Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

LO LẮNG KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC GÌ



TG: Rick Warren - ngày 31 tháng 3 năm 2020

“Đừng lo lắng về sự sống mình, cái gì mình sẽ ăn hoặc uống; hoặc về thân thể mình, cáimình sẽ mặc.  Không phải sự sống quý hơn thức ăn sao, và thân thể hơn y phục sao?(Ma-thi-ơ 6:25 NIV)

Lo lắng thực ra là vấn đề điều khiển.  Nó cố gắng điều khiển cái không thể điều khiển.  Chúng ta không thể điều khiển kinh tế, nên chúng ta lo lắng về kinh tế.  Chúng ta không thể điều khiển con cái chúng ta, nên chúng ta lo lắng về con cái chúng ta.  Chúng ta không thể điều khiển tương lai, nên chúng ta lo lắng về tương lai.

Nhưng lo lắng không bao giờ giải quyết được bất cứ gì!  Nó hầm mà không chín.

Chúa Giê-su thực sự đưa ra bốn lý do bạn không cần lo lắng trong Bài Giảng trên Núi.

1. Lo lắng là lý.
Ma-thi-ơ 6:25 nói, “Đừng lo lắng về sự sống mình, cái gì mình sẽ ăn hoặc uống; hoặc về thân thể mình, cái gì mình sẽ mặc.  Không phải sự sống quý hơn thức ăn sao, và thân thể hơn y phục sao?” (Ma-thi-ơ 6:25 NIV).

Chúa Giêsu đang nói, nếu nó không bền, thì đừng lo lắng nó.  Lo lắng cái gì đó bạn có thể thay đổi được thì thật là ngu ngốc.  Lo lắng cái gì đó bạn không thể thay đổi được thì thật là vô ích.  Dẫu cách nào, thật vôkhi lo lắng.

2. Lo lắng là bất thường.
Chúa Giêsu cho chúng ta minh họa từ thiên nhiên trong Ma-thi-ơ 6:26: Hãy nhìn chim trời; chúng không gieo hoặc gặt hoặc chứa kho, nhưng Cha trời các con cho chúng ăn. Các con há chẳng quý hơn chúng nhiều sao?" (NIV). 

Có một cái duy nhất trong tất cả các tạo vật của Chúa mà lo lắng: loài người.  Chúng tatạo vật duy nhất được Chúa tạo ra mà không tin tưởng Ngài, và Chúa nói điều này không tự nhiên.

3. Lo lắng là ích.
Nó không thay đổi được bất cứ gì.  Ma-thi-ơ 6:27 nói, Có ai trong các con vì lo lắng mà  thêm một khắc nào cho đời mình không? (NIV).  Khi bạn lo lắng về một vấn đề, nó không mang cho bạn một tấc nào gần hơn cho giải pháp.  Nó giống như ngồi trong ghế đu đưa—rất nhiều hoạt động, năng lượng, và chuyển động, nhưng không tiến được.  Lo lắng không thay đổi bất cứ gì ngoại trừ bạn.   khiến bạn khốn khổ!

4. Lo lắng là không cần thiết.
Ma-thi-ơ 6:30 nói, Nếu đó là cách Chúa mặc khoác cho cỏ đồng, là giống nay còn và mai bị ném vào lửa, Ngài sẽ không mặc khoác nhiều hơn cho các con sao—hỡi kẻ yếu đức tin? (NIV).  Nếu bạn tin Chúa, bạn không cần phải lo lắng.  Tại sao?  Bởi Ngài đã hứa sẽ chăm sóc tất cả các nhu cầu của bạn: “Chúa sẽ đáp ứng mọi nhu cầu anh chị em theo sự giàu có vinh hiển của Ngài trong Chúa Giêsu Christ” (Phi-líp 4:19 NIV).

Điều đó gồm các hóa đơn của bạn, xung đột quan hệ, ước mơ, mục tiêu, ước vọng, và các vấn đề sức khỏe mà bạn không biết phải làm gì.  Chúa sẽ thỏa đáp tất cả nhu cầu bạn trong đấng Christ.

Đừng lo lắng nó!

THẢO LUẬN
·      Những lời hứa nào từ Chúa bạn có thể tập trung vào thay vì lo lắng?
·      Hãy nghĩ về cái gì đó mà bạn từng lo lắng.  Một bước hành động nào bạn có thể thực hiện thay vì lo lắng?
·      Thể nào cầu nguyện giúp giữ bạn không lo lắng?

Chúa ban cho bạn sự cứu rỗi.  Và hôm nay là ngày để tiếp nhận nó.

Khi bạn nói, Chưa,” bạn đang thực sự nói khôngvới Chúa.  Kinh Thánh nói trong 2 Cô-rinh-tô 6:2, Ngay lúc này Chúa sẵn sàng chào đón anh chị em.  Hôm nay Ngài sẵn sàng cứu anh chị em” (TLB).

Cách nào bạn tiếp nhận sự cứu rỗi?  Bạn xoay từ chính mình vào Chúa.  Bạn tin cậy đấng Christ sẽ đến trong đời bạn, tha thứ tội lỗi bạn và khiến bạn thành người mà Ngài muốn bạn là.

Nếu bạn sẵn sàng tiếp nhận sự cứu rỗi của Chúa, bạn có thể cầu nguyện lời cầu nguyện này: Chúa Giêsu ôi, tôi muốn biết Ngài cách riêng tư.  Cảm ơn Ngài đã chết trên thập giá vì tội lỗi tôi.  Tôi mở cửa đời tôi và nhận Ngài Đấng Cứu Thế và Chúa tôi.  Cảm ơn Ngài đã tha thứ tôi về tội lỗi tôi và cho tôi sự sống đời đời.  Hãy điều khiển đời tôi.  Hãy khiến tôi là kiểu người mà Ngài muốn tôi là.


Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

BỐN LÝ DO TIẾP TỤC CẦU NGUYỆN cho CÂU TRẢ LỜI



TG: Rick Warren - ngày 30 tháng 3 năm 2020

Hãy luôn cảnh giác và bền bỉ cầu nguyện(Ê-phê-sô 6:18 NLT)

Tại sao bạn nên bền bỉ cầu nguyện, như Ê-phê-sô 6:18 nói, ngay cả khi bạn không nhận được câu trả lời?  Có bốn lý do.

Cầu nguyện bền bỉ tập trung vào sự chú ý của bạn.
Khi bạn cầu nguyện cho điều gì đó lặp đi lặp lại, nó không nhắc nhở Chúa.  Ngài không cần nhắc!  Điều đó nhắc chính bạn ai là nguồn của câu trả lời và nguồn của tất cả nhu cầu của bạn.  Nếu mọi lời cầu nguyện bạn từng cầu nguyện được trả lời lập tức, hai điều ắt là sự thật.  Đầu tiên, cầu nguyện sẽ trở thành vũ khí hủy diệt.  Thứ hai, bạn không bao giờ nghĩ về Chúa vì Ngài ắt trở thành máy bán hàng tự động.  Nếu mỗi lần bạn cầu nguyện bạn có kết quả lập tức, tất cả những gì bạn nghĩ đến là sự ban phước.  Chúa muốn bạn nghĩ về Đấng Ban Phước.

Cầu nguyện bền bỉ minh định yêu cầu của bạn.
Một câu trả lời chậm trễ sẽ cho bạn thời gian để minh định chính xác điều bạn muốn và tinh lọc lời cầu nguyện của bạn.  Khi bạn cầu nguyện bền bỉ với Cha trời, nó sẽ tách những khát khao sâu sắc khỏi những ý thích bất chợt.  Nó nói, Chúa ơi, tôi thực sự quan tâm điều này. Không phải Chúa không muốn trả lời những lời cầu nguyện của bạn.  Ngài muốn.  Nhưng chỉ là Ngài muốn bạn chắc chắn về điều bạn thực sự muốn.

Cầu nguyện bền bỉ trắc nghiệm đức tin bạn.
Gia-cơ 1:3-4 nói, Khi đức tin anh chị em được trắc nghiệm, sức chịu đựng của anh chị em có cơ hội phát triển.  Vậy hãy để nó phát triển, vì khi sức chịu đựng của anh chị em được phát triển đầy đủ, anh chị em sẽ hoàn hảo và hoàn thành, không cần gì cả (NLT). Cách duy nhất bạn có thể tăng trưởng đến trưởng thành tâm linh là đức tin bạn được trắc nghiệm.  Một trong những cách mà Chúa sẽ trắc nghiệm đức tin bạn là bằng cách trì hoãn một số câu trả lời cho những lời cầu nguyện của bạn.

Cầu nguyện bền bỉ chuẩn bị lòng bạn cho câu trả lời.
Khi bạn đưa ra một yêu cầu của Chúa, Chúa hầu như luôn muốn trả lời theo cách tốt hơn bạn đã cầu nguyện.  Đôi khi Chúa từ chối những lời cầu nguyện của bạn bởi vì bạn suy nghĩ và yêu cầu quá nhỏ.  Ngài muốn cho bạn cái gì đó lớn hơn!  Nhưng trước tiên, Ngài phải chuẩn bị bạn về điều đó.  Vì vậy Chúa dùng sự chậm trễ trong việc trả lời cầu nguyện để giúp bạn trưởng thành, sẵn sàng, và chuẩn bị cho câu trả lời lớn hơn và tốt hơn.

Hãy nhớ rằng, “Chúa có thể làm nhiều, nhiều hơn bất cứ gì chúng ta có thể cầu xin hoặc tưởng tượng nổi” (Ê-phê-sô 3:20 NCV).

THẢO LUẬN
·      Bạn đã cầu nguyện điều gì trong một thời gian dài?  Cách nào bạn cần tinh lọc yêu cầu của bạn?
·      Nếu Chúa đang trắc nghiệm bạn ngay bây giờ bằng cách trì hoãn trả lời cho lời cầu nguyện của bạn, thể nào bạn có thể cho Ngài thấy rằng bạn muốn tăng trưởngtiếp nhận ý muốn và mục đích của Ngài cho bạn?
·      Hãy nghĩ về điều gì đó mà bạn đã cầu nguyện trong nhiều năm mà Chúa không bao giờ ban cho.  Thể nào bạn thấy rằng sự từ chối của Ngài thực sự là phước hạnh trong đời bạn?

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

CÁI GÌ ĐANG ĐIỀU KHIỂN BẠN



TG: Rick Warren - ngày 29 tháng 3 năm 2020

Đừng để tội lỗi điều khiển cách anh chị em sống; đừng lậm vào ham muốn tội lỗi . . . Thay vì thế, hãy dâng mình hoàn toàn cho Chúa, vì anh chị em đã chết, nhưng bây giờ anh chị em được đời sống mới.  Vậy hãy dùng cả thân mình như công cụ làm điều phải cho vinh hiển Chúa” (Rô-ma 6:12-13 NLT).

Mỗi ngày bạn bị điều khiển bởi cái gì đó.

Bạn có lẽ bị điều khiển bởi cái tôi của chính bạn hoặc bởi những kỳ vọng của người khác.  Bạn có thể bị điều khiển bởi nỗi sợ hãi, cảm giác tội lỗi, oán giận, hoặc cay đắng.  Bạn có thể bị điều khiển bởi một vật chất hoặc một thói quen.  Then chốt là bạn bị kiểm soát bởi một cái gì đó mỗi ngày.

Tự do đến khi bạn chọn cái gì sẽ điều khiển bạn.  Khi bạn chọn Chúa Giêsu Christ điều khiển đời bạn, khi bạn được làm chủ bởi đấng Chủ Nhân, bạn có thể làm chủ mọi thứ khác.  Nếu Chúa không là số một trong đời bạn, thì cái gì đó khác sẽ là, và nó sẽ điều khiển bạn đến độ tiêu cực.  Khi đấng Christ kiểm soát đời bạn, Ngài luôn đưa bạn vào đúng hướng.

Rô-ma 6:12-13 nói, “Đừng để tội lỗi điều khiển cách anh chị em sống; đừng lậm vào ham muốn tội lỗi . . . Thay vì thế, hãy dâng mình hoàn toàn cho Chúa, vì anh chị em đã chết, nhưng bây giờ anh chị em được đời sống mới.  Vậy hãy dùng cả thân mình như công cụ làm điều phải cho vinh hiển Chúa” (Rô-ma 6:12-13 NLT).

Việc trao quyền điều khiển cho đấng Christ là một lựa chọn.  Đây là một số bước để giúp bạn làm điều này:

·      Thừa nhận rằng bạn đã cố đóng vai Chúa.
·      Thừa nhận rằng bạn không thể thay đổi bằng sức riêng.
·      Hạ mình xin Chúa giúp bạn thay đổi.
·      Thành thật với người khác về những điều cần thay đổi trong đời bạn.
·      Đưa Chúa Giêsu Christ toàn quyền sở hữu đời bạn.

Bạn có thực sự muốn thay đổi?  Bạn có sẵn sàng làm những điều này?  Bạn nói, “Tôi quá mệt mỏi vì cố gắng và thất bại.  Hãy ngừng cố gắng.  Thay vào đó, hãy bắt đầu tin cậy.  Chúa cho bạn lựa chọn hoặc phụ thuộc Ngài hoặc phụ thuộc bản thân.  Kết quả là hoặc tự do hoặc thất vọng.

Tại sao không trao tất cả cho đấng Christ?  Bạn có gì để mất?

THẢO LUẬN
·      Những đặc điểm hoặc hoàn cảnh nào khiến bạn không đưa quyền kiểm soát đời bạn cho Chúa?
·      Những cách nào bạn đã cố đóng vai Chúa?
·      Bạn nghĩ nghĩa là gì khi dâng chính mình hoàn toàn cho Chúa?

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

KHI CHÚA KHÔNG LẬP TỨC TRẢ LỜI, THÌ HÃY NHỚ ĐIỀU NÀY



TG: Rick Warren - ngày 28 tháng 3 năm 2020

Tôi chờ đợi một cách kỳ vọng, tin cậy Chúa giúp đỡ, vì Ngài đã hứa(Thi Thiên 130:5 TLB).

Chúa muốn bạn kiên nhẫn chờ đợi Ngài trả lời lời cầu nguyện của bạn, nhưng Ngài cũng muốn bạn chờ đợi một cách kỳ vọng.  Hãy có đức tin.  Hãy tin cậy Chúa đã nghe và trả lời.  Khi bạn chờ đợi một cách kỳ vọng, bạn cho Chúa thấy rằng bạn tin những lời hứa của Ngài.  Bạn tin Ngài sẽ giữ lời Ngài.

Daniel Boone, nhà tiên phong nổi tiếng, từng được hỏi, “Anh đã bao giờ bị lạc trong hoang mạc chưa?  Anh nói, “Chưa, tôi không bao giờ bị lạc.  Tôi hoang mang trong nhiều tuần liền, nhưng tôi không bao giờ bị lạc.”

Một số bạn có thể cảm thấy hoang mang ngay bây giờ.  Bạn đang hoang mang về hôn nhân mình: “Tôi đang cầu nguyện cho nó tốt hơn, nhưng nó không xảy ra. Bạn đang hoang mang về sự nghiệp mình: “Tôi có phải đi lên, xuống, hoặc thay đổi công việc không? Bạn hoang mang về các mối quan hệ.  Bạn có lẽ cảm thấy bất lực và vô vọng, như là bạn không thể làm bất cứ gì để thay đổi tình huống bằng sức riêng.

Đừng nản lòng!  Đừng bỏ cuộc!  Hãy nhìn lên.  Hãy quay sang cầu nguyện.  Tôi đã có nhiều yêu cầu trong đời mà tôi đã cầu nguyện với Chúa mà chưa bao giờ được trả lời.  Tôi có thể nghĩ về một lời cầu nguyện mà tôi đã cầu nguyện gần như mỗi ngày trong 24 năm, và nó đã không được trả lời.  Tôi không biết tại sao Chúa không chọn trả lời lời cầu nguyện đó, và tôi không hiểu điều đó.  Nhưng tôi đã quyết định điều này: Dù Chúa có trả lời lời cầu nguyện đó hay không, tôi có chết vẫn tin vào lời hứa của Ngài.  Bởi vì Chúa là Chúa tốt lành, và Ngài biết điều gì tốt nhất, ngay cả khi tôi không hiểu điều đó.

Khi Chúa không trả lời lời cầu nguyện của bạn, bạn cần nhớ một vài sự thật rất quan trọng: Đầu tiên, Chúa đang kiểm soát, còn bạn thì không.  Ngài biết rõ điều bạn cần hơn bạn biết.  Không núi nào quá cao đến nỗi Ngài không thể dời nó.  Không vấn đề nào quá sâu đến nỗi Ngài không thể giải quyết nó.  Không nỗi buồn nào quá đậm đến nỗi Ngài không thể xoa dịu nó.  Chúa đang kiểm soát, và Ngài kế hoạch.

Điều thứ hai bạn cần nhớ là dù bạn có nhận được câu trả lời hay không, Chúa sẽ tôn trọng sự kiên nhẫn của bạn—nếu không ở thế giới này thì ở cõi vĩnh hằng.

Tôi chờ đợi cách một cách kỳ vọng, tin cậy Chúa giúp đỡ, vì Ngài đã hứa(Thi Thiên 130:5 TLB).

THẢO LUẬN
·      Những lời hứa nào từ Chúa bạn có thể tuyên bố trong khi bạn chờ đợi Ngài trả lời lời cầu nguyện của bạn?
·      Thể nào Chúa đã bày tỏ sự trung tín của Ngài với bạn trong quá khứ?
·      Bạn mong đợi Chúa làm gì trong đời bạn?  Thể nào sự kỳ vọng của bạn phản ánh sự vĩ đại của Ngài?

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

LÀM GÌ TRONG KHI BẠN CHỜ CÂU TRẢ LỜI



TG: Rick Warren - 27 tháng 3 năm 2020

“Hãy yên lặng trong sự hiện diện của CHÚA, và kiên nhẫn chờ Ngài hành động.(Thi thiên 37:7 NLT).

Chúa muốn bạn làm gì trong khi bạn đang chờ đợi câu trả lời cho lời cầu nguyện của bạn?

Thi-thiên 37:7 nói, “Hãy yên lặng trong sự hiện diện của CHÚA, và kiên nhẫn Ngài hành động” (NLT).  Chúa muốn bạn kiên nhẫn chờ Ngài trả lời lời cầu nguyện của bạn.

Tuy nhiên, giống như những đứa trẻ 2 tuổi, chúng ta ngọ nguậy tâm linh trong khi chúng ta đang chờ Chúa trả lời một lời cầu nguyện.  Chúng ta lo lắng và bồn chồn. Chúng ta muốn nhảy lên và làm điều gì đó.  Nhưng Chúa nói, “Hãy kiên nhẫn chờ đợi. Đứng yên.  Hãy xem Ta hành động.  Đừng bồn chồn, đừng căng thẳng, đừng cố tự nhúng tay.”

Và, đừng bao giờ mắc lỗi Áp-ra-ham trong Cựu Ước khi cố là câu trả lời cho lời cầu nguyện của chính bạn.  Nó sẽ gây ra tất cả các loại vấn đề!  Một ngày nọ, Chúa bảo Áp-ra-ham rằng Ngài sẽ khiến ông là cha một quốc gia vĩ đại.  Chỉ có hai vấn đề: Áp-ra-ham đã 99 tuổi và ông không con.  Áp-ra-ham nhìn vào cơ thể chính mình và nói, Tôi không nghĩ vậy, Chúa ơi! ông nhìn vợ mình là Sa-ra, người vô sinh, và nói, “Gấp đôi lần không thể!  Chuyện đó sẽ không xảy ra.

Vì vậy, Áp-ra-ham đã tự nhúng tay giải quyết và sinh con với người hầu gái của vợ ông, cô A-ga.  Áp-ra-ham nói, “Đây là câu trả lời của tôi cho lời cầu nguyện!  Tôi đã có một con trai ở tuổi 99.  Tên nó là Ích-ma-ên.”  Chúa nói, “Không, không.  Ngươi lầm điểm đó.  Đó không là câu trả lời của Ta cho lời cầu nguyện.  Đó là câu trả lời của riêng ngươi cho lời cầu nguyện.  Ta có một cậu bé phép lạ là đứa sắp đến, và Sa-ra sẽ là mẹ nó.  Ngươi sẽ đặt tên nó là I-sác.”  I-sác nghĩa là “người cười.”  Khi Sa-ra được báo rằng bà sẽ mang thai, Kinh Thánh nói rằng bà cười vì bà không tin Chúa.

Nhưng Chúa đã có tiếng cười cuối cùng.  I-sác được sinh ra, và nó bắt đầu cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa anh và Ích-ma-ên mà chúng ta vẫn đang trả giá cho đến nay.  Mối quan hệ căng thẳng giữa người Do Thái và người Ả Rập đều bắt đầu vì Áp-ra-ham cố tình trả lời yêu cầu cho lời cầu nguyện của chính mình.

Bất cứ khi nào bạn cố trả lời lời cầu nguyện của riêng bạn, bạn đang xin rắc rối.  Thay vì thế, hãy kiên nhẫn chờ đợi và xem Chúa hành động.

THẢO LUẬN
·      Bạn có thể làm gì để giúp bạn tập trung vào Chúa trong khi bạn kiên nhẫn chờ đợi Ngài hành động?
·      Xu hướng của bạn là gì khi bạn chờ đợi Chúa hành động?  Bạn làm gì sau khi bạn yêu cầu điều gì đó từ Ngài trong lời cầu nguyện?
·      Cách nào bạn tăng trưởng tâm linh trong thời gian khi bạn phải chờ đợi Chúa?

Bác sĩ vô thần ở Ý đã tìm thấy Chúa khi đang làm nhiệm vụ chống lại COVID-19.

- Luôn luôn tìm kiếm thể nào Thiên Chúa đang chuyển động!

 Bác sĩ vô thần, BS. Julian Urban, từ Ý nhận ra rằng anh ta cần phải bắt đầu cầu xin Chúa giúp đỡ giữa đại dịch COVID-19 tấn công đất nước họ khi làm nhiệm vụ.

 Trong một bài đăng trên Facebook của Jim McCarthy, anh đã chia sẻ một lời chứng mạnh mẽ từ một bác sĩ gửi từ người bạn của anh đến từ Ý.

- Lời khai của một bác sĩ vô thần người Ý.

 Bác sĩ y khoa 38 tuổi đang phục vụ trong một bệnh viện ở vùng Bologna, Ý.  Bác sĩ Julian kể lại những gì họ đã trải qua trong bệnh viện khi chiến đấu chống lại COVID-19.

 Anh ấy tuyên bố, "Không bao giờ trong những cơn ác mộng đen tối nhất của tôi, tôi tưởng tượng noi tôi sẽ thấy và trải nghiệm những gì đang diễn ra ở Ý trong bệnh viện của chúng tôi trong ba tuần qua.  Cơn ác mộng tuôn trào, và dòng sông ngày càng lớn hơn."

 Sau đó, bác sĩ mô tả thế nào một vài bệnh nhân đột nhiên trở thành hàng trăm.

 Và anh ấy nói, "Ngay bây giờ, chúng tôi không còn là bác sĩ nữa, mà là những người sắp xếp quyết định ai nên sống và ai nên được đưa về nhà để chết, mặc dù tất cả những bệnh nhân này đã đóng thuế y tế của Ý trong suốt cuộc đời của họ."

 Tuy nhiên, giữa tình huống khó này xảy ra bên trong bệnh viện, một số bác sĩ đã biết đến Chúa.

- Gặp gỡ một mục sư cao tuổi

Bác sĩ Julian thuật lại, "Đến tận hai tuần trước, tôi và đồng nghiệp là những người vô thần.  Đó là bình thường bởi vì chúng tôi là bác sĩ.  Chúng tôi đã học được rằng khoa học loại trừ sự hiện diện của Thiên Chúa."

 Anh ta làm chứng rằng anh ta đã chế giễu cha mẹ anh ta đi nhà thờ trong quá khứ.  Và tất cả đã thay đổi như thế nào sau khi gặp một mục sư được đưa vào bệnh viện.

"Chín ngày trước, một mục sư 75 tuổi được đưa vào bệnh viện.  Ông ấy là người tốt bụng.  Ông ấy bị khó thở nghiêm trọng," bác sĩ Julian kể lại.

 "Ông ấy có một quyển Kinh thánh với ổng và gây ấn tượng với chúng tôi bằng cách ổng đọc nó cho những người hấp hối khi ổng nắm tay họ.  Chúng tôi, các bác sĩ, tất cả đều mệt mỏi, chán nản, tâm lý và thể chất cạn kiệt.  Khi có thời gian, chúng tôi lắng nghe ổng.  Chúng tôi đã đến mức giới hạn của chúng tôi.  Chúng tôi không thể làm gì hơn.  Mọi người đang chết mỗi ngày.  Chúng tôi kiệt sức.  Chúng tôi có hai đồng nghiệp đã chết và những người khác đã bị nhiễm bệnh."

 Sau đó, anh ấy và các đồng nghiệp của mình nhận ra, "Chúng ta cần bắt đầu cầu xin Chúa giúp đỡ."

 Anh làm chứng, "Khi chúng tôi nói chuyện với nhau, chúng tôi không thể tin được, mặc dù chúng tôi đã từng là những người vô thần quyết liệt, chúng tôi hiện đang tìm kiếm bình an, cầu xin Chúa giúp chúng tôi tiếp tục để chúng tôi có thể chăm sóc bệnh nhân."

Bác sĩ Julian, sau đó, tiết lộ rằng mục sư 75 tuổi đã chết.

 Anh ta nói, mặc dù đã có hơn 120 người chết ở đây trong ba tuần, chúng tôi không bị tiêu tùng.  Ông ấy [vị mục sư] đã xoay sở, bất chấp tình trạng và những khó khăn của chúng tôi, để mang đến chúng tôi BÌNH AN mà chúng tôi không còn hy vọng tìm thấy.  Mục sư đó đã về với Chúa, và chúng tôi sẽ sớm theo ông nếu vấn đề tiếp tục như thế này."

- Biết ơn trong việc tìm kiếm Chúa

 Nhưng bất chấp mối đe dọa đối với sức khỏe của họ, bác sĩ Julian bày tỏ lòng biết ơn vì ông đã tìm thấy Chúa một lần nữa.

 "Tôi đã không ở nhà sáu ngày.  Tôi không biết khi nào tôi đã ăn lần cuối," anh nói.  Và nhận ra "cái vô giá trị trên trần gian này" của anh ấy và muốn dùng hơi thở cuối cùng của mình để giúp đỡ người khác.

 Hơn nữa, người cựu vô thần đó đã tuyên bố, "Tôi rất vui khi được TRỞ LẠI với Chúa trong khi tôi bao quanh bởi sự đau khổ và cái chết của những chiến hữu của tôi."

 Lời chứng này khá nhắc nhở chúng ta rằng có một tác động tinh thần sâu sắc xảy ra trong cuộc khủng hoảng này.  Chúa đang làm việc đằng sau hậu trường!

 "Cũng vậy, hãy để ánh sáng các con tỏa sáng trước những người khác, để họ có thể thấy những việc làm tốt của các con và ngợi khen Cha các con ở trên trời" (Ma-thi-ơ 5:16).

https://godtv.com/atheist-doctor-italy-found-god-covid-19/

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

ĐÃ ĐẾN LÚC ĐỐI DIỆN SỰ THẬT



TG: Rick Warren - ngày 26 tháng 3 năm 2020

Nếu chúng ta nói mình không có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta.(1 Giăng 1:8 NIV).

Tội lỗi luôn liên quan đến sự tự lừa dối.  Ngay lúc bạn phạm tội, bạn đang tự lừa dối mình vì bạn nghĩ rằng điều bạn đang làm sẽ thực sự mang lại kết quả tốt hơn điều Chúa đã bảo bạn làm.

Để ngừng tự đánh bại mình, bạn phải ngừng tự lừa dối mình.  Bạn cần nhìn trung thực về đời bạn, đối diện sự thật và đối phó các vấn đề.  Điều nào trong đời bạn mà bạn đang giả vờ nó không là vấn đề hoặc bạn không nghiện nó?  Điều nào bạn đang nói “Nó chẳng phải chuyện lớn”?

Thật không quan trọng hoặc bạn có chích heroin hoặc xài hết thẻ MasterCard hay không, hoặc bạn đang đọc truyện khiêu dâm hoặc tiểu thuyết rác rưởi hay không—bạn sử dụng tất cả nó để cố thoát cơn đau và tội lỗi bạn.  Nhưng bạn sẽ không được lành cho đến khi bạn thừa nhận gốc rễ của vấn đề.

Bạn không cần phải chạm tận cùng đáy đá trước khi bạn thực sự thay đổi.  Bạn không phải đi con đường hủy diệt.  Bạn có thể thừa nhận gốc rễ vấn đề và rồi đối phó nó.

Khi được hỏi, “Điều gi là vấn đề lớn nhất mà bạn gặp phải?” các cố vấn của hội thánh sẽ nói đi nói lại, Người ta chờ đợi quá lâu trước khi họ yêu cầu giúp đỡ.  Rồi gần như không thể quay lại.  Hầu hết mọi người đều phủ nhận vấn đề, đợi đến khi quá muộn, và rồi trải qua đau đớn không cần thiết.

Kinh Thánh nói rằng, “Nếu chúng ta nói mình không có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta.” (1 Giăng 1:8 NIV).

Những câu hỏi khó nào bạn cần hỏi về tội lỗi trong đời bạn?  Các dấu hiệu cảnh báo nào bạn đã bỏ qua?

Nếu bạn muốn được lành, bạn cần thừa nhận gốc rễ vấn đề và đối diện sự thật về chính bạn.  Điều này không bao giờ là lựa chọn dễ dàng, nhưng nó luôn là lựa chọn đúng.

Chúa là dành cho bạn và hành động trong bạn.  Với quyền năng Ngài, bạn có thể vượt qua bất cứ gì.


THẢO LUẬN
·      Thể nào kiêu ngạo kìm bạn không thừa nhận gốc rễ các vấn đề của bạn?
·      Tại sao chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta biết rõ hơn Chúa điều là tốt nhất cho chúng ta?
·      Điều gì bạn nghĩ gì Chúa muốn bạn làm sau khi bạn đối diện sự thật về những vấn đề trong đời bạn?

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

TẠI SAO BẠN LÀM ĐIỀU BẠN KHÔNG MUỐN LÀM?



TG: Rick Warren - ngày 25 tháng 3 năm 2020

“Con sẽ biết sự thật và sự thật sẽ khai phóng con” (Giăng 8:32 NIV).

Bạn từng tự hỏi tại sao bạn làm những gì bạn không muốn làm?  Từng tự hỏi tại sao thật khó làm điều bạn biết là điều phải để làm?

Bản chất tội lỗi chúng ta khiến chúng ta thường lựa chọn sai.  Bạn có thể liên kết đến sứ đồ Phao-lô khi ông nói, Tôi không thực sự hiểu chính mình, vì tôi muốn làm điều phải, nhưng tôi không làm nó.  Thay vào đó, tôi làm điều tôi ghét . . . Vì vậy, tôi không phải là người làm sai; chính tội lỗi sống trong tôi làm nó.  Và tôi biết rằng không gì tốt sống trong tôi, tức là, trong bản chất tội lỗi tôi.  Tôi muốn làm điều phải, nhưng tôi không thể” ((Rô ma 7:15, 17-18 NLT).

Ngay cả sau khi bạn trở thành người theo Chúa Giê-su, vẫn có căng thẳng trong bạn.  Bạn có bản chất tốt của bạn mà Chúa ban cho bạn, nhưng bạn cũng có bản chất tội lỗi cũ đang lôi kéo bạn.

Nhưng có lối thoát!  Chúa Giê-su hứa trong Giăng 8:32, “Con sẽ biết sự thật và sự thật sẽ khai phóng con” (NIV).

Bí quyết thay đổi bản thân không phải là ý chí hoặc điều gì đó bạn làm hoặc nói.  Nó không là thuốc viên, giải pháp, hoặc lời thề bạn thốt.

Bí quyết để thay đổi bản thân là điều gì đó bạn biết.

Bạn biết sự thật.  Khi bạn thay đổi cách bạn nghĩ, nó sẽ thay đổi cách bạn cảm nhận.  Và khi bạn thay đổi cách bạn cảm nhận, nó sẽ thay đổi cách bạn hành động.

Đằng sau mỗi hành động tự đánh bại bản thân là một lời nói dối mà bạn tin.  Nó có thể là một lời nói dối về bản thân, quá khứ hoặc tương lai của bạn, Chúa, hoặc những người khác.

Tại sao bạn làm điều gì đó mà bạn biết là xấu cho bạn?  Bởi vì bạn nghĩ có một số điều trả dứt.  Đó là lời dối trá!  Bạn chỉ có thể thay đổi và hoàn thành mục đích Chúa cho đời bạn nếu bạn bắt đầu với sự thật của Chúa.  Nếu bạn muốn thay đổi cách bạn sống, bạn cần bắt đầu trong tâm trí bạn.  Bạn cần biết và tin vào sự thật của Chúa.

Khi bạn biết sự thật, sự thật sẽ khai phóng bạn.

THẢO LUẬN
·      Bạn nghĩ điều nghĩa là biết sự thật của Chúa?
·      Hãy nghĩ về những lời nói dối đã lặp đi lặp lại trong đầu bạn trong nhiều năm.  Bạn cần thay chúng bằng sự thật nào của Chúa?
·      Điều gì bạn cần làm để biết sự thật của Chúa tốt hơn?  Những thay đổi nào bạn cần làm trong đời bạn?

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

BỐN CÁCH CHÚA NÓI với BẠN



TG: Rick Warren - ngày 24 tháng 3 năm 2020

“Đức Chúa Trời nói—đôi khi cách này và đôi khi cách khác—cả khi mặc dù người talẽ không hiểu điều đó.(Gióp 33:14 NCV).

Chúa đang nói với bạn, nhưng bạn có đang lắng nghe tiếng nói Ngài không?  Câu Kinh Thánh hôm nay nói Chúa đôi khi nói cách này, đôi khi cách khác.

Câu hỏi cần đặt ra là, “Cách nào tôi điều chỉnh để tôi có thể nghe được Ngài?

Đây là bốn trong số các kênh mà Chúa sử dụng:

1. Chúa nói với chúng ta qua Kinh Thánh.
là sách hướng dẫn cho đời.  Nó cho bạn thấy bước đi đúng phải theo.  Đó là lý do tại sao bạn cần đọc Lời Chúa mỗi ngày.  Nếu bạn không có giờ tĩnh nguyện hàng ngày và đọc Kinh Thánh, Chúa sẽ nhận tín hiệu bận khi Ngài muốn nói chuyện với bạn.  Bạn cần giữ kết nối liên tục vì ý Chúa sẽ được tìm thấy trong Lời Chúa.

2. Chúa nói với chúng ta qua giáo viên.
Không cách nào tôi hoặc bất kỳ giáo viên nào khác có thể tìm ra chính xác những gì cần nói để thỏa đáp mọi nhu cầu của những người mà chúng tôi dạy.  Nhưng Chúa biết.  Vì vậy trước mỗi buổi thờ phượng tôi cầu nguyện, Chúa ôi, Ngài biết người ta và nhu cầu ngoài kia.  Hãy cho tôi những điều đúng để nói.  Bằng cách nào đó, theo cách mà chỉ mình Ngài có thể, Chúa sử dụng lời dạy của tôi và lời dạy của các mục tử khác để thỏa đáp nhu cầu của những người đang lắng nghe.

3. Chúa nói với chúng ta qua những ấn tượng.
Có hai thái cực đối với điều này.  Một thái cực là người duy lý tin rằng không ấn tượng nào có thể đến từ Chúa; tất cả phải hợp lý.  Thái cực khác là niềm tin thần bí rằng mọi ấn tượng là từ Chúa.  Bạn cần chen vào giữa và nhận ra rằng mọi ấn tượng phải phù hợp với Lời Chúa.

4. Chúa nói với chúng ta qua hoàn cảnh chúng ta.
Nếu chúng ta sẽ sống cuộc đời ý nghĩa, Chúa sẽ khiến sửa lối liên tục, và một trong những điều Ngài dùng để làm điều đó là hoàn cảnh sống chúng ta.  Khi bạn bắt đầu lắng nghe tiếng Chúa qua hoàn cảnh, ấn tượng, giáo viên, hoặc Kinh thánh, Ngài có thể dẫn bạn theo những cách mà bạn không hiểu.

Cứ bám đó!  Theo Chúa không phải lúc nào cũng dễ, nhưng nó sẽ gặt nhiều phước hạnh trong đời bạn hơn là bạn có thể tưởng tượng.

THẢO LUẬN
·      Khi nào Chúa dùng một trong những kênh này để nói với bạn về ý muốn Ngài cho đời bạn?
·      Cách nào bạn nghĩ Chúa muốn bạn thử nghiệm một ấn tượng để xem nó từ Chúa không?
·      Cách nào bạn thay đổi quan điểm bạn về hoàn cảnh bạn để Chúa có thể dùng chúng để nói với bạn?

Hôm nay là ngày đó.  Đây là ngày bạn cần vượt ranh và nói với Chúa Giê-su Christ, “Tôi muốn có mối quan hệ với Ngài.  Cách nào bạn làm điều đó?  Chỉ cần bắt đầu bằng cách nói chuyện với Ngài trong lời cầu nguyện.  Ngài đang lắng nghe bạn ngay bây giờ!  Ngài đã làm mọi điều cần làm.  Đó là lý do Ngài đến Trần Gian, chết trên thập giá, và được phục sinh.  Ngài muốn tặng bạn một món quà, và cách bạn tiếp nhận nó là bằng cách nói với Ngài trong lời cầu nguyện, “Hôm nay, Chúa Giêsu ôi, tôi muốn thực hiện bước đầu tiên đến Ngài.  Tôi muốn biết Ngài.  Tôi thừa nhận tôi không hiểu tất cả.  Nhưng Chúa Giêsu ôi, theo như tôi biết thể nào, tôi muốn mở đời tôi cho Ngài.  Tôi muốn nhận món quà Ngài cho tôi.  Xin thay thế mặc cảm tội lỗi của tôi bằng món quà tha thứ của Ngài, lo lắng bằng món quà bình an, và sợ chết bằng món quà của sự sống đời đời.  Ngay bây giờ tôi mời Ngài đến và xây nhà Ngài trong lòng tôi.  Tôi cầu nguyện điều này trong danh Ngài.  Amen.