Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

HÃY VỘI VÂNG MẠNG LỆNH CHÚA



TG: Rick Warren - ngày 31 tháng 12 năm 2019

“Không trì hoãn, tôi vội vàng tuân lệnh Ngài” (Thi-thiên 119:60 GNT).

Hôm qua chúng ta nói về ý nghĩa của việc đi trong Thánh Linh.  Đôi khi Thánh Linh Chúa bảo bạn di chuyển chậm.  Những lần khác bạn nên di chuyển nhanh.  Hôm nay, khi chúng ta chuẩn bị gióng chuông năm mới, chúng ta sẽ nói về hai lần khi bạn nên di chuyển nhanh.

Lần thứ nhất, bạn nên di chuyển nhanh khi Chúa bảo bạn làm gì đó.  Kinh Thánh chứa đầy những chỉ dẫn cho cuộc sống.  Kinh Thánh gọi chúng là những mệnh lệnh, và Chúa muốn chúng ta tuân theo chúng.

Cha mẹ thường cho con cái sự hướng dẫn.  Nếu đứa trẻ trả lời, “Con sẽ suy nghĩ chuyện đó,” thì đứa trẻ đó bất tuân.

Điều tương tự cũng đúng với Chúa và chúng ta.  Khi Chúa bảo chúng ta làm gì đó, Ngài mong chúng ta vâng lời nhanh chóng.

Trong Mác 1:17-18, Chúa Giêsu nói với hai ngư phủ, Hãy đến, theo Ta” (NIV).  Ngài đang yêu cầu họ rời khỏi sự nghiệp họ.  Đó là chuyện lớn.  Phản ứng của họ?  Lập tức họ bỏ lưới mình và đi theo Ngài.”

Khi Chúa yêu cầu bạn làm gì đó, bạn làm nó lập tức.

Thi-thiên 119:60 nói rằng, Không trì hoãn, tôi vội vàng tuân lệnh Ngài” (Thi-thiên 119:60 GNT).  Khi nói đến sự vâng lời, vội vàng là tốt.

Lần thứ hai để di chuyển nhanh chóng là khi bạn cần yêu cầu hoặc đề nghị tha thứ.  Giữ mặc cảm tội lỗi hoặc oán giận giống như uống thuốc độc.  Nó có thể nuốt sống bạn. Chúa Giêsu nói điều đó thế này trong Ma-thi-ơ 5:23-24: Nếu các con vào nơi thờ phượng của mình và sắp dâng lễ vật, các con chợt nhớ đến mối hận thù mà một người bạn đã nghịch mình, hãy để lễ vật lại, rời đi lập tức, đến người bạn này và làm ngay lại sự việc.  Rồi chỉ sau khi đó, mới trở lại và làm việc với Chúa” (The Message).

Ngay cả sự thờ phượng Chúa của bạn cũng không đủ lý do để trì hoãn tha thứ hoặc cầu xin sự tha thứ.  Nếu cái gì đó không đúng giữa bạn và một người khác, lúc sửa ngay lại là ngay bây giờ.

Khi Chúa bảo bạn làm điều gì đó hoặc khi bạn cần được hòa giải với ai đó, đừng trì hoãn—chính lúc này phải di chuyển nhanh chóng.


THẢO LUẬN
·      Điều gì Chúa từng bảo bạn làm mà bạn cần làm hôm nay?
·      Người nào bạn cần tha thứ?
·      Bạn cần tìm kiếm sự tha thứ của ai?

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

THỜI ĐIỂM BẠN LÀ MỌI ĐIỀU



TG: Rick Warren - ngày 30 tháng 12 năm 2019

Có thời điểm đúng cách đúng để làm mọi điều, nhưng chúng ta biết quá ít (Truyền Đạo 8:6 GNT).

Khi bạn nhìn phía trước để bắt đầu một năm mới, hãy dành chút thời gian suy ngẫm về đời bạn.  Những gì cần giữ nguyên?  Nhữngcần thay đổi?

Một trong những điều quan trọng nhất cần xem xét là thế nào bạn có thể cảnh giác thời điểm Chúa.  Mọi thành tựu lớn đều liên quan đến thời điểm.  Một cú bắt bóng bầu dục thành công đòi hỏi thời điểm đáng kinh ngạc giữa người ném và người nhận.  Trong kinh doanh, thì thời điểm tốt trong thị trường—đặc biệt là các quyết định về việc tuyển dụng và mở rộng—mang ý nghĩa mọi thứ.  Nếu bạn hát, bạn biết quan trọng thể nào của việc giữ nhịp với các nhạc sĩ khác.

Nhiều năm trước tôi viết sách tựa The Purpose Driven Church.  Trong chương đầu tôi so sánh việc lãnh đạo với lướt sóng.  Không người lướt sóng nào nói, “Hãy tạo một số con sóng hôm nay.  Người lướt sóng không thể tạo sóng trong đại dương.  Chỉ Chúa làm được điều đó.  Người lướt sóng chờ những con sóng mà Chúa tạo ra.

Nghĩa là người lướt sóng dành rất nhiều thời gian chờ đợi.  Đôi khi họ có thể thấy một con sóng và buông nó đi, biết rằng chưa phải thời điểm thích hợp.  Rồi người lướt sóng  nhìn thấy ngay đúng sóng, bắt đầu chèo nhanh hơn và nhanh hơn, bắt sóng đó, cưỡi sóng, và thoát khỏi sóng mà không bị quét đi.  Lướt sóng trông dễ, nhưng trong thực tế, nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng.

Điều tương tự cũng đúng trong cuộc sống.  Bạn phải phát triển kỹ năng về thời điểm.  Kinh Thánh nói trong Truyền Đạo 8:6, “Có thời điểm đúng và cách đúng để làm mọi điều, nhưng chúng ta biết quá ít” (Truyền Đạo 8:6 GNT).

Có nhịp sống.  Học làm điều đúng vào thời điểm đúng cần có kỹ năng.  Cơ-đốc-nhân thường gọi kỹ năng đó là đi trong Thánh Linh. Bạn càng tăng trưởng làm môn đồ đấng Christ, bạn càng tốt hơn trong việc đi trong Thánh Linh.  Đôi khi Thánh Linh Chúa dẫn bạn chạy nhanh.  Đôi khi Ngài dẫn bạn đi thong thả.

Trong vài ngày tới, chúng ta sẽ xem xét khi nào Chúa thường muốn bạn tăng tốc và khi nào Ngài muốn bạn chậm lại.  Bạn có thể bước vào năm mới cố tạo con sóng của riêng bạn. Hoặc bạn có thể học nhìn và bắt những con sóng mà Chúa đang tạo ra khắp quanh bạn.


THẢO LUẬN
·      Khi nào thì thời điểm của bạn—có lẽ trong quyết định kinh doanh hoặc trong mối quan hệ—từng là đúng?  Khi nào nó từng sai?
·      Bạn từng cảm thấy mình đi trong Thánh Linh chưa?  Cảm giác đó thế nào?
·      Chúa ban cho bạn sự cứu rỗi.  Và hôm nay là ngày để tiếp nhận nó.
Khi bạn nói, “Chưa,” thì bạn đã thực sự nói không với đấng Christ.  Kinh Thánh nói trong 2 Cô-rinh-tô 6:2, Ngay lúc này Chúa sẵn sàng chào đón anh chị em.  Hôm nay Ngài sẵn sàng cứu rỗi anh chị em” (TLB).

Cách nào bạn tiếp nhận sự cứu rỗi?  Bạn xoay khỏi chính mình để hướng vào Chúa.  Bạn tin cậy đấng Christ sẽ bước vào đời bạn, tha thứ tội lỗi bạn, và biến bạn thành người mà Ngài muốn bạn là.

Nếu bạn sẵn sàng tiếp nhận sự cứu rỗi của Chúa, bạn có thể cầu nguyện thế này:

Chúa Giêsu ơi, tôi muốn biết Ngài cách riêng tư.  Cảm ơn Ngài đã chết trên thập giá vì tội lỗi tôi.  Tôi mở cửa đời tôi và nhận Ngài là Cứu Chúa và Chúa của tôi. Cảm ơn Ngài tha thứ tôi về tội lỗi tôi và cho tôi sự sống đời đời.  Xin làm chủ đời tôi.  Xin khiến tôi thành loại người Ngài muốn tôi là.”


Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

VIỆC BIẾT CĂN CƯỚC THẬT của BẠN HƯỚNG DẪN ƯU TIÊN của BẠN



TG: Rick Warren - ngày 28 tháng 12 năm 2019

[Môi-se] xem sỉ nhục vì cớ đấng Christ giá trị hơn nhiều kho báu Ai Cập, bởi ông ngóng xem phần thưởng của mình (Hê-bơ-rơ 11:26 NIV).

Trong vài ngày qua, chúng ta đã nói về hai điều: Thứ nhất, biết Chúa giúp bạn biết căn cước thật của mình.  Và thứ hai, biết căn cước thật của bạn giúp bạn xác định trách nhiệm của mình.  Hôm nay chúng ta sẽ xem làm thế nào việc biết căn cước thật của bạn cũng giúp thiết đặt các ưu tiên của bạn.

Hãy quay lại Môi-se, mà cuộc đời chúng ta đã xem xét.  Ông sinh ra là nô lệ người Do Thái nhưng được nuôi dưỡng như cháu ngoại của Pha-ra-ôn.  Trong thế giới Môi-se, hệ thống giá trị đối với hầu hết mọi người cũng giống ngày nay.  Họ coi trọng danh tiếng, niềm vui,tài sản.

Nhưng khi Môi-se nhận ra ông là người Do Thái, các giá trị và ưu tiên của ông đã thay đổi.  Đột nhiên cuộc sống cung điện không quan trọng nữa.  “Ông xem sỉ nhục vì cớ đấng Christ giá trị hơn nhiều kho báu Ai Cập, bởi ông ngóng xem phần thưởng của mình” (Hê-bơ-rơ 11:26 NIV).

Căn cước thật của ông đã giúp ông xác định các giá trị của mình, và ông đặt ưu tiên đời mình dựa trên những giá trị đó.

Ông quyết định ba điều:

1.    Hoàn thành mục đích Chúa Trời thì tốt hơn so với danh tiếng.
2.    Yêu dân sự Chúa Trời thì tốt hơn thú vui.
3.    bình an của Chúa Trời thì tốt hơn tài sản.

Môi-se đã từ bỏ tất cả những thứ mà nhiều người dành cả đời để cố gắng có được.  Tại sao?  “Bởi ông ngóng xem phần thưởng của mình.”  Khải tượng của ông đặt giá trị của ông.  Rồi các giá trị của ông xác định các ưu tiên của ông: đi theo Chúa Trời và dẫn dắt dân Do Thái ra khỏi nô lệ ở Ai Cập.

Phao-lô là một trong những Cơ-đốc-nhân đầu tiên, và ôngkhải tượng dài hạn tương tự.  Trong Phi-líp 3:8, ông nói, “Vâng, mọi thứ khác đều vô giá trị khi so với lợi ích vô giá của việc biết Chúa Giê-su Christ (TLB).

Thế còn bạn?  Những giá trị nào là quan trọng nhất với bạn?  Nếu bạn không biết, hãy suy nghĩ kỹ.  Nếu bạn không quyết định cho mình những gì quan trọng, người khác sẽ quyết định cho bạn.

Phải chăng đời bạn tập trung vào cái người khác xem là giá trị—những thứ như danh tiếng, thú vui, và tài sản?  Nếu vậy, hãy theo gương Môi-se và Phao-lô.  Hãy tìm ra căn cước thật của bạn trong đấng Christ.  Hãy tiếp nhận khải tượng Chúa Trời cho đời bạn.  Hãy để khải tượng đó cho bạn thấy giá trị của bạn.  rồi để giá trị của bạn đặt ưu tiên của bạn.


THẢO LUẬN
·      Điều gì bạn thấy hầu hết người quanh bạn xem là giá trị?  Bạn xem trọng điều gì?
·      Lập danh sách năm ưu tiên hàng đầu của bạn.  Dễ dàng thể nào bạn đã xác định những ưu tiên đó?
·      Những thay đổi nào sẽ giúp đời bạn trở nên tập trung hơn vào các ưu tiên này?

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

VIỆC BIẾT CHÚA GIÚP BẠN BIẾT CHÍNH MÌNH



TG: Rick Warren - ngày 26 tháng 12 năm 2019

“Bởi đức tin mà Môi-se, khi ông lớn lên, đã từ chối được xem là con trai của con gái của Pha-ra-ôn” (Hê-bơ-rơ 11:24 NIV).

Một người nào đó trong nhà thờ tôi từng gửi cho tôi một ghi chú ghi rằng, “Mục sư Rick ơi, bởi tôi không thực sự biết tôi là ai hoặc tôi phải là ai, tôi đã nặn mình theo mong đợi của người khác. . . Ông có thể dạy chúng tôi về việc khám phá căn cước chúng tôi không?

Thật đúng là khi bạn không biết bạn là ai, bạn sống để được người khác chấp thuận. Nhưng Chúa đề nghị cho bạn nhiều hơn nữa.  Ngài muốn bạn sống trong căn cước thật mà Ngài đã ban cho bạn.

Kinh Thánh kể một câu chuyện nổi tiếng về một người đã chọn sống theo căn cước được Chúa ban cho mình—chuyện về Moses.

i-se là nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trong toàn bộ Cựu Ước.  Ông dẫn dắt người Do Thái đến tự do sau 400 năm nô lệ ở Ai Cập.  Ông nhận được Mười Điều Răn từ Thiên Chúa. Ông có công với việc viết năm cuốn sách đầu tiên của Kinh Thánh.

Nhưng Môi-se bắt đầu cuộc đời như một nô lệ.  Khi là trẻ sơ sinh, ông được đặt trong chiếc giỏ trên sông khi mẹ ông cố cứu ông khỏi nạn diệt chủng.  Ông được tìm thấy bởi con gái Pha-ra-ôn, và lớn lên như một hoàng tử.

Hê-bơ-rơ 11:24-27 tóm tắt phần còn lại của câu chuyện: “Bởi đức tin mà Môi-se, khi ông lớn lên, đã từ chối được xem là con trai của con gái của Pha-ra-ôn” (Hê-bơ-rơ 11:24 NIV).

Vậy chuyện gì đã xảy ra với Moses trong những năm giữa đó?  Thể nào ông biến đổi từ nô lệ thành hoàng tử?  Thể nào ông trở nên sẵn sàng bỏ lại tất cả để dẫn dắt dân sự Chúa? , ngắn gọn, ông trưởng thành.  Ông trưởng thành về thể xác, nhưng ông cũng trưởng thành về tâm linh.

Khi trưởng thành, Môi-se hỏi tất cả những câu hỏi mà mọi người hỏi: Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Cuộc sống của tôi là gì?

Cuối cùng, ông giải quyết câu trả lời.  Ông “từ chối được xem là con trai của con gái của Pha-ra-ôn.”  Ông lớn lên và từ chối tiếp tục sống giả dối.  Ông biết căn cước mình và chọn sống như Chúa đã tạo ra ông.  Điều đó chứng tỏ sự trưởng thành tâm linh.

Vì vậy, làm thế nào bạn có thể biết căn cước Chúa ban?  Bằng cách nhận biết Chúa rõ hơn.

Càng gần Chúa hơn, bạn càng hiểu rõ hơn về bản thân mình.  Đó là vì Chúa là Đấng Sáng Tạo bạn.  Bạn càng hiểu về Đấng Tạo Hóa của mình, bạn càng hiểu chính mình vì bạn là tạo vật của Ngài.

Như Môi-se, bạn đối diện một lựa chọn: Phải chăng bạn sẽ giả vờ là người mà bạn không phải là đến hết đời?  Hay bạn sẽ chọn sống như người mà Chúa tạo ra bạn là?

Nếu bạn chọn sống như Chúa tạo ra bạn, một số người có thể không chấp nhận bạn. Nhưng điều đó không thật quan trọng.  Bạn sẽ biết bạn là ai và đâu bạn sẽ đi.  Và bạn sẽ có được sự chấp thuận của Chúa.

Thể nào bạn có thể đánh bại điều đó?


THẢO LUẬN
·      Thể nào việc biết Chúa giúp bạn biết bản thân mình hơn?
·      Theo những cách tốt và cách xấu nào bạn nghĩ cuộc đời Môi-se đã thay đổi sau khi ông từ chối được xem là con trai của con gái của Pha-ra-ôn”?
·      Khi bạn nghĩ về những người chọn sống theo căn cước Chúa ban cho, thể nào họ khác với những người không chọn vậy?

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

BẤT KỂ GÌ BẠN TỪNG LÀM, CHÚA SẼ ĐEM BẠN TRỞ LẠI



TG: Rick Warren - ngày 23 tháng 12 năm 2019

Với tình yêu sâu đậm, Ta sẽ đem con trở lại (Ê-sai 54:7 GNT).

Mùa Chúa Giáng Sinh này, bạn có cần chút tươi mới đời bạn?  Bạn đang cảm thấy hơi khô hạn? Bạn có cần một số phục hưng?

Hãy trở về Chúa.

Bạn có thể nói, “Rick à, ông không biết những gì tôi đã làm.  Tôi không cần biết, vì không quan trọng bạn là ai hay bạn đã làm gì.  Chúa vẫn muốn bạn trở về với Ngài.

Bạn có thể nói, Chúa sẽ mắng tôi không?  Tôi đã xa Ngài nhiều tháng, năm, thập kỷ.  Đây là điều Kinh Thánh nói Chúa sẽ làm gì nếu bạn quay lại với Ngài: “Với tình yêu sâu đậm, Ta sẽ đem con trở lại” (Ê-sai 54:7 GNT).

Chúa không nổi điên với bạn.  Chúa phát điên vì bạn!  Sẽ không ai yêu bạn hơn Đấng Sáng Tạo đã tạo ra bạn.  Đức Chúa Trời là Cha đã tạo ra bạn, Chúa Giêsu là Con đã chết cho bạn, và Chúa Thánh Linh muốn sống trong bạn.  Lễ Chúa Giáng Sinh là bằng chứng tình yêu Thiên Chúa dành cho bạn.

Nhiều người không thể cảm nhận được tình yêu của Chúa vì họ nghe những tiếng nói sai. Nếu bạn lắng nghe điều người khác nói về bạn, bạn sẽ đi xuống.  Nếu bạn lắng nghe điều bạn nói với chính mình, bạn sẽ đi xuống.  Hãy ngừng tin tất cả gì bạn nói với chính mình, bởi nó không đúng tất cả.  Bạn nói dối bản thân nhiều hơn bạn nói dối bất kỳ ai khác. Bạn không phải là chánh án tốt nhất của bạn, bởi cảm xúc của bạn nói dối suốt.  (Điều này đúng với tất cả chúng ta!)

Bạn phải quyết định người nào bạn sẽ tin.  Có phải bạn sẽ xây đời bạn trên những gì mọi người khác nghĩ về bạn?  Có phải bạn sẽ lắng nghe những gì lời chỉ trích nói về bạn qua mạng truyền thông xã hội?  Có phải bạn sẽ lắng nghe cảm giác của riêng bạn?

Hay bạn sẽ lắng nghe những gì Chúa nói về bạn, tức là sự thật?

Công vụ 3:19 nói, “Bây giờ đã đến lúc thay đổi đường lối anh chị em!  Hãy quay lại đối diện Chúa để Ngài có thể xóa sạch tội lỗi anh chị em [và] đổ mưa phước lành để làm tươi mới anh chị em” (bản The Message).

Bạn rất thiếu sót, nhưng bạn được yêu thương sâu đậm, và bạn vô cùng quý giá.  Bạn có lẽ đã đến tận cùng của chính mình và cảm thấy như bạn không còn bất cứ đâu để xoay hướng.  Nhưng luôn có Ai Đó để xoay đến.

Với tình yêu sâu đậm, Chúa sẽ đưa bạn trở lại.


THẢO LUẬN
·      Bạn có tin Chúa yêu bạn bất chấp những xấu xa nhất bạn từng làm?  Tại sao có hoặc tại sao không?
·      Tiếng ai bạn lắng nghe thường xuyên nhất?  Ý kiến ​ ai có trọng lượng nhất trong đời bạn?
·      Một số điều nào Chúa nói về bạn trong Lời Ngài?  Bạn có tin rằng những điều đó là đúng?

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

CHÚA DÙNG THỜI GIỜ BẠN GIÚP BẠN TĂNG TRƯỞNG



TG: Rick Warren - ngày 21 tháng 12 năm 2019

“Đúng thời điểm Ta sẽ nghe những lời cầu nguyện của con.  Vào ngày cứu rỗi Ta sẽ giúp con.  Ta là Chúa, và khi đúng thời điểm, Ta sẽ làm những điều này xảy ra nhanh chóng (Ê-sai 49:8 NCV).

Điều này thật khó cho chúng ta chấp nhận vì phòng đợi của Chúa đôi khi là nơi khó nhất đời.  Chúng ta đang trong phòng đợi của Chúa khi chúng ta vội vã vì điều gì đó xảy ra nhưng Chúa không vội.  Có lẽ bạn vội tốt nghiệp hoặc kết hôn hoặc kết thúc hợp đồng lớn.  Bạn đang xem thời gian ngày càng ngắn lại, và bạn nói, “Chúa ơi, không có nhiều thời gian còn lại.  Điều này hoặc phải xảy ra ngay hoặc nó sẽ không xảy ra chút nào.”

Nhưng Chúa không phụ thuộc thời gian.  Bởi Ngài tạo ra thời gian,  vận hành vượt thời gian.  Đó là lý do tại sao Kinh Thánh nói trong Thi Thiên 90:4 rằng một ngàn năm dường như một vài giờ với Thiên Chúa.

Ngài dùng thời gian để thử nghiệm đức tin bạn và xây dựng đức tính bạn.  Trong khi bạn làm việc trên mục tiêu mình, Chúa đang làm trên trên bạn.   Chúa quan tâm đến bạn nhiều hơn những gì bạn đang cố hoàn thành, bởi bạn sẽ không đem thành quả bạn vào thiên đàng.  Bạn chỉ đem đức tính bạn.

Rất nhiều lần chúng ta nghĩ mình đang chờ đợi Chúa để điều gì đó xảy ra, chẳng hạn một lời cầu nguyện được trả lời.  Chúa nói, “Con không đợi Ta.  Ta đang đợi con.  Ta đang chuẩn bị con.  Ta đang thử nghiệm đức tin con và cố gắng làm trưởng thành con, bởi phước hạnh Ta muốn dành cho con quá lớn hơn sức con có thể đảm đương ngay bây giờ.  Con sẽ tin cậy Ta chứ?

Sự chậm trễ có thể là một phần thiết kế của Chúa, để dạy bạn tin cậy Ngàităng trưởng  đức tính bạn.  Ê-sai 49:8 nói, “Đúng thời điểm Ta sẽ nghe những lời cầu nguyện của con.  Vào ngày cứu rỗi Ta sẽ giúp con.  Ta là Chúa, và khi đúng thời điểm, Ta sẽ làm những điều này xảy ra nhanh chóng” (Ê-sai 49:8 NCV).  Không phải “có thể”—Chúa sẽ nghe và trả lời và giúp, khi thời điểm đúng.

THẢO LUẬN
·      Điều gì bạn đang đợi Chúa làm trong đời bạn?
·      Những cách nào bạn nghĩ rằng Chúa muốn bạn tăng trưởng trong khi bạn đợi?
·      Bạn có muốn Chúa thấy bạn trung tín trong phòng đợi cuộc đời?  Thể nào điều này bày tỏ trong cách bạn đáp ứng, cả bên trong và ngoài, đối với sự chậm trễ?

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

THỜI GIỜ BẠN TRONG TAY CHÚA



TG:  Rick Warren - ngày 20 tháng 12 năm 2019

“Tôi tin cậy Ngài, CHÚA ôi; tôi nói, ‘Ngài là Thiên Chúa của tôi. Thời giờ tôi trong tay Ngài” (Thi Thiên 31:14-15 NIV).

Trái ngược sợ hãi là đức tin.  Khi bạn đổ đầy đời bạn bằng đức tin, sợ hãi đi ra cửa sau. Khi mọi thứ không xảy ra trong thời gian biểu của bạn, nếu bạn càng tin cậy Chúa, bạn sẽ càng ít sợ hãi.

Trong Mác 5:36, Chúa Giê-su nói, “Đừng sợ.  Chỉ tin Ta.” (TLB).

Đây là một thông điệp lớn trong Kinh Thánh đến nỗi cụm từ “đừng sợ” xuất hiện 365 lần. Chúa muốn chúng ta nhận được thông điệp rằng chúng ta không cần phải sợ hãi bởi chúng ta có thể tin cậy thời điểm Ngài.

Tin cậy Chúa là liều thuốc giảm căng thẳng số một trong đời bạn—một chân lý quan trọng cần nhớ dịp Chúa Giáng Sinh.  Bạn càng tin cậy Chúa, căng thẳng của bạn sẽ càng giảm.  Một cách khác để giảm căng thẳng của bạn và bày tỏ lòng tin cậy của bạn vào Chúa là khi bạn cầu xin Ngài điều gì đó trong lời cầu nguyện.  Khi bạn làm vậy, đừng cố đặt giới hạn thời gian hoặc thời hạn cho câu trả lời của Chúa.  Hãy để thời điểm cho Chúa.

Để giúp đức tin bạn tăng trưởng sâu hơn, bạn cần cầu nguyện lời cầu nguyện như Thi Thiên 31:14-15: “Tôi tin cậy Ngài, CHÚA ôi; tôi nói, ‘Ngài là Thiên Chúa của tôi.’ Thời giờ tôi trong tay Ngài” (Thi Thiên 31:14-15 NIV).

Tại sao không học thuộc câu Kinh Thánh đó?  Khi bạn thức dậy mỗi sáng, hãy đọc Thi Thiên 31 như một lời cầu nguyện và nói với Chúa, “Tôi tin cậy Ngài, Chúa ơi.  NgàiChúa tôi.  Thời gian tôi nằm trong tay Ngài.”  Thực tế, điều đó nghĩa là bạn có lẽ có nhiều việc phải làm hôm nay hơn là bạn có thời gian để làm xong.  Vậy bạn xin Chúa giúp bạn sắp xếp tất cả để bạn có thể làm điều quan trọng nhất và không phải lo lắng về phần còn lại.  Bạn nói với Ngài, “Tôi bỏ thời khóa biểu của tôi.  Tôi bỏ lịch của tôi.  Tôi bỏ chương trình nghị sự của tôi.  Thời gian của tôi nằm trong tay Ngài, và nghĩa là tôi sẽ không sợ hãi.  Tôi sẽ tin cậy Ngài.”


THẢO LUẬN
·      Một điều thiết thực nào bạn có thể làm mà sẽ giúp bạn ghi nhớ Thi Thiên 31:14-15?
·      Hãy nghĩ về một trong những lúc căng thẳng nhất của đời bạn.  Trong thời gian đó, bạn có đọc Lời Chúa đều đặn không?  Bạn có tin cậy Chúa cung cấp bạn vào thời điểm toàn hảo của Ngài không?
·      Cách nào bạn có thể xây bản thân tốt để khi bạn trở nên sợ hãi hoặc bắt đầu lo lắng, bạn có thể dễ dàng nhớ Lời Chúa và đối phó tốt hơn với căng thẳng?

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

CHÚA LUÔN ĐÚNG GIỜ



TG: Rick Warren - ngày 19 tháng 12 năm 2019

“Khải tượng sẽ vẫn xảy ra vào thời điểm được ấn định.  Nó vội vã hướng tới mục tiêu nó.   sẽ không nói dối.  Nếu nó bị trì hoãn, hãy đợi nó.  Nó chắc chắn sẽ xảy ra.  sẽ không trễ” (Ha-ba-cúc 2:3 GW).

Chúa không bao giờ vội vàng, và Ngài không bao giờ trễ.

Ngài luôn luôn đúng giờ.

Thời gian của Thiên Chúa là hoàn hảo, ngay cả khi chúng ta không thể hiểu nó.  Chúng ta sẽ không bao giờ thực sự hiểu nó, vì Chúa tồn tại trên một chiều dài sóng khác.  Ngài tầm nhìn khác về thời gian vì Ngài vượt thời gian.

Kinh Thánh nói về sự hiểu biết của Chúa về thời gian trong 2 Phi-e-rơ 3: 8, “Đừng quên một điều, anh chị em mến: Với Chúa một ngày như một ngàn năm, và một ngàn năm như một ngày” (NIV).

Nghe như cách bạn xem thời gian không?  Cảm thấy như thể một ngàn năm khi tôi chờ đợi một bữa ăn thỉnh thoảng vậy, nhưng chúng ta là loài người không nghĩ theo nghĩa đó.

Tính vượt thời gian của Chúaliên can lớn cho đời bạn.  Khi Chúa tạo ra bạn, Ngài đặt ước mơ trong lòng bạn.  Hầu hết mọi người bắt đầu với khải tượng lớn và mục tiêu lớn. Họ có một số ước mơ hoặc kế hoạch hoặc dự án cho đời họ.

Thiên Chúa đã cho bạn khải tượng gì?  Trong những năm qua, tôi khám phá rằng trong khi mọi người có xu hướng bắt đầu sớm trong đời với một khải tượng, khi thời gian trôi qua, ngày càng nhiều người từ bỏ ước mơ họ trước khi nó hoàn thành vì nó không xảy ra nhanh đủ.

Có lẽ bạn từngước mơ của bạn bị vùi dập.  Có lẽ bạn từngước mơ tan vỡ.  Hoặc có thể, vì chán nản và thất vọng, bạn đã chôn vùi ước mơ mình.  Bạn đã từ bỏ nó.

Chúa không muốn bạn làm vậy.  Nếu Chúa cho bạn một ước mơ cho đời bạn, nó sẽ xảy ra.  Chỉ là phải xảy ra đúng thời điểm của Ngài, không phải của bạn.

Chúa nói điều này về giấc mơ của bạn: “Khải tượng sẽ vẫn xảy ra vào thời điểm được ấn định.  Nó vội vã hướng tới mục tiêu nó.  Nó sẽ không nói dối.  Nếu nó bị trì hoãn, hãy đợi nó.  Nó chắc chắn sẽ xảy ra.  Nó sẽ không trễ” (Ha-ba-cúc 2:3 GW).

Khi tôi bắt đầu Nhà Thờ Saddleback gần 40 năm trước khi tôi 25 tuổi, tôi đã vội vàng làm mọi việc nhanh chóng.  Nhưng Chúa nói với tôi điều tương tự mà Ngài sẽ nói với bạn về ước mơ bạn: “Không, không phải tất cả sẽ xảy ra ngay bây giờ.  Nhưng một cách chậm chạp, đều đặn, khải tượng sẽ được hoàn thành.

Tôi muốn bạn nhớ một chân lý đầy quyền năng trong mùa Chúa Giáng Sinh này: Đức Chúa Trời không bao giờ sớm trong đời bạn.  Ngài không bao giờ trễ trong đời bạn.

Chúa luôn đúng giờ.


THẢO LUẬN
·      Tại sao Đức Chúa Trời muốn ước mơ của bạn xảy ra theo thời gian biểu của Ngài, không phải của bạn?
·      Bạn đã từ bỏ một ước mơ vì nó bị trì hoãn?  Bạn có tin rằng ướcđó từ Chúa?
·      Tại sao rất khó giữ kỷ luật khi nói đến ước mơ và mục tiêu của bạn?


Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

GIÔ-SÉP CHỌN ĐƯA RA ÂN SỦNG



TG: Rick Warren - ngày 18 tháng 12 năm 2019

Ma-ri đính hôn với Giô-sép, nhưng trước khi họ kết hôn, cô biết ra rằng mình sắp có con bởi Thánh Linh.  Giô-sépngười luôn làm điều phải, nhưng anh không muốn làm nhục Ma-ri cách công khai; nên anh lập kế hoạch từ hôn lặng lẽ (Ma-thi-ơ 1:18-19 GNT).

Câu chuyện Chúa Giáng Sinh có lẽ khác đối với Giô-sép.  Hãy suy nghĩ về điều đó: Đức Chúa Trời có thể đã chọn cứu Giô-sép khỏi nhiều bối rối và đau đớn bằng cách trực tiếp nói với anh ta về hài nhi Giêsu.  Thay vì thế, Giô-sép phải học nhận tin này từ Mary và có thể nghĩ rằng vị hôn thê của anh không chung thủy với anh.

Chúa đang làm gì ở đây?  Ngài đang trắc nghiệm đức tính Giô-sép.  Ngài muốn xem Giô-sép có thương xót, tha thứ, và yêu thương.  Và thay vì cố trả đũa hoặc thậm chí tức giận, Giô-sép chọn đưa ra ân sủng và bỏ qua nỗi đau đó.

Mary vật lộn với sợ hãi vào buổi Chúa Giáng Sinh đầu tiên, và Giô-sép vật lộn với sự tức giận.  Điều này xảy ra ngày nay trong hôn nhân rồi lại hôn nhân.  Thông thường, người phối ngẫu này đang đối phó với sợ hãi và người kia đối phó với tức giận cùng lúc.  Giô-sép có mọi lý do để bị tổn thương và bị vết thương, nhưng anh không tấn công Mary trong sự tổn thương của mình.  Anh đưa ra ân sủng cho cô.

Kinh Thánh nói trong Ma-thi-ơ 1:18-19, “Ma-ri đính hôn với Giô-sép, nhưng trước khi họ kết hôn, cô biết ra rằng mình sắp có con bởi Thánh Linh.  Giô-sép là người luôn làm điều phải, nhưng anh không muốn làm nhục Ma-ri cách công khai; nên anh lập kế hoạch từ hôn lặng lẽ” (Ma-thi-ơ 1:18-19 GNT).

Đó là một gương đẹp về ân sủng.  Giô-sép không công khai làm cô bối rối.  Anh không cố làm cô xấu hổ.  Anh chỉ nói, “Được rồi.  Chúng ta sẽ hủy hôn.”  Giô-sép bị đặt vào tình huống khó khăn, nhưng anh chọn làm điều mà anh nghĩ sẽ tôn vinh Chúa, dù chưa hiểu rằng Cha Thiên Thượng có kế hoạch lớn hơn cho Giô-sép để trở thành cha trần thế của Chúa Giêsu.

Ai đã làm tổn thương bạn sâu đậm?  Bạn vẫn còn bị tổn thương không?  Nếu bạn còn, đó là một trong những lý do khiến bạn không vui.  Bạn không thể oán hận và vui vẻ cùng một lúc. Bạn đã mất niềm vui vì bạn giữ oán hận.

Bạn sẽ không thay đổi bất cứ gì bằng cách cứ bám vào tổn thương của bạn.  Đừng  tha thứ vì người khác xứng đáng tha thứ.  Hãy tha thứ vì chính điều Đức Chúa Trời đã làm cho bạn.  Hãy đưa ra ân sủng, và để nỗi đau qua đi.

Bạn muốn cay đắng, hay bạn muốn được phước?  Khi bạn chọn bày tỏ ân sủng và buông đi sau khi người ta làm tổn thương bạn, thì bạn nhận phước Chúa.


THẢO LUẬN
·      Tổn thương nào bạn khó buông nó đi?  Thể nào điều đó ảnh hưởng đến niềm vui của bạn?
·      Thể nào sự phẫn nộ đã ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn—hoặc sức khỏe của người mà bạn biết?
·      Sự tha thứ của Chúa có ý nghĩa gì với bạn?  Bạn không bao giờ có thể tha thứ hoàn toàn cho đến khi bạn hiểu được nhiều thể nào Chúa đã làm cho bạn.