Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

CÁCH NÀO BẠN TRỞ LẠI CHÚA

 


THEO RICK WARREN - 31 tháng 12 năm 2021

DG: Thang Chu

 

“Khi ngươi thật lòng tìm Ta và muốn điều đó hơn bất cứ gì khác, Ta đoan chắc ngươi sẽ không thất vọng” (Giê-rê-mi 29:13 The Message).

 

Bất kể bao xa bạn rời Chúa hôm nay, vẫn có đường trở về Ngài.

 

Tôi không biết bạn đang ở đâu ngay bây giờ.  lẽ bạn đã không đến nhà thờ trong nhiều năm, hoặc bạn chỉ mới xa một hoặc hai tháng.  lẽ bạn đã có một trong những tuần nơi mà bạn nghĩ, “Tôi thật không cảm thấy sự hiện diện của Chúa trong đời tôi.”  Và bạn vẫn khao khát được gần Chúa.

 

Cách nào bạn quay lại Ngài?

 

Đây là đường dẫn đến biến hóa tâm linh—ba điều bạn cần làm để trở lại Chúa:

 

Nhận ra bạn cần thay đổi.  Sẽ không gì thay đổi trong đời bạn cho đến khi bạn thất vọng với lối đi bạn.  Bạn cần đến điểm nơi bạn nói, “Tôi không thích điều này.  Tôi mệt mỏi vì căng thẳng hoài.  Tôi mệt mỏi vì thất vọng hoài.  Tôi mệt mỏi vì quá tải hoài.  Tôi mệt mỏi vì cảm thấy xa Chúa.

 

Tại sao Chúa để bạn đến điểm đó?  Bởi Ngài yêu bạn y như cách của bạn, nhưng Ngài cũng yêu bạn quá nhiều không thể để bạn mãi cách đó.  Ngài sẽ không để bạn lãng phí đời bạn.

 

Đức Chúa Trời phán trong Giê-rê-mi 29:13, “Khi ngươi thật lòng tìm Ta và muốn điều đó hơn bất cứ gì khác, Ta đoan chắc ngươi sẽ không thất vọng” (Giê-rê-mi 29:13 The Message).

 

Xưng tội bạn.  Ê-sai 59:2 nói, Rắc rối là tội lỗi ngươi đã cắt đứt ngươi khỏi Đức Chúa Trời. Vì tội lỗi mà Ngài đã ngoảnh mặt khỏi ngươi” (TLB).

 

Bạn từng cầu nguyện và cảm thấy như Chúa cách xa hàng triệu dặm hoặc như có bức tường ngăn cách bạn và Chúa chưa?

 

Khoảng cách đó đến từ đâu?  Tội lỗi bạn đã ngăn cách bạn khỏi Đức Chúa Trời.  Nhưng nếu bạn cảm thấy xa Chúa, hãy đoán xem ai bỏ đi?  Bạn!  Chúa ln đó.  Ngài yêu bạn vô điều kiện và Ngài đang chờ bạn xưng tội bạn để bạn có thể có lại mối quan hệ đúng với Ngài.

 

Bđiều khiển.  Kinh Thánh nói trong 2 Cô-rinh-tô 3:18, “Tất cả chúng ta đều bày tỏ vinh hiển của Chúa, và chúng ta đang được thay đổi để giống Ngài. Thay đổi này trong chúng ta mang lại vinh hiển lớn hơn bao giờ hết, là điều đến từ Chúa, là Đấng Thần Linh” (NCV).

 

Sự biến hóa thật xảy ra khi lòng bạn chuyển từ tập-trung-bản-ngã sang tập-trung-vào-Chúa.  Bạn đạt đến đó chưa?

 

Biến hóa đó không diễn ra qua đêm.  Chúa sẽ hành động trên bạn suốt đời bạn.  Nhưng để bắt đầu tiến trình này, bạn phải lập quyết định ăn năn và, “theo lòng thương xót của Đức Chúa Trời, hãy dâng [thân thể] anh chị em làm tế lễ sống” (Rô-ma 12:1 NIV).

 

Chúa muốn gần bạn.  Ngài hứa rằng khi bạn thật lòng tìm kiếm Ngài, bạn sẽ không thất vọng.  Hãy trông xem với kỳ vọng thể nào Chúa hành động trong đời bạn trong năm tới khi bạn tìm kiếm Ngài hết lòng, trí, và hồn.

 

THẢO LUẬN

·      Tại sao đôi khi rất khó bỏ đi những điều khiến bạn căng thẳng?

·      Thế nào việc xưng tội mở cửa cho sự tăng trưởng thuộc linh và kéo lại gần Chúa Giê-su hơn?

·      Tế lễ sống” nghĩa là gì?

·      Bạn có thể thực hiện những thay đổi nào để giúp bạn kiên định tìm kiếm Đức Chúa Trời hết lòng, trí, và hồn bạn năm 2022?

 

Bạn có thất vọng với đời bạn không?  Chán tội lỗi bạn không?  Sẵn sàng giao quyền điều khiển cho Chúa Giê-su không?

 

Nếu bạn sẵn sàng tận hiến đời mình cho Chúa Giê-su, thì hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này:

 

“Chúa Giê-su ôi, Chúa đã hứa rằng nếu tôi tin Chúa, mọi điều tôi làm sai sẽ được tha thứ, tôi sẽ học được mục đích đời mình, và Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào nhà vĩnh cửu của Ngài trên thiên đàng ngày đến.

 

“Tôi xưng nhận tội lỗi mình, và tôi tiếp nhận Ngài vào đời tôim Chúa và Đấng Cứu Rỗi của tôi.  Ngài đã hứa rằng nếu tôi xưng tội mình và tin cậy Ngài, tôi sẽ được cứu.  Tôi tin cậy Ngài khi Ngài phán rằng sự cứu rỗi đến bởi ân điển, qua đức tin, chứ không bởi bất cứ gì tôi làm.  Hôm nay tôi sẽ giao mọi phần đời tôi cho Ngài quản trị.

 

“Tôi biết ơn vì tình yêu vô đối của Ngài.  Tôi muốn dùng phần đời còn lại của mình để yêu và phục vụ Ngài thay vì phục vụ bản thân.  Tôi tận hiến đời tôi cho Ngàicầu xin Ngài cứu tôi và tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Nhân danh Chúa Giê-su tôi cầu nguyện. A-men.”

https://pastorrick.com/how-do-you-get-back-to-god-2/

 

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

NHỮNG MỤC TIÊU TIN KÍNH CHO BẠN HY VỌNG để CHỊU ĐỰNG

 


TG: RICK WARREN - 30/12/2021

DG: Thang Chu

 

“Tôi vẫn chưa đạt được mục tiêu mình, và tôi không toàn hảo. Nhưng Chúa nắm giữ tôi. Vậy tôi tiếp tục chạy và vật lộn để giật giải” (Phi-líp 3:12 CEV).

 

Hôm qua chúng ta đã nói về ba lý do bạn cần đặt mục tiêu.  Hôm nay chúng ta sẽ nói về ba lý do nữa tại sao việc đặt mục tiêu quan trọng đến nỗi ngay cả Chúa Giê-su cũng đặt mục tiêu cho chính Ngài.

 

Đặt những mục tiêu vì chúng cho bạn hy vọng để tiếp tục tiến lên và bền bỉ.  Gióp nói: “Tôi còn sức lực nào để tôi có thể tiếp tục hy vọng? Tôi có mục tiêu gì mà tôi muốn kéo dài đời tôi?(Gióp 6:11 GW).  Bạn cần mục tiêu để giúp bạn tiếp tục.

 

Để tạo động lực cho bạn, mục tiêu không nhất thiết phải lớn. Ví dụ, nếu bạn cần phẫu thuật, mục tiêu đầu tiên của bạn trong quá trình hồi phục có thể là ngồi dậy trên giường. Sau đó, bạn có thể cố đứng dậy và sau đó đi bộ xuống hành lang.

 

Đó là những mục tiêu nhỏ nhưng đều quan trọng.  Để đi từ vị trí của bạn đến nơi bạn muốn không phải là một bước nhảy vọt.  Đó là nhiều bước nhỏ.  Mục tiêu không nhất thiết phải lớn để trở nên quan trọng.  Ngay cả những mục tiêu nhỏ cũng khích lệ bạn tiếp tục.

 

Đặt mục tiêu vì chúng xây dựng đức tính bạn.  Lợi ích lớn nhất cho đời bạn sẽ không là thành tích của bạn nhưng điều xảy ra trong bạn khi bạn đang tiến tới mục tiêu mình.

 

Đức Chúa Trời quan tâm đức tính bạn hơn là thành tích bạn.  Trong khi bạn đang thực hiện mục tiêu mình, Chúa đang làm việc trên bạn.  Ngài đang xây dựng đức tính bạn, bởi đó là điều sẽ tồn tại đời đời.

 

Đó là lý do Phao-lô nói trong Phi-líp 3:12, Vậy tôi tiếp tục chạy và vật lộn để giật giải” (CEV).  Cần năng lượng, nỗ lực, và mục đích để đạt mục tiêu bạn, và kết quả là bạn trở nên giống Đấng Christ hơn.

 

Đặt mục tiêu vì mục tiêu tốt sẽ được thưởng.  Châm Ngôn 11:27 nói, Nếu mục tiêu con tốt, con sẽ được tôn trọng(GNT).  Khi bạn dâng đời mình cho một mục tiêu tốt đẹp, nó sẽ mang lại danh dự và xây dựng một di sản trên trần thế.  Nhưng phần thưởng thực sự khi đặt ra những mục tiêu tốt sẽ đến trong cõi đời đời.

 

Kinh Thánh cho biết trong 1 Cô-rinh-tô 9:25-26, “Tất cả vận động viên đặt kỷ luật trong tập luyện. Họ làm điều đó để giành được giải thưởng sễ phai tàn, nhưng chúng ta làm điều đó vì giải thưởng vĩnh cửu. Vậy tôi chạy có mục đích trong mỗi bước(NLT).  Phao-lô là người đặt mục tiêu thúc đẩy bởi mục đích.  Đức Chúa Trời cũng muốn bạn là người như thế, để bạn có thể thắng giải mà Ngài đã chuẩn bị cho bạn trên thiên đàng.

 

THẢO LUẬN

·      Nếu hôm nay bạn chán nản, hãy đặt một số mục tiêu mới.  Điều gì bạn có thể làm mà sẽ thúc đẩy và khích lệ bạn khi bạn tiến tới mục tiêu mình?

·      Bạn đã học được một điều gì về bản thân khi hành động hướng đến mục tiêu?  Bạn đã học được một điều gì về Chúa trong tiến trình này?

·      Thể nào mục tiêu của bạn phản ánh điều bạn hy vọng và mong đợi Đức Chúa Trời sẽ làm trong và qua bạn?

https://pastorrick.com/godly-goals-give-you-hope-to-endure-2/

 

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

ĐỨC TIN GIÚP BẠN TẬP TRUNG MỤC TIÊU

 


TG: RICK WARREN - 29/12/2021

DG: Thang Chu

 

Đức Chúa Trời có thể làm bất cứ gì, anh chị em biết đấy—vượt xa điều anh chị em có thể tưởng hoặc đoán hoặc xin trong giấc mơ hoang đường nhất của anh chị em!(Ê-phê-sô 3:20 The Message).

 

Chúng ta biết rằng việc đặt mục tiêu là quan trọng vì Kinh Thánh bảo chúng ta rằng Chúa Giê-su đặt mục tiêu.  Thật ra, Ngài thường thông báo công khai mục tiêu Ngài cho giai đoạn kế của mục vụ Ngài.

 

Vậy tại sao bạn nên đặt mục tiêu?  Hôm nay chúng ta sẽ nói về ba lý do đặt mục tiêu và ngày mai chúng ta sẽ nói ba lý do nữa.

 

Đặt mục tiêu vì đó là trách nhiệm tâm linh bạn.  Nếu bạn không có mục tiêu cho đời mình, bạn đã quyết định để người khác điều hành đời mình.  Khi bạn không quyết định trước điều gì quan trọng, bạn đang để người khác quyết định.  Bạn kết cuộc lãng phí đời mình, bởi bạn chưa làm rõ cách bạn muốn tăng trưởng làm môn đồ Đấng Christ.

 

Kinh Thánh nói rằng, để trưởng thành tâm linh, bạn phải đặt những mục tiêu và hướng tới chúng.

 

“Tôi chưa đạt mục tiêu mình, và tôi không toàn hảo. Nhưng Chúa nắm giữ tôi. Vậy tôi tiếp tục chạy và vật lộn để giật giải . . . Tôi chạy về phía mục tiêu, để có thể giành giải thưởng được gọi lên thiên đàng. Đây là giải thưởng mà Đức Chúa Trời ban tặng vì điều Chúa Giê-su Christ đã làm. Tất cả chúng ta là người trưởng thành nên nghĩ cùng cách này” (Phi-líp 3:12, 14-15 CNV).

 

Đặt mục tiêu bởi chúng là lời tuyên bố đức tin.  Nếu bạn là người tin Chúa Giê-su Christ và bạn đặt mục tiêu, bạn đang nói: “Tôi tin rằng Đức Chúa Trời muốn tôi hoàn thành điều này vào thời điểm này.  Đây là điều tôi tin Chúa sẽ làm trong đời tôi.”

 

Mục tiêu không chỉ là tuyên bố đức tin.  Chúng giương rộng đức tin bạn.  Mục tiêu của bạn càng lớn thì đức tin bạn càng được giương rộng.  Và điều đó đẹp lòng Chúa.

 

Ê-phê-sô 3:20 nói, Đức Chúa Trời có thể làm bất cứ gì, anh chị em biết đấy—vượt xa điều anh chị em có thể tưởng hoặc đoán hoặc xin trong giấc mơ hoang đường nhất của anh chị em!” (The Message).


Đặt mục tiêu vì chúng tập trung năng lượng bạn.  Tập trung là chìa khóa cho cuộc sống hiệu quả.  Nếu bạn phân tán năng lượng mình và khuếch tán nó vào nhiều việc, bạn sẽ giảm tác động của mình.  Nhưng cuộc đời tập trung thì quyền năng và có thể thay đổi thế giới.

 

Bạn không có thời gian để làm mọi điều.  Nhưng đây là tin tốt: Chúa không mong bạn làm mọi điều!  Chìa khóa để hiệu quả trong cuộc đời m môn đồ Chúa Giê-su là làm điều quan trọng nhất và quên đi mọi điều khác.  Những mục tiêu giúp bạn duy trì loại tập trung đó.

 

1 Cô-rinh-tô 9:26 nói thế này: “Tôi không chạy mà không có mục tiêu. Tôi chiến đấu như võ sĩ quyền Anh đang đánh cái gì đó—không đánh gió (NCV).

 

THẢO LUẬN

·      Thế nào mục tiêu của bạn phản ánh điều bạn tin về Chúa?

·      Gia đình bạn có đặt mục tiêu cùng nhau không?  Tại sao thật quan trọng làm điều này như một gia đình?

·      Những gì bạn dành thời gian và sức lực mà có lẽ không thực sự quan trọng?

 

Bạn tin cậy lời hứa cứu rỗi của Đức Chúa Trời chưa?

 

Nếu bạn sẵn sàng phó thác đời mình cho Chúa Giê-su, thì hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này:

 

“Chúa Giê-su yêu ôi, Ngài đã hứa rằng nếu tôi tin Ngài, mọi điều tôi làm sai sẽ được tha, tôi sẽ học được mục đích đời mình, v ngày đến Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào nhà đời đời của Ngài trên thiên đàng.

 

“Tôi xưng nhận tội lỗi mình, và tôi tiếp nhận Ngài vào đời tôi m Chúa và Đấng Cứu Rỗi của tôi.  Hôm nay, tôi sẽ chuyển mọi phần đời mình cho Ngài.  Tôi muốn theo Ngài và làm điều Ngài bảo tôi làm.

 

“Chúa Giê-su ôi, tôi biết ơn tình yêu của Ngài và sự hy sinh của Ngài khiến tôi có thể cùng Ngài vào thiên đàng.  Tôi biết tôi không xứng đáng điều đó.  Và tôi cảm ơn Ngài vì tôi không phải kiếm tìm hoặc làm việc để cứu rỗi mình, bởi tôi biết điều đó bất khả thi.   Tôi muốn dùng phần đời còn lại của mình để phục vụ Ngài thay vì phục vụ bản thân.  Tôi hạ mình phó thác đời tôi cho Ngài, và tôi xin Ngài cứu tôi và tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Nhân danh Chúa Giê-su, tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/faith-helps-you-focus-your-goals-2/

 

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

HÃY NHẬN QUYỀN NĂNG để ĐEO ĐUỔI MỤC TIÊU BẠN

 

TG: RICK WARREN - 28/12/2021

DG: Thang Chu

 

“Chúng ta hoạch định đường lối chúng ta muốn sống, nhưng chỉ duy ĐỨC CHÚA TRỜI khiến chúng ta có thể sống theo đó(Châm Ngôn 16:9 The Message).

 

Bạn có thể hoạch định đường lối bạn muốn sống, nhưng chỉ có Chúa mới ban cho bạn quyền năng và năng lượng để trải nghiệm sự biến hóa.  Tại sao?  Bởi Đức Chúa Trời cung cấp ba điều bạn phải có để đạt được mục tiêu và thay đổi đời mình.

 

Thánh Linh Chúa ban sức bạn

Bạn cần giúp đỡ của Chúa để thực hiện những thay đổi mà bạn không thể tự làm.  Đổi-đời không dựa trên sức mạnh ý chí.  Nó dựa trên quyền năng Chúa.  Nó không dựa trên cố gắng.  Nó dựa trên tin cậy.

 

Xa-cha-ri 4:6 nói, ‘Ngươi sẽ không thành công bởi sức riêng hay quyền năng riêng của ngươi, nhưng bởi Thánh Linh của Ta,Chúa toàn năng phán” (NCV).

 

Lời Chúa hướng dẫn bạn

Kinh Thánh là cẩm nang sống của sở hữu chủ.  Bạn càng đọc nó, học nó, nhớ nó, và suy gẫm nó, bạn sẽ càng thành công và được đổ đầy.

 

Khi Giô-suê được ban ước mơ lớn là chiếm Đất Hứa—một mục tiêu ông nhận mang suốt phần đời còn lại—Đức Chúa Trời đã phán những lời này với ông: “Sách Luật này chớ xa khỏi miệng ngươi, nhưng ngươi sẽ suy gẫm nó ngày lẫn đêm, để ngươi lẽ cẩn thận làm theo tất cả gì được viết trong đó; vì khi đó ngươi sẽ khiến đường lối mình thịnh vượng, và khi đó ngươi sẽ đạt được thành công” (Giô-suê 1:8 NASB).

 

Dân sự Chúa nâng đỡ bạn

Bạn sẽ không thể tự mình đạt được mục tiêu mình.  Cần một toán để thực hiện giấc mơ! Truyền Đạo 4:12 nói, Tự mình con không được bảo vệ. Với một người bạn, con có thể đối diện điều xấu nhất. Con có thể kiếm thêm người thứ ba không? Một sợi dây bện ba không dễ đứt” (The Message).

 

Một đám đông không thể nâng đỡ bạn, nhưng một nhóm nhỏ có thể.  Người trong nhóm nhỏ bạn biết khi bạn bệnh, khi bạn gặp khó khăn, và khi bạn cần nghỉ ngơi.  Bạn có thể chia sẻ mục tiêu, thành công và thất bại của mình.  Họ sẽ vui mừng với bạn và khích lệ bạn tiếp tục.  Bạn sẽ cần sự nâng đỡ của họ để giúp bạn thực hiện và theo đuổi loại mục tiêu đúng.

 

Bạn có từng cố đạt mục tiêu và thay đổi đời mình tự mình chưa?  Đã đến lúc ngừng bay một mình và học cách dựa vào Thánh Linh, Lời Chúa, và dân sự Chúa.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn có tin cậy Đức Thánh Linh hành động trong đời bạn và biến hóa bạn không? Bạn thấy bằng chứng nào về sự tin cậy hoặc bất tín đó trong đời mình?

·      Thể nào bạn có thể biến Lời Chúa thành một phần kiên định trong cuộc sống hàng ngày của bạn để bạn có thể tận dụng sự hướng dẫn và khôn ngoan của Lời Chúa?

·      Bạn có thể dựa vào những người nào để được nâng đỡ khi bạn theo đuổi mục tiêu mình?

https://pastorrick.com/get-the-power-to-go-after-your-goals-2/

 

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

CHÚA SẼ BAN PHƯỚC NHỮNG MỤC TIÊU BẠN CHỨ?

 


TG: RICK WARREN - 27/12/2021

DG: Thang Chu

 

“Khi anh chị em ăn, uống hoặc làm bất cứ gì, hãy luôn làm nó để tôn vinh Đức Chúa Trời(1 Cô-rinh-tô 10:31 CEV).

 

Điều quan trọng là đặt mục tiêu.  Nhưng không phải mọi mục tiêu bạn đặt ra đều là mục tiêu mà Chúa sẽ ban phước.

 

Vậy, thể nào bạn biết sự khác biệt?  Hãy tự hỏi mình những câu hỏi này:

 

Mục tiêu của tôi có tôn vinh Chúa không?

Loại mục tiêu nào mang lại vinh hiển cho Đức Chúa Trời?  Bất kỳ mục tiêu nào khiến bạn tin cậy Ngài hơn, phụ thuộc Ngài hơn, yêu Ngài hơn, yêu người khác hơn, phục vụ Ngài, hoặc phục vụ người khác.

 

Kinh Thánh nói trong 1 Cô-rinh-tô 10:31, “Khi anh chị em ăn, uống hoặc làm bất cứ gì, hãy luôn làm nó để tôn vinh Đức Chúa Trời” (CEV).  Ngay cả những công việc hàng ngày có thể được thực hiện để tôn vinh Đức Chúa Trời.

 

Bạn có thể tôn vinh Chúa bằng cách đổ rác.  Bạn có thể tôn vinh Chúa bằng cách rửa chén.  Bạn có thể tôn vinh Chúa bằng cách làm việc trần gian đó tại sở làm: Bất cứ gì anh chị em làm, hãy làm hết lòng, như thể anh chị em đang làm cho Chúa chứ không phải cho người ta” (Cô-lô-se 3:23 GNB).

 

Nếu bạn muốn đời mình đem tôn vinh cho Đức Chúa Trời, hãy đặt những mục tiêu giúp bạn trở thành người giỏi nhất có thể được vì vinh hiển của Đức Chúa Trời.

 

Mục tiêu của tôi có được thúc đẩy bởi tình yêu không?

Đức Chúa Trời sẽ không ban phước mục tiêu được thúc đẩy bởi tham lam, đố kỵ, tội lỗi, sợ hãi, hoặc kiêu ngạo.  Nhưng Ngài tôn vinh mục tiêu được thúc đẩy bởi mong muốn bày tỏ tình yêu với Ngài và với người khác.  Cuộc sống tất cả là về việc học cách yêu thương.

 

Tại sao điều quan trọng là phải có mục tiêu dựa trên tình yêu?  Nếu bạn đặt những mục tiêu không tình yêu, bạn sẽ đối xử người ta như những dự án.  Bạn sẽ chà đạp tất cả để đạt được mục tiêu mình, bất kể họ là thành viên trong gia đình, bạn hữu, hay đồng nghiệp.  Chúa nói, Không, ngươi sai hết.  Đó không là việc thành tích.  Đó là việc mối quan hệ.  Đó là việc học cách yêu thương.

 

Kinh Thánh nói, “Hãy làm mọi việc trong tình yêu thương” (1 Cô-rinh-tô 16:14 NIV). Mục tiêu số một trong đời là học cách thực sự yêu thương gia đình, người lân cận,thậm chí người khó yêu.  Điều đó khiến bạn giống Chúa hơn, bởi Chúa là tình yêu.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn sẽ đặt những mục tiêu gì cho năm tới?  Thể nào chúng đứng vững dưới hai câu hỏi hôm nay?

·      Thể nào thái độ bạn đối với những việc tầm thường thay đổi khi bạn biết chúng có thể được thực hiện để tôn vinh Đức Chúa Trời?

·      Bạn có xem xét mục tiêu mình ảnh hưởng thể nào đến người khác?  Khi bạn xem xét người khác, thể nào mục tiêu của bạn thay đổi?

https://pastorrick.com/will-god-bless-your-goals/

 

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

LỄ GIÁNG SINH NÀY, HÃY BIẾT ĐẤNG CỨU THẾ BẠN

 


TG: RICK WARREN - ngày 22 tháng 12 năm 2021

DG: Thang Chu

 

“Ngài đến thế giới của chính Ngài, nhưng dân Ngài không tiếp nhận Ngài. Nhưng với tất cả những ai tiếp nhận và tin Ngài, Ngài ban quyền trở nên con cái Đức Chúa Trời(Giăng 1:11-12 NCV).

 

Không ai toàn hảo.  Đó là hiểu biết rất chung!  Tôi đã gặp hàng nghìn người khi đi khắp thế giới và tôi chưa bao giờ gặp bất kỳ ai tuyên bố mình vô tội.

 

Tôi không đo lường theo tiêu chuẩn của riêng mình, chứ đừng nói của Chúa—và bạn cũng vậy.  Tất cả chúng ta đều có sai sót, và tất cả chúng ta đều có lỗi.

 

Đó là lý do tại sao bạn cần biết Chúa Giê-su, là Đấng Cứu Rỗi đã đến chết vì tội lỗi bạn.

 

Thiên đường là nơi hoàn hảo—không phiền muộn, buồn bã, hay bệnh tật.  Thiên đường vượt những giấc mơ hoang đường nhất của bạn!  Thiên đường toàn hảo, nhưng bạn và tôi thì không.  Nếu Chúa cho những người không toàn hảo vào thiên đường, thì nó sẽ không là nơi toàn hảo.  Nếu Chúa cho chúng ta vào thiên đường, với tất cả những bất toàn của chúng ta, thì thiên đường ắt chẳng tốt hơn Trần Gian.

 

Nhưng Đức Chúa Trời đã có kế hoạch: Ngài đến Trần Gian vào Lễ Giáng Sinh.  Ngài đã sai Con của Ngài, là Chúa Giê-su Christ, đến sống một đời toàn hảo thế chỗ bạn.  Rồi Chúa Giê-su chết để trả giá cho tất cả tội lỗi bạn, do đó bạn không cần phải chết.  Bạn đến thiên đường chỉ cần tin cậy Ngài.  Thỏa thuận tốt thay!

 

“Ngài đến thế giới của chính Ngài, nhưng dân Ngài không tiếp nhận Ngài. Nhưng với tất cả những ai tiếp nhận và tin Ngài, Ngài ban quyền trở nên con cái Đức Chúa Trời” (Giăng 1:11-12 NCV).

Khi bạn tin cậy Chúa Giê-su là Đấng Cứu Rỗi, bạn ắt trở thành một phần gia đình Đức Chúa Trời và gia đình đó sẽ tồn tại đời đời.

 

Đức Chúa Trời tạo tất cả mọi người.  Chúa yêu tất cả mọi người.  Chúa có mục đích cho mọi người.  Nhưng Chúa chỉ là Cha của những ai chọn trở thành một phần gia đình Ngài bằng thỏa đáp các yêu cầu của gia đình: Tin vào Người Con mà Ngài đã sai đến vào Lễ Giáng Sinh.  Đó là điều kiện.

 

Đức Chúa Trời đã tạo ra bạn, nhưng Ngài cũng cứu bạn.  Lý do Ngài đến vào Lễ Giáng Sinh là để chết cho tất cả tội lỗi bạn.

 

Tôi không thể nghĩ ra lý do nào tốt hơn để dâng Ngài sự tập trung và sự tận hiến của bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào việc biết rằng bạn được cứu bởi ân sủng, chứ không bởi công đức của bạn, giúp bạn thư giãn trong các công việc hàng ngày trong mùa Giáng Sinh bận rộn này?

·      Bạn nghĩ tại sao Đức Chúa Trời muốn bạn chọn Ngài?  Tại sao mọi người không gọi Ngài là Cha?

·      Bạn có thể thực hiện một số bước thực tế nào để chuyển tập trung của bạn sang Chúa Giê-su vào Giáng Sinh này?

 

Hãy Tin Cậy Chúa Giê-su là Đấng Cứu Rỗi của Bạn hôm nay

 

Còn thời điểm nào tốt hơn Lễ Giáng Sinh để tin cậy Chúa Giê-su là Cứu Chúa của bạn?  Nếu hôm nay bạn sẵn sàng tận hiến đời mình cho Ngài, thì hãy cầu nguyện sau:

 

“Lạy Chúa Giê-su, Chúa hứa rằng nếu tôi tin Chúa, mọi điều tôi làm sai sẽ được tha thứ, tôi sẽ học được mục đích đời mình, và ngày đến Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào nhà vĩnh cửu của Ngài trên thiên đàng.

 

“Tôi xưng nhận tội mình, và tôi tin rằng Ngài là Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Rỗi của tôi. Tôi tiếp nhận Ngài vào đời tôi làm Chúa của tôi.  Hôm nay, tôi sẽ giao mọi phần đời tôi cho Ngài.  Tôi muốn đi theo Ngài và làm điều Ngài bảo tôi làm.

 

“Chúa Giê-su ôi, tôi biết ơn tình yêu của Ngài và sự hy sinh của Ngài khiến tôi có thể cùng Ngài lên thiên đàng.  Tôi biết tôi không xứng đáng điều đó.  Và tôi cảm ơn Ngài rằng tôi không phải kiếm hoặc làm để cứu rỗi mình, bởi tôi biết điều đó không thể.  Tôi muốn dùng phần đời còn lại của mình để phục vụ Ngài thay vì phục vụ bản thân.  Tôi hạ mình tận hiến đời tôi cho Ngài, và tôi xin Ngài cứu tôi và tiếp nhận tôi vào gia đình Ngài.  Nhân danh Chúa Giê-su tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/this-christmas-get-to-know-your-savior

 

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

TĂNG TRƯỞNG trong ÁNH SÁNG LỜI CHÚA

 


TG: RICK WARREN - 21/12/2021

DG: Thang Chu

 

“Ta là ánh sáng thế giới. Nếu các con theo Ta, con sẽ không phải đi trong tối tăm, vì con sẽ có ánh sáng dẫn đến sự sống(Giăng 8:12 NLT).

 

Là người làm vườn trồng rau, tôi có thể nói với bạn rằng bạn càng có nhiều giờ chiếu sáng, cây trồng của bạn sẽ càng lớn.  Trong hơn 30 năm, tôi đã sử dụng bóng đèn đặc biệt để làm vườn gọi là đèn tăng trưởng.  Nó phát loại ánh sáng nhất định khiến thực vật và cây cối phát triển.  Bạn dùng nơi không đủ ánh sáng cho cây tồn tại.  Tôi trồng những cây gỗ đỏ non bên bóng mát nhà tôi dùng đèn tăng trưởng đó trên chúng cho đến khi chúng đủ cao để tự lấy ánh mặt trời.  Ngày nay những cây đó cao khoảng 40 bộ.

 

Ánh sáng là chìa khóa sự sống.  Mọi thực vật đều phát triển nhờ tiến trình quang hợp, là cái phụ thuộc vào ánh sáng.  Con người phụ thuộc vào ánh sáng để nhìn và để các hệ cơ thể chúng ta hoạt động bình thường.  Không ánh sáng, không năng lượng.  Không ánh sáng, không tăng trưởng.  Bạn không thể sống thiếu ánh sáng.

 

Điều gì đúng về ánh sáng trong lĩnh vực vật lý cũng đúng trong lĩnh vực tâm linh.  Vào những ngày đen tối của bạn, khi mặt trời bị che khuất và bạn không thể thấy ánh sáng, bạn cần ánh sáng Chúa Giê-su để thay đổi bạn tốt đẹp hơn.

 

Có hai cách bạn thay đổi: khi bạn nhìn thấy ánh sáng và khi bạn cảm thấy sức nóng.  Một trong những cách đó ít đau hơn nhiều so với cách kia.  Nếu bạn chỉ thay đổi khi bạn nhìn thấy ánh sáng, khi đó bạn sẽ không phải thay đổi khi bạn cảm thấy sức nóng.

 

Bạn muốn biết đèn tăng trưởng của bạn là gì không?  Đó là Lời Chúa.  Học Lời Chúa sẽ giúp bạn tăng trưởng kiến thức về Đức Chúa Trời và tình yêu dành cho Ngài.

 

Ê-phê-sô 1:16-17 nói, “Tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời liên tục cho anh chị em, xin Ngài  . . . ban cho anh chị em khôn ngoan và sáng suốt tâm linh để anh chị emthể tăng trưởng (NLT).  Khi bạn biết Lời Đức Chúa Trời, ánh sáng Ngài sẽ tràn ngập lòng bạn.  Rồi bạn sẽ hiểu được tương lai diệu kỳ mà Chúa đã hứa với bạn.

 

Trong Kinh Thánh, ánh sáng và sự sống đi đôi nhau: NgàiĐấng ban sự sống. Ánh sáng Ngài khiến chúng tôi vui sống” (Thi Thiên 36:9 NCV).

 

Sống nghĩa là để tận hưởng, không chỉ là chịu đựng, không chỉ vào Lễ Giáng Sinh mà là cả năm.  Chìa khóa đó là sống trong ánh sáng Đức Chúa Trời.

 

Đó là lý do tại sao Chúa Giê-su phán, “Ta là ánh sáng thế giới. Nếu các con theo Ta, con sẽ không phải đi trong tối tăm, vì con sẽ có ánh sáng dẫn đến sự sống” (Giăng 8:12 NLT).

 

THẢO LUẬN

·      Một trong những cách nào “sức nóng” cuộc sống đã thay đổi bạn?  Có phải bạn đã tăng trưởng tâm linh hay bất kỳ lối nào khác vì kết quả đó không?

·      Tại sao bạn cần biết những lời Chúa hứa dành cho bạn?

·      Sống trong ánh sáng Đức Chúa Trời đòi hỏi phải ở trong Lời Chúa.  Bạn cần thực hiện những thay đổi nào để bạn kiên trì học Kinh Thánh?

https://pastorrick.com/grow-in-the-light-of-gods-word/

 

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

CÁCH DUY NHẤT để BẮT ĐẦU MỚI


TG: RICK WARREN - 20 tháng 12 năm 2021

DG: Thang Chu

 

Xưa anh chị em đầy bóng tối, nhưng giờ anh chị em đầy ánh sáng trong Chúa. Vậy hãy sống như con cái thuộc ánh sáng. Ánh sáng mang đến mọi tốt lành, sống đúng, và chân lý(Ê-phê-sô 5:8-9 NCV).

 

Cách đây vài năm, các viên chức Thành Phố New York xây dựng một cơ sở khử trùng nước bằng cách dùng tia cực tím diệt vi trùng và khử trùng nước uống thành phố đó, là nước được dẫn vào cách đó khoảng 100 dặm.  Thay vì sử dụng chlorine, hệ thống đó dùng năng lượng mặt trời để khử trùng và làm sạch nước bằng tia sáng.  Họ khử trùng hơn 1 tỷ gallon nước mỗi ngày.

 

Ánh sáng là chất khử trùng tuyệt diệu.  rửa, khử, và lọc.

 

Ánh sáng Đức Chúa Trời hoạt động tương tự trong đời bạn.  Những lời, ý, và hành động có hại khiến bạn bệnh tâm linh, tình cảm, và đôi khi thân thể.  Khi bạn xưng nhận tội mình với Đức Chúa Trời, sự tha thứ của Ngài sẽ khử, lọc, và làm sạch bạn.

 

Kinh Thánh nói thế này: “Nếu chúng ta tuyên bố có thông công với Ngài nhưng đi trong bóng tối, thì chúng ta nói dối và không sống theo lẽ thật. Nhưng nếu chúng ta bước đi trong sự sáng, như Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta thông công với nhau, và huyết của Chúa Giê-su, Con Ngài, thanh tẩy chúng ta khỏi mọi tội lỗi” (1 Giăng 1:6-7 NIV).

 

Rất nhiều người ngày nay đang đi qua những ngày đen tối vì họ đang mang mặc cảm tội lỗi, xấu hổ, và hối hận.  Bề ngoài họ có thể thành công, nhưng bên trong họ bị dày vò bởi những bí mật của họ.

 

Có cách nào để lau sạch phiến đá không?  Có cách nào để có khởi đầu mới không?  Có, nó được gọi là tái sanh.  Điều đó không có nghĩa là bạn khởi đầu mới và cố gắng nhiều hơn.  Nó nghĩa là bạn có cuộc sống mới toanh, nơi mọi thứ được tha thứ.  Mọi sự đều được tẩy sạch bởi ánh sáng Đấng Christ, và bóng tối của hối tiếc và xấu hổ được vén lên.

 

Ê-phê-sô 5:8-9 mô tả ý nghĩa gì khi được rửa sạch hoàn toàn và được tha thứ tội lỗi của bạn và được tái sanh: “Xưa anh chị em đầy bóng tối, nhưng giờ anh chị em đầy ánh sáng trong Chúa. Vậy hãy sống như con cái thuộc ánh sáng. Ánh sáng mang đến mọi tốt lành, sống đúng, và chân lý” (NCV).

 

Hối tiếc, tội lỗi hoặc xấu hổ bí mật nào trong đời bạn cần được rửa và khử?  Chỉ cần phơi bày nó dưới ánh sáng Đấng Christ.  Rồi bạn có thể tiến về trước, đầy hy vọng trong Chúa Giê-su, là Ánh Sáng của Thế Giới.

 

THẢO LUẬN

·      Thế nào mùa Giáng Sinh đôi khi bộc lộ mặc cảm tội hoặc hối tiếc mà bạn đã cố gắng kìm nén phần còn lại của năm?

·      Bạn có thể “sống như con cái thuộc ánh sáng” bằng một số cách nào (Ê-phê-sô 5: 8 NCV)?

·      Khi bạn xem xét biết bao người mang những gánh nặng bí mật của tội lỗi và xấu hổ, thể nào điều đó thay đổi cách bạn hành động hoặc đáp ứng với người ta?

https://pastorrick.com/the-only-way-to-get-a-fresh-start/