Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

BA LÝ DO THA THỨ

TG: RICK WARREN - 26 tháng 2, 2021

DG: Thang Chu

 

Hãy nhớ, Chúa đã tha thứ anh chị em, vậy anh chị em phải tha thứ người khác(Cô-lô-se 3:13 NLT).

 

Kinh Thánh cho biết có ba lý do bạn phải buông bỏ quá khứ và tha thứ người đã làm tổn thương bạn.  Và những lý do đó không liên quan gì đến việc người đó có xứng đáng hay không.

 

1. Bạn phải tha thứ người đã làm tổn thương bạn bởi Chúa đã tha thứ bạn.  Cô-lô-se 3:13 nói, “Hãy nhớ, Chúa đã tha thứ anh chị em, vậy anh chị em phải tha thứ người khác” (Cô-lô-se 3:13 NLT).  Nếu bạn muốn trở thành người tha thứ, trước tiên bạn cần tiếp nhận sự tha thứ của Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-su Christ.  Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời đến Trần Gian trong dạng người qua Chúa Giê-su để tha thứ mọi điều từng làm sai.  Ngài đã trả giá những sai lầm đó để chúng ta không cần phải trả.  Đó là Tin Tốt Lành.

 

2. Bạn phải tha thứ người làm tổn thương bạn bởi nếu không, oán hận sẽ kiểm soát bạn.   Kinh Thánh nói trong Truyền-đạo 7:9, “Chỉ kẻ ngu mới tức giận và oán hận (CEV).  Oán hận khiến bạn đau khổ.  Nó khiến bạn kẹt trong quá khứ.  Và khi bạn kẹt trong quá khứ, bạn bị quá khứ kiểm soát.  Mỗi khi bạn oán hận điều gì đó, bạn để điều đó kiểm soát bạn.  Một số bạn đang cho phép người đã làm tổn thương bạn năm, 10, hoặc thậm chí 20 năm trước vẫn làm tổn thương bạn hôm nay vì oán hận.  Đừng để điều đó tiếp tục xảy ra.  Quá khứ của bạn là quá khứ.  Bạn phải buông bỏ nó.

 

3. Bạn phải tha thứ người làm tổn thương bạn vì bạn sẽ cần nhiều tha thứ hơn trong tương lai.  Chúa Giê-su nói: “Vì nếu con tha thứ người khác khi họ phạm tội với con, thì Cha con trên trời cũng sẽ tha thứ con.  Nhưng nếu con không tha thứ người khác tội lỗi họ, thì Cha con sẽ không tha thứ tội con” (Ma-thi-ơ 6:14-15 NIV).  Tha thứ là con đường hai chiều. Bạn không thể nhận những gì bạn không muốn ban cho.

 

Có người từng nói với John Wesley, là thần học gia người Anh thế kỷ 18, “Tôi không bao giờ có thể tha thứ người đó.”  Wesley trả lời, Vậy thì tôi hy vọng ông không bao giờ phạm tội.

 

Bạn không muốn đốt cây cầu mà bạn cần đi qua để lên thiên đường.

 

THẢO LUẬN

·      Chúa Giê-su đã trả giá mọi sai lầm từng phạm.  Thể nào điều đó khiến dễ hơn cho bạn để tha thứ?

·      Tội lỗi nào mà bạn tin rằng bạn không bao giờ có thể tha thứ?  Thể nào bạn nghĩ Đức Chúa Trời cảm thấy về tội lỗi đó?

·      Trong tình huống nào bạn cần đề nghị tha thứ để bạn có thể đi tiếp từ quá khứ của mình?

https://pastorrick.com/three-reasons-to-forgive/

 

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

THA và QUÊN?

TG: RICK WARREN - 25 tháng 2, 2021

DG: Thang Chu

 

Và chúng ta biết rằng trong mọi sự, Đức Chúa Trời hành động vì lợi ích của người yêu mến Ngài, là người được gọi theo ý định Ngài(Rô-ma 8:28 NIV).

 

Bạn đã nghe đi nghe lại cụm từ này: “Hãy tha thứ và quên đi.”  Chỉ có một vấn đề với nó: Bạn không thể làm điều đó.  Điều đó thật là không thể!

 

Bạn thực sự không thể quên một tổn thương trong đời mình.  Trên thực tế, bạn thậm chí không thể cố quên nó.  Bởi khi bạn cố quên, bạn thực sự tập trung vào chính điều bạn muốn quên.

 

Và sự thật là Chúa không muốn bạn quên.  Thay vào đó, Ngài muốn bạn tin cậy và xem thể nào Ngài có thể mang lại điều tốt lành từ những tổn thương.  Điều đó quan trọng hơn việc quên.  Khi bạn thấy Đức Chúa Trời đem điều tốt ra từ hoàn cảnh tồi tệ, bạn có thể cảm ơn Ngài vì hành động tốt đó.  Bạn không thể cảm ơn Chúa vì những điều bạn quên.

 

Rô-ma 8:28 nói, “Và chúng ta biết rằng trong mọi sự, Đức Chúa Trời hành động vì lợi ích của người yêu mến Ngài, là người được gọi theo ý định Ngài” (Rô-ma 8:28 NIV).

 

Kinh Thánh không nói rằng tất cả mọi điều đều tốt lành—vì tất cả mọi điều đều không tốt lành.  Bệnh tật thật là không tốt.  Tan vỡ mối quan hệ thật là không tốt.  Chiến tranh thật là không tốt.  Sách nhiễu thật là không tốt.

 

Có rất nhiều điều trong đời thật là xấu xa.  Không phải tất cả mọi điều xảy ra trên thế giới này đều là ý muốn Đức Chúa Trời.

 

Nhưng Chúa nói rằng Ngài sẽ hành động tốt lành từ những điều tồi tệ trong đời nếu bạn tin cậy Ngài.  Bạn có thể đến gặp Ngài và nói, Chúa ơi, tôi dâng Ngài tất cả những mảnh đời tôi.

 

Ngài sẽ lấy những mảnh đời bạn và thay vào đó là cho bạn bình an trong lòng.  Bình an này sẽ đến khi bạn nhận ra rằng bạn có thể tha thứ, ngay cả khi bạn không hiểu những tổn thương trong đời mình, bởi bạn biết Chúa sẽ sử dụng nỗi đau đó cho mục đích tốt lành.

 

Bạn không cần phải quên sai phạm mà ai đó đã gây cho bạn.  Bạn không thể làm được ngay cả khi bạn đã cố gắng!  Nhưng Chúa nói rằng bạn không cần phải quên nó.  Bạn chỉ cần tha thứ và sau đó xem Ngài sẽ làm thế nào để mang lại điều tốt lành cho tổn thương đó.

 

THẢO LUẬN

·      Ai mà bạn không tha thứ vì bạn không muốn quên hoặc bỏ qua điều họ đã làm với bạn?

·      Bạn cần làm gì hôm nay để tha thứ người ấy và bước tiếp?  Ích lợi thể nào khi biết Đức Chúa Trời không mong bạn quên?

·      Thể nào bạn từng thấy Đức Chúa Trời hành động tốt lành trong đời bạn từ những hoàn cảnh khó khăn?

https://pastorrick.com/forgive-and-forget/

 

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

ĐỪNG BỎ CUỘC ƯỚC MƠ của ĐỨC CHÚA TRỜI

TG: RICK WARREN - 24 tháng 2, 2021

DG: Thang Chu

 

“Chúng ta đừng mệt mỏi làm lành,đúng thời điểm, chúng ta sẽ gặt trái nếu chúng ta không bỏ cuộc(Ga-la-ti 6: 9 NIV).

 

Thất bại không bao giờ là chung cuộc.  Bạn sẽ không bao giờ là người thất bại cho đến khi bạn bỏ cuộc và luôn quá sớm để bỏ cuộc!

 

Bạn không quyết định sự vĩ đại của một người bằng tài năng, giàu có, hoặc học vấn của họ.  Bạn quyết định sự vĩ đại của người ta bằng điều khiến họ nản lòng.

 

Vậy điều gì khiến bạn nản lòng theo đuổi ước mơ của mình?  Nó có thể đơn giản là một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình nói với bạn rằng, “Tôi không nghĩ đó là ý kiến ​​hay.”

 

Kinh Thánh nói trong Ga-la-ti 6: 9, “Chúng ta đừng mệt mỏi làm lành, vì đúng thời điểm, chúng ta sẽ gặt trái nếu chúng ta không bỏ cuộc” (Ga-la-ti 6: 9 NIV).

 

Bạn muốn biết tôi đã muốn từ chức khỏi Hội Thánh Saddleback bao nhiêu lần?  Cứ mỗi sáng thứ Hai khi tôi nghĩ, “Chúa ơi, chắc chắn ai đó có thể làm tốt công việc hơn tôi hôm qua.  Điều này là quá lớn đối với bất kỳ một người nào.”

 

Chúa nói, Chỉ cần cứ tiếp tục.”  Đôi khi tôi có thể không sáng suốt lắm, nhưng tôi không biết cách bỏ cuộc—tôi không biết cách đầu hàng.

 

Đức Chúa Trời làm việc trong đời bạn theo đức tin bạn. Kinh Thánh nói: “Không có đức tin thì không thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 11:6 NIV) và “Bất cứ gì không bởi đức tin, là tội lỗi” (Rô-ma 14:23 GNV) và “Theo đức tin con . . . thì điều đó sẽ được thực hiện cho con (Ma-thi-ơ 9:29 AMP).

 

Vậy bạn đang làm gì trong đức tin?  Bạn cần hỏi mỗi ngày khi thức dậy, Chúa ơi, tôi có thể làm gì hôm nay mà sẽ đòi hỏi đức tin?  Hãy dành cả ngày để lắng nghe và tuân theo câu trả lời của Đức Chúa Trời cho câu hỏi đó, và đời bạn sẽ đẹp lòng Ngài.

 

Có rất nhiều điều trong đời bạn mà bạn không thể làm chủ được.  Bạn không thể làm chủ cha mẹ bạn là ai, khi nào bạn sinh ra, hoặc chủng tộc hoặc quốc tịch bạn là gì.  Bạn không thể làm chủ những ân tứ và tài năng mà bạn được ban cho.

 

Nhưng bạn có toàn quyền làm chủ mức độ bạn chọn tin Chúa.

 

Đức Chúa Trời sử dụng những người mong đợi Ngài hành động, những người không bao giờ bỏ cuộc, những người chấp nhận rủi ro trong đức tin—những người có ước mơ của mình và theo đuổi nó.  Chính lựa chọn của bạn muốn hay không trở thành kiểu người mà Đức Chúa Trời sử dụng để hoàn thành mục đích Ngài.

 

THẢO LUẬN

·      Điều gì ngăn bạn theo đuổi ước mơ do Chúa ban cho?  Bạn nghĩ Đức Chúa Trời muốn bạn đáp ứng thế nào trong những hoàn cảnh đó?

·      Bạn biết ai đã không từ bỏ việc theo đuổi ước mơ do Chúa ban cho, ngay cả khi họ có lý do để bỏ cuộc?  Họ đã khích lệ đức tin bạn thế nào?

·      Chúa yêu cầu bạn làm gì hôm nay mà đòi hỏi đức tin?

https://pastorrick.com/dont-give-up-on-gods-dream/

 

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

CÁCH GIẢM BỚT NỖI ĐAU của BẠN HỮU BẠN

TG: RICK WARREN - 22 tháng 2, 2021

DG: Thang Chu

 

Hãy cười với những người bạn hạnh phúc của bạn khi họ hạnh phúc; hãy chia sẻ nước mắt khi họ thất vọng(Rô-ma 12:15 The Message).

 

Có điều gì đó thú vị về nỗi đau và niềm vui.  Bất cứ khi nào bạn chia sẻ niềm vui, nó sẽ được nhân đôi.  Nhưng với nỗi đau thì ngược lại.  Khi bạn chia sẻ nỗi đau, nó sẽ giảm phân nửa.

 

Vậy khi bạn hữu của bạn đang trải qua khủng hoảng, họ cần bạn giúp đỡ gánh nặng, nhờ đó, giảm bớt nỗi đau.

 

Chia sẻ nỗi đau của bạn hữu bạn không như sự thông cảm.  Thông cảm nói, Tôi xin lỗi vì bạn bị tổn thương. Người ta không cần bạn thông cảm.  Họ cần đồng cảm của bạn.  Đồng cảm nói, Tôi bị tổn thương với bạn.  Thông cảm đứng cách xa.  Đồng cảm tiến lại gần.

 

Dạng tối hậu của tình yêu thươngthương cảm.  Thương cảm nói, Tôi sẽ làm bất cứ gì có thể để ngưng tổn thương của bạn.

 

Khi đọc Kinh Thánh, bạn sẽ thấy rằng Chúa Giê-su nhiều lần cảm động bởi thương cảm.  Ngài chia sẻ nỗi đau người ta.  Và, để ngăn tổn thương của người khác, Ngài sẵn sàng làm bất cứ gì có thể, kể cả việc đi đến thập giá.  Đúng vậy—Ngài sẵn sàng chết để ngăn tổn thương của bạn.  Đó là thương cảm.

 

Kinh Thánh nói trong Rô-ma 12:15, “Hãy cười với những người bạn hạnh phúc của bạn khi họ hạnh phúc; hãy chia sẻ nước mắt khi họ thất vọng” (Rô-ma 12:15 The Message).

 

 

Bạn hữu làm gì cho nhau?  Họ xuất hiện.  Và khi họ xuất hiện và thấy bạn mình đang buồn, đôi khi họ ngồi khóc với bạn đó—họ khóc với người khóc.

 

Bạn hữu không đưa lời sáo rỗng thương hại.  Họ không đưa lời khuyên khi ai đó chưa sẵn sàng.  Họ không cố nói với người bạn từ nỗi đau của bạn ấy.  Họ không hứa mọi thứ sẽ ổn.

 

Họ chỉ xuất hiện, im lặng, bị tổn thương với bạn hữu họ.  Và làm vậy, họ làm giảm đau đớn và bày tỏ lòng thương cảm của Đấng Christ.

 

THẢO LUẬN

·      Hãy lập danh sách những lần trong Kinh Thánh mà Chúa Giê-su bày tỏ lòng thương cảm.  Điều này dạy chúng ta gì?

·      Thể nào ai đó đã bày tỏ lòng thương cảm của Đấng Christ đối với bạn hoặc với ai đó mà bạn biết?

·      Ai bạn biết đang bị tổn thương hôm nay?  Thể nào bạn có thể bày tỏ lòng thương cảm với người đó?

https://pastorrick.com/how-to-lessen-your-friends-pain/

 

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

CHÚA GIÊSU ĐANG CẦU NGUYỆN cho BẠN

TG: RICK WARREN - 20 THÁNG 2 NĂM 2021

DG: Thang Chu

 

“Vậy thì ai là người lên án? Không một ai. Chúa Giê-su Christ, Đấng đã chết—hơn thế nữa, Đấng đã được sống lại—đang ở bên hữu Đức Chúa Trời và cũng đang cầu thay cho chúng ta” (Rô-ma 8:34 NIV).

 

Đức Chúa Trời biết mọi điều sắp xảy ra.  Ngài toàn tri.  Nghĩa là Ngài biết quá khứ, hiện tại, và tương lai cùng lúc.  Ngài biết điều gì sẽ xảy ra trong đời bạn chiều nay.  Ngài biết điều sẽ xảy ra trong đời bạn tuần tới, tháng sau, năm sau, và những ngày còn lại của bạn.

 

Nghĩa là Ngài có thể cầu nguyện về điều đó trước khi nó xảy ra cho bạn.

 

Khoan đã.  Đức Chúa Trời cầu nguyện?  Ý ông là Chúa tự nói chuyện với chính Ngài?

 

Bạn nói chuyện với chính mình luôn.  Khi Đức Chúa Trời nói với chính Ngài, đó là lời cầu nguyện.   cha, tôi thường tự nói với mình về những đứa con của mình.  Và Chúa luôn nói với chính Ngài về bạn.

 

Vào đêm trước khi Chúa Giê-su lên thập tự giá, Ngài ở với các môn đồ.  Phi-e-rơ khoe khoang và nói: “Lạy Chúa, tôi sẽ chết vì Chúa!”  Chúa Giê-su yêu Phi-e-rơ, nhưng Ngài biết Phi-e-rơ hơi bốc đồng.  Ngài cũng biết Phi-e-rơ sẽ chối Ngài ba lần trước sáng hôm sau.  Chúa Giê-su nói trong Lu-ca 22:32, “Ta đã cầu nguyện để ngươi không mất đức tin! Hãy giúp những anh em ngươi mạnh mẽ hơn khi ngươi trở lại Ta” (NCV).  Chúa Giê-su đã cầu nguyện cho Phi-e-rơ trong cơn bão mà ông sắp trải qua.

 

Theo cách tương tự, Chúa Giê-su đã cầu nguyện cho bạn về những gì bạn sắp trải qua trong năm nay.  Thực ra, ngay bây giờ Chúa Giê-su đang ở trên trời, cầu nguyện cho các con của Ngài.  Ngài đang cầu thay cho bạn—Ngài đang nói chuyện với Đức Chúa Trời thay mặt bạn.

 

Rô-ma 8:34 nói, “Vậy thì ai là người lên án? Không một ai. Chúa Giê-su Christ, Đấng đã chết—hơn thế nữa, Đấng đã được sống lại—đang ở bên hữu Đức Chúa Trời và cũng đang cầu thay cho chúng ta” (Rô-ma 8:34 NIV).  Chúa Giê-su đang cầu nguyện cho bạn vượt qua cơn bão của bạn.

 

Tôi thích khi người ta cầu nguyện cho tôi!  Thật ra, tôi có thể cảm thấy điều đó.  Và khi người ta không cầu nguyện cho tôi, tôi có thể nhận ra khác biệt.  Người ta cầu nguyện cho bạn là một chuyện—nhưng thể nào bạn muốn Con của Đức Chúa Trời cầu nguyện cho bạn?

 

Kinh Thánh nói bất kể gì bạn trải qua hôm nay, tuần sau, hay năm sau, Chúa Giê-su vẫn cầu nguyện cho bạn.  Ngài đứng về phía bạn.  Nếu bạn đã tin cậy Ngài làm Cứu Chúa của mình, thì Ngài đang cầu thay cho bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Chúa Giêsu cầu nguyện cho bạn.  Những thuộc tính nào của Chúa Giê-su được thể hiện rõ khi bạn nghĩ về sự thật đó?

·      Khi bạn xem xét Chúa Giê-su đang cầu nguyện cho bạn, điều gì thay đổi trong lòng bạn?

·      Cơn bão nào bạn đang trải qua bây giờ?  Hãy cầu xin Đức Chúa Trời giúp bạn tin rằng Chúa Giê-su đã cầu nguyện cho bạn vượt điều đó.

https://pastorrick.com/jesus-is-praying-for-you/

 

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

TRONG BÃO TỐ, BẠN CẦN ĐẤNG “TA ĐÂY”

TG: RICK WARREN - 19 tháng 2, 2021

DG: Thang Chu

 

“Khi họ thấy Ngài đi trên hồ, họ nghĩ Ngài là ma.  Họ la lên, bởi tất cả họ đều thấy Ngài và kinh hãi.  Lập tức Ngài nói chuyện với họ và nói, ‘Hãy can đảm!  ChínhTa.  Đừng sợ (Mác 6:49-50 NIV).

 

Chỉ trong bão tố cuộc đời, bạn mới biết Chúa Giê-su thực sự thế nào.  Bạn thấy rằng Ngài  không phải là người đơn thuần.  Ngài không chỉ là thầy dạy giỏi hay nhà lãnh đạo đạo đức.  Ngài là Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo vũ trụ.

 

Trong Mác 6, Chúa Giê-su nhận thấy các môn đồ đang gặp nạn.  Họ đang ở giữa hồ, nơi gió và sóng đang đập thuyền họ và khiến họ không thể tiến tới được.  Và vì vậy Chúa Giê-su bước ra đến với họ trên mặt nước.  “Khi họ thấy Ngài đi trên hồ, họ nghĩ Ngài là ma.  Họ la lên, bởi tất cả họ đều thấy Ngài và kinh hãi.  Lập tức Ngài nói chuyện với họ và nói, ‘Hãy can đảm!  Chính là Ta.  Đừng sợ” (Mác 6:49-50 NIV).

 

Các môn đồ vẫn còn một số hoài nghi—có lẽ Chúa Giê-su chỉ là một nhà tiên tri hiền lành có thể làm một số phép lạ.  Nhưng qua việc đi trên mặt nước, Chúa Giê-su tiết lộ Ngài không chỉ là người.  Ngài cho họ thấy Ngài Đức Chúa Trời.

 

Ngài cũng cho họ một thách thức: “Đừng sợ.  Ngài trấn an họ: “Chính là Ta.”

 

Trong tiếng Hy Lạp, ngôn ngữ mà phần này của Kinh Thánh gốc được viết, cụm từ “Chính là Ta” thực ra là hai chữ: ego ima.  Ego ima chỉ đơn giản nghĩa là “Ta Đây.”  Tại sao điều đó quan trọng?

 

Danh của Đức Chúa Trời là “Ta Đây”—không phải “Ta đã” hoặc “Ta sẽ” hoặc “Ta hy vọng sẽ là.”  Khi Chúa Giê-su nói, “Ta Đây,” Ngài nói rằng bạn không cần phải sợ.  Bạn không cần phải toát mồ hôi.  NgàiĐức Chúa Trời.  thế là đủ.

 

Nếu bạn đang trải qua cơn bão, bạn không cần việc làm—bạn cần Chúa Giêsu.  Bạn không cần một kế hoạch—bạn cần một Đấng.  Bạn không cần một hệ thống—bạn cần một Đấng Cứu Thế.  Bạn không cần một mục tiêu mới—bạn cần Chúa.

 

Khi bạn trải qua cơn bão, hãy nhớ rằng Chúa không xa cách, lãnh đạm, hoặc không quan tâm. Ngài đấng “Ta Đây.”  Ngài sẽ đưa bạn vượt qua bão tố.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn thường tìm điều gì hoặc ai để cứu bạn trong cơn bão?  Điều gì khiến bạn không nhìn lên Chúa?

·      Danh Đức Chúa Trời là “Ta Đây”—không phải “Ta là” hoặc “Ta sẽ là” hoặc “Ta hy vọng sẽ là.”  Điều đó có ý nghĩa gì đối với bạn hôm nay?

·      Bạn cần gì nơi Chúa để vượt qua cơn bão của bạn?  Hãy nói với Ngài về điều đó, và rồi xem Ngài chu cấp vào đúng thời điểm.

https://pastorrick.com/in-a-storm-you-need-i-am/

 

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

NĂM ĐIỀU LÀM trong BÃO TỐ

TG: RICK WARREN - 18 tháng 2, 2021

DG: Thang Chu

 

“Nhưng khi [Phi-e-rơ] thấy gió, ông sợ và bắt đầu chìm, la lên, ‘Lạy Chúa, xin cứu tôi! (Ma-thi-ơ 14:30 NIV).

 

Khi bạn trải qua bão tố, Chúa không ở xa hoặc không ở với.  Ngài với bạn, và Ngài đang hành động trong đời bạn vì lợi ích bạn.

 

Nếu bạn cảm thấy như mình đang chìm trong bão tố, đây là năm điều Chúa muốn bạn làm:

 

Hãy can đảm, vì Chúa Giê-

Đừng cầu xin Chúa ban phước điều bạn đang làm.  Thay vào đó, hãy làm điều Chúa đang ban phước.  Hãy hỏi Ngài điều Ngài muốn bạn làm, rồi sẵn sàng làm nó cùng Ngài.

 

Hãy tập trung vào Chúa Giê-su.

Khoảnh khắc bạn rời mắt khỏi Chúa, bạn sắp đi xuống.  Ma-thi-ơ 14:30 nói, “Nhưng khi [Phi-e-rơ] thấy gió, ông sợ và bắt đầu chìm, la lên, ‘Lạy Chúa, xin cứu tôi!’” (Ma-thi-ơ 14:30 NIV).  Nếu bạn tập trung vào gió và sóng—là hoàn cảnh bạn—bạn sẽ chìm, giống như Phi-e-rơ.

 

Đừng nghi ngờ.

Bạn không cần đức tin lớn để vượt qua sóng gió trong đời.  Bạn chỉ cần đức tin vào đúng người—là Chúa Giê-su Christ.

 

Ngợi khen Chúa.

Ngay cả trong bão tố, ngay cả khi bạn cảm thấy như mình đang chìm, ngay cả khi bạn sợ hãi đến chết—hãy ngợi khen Ngài luôn.  Hãy tạ ơn Chúa giữa giông tố.

 

Cơn bão nào đang khiến bạn sợ hãi ngay bây giờ?  Cơn bão nào đang nhấn chìm bạn? Bạn nghĩ tại sao Chúa để bạn đi qua cơn bão này?

 

Ngài để bạn vượt qua cơn bão này vì cùng lý do mà Ngài đã sai các môn đồ vào cơn bão. Ngài muốn bạn biết: “Ta là tất cả những gì con cần.  Ta có thể đối phó bất cứ gì.  Ta sẽ đến bước đi trên mọi điều khiến con sợ hãi nhất.  Ta không yêu cầu con đến với Ta. Ta sẽ đến với con.”

 

Nếu bạn cảm thấy như mình đang chìm hôm nay, đừng sợ.  Chỉ cần kêu cầu Chúa Giêsu. Bạn sẽ thấy Ngài với bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Bão tố nào bạn cần trao cho Chúa Giê-su hôm nay?

·      Thể nào bạn đã tăng trưởng sự hiểu biết của mình về Đức Chúa Trời vì cơn bão vừa qua trong đời bạn?

·      Bạn có thể làm gì để hạn chế những phân tâm khiến bạn không thể tập trung vào Chúa?

https://pastorrick.com/five-things-to-do-in-a-storm/

 

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

CHÚA GIÊSU ĐẾN với BẠN trong BÃO TỐ của BẠN

TG: RICK WARREN - 17 tháng 2, 2021

DG: Thang Chu

 

“Khoảng ba giờ sáng, Chúa Giê-su đến với họ, đi trên mặt nước” (Mác 6:48 NLT).

 

Bạn đã bao giờ gặp cơn bão thổi đời bạn đi chệch hướng chưa?

 

Trong Mác 6, Chúa Giê-su sai các môn đồ đi trước Ngài đến Bết-sai-đa khi ngài một mình đi cầu nguyện.  Đó không phải là chuyến đi dài bằng thuyền, nhưng họ đã bị thổi chệch khỏi đường bởi cơn bão.  Khi Chúa Giêsu thấy họ chống chọi với gió giữa hồ, Ngài đến giúp họ.

 

Đời bạn có giống các môn đồ đó hôm nay không?

 

lẽ bạn không định nơi bạn trong công việc, hôn nhân, hoặc tài chính của bạn.  Bạn bị thổi chệch hướng bởi những tình huống mà bạn không thể kiểm soát.  Bạn có cảm giác như bạn đã đến điểm đến gốc lúc này, nhưng tại điểm này bạn bỏ hy vọng đến được đó.  Bạn chỉ muốn trở lại an toàn.

 

Hoặc có lẽ bạn đã có những ước mơ lớn cho đời mình mà bạn đã từ bỏ cách đây rất lâu. Bạn thậm chí không còn lo lắng về tiến độ nữa.  Bạn chỉ đang tự hỏi, Tôi có thể sống sót không?

 

Chúa Giê-su làm gì khi bạn đang ở vào thời điểm tuyệt vọng?  Mác 6:48 nói, “Khoảng ba giờ sáng, Chúa Giê-su đến với họ, đi trên mặt nước” (NLT).  Lưu ý rằng Ngài không bảo các môn đệ đến với Ngài.  Ngài biết họ không thể đến được với Ngài.  Vậy, Ngài đi đến họ thay vì thế.  Cũng y vậy với bạn.  Khi bạn tuyệt vọng, Chúa Giê-su đến với bạn!

 

Tôi thích sự kiện Chúa Giê-su không đứng trên bờ và hét lên lời chỉ dẫn.  Khi bạn gặp bão, bạn không cần lời khuyên.  Bạn cần phép lạ!  Bạn cần ai đó xuất hiện và đó là điều Chúa Giê-su làm.  Ngài can thiệp vào cơn bão của các môn đồ.

 

Đây là Phúc Âm: Đức Chúa Trời không đứng trên bờ biển bảo bạn phải làm gì; thay vào đó, Ngài bước ra và gặp bạn trong cơn bão của chính bạn—trong nỗi đau, sợ hãi, chán nản,thất vọng của bạn.  Ngài đến với bạn.  Thật là Đức Chúa Trời!

 

Bạn có thể cảm thấy bị bỏ rơi ngay bây giờ, nhưng bạn không bị.  Kinh Thánh nói trong Giăng 14:18, “Ta sẽ không bỏ rơi con hoặc bỏ con như trẻ mồ côi trong bão tố—Ta sẽ đến với con” (TLB).  Bạn có thể nương vào đó!

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào chuyện này về cách Chúa Giê-su đến với các môn đồ trong cơn bão đã thay đổi hoặc củng cố quan điểm của bạn về Phúc Âm?

·      Hãy nghĩ về một thời điểm trong đời bạn khi bạn cảm thấy tuyệt vọng.  Thể nào Chúa đến với bạn?

·      Ai trong đời bạn cần Chúa can thiệp vào một tình huống tuyệt vọng?  Thể nào bạn có thể cầu nguyện cho và ủng hộ người đó?

https://pastorrick.com/jesus-comes-to-you-in-your-storm/

 

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021

TẠI SAO TRỌNG TÂM BẠN QUAN TRỌNG

TG: RICK WARREN - 12 tháng 2, 2021

DG: Thang Chu

 

“Các môn đồ Ngài bàn về ý nghĩa điều này và nói rằng, ‘Ngài nói vậy vì chúng ta không có bánh mì.Biết họ đang nói gì, Chúa Giê-su hỏi họ, Tại sao các con lại nói không có bánh? Các con vẫn không thấy hoặc không hiểu sao? Tâm trí các con bị khuất à?’” (Mác 8:16-17 NCV).

 

Khi bạn tập trung vào điều sai, bạn bỏ lỡ điều Chúa đang làm trong đời bạn.  Khi trọng tâm của bạn chỉ ở đây và hiện tại, bạn bỏ lỡ trường kế của Đức Chúa Trời.  Khi bạn chỉ nghĩ về sự thoải mái, bạn bỏ lỡ đức tính.  Khi bạn tập trung vào hạnh phúc, bạn quên mất thánh khiết.  Khi bạn chỉ muốn tận hưởng khoảnh khắc, bạn có lẽ không chuẩn bị cho cõi vĩnh hằng.

 

Khi bạn chỉ nghĩ ngắn hạn, bạn bỏ lỡ cái nhìn công tác thuộc linh mà Đức Chúa Trời đang làm quanh bạn.

 

Đây là điều đã xảy ra với các môn đồ trong Mác 8.  Kinh Thánh nói, Rồi Chúa Giê-su rời người Pha-ri-si và đi thuyền đến bên kia hồ. Những người theo Ngài chỉ có một ổ bánh mì trong thuyền; họ quên mang thêm. Chúa Giê-su cảnh báo họ, ‘Hãy cẩn thận! Hãy coi chừng men của người Pha-ri-si và men của Hê-rốt’” (Mác 8:13-15 NCV).

 

Nhưng các môn đồ hiểu sai : “Các môn đồ Ngài bàn về ý nghĩa điều này và nói rằng, ‘Ngài nói vậy vì chúng ta không có bánh mì.’ Biết họ đang nói gì, Chúa Giê-su hỏi họ, ‘Tại sao các con lại nói không có bánh? Các con vẫn không thấy hoặc không hiểu sao? Tâm trí các con bị khuất à?’” (Mác 8:16-17 NCV).

 

Sử dụng men làm ẩn dụ, Chúa Giê-su cố dạy các môn đồ bài học về kiêu ngạo.  Nhưng họ không hiểu ý nghĩa sâu xa hơn—họ nghĩ Ngài đang nói về bữa ăn trưa!

 

Trong khi Chúa Giê-su nói về sự cần thiết để trưởng thành, các môn đồ Ngài đang nói về bữa ăn tiếp theo của họ.  Đó là suy nghĩ ngắn hạn.

 

Bất cứ khi nào bạn suy nghĩ ngắn hạn, bạn không thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh hơn về những gì Chúa đang làm trong đời bạn.  Vậy hãy cầu xin Chúa hôm nay cho bạn cái nhìn thoáng về cõi vĩnh hằng và giúp bạn trải nghiệm niềm hy vọng đến từ việc nhìn thấy trường kế của Ngài.

 

THẢO LUẬN

·      Suy nghĩ dài hạn trông thể nào trong gia đình bạn?  Sự nghiệp bạn?  Bước tâm linh bạn?

·      Một số cách thiết thực nào mà bạn có thể giữ một tư duy lâu dài và vĩnh cửu trong suốt cả ngày?

·      Đâu là những nơi bạn thấy Chúa đang hành động đời bạn?

https://pastorrick.com/why-your-focus-matters/

 

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2021

THỂ NÀO KIÊU NGẠO THỔI PHỒNG BẠN

TG: RICK WARREN - 11 tháng 2, 2021

DG: Thang Chu

 

Rồi Chúa Giê-su rời những người Pha-ri-si và đi thuyền đến bờ bên kia hồ.  Những người theo Ngài chỉ có một ổ bánh mì trong thuyền; họ quên mang thêm.  Chúa Giê-su cảnh báo họ, ‘Hãy cẩn thận!  Hãy coi chừng men người Pha-ri-si và men Hê-rốt. Những người theo Ngài bàn luận về ý nghĩa điều này, họ nói: ‘Ngài nói vậy vì chúng ta không có bánh’” (Mác 8:13-16 NCV).

 

Trong Kinh Thánh, men thường là ẩn dụ cho kiêu ngạophách lối.  Tại sao?  Bởi cả kiêu ngạo và men khiến vật phồng lên.

 

Khi bạn bỏ men vào bột, men làm phồng bột lên.  Chỉ cần lượng nhỏ khiến điều này xảy ra.

 

Kiêu ngạo ở con người cũng tựa vậy.  Chỉ một chút kiêu ngạo có thể khiến bạn phồng lên và nhanh chóng chiếm lấy đời bạn, khiến bạn gặp đủ mọi rắc rối.

 

Một thời gian trước, vợ tôi Kay và tôi đã có điều bạn có thể gọi l cãi lộn.  Chúng tôi gọi đó là “trận đấu tình yêu.”  Sau cuộc cãi lộn đó, tôi viết trong nhật ký mình, Khi tôi tràn kiêu ngạo, tôi phóng đại mọi chuyện.”

 

Tất cả chúng ta đều làm vậy.  Khi bạn đầy kiêu ngạo, bạn phóng đại mọi chuyện.                       Đột nhiên, những điều nhỏ nhặt khiến bạn thực khó chịu.  Khi điều đó xảy ra, bạn biết mình đang đối phó kiêu ngạo.  Bất cứ đâu bạn thấy xung đột ở bất cứ đâu trên thế giới, thì kiêu ngạo dính vào.

 

Khi bạn đầy kiêu ngạolà khi bạn có “men của người Pha-ri-si”—hãy đoán xem gì?  Bạn không thể nhìn đời cách rõ ràng.  Kiêu ngạo thậm chí ngăn bạn thấy điều Chúa đang làm trong đời bạn.

 

Hãy coi chừng “men người Pha-ri-si” để bạn có thể theo Chúa khắng khít hơn.  Khi xóa kiêu ngạo khỏi đời mình, bạn sẽ bắt đầu thấy cách Chúa đang hành động.  Bạn thậm chí có lẽ nhận ra rằng Ngài đang làm phép lạ trong đời bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Thể nào kiêu ngạo đã ảnh hưởng mối quan hệ của bạn với người khác?

·      Thể nào kiêu ngạo đã ngăn bạn phát triển tâm linh?

·      Kiêu ngạo thường trông như thế nào trong đời bạn?  Cách nào nó đã ngăn bạn thấy kế hoạch Đức Chúa Trời dành cho bạn?

https://pastorrick.com/how-pride-puffs-you-up/

 

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

CÁCH NÓI SỰ THẬT RÕ RA

TG: RICK WARREN - 8 tháng 2, 2021

DG: Thang Chu

 

“Trên tất cả, anh chị em của tôi ơi, đừng thề—đừng bởi trời hoặc đất hoặc bất cứ gì khác.  Tất cả gì anh chị em cần nói đơn giản là ‘Có’ hoặc ‘Không.’  Nếu không, anh chị em sẽ bị lên án” (Gia-cơ 5:12 NIV).

 

Khi Gia-cơ yêu cầu chúng ta đừng thề, ông không nói về lời tục tĩu.  Ông nói về việc thề bằng cách đề cập đến điều gì đó khác, như thể bạn không có đủ chính trực trong chính mình để giữ lời mình.

 

Thề “trước Chúađem danh Ngài làm chơi.  Nhưng bạn cũng đừng bao giờ nói, Tôi thề trước một chồng Kinh Thánh hoặc Tôi thề trước mộ mẹ tôi.  Bạn bán rẻ tính chính trực của mình khi bạn phải kêu gọi điều gì đó ngoài đức tính của chính mình.

 

Là môn đồ Chúa Giê-su, lời nói bạn phải tự trên chính nó.  Chỉ cần nói sự thật rõ ràng!  Đừng tô điểm nó.  Đừng mập mờ nó.  Đừng bóp méo nó.  Nếu bạn muốn ngụ ý có, hãy nói .”  Nếu bạn muốn ngụ ý không, hãy nói “không.”  Hãy làm vậy cả khi có cảm giác như rất ít người trong chính trị, truyền thông, hoặc thậm chí trong cộng đồng bạn đang làm điều đó.

 

Gia-cơ không phải người đầu tiên nói rằng nói thẳng sự thật là nền tảng của mọi tính chính trực.  Thực ra, người anh cùng cha khác mẹ của ông, là Chúa Giê-su, đã nói điều đó, và Phao-lô cũng nói điều đó.  (Bất cứ khi nào Đức Chúa Trời nói điều gì đó ba lần trong Kinh Thánh, bạn nên tin rằng điều đó quan trọng cho Ngài.)

 

Phao-lô nói, Anh chị em có nghĩ rằng tôi giống như người thế gian nói trong khi họ thực sự ngụ ý ‘Không’?  Chắc chắn như Đức Chúa Trời là thành tín, lời chúng tôi cho anh chị em không dao động giữa Không.’  Vì Chúa Giê-su Christ, Con Đức Chúa Trời, không dao động giữa Không’” (2 Cô-rinh-tô 1:17-19 NLT).

 

Khi quá nhiều người nói dối hoặc nói nửa thật, thì việc nói thẳng, với tính chính trực, sẽ khiến bạn phản văn hóa.  Nó cũng sẽ khiến bạn giống Chúa Giê-su hơn; Ngài không bao giờ dao động giữa có và không.  Việc giống Đấng Christ hơn nên là động lực của bạn để tính chính trực.

 

Trong Bài Giảng trên Núi, Chúa Giê-su nói, “Nhưng ta bảo các ngươi, đừng thề thốt gì cả: hoặc bởi trời, vì đó là ngai Đức Chúa Trời; hoặc bởi đất, vì đó là bệ chân Ngài; hoặc bởi Giê-ru-sa-lem, vì đó là thành của Vua Vĩ Đại.  Và đừng thề bằng đầu, vì ngươi không thể khiến thậm chí một sợi tóc trắng hay đen.  Tất cả gì ngươi cần nói chỉ đơn giản là ‘Có’ hoặc ‘Không’; bất cứ gì ngoài điều này đều đến từ kẻ ác” (Ma-thi-ơ 5:34-37 NIV).

 

Nếu bạn sẽ là môn đồ trung tín của Chúa Giê-su Christ, bạn cần có tính chính trực.  Bạn có thể bắt đầu xây dựng tính chính trực hôm nay bằng cách nói thẳng sự thật.

 

THẢO LUẬN

·      Một số cách nhỏ nào bạn dao động giữa có và không?  Khác biệt nào bạn nghĩ nó tạo ra đối với những người mà bạn tương tác?

·      Tại sao bạn nghĩ thật khó cho người ta nói “không” với những điều họ biết họ không thể cam kết hoặc không hoàn toàn tin vào?

·      Lĩnh vực nào trong đời bạn mà bạn cần bắt đầu có tính chính trực hơn bằng cách nói thẳng ra sự thật?

https://pastorrick.com/how-to-speak-the-truth-plainly/