Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

BẠN CÀNG TIN CẬY CHÚA, BẠN CÀNG ÍT LO LẮNG


TG: RICK WARREN — ngày 31 tháng 12 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“‘Đừng lo và phiền,’ Chúa Jêsus bảo họ, ‘Hãy tin Đức Chúa Trời và cũng tin Ta'(Giăng 14:1 GNT).

 

Bạn biết gì là sống lo lắng triền miên không?  Bạn cảm thấy căng thẳng, dạ dày như thắt lại,cả cơ thể căng thẳng.  Nhưng bạn không cần sống cách đó.  Bất cứ gì học được đều có thể không học.  Đã đến lúc bắt đầu không học lo lắng!

 

Chúa đã hứa chăm sóc bạn; đó là việc của Ngài, chứ không của bạn.  Điểm khởi đầu để loại bỏ lo lắng là duy trì thái độ khiêm tốn này: “Chúa là Chúa, còn tôi thì không.”  Khi bạn hiểu sự thật quan trọng này, lo lắng sẽ bắt đầu biến mất khỏi đời bạn.

 

Kinh Thánh nói: “‘Đừng lo và phiền,’ Chúa Jêsus bảo họ, ‘Hãy tin Đức Chúa Trời và cũng tin Ta'” (Giăng 14:1 GNT).

 

Hễ khi nào bạn lo lắng, nó cho thấy một lĩnh vực thực tế trong đời bạn mà bạn không đặt Chúa hàng đầu.  Ấy bởi bất kỳ phần nào trong đời bạn mà Chúa không làm chủ sẽ là nguồn bất an và lo lắng.

 

Vậy bạn có thể làm gì điều đó?  Đón Chúa Jêsus vào “nhà” đời bạn.  Để Ngài đi vào mọi khía cạnh đời bạn—phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, và thậm chí cả tủ áo.  Ngài đã biết những gì trong đó.  Thật ra, Đức Chúa Trời biết nhu cầu bạn rõ hơn chính bạn biết.  Bạn có những nhu cầu mà bạn thậm chí không biết—nhưng không gì trong số đó sẽ làm ngạc nhiên Đức Chúa Trời.

 

Chúa Jêsus nói: “Cha trên trời của con đã biết hoàn toàn rõ rằng con cần chúng, và Ngài sẽ ban chúng cho con nếu con đặt Ngài hàng đầu trong đời con và sống như Ngài muốn (Ma-thi-ơ 6:32-33 TLB).

 

Khi bạn khiến Chúa Jêsus Christ là số một trong mọi lĩnh vực đời bạn, nó đơn giản hóa các ưu tiên của bạn và giúp bạn bớt lo lắng hơn rất nhiều.

 

Chúa Jêsus dạy: “Ta là người chăn nhân lành; Ta biết chiên mình, và chúng biết Ta . . . Ta hy sinh mạng mình cho chiên đó (Giăng 10:14-15 NLT).

 

Nếu Đức Chúa Trời yêu bạn đủ để chết cho bạn, Ngài chắc chắn cũng yêu bạn đủ để nuôi sống bạn, dẫn dắt bạn, thỏa đáp bất cứ nhu cầu nào bạn có hôm nay.

 

Hãy thử điều này: Bắt đầu mỗi ngày bằng cách nhắc chính mình rằng Chúa là tốt lành. Khi bạn thức dậy, hãy ngồi mép giường bạn và nói: “Chúa là Đấng Chăn Giữ tôi.  Vậy, Chúa Jêsus ơi, tôi đang mong Ngài nuôi ăn tôi, dẫn dắt tôi,thỏa đáp nhu cầu tôi hôm nay.  Tôi sẽ đặt Ngài hàng đầu trong mọi lĩnh vực đời tôi.  Và tôi sẽ tin cậy Ngài.”

 

Khi bạn bắt đầu mỗi ngày bằng cách tin cậy Chúa, bạn sẽ bắt đầu thấy những lo lắng của mình biến mất.

 

THẢO LUẬN

·      Phòng” nào trong đời bạn mà bạn có xu hướng cố làm chủ mình, khiến bạn lo lắng hơn?

·      Tại sao buông bỏ lo lắng đòi hỏi khiêm nhường?

·      Bạn có thể làm gì đầu tiên mỗi ngày để giúp bạn không lo lắng?  Bạn có thể làm gì ban đêm, trước khi đi ngủ?

 

Bạn sẽ tin cậy Chúa Giê-xu cả đời mình hôm nay chứ?

 

Kinh Thánh chép: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16 CSB).

 

Nếu bạn sẵn sàng dâng đời mình cho Chúa Jêsus, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện đơn giản này: “Đức Chúa Trời ôi, tôi tin Chúa Jêsus là Con của Ngài.  Tôi xưng nhận tôi đã phạm tội, và tôi xin sự tha thứ của Ngài.  Tôi tin rằng Chúa Jêsus đã chết để cất tội tôi và Ngài đã khiến Ngài ấy sống lại.  Tôi muốn tin cậy Chúa Jêsus là Cứu Chúa tôi và theo Ngài ấy là Chúa, kể từ nay.  Thay vì lo lắng kiểm soát đời mình, tôi muốn Ngài dẫn đời tôi và giúp tôi làm theo ý Ngài.  Trong danh Chúa Jêsus tôi cầu nguyện.  A-men.

https://pastorrick.com/the-more-you-trust-god-the-less-youll-worry/

 

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

CÁCH NGƯNG THÓI QUEN LO LẮNG

 


TG: RICK WARREN — ngày 30 tháng 12 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Vậy Ta bảo các con, đừng lo về mạng mình, mình sẽ ăn hoặc uống gì; hoặc về thân thể mình, mình sẽ mặc gì. Mạng sống không hơn đồ ăn, thân thể không hơn đồ mặc sao?(Ma-thi-ơ 6:25 NIV).

 

Đức Chúa Trời là nguồn của mọi điều bạn cần để sống.  Ngài là Đấng Chăn Chiên Nhân Lành nuôi bạn, dẫn dắt bạn,thỏa đáp nhu cầu bạn.  Bạn không cần phải tìm bất cứ đâu khác.  Bạn không cần phải trông vào Wall Street.  Bạn không cần phải trông vào chính phủ.  Bạn không cần phải trông vào người phối ngẫu bạn, tài khoản hưu trí bạn, hay công việc bạn.

 

Nếu bạn định đặt sự bảo an bạn vào điều gì đó, bạn cần đặt vào điều gì đó không hề bị tước khỏi bạn.  Bạn có thể mất sức khỏe bạn.  Bạn có thể mất việc làm bạn.  Bạn có thể mất vẻ đẹp bạn.  Bạn có thể mất gia đình bạn.  Bạn có thể mất mạng bạn.  Bạn có thể mất trí bạn.  Bạn thậm chí có thể mất hướng đi bạn.

 

Nhưng Chúa không bao giờ mất.  Và không gì bạn cần mà Chúa không thể cung cấp.  Phi-líp 4:19 nói, “Đức Chúa Trời sẽ cung cấp mọi nhu cầu của anh chị em theo sự giàu có đầy vinh hiển của Ngài trong Chúa Jêsus Christ” (ESV).

 

Vậy tại sao người ta lo lắng nhiều vậy?  Lo lắng có lẽ là tội phổ biến nhất trên hành tinh này.  Đó là kết quả trực tiếp của việc quên rằng Đức Chúa Trời tốt lành mãi.  Khi bạn quên sự tốt lành của Chúa, bạn hoảng sợ thay vì cầu nguyện; bạn lo lắng thay vì thờ phượng.

 

Kinh Thánh nói: “Vậy Ta bảo các con, đừng lo về mạng mình, mình sẽ ăn hoặc uống gì; hoặc về thân thể mình, mình sẽ mặc gì. Mạng sống không hơn đồ ăn, thân thể không hơn đồ mặc sao?” (Ma-thi-ơ 6:25 NIV).

 

Rõ ràng, Đức Chúa Trời không muốn bạn lo lắng bất cứ gì.  Tuy nhiên thật khó ngừng thói quen lo lắng.  Đó là một phần bản chất người!

 

Vậy cách nào bạn ngừng lo lắng?  Trước hết, hãy nhận ra rằng lo lắng khiến bạn xa khỏi sự tốt lành của Đức Chúa Trời.  Kế đến, hãy quyết định rằng bạn không muốn lo đạt được cái tốt nhất của mình.  Rồi, hãy trình lo lắng của bạn với Chúa trong lời cầu nguyện thay vì lo lắng về chúng.

 

Hãy nhớ: Cách tốt nhất để ngừng lo lắng là bắt đầu cầu nguyện.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào lo lắng đã ảnh hưởng bạn mặt thể chất?  Tình cảm thì sao?  Tâm linh?

·      Tại sao thờ phượng giúp bạn không lo lắng?

·      Hãy dành giờ ngay bây giờ để cầu nguyện cho những điều bạn đang lo lắng và phó  chúng cho Chúa chăm sóc.  Rồi suy ngẫm về sự thay đổi mà bạn kinh nghiệm trong lòng khi cầu nguyện.

 

Bạn biết chắc nơi đâu mình sẽ đi khi bạn chết không?

 

Nhiều người lo cái chết vì họ không biết mình sẽ đi đâu khi chết.  Nhưng Chúa Jêsus đã đến cứu bạn khỏi sợ chết.

 

Kinh Thánh nói rằng mọi người đều phạm tội và rằng hình phạt tội lỗi là sự chết.  Nhưng Đức Chúa Trời yêu bạn nhiều đến nỗi đã sai Con Ngài là Chúa Jêsus đến đền tội bạn, để đưa bạn vào gia đình Đức Chúa Trời, và cứu bạn khỏi sợ chết.

 

Nếu bạn sẵn sàng gia nhập gia đình Đức Chúa Trời, thì đây là lời cầu nguyện mà bạn có thể bắt đầu: “Lạy Đức Chúa Trời, tôi biết rằng khi tôi chết, tôi sẽ trực tiếp tính sổ đời tôi với Ngài.  Tôi xưng nhận tôi đã phạm tội nghịch Ngài, và tôi đã sống theo kế hoạch của tôi, chứ không của Ngài.  Tôi muốn điều đó thay đổi, bắt đầu ngay bây giờ.  Tôi muốn xoay khỏi tội mình và hướng về Ngài.

 

“Cảm ơn Ngàisai Chúa Jêsus chết vì tất cả gì tôi đã làm sai để tôi không phải trả giá phạt đó.  Tôi biết tôi không xứng đáng sự tha thứ của Ngài.  Tôi biết chỉ có ân sủng Ngài mới có thể cứu tôi.

 

“Chúa Jêsus ôi, cảm ơn Ngài vì yêu tôi nhiều đến nỗi đã gánh mọi tội tôi và khiến tôi có thể vào thiên đàng.  Tôi cầu xin Ngài cứu tôi khỏi tội tôi và khỏi sợ chết.  Tôi tin Ngài và tin cậy rằng Ngài sẽ giữ lời hứa cứu tôi lập tức, chắc chắn, hoàn toàn, và vĩnh viễn.  Trong danh Chúa Jêsus tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/how-to-stop-the-worry-habit/

 

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

HY VỌNG LÀ TIN vào LÒNG TỐT của CHÚA

 


TG: RICK WARREN — ngày 29 tháng 12 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Tôi chắc chắn tin rằng tôi sẽ thấy lòng tốt của Chúa trên vùng đất sống. Hãy đợi Chúa; hãy mạnh mẽ và hãy vững lòng; phải, hãy đợi Chúa(Thi Thiên 27:13-14 NASB).

 

Đức Chúa Trời chỉ có kế hoạch tốt cho đời bạn.  Ngài chưa bao giờ có, và Ngài sẽ không bao giờ có kế hoạch xấu cho bạn.

 

Tuy nhiên, nhiều người bỏ lỡ kế hoạch của Đức Chúa Trời cho đời họ vì họ không tin cậy Chúa.  Thay vào đó, họ quyết định theo kế hoạch riêng mình, là cái dẫn đến tuyệt vọng và bi quan lúc kết thúc.

 

Bạn càng hiểu lòng tốt của Chúa, bạn càng có nhiều hy vọng—bởi hy vọng là mong đợi lòng tốt của Chúa.  Lý do duy nhất bạn có hy vọng thực sự là vì Chúa là tốt lành; không có lòng tốt của Chúa, không có lý do hợp lý để hy vọng.

 

Vua Đa-vít nói trong Thi thiên 27:13-14, “Tôi chắc chắn tin rằng tôi sẽ thấy lòng tốt của Chúa trên vùng đất sống. Hãy đợi Chúa; hãy mạnh mẽ và hãy vững lòng; phải, hãy đợi Chúa” (Thi Thiên 27:13-14 NASB).

 

Mọi điều Chúa làm vì bạn, qua bạn, cho bạn, và trong bạn là vì Ngài tốt lành.  Sự tốt lành của Chúa trong đời bạn không bao giờ dựa trên việc bạn tốt thể nào; nó luôn dựa trên đức tính của Chúa, chứ không của bạn.

 

Bạn có đang chiến đấu chống sự nản lòng, nghi ngờ, hay tuyệt vọng không?  Vậy, hãy rời mắt khỏi những nan đề bạn—và hãy để mắt vào tất cả những tốt lành mà Đức Chúa Trời đã làm trong đời bạn.  Bạn thậm chí có thể viết chúng ra và lập một danh sách!  Bạn sẽ sửng sốt với tất cả gì bạn nghĩ ra và nó sẽ như lời nhắc nhở bạn những ngày sắp tới.

 

Giê-rê-mi 29:11 nói, Ta biết các kế hoạch của ta cho ngươi,' Chúa phán, ‘là kế hoạch làm ngươi thịnh vượng và không làm hại ngươi, là kế hoạch mang cho ngươi hy vọng và tương lai’” (NIV).

 

Trông thể nào sự tốt lành của Đức Chúa Trời trong đời bạn?  Giống như những phước Ngài về sự dưỡng nuôi, cân bằng, phục hồi, hướng dẫn, tự tin, bảo an, ảnh hưởng, thừa kế—và nhiều hơn thế nữa.  Ngài dành tất cả điều này cho con cái Ngàiân sủng và đức tính tốt lành Ngài.

 

Điều đó cho tôi hy vọng—và nó cũng cho bạn hy vọng hôm nay!

 

THẢO LUẬN

·      Tại sao bạn được tự do khi bạn thừa nhận rằng lòng tốt của Đức Chúa Trời dựa trên đức tính của Ngài chứ không của bạn?

·      Bạn có thể làm gì khi đợi Chúa cứu bạn khỏi lúc khó khăn?  Thể nào bạn có thể có can đảm khi bạn tin cậy Chúa những lúc này?

·      Thể nào bạn có thể học và hiểu lòng tốt của Đức Chúa Trời nhiều hơn?

 

Nếu bạn chưa bao giờ mời Đấng Christ vào đời mình và kinh nghiệm tất cả tốt lành của Đức Chúa Trời, bạn có thể bắt đầu bằng cách cầu nguyện đơn giản này: “Đức Chúa Trời ôi, tôi biết tôi là tội nhân, và tôi xin Ngài tha thứ.  Tôi tin Chúa Jêsus Christ là Con của Ngài.  Tôi tin rằng Ngài ấy đã chết vì tội tôi và Ngài đã khiến Ngài ấy sống lại.  Tôi muốn tin cậy Ngài là Đấng Cứu Rỗi của tôi và theo Ngài là Chúa, từ nay trở đi.  Xin ban Thánh Linh Ngài vào đời tôi và giúp tôi làm theo ý Ngài.  Trong danh Chúa Jêsus tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/hope-is-believing-in-gods-goodness/

 

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2022

THẬM CHÍ trong LÚC XẤU NHẤT, CHÚA LÀ CHÚA

 

TG: RICK WARREN — ngày 28 tháng 12 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Xin bảo vệ tôi, Đức Chúa Trời ôi, vì tôi tin cậy Ngài. Tôi thưa với Chúa: ‘Ngài là Chúa tôi. Mọi điều tốt lành tôi có đều đến từ Ngài” (Thi Thiên 16:1-2 NCV).

 

Không phải mọi điều xảy ra trong đời bạn đều tốt.  Nhưng Đức Chúa Trời tốt lành—và Ngài đang tuôn đổ lòng tốt Ngài vào đời bạn.

 

Hoàn cảnh có thể rất khó khăn trong đời bạn ngay bây giờ, nhưng Đức Chúa Trời có thể lấy điều xấu và mang lại điều tốt từ đó.  Cả trong lúc xấu nhất, bạn có thể tin cậy điều này: Đức Chúa Trời có mục đích tốt, kế hoạch tốt, và lý do tốt.

 

Thi Thiên 16:1-2 nói: “Xin bảo vệ tôi, Đức Chúa Trời ôi, vì tôi tin cậy Ngài. Tôi thưa với Chúa: ‘Ngài là Chúa tôi. Mọi điều tốt lành tôi có đều đến từ Ngài” (NCV).

 

Bất kể bạn đang ở đâu trong đời ngay bây giờ, bạn có thể dùng lời nhắc về lòng tốt của Chúa.  Và đôi khi cách tốt nhất để nhớ điều gì đó là nói chuyện với Chúa về điều đó qua cầu nguyện.

 

Bạn có dừng lại bây giờ để cầu nguyện và nói với Chúa về lòng tốt của Ngài không?  Hãy nói gì đó thế này:

 

Đức Chúa Trời ôi, Ngài thật tốt.  Tôi không bao giờ xứng đáng với lòng tốt của Ngài.  Tôi xin lỗi vì tôi thường quên hoặc nghi ngờ lòng tốt Ngài.  Xin tha thứ tôi sự vô ơn và tự hướng ngã kiêu ngạo của tôi.  Tôi không l gi nếu không có Ngài.  Như Vua David trong Kinh Thánh, tôi sẽ tuyệt vọng nếu tôi không biết lòng tốt của Ngài.  Xin mở mắt tôi để thấy Chúa thực sự tốt thế nào và để lòng tốt của Chúa biến hóa đời tôi.

 

Đức Chúa Trời ôi, linh hồn tôi cần được phục hồi.  Không phải lúc nào tôi cũng nghĩ đúng.  Không phải lúc nào tôi cũng chọn đúng.  Không phải lúc nào tôi cũng cảm nhận đúng.  Tôi cần Ngài khôi phục tâm hồn, tâm trí, ý chí, và cảm xúc bị hư hoại của tôi.  Khi tôi tiếp tục học về lòng tốt của Ngài, tôi tin rằng tội tôi được tha vì tôi đến với Ngài và nói rằng tôi cần Đấng Cứu Rỗi.  Tôi sẽ buông đi những người làm tổn thương tôi và cầu nguyện lời cầu nguyện chúc phước họ.  Tôi sẽ hợp tác với Ngàixin Ngài giúp tôi với gánh nặng tôi đang mang.  Tôi cầu nguyện điều này trong dang Chúa Jêsus.  A-men.”

 

Gương lớn nhất về lòng tốt của Đức Chúa Trời là cuộc đời, cái chết, và phục sinh của Chúa Jêsus.  Bạn sẽ không kinh nghiệm trọn vẹn lòng tốt của Ngài cho đến khi bạn kinh nghiệm sự cứu rỗi của Ngài.  Nếu bạn không biết Chúa Jêsus là Cứu Chúa, bạn có thể cầu nguyện điều này ngay bây giờ:

 

“Chúa Jêsus ôi, tôi muốn biết Ngài.  Tôi muốn học cách yêu Ngài và tin cậy Ngài.  Xin tha tội tôi.  Tôi xin Ngài tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài, không vì tôi xứng đáng điều đó mà bởi, trên thập giá, Ngài đã trả giá cho tất cả tội tôi.  Cảm ơn Ngài vì món quà cứu rỗi của Ngài.  Tôi nhận nó và xin sự giúp đỡ của Ngài để theo Ngài cách trung tín làm Chúa tôi.  Tôi cầu nguyện điều này trong danh Ngài.  A-men.”

 

THẢO LUẬN

·      Tại sao là kiêu ngạo khi không công nhận lòng tốt của Đức Chúa Trời?

·      Thể nào bạn đã thấy Chúa biến điều xấu đã xảy ra cho bạn thành điều tốt?

·      Khi bạn nhìn lại và nhận ra sự tốt lành của Chúa trong đời mình, thể nào điều đó ảnh hưởng quan điểm bạn về hoàn cảnh hiện tại của bạn?

https://pastorrick.com/even-in-the-worst-times-god-is-good-2/

 

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

ĐIỀU GÌ BẠN CÓ MÀ CHÚA KHÔNG BAN CHO BẠN?

TG: RICK WARREN — ngày 27 tháng 12 năm 2022

DG: Thang Chu

 

Điều gì anh chị em có mà Đức Chúa Trời không cho anh chị em? Và nếu tất cả gì anh chị em có là từ Đức Chúa Trời, thì tại sao lại hành động như thể anh chị em là to tát, và như thể anh chị em tự mình đạt được điều gì đó?” (1 Cô-rinh-tô 4:7 TLB).

 

Chúng ta đã nói về việc tin cậy sự tốt lành của Chúa giúp bạn đối diện khó khăn trong cuộc sống.

 

Nhưng điều gì xảy ra khi bạn bắt đầu nghĩ mình tự kiếm được những điều tốt đẹp trong đời mình, mà quên sự tốt lành đến từ Đức Chúa Trời?

 

Trong Lu-ca 12, Chúa Jêsus kể câu chuyện ông nhà giàu rất thành công nhưng không dâng Chúa bất cứ điều tốt nào về sự thịnh vượng của ông.  Và vì vậy Chúa bảo ông nhà giàu đó, Hỡi kẻ dại! Ông sẽ chết ngay đêm nay. Rồi ai sẽ nhận mọi cái ông đã làm? Chúa Jêsus kết thúc câu chuyện bằng cách nói, Thật vậy, có người thật dại dột tích trữ của cải trần gian nhưng không có mối quan hệ phong phú với Đức Chúa Trời” (Lu-ca 12:20-21 NLT).

 

Đó là cảnh báo tỉnh thức!

 

Sự vô ơn đầy kiêu ngạo là tội lỗi đã khiến Sa-tan bị đuổi khỏi thiên đàng, và nó là nguồn  mọi tội lỗi.  Khi bạn ngừng biết ơn Đức Chúa Trời, bạn sẽ gặp rắc rối: “Đúng, họ biết Đức Chúa Trời, nhưng họ không thờ phượng Ngài như Đức Chúa Trời hoặc thậm chí không cảm tạ Ngài. Và họ bắt đầu nghĩ ra những ý tưởng điên rồ về Ông Trời là ai. Kết quả là tâm trí họ trở nên tối tăm và lẫn lộn (Rô-ma 1:21 NLT).

 

Vấn đề với một số người-tự-mãn là cuối cùng họ thờ phượng chính họ.  Họ có thể nghĩ, “Chờ chút; tôi đã gầy dựng việc kinh doanh này bằng tay trắng của tôi.”  Nhưng ai cho bạn tay bạn?  Họ nói, “Tôi hoàn toàn tự nghĩ kế kinh doanh.”  Nhưng ai cho bạn trí khôn bạn?  Họ tuyên bố, “Tôi đã làm để có hôm nay nhờ mồ hôi nước mắt mình.”  Nhưng ai cho bạn khả năng làm việc quá chăm chỉ?

 

Kinh Thánh đặt câu hỏi cách này: “Điều gì anh chị em có mà Đức Chúa Trời không cho anh chị em? Và nếu tất cả gì anh chị em có là từ Đức Chúa Trời, thì tại sao lại hành động như thể anh chị em là to tát, và như thể anh chị em tự mình đạt được điều gì đó?” (1 Cô-rinh-tô 4:7 TLB).

 

Mọi điều bạn có trong đời—khả năng nhìn, nghe, và ăn, tự do và tư tưởng của bạn—bạn mắc nợ Chúa.  Bạn ắt không nhận hơi thở tiếp theo nếu không phải vì lòng tốt của Chúa.

 

Vô ơn cũng là một trong những gốc rễ của chủ nghĩa vô thần; khi bạn vô ơn, bạn bắt đầu bác bỏ hoặc thậm chí phủ nhận những gì Chúa đã làm.  Và đó chỉ là một bước ngắn để phủ nhận rằng Chúa thậm chí còn tồn tại.

 

Tuy nhiên, sự thật là bạn có thể thấy sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở mọi nơi bạn nhìn: “Từ khi thế gian được tạo dựng, loài người thấy đất và trời. Qua mọi vật Đức Chúa Trời tạo dựng, họ có thể thấy rõ những thuộc tính vô hình của Ngài—quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Ngài. Nên họ không có lý do gì để không biết Đức Chúa Trời” (Rô-ma 1:20 NLT).

 

Nếu bạn bắt đầu nghi ngờ lòng tốt của Chúa, chỉ cần bước ra khỏi cửa và nhìn quanh. Bạn có thể thấy sự tốt lành của Đức Chúa Trời xuyên suốt sự sáng tạo của Ngài!

 

THẢO LUẬN

·      Khi bạn đi sâu hơn những điều dễ nhớ, như mưa và cây cối, bạn nhận thấy gì về sự tốt lành của Chúa trong thế giới tự nhiên?

·      Những điều tốt đẹp nào trong đời bạn mà bạn có xu hướng tự mãn hơn là dâng công cho Chúa?

·      Thể nào hiểu sai về thuộc tính Đức Chúa Trời làm lệch tầm nhìn của bạn về cuộc sống?  Thể nào nó khiến bạn “tối tăm và lẫn lộn” như Rô-ma 1:21 nói?

https://pastorrick.com/what-do-you-have-that-god-hasnt-given-you/

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

LỄ CHÚA GIÁNG SINH ĐẾN VỚI LỰA CHỌN

 


TG: RICK WARREN — ngày 23 tháng 12 năm 2022

DG: Thang Chu

 

Hãy nhìn chăm, Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng xóa tội trần gian!(Giăng 1:29edt ESV).

 

Cứu chuộc là khi ai đó trả giá cho tội bạn để bạn có thể được tha thứ và bước ra cách công chính.  Họ trả hạn tù cho bạn.  Họ trả án phạt cho bạn.  Tất cả điều bạn từng làm sai được trả giá bởi ai đó.

 

Đó là điều Chúa Jêsus Christ đã làm cho bạn.  Chúa Jêsus không chỉ đến Trần Gian dịp Giáng Sinh.  Ngài cũng sống cuộc đời toàn hảo đến nỗi sự hy sinh của Ngài đủ thỏa đáp sự phán xét của Đức Chúa Trời.  Tất cả tội lỗi bạn được trả giá trên thập giá.

 

Ngày kia, Chúa Jêsus từ Galilê đến để được báp-têm bởi Giăng Báp-tít ở sông Giô-đanh. Khi Giăng thấy Ngài đến, ông loan báo: Hãy nhìn chăm, Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng xóa tội trần gian!” (Giăng 1:29 ESV).

 

Mọi người Do Thái đều biết biểu tượng câu này.   Mỗi năm một lần theo đức tin người Do Thái, một con chiên toàn hảo, không tì vết được tế dâng tại Lễ Vượt Qua để đại diện cho sự cứu chuộc thế gian.

 

Sau khi Chúa Jêsus Christ chết trên thập giá vì tội lỗi chúng ta, không còn nhu cầu dâng  tế vật tượng trưng nữa.  Nhưng trước khi sự chết và sống lại của Chúa Jêsus, chiên con được tế dâng cho tội lỗi loài người phải không tì vết.  Duy chỉ cuộc đời toàn hảo mới chấp nhận được để chết cho tất cả những bất toàn của con người.  Và đó là lý do tại sao Chúa Jêsus—Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng sống cuộc đời toàn hảo—có thể làm thỏa mãn công lý của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi qua cái chết của Ngài.

 

Khi những nhà lãnh đạo tôn giáo, muốn đóng đinh Chúa Jêsus vào thập giá, giải Ngài đến Phi-lát, tổng đốc La Mã đó chất vấn Chúa Jêsus và thừa nhận rằng Ngài hoàn toàn vô tội: “Phi-lát khi đó triệu tập các thầy thượng tế và các quan và dân chúng, và nói với họ: 'Các ngươi đem đến ta gã này như kẻ lừa dối người ta. Và sau khi tra xét hắn trước mặt các ngươi, ta không thấy gã này phạm bất cứ tố cáo nào của các ngươi’” (Lu-ca 23:13-14 ESV).

 

Phi-lát không thấy lỗi nào nơi Chúa Jêsus.  Ông không thấy bất kỳ tội lỗi hay tội ác nào khiến Chúa Jêsus phải bị trừng phạt.

 

Nếu bạn không thừa nhận rằng Chúa Jêsus Christ có quyền làm Chúa đời bạn, điều gì bạn thấy Ngài sai?  Trên cơ sở nào bạn từ chối điều Ngài đã làm cho bạn?  Trên căn cứ nào bạn từ chối Ngài làm Cứu Chúa bạn?

 

Phi-lát cho dân chúng cơ hội quyết định điều họ sẽ làm với Chúa Jêsus.  Sau khi quân La Mã tra tấn Chúa Jêsus, Ngài “đi ra, đội mão gai và mặc áo tía. Phi-lát nói với họ, ‘Hãy nhìn chăm người nầy!’” (Giăng 19:5 ESV).

 

Y như dân chúng thời Chúa Jêsus được mời “hãy nhìn chăm người nầy,” Đức Chúa Trời cũng mời bạn hãy nhìn chăm Chúa Jêsus, là Đấng cất đi mọi tội bạn từng phạm hoặc sẽ phạm.

 

Giáng Sinh đến với tin tốt lành nhất từng có—và lựa chọn: Bạn sẽ làm gì với Chúa Jêsus?

 

THẢO LUẬN

·      Bạn có tin rằng Chúa Jêsus có quyền làm Chúa toàn bộ đời bạn?  Tại sao có hoặc tại sao không?

·      Lễ Giáng Sinh ăn mừng sự ra đời của Chúa Jêsus nhưng cũng chỉ ra việc đóng đinh và phục sinh của Ngài.  Tại sao điều quan trọng là thừa nhận tất cả những điều đó vào dịp Giáng Sinh?

·      Người nào bạn có thể chia sẻ tin tốt lành nhất tuần này để dịp Giáng Sinh này trở thành Giáng Sinh ý nghĩa nhất với họ?

 

Lựa chọn nào của bạn về Chúa Jêsus?

Kinh Thánh nói, Bởi ân điển, qua đức tin mà anh chị em được cứu, điều này không đến từ anh chị em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời, cũng không bởi việc làm mình, để không ai có thể kheo mình (Ê-phê-sô 2:8-9 NIV ).

 

Giáng Sinh cho bạn lựa chọn.  Bạn sẽ tiếp nhận quà cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua Chúa Jêsus chứ?  Nếu bạn sẵn sàng phó đời mình cho Ngài, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này:

 

Đức Chúa Trời ôi, tôi biết mình là tội nhân, và tôi xin Ngài tha thứ.  Tôi tin Chúa Jêsus Christ là Con của Ngài.  Tôi tin rằng Ngài ấy chết vì tội tôi và Ngài đã khiến Ngài ấy sống lại.  Lạy Chúa Jêsus, tôi muốn tin cậy Ngài làm Cứu Chúa tôi và theo Ngài lChúa từ nay.  Xin hướng dẫn đời tôi và giúp tôi làm theo ý Ngài.  Trong danh Chúa Jêsus tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/christmas-comes-with-a-choice/

 

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

HÃY DÀNH GIỜ NHÌN CHĂM CHÚA JÊSUS DỊP CHÚA GIÁNG SINH

 


TG: RICK WARREN — ngày 22 tháng 12 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Một thiên thần của Chúa hiện ra với họ, và vinh quang Chúa chiếu sáng quanh họ, và họ vô cùng sợ hãi. Và thiên sứ nói với họ, ‘Đừng sợ, hãy nhìn chăm, ta báo các ngươi một tin mừng, một niềm vui lớn cho muôn dân. Vì hôm nay trong thành Đa-vít đã giáng sinh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Đấng Christ, là Chúa(Lu-ca 2:9-11 ESV).

 

Có khác biệt lớn giữa liếc nhìn cái gì đó và nhìn chăm cái gì đó.  Khi bạn nhìn chằm chằm cái gì đó, bạn đang làm điều mà thiên thần đã hướng dẫn những người chăn cừu làm—bạn đang quan sát nó.

 

Vào dịp Giáng Sinh, hầu hết mọi người sẽ liếc nhìn Chúa.  Họ có lẽ bắt đầu ngân nga “O Come, Let Us Adore Him” bởi nó đang phát trên loa cửa hàng khi họ mua sắm Giáng Sinh.  Hoặc họ chú ý cảnh trí Chúa Giáng Sinh mà ai đó đặt trong nhà họ, với hài nhi Jêsus ở trung tâm, và họ liếc nhìn.

 

Trong bận rộn mùa Giáng Sinh, không dành giờ nhìn chăm những tin tức tốt nhất quả thật dễ dàng.

 

Điều gì là tin tốt nhất—Tin Mừng—mà Chúa muốn bạn thấy trong lễ Giáng Sinh này?

 

Chính là đây: Bạn không phải là sự tình cờ.  Cha mẹ bạn có lẽ không lên kế hoạch sanh bạn, nhưng Đức Chúa Trời đã lên kế hoạch sanh bạn.  Chúa đã tạo ra bạn để yêu bạn. Nếu Chúa không muốn yêu bạn, thì Ngài đã không tạo ra bạn.  Bạn sẽ không có hơi thở kế!

 

80 năm hoặc lâu hơn nữa bạn ở Trần Gian thật ngắn so với vĩnh cửu.  Thật ra, đời này là sự chuẩn bị cho cõi vĩnh hằng.  Đức Chúa Trời muốn bạn sống với Ngài đời đời trên thiên đàng, nhưng để làm  điều đó, bạn phải có quan hệ với Ngài ở đây trên Trần Gian.

Bạn có mối quan hệ thế nào với Chúa?  Bắt đầu bằng nhìn chăm Ngài.

 

Đó chính là sứ điệp thiên thần mang đến cho những người chăn chiên vào Lễ Giáng Sinh đầu tiên đó: “Một thiên thần của Chúa hiện ra với họ, và vinh quang Chúa chiếu sáng quanh họ, và họ vô cùng sợ hãi. Và thiên sứ nói với họ, ‘Đừng sợ, hãy nhìn chăm, ta báo các ngươi một tin mừng, một niềm vui lớn cho muôn dân. Vì hôm nay trong thành Đa-vít đã giáng sinh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Đấng Christ, là Chúa” (Lu-ca 2:9-11 ESV).

 

Hãy nhìn chăm, Đức Chúa Trời giáng thế.  Đó là thỏa thuận lớn!  Vào dịp Giáng Sinh, Đức Chúa Trời trở thành người để chúng ta có thể thấy Ngài thực sự là gì.

 

Bạn có thể biết rất nhiều điều về Đức Chúa Trời chỉ bằng cách nhìn vào sự sáng tạo. Nhưng có một số điều bạn sẽ không bao giờ biết về Đức Chúa Trời nếu không nhờ Chúa Jêsus.  Nếu Chúa Jêsus không đến Trần Gian, bạn sẽ không biết rằng Đức Chúa Trời yêu bạn, tha thứ bạn, và có mục đích cho đời bạn.

 

Nếu bạn muốn biết Đức Chúa Trời thế nào, hãy nhìn thật lâu vào Chúa Jêsus.  Ngài là hình ảnh đầy đủ về ân điển của Đức Chúa Trời.

 

Hãy nhìn chăm Cứu Chúa của bạn.  Rồi bạn có thể để Ngài làm Chúa đời bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Về mặt thực tế, nhìn chăm Chúa Jêsus nghĩa là gì?

·      Những điều phân tâm nào khiến bạn không nhìn chăm Chúa Jêsus dịp Giáng Sinh?

·      Cách nào bạn để mối quan hệ với Đức Chúa Trời là ưu tiên trong dịp Giáng Sinh vội vã?

 

Hãy để Chúa Jêsus là Chúa bạn hôm nay

 

Bạn từng mở lòng với Chúa Jêsus và nhận sự cứu rỗi mà Ngài ban cho chưa?  Nếu chưa, không lúc nào tốt hơn mùa Giáng Sinh này để làm điều đó.  Nếu bạn sẵn sàng tôn Chúa Jêsus làm Chúa bạn hôm nay, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này:

 

Đức Chúa Trời ôi, tôi nghe Ngài gõ cửa lòng tôi, và tôi muốn mở lòng cho Ngài.  Tôi xưng nhận rằng tôi đã phạm tội và tôi cần sự tha thứ và lòng thương xót của Ngài.  Tạ ơn Ngài đã yêu tôi quá đến nỗi sai Chúa Jêsus chết cho tội tôi, để tôi có thể được tha thứ.

 

Ôi Chúa Jêsus, Ngài hứa rằng bất cứ ai tin Ngài sẽ không bị hư mất mà được sống đời đời và vĩnh viễn ở với Ngài trên thiên đàng.  Tôi tin Ngàitiếp nhận Ngài là Chúa và Cứu Chúa của tôi.  Tôi muốn đặt Ngài vào tất cả các nơi lòng tôi và dành phần còn lại đời tôi để phục vụ Ngài.  A-men.

https://pastorrick.com/take-time-to-behold-jesus-at-christmas/

 

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2022

HY SINH của CHÚA JÊSUS LÀ cho MỌI NGƯỜI

 


TG: RICK WARREN — ngày 21 tháng 12 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Chúa Jêsus Christ . . . hiến mình cứu chuộc toàn thể nhân loại. Đó là bằng chứng vào đúng thời điểm rằng Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu(1 Ti-mô-thê 2:5-6 GNT).

 

Khi Ma-ri và Giô-sép mang hài nhi Jêsus đến đền thờ, lão ông tên Si-mê-ôn ở đó.  Si-mê-ôn đã chờ đợi cả đời mình để thấy Đấng Cứu Thế.  Ông chợt nhìn hài nhi Jêsus và nói: “Tôi đã thấy sự cứu rỗiNgài đã chuẩn bị cho muôn dân. Ngài ấy là ánh sáng tiết lộ Đức Chúa Trời cho muôn dân” (Lu-ca 2:30-32 NLT).

 

Chúa Jêsus là món quà cho tất cả mọi người—không chỉ vào lễ Giáng Sinh mà cả khi Ngài hy sinh mạng mình trên thập giá để đền tội cho tội lỗi.  Kinh Thánh nói trong 1 Ti-mô-thê 2:5-6, “Chúa Jêsus Christ . . . hiến mình cứu chuộc toàn thể nhân loại. Đó là bằng chứng vào đúng thời điểm rằng Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu” (GNT).

 

Một hôm, khi Giăng Báp-tít đang làm báp-têm người ta ở sông Giô-đanh, thì Chúa Jêsus đến với ông để chịu báp-têm.  Đây là điều xảy ra: “Giăng thấy Chúa Jêsus tiến về ông thì nói: ‘Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất tội thế gian!’” (Giăng 1:29 NIV)

 

Không thập giá—tức là không có Chúa Jêsus là Chiên Con Đức Chúa Trời—Giáng Sinh chẳng ý nghĩa gì.  Nếu Chúa Jêsus không chết vì tội lỗi chúng ta, thì Ngài sẽ chỉ là một giáo giỏi hoặc một triết gia khác có một số tư tưởng hay.  Suốt lịch sử, người tốt và những nhà tư tưởng vĩ đại đã chia sẻ những tưởng thú vị—nhưng không ai trong họ có thể cứu bạn.  Cách duy nhất để có một Đấng Cứu Thế là ai đó chết thay cho bạn.

 

Năm 2013, vợ tôi, Kay và tôi mất đứa con trai út vì cuộc chiến suốt đời với bệnh tâm thần.  Đó là ngày tồi tệ nhất trong đời tôi.  Trong nỗi đau buồn suốt những tuần và tháng đen tối sau cái chết của Matthew, tôi chợt nhận ra rằng Đức Chúa Trời biết thể nào là mất một đứa con.  Ngài đã ban Con Một của Ngài để cứu chúng ta.  Chân lý đó là niềm hy vọng của tôi giữa cơn đau.

 

Đó cũng là hy vọng của bạn, và là hy vọng của mọi người tin cậy Chúa Jêsus để được cứu rỗi.  Sự hy sinh của Chúa Jêsus là cho mọi người.

 

“Và Ngài đã chết cho mọi người, để ai đang sống không nên sống cho mình nữa nhưng cho Đấng đã chết cho họ và đã sống lại” (2 Cô-rinh-tô 5:15 NIV).

 

THẢO LUẬN

·      Bạn có từng dành thời gian vào dịp Giáng Sinh để suy ngẫm sự hy sinh của Chúa Jêsus trên thập giá?  Tại sao có hoặc tại sao không?

·      Khi nào niềm hy vọng của Chúa Giáng Sinh mang cho bạn an ủi trong lúc đau buồn hay đau đớn?

·      Sự chết và sự phục sinh của Chúa Jêsus dành cho mọi người.  Thể nào chân lý này nên thay đổi cách bạn ăn mừng Chúa Giáng Sinh?

 

Bạn sẽ tiếp nhận món quà cứu rỗi của Đức Chúa Trời chứ?

 

Chúa Giáng Sinh không chỉ là về sự ra đời của hài nhi Jêsus.  Đó cũng là về việc Chúa Jêsus lớn lên và chết vì tội lỗi bạn.  Kinh Thánh nói, “Ấy bởi ân điển, qua đức tin mà anh chị em được cứu, điều đó không phải đến từ anh chị em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời, cũng không bởi việc làm của mình, để không ai có thể kheo mình (Ê-phê-sô 2:8-9 NIV ).

 

Nếu bạn đã sẵn sàng nhận món quà đó vào Giáng Sinh này, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này:

 

Đức Chúa Trời ôi, tôi biết mình là tội nhân, và tôi xin Ngài tha thứ.  Tôi tin Chúa Jêsus Christ là Con Ngài.  Tôi tin rằng Ngài ấy đã chết vì tội tôi và Ngài đã khiến Ngài ấy sống lại.  Ôi Chúa Jêsus, tôi muốn tin cậy Ngài như Cứu Chúa tôi và theo Ngài là Chúa từ nay trở đi. Xin hướng dẫn đời tôi và giúp tôi làm theo ý Ngài.  Trong danh Chúa Jêsus tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/jesus-sacrifice-is-for-everyone/