Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

CÁCH VUI MỪNG trong ĐIỀU TỐT GOD BAN cho NGƯỜI KHÁC



Do Rick Warren - ngày 31 tháng 7 năm 2019

Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc” (Rô-ma 12:15 ESV).

Khi bạn thấy Chúa cung cấp cho người khác, bạn có thể chọn đáp lại bằng niềm vui hoặc oán giận.

Cách nào đó, nửa sau của câu Kinh Thánh hôm nay dễ thực hiện hơn nửa đầu.  Thật dễ khóc với kẻ khóc.

Nhưng thật khó hơn nhiều để vui khi ai đó trải nghiệm thành công.  Thật ra, đôi khi chúng ta cảm thấy bị đe dọa bởi đó, và chúng ta bực bội bởi đó.  Nguyên nhân vì chúng ta nghĩ thế giới là cái bánh khổng lồ được chia thành nhiều lát.  Nếu ai đó được một lát lớn hơn tôi một chút, nghĩa là bắt buộc lát của tôi sẽ nhỏ hơn.

Kiểu suy nghĩ đó thật sai.  Đức Chúa Trời có tất cả các lát bánh trên thế giới!  Ngài không cạn hết phước lành.  Ngài không cạn hết ân sủng.  Có rất nhiều thứ đủ đi khắp quanh mọi người, và chỉ vì Chúa ban phước cho người khác không có nghĩa là không đủ phước cho bạn.  Ngài muốn ban phước bạn, nhưng có thể theo những cách khác.

Ghen tị giữ bạn không bước vào niềm vui của người khác.  Kết quả là, bạn không vui hưởng nhiều thứ đang diễn ra trên thế giới.   Ghen tị sẽ khiến bạn là người khá đau khổ.

Đây là những gì đã xảy ra trong chuyện ngụ ngôn về những người làm vườn nho trong Ma-thi-ơ 20.  Người chủ thuê một số người vào đầu ngày và những người khác sau đó trong ngày đó, nhưng ông trả họ như nhau.  Những công nhân đầu tiên nghĩ họ bị lừa. Thay vì vui hưởng tiền lương họ, họ oán giận.

Nhưng nếu bạn chọn vui mừng trong điều tốt của Chúa ban cho người khác, bạn có thể vui mừng mãi—vì điều gì đó tốt đẹp luôn xảy ra cho ai đó.


THẢO LUẬN
·      Thể nào bạn có thể thấy tay Chúa trong việc định hình các phước lành trong đời bạn cách đặc biệt cho bạn?
·      Hãy suy nghĩ về những cách Chúa đã ban phước cho những người trong đời bạn gần đây.  Thể nào bạn có thể vui mừng với họ hôm nay?
·      Thể nào vui với người khác và khóc với người khác kéo bạn gần hơn với Chúa Giêsu?


Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

HỌC THỎA LÒNG



Do Rick Warren - ngày 30 tháng 7 năm 2019

“Không phải mọi thứ anh chị em có và mọi thứ anh chị đạt được là quà tặng tuyệt vời từ Chúa sao? Vậy do đâu có các so sánh và cạnh tranh này? Anh chị em đã có tất cả điều mình cần (1 Cô-rinh-tô 4: 7-8 The Message).

Thay vì tập trung vào cái bạn không có và điều đã xảy ra, bạn có thể chọn biết ơn cái bạn có và điều đã xảy ra.  Điều này không đến một cách tự nhiên, ngay cả đối với sứ đồ Phao-lô, người đã nói, “Tôi đã học tập thỏa lòng.”

Thật khó thừa nhận chúng ta vật lộn với ghen tị vì nó là cảm xúc thật xấu xa.  Khi bạn ghen tị với người khác, bạn thực sự muốn họ thất bại, bởi điều đó khiến bạn cảm thấy tốt hơn là họ không có nhiều hơn bạn.  Điều đó khá điên rồ, phải không?  Nếu chúng ta có thể học tập biết ơn những gì chúng ta có, chúng ta có thể bắt đầu thoát khỏi những cảm xúc ghen tị này.

Điều quan trọng phải hiểu rằng ghen tị không phải là về chuyện có một ao ước hay một ước mơ hay một mục tiêu.  Thật tốt để có những cái đó.  Ghen tị không phải là về chuyện mong chờ điều gì đó hoặc hy vọng rằng điều gì đó có thể xảy ra trong đời bạn hoặc thậm chí tự hỏi liệu bạn có nên có một số thứ.  Thay vào đó, ghen tị là phẫn nộ ai đó đã đạt được những gì bạn ao ước hoặc ai đó đã đạt được một mục tiêu mà bạn chưa đạt được.  Ghen tị nói rằng bạn không thể hạnh phúc cho đến khi bạn đạt được mong muốn đó hoặc đạt được mục tiêu đó.  Ghen tị là không biết ơn những gì bạn đã có.

Kinh Thánh bảo chúng ta rằng chúng ta đã có nhiều hơn những gì chúng ta cần và nhiều hơn những gì chúng ta xứng đáng.  Mỗi điều tốt trong đời chúng ta là một món quà từ Đức Chúa Trời, và tùy Ngài quyết định khi nào và cách nào Ngài ban phước chúng ta.  Tùy chúng ta chọn để biết ơn và tận dụng tối đa những gì chúng ta đã được ban cho.

THẢO LUẬN
·      Những yếu tố hoặc tình huống nào dường như kích hoạt vấn đề ghen tị trong đời bạn?
·      Thể nào ghen tị ảnh hưởng tiêu cực các mối quan hệ trong đời bạn?
·      Một cách thiết thực nào bạn có thể thực hành lòng biết ơn hôm nay?


Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

ĐỐI ĐẦU trong SỰ THẬT, XÁC QUYẾT trong YÊU THƯƠNG



Do Rick Warren - ngày 29 tháng 7 năm 2019

Một lời khích lệ làm nên điều kỳ diệu! (Châm Ngôn 12:25 TLB).

Nếu ai đó đến gặp bạn hôm nay và nói, “Chúng ta hãy đi uống cà phê; tôi muốn chỉ ra tất cả các lĩnh vực trong đời bạn cần thay đổi, bạn có lẽ không hứng thú cuộc trò chuyện đó.  Bạn có thể nghĩ rằng, “Bạn nghĩ bạn là ai?  Bạn có thể trở nên phẫn uất, phản loạnphản kháng.

Đây là chiến lược tốt hơn.  Khi bạn có một buổi nói-chuyện-chân-thực-trong-tình-thương với ai đó, hãy bắt đầu và kết thúc bằng một ghi chú tích cực, xác quyết những điều sau:

1.    Bạn yêu thương và chăm sóc cho người đó.
2.    Bạn sẽ cầu nguyện và giúp đỡ người đó.
3.    Bạn tin rằng người đó có thể thay đổi.

Phao-lô đã làm điều này trong 1 và 2 Cô-rinh-tô bằng cách bắt đầu và kết thúc với sự xác quyết.  Chẳng hạn, Phao-lô bắt đầu một lá thư bằng cách nói, Tôi luôn cảm ơn Chúa cho anh chị em, và kết thúc với, “Tình yêu của tôi với tất cả anh chị em trong Chúa Giê-su Christ.  Giữa đó ông đối phó với một số sự thật rất khó đồng thời cũng xác quyết khúc giữa: “Tôi rất tự tin vào anh chị em, và tôi có rất nhiều lý do để hãnh diện về anh chị em” (2 Cô-rinh-tô 7: 4 GW).

Lưu ý rằng Phao-lô dùng chữ “và.”  Không bao giờ dùng chữ “nhưng” trong cuộc đối đầu.  Giây phút bạn làm vậy, bất cứ gì bạn nói trước đó hoặc sau đó sẽ hoàn toàn bị bỏ lờ và vô hiệu: Tôi nghĩ bạn là một người tuyệt vời, nhưng. . .”  Chúng tôi từng là bạn trong một thời gian dài, nhưng . . .”  Thay vì thế, hãy dùng chữ “và”: “Bạn là người tuyệt vời, và tôi tin bạn có thể tuyệt vời hơn nữa.  “Chúng tôi có mối quan hệ tuyệt vời, và tôi tin có một số điều chúng ta cần tiếp tục giải quyết.”  Đó nghĩa là xác quyết ai đó.

THẢO LUẬN
·      Một số cách thực tế nào bạn có thể lên kế hoạch điều bạn sẽ nói khi đối đầu ai đó?
·      Thể nào ai đó đã dùng xác quyết khi sửa sai bạn trong quá khứ?  Thể nào nó tạo bạn cảm giác?
·      Tại sao sự thật đôi khi làm tổn thương?


Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

SẴN SÀNG BỊ GIÁN ĐOẠN



Do Rick Warren - ngày 27 tháng 7 năm 2019

Chúa Giêsu bảo anh ấy, ‘Hãy đi và làm y vậy” (Lu-ca 10:37 NIV).

Nếu bạn muốn phục vụ người khác theo cách Chúa Giêsu phục vụ bạn, hãy quăng thời khóa biểu bạn ra ngoài cửa sổ.  Người ta cần bạn khi họ cần bạn.  Bạn phải sẵn sàng bị gián đoạn.

Họ sẽ không cần bạn theo thời khóa biểu bạn.  Tình yêu thương thường bất tiện, và phục vụ người khác cần thời gian.  Một điều chúng ta biết về Chúa Giêsu là Ngài cho phép chính Ngài bị gián đoạn.  Ngài dừng lại và giúp đỡ.

Ngày kia Chúa Giêsu kể một ngụ ngôn về Người Samari Nhân Lành thấy ông kia bị đánh và bị cướp trên đường đến Giê-ri-cô.  Một thầy tế lễ và một viên chức nhà thờ đã đi ngang cạnh ông bị thương ấy mà không giúp đỡ, nhưng Người Samari dừng lại.

Hãy nghĩ về những cáo lỗi mà anh ta có thể đưa ra để biện minh việc đi ngang và không giúp.  Anh có thể nói, “Tôi có những vấn đề riêng phải lo nghĩ hoặc “Tôi có việc kinh doanh quan trọng phải quan tâm” hoặc “Ai đó khác sẽ giúp ông ấy.”

Nói thẳng là, bất cứ khi nào bạn muốn cáo lỗi không giúp một nhu cầu Chúa đặt trước bạn, Ma Quỷ sẽ ở ngay đó để cung cấp bạn một cáo lỗi.  Nó sẽ vui lòng cho bạn một ngàn cáo lỗi tại sao bạn không có thời gian, sức lực, hoặc tiền bạc để giúp ai đó trước mặt bạn là người cần giúp.

Nhưng khi bạn gặp phải những người đang tổn thương, đó là cơ hội để học phục vụ và học yêu thương—đó là cách Chúa muốn dùng những giây phút đó trong đời bạn.

Khi bạn gặp những cơ hội này hôm nay, thể nào bạn đáp ứng?  Bạn sẽ cứ bỏ đi chứ? Hay bạn sẽ chụp giây phút đó?

Chúa Giêsu dành thời gian để giúp bạn lúc bạn cần.  Khi Chúa Giê-su kết thúc ngụ ngôn về Người Samari Nhân Lành, Ngài nói, “Hãy đi và làm y vậy” (Lu-ca 10:37 NIV).

THẢO LUẬN
·      Cách nào bạn có thể tạo lề trống thời khóa biểu mình để bạn có thể dễ bày tỏ lòng tốt với người khác?
·      Những sợ hãi nào bạn cần dẹp đi để có thể bày tỏ lòng tốt với người khác?
·      Hãy chuẩn bị trong tuần này: Chúa muốn bạn bày tỏ lòng tốt đối với ai đó trên đường bạn.  Bạn sẽ đáp ứng như thế nào?


HÃY CHỤP CƠ HỘI PHỤC VỤ



Do Rick Warren - ngày 26 tháng 7 năm 2019

“Đừng bao giờ đi tránh người xứng đáng được giúp; tay con là tay Chúa cho người đó. Đừng bao giờ nói với hàng xóm con đợi đến mai nếu con có thể giúp họ ngay” (Châm Ngôn 3: 27-28 The Message / GNT).

Tình yêu là điều bạn làm.  Tình yêu không chỉ nói, “Tôi cảm thấy tiếc cho những gì đã xảy ra cho người đó.  Thật xấu hổ không?  Thật quá tệ không? Tình yêu chụp lấy giây phút đó.

Chẳng hạn, trong một trong những ngụ ngôn quen thuộc nhất của Chúa Giêsu, Người Sa-ma-ri Nhân Lành đã làm nhiều điều để nắm bắt giây phút đó.  Một số bản dịch nói anh ấy thậm chí còn cúi xuống.  Nói cách khác, anh đặt mình ngang hàng ông đó.  Anh không giả vờ anh là cấp trên, và anh không giáng lời xuống ông ấy (Lu-ca 10:34).

Thứ hai, Người Samari Nhân Lành đó dùng những gì anh có.  Anh băng vết thương ông ấy bằng rượu và dầu.  Tại sao?  Đó là những gì anh có trên con lừa của mình.  Rượu tác dụng ổn vì nó là chất cồn.  là chất khử trùng.  Dầu tác dụng ổn vì nó làm dịu vết thương ông ấy.

Rồi Kinh Thánh nói Người Sa-ma-ri Nhân Lành băng ông ấy bằng vải băng.  Anh lấy băng ở đâu?  Anh chàng này không phải bác sĩ.  Anh không có đồ sơ cứu.  Và ông bị thương ấy đã bị lột trần truồng, nên ông không có quần áo nào.  Băng được lấy từ chính quần áo của Người Sa-ma-ri đó.

Người Samari Nhân Lành đã làm những gì anh có thể với những gì anh có tại giây phút đặc biệt đó.

Thế giới đầy người bị thương.  Bạn có bao giờ tự hỏi có bao nhiêu người bạn đi bộ ngang mỗi ngày bị thương không?  Có lẽ họ không bị thương thể xác, nhưng h bị thương tình cảm.  Họ bị thương tâm linh.  Họ bị thương tài chính.  Và họ cần tình yêu của bạn.  Họ cần lòng tốt của bạn.

Đừng chờ điều kiện tốt hơn.  Đừng chờ đến khi thuận tiện hơn.  Đừng gạt đi những gì bạn biết bạn có thể làm cho ai đó hôm nay.  Chúa sẽ ở với bạn khi bạn chụp giây phút đó.

THẢO LUẬN
·      Hãy suy gẫm thời khóa biểu bạn.  Điều gì trong thông lệ của bạn có thể khiến bạn không thể nắm bắt những cơ hội bày tỏ lòng tốt?
·      Hãy nghĩ về ai đó trong đời bạn mà bạn biết đang tổn thương.  Bạn có thể làm gì hôm nay để bày tỏ lòng tốt cho người đó?
·      Thể nào có người từng“Người Samaritan Nhân Lành” trong đời bạn, và thể nào kinh nghiệm đó đã kéo bạn đến gần Chúa Giêsu hơn?

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

KHI BẠN CHĂM SÓC NGƯỜI KHÁC, HÃY TIN CẬY CHÚA CHĂM SÓC BẠN



Do Rick Warren - ngày 25 tháng 7 năm 2019

Nếu ngươi nuôi người đói và chăm sóc nhu cầu người hoạn nạn, thì ánh sáng ngươi sẽ tỏa trong bóng tối . . . CHÚA sẽ luôn dẫn dắt ngươi.  Ngài sẽ đáp ứng nhu cầu ngươi ở vùng khô khan” (Ê-sai 58: 10-11 NCV).

Giám sát nhu cầu người khác luôn đòi trả giá, hy sinh thời gian, tiền bạc, năng lực, danh tiếng, hoặc sự riêng tư.  Chúa Giêsu đã hy sinh cho bạn, và bạn trở nên giống Chúa Giêsu hơn khi bạn hy sinh cho người khác.

Trong Lu-ca, Chúa Giêsu kể một ngụ ngôn về Người Sa-ma-ri Nhân Lành, người đã thấy ông kia bị đánh đập và bỏ rơi bên đường.  Người Sa-ma-ri đưa [ông đó] đến quán trọ, nơi anh chăm sóc ông ấy.   Hôm sau anh đưa chủ nhà trọ hai đồng bạc, nói với ông, Hãy chăm sóc ông này.  Nếu hóa đơn ông cao hơn mức này, tôi sẽ trả ông lần tới khi tôi đến đây” (Luke 10: 34-35 NLT).

Anh ta làm điều này cho một người hoàn toàn xa lạ.  Anh bắt đầu bằng cách làm sơ cứu tại hiện trường tội phạm.  Sau đó, anh đặt ông ấy lên con lừa của mình—mà, như thế, nghĩa là người Sa-ma-ri Nhân Lành phải đi bộ.  Anh đưa ông ấy vào quán trọ, chăm sóc ông ấy suốt đêm, trả hóa đơn vào buổi sáng và hứa trả mọi chi phí phụ.

Anh được gì từ việc đó?  Chẳng được gì.  Anh thậm chí không biết ông kia!  Người Sa-ma-ri Nhân Lành bước vào để giúp mà không lo lắng gì về sự hy sinh có thể đòi hỏi.  Quan tâm của anh là về nhu cầu ông bị thương đó—giống như Chúa Giêsu tập trung vào nhu cầu bạn.

Đây là cách Đức Chúa Trời đã định kế: Bạn nhận trách nhiệm về nhu cầu của những người bị tổn thương quanh bạn trong khi tin cậy vào Đức Chúa Trời thỏa đáp nhu cầu bạn.

 THẢO LUẬN
·      Tại sao thật quan trọng là lòng tốt đòi giá bạn cái gì đó?
·      Thể nào Chúa từng chu cấp cho bạn cả khi bạn phải từ bỏ cái gì đó vì lợi ích của người khác?
·      Thể nào lòng tốt là một hành động thờ phượng?

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

LÝ DO THỰC SỰ KHIẾN CHÚNG TA TRANH CÃI



Do Rick Warren - ngày 24 tháng 7 năm 2019

“Đừng chỉ tìm lợi riêng mình, nhưng cũng quan tâm đến người khác.  Anh chị em phải có thái độ giống như Chúa Giê-su Christ đã có (Phi-líp 2: 4-5 NLT).

Khi bạn gặp ai đó để giải quyết xung đột, trước tiên bạn phải thú nhận phần bạn về vấn đề đó.  Rồi, bạn cần lắng nghe tổn thương và quan điểm người đó.

Chúng ta nghĩ rằng chúng ta tranh cãi những ý tưởng.  Nhưng chúng ta thực sự tranh cãi về cảm xúc.  Bất cứ khi nào có xung đột, thì cảm xúc ai đó bị tổn thương.  Ai đó cảm thấy bị lạm dụng.  Ai đó cảm thấy bị nhẹ dạ.  Không phải chính ý tưởng gây ra xung đột.  Chính cảm xúc đằng sau ý tưởng.

Người bị tổn thương gây tổn thương người.  Người ta càng bị tổn thương, họ càng đả kích mọi người khác.  Những người không bị tổn thương không gây tổn thương người khác. Những người tràn đầy tình yêu thì yêu thương người khác.  Những người tràn đầy niềm vui thì vui vẻ với người khác.  Những người tràn đầy bình an thì sống bình an với mọi người khác.  Nhưng những người đang tổn thương bên trong sẽ gây tổn thương người khác.  Họ sẽ đả kích.

Nếu bạn muốn kết nối với người ta, bạn phải bắt đầu với nhu cầu của họ, nỗi đau của họ và lợi ích của họ.  Nếu bạn muốn là người bán hàng giỏi, bạn đừng bắt đầu với sản phẩm bạn.  Bạn bắt đầu với nhu cầu, nỗi đau và sở thích khách hàng.  Nếu bạn muốn là giáo sư hay mục sư giỏi hoặc bất cứ gì khác, bạn bắt đầu với nhu cầu, đau khổ và sở thích người ta.

Phi-líp 2: 4-5 nói, “Đừng chỉ tìm lợi riêng mình, nhưng cũng quan tâm đến người khác.  Anh chị em phải có thái độ giống như Chúa Giê-su Christ đã có” (NLT).

Bạn có thường quá bận rộn cố khiến những người mà bạn xung đột thấy vị trí của bạn đến nỗi bạn không lắng nghe lời họ không?  Bạn quá bận rộn nói và không lắng nghe, vậy bạn đi quá xa rồi.

Bạn cần cố ý chuyển tập trung bạn từ nhu cầu bạn sang nhu cầu họ.  Giải quyết xung đột bắt đầu với cách bạn nhìn vào tình huống.  Chữ "tìm" trong Phi-líp 2: 4 là chữ Hy-lạp scopos.  Từ đó chúng ta có chữ “microscope” kính hiển vi và “telescope” kính viễn vọng.

Scopos có nghĩa là tập trung.  Câu kế nói thái độ của bạn nên giống thái độ Chúa Giê-su Christ.  Bạn giống Chúa Giêsu nhất khi bạn tập trung vào nỗi đau của người khác hơn của chính bạn.

Tục ngữ xưa nói, “Hãy tìm để hiểu người trước khi tìm người hiểu mình.”  Khi bạn tập trung vào nhu cầu người khác chứ không vào bạn, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn tình huống và tiến tới giải quyết xung đột của bạn.

THẢO LUẬN
·      Thể nào Chúa Giê-su làm gương cho bạn về cách tìm lợi ích của người khác?
·      Một số cách nào bạn có thể thực hành bày tỏ quan tâm những nhu cầu của họ?
·      Cách nào bạn cần chuẩn bị mình trước khi bạn đi vào giải quyết xung đột để bạn sẵn sàng lắng nghe và tập trung vào người khác?

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

ĐỂ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT, HÃY BẮT ĐẦU với LỖI BẠN



Do Rick Warren - ngày 23 tháng 7 năm 2019

Tại sao con thấy mảnh bụi nhỏ trong mắt bạn con, nhưng con không chú ý thấy miếng gỗ lớn trong mắt chính con? . . . Con đạo đức giả!  Trước hết, hãy lấy miếng gỗ đó khỏi mắt con.  Rồi con sẽ thấy rõ để lấy bụi khỏi mắt bạn con” (Ma-thi-ơ 7: 3, 5 NCV).

Một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất mà bạn phải học là giải quyết xung đột. Nếu bạn không học, bạn sẽ trải qua rất nhiều khốn khổ cuộc sống, vì chúng ta là những người không hoàn hảo và chúng ta có xung đột gần như mỗi ngày trong cuộc sống.

Nếu bạn muốn giải quyết xung đột, bạn sẽ phải làm trước.  Nghĩa là bạn sẽ phải xin giúp đỡ của Chúa, vì cần can đảm để tiếp cận người mà bạn đang xung đột và nói với người đó bạn muốn ngồi xuống và giải quyết nó.

 Rồi, bạn không bắt đầu với điều người khác đã làm sai.  Bạn không bắt đầu với một loạt cáo buộc hoặc cách mà bạn đã bị tổn thương.  Bạn bắt đầu với điều lỗi của bạn.

Xung đột có thể là 99,99 phần trăm lỗi người khác.  Nhưng bạn luôn có thể tìm thấy điều gì đó để thú nhận!  Có thể đó là đáp ứng kém của bạn, cả khi nó ra từ tự vệ.  Có lẽ nó là thái độ của bạn.  Có lẽ nó là cách bạn bỏ đi.

Bạn có những điểm yếu đời bạn mà người khác thấy rõ nhưng bạn không bao giờ thấy. Đó là những điểm mù của bạn.  Bạn có điểm yếu mà bạn không biết gì về nó.  Đó là lý do bạn cần phải giải quyết xung đột với lòng khiêm nhường và bắt đầu với lỗi lầm của chính bạn.

Chúa Giê-su nói, “Tại sao con thấy mảnh bụi nhỏ trong mắt bạn con, nhưng con không chú ý thấy miếng gỗ lớn trong mắt chính con? . . . Con đạo đức giả!  Trước hết, hãy lấy miếng gỗ đó khỏi mắt con.  Rồi con sẽ thấy rõ để lấy bụi khỏi mắt bạn con” (Ma-thi-ơ 7: 3, 5 NCV).

Ngài nói bạn trước tiên cần thú nhận phần bạn về cuộc xung đột.  Mảnh gỗ gì trong mắt bạn đang ngăn bạn nhìn rõ tình huống?  Đừng bắt đầu với người khác và tất cả những cách họ làm tổn thương bạn cho đến khi bạn trước tiên thú nhận phần bạn trong xung đột đó.

Bạn gây ra xung đột bằng cách vô cảm?  Hay bạn quá nhạy cảm?  Bạn không thể hiện lòng trắc ẩn với người đang bị tổn thương?  Có phải bạn đang đòi hỏi quá mức?  Điểm mù của bạn là gì?  Khi bạn tìm ra chúng và thú nhận chúng, bạn sẽ sẵn sàng bước tiếp theo trong giải quyết xung đột.

THẢO LUẬN
·      Điều gì khiến chúng ta không thấy tội lỗi chính mình rõ ràng?
·      Thể nào bạn nghĩ nó ảnh hưởng người khác khi bạn bắt đầu giải quyết xung đột bằng lời thú tội thay vì buộc tội?
·      Cách nào bạn sẽ tiến lên với việc giải quyết xung đột đời bạn?  Cách nào bạn sẽ thực hiện bước đi trước?


Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

SÁU CÁCH HÀNH ĐỘNG LIÊM CHÍNH



Do Rick Warren - ngày 22 tháng 7 năm 2019

Chúng tôi từ chối đeo mặt nạ và đóng kịch.  Chúng tôi không mưu mẹo và thao túng sau hậu trường.  Và chúng tôi không vặn vẹo Lời Chúa cho phù hợp với mình.  Thay vì thế, chúng tôi giữ mọi điều chúng tôi làm và nói ra công khai” (2 Cô-rinh-tô 4: 2 The Message).

Liêm chính đòi hỏi rằng mọi lĩnh vực đời bạn phải được hành xử cùng cường độ.  Bạn có cùng cam kết nổi bật trong hôn nhân bạn giống như bạn cam kết trong sự nghiệp bạn.  Bạn có cùng cam kết nổi bật trong mục vụ giống như bạn cam kết trong việc làm cha mẹ.

Để tôi cung cấp bạn sáu cách bạn có thể hành động tuần này để trở thành người liêm chính.  Bạn trở thành người liêm chính bằng cách:

1.    Giữ lời hứa bạn.

Người liêm chính giữ lời.  Nếu họ nói họ sẽ làm điều đó, họ làm nó.  Nếu họ nói họ sẽ ở đó, họ xuất hiện.  Kinh Thánh nói trong Châm Ngôn 25:14, “Người nào hứa những điều họ không bao giờ ban cho thì giống như mây và gió không mang lại mưa (GNT).

2.    Thanh toán hóa đơn của bạn.

Bạn có thể không nghĩ rằng đây là vấn đề lớn, nhưng nó là vấn đề lớn với Chúa. Bạn có tiêu tiền nhiều hơn bạn làm không?  Đó là thiếu liêm chính.  Bạn có tự đưa mình vào nợ vì những thứ mà bạn không thể trả hết không?  Đó là thiếu liêm chính.  Thi-thiên 37:21 nói rằng, “Kẻ độc ác mượn và không bao giờ trả (GNT).

3.    Từ chối tin đồn nhảm.

Chúa đang tìm kiếm những người nam và nữ liêm chính là những người biết cách giữ bí mật và không đồn nó trên truyền thông xã hội.  Không nói về người ta sau lưng họ.  Thậm chí không nghe mấy thứ đó vì “người đồn nhảm không thể tin cậy được về chuyện bí mật, nhưng ai đó liêm chính sẽ không vi phạm lòng tin” (Châm Ngôn 11:13 The Message).

4.    Trung tín dâng phần mười.

Bất cứ đâu bạn đặt tiền của bạn trước tiên thì nócái quan trọng nhất với bạn.  Ma-la-chi 3: 8, 10 nói, đúng khi người ta lừa dối Chúa không?  Tất nhiên không, vậy sao các ngươi đang lừa dối Ta.  Cách nào? các ngươi hỏi về vấn đề dâng phần mười và dâng hiến . . . Hãy mang đủ số dâng phần mười của các ngươi đến Đền Thờ . . .  Hãy thử Ta và các ngươi sẽ thấy rằng Ta sẽ mở các cửa sổ trời và tuôn đổ cho các ngươi dư dật đủ thứ tốt lành (GNT).

5.    Làm hết sức bạn tại sở.

Kinh Thánh nói trong Cô-lô-se 3:23, Hãy làm với thiện chí bất cứ gì anh chị em làm, như thể anh chị em đang làm cho Chúa hơn là cho người ta” (NLT).  Nếu bạn là tín đồ, ông chủ thực sự của bạn là Chúa, và hoặc hoặc không ai thấy công việc của bạn, Chúa thấy.

6.    Sống thật với người khác.

Người liêm chính không hành động kiểu này trong nhà thờ và kiểu khác trong công việc và kiểu khác trên sân golf.  “Chúng tôi từ chối đeo mặt nạ và đóng kịch.  Chúng tôi không mưu mẹo và thao túng sau hậu trường.  Và chúng tôi không vặn vẹo Lời Chúa cho phù hợp với chính mình.  Thay vì thế, chúng tôi giữ mọi điều chúng tôi làm và nói ra công khai” (2 Cô-rinh-tô 4: 2 The Message).


THẢO LUẬN
·      Cách nào bạn giữ không nghe hoặc khuyến khích tin đồn nhảm?
·      Những lời hứa nào bạn đã không giữ mà bạn cần phải làm theo vì cớ lòng liêm chính của bạn?
·      Cách nào bạn thay đổi cách bạn hành động và thi hành tại sở làm nếu Chúa đang ngồi trong văn phòng ông chủ bạn và kiểm tra công việc bạn?

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

CHỈ DUY MỘT CÁCH GIỮ MÌNH THẬT



Do Rick Warren - ngày 20 tháng 7 năm 2019

“Thể nào người trẻ có thể giữ đúng đường trong sạch?  Bằng cách sống theo lời Ngài” (Thi-thiên 119: 9 NIV).

Trong một nền văn hóa hoàn toàn bị thu hút bởi ngoại hình và ảnh tượng, làm thế nào bạn có thể giữ mình thật khi rất nhiều người khác đang giả mạo nó?  Họ không liêm chính. Họ lẩn tránh và họ lướt qua và họ lừa đảo.  Họ không giữ lời hứa.

Thể nào bạn giữ mình thật?

Chỉ một cách duy nhất.  Bạn phải quan tâm nhiều sự chấp thuận của Đức Chúa Trời hơn là chấp thuận của người khác.  Đó là cách duy nhất mà bạn sẽ trở thành người liêm chính.  Nếu bạn quan tâm đến những gì Chúa nghĩ, bạn sẽ làm điều đúng.  Nhưng nếu bạn quan tâm hơn điều người khác nghĩ, bạn sẽ thường xuyên làm điều sai.

Thi-thiên 119: 9 nói, “Thể nào người trẻ có thể giữ đúng đường trong sạch?  Bằng cách sống theo lời Ngài” (Thi-thiên 119: 9 NIV).

Cách duy nhất để bạn có thể biết những gì Chúa chấp thuận và những gì Ngài nghĩ về bạn là bằng cách đọc Kinh Thánh.  Bạn phải ở trong Lời Chúa!  Nếu bạn không vậy, bạn sẽ không có sức mạnh và sức chịu đựng để sống liêm chính.

Nếu tôi không có giờ yên tĩnh hàng ngày với Chúa trong Lời Ngài, nếu tôi bỏ lỡ nó thậm chí vài ngày, tôi nhận ra nó—mọi người nhận ra nó!—vì tôi bắt đầu cạu cọ.  Nếu tôi không nối kết với Chúa qua Lời Ngài, tôi sẽ không có sức mạnh tâm linh nào để giải thích rõ ràng Lời Chúa cho bạn.  Tôi sẽ không có sức mạnh để sống liêm chính.

Sống liêm chính cần có sức mạnh tâm linh, vì điều đúng thường không được ưa chuộng.  Bạn sẽ mệt mỏi cố làm điều đúng và sống thật và giữ được động cơ đúng, và bạn cần được trang bị và làm mới.

Bạn làm điều đó bằng cách đọc và nghiên cứu Kinh Thánh, là Lời Đức Chúa Trời.

THẢO LUẬN
·      Thể nào việc đọc Lời Chúa cung cấp cho bạn sức mạnh?
·      Thể nào bạn từng trải nghiệm giá trị của việc ghi nhớ Kinh Thánh?
·      Một số lời hứa nào của Chúa từ Kinh Thánh có thể khích lệ bạn khi bạn cần đưa ra lựa chọn đúng nhưng không được chuộng?