Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

THỂ NÀO CHÚA GIÚP BẠN trong ĐAU BUỒN

 


TG: RICK WARREN — NGÀY 31 THÁNG 1 NĂM 2023

DG: Thang Chu

 

“Chúa ở gần tấm lòng tan vỡ, Ngài cứu tâm linh tan nát(Thi Thiên 34:18 NCV).

 

Ai cũng sẽ trải qua mất mát.  Và bạn không chỉ “vượt qua” mất mát.  Bạn không thể đi dưới nó; bạn không thể đi quanh nó.  Bạn phải đi xuyên đau buồn.  Nếu bạn sợ bày tỏ cảm xúc và từ chối đi xuyên nó, đó là lúc bạn bị kẹt.

 

Bạn gỡ kẹt bằng cách để Chúa giúp bạn.  Dưới đây là sáu cách Ngài làm điều đó:

 

1. Chúa kéo bạn gần Ngài.

Thi Thiên 34:18 nói, “Chúa ở gần tấm lòng tan vỡ, Ngài cứu tâm linh tan nát” (NCV).  Khi bạn đau buồn, Chúa dường như xa triệu dặm.  Nhưng những gì bạn cảm thấy và những gì thực tế không luôn giống nhau.  Thật ra, Chúa chưa bao giờ gần bạn hơn khi bạn đau buồn.

 

2. Chúa đau buồn với bạn.

Kinh Thánh nói Chúa Jêsusthống khổ nhân, quen đau buồn sâu đậm nhất” (Ê-sai 53:3 NLT).  Khi bạn đến với Chúa Jêsus với nỗi buồn mình, Ngài hiểu nỗi đau bạn.  Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời thống khổ, và Ngài là Đức Chúa Trời cảm thông.  Ngài không xa cách hay thờ ơ.

 

3. Chúa ban bạn gia đình hội thánh để nâng đỡ.

Chúng ta được định để đau buồn và chữa lành trong cộng đồng thông qua gia đình hội thánh chúng ta.  Chúng ta tốt hơn khi cùng nhau!

 

“Trong Đấng Christ chúng ta, dù nhiều người, hợp thành một thân, và mỗi thành viên thuộc về tất cả thành viên khác . . . Hãy tận hiến cho nhau trong tình yêu . . . Hãy vui với kẻ vui; khóc với kẻ khóc” (Rô-ma 12:5, 10, 15 NIV).

 

4. Chúa dùng đau buồn để giúp bạn tăng trưởng.

Đức Chúa Trời dùng đau buồn và thậm chí cả đau đớn để giúp bạn trở nên giống Chúa Jêsus hơn, và Ngài làm điều đó theo ba cách.  Đầu tiên, Đức Chúa Trời dùng nỗi đau để thu hút chú ý của bạn.  Kinh Thánh nói: “Hỡi anh chị em tôi, hãy coi mình may mắn khi gặp đủ loại thử thách, vì anh chị em biết rằng khi đức tin anh chị em vượt qua những thử thách như vậy, thì kết quả là khả năng chịu đựng” (Gia-cơ 1:2–3 GNB).

 

Thứ hai, Ngài mang lại điều tốt từ điều xấu (Rô-ma 8:28), và thứ ba, Ngài chuẩn bị bạn cõi đời đời (2 Cô-rinh-tô 4:17-18).

 

5. Chúa ban bạn hy vọng của thiên đàng.

Nếu bạn tin và tin cậy Chúa Jêsus Christ để được cứu rỗi, thì bạn sẽ được sống vĩnh viễn trên thiên đàng với Đức Chúa Trời—và hy vọng đó sẽ giúp bạn vượt qua mất mát.  Kinh Thánh nói: “Chúng tôi không muốn anh chị em không biết gì về những người đã chết. Chúng tôi không muốn anh chị em đau buồn như những người khác không có hy vọng” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13 GW).

 

6. Chúa dùng nỗi đau bạn để giúp người khác.

Đây được gọi là nỗi đau cứu chuộc, và đó là cách sử dụng nỗi đau bạn cao nhất và tốt nhất.  “[Đức Chúa Trời] an ủi chúng ta trong mọi rắc rối để chúng ta có thể an ủi người khác. Khi họ gặp rắc rối, chúng ta sẽ có thể mang đến họ an ủi như Đức Chúa Trời đã ban chúng ta” (2 Cô-rinh-tô 1:4 NLT).

 

THẢO LUẬN

·      Bạn nghĩ tại sao Chúa cho phép bạn trải nghiệm đau buồn và mất mát?

·      Nếu bạn không có hội thánh gia đình hoặc nhóm nhỏ, bạn có thể thực hiện những bước nào hôm nay để kết nối để bạn được ủng hộ cần thiết khi trải qua mất mát?

·      Nỗi đau sâu đậm nhất nào bạn từng trải qua?  Thể nào bạn có thể dùng nỗi đau đó để giúp người khác?

https://pastorrick.com/how-god-helps-you-in-your-grief-2/

 

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023

ĐỪNG SỢ

 


TG: RICK WARREN — NGÀY 25 THÁNG 1 NĂM 202

DG: Thang Chu

 

“Ngay cả khi tôi đi qua trũng tối tăm nhất, tôi sẽ không sợ, vì Ngài cùng tôi. Cây gậy và cây trượng Ngài bảo vệ và an ủi tôi” (Thi Thiên 23:4 (NLT)

 

Bạn đang lo lắng gì hôm nay?  Kinh tế?  Sức khỏe bạn?  Hóa đơn bạn?  Con cái bạn?  Bạn đang lo lắng về tương lai?  Thật ra có rất nhiều lý do để sợ hãi trong thế giới ngày nay.  Nhưng Đức Chúa Trời hứa rằng, cả trong những trũng tối tăm nhất của bạn, Ngài vẫn đi bên bạn.

 

Thật thú vị khi để ý rằng có 365 câu Kinh thánh nói rằng: “Đừng sợ.”  Chúa ban cho chúng ta thông điệp “Đừng sợ” cho mỗi ngày trong năm!  Ngài muốn chúng ta nghe thông điệp: Đừng sợ”?

 

Tại sao Đức Chúa Trời phải tự lặp lại nhiều lần vậy khi nói đến lo lắng và sợ hãi của chúng ta?  Chính vì những tổn thương và tự ty của chúng ta có thể khiến chúng ta thường nghĩ rằng Đức Chúa Trời ra tay bắt chúng ta, rằng tất c gì Ngài muốn làm là lên án chúng ta và trả đũa chúng ta.  Nhưng điều đó đơn giản là không đúng.  Chúa Jêsus là bằng chứng điều đó.

 

Khi bạn hiểu ân điển và lòng thương xót của Đức Chúa Trời, thì bạn không cần lo sợ tương lai.  Đức Chúa Trời không cố trả đũa bạn.  Chúa Jêsus đã gánh hình phạt cho mọi điều bạn từng làm sai hoặc sẽ làm sai.  Ngài đã trả giá điều đó trên thập giá.  Vậy khi một điều xấu xảy ra, bạn không cần nghĩ, “Chúa sẽ trả đũa tôi.”  Thay vào đó, hãy nhớ rằng:  “Ngay cả khi tôi đi qua trũng tối tăm nhất, tôi sẽ không sợ, vì Ngài ở cùng tôi. Cây gậy và cây trượng Ngài bảo vệ và an ủi tôi” (Thi Thiên 23:4 NLT).

 

Nhưng bạn không thể chỉ đọc đoạn Kinh Thánh này rồi mong mọi sợ hãi của bạn biến mất một lần và mãi mãi.  Đây là những câu mà bạn sẽ phải cầu nguyện lập đi lập lại khi bản chất người của bạn trở lại lo lắng.  Nhưng cứ cầu nguyện.  Hãy luôn nhắc chính mình về những lời hứa của Đức Chúa Trời.

 

Chúng không bao giờ sai!

 

THẢO LUẬN

·      Bạn có thể tuyên bố lời hứa nào trong Lời Chúa khi bạn bị cám dỗ lo lắng điều gì đó trong đời bạn?

·      Những cách nào Đức Chúa Trời bảo vệ bạn?

·      Tại sao hiểu sự hy sinh của Chúa Jêsus trên thập giá giúp bạn không sợ hãi tương lai?

 

Chúa Giêsu là hy vọng của bạn cho tương lai.

 

Kinh Thánh cho biết bạn chỉ có thể vào thiên đàng bằng cách tin cậy Đức Chúa Trời qua Con Ngài, là Chúa Jêsus Christ: “Nếu ai xưng Đức Chúa Jêsus là Chúa và tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài sống lại, thì họ sẽ được cứu. Vì nhờ đức tin mà chúng ta xứng với Đức Chúa Trời; chính bởi sự xưng nhận của chúng ta mà chúng ta được cứu” (Rô-ma 10:9-10 TEV).  Nhờ Chúa Jêsus, bạn không còn phải sợ tương lai.

 

Bạn sẵn sàng tận hiến đời bạn cho Ngài chưa?  Hãy bắt đầu với lời cầu nguyện này:

 

“Lạy Đức Chúa Trời, Ngài hứa rằng nếu tôi tin Con của Ngài, là Chúa Jêsus Christ, thì mọi điều tôi từng làm sai sẽ được tha thứ, tôi sẽ học được mục đích đời mình, và Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào nhà vĩnh cửu của Ngài trên thiên đàng ngày đến.

 

"Tôi xưng nhận tôi đã phạm tội, và tôi cầu xin sự tha thứ của Ngài.  Tôi tin rằng Chúa Jêsus đã chết để cất tội tôi và Ngài đã khiến Ngài ấy sống lại.  Tôi muốn tin cậy Chúa Jêsus là Cứu Chúa tôi và đi theo Ngài ấy là Chúa từ nay trở đi.  Xin hướng dẫn đời tôi và giúp tôi làm theo ý Ngài.  Trong danh Chúa Jêsus tôi cầu nguyện.  A-men.

https://pastorrick.com/dont-be-afraid/

 

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

DÁN MẮT BẠN vào ÁNH SÁNG

 


RICK WARREN — NGÀY 24 THÁNG 1 NĂM 2023

DG: Thang Chu

 

“Dầu tôi đi qua trũng bóng chết, tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào, vì Ngài ở cùng tôi; cây gậy và cây gậy trượng Ngài an ủi tôi” (Thi Thiên 23:4 ESV).

 

Nguồn căng thẳng phổ biến là mất mát.  Bạn có thể mất việc làm bạn, sức khỏe bạn, tiền bạc bạn, danh tiếng bạn, hoặc người thân bạn.  Và khi bạn thêm tất cả những thách thức khác mà bạn gặp trong đời, nó chỉ phóng đại căng thẳng.

 

Có hai phản ứng thông thường đối với mất mát.  Một là sợ hãi, hai là đau buồn.

 

Đau buồn là tốt.  Đau buồn là cách chúng ta vượt qua những chuyển đổi cuộc đời.  Thật ra, nếu bạn không đau buồn, bạn bị kẹt!  Đau buồn sẽ không đánh gục bạn nếu bạn buông nó.

 

Mặt khác, sợ hãi có thể là điều xấu. Không một lần nào trong Kinh Thánh nói, “Đừng đau,” “Đừng buồn,” “Đừng nhỏ lệ,” hay “Đừng khóc.”  Kinh Thánh nói, Đừng sợ. Kinh Thánh nói điều đó 365 lần!  Đau buồn không làm chúng ta tê liệt, nhưng sợ hãi làm.

 

Trong Thi Thiên 23:4, Đa-vít nói: “Dầu tôi đi qua trũng bóng chết, tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào, vì Ngài ở cùng tôi; cây gậy và cây gậy trượng Ngài an ủi tôi” (Thi Thiên 23:4 ESV).

 

Đa-vít biết người chăn chiên luôn mang gậy và trượng để bảo vệ đàn chiên họ.  ông biết Chúa có quyền năng bảo vệ ông.  Nên Đa-vít tin cậy Chúa, cả trong những trũng tối tăm nhất.

 

Nếu bạn đang đi qua trũng tối tăm và đang chịu nhiều căng thẳng, bạn có thể chọn tin cậy Chúa.  Ngài trung tín ngay cả trong bóng tối, nơi sự việclẽ vô lý và nơi có vẻ là chặng đường dài, dài mới ra khỏi thung lũng.

 

Nhưng đây là tin tốt cần nhớ về những bóng tối lớn và đáng sợ.  Bạn không thể có bóng mà không có ánh sáng.  Nếu bạn thấy bóng, nghĩa là có ánh sáng chiếu gần đó.

 

Khi bạn đi qua trũng bóng tối, chìa khóa là bạn quay lưng lại bóng tối và nhìn vào ánh sáng.  Bởi bao lâu bạn dán mắt vào Ánh Sáng—là Chúa Jêsus, Ánh Sáng Thế Gian—thì bóng tối sẽ không hù bạn.

 

Như Đa-vít, hãy tin cậy Đức Chúa Trời trong những thung lũng tối tăm và cầu nguyện, “Khi tôi bị phủ đầu, duy chỉ Ngài biết lối nào tôi nên xoay (Thi Thiên 142:3 NLT).

 

THẢO LUẬN

·      Gần đây bạn đã phải đối diện bóng tối nào?  Tại sao chúng rất khó cho bạn?

·      Tại sao bạn nghĩ sợ hãi làm căng thẳng người ta?

·      Thể nào việc thuộc Kinh Thánh có thể giúp bạn đối diện sợ hãi?

https://pastorrick.com/keep-your-eyes-on-the-light/

 

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2023

KHÔNG PHẢI MỌI ĐIỀU BẠN NGHE LÀ THẬT

 


TG: RICK WARREN — NGÀY 23 THÁNG 1 NĂM 2023

DG: Thang Chu

 

“Người cả tin tin bất cứ gì họ được bảo; người thận trọng sàng lọc và cân nhắc từng lời” (Châm Ngôn 14:15 The Message).

 

Nếu bạn dành thời gian trên điện thoại hoặc xem TV những ngày này, bạn sẽ nhận rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.  Điều quan trọng, hơn bao giờ hết, là nhớ rằng không phải mọi điều bạn nghe đều thật.

 

Kinh Thánh nói trong Châm Ngôn 14:15, “Người cả tin tin bất cứ gì họ được bảo; người thận trọng sàng lọc và cân nhắc từng lời” (The Message).

 

Không phải ai nói trên Internet, mạng xã hội, TV hay rađiô biết họ đang nói gì.  Không phải ai đang nói cũng đáng để lắng nghe.  Bạn cần chọn lọc!

 

Nhiều người lợi dụng bất kỳ cuộc khủng hoảng nào và đưa vào đó bảng kê thảo luận của riêng họ.  Sẽ có một số người cố dùng những ngày khó khăn cho lợi thế chính trị hoặc tài chính của họ.  Họ sẽ hù người ta khiến quyết định hấp tấp.  Đừng rơi vào đó!

 

Châm Ngôn 14:8 nói: “Người khôn nhìn trước. Kẻ ngu cố tự lừa mình và không đối diện sự kiện (TLB).

 

Kinh Thánh nhiều lần nói rằng, đặc biệt lúc khủng hoảng, bạn phải luôn dựa quyết định và hành động mình trên thực tế—không trên số liệu thống kê sai, bồng bột, sợ hãi, hoặc cảm xúc.

 

Chúa đã ban bạn mọi điều bạn cần để khôn ngoan và thận trọng trong khủng hoảng.  Bạn có thể kiểm tra mọi điều nghịch Lời Ngài và tin chắc rằng Lời ấy sẽ luôn bẻ lái bạn vào lối khôn ngoan.  Là môn đồ của Chúa Jêsus, bạn có Thánh Linh ban cho bạn biết phân biện.  Và bạn cũng có ý thức tốt!  Đó là món quà từ Chúa, và thật quan trọng dùng lý trí và sự cẩn trọng của bạn trong khủng hoảng.

 

Là môn đệ Chúa Jêsus, chúng ta không chỉ là người của đức tin.  Chúng ta nên là người của sự kiện.

 

“Hãy nắm sự kiện bằng mọi giá, và giữ chặt mọi ý thức tốtcon có thể có” (Châm Ngôn 23:23 TLB).

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào bạn kiểm tra thông tin bạn tìm thấy trên mạng xã hội trước khi chia sẻ nó với người khác?

·      Bạn sẽ nói gì với một người không tin bất kỳ ai lúc khủng hoảng?

·      Tại sao thật quan trọng cho môn đồ Chúa Jêsus được người ta xem lngười của sự kiện?

https://pastorrick.com/not-everything-you-hear-is-true-2/

 

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2023

TẬP TRUNG vào ĐIỀU BẤT BIẾN

 


TG: RICK WARREN — NGÀY 21 THÁNG 1 NĂM 2023

DG: Thang Chu

 

“Khi con đi qua vùng nước sâu và hoạn nạn lớn, Ta sẽ ở bên con. Khi con đi qua những dòng sông khó khăn, con sẽ không bị chết đuối! Khi con bước qua ngọn lửa áp bức, con sẽ không bị thiêu đốt—lửa đó sẽ không thiêu rụi con” (Ê-sai 43:2 TLB).

 

Khi mọi điều quanh bạn đều bất định, chìa khóa để ổn định là tập trung vào lẽ thật bất biến.  Bạn cần tập trung vào điều không bao giờ thay đổi: Lời Chúa và bản tánh Chúa.

 

Dưới đây là một số lẽ thật bất biến mà bạn cần bảo chính mình trong thời điểm bất định:

 

Chúa thấy mọi điều bạn đang trải qua.  Mắt CHÚA đặt trên người kính sợ Ngài, trên người đặt hy vọng vào tình yêu bất biến của Ngài” (Thi Thiên 33:18 NIV).

 

Chúa quan tâm mọi điều bạn đang trải qua.  “Nhưng tôi sẽ trông đợi CHÚA; tôi sẽ tin tưởng đợi Chúa, là Đấng sẽ cứu tôi. Đức Chúa Trời tôi sẽ nghe tôi” (Mi-chê 7:7 GNT).

 

Chúa có quyền năng thay đổi điều bạn đang trải qua.  “Hãy xin, và con sẽ được cho điều con xin. Hãy tìm,con sẽ thấy. Hãy gõ, và cửa sẽ mở” (Ma-thi-ơ 7:7 TLB).

 

Chúa luôn hành động vì lòng tốt của Ngài cho bạn. “Vả, chúng ta biết rằng trong mọi sự Đức Chúa Trời đều làm ích cho kẻ yêu mến Ngài, là kẻ được gọi theo ý Ngài đã định” (Rô-ma 8:28 NIV).

 

Kế hoạch Chúa luôn tốt hơn kế hoạch bạn.  Ta biết các kế hoạch Ta định cho con,’ CHÚA phán. ‘Đó là những kế hoạch tốt lành chứ không phải tai họa, để cho con tương lai và hy vọng’” (Giê-rê-mi 29:11 NLT).

 

Chúa sẽ không bao giờ ngừng yêu bạn.  “Vì núi có lẽ dời và đồi có lẽ chuyển, nhưng cả lúc đó tình yêu chung thuỷ Ta dành cho con lvẫn còn (Ê-sai 54:10 NLT).

 

Một khi bạn đặt tin cậy vào Chúa Jêsus Christ, bạn không thể mất sự cứu rỗi.  “Ta biết Đấng mà ta tin cậy, và ta chắc rằng Ngài có thể bảo toàn tất cả gì ta dâng Ngài cho đến ngày trở lại của Ngài(2 Ti-mô-thê 1:12 TLB).

 

Bất kể gì bạn trải qua, Chúa vẫn ở với bạn.  “Khi con đi qua vùng nước sâu và hoạn nạn lớn, Ta sẽ ở bên con. Khi con đi qua những dòng sông khó khăn, con sẽ không bị chết đuối! Khi con bước qua ngọn lửa áp bức, con sẽ không bị thiêu đốt—lửa đó sẽ không thiêu rụi con” (Ê-sai 43:2 TLB).

 

Để thay thế sự hoảng loạn của bạn bằng cầu nguyện, lo lắng của bạn bằng thờ phượng,bồn chồn của bạn bằng tán dương, hãy tập trung ít hơn vào điều mạng xã hội, tin tức và người khác đang nói và nhiều hơn vào lẽ thật bất biến của Đức Chúa Trời.

 

THẢO LUẬN

·      Đức tính nào của Đức Chúa Trời có thể mang cho bạn an ủi và hy vọng khi bạn trải qua thử thách?

·      Bạn có kế hoạch ghi nhớ Kinh Thánh không?  Tại sao thật quan trọng làm vậy?

·      Ai trong đời bạn cần nghe về những lời hứa của Đức Chúa Trời hôm nay?

https://pastorrick.com/focus-on-what-is-unchanging-2/

 

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023

ĐIỀU GÌ Ở BÊN KIA KHÓ KHĂN của BẠN

 


TG: RICK WARREN — NGÀY 20 THÁNG 1 NĂM 2023

DG: Thang Chu

 

“Những phiền toái nhẹ và tạm của chúng ta đang đem chúng ta vinh hiển vĩnh cửu vượt xa tất cả . Nên chúng ta không chăm vào những gì thấy được, mà chăm vào những gì không thấy được, vì những gì thấy được chỉ tạm thời, còn những gì không thấy được là vĩnh cửu(2 Cô-rinh-tô 4:17-18 NIV).

 

Khi khủng hoảng tấn công, bạn phải làm điều thông minh cần thiết để vượt qua nó.  Bạn lắng nghe Lời Chúa và lời khuyên tin kính, bạn lựa chọn đúng, và bạn tiếp tục tiến trước khi nhớ rằng điều này rồi sẽ qua.  Nó sẽ không còn mãi!

 

Kinh Thánh nói trong 1 Phi-e-rơ 4:12, Anh chị em mến, đừng hoang mang hay ngạc nhiên khi trải qua những thử thách gay go phía trước, vì điều này chẳng lạ, bất thường mà sắp xảy đến với mình (TLB).

 

Trong thế giới này, sẽ có những lúc thử thách và trắc nghiệm.  Bảo đảm đó!  Từ khi tội lỗi bước vào thế giới, không gì hoạt động toàn hảo.  Mọi điều trên hành tinh này bị đổ vỡ—thời tiết, kinh tế, thân thể bạn, và thậm chí những kế hoạch tốt nhất của bạn.  Không gì hoạt động toàn hảo đời này vì tội lỗi đã phá vỡ mọi thứ trên Trần Gian.

 

Ê-sai 24 nói: Đất đau khổ vì tội lỗi nhân dân . . . [họ] đã bóp méo luật Chúa và vi phạm các mệnh lệnh đời đời của Ngài . . . Đất sụp đổ hoàn toàn” (Ê-sai 24:4-5, 19 TLB).

 

Trên Trần Thế, mọi thứ bị mất, bị bỏ rơi, và lẫn lộn.  Cả thiên nhiên cũng đang rên xiết. Chúng ta có thể tự hỏi tại sao Đức Chúa Trời để tội lỗi và sự dữ xâm nhập thế giới; chính vì Chúa muốn chúng ta có sự lựa chọn.

 

Và chúng ta là người đã chọn gây điều ác.  Chúng ta là người ích kỷ và tự cho mình là trung tâm và gây ra các vấn đề trong xã hội và trong môi trường chúng ta.

 

Trần Thế không phải thiên đường.  Đó là lý do Chúa Jêsus dạy chúng ta cầu nguyện Kinh Lạy Cha—“ý Cha được nên, ở đất như trời” (Ma-thi-ơ 6:10 NIV).  Thiên đường là nơi toàn hảo không đau khổ, bệnh tật, buồn bã, hay căng thẳng, nhưng chúng ta không nên mong đợi thiên đường trên Trần Thế.  Ngày đến chúng ta sẽ đến đó, nhưng chúng ta chưa ở đó.

 

Bạn sẽ trải qua bất kỳ thử thách nào mà bạn đang đối diện lúc này.  Chẳng bao lâu nữa bạn sẽ ngạc nhiên trước tất cả những gì Chúa đã làm giữa phiền toái của bạn khi bạn nhìn nó từ mặt bên kia.

 

Sẽ có nhiều thách thức phải đối diện và nghịch cảnh phải chịu đựng.  Nhưng bạn luôn có thể hy vọng vào lẽ thật này: “Những phiền toái nhẹ và tạm của chúng ta đang đem chúng ta vinh hiển vĩnh cửu vượt xa tất cả . Nên chúng ta không chăm vào những gì thấy được, mà chăm vào những gì không thấy được, vì những gì thấy được chỉ tạm thời, còn những gì không thấy được là vĩnh cửu” (2 Cô-rinh-tô 4:17-18 NIV).

 

THẢO LUẬN

·      Một số cách nào bạn hy vọng sẽ tăng trưởng mặt thuộc linh, thể chất, và tình cảm qua thời gian thử thách hiện tại?

·      Đức Chúa Trời không gây điều xấu, nhưng Ngài có thể hành động để cứu chuộc điều xấu đó.  Thể nào bạn đã thấy Ngài cứu chuộc khó khăn trong đời bạn hoặc trong đời người khác?

·      Bạn đặt hy vọng mình vào gì lúc khủng hoảng?  Nó đủ duy trì bạn không?

https://pastorrick.com/whats-on-the-other-side-of-your-troubles/

 

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2023

TRŨNG LÀ MỘT PHẦN CUỘC ĐỜI

 


TG: RICK WARREN — NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 2023

DG: Thang Chu

 

Dẫu tôi đi qua trũng tối tăm nhất, tôi vẫn không sợ điều ác nào, vì Ngài ở cùng tôi(Thi Thiên 23:4 NIV).

 

Ở I-sơ-ra-ên, trên đường từ Giê-ru-sa-lem đến Giê-ri-cô, có một hẻm núi gọi là Trũng Bóng Chết.  Vào thời ông, có lẽ Vua Đa-vít đi qua đó nhiều lần.  Một số hẻm núi dọc đường đến Giê-ri-cô hẹp ở đáy và cao tới 243 mét.  Thời điểm duy nhất bạn có thể thấy ánh nắng ở đáylúc trưa khi mặt trời ở đỉnh đầu.  Trong Kinh Thánh, trũng thường là ẩn dụ cho kỳ tăm tối, tuyệt vọng, thất bại, hoặc nản lòng.

 

Thi Thiên 23:4 nói, “Dẫu tôi đi qua trũng tối tăm nhất, tôi vẫn không sợ điều ác nào, vì Ngài ở cùng tôi” (NIV).  Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời không chỉ là một phần trong những trải nghiệm trên đỉnh non cao của bạn.  Ngài cũng ở với bạn trong những trũng.  Có ba điều bạn cần nhớ về trũng:

 

Trũng là một phần cuộc đời.  Kinh Thánh nói trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 11:11, Đất mà các ngươi sắp chiếm là đất đồi và trũng (NLT).

 

Trũng không thể tránh.  Bạn có lẽ vừa ra khỏi trũng, đang giữa trũng, hoặc đang tiến vào trũng khác.  Không cách nào tránh trũng khi bạn ở Trần Gian này.  Thay vào đó, bạn có thể dựa vào nó.

 

Trũng xảy ra cho mọi người.  Nó không thiên vị.  Điều tốt đến với người xấu, và điều xấu đến với người tốt.  Chúng ta sống trong thế giới sa ngã và tan vỡ, nên chúng ta có nhiều vấn đề.  Không ai miễn trừ.  Không ai được cách ly khỏi nỗi đau.  Không ai căng buồm vượt cuộc sống không gặp vấn đề.

 

Kinh Thánh nói: “Người tốt không thoát khỏi mọi khó khăn—họ cũng gặp chúng. Nhưng Chúa giúp họ trong mỗi một khó khăn (Thi Thiên 34:19 TLB).

 

Trũng không thể đoán.  Bạn không thể lên kế hoạch nó.  Bạn không thể sắp giờ nó.  Các vấn đề thường khiến bạn mất cảnh giác.  Thật ra, những trũng và vấn đề của bạn thường đến vào lúc tồi tệ nhất—khi bạn không có giờ, khi bạn không chuẩn bị, và khi nó bất tiện. Thật không dễ hơn sao nếu bạn có thể sắp lịch cho tất cả các trũng của mình khi bạn theo kịp khi ngủ, sức khỏe bạn tốt, và không ai làm phiền bạn?  Nhưng đời không hoạt động cách đó.  Châm Ngôn 27:1 nhắc chúng ta, “Đừng khoe khoang ngày mai, vì con không biết ngày đó sẽ mang lại gì” (NLT).

 

Khi bạn biết điều gì kỳ vọng trong cuộc đời, bạn biết cách chuẩn bị tốt hơn cho nó và tiếp tục tin cậy vào sự hiện diện và chu cấp của Chúa.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn đang ở đâu lúc này trong cuộc hành trình của mình: trong trũng, leo ra khỏi trũng, đâu đó giữa trũng và đỉnh núi, hoặc trên đỉnh núi?

·      Thể nào bạn có thể chuẩn bị chính mình mặt tâm thần, thể chất, và tâm linh cho những trũng cuộc đời mình?

·      Bạn nghĩ tại sao Đức Chúa Trời cho phép bạn đi qua các trũng chứ không chỉ trên đỉnh núi?

https://pastorrick.com/valleys-are-a-part-of-life/

 

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2023

KHI BẠN ĐI QUA THUNG LŨNG: BA SỰ THẬT CẦN NHỚ

 


TG: RICK WARREN — NGÀY 18 THÁNG 1 NĂM 2023

DG: Thang Chu

 

“Dù tôi đi qua trũng tối tăm nhất, tôi sẽ không sợ điều ác nào, vì Ngài cùng tôi(Thi Thiên 23:4 NIV).

 

lẽ bạn không ở trong trũng bóng chết ngay bây giờ, nhưng có lẽ bạn ở trong trũng khác.  Trũng là những nơi khó khăn trên hành trình của bạn, nơi bạn dễ nghi ngờ hoặc bỏ qua lòng tốt của Chúa.  Nhưng bạn luôn có thể tin cậy rằng Chúa sẽ đi qua trũng đó với bạn.  Và Ngài đã hứa sẽ đưa bạn qua bờ bên kia.

 

Thi Thiên 23:4 nói, “Dù tôi đi qua trũng tối tăm nhất, tôi sẽ không sợ điều ác nào, vì Ngài ở cùng tôi” (Thi Thiên 23:4 NIV).

 

Đây là ba sự thật cần nhớ khi bạn ở trong trũng:

 

1. Bạn không đơn độc.  Đức Chúa Trời ở cùng bạn.

Những bóng tối trong đời bạn là bằng chứng về sự hiện diện của ánh sáng.  Cách nào bạn đối phó với bóng?  Bạn quay lưng lại bóng tối và nhìn vào ánh sáng.  Chúa Jêsus phán: “Ta là ánh sáng cho thế gian! Hãy theo Ta, và con sẽ không đi trong bóng tối. Con sẽ có ánh sáng ban sự sống” (Giăng 8:12 CEV).

 

Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời là ánh sáng và rằng trong Ngài không có bóng tối chút nào.  Bạn cần ngừng tập trung vào những điều đen tối khiến bạn sợ: những hóa đơn đó, lo ngại sức khỏe, hoặc lo lắng về con cái hoặc cha mẹ già của bạn.  Khi bạn chuyển tập trung của mình khỏi sợ hãi, bạn có thể tập trung vào Chúa Cha.

 

2. Đức Chúa Trời có mục đích tốt lành cho trũng của bạn.

Chúa không thể làm điều ác.  Cả khi bạn đang đối diện các vấn đề, xung đột, đau buồn, sợ hãi, hoặc thất bại, Chúa vẫn hành động, tạo điều tốt từ trũng của bạn.

 

Rô-ma 5:3-5 nói, “Chúng ta vui mừng trong thống khổ mình, biết rằng thống khổ sanh nhịn nhục, nhịn nhục sanh chịu đựng, chịu đựng sanh đức tính, đức tính sanh hy vọng, và hy vọng không làm chúng ta hổ thẹn, vì tình yêu thương của Đức Chúa Trời đã đổ vào lòng chúng ta qua Thánh Linh, là Đấng đã được ban cho chúng ta” (ESV).

 

3. Phần thưởng sẽ tồn tại đời đời.

Bạn sẽ được thưởng vì trung tín với Đấng Christ trong trũng thất bại, trong trũng sợ hãi, trong trũng xung đột, trong trũng đau buồn, và trong trũng rắc rối.  Bạn sẽ ở thiên đường chưa đầy một phút trước khi nghĩ: “Tại sao mình đã phàn nàn nhiều vậy?  Tại sao mình đã lo lắng khi mình đi qua những thung lũng đó?  Chúa đã ngay đó với mình luôn, và Ngài đã tốt với mình luôn.”

 

Như Kinh Thánh nói: “Vì những khó khăn hiện tại của chúng ta nhỏ và sẽ không kéo dài lâu. Tuy nhiên chúng tạo cho chúng ta vinh hiển mà vượt xa chúng và sẽ tồn tại đời đời!” (2 Cô-rinh-tô 4:17 NLT).

 

THẢO LUẬN

·      Điều gì bạn sợ nhất lúc này?  Những dối trá nào bạn đang tin khiến bạn quá sợ vậy?

·      Cách nào bạn có thể được nhắc về lòng tốt của Chúa khi bạn đi qua trũng kế tiếp hoặc khi bạn phải xong cuộc đi qua trũng mà bạn đang ở lúc này?

·      Tại sao thật quan trọng tìm kiếm điều tốt mà Đức Chúa Trời đang thực hiện khi bạn đang ở trong trũng của mình chứ không phải chỉ sau khi bạn đã qua bờ kia?

 

Bạn sẽ theo Chúa Jêsus hôm nay chứ?

 

Đức Chúa Trời đã chứng tỏ lòng tốt của Ngài qua Con Ngài là Chúa Jêsus Christ.  Kinh Thánh chép: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16 CSB).

 

Bạn có sẵn sàng tin cậy Đức Chúa Trời hoàn thành lời hứa sống đời đời của Ngài không? Nếu vậy, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện đơn giản này: Lạy Đức Chúa Trời, tôi tin Chúa Jêsus Christ là Con của Ngài.  Tôi xưng nhận tôi đã phạm tội và tôi xin Ngài tha thứ.  Tôi tin rằng Chúa Jêsus đã chết để cất tội tôi và Ngài đã khiến Ngài ấy sống lại.  Tôi muốn tin cậy Chúa Jêsus là Cứu Chúa tôi và theo Ngài ấy là Chúa từ nay trở đi.  Xin hướng dẫn đời tôi và giúp tôi làm theo ý Ngài.  Tôi cầu nguyện nhân danh Chúa Jêsus. A-men."

https://pastorrick.com/when-you-walk-through-the-valley-three-truths-to-remember/

 

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

THỂ NÀO CHÚA DÙNG ĐAU BUỒN GIÚP BẠN LỚN

 


TG: RICK WARREN — NGÀY 12 THÁNG 1 NĂM 2023

DG: Thang Chu

 

“Chúng ta biết rằng trong mọi sự, Đức Chúa Trời hành động đem điều tốt cho người yêu mến Ngài(Rô-ma 8:28 NIV).

 

Đau buồn, mất mát, và đau đớn là những phần bất khả phân cuộc sống.  Nhưng bạn có biết rằng Đức Chúa Trời dùng những điều này để giúp bạn tăng trưởng không?  Ngài làm nó theo ba cách.

 

Đầu tiên, Chúa dùng nỗi đau để gây chú ý cho bạn.  C. S. Lewis viết, “Chúa thì thầm với chúng ta trong niềm vui của chúng ta, nói trong lương tâm chúng ta, nhưng hét lớn trong nỗi đau chúng ta.”  Nỗi đau là cái loa của Chúa.  Bạn hiếm khi thay đổi khi thấy ánh sáng.  Bạn thay đổi khi bạn cảm thấy nhiệt nóng.

 

Châm Ngôn 20:30 nói: “Đôi khi cần kinh nghiệm đau đớn mới khiến chúng ta thay đổi đường lối mình” (GNT).

 

Thứ hai, Chúa mang điều tốt từ điều xấu.  Một trong những câu nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh là Rô-ma 8:28: “Chúng ta biết rằng mọi sự Đức Chúa Trời đều làm ích cho những ai yêu mến Ngài” (NIV).

 

Khi bạn trải qua một mất mát, đó là cơ hội trưởng thành đức tính.  Bạn không thể kiểm soát nỗi đau mà mình trải qua, nhưng bạn có thể quyết định liệu nó sẽ khiến bạn cay đắng hay tốt hơn.  Bạn có thể quyết định xem đó sẽ là bước đệm hay trở ngại.  Bạn phải nhớ rằng, ngay cả trong nỗi đau của bạn, Chúa vẫn làm việc vì lợi ích bạn.

 

Thứ ba, Đức Chúa Trời chuẩn bị bạn cho cõi đời đời.  Kinh Thánh nói trong 2 Cô-rinh-tô 4:17-18: “Những khó khăn nhỏ này đang chuẩn bị chúng ta sẵn sàng cho vinh hiển đời đời, khiến mọi khó khăn chúng ta như chẳng là gì. Những cái hữu hình không tồn tại mãi, nhưng những cái vô hình là vĩnh cửu. Đây là lý do chúng ta để tâm trí vào những cái không thể thấy (CEV).

 

Bạn có lẽ đã nghe tôi nói trước đây rằng bạn sẽ không mang xe hơi mình vào thiên đường.  Bạn sẽ không mang điện thoại thông minh và y phục mình vào thiên đường.  Bạn không mang sự nghiệp mình vào thiên đường.  Nhưng bạn sẽ mang đức tính bạn.  Bạn sẽ mang chính bạn.

 

Đức Chúa Trời quan tâm đến sự phát triển đức tính bạn hơn là sự thoải mái của bạn.  Tại sao?  Bởi bạn sẽ có nhiều thời gian để sống không đau đớn và buồn phiền trên thiên đường, nhưng bây giờ không phải lúc cho điều đó; đây là giai đoạn chuẩn bị.  Đây là giai đoạn học hỏi.  Đây là tác động làm nóng.  Chúa sử dụng những khó khăn của bạn ở đây trên Trần Thế để giúp bạn sẵn sàng cho vinh quang vĩnh cửu.  Đó là niềm an ủi.

 

Khi bạn đau đớn, bạn cần hỏi: “Chúa đang làm gì vậy?”  Có phải Ngài đang cố gây chú ý của bạn?  Có phải Ngài đang cố mang điều tốt từ điều xấu?  Có phải Ngài đang chuẩn bị đức tính bạn cho thiên đường?

 

Bất kể gì, bạn có thể tin cậy rằng Chúa sẽ dùng nỗi đau bạn để giúp bạn trưởng thành.

 

THẢO LUẬN

·      Nghĩa là gì việc Đức Chúa Trời đang hành động vì lợi ích bạn?  Có phải nghĩa là Đức Chúa Trời chỉ để những điều tốt xảy ra cho tín đồ?

·      Tại sao thường dễ tập trung vào thực tế hôm nay hơn vào lời hứa thiên đàng?

·      Thể nào bạn có thể chuẩn bị chính mình ngay bây giờ để bạn sẵn sàng nghe từ Chúa khi bạn ở trong kỳ đau đớn?

https://pastorrick.com/how-god-uses-grief-to-help-you-grow/

 

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023

CHÚA TĂNG ĐỨC TIN BẠN QUA CẦU NGUYỆN

 


TG: RICK WARREN — NGÀY 11 THÁNG 1 NĂM 2023

DG: Thang Chu

 

“Hãy xin sẽ được; hãy tìm con sẽ thấy; hãy gõ và cửa sẽ mở cho con (Ma-thi-ơ 7:7 NIV).

 

Đức Chúa Trời không chỉ có thể thỏa đáp mọi nhu cầu bạn; Ngài nôn nóng thỏa đáp chúng!  Nhưng khi bạn quên thể nào Đức Chúa Trời hứa giúp bạn, thật dễ ngừng cầu xin Ngài giúp và bắt đầu dựa vào chính mình.

 

Có lẽ bạn chỉ cầu xin Chúa “chuyện lớn” chứ không “chuyện nhỏ.”  Thử đoán xem?  Mọi chuyện đều nhỏ với Chúa.  Không yêu cầu nào của bạn là lớn trong mắt Chúa.  Ngài đếm từng sợi tóc trên đầu bạn, và Ngài biết có bao nhiêu sợi rơi trong bồn sáng nay.

 

Bạn không làm phiền Chúa khi bạn dâng Ngài lời cầu xin; NgàiĐấng đã lập hệ thống cầu nguyện ngay từ đầu.  Đó là lý do Tân Ước bảo bạn hơn 20 lần hãy cầu xin bất cứ gì bạn cần trong cầu nguyện.  Ma-thi-ơ 7:7 nói: “Hãy xin sẽ được; hãy tìm và con sẽ thấy; hãy gõ và cửa sẽ mở cho con” (Ma-thi-ơ 7:7 NIV). (NIV).

 

Đôi khi, thay vì cầu xin Chúa gì đó, bạn chỉ lo lắng nó.  Nhưng nếu chuyện đủ lớn để lo lắng về nó, thì đủ lớn để cầu nguyện về nó.  Lo lắng sẽ không giải quyết gì, nhưng cầu nguyện có.

 

Đức Chúa Trời tăng trưởng đức tin và lòng tin cậy của bạn cùng cách cha mẹ dạy con cái tin cậy.  Kinh Thánh nói,

Nếu ngươi . . . biết cho con mình những món quà tốt, thì Cha trời ngươi sẽ cho nhiều hơn biết bao . . . cho kẻ xin Ngài” (Lu-ca 11:13 NLT).

 

Đây là cách hành động giữa cha mẹ và con cái.  Đầu tiên, con cái nhận ra nhu cầu chưa được thỏa đáp.  Thứ hai, con cái bày tỏ nhu cầu đó.  Thứ ba, cha mẹ thỏa đáp nhu cầu đó.

 

Chúa cũng sử dụng chu kỳ này để dạy bạn cách tin cậy Ngài: Bạn có nhu cầu chưa được thỏa đáp.  Bạn bày tỏ nhu cầu chưa được thỏa đáp đó với Chúa.  Ngài thỏa đáp nhu cầu đó, và bạn học được cách tin cậy Ngài hơn.

 

Nếu bạn không bày tỏ nhu cầu mình với Chúa, làm sao bạn có thể lớn lên trong sự tin cậy?

 

Khi bạn cầu xin Chúa, Ngài sẽ luôn chứng minh lòng tốt Ngài.  Nhưng đôi khi bạn sẽ phải kiên nhẫn chờ đợi thời điểm Chúa đến.  Ngài thường không cho câu trả lời ngay vì muốn thử đức tin bạn.

 

Tiến lên—hãy thử hôm nay.  Hãy dâng những nhu cầu bạn cho Chúa trong cầu nguyện.  Rồi để ý thể nào Ngài trả lời lời cầu nguyện của bạn và thỏa đáp những nhu cầu đó.  Bạn sẽ học tin cậy rằng Đức Chúa Trời đáng tin cậy và bạn có thể dựa Ngài, bất kể gì xảy ra.

 

THẢO LUẬN

·      Điều gì dối trá về bản thân hoặc về Đức Chúa Trời khiến bạn không xin Ngài giúp?

·      Một trong những cách chính mà Đức Chúa Trời thử lòng tin cậy và đức tin bạn nơi Ngài là qua tài chính của bạn.  Tại sao bạn nghĩ điều này là vậy?

·      Bạn cần giúp gì hôm nay?  Hãy bắt đầu bằng bày tỏ lòng biết ơn về điều Chúa đã làm cho bạn, rồi cầu xin Ngài giúp.

https://pastorrick.com/god-grows-your-faith-through-prayer/