Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

BẠN CÓ BÀY TỎ THƯƠNG CẢM?

 


TG: RICK WARREN — NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2022

DG: Thang Chu

 

“Trong mọi việc, hãy làm cho người khác điều con muốn họ làm cho con” (Ma-thi-ơ 7:12 NIV).

 

Có nhiều cách để kiếm được sự tôn trọng của người khác khi xung đột.  Hôm qua chúng ta xem ba trong số những cách đó: Tạm dừng trước khi nói, giải quyết xung đột cách kín đáo,kêu gọi những người giỏi nhất.

 

Nhưng điều đầu tiên bạn nên làm là: Đồng cảm với cảm xúc người khác.  Nếu bạn muốn người ta tôn trọng bạn, bạn phải tôn trọng cảm xúc họ.  Điều bạn gieo, bạn sẽ gặt.           Kinh Thánh nói, “Trong mọi việc, hãy làm cho người khác điều con muốn họ làm cho con” (Ma-thi-ơ 7:12 NIV).

 

Điều này đặc biệt đúng khi người ta đang bị tổn thương, đau buồn, sợ hãi, hoặc cảm thấy có bất công nghịch lại họ.  Người ta muốn biết rằng bạn hiểu điều họ đang trải qua.  Họ không quan tâm điều bạn biết cho đến khi họ trước hết biết rằng bạn quan tâm.

 

Liên hệ điều này, bạn không cần đồng ý với ai đó để đồng cảm với cảm xúc họ.  Ví dụ, khi bạn thấy người ta phản đối, bạn có thể không đồng ý với kết luận của họ, nhưng bạn vẫn có thể cố hiểu tại sao họ làm điều họ đang làm.

 

Khi Nê-hê-mi đối diện xung đột, điều đầu tiên ông làm là điều này: Ông đồng cảm với cảm xúc của những người đang phàn nàn và chỉ trích.  Ông nói: “Khi tôi nghe tiếng kêu gào và những lời buộc tội này của họ, tôi rất tức giận” (Nê-hê-mi 5:6 NIV).  Ông không nói ông chỉ tức giận.  Ông nói ông rất tức giận.

 

Ông đang làm gì vậy?  Ông đang phản chiếu tâm trạng của những người đang thất vọng.  Ông đang xác nhận cảm xúc của họ bằng cách cảm nhận cảm xúc họ.  Thay vì hạ thấp cảm xúc họ bằng cách nói: “, đừng giận,” ông bày tỏ thông hiểu bằng cách nói: “Tôi cũng thất vọng.”

 

Bạn có lẽ đang nghĩ, “Không phải tức giận là tội lỗi sao?”  Không, không phải lúc nào cũng vậy.  Đôi khi tức giận là biểu hiện yêu thương.  Nếu bạn làm tổn thương ai đó trong gia đình tôi và tôi lãnh đạm thay vì tức giận, thì nó cho thấy tôi không yêu gia đình tôi.  Trong Kinh Thánh, Chúa phân biệt giữa tức giận công chính và tức giận bất chính, tức giận tốt và tức giận xấu.  Ê-phê-sô 4:26 nói, “Hãy tức giận, nhưng đừng phạm tội” (BSB).

 

Ngay cả Chúa Jêsus cũng tức giận khi những người lãnh đạo quanh Ngài không giúp đỡ người gặp khó khăn.  Mác 3:5 nói rằng Chúa Jêsus tức giận nhìn họ và “rất bực mình vì họ thờ ơ với nhu cầu con người” (TLB).

 

Bạn có “rất bực mình” khi thấy người khác bị ngược đãi không?  Nếu bạn muốn được tôn trọng, hãy giống Nê-hê-mi và giống Chúa Jêsus.  Đồng cảm với cảm xúc người ta.  Bạn không cần phải đồng ý với họ, nhưng nếu bạn lắng nghe cảm xúc họ một cách đồng cảm, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của họ.

 

THẢO LUẬN

·      Hãy nghĩ về lúc ai đó đồng cảm với bạn.  Thể nào họ đoan chắc với bạn rằng họ thực sự quan tâm?

·      Phản ứng đầu tiên nào của bạn đối với xung đột?  Bạn có tìm cách hiểu tất cả những người liên quan?  Nếu không, bạn có thể làm gì khác?

·      Những loại bất công nào tạo đồng cảm trong bạn nhiều nhất?  Bạn có thể làm gì để giúp nói lên những bất công đó?

https://pastorrick.com/do-you-show-empathy/

 

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

CÁCH ĐƯỢC TÔN TRỌNG LÚC XUNG ĐỘT

 


TG: RICK WARREN — NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2022

DG: Thang Chu

 

“Danh tiếng tốt và được tôn trọng đáng giá hơn nhiều bạc và vàng(Châm Ngôn 22:1 CEV).

 

Một trong những nhu cầu sâu thẳm nhất trong đời là nhu cầu được người khác tôn trọng. Thật vậy, Châm-ngôn 22:1 nói: “Danh tiếng tốt và được tôn trọng đáng giá hơn nhiều bạc và vàng” (CEV).

 

Nhưng được tôn trọng không tự động đến—bạn phải kiếm được nó.  Một cách bạn kiếm được nó là cách bạn đối phó xung đột.  Tại sao?  Bởi hễ khi bạn vướng vào bất đồng, người ta sẽ theo dõi cách bạn sẽ phản ứng.

 

Nê-hê-mi là gương lớn về người được người khác tôn trọng qua cách ông đối phó xung đột.  Đây là cách Nê-hê-mi làm và bạn cũng có thể làm:

 

Nê-hê-mi dừng lại để suy nghĩ trước khi nói.  Ông lắng nghe lời phàn nàn và buộc tội của dân Y-sơ-ra-ên chống lại những kẻ bóc lột họ trong nạn đói.  Và trước khi trả lời, ông “suy ngẫm trong tâm trí [ông]” (Nê-hê-mi 5:7 NIV).  Nghĩa là ông xem xét tình hình cách cẩn thận.  Ông suy nghĩ kỹ trước khi nói, chuẩn bị tinh thần trước khi mở miệng.

 

Trong thế giới ngày nay, người ta vội nói ý họ về những bất công mà không hề suy nghĩ. Thay vào đó, chúng ta cần phải “mau nghe, chậm nói, chậm giận, vì cơn giận của loài người không sinh ra sự công chính mà Đức Chúa Trời muốn” (Gia-cơ 1:19-20 NIV).

 

Nê-hê-mi giải quyết xung đột cách kín đáo.  Khi ông thấy bất công đang xảy ra, Nê-hê-mi không bắt đầu bằng cuộc phản đối công khai.  Ông trước hết cố xây cầu với những kẻ gây chuyện đang lợi dụng người nghèo để tăng giá trị tài sản ròng của họ.  Kinh Thánh nói rằng ông “triệu tập cuộc họp lớn để giải quyết chúng” (Nê-hê-mi 5:7 NIV).

 

Đây cũng là cách Chúa Jêsus ra lệnh cho những người theo Ngài giải quyết xung đột trong hội thánh.  Ngài nói trong Ma-thi-ơ 18:15, “Nếu anh chị em mình phạm tội, hãy đi và chỉ ra lỗi lầm họ, chỉ giữa hai người thôi (NIV).  Ra công chúng là phương sách cuối cùng.  Nếu bạn muốn được tôn trọng, hãy làm theo cách Chúa.

 

Nê-hê-mi kêu gọi những người tốt nhất.  Ông nói với những nhà lãnh đạo vô cảm: “Những gì quý vị đang làm là không đúng! Quý vị không bước đi trong sự kính sợ Đức Chúa Trời của chúng ta sao . . . ? . . . nhưng bây giờ chúng ta hãy ngừng việc tính lãi này. Quý vị phải hoàn phục ruộng đồng, vườn nho, vườn ô-liu, và nhà cửa dân (Nê-hê-mi 5:9-11 NLT).  Và họ làm theo lời Nê-hê-mi, vì họ tôn trọng ông.

 

Nếu bạn muốn được tôn trọng, hãy trình ra những điều tốt nhất ở người khác.  Đừng kêu gọi bản năng xấu, sợ hãi, hoặc định kiến ​​tồi tệ nhất của họ.  Châm-ngôn 11:27 nói, “Nếu mục tiêu con tốt, con sẽ được tôn trọng” (GNT).

 

Được tôn trọng và ảnh hưởng đi tay trong tay.  Trong kỳ xung đột, hãy noi gương Nê-hê-mi.

 

THẢO LUẬN

·      Hãy suy nghĩ về tuần tới của bạn.  Những cơ hội nào bạn sẽ phải tập “mau nghe và chậm nói”?

·      Hãy nghĩ về lúc bạn cảm thấy biết ơn ai đó tiếp cận bạn kín đáo về một vấn đề.  Mức độ tôn trọng của bạn dành cho người đó có tăng không?  Tại sao có hoặc tại sao không?

·      Khi nào ai đó đem ra điều tốt nhất trong bạn?  Bây giờ bạn có cơ hội nào để đem điều tốt nhất trong ai đó?

https://pastorrick.com/how-to-earn-respect-in-times-of-conflict/

 

 

 

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2022

CHÚA JÊSUS CÓ TOÁN TÂM LINH. BẠN THÌ SAO?

 


TG: RICK WARREN - 18/11/2022

DG: Thang Chu

 

“Hai người có thể hoàn thành hơn gấp đôi một, vì kết quả có thể tốt hơn nhiều. Nếu một người ngã, người kia kéo người nọ lên; nhưng nếu người ngã khi họ một mình, họ gặp rắc rối. Và người đứng một mình có thể bị tấn công và đánh bại, nhưng hai người có thể dựa lưng và chinh phục; ba thì tốt hơn nữa, vì dây bện ba không dễ bị đứt(Truyền Đạo 4:9-10, 12 TLB).

 

Chúa không bao giờ định cho bạn trải qua cuộc sống cô lập, cố làm mọi điều một mình. Thành công xảy ra khi bạn làm cùng người khác.

 

Lý do khiến Nê-hê-mi thành công việc tái thiết Giê-ru-sa-lem là vì ông chia nhỏ công việc thành những nhiệm vụ có thể quản trị được giữa nhiều người khác nhau.  Trong Nê-hê-mi 3, 18 toán giúp sửa chữa, và bạn thấy cụm từ “cạnh ông” hoặc “bên họ” 21 lần.

 

Nê-hê-mi muốn dân chúng hiểu điều gì đó.  Ông cho họ lời động viên giống thể này: “Nếu anh em cảm thấy mệt mỏi và chán nản, chỉ cần nhìn sang trái mình và nhìn sang phải mình, anh em sẽ thấy dân chúng đang làm việc cạnh mình.  Anh em sẽ nhận ra mình không đơn độc.  Anh em là một phần của toán.”

 

Ông giúp người ta cảm thấy một phần gì đó lớn hơn chính họ.  Ông làm được điều này bằng cách tạo tinh thần đồng đội giữa dân chúng.

 

Tân Ước dùng cụm từ “lẫn nhau” 58 lần.  Kinh Thánh nói chúng ta phải yêu thương  lẫn nhau, giúp lẫn nhau, phục vụ lẫn nhau, gánh nặng lẫn nhau, v.v..  Đây là cách bạn phát triển tinh thần đồng đội.

 

Tại sao tinh thần đồng đội thiết yếu để đạt mục tiêu bạn?

 

Kinh Thánh nói: “Hai người có thể hoàn thành hơn gấp đôi một, vì kết quả có thể tốt hơn nhiều. Nếu một người ngã, người kia kéo người nọ lên; nhưng nếu người ngã khi họ một mình, họ gặp rắc rối. Và người đứng một mình có thể bị tấn công và đánh bại, nhưng hai người có thể dựa lưng và chinh phục; ba thì tốt hơn nữa, vì dây bện ba không dễ bị đứt” (Truyền Đạo 4:9-10, 12 TLB).

 

Sứ đồ Phao-lô hiểu nguyên tắc phát triển tinh thần đồng đội này.  Ông không bao giờ làm bất kỳ mục vụ nào của ông một mình.  Ông luôn mang theo một toán với mình.  Cũng giống vậy với Chúa Jêsus.  Toàn bộ mục vụ Ngài được thực hiện với một nhóm 12 người. Thật ra, điều đầu tiên Chúa Jêsus làm trong mục vụ Ngài là xây nhóm nhỏ.

 

lẽ bạn đang vật lộn để hoàn thành mục tiêu mình bởi bạn đã đang làm nó một mình. Hãy nhớ, bạn không bao giờ được định sống mà không có cộng đồng.  Công tác Chúa cho bạn sẽ luôn được hoàn thành khi hợp tác với người khác.

 

THẢO LUẬN

·      Hãy nhìn những người đang làm việc “bên trái và bên phải mình.”  Nhận thức tinh thần đồng đội ra sao khi họ bên cạnh bạn?

·      Kết quả nào bạn đã thấy trong đời mình khi bạn cố hoàn thành việc gì đó một mình?  Nếu bạn có thể quay lại, bạn sẽ thực hiện những thay đổi nào?

·      Thể nào hiệu quả tốt hơn khi có ba người hoặc hơn—không chỉ hai người—cùng làm một nhiệm vụ?

https://pastorrick.com/jesus-had-team-spirit-how-about-you/

 

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2022

TẠI SAO CHỐNG ĐỐI và CƠ HỘI ĐI CHUNG

 


TG: RICK WARREN - 21 tháng 11 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Có cơ hội thật tại đây cho việc lớn lao và giá trị, dù rất nhiều kẻ chống” (1 Cô-rinh-tô 16:9 GNT).

 

Một trong những trắc nghiệm lớn nhất về cá tính là cách bạn xử trí chống đối.  Thật ra, chống đối là một phần ý Chúa cho đời bạn; nó chuẩn bị cho bạn những cơ hội phía trước.

 

Kinh Thánh nói, “Có cơ hội thật tại đây cho việc lớn lao và giá trị, dù rất nhiều kẻ chống” (1 Cô-rinh-tô 16:9 GNT).

 

Nếu bạn định làm điều gì đó cho đời mình, không phải ai cũng thích nó.  Bạn sẽ luôn gặp những người cảm thấy việc của họ là chỉ trích mọi ước mơ hoặc dự án mà Chúa đặt trong lòng bạn.  Lời ưa thích của họ là “không,” và cụm từ yêu thích của họ là, Ngươi không thể làm nổi nó.”

 

Một chiến thuật người ta dùng để cố cản bạn làm theo ý Chúa là chế nhạo.  Nê-hê-mi 4 chỉ ra ba cách người ta có thể dùng lời chế giễu để chống bạn.

 

Người ta sẽ tấn công cá tính và danh tính bạn.   Trong Nê-hê-mi 4:1-2, một trong những người chỉ trích Nê-hê-mi, là Sanballat, nghe về tường đang được xây lại.  Hắn “nổi thịnh nộ, trở nên phẫn nộ, và chế diễu người Do Thái . . . nói, ‘Những người Do Thái thảm thương này đang làm gì vậy?’” (Nê-hê-mi 4:1-2 ISV)

 

Khi ai đó tấn công bạn, đó thường là cảm xúc họ, không phải lý trí họ.  Thật ra, lúc họ tấn công bạn, họ ngừng suy nghĩ sáng suốt.  Khi người ta tức giận hoặc sợ hãi, họ dùng cách gọi tên và thậm chí nói láo.  Lời họ có thể gây tổn thương, nhưng những lời đó không thay đổi danh tính hoặc mục đích bạn.

 

Người ta sẽ buộc tội bạn có động cơ sai trái.  Những người chỉ trích Nê-hê-mi đặt câu hỏi về động cơ của ông.  Sanballat, một trong những người chỉ trích ông, nói, “Những người Do Thái yếu ớt này đang làm gì vậy? Họ sẽ khôi phục nó cho chính họ?” (Nê-hê-mi 4:2 ESV).  Sanballat cho rằng họ đang xây lại tường vì mục đích vinh hiển và ích kỷ riêng mình.

 

Sự thật là, không ai thật biết động lực người khác làm điều gì đó.  Tất cả chúng ta có nhiều động lực khác nhau.  Chúng ta thường thậm chí không thể tìm ra động lực của chính mình để làm điều gì đó!  Chỉ có Đức Chúa Trời biết “lòng dạ cả nhân loại” (I Các Vua 8:39 NASB).

 

Người ta sẽ đoán thất bại của bạn.  Hết người này đến người khác đoán rằng Nê-hê-mi sẽ thất bại.   Một gã thậm chí nói về bức tường mà Nê-hê-mi đang xây lại, “Tường đá đó ắt sụp đổ nếu chỉ một con cáo đi dọc nóc tường!” (Nê-hê-mi 4:3 NLT).

 

Nếu bạn đặt mục tiêu, công bố khải tượng, hoặc bắt đầu kinh doanh, nhiều người sẽ vội đoán thất bại của bạn.  Nhưng bạn luôn có lựa chọn để đưa ra phản ứng tin kính.  Ngày mai chúng ta sẽ học ba cách làm điều đó.

 

THẢO LUẬN

·      Theo cách nào sự chống đối và cơ hội cùng tồn tại trong đời bạn hiện giờ?  Chống đối đó trông thế nào?

·      Hãy nghĩ về người nào đó đang đối diện chống đối.  Bạn có thể làm gì khích lệ họ tuần này?

·      Thay vì đoán thất bại của ai đó, cách nào bạn có thể đoán thành công của họ?

https://pastorrick.com/why-opposition-and-opportunity-go-together-2/

 

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022

LỜI KHÔN NGOAN GIÚP XÂY CỘNG ĐỒNG


TG: RICK WARREN - 17 tháng 11 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Đừng để bất kỳ lời độc nào ra từ miệng anh chị em, nhưng chỉ những gì hữu ích xây dựng người khác theo nhu cầu họ, để có thể đem lợi cho người nghe(Ê-phê-sô 4:29 NIV).

 

Nếu bạn muốn tạo thay đổi trong gia đình, hôn nhân, trường học, công việc, hoặc các mối quan hệ của bạn, thì cách bạn nói chuyện với người khác sẽ tạo tất cả khác biệt trên thế giới.

 

Khi Nê-hê-mi rời chức dâng rượu cho Vua Artaxerxes và đến Giê-ru-sa-lem để xây lại tường thành, ông biết mình cần đồng dạng với dân ở đó.  Nếu ông định dẫn họ vào kế hoạch mình, ông cần nói chuyện như người trong cuộc chứ không phải người ngoài cuộc.

 

Kinh Thánh nói: Qúy vị thấy rắc rối chúng ta gặp: Giê-ru-sa-lem nằm đổ nát, và các cửa thành bị lửa thiêu rụi. Hãy đến, chúng ta hãy xây lại tường thành Giê-ru-sa-lem, và chúng ta sẽ không còn bị ô nhục nữa(Nê-hê-mi 2:17 NIV).

 

Lưu ý rằng Nê-hê-mi nói “chúng ta”, không phải “tôi.”  Ông làm gì với lời nói mình?  Ông đang xây dựng cộng đồng.  Ông không chỉ tay và nói, “Tôi ở đây để cứu và sửa chữa mọi thứ cho quý vị bởi quý vị dường như thậm chí không quan tâm rằng quý vị đang sống trong đổ nát.”  Không, ông nói, “Đây là vấn đề của chúng ta.  Và, cùng nhau, tôi biết rằng chúng ta có thể thành công bởi Chúa ở cùng chúng ta.

 

Khi những nhà lãnh đạo giỏi có ước mơ, họ sẽ xây một đội ngũ.  Đó là tất cả những gì về lãnh đạo.  Những nhà lãnh đạo giỏi không xuất hiện và bắt đầu đổ lỗi người ta.  Họ nhận một phần trách nhiệm.

 

Đôi khi trong cuộc sống, bạn sẽ gặp vấn đề và phải chọn giữa việc sửa đổ lỗi hoặc sửa vấn đề.  Bất cứ lúc nào bạn đổ lỗi người khác, bạn hạ thấp động lực họ.  Bất cứ khi nào bạn tập trung vào giải pháp thay vào đó, bạn gia tăng động lực.

 

Ê-phê-sô 4:29 nói, “Đừng để bất kỳ lời độc nào ra từ miệng anh chị em, nhưng chỉ những gì hữu ích xây dựng người khác theo nhu cầu họ, để có thể đem lợi cho người nghe” (Ê-phê-sô 4:29 NIV).

 

Những điều vĩ đại sẽ xảy ra khi bạn hợp nhất mọi người bằng lời nói mình và đề nghị giúp họ thành công trong điều gì đó mà họ luôn muốn hoàn thành—cùng nhau.

 

THẢO LUẬN

·      Tương tác nào hàng ngày bạn có mà ắt hẳn có lợi rất nhiều từ việc dùng thêm ngôn ngữ “chúng ta”?

·      Khi nào Đức Chúa Trời đã dùngđồng đội cùng làm,” hoặc tại sở làm, trường học, cộng đồng, hoặc nhà bạn để biến ước mơ thành hiện thực?

·      Đọc Thi Thiên 3:3.  Câu này khuyến khích bạn thế nào khi ai đó dùng lời lẽ kéo bạn xuống thay vì nâng bạn lên khi bạn đang cố xây đội ngũ để thực hiện ước mơ?

https://pastorrick.com/wise-words-help-build-community/

 

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2022

TẠI SAO GIẤC MƠ CẦN ĐÚNG THỜI ĐIỂM

 


TG: RICK WARREN - 16/11/2022

DG: Thang Chu

 

Có thời điểm đúng và cách đúng để làm mọi việc” (Truyền Đạo 8:6 GNT).

 

Khi Chúa đặt một giấc mơ trong lòng bạn, bạn không nhất thiết phải thực hiện nó lập tức. Kinh Thánh nói, “Có thời điểm đúng và cách đúng để làm mọi việc” (Truyền Đạo 8:6 GNT).

 

Người ném banh hiểu tầm quan trọng của thời điểm trong bóng chày.  Mỗi người ném ném cùng một quả banh nặng 5 ¼ oz và đứng cùng mức xa 60 feet, 6 inch tính từ sân nhà.  Nhưng khác biệt giữa tay ném chuyên nghiệp và tay nghiệp dư là thời điểm.  Thời điểm người ném bóng có thể tạo ra hoặc làm hỏng chúng.

 

Một ví dụ tốt khác về thời gian được thấy trong Nê-hê-mi 2.  Nê-hê-mi biết thời điểm có thể thực hiện hoặc làm hỏng ước mơ tái thiết Giê-ru-sa-lem của ông.  Ông có thể tiến huênh hoang vào thị trấn  với kèn và cờ, thông báo lý do ông đến: Tôi ở đây để chấm dứt sự tồi tệ!”

 

Thay vào đó, Nê-hê-mi yên lặng trong ba ngày sau khi đến Giê-ru-sa-lem.  Ông làm gì trong ba ngày đầu?  ông là người cầu nguyện, không nghi ngờ gì ông cầu nguyện.  Ông cũng là người lập kế hoạch, nên ông dành thời gian dò xét, quan sát, lắng nghe, và học hỏi.

 

Gương tốt nhất về thời điểm được thấy trong cuộc đời Chúa Jêsus.  Thời điểm Ngàitoàn hảo.  Ngài thường nói những điều như, Chưa đến lúc của Ta.”  Ngài đã nói điều này với mẹ Ngài khi bà trông đợi Ngài làm phép lạ trong một đám cưới.  Ngài nói điều này với những người anh em Ngài khi họ muốn Ngài tự bày tỏ mình với thế giới qua những việc mà Ngài đang làm.

 

Và Đức Chúa Trời đã đợi hàng ngàn năm cho đúng thời điểm để sai Con Ngài đến.  Kinh Thánh nói, “Nhưng khi đến đúng thời điển, Đức Chúa Trời sai Con Ngài, sanh bởi người nữ, theo luật pháp. Đức Chúa Trời đã sai Ngài mua tự do cho chúng ta là những người nô lệ cho luật pháp, để Ngài có thể nhận chúng ta làm con riêng Ngài (Ga-la-ti 4:4-5 NLT).

 

Chúng ta không biết tại sao Đức Chúa Trời sai Chúa Jêsus đến khi Ngài làm vậy, nhưng chúng ta biết chính là đúng thời điểm để làm điều Ngài muốn.

 

Y vậy với những giấc mơ mà Chúa ban cho bạn.  Hãy tin cậy thời điểm Ngài.  Bạn có thể không nhìn thấy hoặc không hiểu thời gian Ngài ngay bây giờ, nhưng bạn có thể tin cậy rằng kế hoạch của Ngài là hoàn hảo.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn từng thấy một ý tưởng tốt bị hỏng vì thời điểm không tốt chưa?  Chuyện gì xảy ra?

·      Bạn hành động bốc đồng trong những lĩnh vực nào cuộc sống?  Bạn kiên nhẫn hơn trong lĩnh vực nào?

·      Thể nào việc Chúa Jêsus muốn nói, “Chưa đến thời điểm Ta,” khích lệ bạn làm mọi việc vào đúng thời điểm và đúng cách?

 

Bây giờ là lúc bạn đặt niềm tin vào Chúa Giê-xu

 

Đức Chúa Trời hứa rằng với những ai tin Chúa Jêsus, thì sẽ không bị kết án.  Ngài sai Chúa Jêsus đến để cất tội lỗi bạn.  Cái chết của Ngài ấy trên thập giá đã trả giá mọi sai lầm bạn từng làm hoặc sẽ làm.  Và bằng cách hy sinh chính mình, Chúa Jêsus đã giúp bạn có được mối quan hệ với Đức Chúa Trời là Cha.

 

Tin tốt không dừng đó!  Đức Chúa Trời cũng khiến Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết, chứng tỏ quyền năng Ngài trên tội lỗi và sự chết.  Điều đó khiến bạn có thể ở vĩnh viễn với Ngài trên thiên đàng.

 

Nếu bạn sẵn sàng phó thác đời mình cho Chúa Jêsus Christ, hãy bắt đầu bằng cách cầu nguyện lời cầu nguyện đơn giản sau: “Lạy Chúa, tôi biết mình là tội nhân và tôi xin Ngài tha thứ.  Tôi tin rằng Chúa Jêsus Christ là Con của Ngài.  Tôi tin rằng Ngài ấy chết vì tội lỗi tôi và Ngài khiến Ngài ấy sống lại.  Tôi muốn tin cậy Ngài ấy là Đấng Cứu Rỗi của tôi và theo Ngài ấy là Chúa, từ nay trở đi.  Xin hãy hướng dẫn đời tôi và giúp tôi thực hiện ý muốn Ngài.  Nhân danh Chúa Jêsus tôi cầu nguyện. A-men.”

https://pastorrick.com/why-your-dream-needs-the-right-timing/

 

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2022

BỐN BƯỚC TUYỂN GỌI ỦNG HỘ cho GIẤC MƠ BẠN

 

 


TG: RICK WARREN - 15/11/2022

DG: Thang Chu

 

Họ trả lời lập tức, Vâng, chúng ta hãy tái thiết tường!Vậy họ bắt đầu việc tốt đó” (Nê-hê-mi 2:18 NLT).

 

Học cách tuyển gọi ủng hộ của người khác là phần quan trọng kèm theo ước mơ  Chúa ban cho.

 

Nhưng cácho bạn được người khác giúp bạn với ước mơ của bạn?  Nê-hê-mi 2 đưa bốn bước để đem người khác vào chung đường thực hiện ước mơ bạn.

 

Bước 1: Thực hiện tra cứu của bạn.  Trước khi bạn loan báo giấc mơ của bạn cho gia đình và bạn hữu bạn, hãy bảo đảm bạn có tất cả thông tin bạn cần.  Bạn không muốn ai đó hỏi câu hỏi mà bạn không thể trả lời bởi bạn không nắm được tất cả dữ kiện trước.

 

Nê-hê-mi biết điều này khi ông đến Giê-ru-sa-lem để bắt đầu thực hiện giấc mơ mình.  Ông nói, “Tôi không nói bất cứ ai về kế hoạch mà Chúa đã đặt trong lòng tôi . . . Tôi đi . . . để kiểm tra các bức tường bị vỡ và các cổng bị cháy” (Nê-hê-mi 2:12-13).  Nê-hê-mi không phụ thuộc vào hiểu biết qua tay.  Ông thực hiện tra cứu của riêng mình.

 

Bước 2: Vẽ bức tranh về điều cần thay đổi.  Trước khi ai đó có thể thấy trong tâm trí hthể nào điều gì đó có thể tốt hơn, bạn phải tạo bất mãn với tình hình hiện tại.  Tại sao? Bởi khi người ta sống với một vấn đề đủ lâu, họ thường trở nên lãnh cảm và yên phận với điều kém hơn điều tốt nhất.

 

Khi Nê-hê-mi trình bày kế hoạch ông cho người ta, ông không giảm thiểu điều kiện sống hiện tại của họ.  Ông nói với họ, Các ông biết rất rõ điều chúng ta đang gặp rắc rối. Giê-ru-sa-lem trong đổ nát, và các cửa thành nó bị lửa thiêu rụi (Nê-hê-mi 2:17 NLT).  Ông vẽ bức tranh thực tế hiện tại của họ.

 

Bước 3: Thu phục lòng người.  Chúng ta thường cho rằng người ta lựa chọn dựa trên lý luận và lý trí, nhưng hầu hết các quyết định dựa trên cảm tính.  Đó là lý do điều quan trọng là sử dụng động lực bên khi tuyển gọi sự ủng hộ của người khác.

 

Nê-hê-mi kêu gọi lòng dân khi ông nói, Chúng ta hãy xây lại tường thành Giê-ru-sa-lem và chấm dứt ô nhục này! (Nê-hê-mi 2:17 NLT).  Điều này kêu gọi nhân phẩm họ, nhắc họ rằng họ là dân Chúa và rằng, với sự giúp đỡ của Chúa, họ sẽ không phải sống trong ô nhục và xấu hổ nữa.  Nê-hê-mi cho thấy ông thật lòng quan tâm dân chúng.

 

Bước 4: Chia sẻ câu chuyện bạn để tạo hứng người khác.  Người ta muốn biết giấc mơ của bạn có ý nghĩa thế nào với bạn.  Họ muốn biết Chúa đang làm gì trong đời bạn. Và khi bạn nói với mọi người rằng bạn đang tin cậy vào Chúa, điều đó cũng thúc đẩy họ sống theo đức tin.

 

Nê-hê-mi đã chia sẻ câu chuyện mạnh mẽ về cách Đức Chúa Trời đang làm việc trong đời ông và trong kế hoạch mà ông đang chia sẻ với họ.  Ông bảo người ta “về bàn tay nhân từ của Đức Chúa Trời đã ở trên [ông] thế nào” (Nê-hê-mi 2:18 NLT).  Phản ứng của họ?  Kinh Thánh cho biết, “Họ trả lời lập tức, Vâng, hãy xây lại tường! ’Vậy họ bắt đầu công việc tốt” (Nê-hê-mi 2:18 NLT).

 

Hãy mở mắt bạn và xem bàn tay Chúa đang hành động thế nào.  Hãy tin cậy để Ngài bao quanh bạn với nâng đỡ cần thiết để bạn thực hiện ước mơ mình khi bạn thực hiện những bước đi đức tin.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn có thể mong đợi Chúa làm những điều vĩ đại trong đời bạn khi bạn tuyển gọi sự giúp đỡ của người khác.  Thể nào điều này từng đúng trong đời bạn?

·      Có phải Chúa từng đặt giấc mơ trong đời bạn mà bạn cần tìm người khác để được giúp đỡ không?  Bạn cần bắt đầu bước nào trong số bốn bước của Nê-hê-mi hôm nay?

·      Hãy nghĩ về lúc bạn ủng hộ ước mơ của ai đó sau khi họ chia sẻ câu chuyện của họ với bạn.  Tại sao bạn được truyền cảm hứng để giúp họ?

https://pastorrick.com/four-steps-to-enlist-support-for-your-dream/

 

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2022

ĐỪNG ĐỂ SỢ HÃI NGĂN BẠN KHÔNG LẬP KẾ HOẠCH

 


TG: RICK WARREN - 12/11/2022

DG: Thang Chu

 

Hãy giao phó việc con cho CHÚA, và các kế hoạch con sẽ được lập” (Châm Ngôn 16:3 ESV).

 

Kế hoạch Đức Chúa Trời và kế hoạch bạn có thể cùng làm để hoàn thành mục đích mà Ngài dành cho bạn.  Nê-hê-mi là gương lớn về điều này.  Hôm qua, chúng ta đã nói về hai bước đầu Nê-hê-mi thực hiện khi lập kế hoạch hướng tới những mục tiêu tôn vinh Đức Chúa Trời.

 

Dưới đây là ba bước nữa mà Nê-hê-mi làm mẫu trong việc phát triển kế hoạch sống.

 

Bước 3: Sẽ gặp sợ hãi, nhưng đừng để nó ngăn bạn.

 

Khi vua thấy Nê-hê-mi đến gần, vua hỏi ông tại sao trông ông buồn vậy.  Trong những ngày đó, thật phạm tội khi buồn trước mặt vua, tuy nhiên Nê-hê-mi vẫn định xin vắng mặt để đến Giê-ru-sa-lem tái thiết thành.

 

Nê-hê-mi đã làm hai điều với sợ hãi của mình:

 

·      Ông bày tỏ cảm xúc mình.  Nê-hê-mi đáp: “Đức vua muôn năm!  Làm sao tôi không buồn được?  Vì thành phố nơi tổ tiên tôi được chôn cất là đống đổ nát” (Nê-hê-mi 2:3).  Thừa nhận cảm giác của bạn là cách bạn tăng trưởng.

 

·      Ông cầu nguyện nhanh trước khi nói.  “Nhà vua nói với tôi, ‘Ngươi muốn gì?  Rồi tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời của trời” (Nê-hê-mi 2:4 NIV).  Đôi khi lời cầu nguyện chỉ có thể là nói nhanh và thầm, “Xin giúp!”

 

Có huyền thoại rằng người tin kính không bao giờ sợ.  Điều đó thật vô lý!  Can đảm không phải là không sợ.  Can đảm là tiến phía trước bất chấp sợ hãi của bạn.

 

Bước 4: Xác lập mục tiêu rõ ràng.

 

Nê-hê-mi cụ thể trong lời thỉnh cầu của mình với vua: “Nếu nó khiến ngài vui lòng, và nếu ngài hài lòng với tôi, thưa ngài, xin sai tôi đến Giu-đa để xây dựng lại thành phố” (Nê-hê-mi 2:5 NLT).

 

Để thiết lập mục tiêu cụ thể, bạn cần tự hỏi ba câu hỏi: Tôi muốn trở thành người thế nào?  Tôi muốn làm gì?  Tôi muốn được gì?

 

Hãy chắc chắn rằng bạn để kích cỡ Chúa quyết định kích cỡ mục tiêu bạn.  Một mục tiêu cỡ Chúa tôn vinh Chúa và cho Ngài thấy rằng bạn tin cậy Ngài sẽ giúp bạn.

 

Bước 5: Đặt thời hạn.

 

Nê-hê-mi 2:6 nói, “Bấy giờ, vua, với hoàng hậu ngồi cạnh, hỏi tôi rằng: ‘Cuộc hành trình của ngươi bao lâu, và khi nào ngươi về?’ Vua hài lòng sai tôi đi; nên tôi ấn định thời gian(NIV).  Dẫu tối hậu chính Đức Chúa Trời là Đấng hòa tiết thời gian, Nê-hê-mi vẫn “xếp thời gian” để ông có kế hoạch rõ ràng.

 

Nếu mục tiêu bạn không có thời hạn, đó không phải là mục tiêu.  Hãy hỏi, Sẽ mất bao lâu?  Rồi đưa nó vào lịch bạn.  Hãy nhớ rằng, ước mơ không thời hạn là ước mơ trống rỗng.  Nó sẽ không đi đâu cả.

 

Ngày mai chúng ta sẽ xem hai bước cuối mà Nê-hê-mi thực hiện trong việc phát triển kế hoạch sống.  Đừng bỏ lỡ!

 

THẢO LUẬN

·      Sau khi đọc bài dưỡng linh hôm nay, cách nào khác bạn nghĩ về nỗi sợ của mình?

·      Thể nào Đức Chúa Trời khuyến khích bạn xây dựng kế hoạch sống?  Hãy để những câu hỏi sau hướng dẫn bạn: Tôi muốn trở thành người thế nào?  Tôi muốn làm gì?  Tôi muốn được gì?

·      Thời hạn thường có thể gây sợ hãi.  Thể nào việc xem thời hạn trong ánh sáng mục đích của Đức Chúa Trời thay đổi cảm nhận của bạn về nó?  Nó có lợi thế nào khi bạn lập kế hoạch đời mình?

 

Cách duy nhất để thực sự sống không sợ hãi là giải quyết mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời.  Bạn có thể làm điều đó hôm nay bằng cách cầu xin Chúa Jêsus bước vào đời bạn.  Hãy bắt đầu bằng cách cầu nguyện lời cầu nguyện đơn giản này: “Đức Chúa Trời ôi, Ngài hứa rằng nếu tôi tin Chúa Jêsus, tôi sẽ được tha thứ.  Tôi cầu xin sự tha thứ đó bây giờ.  Tôi biết rằng tôi là tội nhân và NgàiĐấng duy nhất có thể xóa hồ sơ về tất cả điều tôi làm sai.

 

“Lạy Chúa Jêsus Christ, tôi tin rằng Ngài chết đền tội tôi.  Tôi tin rằng Ngài sống lại và cất đi quyền lực sự chết để tôi có thể có cuộc sống vĩnh cửu với Ngài trên thiên đàng. Ngài cũng cất đi quyền lực tội lỗi trong cuộc sống tôi.  Xin giúp tôi từ bỏ tội lỗi và trung tín theo Ngài làm Chúa đời tôi.

 

“Tạ ơn Ngài cứu tôi.  Tạ ơn Ngài vì tôi không phải làm gì cho sự cứu rỗi mình và Ngài đã ban cho tôi ân sủng Ngài, dù tôi không xứng đáng.  Cảm ơn Ngài đã yêu tôi, cứu tôi, và nhận tôi vào gia đình Ngài.  Nhân danh Chúa Jêsus tôi cầu nguyện.  Amen.

https://pastorrick.com/dont-let-fear-stop-you-from-making-plans/

 

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

CÁCH PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH ĐỜI BẠN

 


TG: RICK WARREN - 11 tháng 11 năm 2022

DG: Thang Chu

 

“Chúng ta có thể lập kế hoạch mình, nhưng Chúa quyết định các bước chúng ta(Châm Ngôn 16:9 NLT).

 

Khi bạn lập kế hoạch đời mình, đóng góp của Đức Chúa Trời vào thành công đó vượt quá đóng góp của bạn—nhưng đóng góp của bạn vẫn then chốt.  Trong Cựu Ước, Nê-hê-mi đưa gương tốt về người biết rằng kế hoạch mình phụ thuộc Đức Chúa Trời.

 

Khi Nê-hê-mi là người dâng chén cho Vua Artaxerxes, ông nghe tin quê hương Giê-ru-sa-lem của ông bị phá hủy và mất phòng thủ.  Điều này gây khó chịu Nê-hê-mi, nên ông quyết định hồi hương Giê-ru-sa-lem và xây lại tường thành.  Nhưng ông biết mình sẽ không đi xa lắm nếu không kế hoạch.

 

Kinh Thánh nói, “Chúng ta có thể lập kế hoạch mình, nhưng Chúa quyết định các bước chúng ta” (Châm Ngôn 16:9 NLT).

 

Kế hoạch Nê-hê-mi về cách ông đến Giê-ru-sa-lem cho bạn bảy bước phát triển kế hoạch sống.  Đây là hai điều đầu:

 

Bước 1: Cầu xin Chúa ban ơn đời bạn.

 

Nê-hê-mi biết ông không thể hấp tấp đề nghị nhà vua để ông hồi hương tái thiết.  Nên ông cầu nguyện, cầu xin sự ban ơn của Đức Chúa Trời: Ôi Chúa, xin nghe lời cầu nguyện của tôi! . . . Xin ban cho tôi thành công hôm nay bằng cách khiến vua bênh tôi. Hãy đặt vào lòng vua để đối xử tốt với tôi” (Nê-hê-mi 1:11 NLT).

 

Ơn Đức Chúa Trời là ân điển Đức Chúa Trời, và bạn cần nó để thực hiện và hoàn thành các kế hoạch mình.  Lưu ý Nê-hê-mi cũng cầu nguyện, Xin ban cho tôi thành công.  Đôi khi bạn có lẽ nghĩ rằng bạn không nên cầu xin Chúa ban thành công.  Nhưng không gì sai khi cầu nguyện thành công khi bạn tin cậy Chúa hành động.

 

Bước 2: Chuẩn bị cơ hội, và rồi đợi.

 

Nê-hê-mi phải đợi trước khi ông có cơ hội trình bày kế hoạch mình với vua.  Rồi một ngày, “bốn tháng sau, khi Hoàng-đế Artaxerxes đang ăn tối, [Nê-hê-mi] dâng rượu cho vua (Nê-hê-mi 2:1 GNT).  Vì có nhiều thời gian chuẩn bị nên Nê-hê-mi biết chính xác điều mình muốn nói với vua.

 

Khi bạn bắt đầu cầu nguyện về một kế hoạch, khải tượng, hoặc ước mơ mà Chúa ban cho bạn, Ngài thường không trả lời lập tức.  Đức Chúa Trời thường đợi xem bạn nghiêm túc với nó thế nào.  Bạn có tiếp tục cầu nguyện và lập kế hoạch trong khi đợi không?  Nếu vậy, bạn sẽ được chuẩn bị mở cửa khi cơ hội đến.

 

Ngày mai, chúng ta sẽ xem thêm ba bước mà Nê-hê-mi thực hiện phát triển kế hoạch mình, là tất cả các bước mà bạn có thể sử dụng khi lập kế hoạch sống.

 

THẢO LUẬN

·      Hãy nghĩ lúc bạn lập kế hoạch mà không cầu xin khôn ngoan và ân điển của Đức Chúa Trời.  Kết quả gì?

·      Bạn có thể thực hiện bước đức tin nào hôm nay khi đợi cửa cơ hội mở ra không?

·      Điều gì cần được tái thiết trong gia đình bạn, công việc bạn, cộng đồng bạn, thành phố bạn, hoặc quốc gia bạn?  Hãy cầu nguyện và xin khôn ngoan, chỉ dẫn, và ơn Đức Chúa Trời khi bạn phát triển kế hoạch.

https://pastorrick.com/how-to-develop-a-life-plan/