Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2024

Lợi Ích Lớn Nhất Khi Tin


TG: Rick Warren - 26/04/2024

DG: Thang Chu

 

“Ta là Đấng khiến kẻ chết sống lại và ban cho họ sự sống. Ai tin Ta, dù chết như bao người khác, sẽ sống lại. Họ được ban sự sống đời đời vì tin Ta và sẽ không bao giờ hư mất(Giăng 11:25-26 TLB).

 

Có rất nhiều lợi ích khi tin Chúa Jêsus và có mối quan hệ với Ngài.  Nhưng ngay cả khi Chúa loại bỏ tất cả những lợi ích khác, thì vẫn còn điều này, và đó là thỏa thuận khá lớn: Khi bạn tin Chúa Jêsus Christ, bạn được bảo đảm sự sống đời đời.  Sự sống đời của bạn được đóng ấn vì sự phục sinh của Chúa Jêsus.

 

Bạn thấy đấy, việc chính Chúa Jêsus sống lại đã thay đổi mọi điều.  Điều đó thực sự chia lịch sử thành S.C.T.C.  Đây là sự kiện quan trọng nhất từng có.  Và, nó chứng minh ba điều.

 

Thứ nhất, nó chứng minh rằng Chúa Jêsus chính là Đấng mà Ngài đã tuyên bố.  Ngài nhiều lần nói rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời là Đấng đến để chết cho tội lỗi chúng ta.  Ngài đã làm y vậy.

 

Việc phục sinh của Chúa Jêsus là một trong những sự kiện đủ tài liệu nhất trong lịch sử.  Tài liệu đó đứng vững trước bất kỳ tòa án nào.  Thật ra, việc này đã xảy ra rất nhiều, nhiều lần trong suốt nhiều thế kỷ.

 

Phục sinh cũng chứng minh Chúa Jêsus đã giữ lời hứa Ngài.  Chúa Jêsus bảo các môn đệ rằng Ngài sẽ để người ta giết Ngài và Ngài sẽ sống lại.  Nếu Ngài giữ lời hứa đó, thì bạn biết bạn có thể tin cậy hàng ngàn lời hứa khác mà Chúa đã hứa trong Lời Ngài.

 

Điều thứ ba mà phục sinh chứng minh là có sự sống sau cái chết.  Nếu Chúa Jêsus Christ không sống lại, thì bạn ắt không có hy vọng gì về tương lai.  Cuộc đời trần thế này ắt là tất cả—và điều đó không đáng để bạn đặt hy vọng vào!

 

Chúa Jêsus phán trong Giăng 11:25-26: “Ta là Đấng khiến kẻ chết sống lại và ban cho họ sự sống. Ai tin Ta, dù chết như bao người khác, sẽ sống lại. Họ được ban sự sống đời đời vì tin Ta và sẽ không bao giờ hư mất” (TLB).

 

Nơi nào khác bạn sẽ nhận được lời hứa như vậy?  Không đâu cả!  Ai khác có thể ban điều đó cho bạn?  Không ai cả!  Nếu bạn không nhận lời hứa về sự sống đời đời từ Chúa Jêsus, thì bạn sẽ không được nó.

 

Đó là lợi ích đáng kinh ngạc, và nó sẵn có cho bạn hôm nay.  Đòi hỏi gì?  Bạn chỉ cần tin.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn nghĩ tại sao Chúa muốn bạn chọn tin vào Ngài?  Tại sao sự cứu rỗi không tự động?

·      Việc Chúa giữ lời hứa của Ngài có ý nghĩa gì với bạn?

·      Thể nào sự cứu rỗi mang lại bạn niềm hy vọng?

 

Lựa chọn nào của bạn về Chúa Giêsu?

 

Kinh Thánh nói bạn chỉ có thể vào thiên đàng bằng cách tin cậy Con Đức Chúa Trời, là Chúa Jêsus Christ.  Bạn không thể tìm được đường vào thiên đàng: “Ấy bởi ân sủng mà anh chị em được cứu qua đức tin—điều đó không đến từ mình, mà chính là quà của Đức Chúa Trời—cũng không bởi việc làm, để không ai khoe mình (Ê-phê-sô 2:8-9 NIV).

 

Nếu bạn sẵn sàng phó đời mình cho Chúa Jêsus, hãy bắt đầu bằng lời cầu nguyện này:

Đức Chúa Trời ôi, Ngài hứa rằng nếu tôi tin Con Ngài, là Chúa Jêsus Christ, thì mọi điều tôi làm sai sẽ được tha, và Ngài sẽ tiếp nhận tôi vào nhà vĩnh cửu của Ngài trên thiên đàng ngày đến.

 

“Tôi xưng nhận tôi đã phạm tội, và tôi cầu xin sự tha thứ của Ngài.  Tôi tin rằng Chúa Jêsus đã chết để cất tội tôi và Ngài đã khiến Đấng ấy sống lại.  Tôi muốn tin cậy Chúa Jêsus là Cứu Chúa tôi và theo Đấng ấy là Chúa từ nay trở đi.  Xin hướng dẫn đời tôi và giúp tôi làm theo ý Ngài.  Nhân danh Chúa Jêsus tôi cầu nguyện.  A-men.”

https://pastorrick.com/the-best-benefit-of-believing/?hemail=

 

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

Để Biết Mục Đích Bạn, Hãy Hỏi Đấng Sáng Tạo Bạn

 Để Biết Mục Đích Bạn, Hãy Hỏi Đấng Sáng Tạo Bạn

TG: Rick Warren - 23/04/2024

DG: Thang Chu

 

“Mọi điều bắt đầu trong Ngài và tìm được mục đích nó trong Ngài” (Cô-lô-se 1:16 MSG).

 

Khi bạn đặt niềm tin vào Chúa Giê-xu Christ, bạn sẽ học được mục đích của Đức Chúa Trời cho đời  bạn.

 

Hầu hết mọi người không biết mục đích đời  họ.  Họ nghĩ rằng họ biết những gì họ muốn hoặc những gì tốt nhất cho họ.  Nhưng nếu bạn chưa đầu phục  Đấng Christ, bạn không thể biết tại sao bạn được tạo ra và bạn làm gị tại đây trên trần thế.   Và nếu bạn không biết mục đích mình, bạn sẽ kết cuộc trôi lạc cuộc đời.  Bạn trải thăng trầm.   Bạn không làm chủ bất cứ  gì, thực ra, bởi hoàn cảnh bạn kết cuộc làm chủ  bạn.

 

Không ai muốn sống  thế.

 

Chỉ một cách duy nhất bạn học được mục đích đời  mình. Bạn phải nói với Đấng Tạo Hóa bạn.

 

Đôi khi người ta nói rằng nếu bạn muốn biết mục đích mình, hãy nhìn vào nội tâm.  Người ta làm điều đó mỗi ngày - và không bao giờ kết quả!  Bạn không bao giờ nói cho bạn biết mục đích  bạn là gì bởi  bạn đã không tạo ra bạn.

 

Chỉ có Đấng Tạo Hóa có thể cho bạn biết bạn được tạo ra để làm gì.  Bạn sẽ không bao giờ, không bao giờ biết mục đích đời mình cho đến khi bạn tin Chúa Giê-xu Christ, bởi  Ngài là Đấng Tạo Hóa bạn.  Bạn sẽ không bao giờ biết rằng bạn được tạo ra cho nhiều điều  nữa   hơn là  đời  này cho đến khi bạn  tận hiến đời  mình cho Chúa Giê-xu.

 

Kinh Thánh nói, “Mọi điều bắt đầu trong Ngài và tìm được mục đích nó trong Ngài” (Cô-lô-se 1:16 MSG).

 

Ngày nay rất nhiều người bối rối về căn cước và  mục đích họ.  Họ nói, "Tôi không biết tôi là ai, và tôi không biết tôi phải làm gì với đời  mình."  Đó là bởi họ đang tìm nhầm chỗ.  Họ sẽ không tìm thấy mục đích của họ trong sự nghiệp, thành tích, mối quan hệ, hoặc tài sản họ.

 

Chỉ có một nơi để tìm thấy căn cước  và mục đích của bạn trong đời, và đó là thông qua mối quan hệ với Đấng Tạo Hóa bạn, là Chúa Giê-su Christ.

 

"Chính trong Đấng Christ mà chúng ta tìm ra chúng ta là ai và điều chúng ta đang sống cho . . . là một phần của mục đích tổng thể mà Ngài đang thực hiện trong mọi điều và mọi người" (Ê-phê-sô 1:11 MSG).

 

Hãy nhận biết Đấng Sáng Tạo bạn.  Ngài  muốn chỉ cho bạn cách khiến đời bạn giá trị!

 

THẢO LUẬN

·      Bạn đã nhìn  đâu để tìm mục mình?  Kết quả là gì?

·      Một khi bạn được cứu, thể nào  bạn biết Chúa?

·      Tại sao việc biết mục đích  bạn trong đời  lại quan trọng cho bạn?  

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2024

Đức Tin Sanh Ra Kiên Trì


TG: Rick Warren - 19/04/2024

DG: Thang Chu

 

“Chúng tôi bị ép tứ phía bởi hoạn nạn, nhưng chúng tôi không bị đè bẹp. Chúng tôi bối rối, nhưng không bị đẩy đến tuyệt vọng. Chúng tôi bị săn đuổi, nhưng không bao giờ bị Chúa bỏ rơi. Chúng tôi bị đánh gục, nhưng chúng tôi không bị diệt(2 Cô-rinh-tô 4:8-9 NLT).

 

Đức tin là sức quyền năng.  Nó mở ra những lời hứa của Đức Chúa Trời.  Nó cho chúng ta thấy quyền năng Đức Chúa Trời.  Nó biến giấc mơ thành hiện thực.  Và nó cho chúng ta quyền năng để đứng vững trong kỳ gian khó.

 

Chúa không luôn đưa bạn thoát nan đề.  Ngài giương rộng đức tin bạn bằng cách đưa bạn vượt xuyên nan đề.  Ngài không luôn cất đi đau đớn.  Ngài ban cho bạn khả năng đổ đầy đức tin để đối phó đau đớn.  Và Chúa không luôn đưa bạn khỏi bão tố, bởi Ngài muốn bạn tin cậy Ngài giữa bão tố đó.

 

Tôi nhớ đã đọc những câu chuyện của Corrie ten Boom, một Cơ-đốc-nhân trẻ người Hà Lan, là người đã giúp nhiều người Do Thái thoát cuộc diệt chủng Holocaust trước khi bị đưa đến các trại tập trung Nazi.  Sau khi Thế Chiến II kết thúc, cô nói rằng những người sống qua những trại đó là những người có đức tin sâu sắc nhất.  Tại sao?  Bởi đức tin cho bạn sức mạnh để đứng vững trong kỳ hoạn nạn.  sanh ra kiên trì.

 

Hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác cho thấy rằng có lẽ đức tính quan trọng nhất mà bạn có thể dạy trẻ (và cũng là điều bạn cần trong đời chính mình) là sức đàn hồi.  Đó là khả năng bật lạiđi tiếp.

 

Không ai trải qua cuộc đời với một chuỗi thành công không bị ngắt.  Ai cũng có những thất bại và sai lầm.  Tất cả chúng ta đều tự xấu hổ.  Tất cả chúng ta đều gặp đau đớn.  Tất cả chúng ta đều có nan đề.  Tất cả chúng ta đều bị áp lực.  Những người vượt qua trong đời đềusức đàn hồi.

 

Bạn lấy đâu ra sức đàn hồi để đi tiếp?  Đức tin.  Chính việc tin rằng Chúa có thể làm điều gì đó bất cứ lúc nào để thay đổi hướng đi đời bạn—và bạn không muốn bỏ lỡ điều đó, nên bạn tiếp tục tiến về trước.  Chính việc tin rằng Chúa sẽ ban cho bạn chính xác điều bạn cần khi bạn học cách nương cậy Ngài để hoàn thành mục đích Ngài trong bạn.

 

Đây là lời chứng của Phao-lô, một con người vĩ đại của đức tin: “Chúng tôi bị ép tứ phía bởi hoạn nạn, nhưng chúng tôi không bị đè bẹp. Chúng tôi bối rối, nhưng không bị đẩy đến tuyệt vọng. Chúng tôi bị săn đuổi, nhưng không bao giờ bị Chúa bỏ rơi. Chúng tôi bị đánh gục, nhưng chúng tôi không bị diệt” (2 Cô-rinh-tô 4:8-9 NLT).

 

Phao-lô học sức đàn hồi qua những hoạn nạn có thể nghiền nát ông.  Đức tin ông đã giúp ông đứng dậy khi bị đánh gục—và đức tin của bạn cũng có thể làm điều đó cho bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Tại sao Chúa cho phép bạn vật lộn và trải qua những kỳ hoạn nạn?

·      Thể nào đức tin đã giúp bạn kiên trì qua kỳ khó khăn trong đời?

·      Đức tin không luôn đưa bạn khỏi nan đề.  Đức tin thường đưa bạn xuyên qua nan đề.  Thể nào sự thật này sẽ định hình cách bạn đáp ứng lại những nan đề bạn đối diện hiện nay?

https://pastorrick.com/faith-produces-persistence-2/?hemail=

 

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

Khi Kế Hoạch Bạn và Kế Hoạch Chúa Không Khớp


TG: Rick Warren - 14/04/2024

DG: Thang Chu

 

“Tư tưởng Ta không giống tư tưởng ngươi. Đường lối ngươi không giống đường lối Ta” (Ê-sai 55:8 NCV).

 

Cuộc sống đầy những gián đoạn.  Đôi khi chúng ta có những kế hoạch lớn—về sự nghiệp, gia đình hoặc mục vụ—nhưng Chúa lại dẫn đời chúng ta theo hướng khác.

 

Khi kế hoạch chúng ta và kế hoạch Chúa không khớp, chúng ta thường cố xông vào.  Rồi mọi việc xấu hơn.

 

Chỉ cần hỏi Giô-na.  Ông thật khó học cách đáp ứng khi kế hoạch Chúa và kế hoạch ông không khớp nhau.  Đức Chúa Trời bảo Giô-na cảnh báo dân thành Ni-ni-ve rằng họ cần ăn năn về đường lối gian ác họ.  Nhưng Giô-na chạy khỏi Đức Chúa Trời và kết thúc trong bụng cá lớn, nên Đức Chúa Trời phải giải cứu ông.

 

Rồi Giô-na làm điều Đức Chúa Trời bảo phải làm, nhưng khi dân Ni-ni-ve ăn năn và Đức Chúa Trời không trừng phạt họ, nhà tiên tri đó vô cùng thất vọng.

 

Nên Đức Chúa Trời cho Giô-na một bài học thực tiễn.  Đức Chúa Trời khiến một cái cây mọc lên đủ lớn để phủ mát Giô-na.  Rồi Ngài sai sâu đến tấn công cây đó và giết cây. Hôm sau, khi mặt trời chiếu gắt xuống đầu Giô-na, ông tỏ ra bực tức Chúa.

 

Và đó là lúc Chúa nhắc Giô-na bốn lẽ thật cần nhớ khi kế hoạch Chúa khác kế hoạch ta.

 

Chúa có thể thấy những điều bạn không thể.   Ngài có thể thấy quá khứ và hiện tại và tương lai cùng lúc.  Ngài đã sáng tạo thời gian, nên Ngài không phụ thuộc thời gian.

 

Chúa tốt lành với bạn, cả khi bạn cáu kỉnh.  Ngay cả khi bạn đi ngược hướng khỏi Chúa, Ngài vẫn che chở bạn bằng bóng mát.  Chúa quan tâm đến sự thoải mái của bạn bởi Ngài là Chúa như vậy.  Ngài thương bạn cả khi bạn khó thương.

 

Chúa đang làm chủ mọi chi tiết đời bạn.  Kế hoạch của bạn không thất bại một cách ngẫu nhiên.  Chúa có mục đích trong mọi việc trong đời bạn.  Giô-na cho chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời dùng cả điều lớn (đại ngư) lẫn điều nhỏ (tiểu trùng) để điều khiển đời chúng ta, nhưng Ngài làm chủ tất cả.

 

Chúa muốn bạn tập trung vào điều sẽ trường cửu.  Hầu hết những điều làm lo lắng bạn sẽ không còn vào ngày mai.  Đức Chúa Trời muốn Giô-na quan tâm đến sự cứu rỗi dân Ni-ni-ve, chứ không phải cái cây sẽ chết ngày hôm sau.  Trên tất cả, Chúa muốn bạn tập trung vào việc đưa Lời Ngài vào lòng bạn và đưa người ta vào gia đình Ngài.

 

Chỉ vì kế hoạch bạn không diễn ra theo cách bạn muốn không có nghĩa là Chúa không tham gia mật thiết vào từng bước.  Hãy cầu xin Chúa giúp bạn nhìn thấy bàn tay Ngài trong những kế hoạch thất bại của bạn, và tin cậy lòng nhân từ Ngài khi Ngài chỉ bạn con đường phía trước.

 

THẢO LUẬN

·      Hãy mô tả lúc kế hoạch bạn và kế hoạch Chúa không khớp.  Kết quả thể nào?

·      Hãy nhìn vào bốn lẽ thật từ bài dưỡng linh hôm nay.  Điều nào bạn đặc biệt cần được nhắc nhở nhất khi bạn đang vật lộn với điều Chúa đang làm?  Tại sao?

·      Một số cách nào bạn có thể tâm niệm về cõi vĩnh hằng khi bạn điều chỉnh theo kế hoạch Chúa trên kế hoạch bạn?

https://pastorrick.com/when-your-plans-and-gods-plans-dont-match-2/?hemail=

 

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2024

12 Dấu Hiệu Phục Hưng (và phần thưởng)


TG:  Tiến-sĩ Joseph Castleberry | Đăng vào Thứ Năm, ngày 27 tháng 10 năm 2022

 

Khi xã hội của chúng ta ngày càng lún sâu hơn vào giai đoạn khủng hoảng, với sự chia rẽ về chính trị và ý thức hệ, đạo đức làm việc đang biến mất, sử dụng ma túy tràn lan, sử dụng thuốc bừa bãi và quá liều và tự tử, hoàn toàn bối rối trong lĩnh vực đạo đức và nhận diện giới tính, và rất nhiều vấn đề nghiêm trọng khác, những Cơ-đốc-nhân Tin Lành bắt đầu kêu cầu Chúa xin ban cuộc phục hưng trong hội thánh và cuộc đại thức tỉnh trong xã hội chúng ta.  Nhưng nhiều Cơ-đốc nhân bản thân chưa từng trải qua cuộc phục hưng lớn nào và có lẽ tự hỏi phục hưng bao gồm những gì.

 

Phục hưng trông như thế nào?

Cuộc phục hưng nguyên thủy, được ghi lại trong Công-vụ 2, đưa ra ít nhất 12 dấu hiệu phục hưng đi kèm với việc tân tạo các hội thánh trong lịch sử.   cuộc phục hưng của Công-vụ 2 đánh dấu sự thành lập Hội Thánh, người ta có thể nghĩ về phục hưng như cuộc “chấn hưng” hơn là cuộc “phục hưng.”  Nhưng lịch sử của Israel đầy dẫy những sự thức tỉnh và suy sụp tâm linh.  Như Phao-lô nói, chúng ta đựng báu vật này của Đức Chúa Trời trong bình đất, và chưa có nhóm người nào có thể duy trì cường độ tâm linh trên nền lâu dài.  Cuộc chấn hưng của Công-vụ 2 đại diện cho cuộc phục hưng tối hậu của đức tin Kinh Thánh và sự bắt đầu cuộc lan rộng này từ người Do Thái sang người ngoại.  Dù sao đi nữa, nó minh họa những gì xảy ra khi người ta trải nghiệm làn sng mới của ân sủng Đức Chúa Trời mang lại sự nóng cháy tâm linh giữa vòng các tín hữu và sự lan truyền nó đến người vô tín.

 

Nhiều lần kể từ Thế KThứ Nhất, các Cơ-đốc-nhân đã trải nghiệm những làn sóng ân sủng đổi mới của Đức Chúa Trời mà đã bổ sức cho Cơ-đốc-nhân và hội thánh và mang lại những kỳ thăng tiến và tăng trưởng mới.  Những cuộc phục hưng như vậy gồm sự hồi sinh cá nhân, khi các cá nhân trải nghiệm sự đổi mới tâm linh với sự tập trung mới tìm được vào Đấng Christ; các cuộc phục hưng của các hội thánh địa phương mà lẽ bắt đầu ở một hội thánh cụ thểrồi lan rộng sang các hội thánh khác; và những cuộc thức tỉnh xã hội như Phong Trào Chúa JêsusPhục Hưng Hùng Biện, trong đó các Cơ-đốc-nhân được nhiệt huyết và quyền năng mới, hàng triệu người vô tín được cứu, và văn hóa quốc gia và thậm chí toàn cầu được ảnh hưởng trong nhiều thập kỷ.

 

12 Dấu Hiệu Phục Hưng

Sự phục hưng ban đầu trong Công-vụ 2:36-47 minh họa 12 dấu hiệu phục hưng nhất quán đặc trưng cho sự đổi mới tâm linh suốt lịch sử hội thánh:

 

36 Vậy, cả nhà Y-sơ-ra-ên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ. 37 Chúng nghe bấy nhiêu lời, trong lòng cảm động, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi? 38 Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-tem, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh. 39 Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi. 40 Phi-e-rơ lại lấy nhiều lời giảng nữa mà giục lòng và khuyên lơn chúng rằng: Các ngươi khá cứu mình thoát khỏi giữa dòng dõi gian tà nầy! 41 Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báp-tem; và trong này ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội-thánh. 42 Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện. 43 Mọi người đều kính sợ vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. 44 Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. 45 Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người. 46 Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, 47 ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.—Công vụ 2:36-47 (NIV)

 

Hãy lưu ý những dấu hiệu cuộc phục hưng trong phân đoạn này:

 

1.    Nhấn mạnh vào Chúa Jêsus (Công-vụ 2:36).  Trong Công-vụ 2, Phi-e-rơ rao giảng cho đám đông tụ tập vào Lễ Ngũ Tuần về Chúa Jêsus Christ, bị đóng đinh, chết, chôn và sống lại từ cõi chết là Chúa và Đấng Mê-si.  Khi phục hưng đến, Chúa Jêsus trở thành ưu tiên hàng đầu của các Cơ-đốc-nhân.

 

2.    Ăn năn (2:37-38).  Trong phục hưng, người ta cảm nghiệm được sự cáo trách về tội lỗi họ và ăn năn và thay đổi lối sống họ.  Họ không chỉ tránh xa những thói quen tội lỗi, mà còn tránh xa những thú vui vụn vặt để dành nhiều thời gian hơn cho việc theo đuổi Chúa.

 

3.    Ham thích cầu nguyện (2:42).  Phục hưng tạo ra trong con người một ước muốn mới để cầu nguyện, thờ phượng, và suy ngẫm về Chúa.  Đôi khi, ngay cả trong giấc ngủ, những lời cầu nguyện vẫn tiếp tục khi Chúa xua tan những phân tâm của chúng ta và nói với chúng ta trong giấc mơ.

 

4.    Đói khát Lời Chúa (2:42).  Khi phục hưng đến, người ta muốn nhiều lời Kinh Thánh hơn, nhiều bản thân đọc và học hơn, và nhiều phơi bày việc giảng và dạy hơn.

 

5.    Gánh nặng cho người hư mất (Công vụ 2:40).  sự cáo trách tội lỗi đi kèm với phục hưng, nên người ta nhận ra rằng người khác bị hư mất vì họ nhận thức rõ hơn về tội riêng mình và sự hư mất của mình khi không có Chúa Jêsus.  Trong phục hưng, chúng ta không còn có thể bằng lòng để người ta sống mà không đối diện tình yêu của Đấng Christ nữa.

 

6.    Gia tăng sự cứu rỗi (Công vụ 2:41, 47).  Cùng với gánh nặng mới cho các linh hồn là sự gia tăng đáng kể về sự cứu rỗi và những người mới cải đạo.

 

7.    Nổi lên việc kêu gọi vào mục vụ và truyền giáo (Công vụ 4:20).  Trong kỳ phục hưng, người ta cảm nhận được sự kêu gọi của Chúa để phục vụ Tin Lành, dù là trong mục vụ chuyên nghiệp hoặc tận hiến đời làm việc hàng ngày của họ nhiều hơn trong điều mà người khác coi là môi trường thế tục.  (Bạn có thấy dòng chảy hợp lý của những hiện tượng này không?)  

 

8.    Sự hiện diện rõ ràng của Chúa (2:40, 43).  Đức Chúa Trời luôn hiện diện, nhưng trong phục hưng, sự hiện diện của Chúa trở nên rõ ràng giữa chúng ta—dù trong cáo trách tội lỗi, chữa lành và dấu kỳ phép lạ, hay việc tiếp nhận ân tứ Thánh Linh.

 

9.    Rộng lượng lớn lao hơn đối với việc Chúa (2:45).  Dâng hiến cho hội thánh và những biểu hiện khác của sự dâng hiến cá nhân cho việc Chúa tăng nhiều trong kỳ phục hưng.

 

10. Thường xuyên nhóm họp nhiều hơn để thờ phượng, cầu nguyện và học Lời Chúa (2:46).  Không chỉ số lượng hoạt động của hội thánh tăng lên, mà các Cơ-đốc-nhân còn bắt đầu nhóm tại nhà và tại nhà hàng và những địa điểm khác để dành thời gian cùng chia sẻ thể nào Chúa đang hành động trong đời họ.

 

11. Thông công gia tăng giữa các Cơ-đốc-nhân (2:46).  Trong phục hưng, dân Chúa trải nghiệm tình yêu thương lẫn nhau nhiều hơn, là điều kéo họ lại thường xuyên và thu hút người vô tín đến với cộng đồng họ.

12. Được lòng cộng đồng (2:47).  Trong khi các Cơ-đốc-nhân đầu tiên được lòng “tất cả mọi người,” điều đó không bao gồm Tòa Công Luận và các nhà lãnh đạo Do Thái, là những người lập tức bắt đầu bắt bớ họ (Công vụ 4:1).  Cả sự ủng hộ lẫn sự chống đối đều nảy sinh khi sự phục hưng bắt đầu.  Những kẻ nhạo báng sẽ luôn nổi lên khi phục hưng xảy ra, và sự chống đối từ những người nắm quyền cũng gia tăng.  Nhưng niềm vui làm hài lòng Chúa sẽ vượt thắng mọi dạng bách hại hay chống đối.

 

Tất cả những dấu hiệu này đại diện cho những yếu tố quý giá của sự đổi mới của tác động Chúa giữa chúng ta, nhưng ít nhất một dấu hiệu ban thưởng nữa kèm với cuộc phục hưng mà bản văn sách Công-vụ không đề cập.  Những người đã trải nghiệm phục hưng tâm linh được trải nghiệm sự vui mừng lớn hơn trong đời tư và công việc họ.   Họ thấy họ có bài hát trong lòng họ suốt giờ làm việc, vì cả đời sống trở thành đền thờ cho sự thờ phượng và cầu nguyện của chúng ta.  Đạo đức làm việc của họ vút cao và sự thịnh vượng của họ tăng lên, càng thúc đẩy thêm lòng rộng lượng được đề cập trong đoạn Kinh Thánh trên.  Phục hưng tôn giáo là điều tốt nhất có thể xảy ra cho nền kinh tế đang suy thoái!

 

Hơn bất cứ điều gì

Xã hội chúng ta có nhiều nhu cầu và đối diện nhiều khủng hoảng ngày nay.  Người ta bất đồng về những cách tốt nhất để cải thiện số phận chung của chúng ta.  Nhưng tôi tin rằng, hơn bất cứ điều gì, chúng ta cần cuộc Thức Tỉnh Vĩ Đại khác ở Mỹ.  Nó sẽ bắt đầu và phải bắt đầu từ gia đình đức tin.  Chúng ta thường nghe rằng sự phục hưng là một “công việc tối thượng của ân sủng Đức Chúa Trời,” và chắc chắn chúng ta không thể “dấy lên” cuộc phục hưng, và thật sự chúng ta không thể có được cuộc Tỉnh Thức Vĩ Đại xuyên khắp xã hội Mỹ chỉ bằng cách thúc giục nhau để có.  Nhưng chúng ta có thể cầu nguyện.  Sự cầu nguyện luôn đi trước phục hưng.  Cuộc phục hưng Công-vụ 2 bắt đầu bằng nhiều ngày cầu nguyện chung trong Phòng Cao.  Không thể nào phục hưng từng bắt đầu theo bất kỳ cách nào khác.  Có lẽ bạn đã cầu nguyện xin phục hưng trong thời gian dài một mình.  Nếu chưa, hãy bắt đầu ngay.  Có lẽ đã đến lúc mời một vài tín hữu tham gia tại nhà chúng ta để cầu nguyện cho phục hưng.  Các hội thánh luôn có thể gia tăng lời cầu nguyện của mình.  Nhưng hơn bất cứ điều gì khác, chúng ta cần tìm kiếm Chúa—cho chính mình, gia đình mình, hàng xóm mình, đất nước mình, và thế giới mình.

https://www.northwestu.edu/president/blog/12-signs-of-revival-and-a-bonus#:~:text=

 

Ngày Mới, Cơ Hội Mới để Hoàn Thành Sứ Mạng của Bạn


TG: Rick Warren - 13/04/2024

DG: Thang Chu

 

"Chúa . . . đang kiên nhẫn vì cớ anh chị em. Ngài không muốn ai bị tiêu diệt mà muốn mọi người ăn năn(2 Phi-e-rơ 3:9 NLT).

 

Đức Chúa Trời chỉ dùng người bất toàn, tan vỡ.  Nếu Đức Chúa Trời chỉ dùng người toàn hảo, ắt không việc gì được thực hiện vì không ai toàn hảo!

 

Nếu bạn sẵn lòng để Chúa dùng, Ngài sẽ dùng bạn.  Dẫu bạn đã làm gì trong quá khứ, sứ mệnh bạn vẫn không thay đổi.

 

Giô-na là một gã bình thường không muốn làm điều Chúa bảo ông làm.  Tuy nhiên Chúa cho ông cơ hội khác, và cuối cùng ông làm điều mình được kêu gọi làm.  Nhưng cả khi vâng lời Đức Chúa Trời, Giô-na vẫn thực hiện nhiệm vụ được giao với thái độ xấu.  Tuy nhiên Chúa vẫn dùng ông.

 

Đức Chúa Trời ban cho Giô-na bài giảng bảy chữ: “Trong bốn mươi ngày Ni-ni-ve sẽ tiêu!” (Giô-na 3:4 GNT).  Thông điệp đơn giản đó dẫn đến một trong những cuộc phục hưng tâm linh lớn nhất lịch sử.  Một thành phố lớn hạ mình hướng về Chúa.  Đó thật là phép lạ lớn hơn việc cứu Giô-na ra khỏi bụng cá lớn.

 

Đức Chúa Trời đã dùng nhà tiên tri bất toàn, lưỡng lự này để dẫn đến cuộc phục hưng đáng kinh ngạc.

 

Đức Chúa Trời kiên nhẫn với Giô-na và không bao giờ từ bỏ ông.  Chúa cũng sẽ không từ bỏ bạn.

 

Kinh Thánh nói: "Chúa . . . đang kiên nhẫn vì cớ anh chị em. Ngài không muốn ai bị tiêu diệt mà muốn mọi người ăn năn” (2 Phi-e-rơ 3:9 NLT).

 

Nếu bạn thức dậy vào sáng mai, nghĩa là Chúa đang cho bạn thêm một ngày nữa—một cơ hội khác—để hoàn thành sứ mệnh mình.

 

Hãy mong đợi Chúa dùng bạn.  Ngài sẽ dùng.

 

THẢO LUẬN

·      Hãy nghĩ về những thời điểm cụ thể trong đời bạn khi bạn nghi ngờ liệu Chúa có thể dùng bạn hay không.  Tại sao bạn nghi ngờ?

·      Tại sao thật khó tin Chúa có thể dùng chúng ta sau khi chúng ta náo loạn?

·      Vì Chúa kiên nhẫn với bạn, những cách nào bạn có thể kiên nhẫn hơn với người khác bằng?

https://pastorrick.com/new-day-new-opportunity-to-fulfill-your-mission-2/?hemail=

 

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2024

Chúng Ta Có Trách Nhiệm Kinh Thánh Cảnh Báo Người Khác


TG: Rick Warren – ngày 12/04/2024

DG: Thang Chu

 

“Giô-na vâng lời CHÚA và đi đến Ni-ni-ve. Thành phố này quá lớn đến nỗi phải mất ba ngày mới đi hết được. Sau khi đi bộ một ngày, Giô-na cảnh báo dân chúng: ‘Bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-ve sẽ bị hủy diệt!’” (Giô-na 3:3-4 CEV).

 

Khi Chúa sai Giô-na đến Ni-ni-ve, sứ mệnh ông là cảnh báo dân chúng về những hậu quả nghiêm trọng vì sự bất tuân của họ.  Đức Chúa Trời muốn họ biết rằng sự phán xét của Ngài đã gần kề, nhưng họ vẫn có cơ hội ăn năn và vâng phục Ngài.

 

Đức Chúa Trời muốn cho dân thành Ni-ni-ve cơ hội thứ hai.

 

Nhưng Ngài cũng phải cho Giô-na cơ hội hai, vì nhà tiên tri rốt cuộc chạy trốn khỏi sứ mệnh Chúa và ngồi trong cá lớn.  Khi Chúa giải cứu ông, Kinh Thánh nói: “Giô-na vâng lời CHÚA và đi đến Ni-ni-ve. Thành phố này quá lớn đến nỗi phải mất ba ngày mới đi hết được. Sau khi đi bộ một ngày, Giô-na cảnh báo dân chúng: ‘Bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-ve sẽ bị hủy diệt!’” (Giô-na 3:3-4 CEV).

 

Cảnh báo là lời khuyên cảnh tỉnh về mối nguy hiểm, cạm bẫy hoặc vấn đề.  Và đôi khi Chúa đưa người vào đời chúng ta để cảnh báo chúng ta vì chúng ta không lắng nghe lời cảnh báo của Chúa.

 

Hơn 100 câu trong Tân Ước dạy chúng ta phải cảnh báo người khác. Đó là một phần trách nhiệm của chúng ta với tư cách là những người theo Chúa Jêsus.

 

Trong Công vụ 20:31, Phao-lô viết: “Hãy nhớ rằng trong ba năm, tôi không ngừng cảnh cáo mỗi người trong anh em bằng nước mắt” (NIV).

 

Để ý rằng Phao-lô nói ông đã cảnh báo người Ê-phê-sô “bằng nước mắt.”   Tại sao ông khóc khi cảnh báo họ?  Bởi ông yêu họ!

 

Đức Chúa Trời ban cho tất cả tín đồ mục vụ cảnh báo người khác.  Khi bạn cảnh báo ai đó, nó cho thấy rằng bạn yêu Chúa và yêu người đó.  Ví dụ, nếu bạn biết một cây cầu và bạn thấy ai đó đang lái xe về phía nó với tốc độ 50 dặm một giờ, điều yêu thương bạn nên làm là cảnh báo họ.

 

Nếu bạn yêu những người trong đời mình, bạn sẽ cảnh báo họ về hậu quả của những hành động hoặc quyết định thiếu khôn ngoan của họ—bởi lời cảnh báo tin kính là hành động yêu thương.

 

THẢO LUẬN

·      Hãy mô tả lúc ai đó cảnh báo bạn về điều gì đó h thấy trong đời bạn và điều đó đã cứu bạn khỏi đưa ra quyết định sai.

·      Bạn có dễ dàng và sẵn sàng chấp nhận lời cảnh báo của người khác không?  Tại sao hoặc tại sao không?

·      Phần nào khó nhất khi cảnh báo người khác?

https://pastorrick.com/we-have-a-biblical-responsibility-to-warn-others-2/?hemail=

 

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2024

Khi Chúa Ban Cho Bạn Cơ Hội Hai, Hãy Nắm Nó


TG: Rick Warren – ngày 11/04/2024

DG: Thang Chu

 

“Vì chúng tôi là đồng sự Chúa, chúng tôi khuyên anh chị em đừng để lòng lành Chúa bị phí nơi anh chị em” (2 Cô-rinh-tô 6:1 GW).

 

Khi Chúa ban cho bạn cơ hội khác để hoàn thành sứ mệnh mình trong đời, hãy nắm nó. Đừng phí nó.  Đã đến lúc tập trung vào sự kêu gọi độc đáo của Chúa cho đời bạn.

 

Phao-lô viết trong 2 Cô-rinh-tô 6:1, “Vì chúng tôi là đồng sự Chúa, chúng tôi khuyên anh chị em đừng để lòng lành Chúa bị phí nơi anh chị em” (GW).  Chúa đã làm rất nhiều điều cho bạn.  Ngài đã tha tội bạn.  Ngài đã cho bạn nhiều hơn một cơ hội hai.

 

Ngài sẽ ban cho bạn cơ hội khác để phục vụ Ngài.

 

Hãy nhìn Phao-lô.  Ông giết những Cơ-đốc-nhân vì cho rằng họ là những kẻ dị giáo đang theo nhà lãnh đạo đã chết và bị thất sủng.

 

Nhưng rồi Chúa Jêsus đối đầu Phao-lô trên đường đến Đa-mách—và ban cho ông cơ hội hai để hoàn thành sứ mệnh thật của ông trên trần thế.  Phao-lô tiếp nhận nhiệm vụ mình và xoay 180 độ—và ông không bao giờ quên cơ hội hai mà Chúa ban cho ông.

 

Sau này trong mục vụ mình, Phao-lô nói: “Tôi không màng đến mạng mình. Điều quan trọng nhất là tôi hoàn thành sứ mệnh mình, công việc mà Chúa Jêsus đã giao tôi—là bảo người ta về Tin Mừng về ân sủng Đức Chúa Trời (Công Vụ 20:24 NCV).

 

Vì Phao-lô quá biết ơn Chúa đã dùng ông, nên không gì khác quan trọng với ông nữa.

 

Bất kể tệ hại thể nào bạn từng náo loạn, Chúa không thay đổi sứ mệnh bạn.  Có lẽ bạn đã bắt đầu trôi dạt chút ít.  Chúa vẫn không thay đổi sứ mệnh bạn.

 

Vậy hãy quay lại với sứ mệnh.  Hãy bắt đầu hôm nay.  Khi Chúa ban cho bạn cơ hội khác, đừng trì hoãn—hãy vâng lời.

 

Cơ hội hai của Chúa phản ánh ân sủng và tình yêu của Ngài dành cho bạn.

 

THẢO LUẬN

·      Bạn có trì hoãn việc vâng phục Chúa trong lĩnh vực cụ thể nào không?  Bạn có thể giải thích tại sao không?

·      Điều gì đang ngăn bạn không nắm cơ hội làm điều Chúa kêu gọi bạn làm?

·      Ai có thể là người đồng hành chịu trách nhiệm và cầu nguyện cho bạn khi bạn theo đuổi sự kêu gọi của Chúa cho đời bạn?

 

Bấi kể gì bạn đã làm hoặc đâu bạn đã ở, bạn vẫn có chỗ trong gia đình đời đời của Chúa sẵn có và chờ đợi bạn.  Lời mời đang rộng mở.  Chỉ cần tin và nhận.

 

Hãy tin cậy đức tính Đức Chúa Trời và ân sủng Ngài nới rộng.  Hãy xưng tội và cầu xin Chúa tha thứ bạn.  Hãy tuyên xưng lời hứa của Chúa Jêsus, rằng sự cứu rỗi là miễn phí và rộng mở cho bất kỳ ai từ bỏ tội lỗi và thuận ý theo Ngài là Chúa và Đấng Cứu Rỗi của họ.  Hãy hạ mình cầu xin Chúa chấp nhận bạn vào gia đình đời đời của Ngài.

 

Bạn sẵn sàng chứ?  Vậy hãy bắt đầu cuộc hành trình của bạn bằng cách cầu nguyện lời cầu nguyện đơn giản này: “Lạy Đức Chúa Trời, tôi biết khi tôi chết, tôi sẽ tính sổ đời tôi với Ngài.  Tôi biết tôi đã phạm tội nghịch Ngài và tôi đã sống theo kế hoạch của tôi,  không của Ngài.  Tôi muốn điều đó thay đổi, bắt đầu ngay bây giờ.  Tôi muốn xoay khỏi tội tôi và hướng về Ngài.

 

“Cảm ơn Ngài đã sai Chúa Jêsus đến chết cho tất cả gì tôi đã làm sai để tôi không phải trả giá phạt.  Tôi biết tôi không đáng sự tha thứ của Ngài.  Tôi biết chỉ có ân sủng Ngài mới có thể cứu tôi, Chúa ơi.  Tôi không bao giờ có thể đủ tốt để vào được nơi toàn bích.

 

“Chúa Jêsus ôi, tạ ơn Ngài quá yêu tôi đến nỗi gánh mọi tội tôi lên chính Ngài.  Ngài đã khiến tôi được thiên đàng tiếp nhận, và tôi hạ mình cầu xin Ngài cứu tôi.  Tôi tin Ngài, Chúa Jêsus ôi.  Và tôi tin Ngài sẽ giữ lời hứa cứu tôi lập tức, chắc chắn, trọn vẹn, và vĩnh viễn.  Nhân danh Chúa Jêsus tôi cầu nguyện.  Amen.”

https://pastorrick.com/when-god-gives-you-a-second-chance-seize-it-2/?hemail=