Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

3C - Cải Đạo, Cải Tâm, và Cải Cách

www.mondoJesus.blogspot.com 
By Thang Chu – December 4, 2015


Chúa Giêsu làm ba cải đổi: cải đạo, cải tâm, và cải cách. 

Và đó là điều chúng ta là người-theo-Chúa tiếp tục làm.

Hơn 100 năm qua từ ngày Tin Lành vào Việt Nam, chúng ta đã làm công tác cải đạo đến nay 1,4 triệu người Việt tin Chúa trong nước và khoảng 60 ngàn tin Chúa tại Mỹ.  Quá ít so với dân số Việt 90 triệu quốc nội và hai triệu tại Mỹ.  Why?

Có lẽ vì chúng ta chưa làm được hai cải còn lại.

Cải tâm chúng ta thực chưa làm được nhiều.  Để cải tâm, tâm giống Chúa Giêsu, thì Chúa Giêsu nói rõ trong Lu-ca 6:40, “Môn đồ không hơn Thầy, nhưng nếu môn đồ được huấn luyện đầy đủ thì cũng sẽ giống như Thầy.”  Tôi thấy hầu hết các hội thánh không chú trọng vào Huấn Luyện Môn Đồ.  Nếu có, cũng không huấn luyện đầy đủ.

Huấn luyện môn đồ đầy đủ cần ba yếu tố:
-       Tài liệu đầy đủ.
-       Người khao khát muốn được huấn luyện đầy đủ.
-       Người huấn luyện đã được huấn luyện đầy đủ và là môn đồ giống Thầy.

Tôi biết 99.99% các hội thánh thiếu cả ba yếu tố này. 

Bộ sách được ưa chuộng nhất là Cuộc Đời Chúa Cứu Thế không phải là sách huấn luyện môn đồ nhưng là sách kiến thức. 

Sách huấn luyện phải vừa lý thuyết và thực hành để đạt được bốn phần: khả năng, năng lực, năng suất, và kỳ công.  Tức là, sau khi được huấn luyện đầy đủ, tín đồ có khả năng làm việc theo thiên tứ Chúa ban, có năng lực dẻo dai làm không bỏ cuộc, có năng suất làm mục vụ hiệu quả, và lập những kỳ công trong gia đình và hội thánh lan ra xã hội.

Về cải cách thì hầu như các hội thánh đều hiểu sai chữ cải cách nên không thực hiện vì sợ liên lụy bản thân và gia đình. 

Chúa Giêsu là gương mẫu cải cách.  Chúa Giêsu là nhà cải cách xã hội, cải cách đạo đức, cải cách giai cấp, cải cách công lý, và cải cách chính trị khi Chúa không sợ mà phán rằng, “Hãy đi nói với con chồn cáo ấy rằng. . .” (Lu-ca 13:32)

Những cha đẻ nước Mỹ đã đặt nền tảng đất nước trên Lời Chúa và làm được ba cải tổ đó, cải đạo và cải tâm và cải cách, nên nước Mỹ hùng cường. 

Tôi vẫn cầu nguyện và tin rằng ngày gần đây các lãnh đạo con dân Chúa gốc Việt sẽ làm được ba cải tổ này.  Trước tiên là ở Little Saigon, là kinh đô tỵ nạn cho những người yêu tự do. 

Chín mươi triệu dân Viêt đang trông mong ba cải tổ này nơi Việt Hải Ngoại.


Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Năm Lỗi Lầm Mục Sư Sai Phạm Về Mạng Thông Tin Xã Hội

By Marty Duren
Dịch: Thang Chu




1. Không tham gia mạng.

Mục sư không vào mạng xã hội có thể được ví với mục sư không dùng điện thoại, máy tính hoặc micro khi giảng.  Mạng xã hội cho mỗi mục sư phương tiện riêng của họ tương đương đài TV, đài radio, và hãng in.  Đây là một lãnh vực của văn hóa chúng ta mà các mục sư không thể ngồi lỳ.  Tầm với đầy tiềm năng của mạng xã hội vượt xa một mục sư trung bình làm mục vụ cho từng người trong suốt đời họ.

2. Không kiên trì.

Các mục sư không cần tham gia vào mọi diễn đàn mạng xã hội để tạo hiệu quả ít nhiều.  Kiên trì là yếu tố lớn.  Đăng nhập vào Facebook mỗi tuần hoặc hai tuần, hoặc tweeting mỗi tháng một lần gần như vô ích.  Người ta thích gia nhập vào hơn, là điều đòi hỏi kiên trì.  Một bài yết lên blog của bạn ít nhất ba lần một tuần, chia sẻ nội dung tốt lên Facebook, hoặc xem tóm tắt bài giảng của bạn trưa Chúa Nhật có thể rất tác dụng.

3. Cứ tấn công và trụ đó.

Đôi khi người ta dùng mạng xã hội như chỗ thoát để tấn công mọi điều họ không thích.  Họ được gọi là "chiến sỹ bàn phím."  Lấy mạng xã hội như phương tiện duy nhất để phàn nàn về chính trị và xã hội thì thật là chiến lược tồi.  Chúng ta cần người ta biết chúng ta là ai hơn là điều chúng ta chống.  Liên tục tấn công có thể xua đi chính người cần được chúng ta tiếp xúc bằng phúc âm.


4. Không dùng khôi hài.

Rõ ràng không phải tất cả mọi người đều có óc khôi hài hay.  Không phải ai cũng có thể là người gây cười.  Tuy nhiên, không có nghĩa là các mục sư cần phải nghiêm trang.  Việc dư thừa chuyện đồn, băng hình, và các nội dung khôi hài của người khác có sẵn cho ta nhiều cơ hội để làm người khác cười.  Châm Ngôn nói cười, chứ không phải phàn nàn, có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

5. Coi mạng xã hội vốn dĩ là xấu.

Khi Facebook bắt đầu có nhiều người theo, có nhiều chuyện về ngoại tình bắt đầu "vì Facebook."  Ít nhất một mục sư cấm nhân viên mở tài khoản Facebook.  Cứ y như ngoại tình không bao giờ có trước khi có mạng xã hội.  Có chuyện kia đầy những vụ nộp đơn ly dị bị quy, ở mức độ này hay nọ, cho mạng xã hội.

Mạng xã hội giống như điện thoại, ô-tô, báo chí, tạp chí, cái búa, máy tỉa cỏ, hoặc cái chảo.  Nó có thể được dùng xây dựng hoặc phá hoại, nhưng nó không có đạo đức bẩm sinh.  Đổ hô mạng xã hội vì bị dùng sai thật là lạc hướng.

Đối với các mục sư, việc dùng đúng tiềm năng tốt của mạng xã hội vượt trội việc dùng sai.  Trong thế giới kết nối toàn cầu thường xuyên, mạng xã hội cung cấp cơ hội ảnh hưởng vượt xa vòng tiếp xúc bình thường của chúng ta.  Các mục sư phải để chính mình nắm những khả dĩ mà mạng xã hội cung cấp như một dụng cụ hữu ích cho Vượng Quốc Chúa.


http://www.christianitytoday.com/edstetzer/2015/november/five-mistakes-pastors-make-on-social-media.html?utm_source=ctdirect-html&utm_medium=Newsletter&utm_term=17684230&utm_content=398507435&utm_campaign=2013



Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

PHÂN BÓN LẠ LÙNG của NÃO


By Charles Stone


Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng:

Nếu mình bày tỏ lòng biết ơn qua nhật ký, não sẽ tiết ra những hóa chất đặt biệt giúp cơ thể con người sáu điều ích lợi sau.

Lòng biết ơn . . .

1. Có thể cho bạn năng lực.
2. Có thể giúp bạn tập trung vào người khác.
3. Có thể giúp bạn ngủ sâu hơn.
4. Có thể khiến thể lý bạn cảm thấy khỏe hơn.
5. Có thể giúp bạn ít thiên về vật chất hơn.
6. Có thể giúp bạn đánh tan tính tiêu cực và cảm xúc tiêu cực theo sau đó.

Đó là lý do Kinh Thánh nói:
16Hãy vui mừng mãi mãi; 17cầu nguyện không ngừng; 18trong mọi hoàn cảnh, hãy cảm tạ vì đây là ý muốn Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Chúa Cứu Thế Giê-su.            https://www.bible.com/bible/449/1th.5.nvb

http://www.churchleaders.com/pastors/pastor-articles/246533-gratitude-brains-amazing-fertilizer.html?mkt_tok=3RkMMJWWfF9wsRoivqTLZKXonjHpfsX64%2BwuWqSxiokz2EFye%2BLIHETpodcMSMFqPK%2BTFAwTG5toziV8R7DEJM1u2dkQXhXh

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Sứ Đồ: Tiếp tục thực hiện nghiêm Công Vụ 4:19 về đạo Tin Lành


Phó Thủ tướng: Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 01 về đạo Tin lành







CHU THANH VÂN (TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 05/11/15 16:42

 

Đạo Tin lành trước khi thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành thực sự là vấn đề tôn giáo nóng và thời sự ở trong nước.


Sự phục hồi mạnh mẽ của đạo Tin lành đã tạo ra những xung đột văn hóa khá gay gắt với tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống. Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã dùng vật chất mua chuộc, dụ dỗ một bộ phận tín đồ, chức sắc đạo Tin lành, lấy tôn giáo làm vỏ bọc cho âm mưu thành lập "Nhà nước Đêga" ở Tây Nguyên và "Vương quốc Mông tự trị" ở khu vực miền núi phía Bắc.




Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 01, tình hình đạo Tin lành và công tác đối với đạo Tin lành đã có sự chuyển biến rõ nét. Đây là đánh giá của Ban Tôn giáo Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 01, diễn ra vào sáng 5/11. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.


Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Chỉ thị số 01 không những nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành mà còn góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh chống địch lợi dụng đạo Tin lành và công tác đối ngoại, giúp cộng đồng thế giới hiểu rõ hơn chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam.


Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ và tham luận của các Bộ, ngành, địa phương cho thấy Chỉ thị số 01 đã làm thay đổi rõ nét nhận thức về đạo Tin lành và công tác đối với đạo Tin lành trong toàn hệ thống chính trị, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc. Đến nay, 54/63 tỉnh, thành phố có đạo Tin lành đã công nhận và cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo cho trên 600 Chi hội, hơn 2.700 điểm nhóm của gần 40 tổ chức, nhóm, phái Tin lành khác nhau.

Đa số chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Tin lành ý thức được sự chăm lo của Đảng, Nhà nước trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Mối quan hệ giữa chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Tin lành với chính quyền các cấp được cải thiện, chuyển từ xa lánh, co cụm sang gần gũi, tin cậy, chia sẻ trách nhiệm và hợp tác.



Thực hiện Chỉ thị số 01 đã làm chuyển biến căn bản tình hình đạo Tin lành từ chỗ phát triển nhanh, đột biến đến ổn định hơn, giảm khiếu kiện và các vụ việc phức tạp. Các tổ chức Tin lành sau khi được Nhà nước công nhận hoạt động tôn giáo ổn định, đúng quy định của pháp luật hơn và giảm phụ thuộc bên ngoài. Chức sắc, tín đồ phấn khởi, tin tưởng, cởi mở và hợp tác với các cấp chính quyền.


Chỉ thị đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng của quần chúng nhân dân theo đạo Tin lành, từ đó đã giúp đồng bào theo đạo Tin lành, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc và Tây nguyên yên tâm, ổn định sản xuất, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, sống tuân thủ pháp luật và chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác đấu tranh chống hoạt động lợi dụng đạo Tin lành. Các ảnh hưởng tiêu cực của giai đoạn đầu truyền giáo, như xung đột văn hóa, di dịch cư tự do, khiếu kiện, mâu thuẫn giữa người theo đạo và người không theo đạo giảm dần...


Đạo Tin lành cũng góp phần loại trừ một số hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, hướng tín đồ đến nếp sống văn minh như không say rượu bia, hôn nhân một vợ một chồng... Một số tổ chức Tin lành bắt đầu có ý thức trong việc hội nhập và góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc, như văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên.


Các đại biểu cho rằng qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 01, hệ thống chính trị ở cơ sở từng bước được củng cố, số lượng đảng viên, đoàn viên, hội viên là tín đồ đạo Tin lành tăng qua các năm. Chỉ thị đã tạo cơ sở pháp lý và thực tiễn cho công tác vận động quần chúng và đấu tranh chống lợi dụng đạo Tin lành.

Những kết quả đạt được trong công tác tôn giáo đã góp phần quan trọng làm thay đổi quan điểm của nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài quan tâm đến tình hình tôn giáo và đạo Tin lành ở Việt Nam, từ chỗ quan ngại đi đến sự chia sẻ, đồng thuận và có những đánh giá tích cực, qua đó tạo điều kiện thuận lợi đưa Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và buộc Mỹ đưa nước ta ra khỏi danh sách CPC (danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo), ký quy chế Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhìn nhận, nhận thức và kiến thức đối với đạo Tin lành và công tác đối với đạo Tin lành trong hệ thống chính trị chưa theo kịp tình hình thực tế. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo ở địa phương vẫn định kiến và giữ quan điểm cứng rắn đối với đạo Tin lành. Đây cũng là điều được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra tại Hội nghị.



Phó Thủ tướng cho rằng mặc dù đã đạt những chuyển biến tích cực, thể hiện sự tôn trọng quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật, đoàn kết giữa người theo đạo và không theo đạo tốt hơn, các chức sắc tôn giáo tôn trọng chính quyền, xung đột văn hóa, ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành giảm đáng kể, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, thế giới công nhận Việt Nam cởi mở hơn, tôn trọng nhân quyền, tôn giáo, song, nhận thức đối với đạo Tin lành và công tác đối với đạo Tin lành ở một số nơi chưa toàn diện, nhiều nơi còn định kiến về đạo Tin lành, cho là xấu, chống lại chính quyền. Có nơi buông lỏng, coi nhẹ, không quan tâm lãnh đạo nhưng ngược lại, cũng có nơi quản lý rất chặt chẽ, gây khó khăn. Công tác tranh thủ chức sắc, chức việc, xây dựng cốt cán trong tôn giáo còn nhiều bất cập chưa được quan tâm.

Tình hình đạo Tin lành còn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp, một số tổ chức, hệ phái chưa được công nhận. Việc cấp đăng ký sinh hoạt điểm nhóm còn bất cập, thiếu sự quan tâm. Công tác quản lý điểm nhóm sau đăng ký còn bị động, lúng túng. Còn tình trạng sử dụng nhà riêng làm nơi sinh hoạt gây khó khăn cho công tác quản lý. Các thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin lành và tìm sơ hở trong công tác đối với đạo Tin lành để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, những phức tạp, bất cập này là vấn đề cần lưu ý, không thể mất cảnh giác.


Nhấn mạnh về phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới trong công tác đối với đạo Tin lành, Phó Thủ tướng nêu rõ phải lãnh đạo một cách khéo léo, đúng mức, chặt chẽ công tác tôn giáo, có phương pháp, cách làm phù hợp với nhận thức, đặc điểm từng tôn giáo. Cấp ủy, chính quyền phải nhận thức được lãnh đạo tôn giáo khác lãnh đạo trong Đảng, mềm mỏng hơn, thuyết phục hơn, đặc biệt là lãnh đạo các chức sắc, chức việc Tin lành tuân thủ pháp luật về tôn giáo; thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước, làm tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.



Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Chỉ thị 01, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, tinh thần là không cấm nhưng không khuyến khích, tôn trọng tự do tín ngưỡng và nguyện vọng của nhân dân nhưng đồng thời yêu cầu phải là một tôn giáo thuần túy và đạo Tin lành phải được đưa vào quản lý. Nghiêm trị lợi dụng đạo Tin lành để chống phá cách mạng, gây mất ổn định xã hội, đoàn kết trong nội bộ nhân dân, làm tốt công tác phòng ngừa mặt trái này. Tổ chức tuyên truyền quán triệt phổ biến sâu rộng chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng, thực hiện tốt các chương trình kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho đồng bào vùng sâu, vùng xa có điều kiện vật chất, tinh thần tốt hơn.



Phó Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác vận động chức sắc, chức việc, tín đồ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đưa hoạt động của đạo Tin lành đi vào nề nếp, động viên chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, thực hiện phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc, tuân thủ pháp luật; hướng dẫn các tổ chức Tin lành đã được cấp công nhận đăng ký sinh hoạt tuân thủ pháp luật, tham gia giữ gìn, phát huy bản chất văn hóa tốt đẹp của dân tộc, các hội Thánh ổn định và đoàn kết nội bộ, độc lập với bên ngoài, củng cố bộ máy tổ chức theo Hiến chương, Điều lệ được nhà nước công nhận, đi kèm với đó là kịp thời chấn chỉnh các hoạt động trái pháp luật.


Phó Thủ tướng yêu cầu phải thực hiện tốt việc xây dựng cốt cán phong trào trong Tin lành, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc lãnh đạo trong tổ chức Tin lành - đây là khâu yếu cần khắc phục trong thời gian tới. Đồng thời, tiếp tục thực hiện chủ trương công tác đối với đạo Tin lành, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, thực hiện cấp đăng ký sinh hoạt theo điểm nhóm cho các hệ phái, nhóm Tin lành theo trình tự thủ tục quy định, phù hợp với đặc điểm phân bố từng khu vực, từng địa phương; tạo điều kiện cho chức sắc, chức việc, tín đồ Tin lành hoạt động từ thiện nhân đạo, tham gia làm tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc, hội viên các đoàn thể, đại biểu các cấp, xem xét kết nạp đảng viên là quần chúng tốt theo quy định.



Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề kiên quyết đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, đặc biệt đội lốt đạo Tin lành để kích động đồng bào, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước; các địa phương giải quyết dứt điểm các tranh chấp, khiếu kiện, không để phức tạp kéo dài thành điểm nóng; đẩy mạnh tuyên truyền về công tác tôn giáo.


Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng Huân chương Lao động hạng III cho Ban Tôn giáo Chính phủ do có thành tích xuất sắc trong công tác đối với đạo Tin lành. Nhiều tổ chức, cá nhân có thành tích trong 10 năm thực hiện Chỉ thị cũng đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ./.
Sứ Đồ: Tiếp tục thực hiện nghiêm Công Vụ 4:19 về đạo Tin Lành

“Xin các ông hãy suy xét, trước mặt Đức Chúa Trời có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng?”

Chu Thang
November 9, 2015

Bài viết này trả lời từng lập luận của Nhà Nước Việt Nam để nói lên chính nghĩa Nhà Thờ Việt Nam dựa vào Lời Thiên Chúa.


Đạo Tin Lành đến Việt Nam chính thức ngày 18/9/1911 trước khi có Đảng Cộng Sản Việt Nam và luôn đem lại sức sống văn minh và cải thiện đời sống người dân trong nước.

Sự đàn áp đạo Tin Lành dã man vẫn không dập tắt được sự phục hồi mạnh mẽ của đạo vì đạo có quyền năng Thánh Linh biến hóa những người có tập tục, văn hóa, tôn giáo mê tín dị đoan thành người văn minh.  Đạo luôn nói và làm đi đôi nên đã bỏ rất nhiều tiền để giúp đỡ người nghèo, xây dựng trường học, xây dựng nhà thương, bệnh xá, và lên tiếng đòi hỏi công bằng bác ái nên đã cải đạo hàng trăm nghìn người H’mong miền núi Bắc.

Tuy nhiên, sau 40 năm đàn áp đạo Tin Lành, đạo có sự chuyển biến rõ nét. Đó là hình thành các Nhà Thờ tư gia không chịu khuất phục đàn áp của Nhà Nước.  Thêm nữa, các làn sóng người xuất khẩu lao động đã theo đạo và khi trở về quê nhà đã làm chứng cho thân bằng quyến thuộc về quyền năng đạo đã biến đổi đời mình.

Chỉ thị 01 sai trái với Tuyên Ngôn Nhân Quyền LHQ về tự do tín ngưỡng, thậm chí đi ngược dòng lịch sử trở lại thời Trung Cổ khi Nhà Nước khống chế Nhà Thờ, chụp mũ đạo Tin Lành bị “địch lợi dụng” để ra tay đàn áp các mục sư và người hướng dẫn đạo phải bị tù đày, đánh đập và mất quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Báo cáo của Facebook và các mạng truyền thông xã hội cho thấy đạo Tin Lành tiếp tục bị tấn công, bách hại trong toàn hệ thống chính trị, nhất là các nơi hẻo lánh miền núi phía Bắc. Đến nay, nhiều nhà nguyện, phòng nhóm không được giấy phép xây cất, không được sinh hoạt tôn giáo tại tư gia.  Nhiều tín hữu Tin Lành phải bỏ làng đi vì công an xã xúi dân bản làng phá phách và đập phá nhà riêng tín hữu khi nhóm họp.

Đa số chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Tin Lành ý thức sự chăm lo của Đức Chúa Trời nên không cần Đảng xen vào đời sống vật chất, tinh thần, vì họ biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên trời và đất.  Mối quan hệ giữa chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Tin Lành với chính quyền các cấp là gượng ép, muốn xa lánh, co cụm nhưng bị ép buộc nên phải hợp tác.

Thực hiên Chỉ Thị 01ra năm 2005 đã chứng tỏ sự bất lực của thế lực Nhà Nước đàn áp đạo Tin Lành không nổi và bị liệt vào danh sách CPC (Countries of Particular Concern, Các Nước bị Quan Ngại Đặc Biệt vì đàn áp tôn giáo) từ 2004-2006.  Các tổ chức Tin Lành sau khi được Nhà Nước công nhận lại càng bị xiết cổ hơn thậm chí Nhà Thờ phải nộp giáo trình học, lý lịch sinh viên, lịch sinh hoạt.

Chỉ thị đó không để tự do sinh hoạt tôn giáo chính đáng của quần chúng nhân dân theo đạo Tin Lành, nhưng khoe khoang “giúp đạo Tin Lành, nhất là đồng bào dân thiểu số ở miềm núi phía Bắc và Tây Nguyên.”  Tín đồ đạo Tin Lành tự giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt các tín đồ Hải Ngoại đã gửi tiền cứu đói và cứu khổ qua các hoạt động xã hội từ thiện nhân đạo gián tiếp và trực tiếp đến hàng tỉ đô-la Mỹ mỗi năm.  Họ luôn quan tâm truyền giáo theo Đại Sứ Mạng của Chúa Cứu Thế Gìêsu với tinh yêu thương vô điều kiện nên đã xóa dần ác cảm của người chưa tin là “Công Giáo đạo của Pháp, Tin Lành đạo của Mỹ.”

Đạo Tin Lành góp phần loại trừ những hủ tục lạc hậu, mê tin dị đoan, tệ nạn xã hội mà Nhà Nước bất lực.  Điển hình, Nam Quốc Trung và mục sư Đinh Hùng với những trại cai nghiện hiệu quả; hoặc dân tộc Gia-rai ở Pleiku từ khi theo đạo đã bỏ ba tệ nạn: phù thủy, nam lẫn nữ nghiện thuốc lá và rượu từ lúc năm tuổi.

Các tín hữu thấy rõ rằng qua 10 năm thực hiện Chỉ Thị 01, hệ thống chính trị đã len lõi vào từng bước củng cố, số lượng đảng viên, đoàn viên, hội viên đội lốp chiên Tin Lành tăng qua các năm. Tín hữu Tin Lành chính thống vẫn là kẻ thù của Đảng nên công an không được lấy vợ/chồng là tín đồ Tin Lành hoặc Công Giáo.

Những kết quả đạt được trong công tác tôn giáo đã chứng tỏ sự vi phạm nhân quyền của Nhà Nước vào Nhà Thờ nên nhiều tổ chức, cá nhân nuớc ngoài quan tâm đến tình hình tôn giáo và đạo Tin Lành ở Việt Nam đã tạo sức ép quốc tế khiến chính phủ Việt Nam đã nới lỏng tay sắt đàn áp mới được cho làm thành viên WTO, thành viên không thường trực của HĐBALHQ và được Mỹ lấy ra khỏi danh sách CPC năm 2006 (một năm sau khi Nhà Nước vì sợ mà đưa ra Chỉ Thị 01) và được qui chế Quan Hệ Thương Mại.



Tuy nhiên, nhận thức và kiến thức đối với đạo Tin Lành và công tác đối với đạo Tin Lành trong hệ thống chính trị không thể theo kịp tình hình thực tế.  Điển hình là Trung Quốc mỗi ngày có 40 ngàn người tin theo đạo Tin Lành với tổng số hiện nay gần 200 triệu tín hữu.  Taị Việt Nam số tín hữu Tin Lành năm 1975 là 90 ngàn, hiện nay là 1,5 triệu trong đó 600 ngàn là các sắc tộc Tây Nguyên, 300 ngàn H’mông.

Phó Thủ Tướng có cho rằng thế nào đi nữa, đạo Tin Lành tiếp tục phát triển khắp ba miền Nam, Trung, Bắc và đem bình an và đoàn kết đến mọi nơi, đến nỗi có câu tục ngữ “người Tin Lành tốt lắm.”  Điển hình mục sư Nguyễn Xuân Bảo ở Mỹ đã thành lập hội thánh Trưởng Lão tại Việt Nam, cùng các hệ phái Tin Lành khác với sự giúp đõ tài chánh từ Mỹ, đã góp phần xóa đói giảm nghèo nên giúp ổn định xã hội và giảm tội ác hình sự giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước.  Tuy nhiên, đạo Tin Lành vẫn chưa thực có tự do tín ngưỡng theo bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền LHQ vì gần đây nhất nhiều nhóm truyền đạo bị đuổi về ở những vùng Tây Nguyên, không được tự do truyền đạo, tự do chọn lựa chức sắc, chức việc, xây dựng cốt cán trong tôn giáo theo ý tín hữu.




Tình hình đạo Tin Lành rõ ràng bị phức tạp bởi Nhà Nước xen vào Nhà Thờ nên nhiều tổ chức, hệ phái không được công nhận.  Công tác quản lý điểm nhóm bằng bạo động và đe dọa khiến tin hữu bị bức xúc nên tự lập Hội Thánh Tư Gia.  Các thế lực đạo Tin Lành là quyền năng Đức Chúa Trời để can thiệp vào nội bộ dân tình với mục đích duy nhất đem công bằng và công lý cho mỗi người dân vì mọi người đều bình đẳng trước mặt Thiên Chúa.  Những thế lực nào chống nghịch lại thế lực Đức Thánh Linh sẽ bị Đức Chúa Trời phán xét đúng kỳ hạn của Ngài.

Khi nhấn mạnh về phương hướng nhiệm vụ sắp tới trong công tác đối với đạo Tin Lành, Phó Thủ Tướng “nêu rõ phải lãnh đạo một cách khéo léo” càng chứng tỏ Nhà Nước khuynh loát Nhà Thờ, Nhà Nước thống trị Nhà Thờ.  Nhà Nước không hiểu rằng “NhàTa sẽ gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân hay sao?” (Mác 11:17).  Cấp ủy, chính quyền phải nhận thức rằng họ không được quyền lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt đạo Tin Lành, vì Chúa Giêsu là đầu Hội Thánh và duy mhất Chúa Thánh Linh có quyền lãnh đạo Hội Thánh qua việc thiên triệu chức sắc, chức việc.

Phó Thủ Tướng càng “nhấn mạnh, các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương…” thì càng lộ độc tài vi phạm quyền làm người ghi trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ký ngày 10 tháng 12 năm 1948, buộc các nước thành viên LHQ phải tuân theo trong đó có Việt Nam.  Nhà Nước Việt Nam rõ ràng qua Chỉ Thị 01 đã trở lại thời Trung Cổ Châu Âu với chính sách Nhà Nước lãnh đạo Nhà Thờ đã gây bao đổ máu cho các tín hữu Tin Lành vô tội, đưa nhân loại vào thời kỳ Hắc Ám Thuộc Linh suốt 1,000 năm mãi cho đến cuộc Cải Chánh do mục sư Martin Luther khởi sướng khi niêm yết 90 luận điểm cải chánh năm 1517.  Đồng bào vùng sâu, vùng xa, tin theo đạo Tin Lành nhiều nhất (2/3 tổng số tín hữu) nên đời sống được Chúa ban phước về vật chất lẫn tinh thần tốt hơn.

Phó Thủ Tướng chẳng làm gì được để “động viên chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo” vì bản thân tín hữu Tin Lành được biến hóa bởi Chúa Thánh Linh từ tội nhân thành thánh nhân, từ ghét người thành yêu người, từ nghiện ngập thành tự do, từ tham nhũng thành tham việc lành.  Tín hữu Tin Lành phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ Quốc, luôn tuân thủ pháp luật bao lâu pháp luật đó không ngược lai pháp luật ghi rõ trong Kinh Thánh.  Các hội thánh ổn định và đoàn kết nội bộ vì là các chi thể của cùng một thân với Chúa Giêsu là đầu Hội Thánh, cho nên không thể độc lập nhưng kết nối với các hội thánh địa phương trong và ngoài nước qua sự soi sáng và dẫn dắt của Thánh Linh.


Phó Thủ Tướng một lần nữa lại đi ngược dòng lịch sử khi “yêu cầu thực hiện tốt việc xây dựng cốt cán phong trào trong Tin Lành.”  Cốt cán phong trào Tin Lành chính là do “Đức Thánh Linh đã đặt anh em làm giám mục, để chăn dắt hội thánh của Đức Chúa Trời mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình. . . sẽ có muông sói dữ tợn xen vào giữa anh em, chẳng dung tha bầy chiên đâu” (Công Vụ 20:28, 29).  Nhà Nước rất sợ tín hữu Tin Lành vùng Tây Nguyên miền núi phía Tây Bắc vì anh chị em đó chiếm 2/3 tổng số tín hữu Tin Lành và đức tin họ rất mãnh liệt và thuần khiết nên mới tồn tại được tới hôm nay dù trải qua hàng chục năm bị bách hại dã man, nhiều nhân chứng sống còn lại hôm nay sẵn sàng làm chứng nếu Nhà Nước dám ra trước Toà Án Nhân Quyền Quốc Tế.

Cuối cùng, Phó Thủ Tướng “kiên quyết đấu tranh với âm mưu . . . đội lốt đạo Tin Lành . . . chống phá Đảng, Nhà Nước.”  Kinh Thánh ghi rõ trong Rô-ma 13:1 là tin hữu đạo Chúa phải tuân phục Nhà Nước, chính vì thế Sa-tan lợi dụng điều này để dùng Nhà Nước làm theo ý nó, bóp méo Lời Chúa để lừa tín hữu im lặng trước điều ác.  “Ai thấy đều lành mà không làm là phạm tội” (Gia-cơ 4:17)

Tại Tòa Án Trắng, Vua của muôn vua sẽ định tội những kẻ bách hại tín hữu Tin Lành.  Huân chương của tín hữu là mão triều thiên không hư nát khi Chúa Giêsu trở lại.  Thành tích của họ là chinh phục linh hồn cho Chúa và sống càng ngày càng trở nên giống Chúa và không chỉ 10 năm nhưng suốt đời thực hiện Đại Sứ Mạng truyền giáo muôn dân.

Mục sư D. James Kennedy nhận định: 1) Tất cả thẩm quyển đều từ Thiên Chúa. 2) Tất cả thẩm quyền con người được ban cử cho từ Đức Chúa Trời. 3) Không thẩm quyền con người nào có thể hủy bỏ được thẩm quyền của Đức Chúa Trời. 4) Nếu những luật nghịch lại Kinh Thánh như thế, Cơ-đốc-nhân bắt buộc phải bất tuân chúng trong lương tâm. 5) Họ bắt buộc phải chuẩn bị chịu thống khổ vì những hệ lụy của những hành động của họ.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Ý Thức Của Cơ-đốc-nhân về Chính Phủ

Tại sao Hoa Kỳ là cường quốc dù mới lập quốc 239 năm (từ 1776). Tất cả do ý thức.


By Stephen McDowell
Dịch: Thang Chu – August 21, 2015


Tất cả cai trị bắt đầu trong lòng một người có khả năng (hoặc bất năng) để hướng dẫn, làm theo lệ, quản lý, và điều khiển đời người đó.  Có hai lãnh vực cai trị - nội tại và ngoại tại.  Cai trị nội tại là tự-trị-mình.  Cai trị ngoại tại xảy ra trong gia đình, hội thánh, kinh doanh, hiệp hội, và chính phủ dân sự.  Những phương diện ngoại tại của cai trị là phản ảnh mức độ tự-trị-mình nội tại mà một người hoặc một dân tộc nắm giữ.  Cai trị nội tại là nguyên cớ cho cai trị ngoại tại.

Dòng chảy quyền lực trong xã hội Cơ-đốc là từ nội tại đến ngoại tại, từ trong-ra-ngoài.  Tất cả thẩm quyền và quyền lực đền từ God.  Nó tuôn chảy từ Ngài vào lòng và trí một người, và rồi ra khỏi để vào gia đình, hội thánh, kinh doanh, trường học, và lĩnh vực dân sự.  Ý thức này ảnh hưởng lớn lao sự phát triển chính phủ ở Mỹ.  Elias Boudinot, Chủ Tịch Quốc Hội Lục Địa và Chủ Tịch đầu tiên của Hiệp Hội Kinh Thánh Hoa Kỳ, tiết lộ nguyên tắc nền tảng qua đó Hoa Kỳ được thành lập:

“Yếu tố chính yếu khác cho hạnh phúc mà chúng ta vui hưởng như một quốc gia, và nổi lên từ những nguyên tắc của cuộc cách mạng đó, ấy là quyền mỗi người dân phải tự-trị chính họ theo cách họ cho là tính toán tốt nhất cho ích lợi chung.”

Đây là nhận thức mới, vì hầu hết lịch sử, con người sống dưới “luật của kẻ cai trị,” nơi những người cai trị làm luật và nhân dân không có lựa chọn trong vấn đề này.  Tuy nhiên, ở Mỹ, nhân dân làm luật, và mọi người, gồm những người cai trị, phải tuân theo những luật đó.

Những Nhà Sáng Lập Hoa Kỳ hiểu rằng nhân dân không thể cai trị chính họ trong vấn đề dân sự nếu họ không cai trị chính đời sống bản thân họ tốt.  Robert C. Winthrop, Phát Ngôn Viên cho Hạ Viện Hoa Kỳ từ năm 1847-49, nói năm 1849:

“Tất cả xã hội loài người phải được cai trị theo cách này hoặc cách kia.  Họ càng được Chính Phủ Nhà Nước bớt nghiêm ngặt chừng nào, họ càng phải tự-trị bản thân chừng nấy.  Họ càng ít phụ thuộc vào luật công cộng hoặc lực lượng trật tự chừng nào, họ càng phải phụ thuộc vào sự tự chủ đạo đức bản thân chừng nấy.  Con người, vắn tắt là, phải cần được khống chế hoặc bằng quyền lực trong họ, hoặc bằng quyền lực ngoài họ; hoặc bằng Lời Chúa, hoặc bằng sức mạnh con người; hoặc bằng Kinh Thánh hoặc bằng lưỡi lê.”

Cơ sở cho khả năng con người để cai trị tốt chính họ được đâm rễ trong bản thân họ về việc vâng phục một quyền lực cao hơn.  Sự tận hiến vững vàng của các Nhà Sáng Lập Hoa Kỳ đối với Chúa, cũng như tận hiến của họ để cai trị đời sống họ theo luật Ngài như được chép trong Kinh Thánh, là nền tảng cho việc tự-trị tại Hoa Kỳ.  Xem xét hàng chục điều về hiến pháp, khế ước, và hiến chương được viết trong Hoa Kỳ thuộc địa cho thấy rõ rằng nguồn luật dân sự của họ được tìm thấy trong Kinh Thánh.  Ví dụ: trong đạo luật Cấu Trúc Tự Do Massachusetts (là tiền đề cho Đạo Luật Nhân Quyền), được viết bởi Mục Sư Nathaniel Ward năm 1641, Ngũ Kinh (năm sách đầu trong Kinh Thánh) là cơ sở cho bộ hình luật đó, và “trong trường hợp sai lầm của luật trong bất cứ trường hợp đặc biệt nào,” tiêu chuẩn là “lời Chúa.”  Thường thường dân thuộc địa sẽ trưng dẫn trực tiếp từ Kinh Thánh và đưa đối chiếu để minh chứng luật dân sự của họ, như đã thấy, ví dụ, trong luật Pilgrims.

Việc tự-trị-mình bị giới hạn khi tách rời khỏi Chúa; vì thế, khả năng tự-trị-mình tốt bị giới hạn nơi nào nhân dân và lãnh đạo không tự-trị họ và quốc gia họ dưới hướng dẫn của Thiên Chúa.  George Washington nói, “Không thể cai trị vũ trụ mà không có giúp đỡ của Đấng Siêu Việt.”

Ý thức Cơ-đốc-nhân về cai trị dẫn đến việc thành lập Cộng Hòa Liên Bang Hiếp Pháp Cơ-đốc Hoa Kỳ.  Đó là quán quân trong lịch sử và là khả dĩ duy nhất bởi vì công dân được tự-trị-mình.

Nền tảng tự-trị-mình được đặt ngay trong những gia đình của một quốc gia.  Các gia đình phải sớm bắt đầu dạy nguyên tắc tự-trị-mình.  Một đêm kia, cách đây nghiều năm tôi đang dạy con trai tôi, lúc đó khoảng năm tuổi, về tự-trị-mình.  Tôi cho cháu định nghĩa cháu có thể hiểu, nói với cháu rằng “tự-trị-mình là làm điều con phải làm mà không cần ai bảo con.”  Sáng hôm sau cháu thức dậy sớm, dẫn tôi đến phòng ngủ cháu, chỉ vào giường cháu, mà cháu đã xếp gọn tất cả do chính cháu mà không ai bảo cháu phải làm vậy, rồi nhận xét: “Ba à, con đã tự-trị-mình, phải không?”  Sự biến hóa một quốc gia bắt đầu với những bước nhỏ như vậy.

Dòng chảy quyền lực trong một xã hội Cơ-đốc-giáo là từ trong-ra-ngoài.  Dòng chảy quyền lực trong xã hội ngoại giáo là từ ngoài-vào-trong, từ trên-xuống-dưới.  Dòng chảy từ-trên-xuống này xảy ra vì nhân dân xem người cai trị như nguồn quyền lực và thẩm quyền - họ là thẩm quyền tối cao trên trần gian.  Tuy nhiên, nhà nước không phải là đấng cứu thế nhân loại, cũng không là thẩm quyền tối cao trên trần gian.  Hoàng Đế Caesar nghĩ ông ta là vậy, nhưng Chúa Giêsu phán rõ thẩm quyền của ông ta là từ Thiên Chúa và có giới hạn.  Hầu hết các lãnh đạo suốt lịch sử đã có tâm thần trạng giống Caesar này, với đồng thuận của hầu hết công dân.  Sự lan tràn ý thức Cơ-đốc-nhân, đặc biệt sau cuộc Cải Cách Tin Lành, đã thay đổi điều này trong nhiều quốc gia, nhưng, thật chẳng may, đa số các quốc gia này đang trở lại quan điểm ngoại giáo về chính phủ.  Nhiều người tại Mỹ cũng đang nắm lấy ý thức này.  Khi vấn nạn đến, ai là người nhân dân tìm xin giúp đỡ, trợ cấp, và “cứu rỗi”?  Nhiều người trước hết tìm chính phủ do dân, nghĩ rằng chính phủ mắc nợ họ việc cứu trợ này.  Nhiều người trong giới truyền thông đồng ý và thường trách móc chính phủ nếu họ không hành động nhanh đủ, hiệu quả, hoặc cung cấp đủ cứu trợ.  (Vì đây không là mục đích của chính phủ do dân để cung cấp mọi thứ cho công dân, chính phủ đó sẽ không bao giờ làm điều này có hiệu quả và hiệu suất.)

Người thế tục không có đấng cứu thế, vì thế họ thường xem chính phủ là đấng cứu thế của họ - để đem lại hòa bình, thiết lập điều không tưởng, cung cấp vật chất, và vân vân.  Cơ-đốc-nhân có một đấng Cứu Thế và không cần chính phủ làm điều này.  Từ tầm nhìn Cơ-đốc-nhân, chính phủ do dân chỉ là thiết định bởi Trời với chức năng luật pháp, nhưng rất giới hạn trong cái phải làm.  Chính phủ phải bảo vệ người công chính, trừng phạt kẻ làm ác, và điều hành công lý của Thiên Chúa trong lãnh vực dân sự nằm dưới thẩm quyền chính phủ.

Ý thức Cơ-đốc-nhân về chính phủ dạy rằng nhà nước tồn tại để phục vụ con người, không được ngược lại; rằng sự cai trị tuôn chảy từ trong ra ngoài, từ đáy-lên; rằng chính phủ bắt đầu với tự-trị-mình, rồi tuôn chảy đến gia đình, hội thánh, và lãnh vực dân sự.


Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC - Ngày 10 tháng 12 năm 1948

        PREAMBLE

Whereas recognition of the inherent dignity and of the equal and inalienable rights of all members of the human family is the foundation of freedom, justice and peace in the world,


Whereas disregard and contempt for human rights have resulted in barbarous acts which have outraged the conscience of mankind, and the advent of a world in which human beings shall enjoy freedom of speech and belief and freedom from fear and want has been proclaimed as the highest aspiration of the common people,

Whereas it is essential, if man is not to be compelled to have recourse, as a last resort, to rebellion against tyranny and oppression, that human rights should be protected by the rule of law,

Whereas it is essential to promote the development of friendly relations between nations,

Whereas the peoples of the United Nations have in the Charter reaffirmed their faith in fundamental human rights, in the dignity and worth of the human person and in the equal rights of men and women and have determined to promote social progress and better standards of life in larger freedom,

Whereas Member States have pledged themselves to achieve, in co-operation with the United Nations, the promotion of universal respect for and observance of human rights and fundamental freedoms,

Whereas a common understanding of these rights and freedoms is of the greatest importance for the full realization of this pledge,

Now, Therefore THE GENERAL ASSEMBLY proclaims THIS UNIVERSAL DECLARATION OF HUMAN RIGHTS as a common standard of achievement for all peoples and all nations, to the end that every individual and every organ of society, keeping this Declaration constantly in mind, shall strive by teaching and education to promote respect for these rights and freedoms and by progressive measures, national and international, to secure their universal and effective recognition and observance, both among the peoples of Member States themselves and among the peoples of territories under their jurisdiction.
             LỜI MỞ ĐẦU

Xét vì việc được công nhận về nhân phẩm vốn sẵn có và về các quyền bình đẳng và bất khả phân của mọi thành viên gia đình nhân loại chính là nền tảng cho tự do, công lý và hòa bình thế giới,

Xét vì việc xâm phạm và khinh thường nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ xúc phạm lương tri nhân loại, và việc mở ra một thế giới, trong đó con người phải được vui hưởng tự do ngôn luận và tín ngưỡng và việc thoát khỏi sợ hãi và bần cùng, thế giới đó đã được công bố là khát vọng tuyệt đỉnh của đại chúng,


Xét vì thật thiết yếu để bảo vệ nhân quyền bằng luật lệ, nếu không con người bị buộc phải cầu viện, như biện pháp cuối cùng, để nổi dậy chống bạo quyền và áp bức,


Xét vì thật thiết yếu để thúc đẩy việc phát triển mối quan hệ bằng hữu giữa các nước,


Xét vì các dân tộc thuộc Liên Hiệp Quốc trong Hiến Chương đã tái xác quyết đức tin của họ nơi nhân quyền căn bản, nơi nhân phẩm và giá trị nhân thân và nơi quyền bình đẳng nam nữ, và họ đã cương quyết thúc đẩy tiến bộ xã hội và những tiêu chuẩn sống tốt hơn trong tự do rộng lớn hơn,

Xét vì các Nước Thành Viên đã tự cam kết để đạt tới, qua hợp tác với Liên Hiệp Quốc, việc đẩy mạnh toàn cầu tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do căn bản. 


Xét vì sự hiểu biết chung về những quyền hạn và những quyền tự do này là điều quan trọng lớn nhất cho việc thực hiện đầy đủ cam kết này,

Vì thế, nay ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC tuyên bố TUYÊN NGÔN PHỔ QUÁT NHÂN QUYỀN NÀY là tiêu chuẩn chung để đạt tới cho mọi dân mọi nước, để đạt mục đích là mỗi cá nhân và mỗi tổ chức xã hội, ghi khắc Tuyên Ngôn này trong tâm trí, phải nỗ lực bằng cách dạy dỗ và giáo dục để thúc đẩy sự tôn trọng những quyền hạn và những quyền tự do này và bằng những biện pháp tiến bộ, quốc gia lẫn quốc tế, để bảo đảm việc được công nhận và việc giám sát một cách phổ quát hiệu quả của cá nhân và tổ chức đó, cả trong nhân dân các Nước Thành Viên lẫn trong nhân dân các lãnh thổ dưới quyền pháp lý của họ.

Article 1.

All human beings are born free and equal in dignity and rights. They are endowed with reason and conscience and should act towards one another in a spirit of brotherhood.

Article 2.

Everyone is entitled to all the rights and freedoms set forth in this Declaration, without distinction of any kind, such as race, colour, sex, language, religion, political or other opinion, national or social origin, property, birth or other status. Furthermore, no distinction shall be made on the basis of the political, jurisdictional or international status of the country or territory to which a person belongs, whether it be independent, trust, non-self-governing or under any other limitation of sovereignty.




Article 3.

Everyone has the right to life, liberty and security of person.

Article 4.

No one shall be held in slavery or servitude; slavery and the slave trade shall be prohibited in all their forms.

Article 5.

No one shall be subjected to torture or to cruel, inhuman or degrading treatment or punishment.


Article 6.

Everyone has the right to recognition everywhere as a person before the law.


Article 7.

All are equal before the law and are entitled without any discrimination to equal protection of the law. All are entitled to equal protection against any discrimination in violation of this Declaration and against any incitement to such discrimination.
  
Article 8.

Everyone has the right to an effective remedy by the competent national tribunals for acts violating the fundamental rights granted him by the constitution or by law.

Article 9.

No one shall be subjected to arbitrary arrest, detention or exile.

Article 10.

Everyone is entitled in full equality to a fair and public hearing by an independent and impartial tribunal, in the determination of his rights and obligations and of any criminal charge against him.

Article 11.

(1) Everyone charged with a penal offence has the right to be presumed innocent until proved guilty according to law in a public trial at which he has had all the guarantees necessary for his defence.


(2) No one shall be held guilty of any penal offence on account of any act or omission which did not constitute a penal offence, under national or international law, at the time when it was committed. Nor shall a heavier penalty be imposed than the one that was applicable at the time the penal offence was committed.

Article 12.

No one shall be subjected to arbitrary interference with his privacy, family, home or correspondence, nor to attacks upon his honour and reputation. Everyone has the right to the protection of the law against such interference or attacks.

Article 13.

(1) Everyone has the right to freedom of movement and residence within the borders of each state.

(2) Everyone has the right to leave any country, including his own, and to return to his country.


Article 14.

(1) Everyone has the right to seek and to enjoy in other countries asylum from persecution.


(2) This right may not be invoked in the case of prosecutions genuinely arising from non-political crimes or from acts contrary to the purposes and principles of the United Nations.


Article 15.

(1) Everyone has the right to a nationality.

(2) No one shall be arbitrarily deprived of his nationality nor denied the right to change his nationality.

Article 16.

(1) Men and women of full age, without any limitation due to race, nationality or religion, have the right to marry and to found a family. They are entitled to equal rights as to marriage, during marriage and at its dissolution.

(2) Marriage shall be entered into only with the free and full consent of the intending spouses.

(3) The family is the natural and fundamental group unit of society and is entitled to protection by society and the State.

Article 17.

(1) Everyone has the right to own property alone as well as in association with others.
  
(2) No one shall be arbitrarily deprived of his property.

Article 18.

Everyone has the right to freedom of thought, conscience and religion; this right includes freedom to change his religion or belief, and freedom, either alone or in community with others and in public or private, to manifest his religion or belief in teaching, practice, worship and observance.


Article 19.

Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers.


Article 20.

(1) Everyone has the right to freedom of peaceful assembly and association.

(2) No one may be compelled to belong to an association.

Article 21.

(1) Everyone has the right to take part in the government of his country, directly or through freely chosen representatives.


(2) Everyone has the right of equal access to public service in his country.


(3) The will of the people shall be the basis of the authority of government; this will shall be expressed in periodic and genuine elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by secret vote or by equivalent free voting procedures.

Article 22.

Everyone, as a member of society, has the right to social security and is entitled to realization, through national effort and international co-operation and in accordance with the organization and resources of each State, of the economic, social and cultural rights indispensable for his dignity and the free development of his personality.

Article 23.

(1) Everyone has the right to work, to free choice of employment, to just and favourable conditions of work and to protection against unemployment.


(2) Everyone, without any discrimination, has the right to equal pay for equal work.


(3) Everyone who works has the right to just and favourable remuneration ensuring for himself and his family an existence worthy of human dignity, and supplemented, if necessary, by other means of social protection.


(4) Everyone has the right to form and to join trade unions for the protection of his interests.


Article 24.

Everyone has the right to rest and leisure, including reasonable limitation of working hours and periodic holidays with pay.

Article 25.

(1) Everyone has the right to a standard of living adequate for the health and well-being of himself and of his family, including food, clothing, housing and medical care and necessary social services, and the right to security in the event of unemployment, sickness, disability, widowhood, old age or other lack of livelihood in circumstances beyond his control.

(2) Motherhood and childhood are entitled to special care and assistance. All children, whether born in or out of wedlock, shall enjoy the same social protection.

Article 26.

(1) Everyone has the right to education. Education shall be free, at least in the elementary and fundamental stages. Elementary education shall be compulsory. Technical and professional education shall be made generally available and higher education shall be equally accessible to all on the basis of merit.


(2) Education shall be directed to the full development of the human personality and to the strengthening of respect for human rights and fundamental freedoms. It shall promote understanding, tolerance and friendship among all nations, racial or religious groups, and shall further the activities of the United Nations for the maintenance of peace.

(3) Parents have a prior right to choose the kind of education that shall be given to their children.

Article 27.

(1) Everyone has the right freely to participate in the cultural life of the community, to enjoy the arts and to share in scientific advancement and its benefits.

(2) Everyone has the right to the protection of the moral and material interests resulting from any scientific, literary or artistic production of which he is the author.

Article 28.

Everyone is entitled to a social and international order in which the rights and freedoms set forth in this Declaration can be fully realized.



Article 29.

(1) Everyone has duties to the community in which alone the free and full development of his personality is possible.

(2) In the exercise of his rights and freedoms, everyone shall be subject only to such limitations as are determined by law solely for the purpose of securing due recognition and respect for the rights and freedoms of others and of meeting the just requirements of morality, public order and the general welfare in a democratic society.

(3) These rights and freedoms may in no case be exercised contrary to the purposes and principles of the United Nations.


Article 30.

Nothing in this Declaration may be interpreted as implying for any State, group or person any right to engage in any activity or to perform any act aimed at the destruction of any of the rights and freedoms set forth herein.

Ðiều 1:

Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền hạn. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và phải đối xử với nhau trên tinh thần huynh đệ.

Ðiều 2:

Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền hạn và tự do được công bố trong Bản Tuyên Ngôn này, không phân biệt nào về chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay các quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hoặc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.

Ðiều 3:

Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.

Ðiều 4:

Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.

Ðiều 5:

Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.

Ðiều 6:

Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.

Ðiều 7:

Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.

Ðiều 8:

Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến Pháp và Luật Pháp quy định.

Ðiều 9:

Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.

Ðiều 10:

Mọi người đều được bình đẳng về việc phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.

Ðiều 11:

(1) Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.

(2) Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không qui định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.


Ðiều 12:

Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.

Ðiều 13:

(1) Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.


(2) Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở mình.

Ðiều 14:

(1) Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác.

(2) Quyền này không được kể đến, trong trường hợp bị truy nã thật sự vì các tội phạm không có tính chính trị, hay do những hành vi trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 15:

(1) Mọi người đều có quyền có quốc tịch.

(2) Không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán.

Ðiều 16:

(1) Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn.

(2) Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả hai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự.

(3) Gia đình phải được xem là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và được quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia.

Ðiều 17:

(1) Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.
  
(2) Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.

Ðiều 18:

Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.

Ðiều 19:

Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.

Ðiều 20:

(1) Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa.

(2) Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.

Ðiều 21:

(1) Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.

(2) Mọi người đều có quyền đón nhận những dịch vụ công cộng của quốc gia một cách bình đẳng.

(3) Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.

Ðiều 22:

Vì là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an ninh xã hội, qua các cố gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước. Quyền này được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.

Ðiều 23:

(1) Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp.

(2) Mọi người, không vì lý do kỳ thị nào, đều có quyền được hưởng lương bổng như nhau cho cùng một công việc.

(3) Mọi người làm việc đều được quyền hưởng thù lao một cách công bằng và thích hợp, khả dĩ bảo đảm cho bản thân và gia đình mình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm, cũng như được trợ giúp nếu cần, qua các phương thức bảo vệ xã hội khác.

(4) Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ðiều 24:

Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả việc hạn chế hợp lý số giờ làm việc, và các ngày nghỉ định kỳ có trả lương.

Ðiều 25:

(1) Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình.

(2) Các bà mẹ và trẻ con phải được hưởng sự chăm sóc và trợ giúp đặc biệt. Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay không, đều được xã hội bảo vệ một cách bình đẳng.

Ðiều 26:

(1) Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và căn bản. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng.


(2) Giáo dục phải được điều hướng để phát triển đầy đủ nhân cách, và củng cố sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục phải nhằm cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung, và tình hữu nghị giữa mọi quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và hỗ trợ việc phát triển các sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình.

(3) Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục dành cho con cái mình.

Ðiều 27:

(1) Mọi người đều có quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thưởng thức các bộ môn nghệ thuật, và cùng chia sẻ các tiến bộ khoa học cũng như các lợi ích của khoa học.

(2) Mọi người đều có quyền được bảo vệ về tác quyền, trên bình diện tinh thần cũng như quyền lợi vật chất, đối với các tác phẩm khoa học, văn chương, hay nghệ thuật.

Ðiều 28:

Mọi người đều có quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế, trong đó các quyền và các tự do được đề cập trong Bản Tuyên Ngôn này có thể được thể hiện đầy đủ.

Ðiều 29:

(1) Mọi người đều có bổn phận đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới có thể phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.

(2) Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.

(3) Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 30:

Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này.