối không phải như sự yếu đuối của thế giới cho phép chúng ta bị điều khiển bởi kẻ có quyền lực trong xã hội và hội thánh, nhưng như sự phụ thuộc hoàn toàn và vô điều kiện vào God là đấng mở cho chúng ta thành những ống dẫn thật sự của quyền lực thần tính để chữa lành những vết thương nhân loại và tân tạo bộ mặt trần thế.  Thần học về sự yếu đuối công bố quyền lực, quyền lực của God, quyền lực biến hoá tất cả của tình yêu thương.
     Thật ra, thần học về sự yếu đuối là thần học bày tỏ một God đang khóc cho nhân loại bị kẹt rối trong trò quyền lực của họ và Ngài giận rằng cùng trò quyền lực này bị sử dụng cách quá tham lam bởi những người được gọi là sùng đạo.  Thật ra, thần học yếu đuối là thần học bày tỏ thể nào God lột mặt nạ những trò quyền lực của thế gian và hội thánh bằng cách bước vào lịch sử trong sự bất lực hoàn toàn.  Nhưng thần học yếu đuối muốn, cách tối hậu, bày tỏ rằng God đưa ra cho chúng ta, loài người, quyền lực thần tính để bước đi trên trần thế cách tự tin ngẩng đầu. 

     II. God đầy quyền lực.  Chúa Giêsu không ngần ngại nói về quyền lực God.  Ngài nói: “Quả thật Ta bảo các người, một số người đứng đây sẽ không nếm sự chết trước khi họ thấy vương quốc God đến với quyền năng” (Mác 9:1).  Hễ đâu Chúa Giêsu đến đều có những kinh nghiệm quyền lực thần tính.  Lu-ca viết: “Mọi người trong đám đông cố chạm Ngài vì quyền lực đến từ Ngài chữa lành họ” (Lu-ca 6:19).  Khi một phụ nữ khổ sở vì xuất huyết trong mười hai năm chạm viền áo khoác Chúa Giêsu, tin cậy rằng Chúa Giêsu sẽ chữa bà, Chúa Giêsu nói, “Ai đó đã chạm Ta, Ta cảm nhận quyền lực đã ra từ Ta” (Lu-ca 8:46).  Chúa Giêsu được đổ đầy quyền lực God.  Chúa Giêsu tự công bố quyền lực tha tội, quyền lực chữa lành, quyền lực gọi sống lại, vâng, tất cả quyền lực.  Những lời cuối Ngài nói thẳng với bạn hữu Ngài thật đầy tin tưởng này.  Ngài nói: “Tất cả quyền lực trên trời và dưới đất đã được ban cho Ta.  Vì thế hãy đi môn đồ hóa muôn dân” (Ma-thi-ơ 28:18-19).
     Quyền lực được công bố, và quyền lực được ban cho.  Trong và qua Chúa Giêsu bất lực, God muốn ban quyền lực cho chúng ta, ban cho chúng ta quyền lực mà Chúa Giêsu có, và sai chúng ta đi ra – để đuổi quỷ, để chữa lành người bệnh, để gọi kẻ chết sống lại, để hòa giải người xa lạ, để lập ra cộng đồng, và để xây vương quốc God.
     Thần học về yếu đuối là thần học ban quyền năng thần tính.  Nó không là thần học cho người nhu nhược nhưng thần học cho người nam và người nữ công bố cho chính họ quyền lực của tình yêu mà đã giải thoát họ khỏi sợ hãi và khiến họ đặt đèn họ lên chân đèn và làm công việc của vương quốc đó.
     Vâng, chúng ta nghèo, dịu dàng, than khóc, đói và khát công lý, thương xót, trong sạch trong lòng, người tạo hòa bình, và luôn bị bách hại bởi thế giới thù hận.  Nhưng chúng ta không nhu nhược, không là thảm chùi chânVương quốc trời là của chúng ta, trần thế là di sản chúng ta.  Chúng ta được yên ủi, được đổ đầy, kinh nghiệm thương xót, và được công nhận là con cái God và . . . thấy God.  Đó là quyền lực, quyền lực thật sự, quyền lực đến từ trên cao.
     Di chuyển từ quyền lực nhờ sức mạnh đến quyền lực nhờ bất lực là sự kêu gọi của chúng ta.  Là người sợ hãi, lo lắng, bất an, và thương tích, chúng ta bị cám dỗ thường xuyên chụp lấy chút ít quyền lực mà thế giới quanh ta đưa ra, trái và phải, đây và đó, khi có khi không.  Những chút quyền lực này khiến chúng ta là những con rối nhỏ bị giật lên xuống trên dây cho đến khi chúng ta chết.  Nhưng bao lâu chúng ta dám chịu dầm mình báp-têm trong bất lực, luôn tiến tới kẻ nghèo không có quyền lực như thế, chúng ta được lao ngay vào lòng thương xót vô tận của God.  Chúng ta được tự do vào lại thế giới chúng ta với cùng quyền lực thần tính mà Chúa Giêsu đến, và chúng ta có thể bước đi vào thung lũng bóng tối và nước mắt, không ngừng thông giao với God, với đầu ngẩng, tự tin đứng dưới thập giá của cuộc đời mình.

Di chuyển từ quyền lực nhờ sức mạnh đến quyền lực nhờ bất lực là sự kêu gọi của chúng ta.


     Chính quyền lực này sinh ra những lãnh tụ cho cộng đồng chúng ta, những người nữ và nam dám liều lĩnh và khởi xướng điều mới.  Chính quyền lực này khiến chúng ta không chỉ là bồ câu dịu dàng, nhưng cũng tinh khôn như rắn khi đối phó với chính quyền và các tổ chức hội thánh.  Chính quyền lực này khiến chúng ta nói thẳng và không ngần ngại, về việc chia sẻ tiền bạc, với người có nguồn tài chánh, để kêu gọi người nam và nữ phục vụ triệt để, để thách thức người ta hứa nguyện lâu dài trong đời về việc phục vụ con người, và để tiếp tục công bố tin mừng mọi nơi suốt mãi.  Chính quyền lực thần tính này khiến chúng ta là những vị thánh – không sợ hãi – là những người có thể làm tất cả mới lại.


KẾT LUẬN

Thể nào chúng ta tiếp tục di chuyển từ quyền lực gây chia rẽ đến quyền lực tạo hiệp nhất, từ quyền lực làm tê liệt đến quyền lực ban khả năng?
     Để tôi đề nghị ba lựa chọn, tất cả tập kỷ luật chúng ta nhìn vào nhân loại và cuộc đời cá nhân mình từ trên cao và với đôi mắt God.
     Kỷ luật thứ nhất là tập trung luôn luôn vào người nghèo gần chúng ta và trong thế giới chúng ta.  Chúng ta tự hỏi mình: “Ở đâu có người nam, nữ, trẻ em đang đợi chúng ta vươn đến họ?”  Nghèo khổ trong tất cả hình thức, sức khỏe, trí tụê, và tình cảm, không giảm bớt.  Ngược lại, người nghèo ở mọi nơi quanh ta và xa hơn – nhiều hơn bao giờ.  Khi những quyền lực tăm tối tỏ ra định ý ẩn dấu của chúng với sự tàn nhẫn gia tăng, tiếng khóc của người nghèo trở nên càng lớn hơn và lớn hơn và sự khốn khổ của họ càng lúc càng thấy rõ hơn.  Chúng ta, là người gieo hòa bình, phải nỗ lực tiếp tục lắng nghe và tiếp tục tìm kiếm.  Chúng ta không được chạy khỏi cảnh đau đớn đó.
     Kỷ luật thứ hai là tin cậy rằng God ban cho chúng ta điều chúng ta cần để thật sự chăm sóc cho người nghèo được giao cho chúng ta.  Chúng ta chọn tin cậy rằng chúng ta có đủ ủng hộ tài chánh, tình cảm, và sức khỏe mà chúng ta cần, khi chúng ta cần đến, và đến mức độ chúng ta cần đến.  Tôi tin rằng chúng ta là dân sự sẵn sàng giúp đỡ bằng tiền bạc, thời giờ, và tài năng.  Nhưng chúng ta thường sợ bước vào những cuộc khủng khoảng bao quanh những tình cảnh nghèo khổ, và chúng ta sẽ bị tê liệt trừ khi chúng ta dám nhận liều lĩnh mới.  Nếu chúng ta cần tất cả các căn cứ chúng ta được che chở trước khi chúng ta tiến vào hành động, thì không gì hấp dẫn xảy ra, nhưng nếu chúng ta dám liều lĩnh điên khùng vì God yêu cầu chúng ta làm vậy, nhiều cánh cửa mà chúng ta thậm chí không biết có đó sẽ mở ra trước mặt chúng ta.
     Kỷ luật thứ ba khó nhất.  Chính là kỷ luật thật ngạc nhiên không bởi thống khổ nhưng bởi vui mừng.  Khi chúng ta trở nên già, chúng ta sẽ phải giang tay mình ra, được hướng dẫn và dắt đi đến những nơi chúng ta không muốn đi.  Điều gì đúng cho Phi-e-rơ sẽ đúng cho chúng ta.  Có thống khổ ở trước chúng ta, thống khổ vô cùng, một thống khổ mà sẽ cứ cám dỗ chúng ta nghĩ rằng chúng đã chọn sai đường và rằng những người khác khôn ngoan hơn chúng ta.  Nhưng đừng ngạc nhiên vì đau đớn.  Hãy ngạc nhiên vì vui mừng, ngạc nhiên vì đóa hoa nhỏ lộ vẻ đẹp nó giữa sa mạc khô cằn, và hãy ngạc nhiên vì quyền lực chữa lành khổng lồ cứ tiếp tục bùng phát như những suối nước tươi mát từ sâu thẳm của đau đớn của chúng ta.
    Và cứ thế, với đôi mắt tập trung vào người nghèo, một tấm lòng tin cậy rằng chúng ta sẽ nhận điều chúng ta cần, và một tinh thần luôn luôn ngạc nhiên vì vui mừng, chúng ta sẽ thi hành quyền lực thật sự và đi qua thung lũng tối tăm này để thực hiện và chứng kiến những phép lạ.  Quyền lực God trở nên quyền lực chúng ta và tuôn ra từ chúng ta bất cứ nơi nào chúng ta đi và cho bất cứ ai chúng ta gặp.

Hãy ngạc nhiên vì vui mừng, ngạc nhiên vì đóa hoa nhỏ lộ
vẻ đẹp nó giữa sa mạc khô cằn.

     Để tôi kết luận với câu chuyện nhỏ về John và Sandy.  John và Sandy là hai người rất đơn giản.  Tất cả chúng ta đều có John và Sandy giữa chúng ta.  Ngày kia John nói với Sandy: “Chúng ta chưa từng có cuộc gây gỗ.  Chúng ta hãy có cuộc gây gỗ như người khác.”  Sanday hỏi: “Nhưng thể nào chúng ta bắt đầu cuộc gây gỗ?”  John trả lời: “Rất đơn giản.  Anh lấy cục gạch và nói: ‘Nó của anh,’ và rồi em nói: ‘Không, nó của em,’ và rồi chúng ta có cuộc gây gỗ.”  Vậy họ ngồi xuống và John lấy cục gạch và nói, “Cục gạch này của anh.”  Sandy nhìn dịu dàng  vào anh và nói: “À, nếu nó của anh thì hãy lấy nó.”  Và thế là họ không có cuộc gây gỗ nào.
     Bao lâu chúng ta cứ giữ những cục gạch trong tay mình và nói về của tôi và của anh, trò chơi quyền lực nho nhỏ sẽ gia tăng thành những trò quyền lực lớn, và trò quyền lực lớn sẽ dẫn đến hận thù, bạo lực, và chiến tranh.  Nhìn vào cuộc đời chúng ta từ dưới, những sợ hãi và bất an của chúng ta dẫn chúng ta đến nắm chụp những cục gạch bất cứ đâu chúng ta có thể.  Nhưng khi chúng ta dám buông những cục gạch của chúng ta, buông rỗng tay mình, và giương chúng lên cao cho Đấng là nơi trú ẩn thật sự của chúng ta và thành lũy thật sự của chúng ta, cái nghèo của chúng ta mở ra cho chúng ta nhận được quyền lực từ trên cao, quyền lực chữa lành, quyền lực mà sẽ là phước hạnh thật sự cho chính mình và thế giới chúng ta.

     - Còn tiếp - 

Lối Hòa Bình