Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

ĐỂ NHẬN THỨC SÂU trong LỜI CHÚA, HÃY SUY GẪM NÓ



TG: Rick Warren – ngày 22/04/2020

Hãy giữ Sách Luật này luôn trên môi con; suy gẫm nó ngày đêm, để con có thể cẩn thận làm mọi điều được viết trong đó.  Rồi con sẽ được thịnh vượng và thành công" (Giô-suê 1:8 NIV).


Có rất nhiều điều bạn có thể làm để mở khóa những món quà mà Kinh Thánh ban cho.  Bạn có thể đọc Kinh Thánh, nghiên cứu nó, và thuộc lòng nó.  Nhưng bạn cũng nên suy gẫm nó.

Ti-mô-thê thứ hai 2:7 nói, Hãy suy tưởng điều ta đang nói, vì Chúa sẽ ban cho con nhận thức sâu sắc về tất cả điều này” (NIV).

Khi bạn suy tưởng về Kinh Thánh—khi bạn suy ngẫm về nó—Đức Chúa Trời ban cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về Lời của Ngài.

Suy gẫm nghĩa là gì?  Đơn giản nghĩa là suy nghĩ nghiêm túc về điều gì đó.  Nghĩa là bạn nhập vào tâm trí bạn.

Tự hỏi làm thế nào để suy gẫm?  Nếu bạn biết thể nào là lo lắng, bạn biết thể nào là suy gẫm.  Lo lắng chỉ đơn giản là suy gẫm tiêu cực.  Khi bạn lo lắng, bạn có suy nghĩ tiêu cực và lập tới lập lui nó trong tâm trí bạn.  Và bạn càng lo lắng, suy nghĩ bạn càng lớn.

Trong suy gẫm, bạn làm điều tương tự với Kinh Thánh: Bạn lập tới lập lui một phân đoạn Kinh Thánh trong tâm trí bạn.  Nhưng không giống lo lắng, suy gẫm Kinh Thánh sanh ra kết quả tích cực.

Một trong những cách bạn có thể suy gẫm Kinh Thánh là qua cách làm điều tôi gọi là phát âm” nó.  Hãy nói một câu Kinh Thánh nhiều lần.  Mỗi lần bạn nói, hãy nhấn mạnh một chữ khác nhau.

Lấy Phi-líp 4:13, làm ví dụ: Tôi có thể làm mọi điều nhờ đấng Christ là đấng ban sức mạnh cho tôi” (NKJV).  Lần đầu tiên bạn nói câu đó, hãy nhấn mạnh tôi.  Lần kế nhấn mạnh có thể.  Và cứ thế, cho đến khi bạn nhấn mạnh chữ cuối câu đó.

Mỗi lần bạn nói câu đó, ý nghĩa của nó sẽ có sắc thái theo cách khác nhau.

Một công cụ khác để suy gẫm cây cầu phản chiếu.  Bên dưới mỗi câu chuyện trong Kinh Thánh là một nguyên tắc vượt thời gian, và cầu phản chiếu giúp bạn tìm thấy nó.  Đầu tiên, bạn đọc câu chuyện và hỏi ý nghĩa gì của nó khi nó xảy ra lần đầu tiên.  Rồi bạn hỏi nguyên tắc vượt thời gian gì nó dạy.  Rồi bạn cá nhân hóa nó bằng cách hỏi nó có ý nghĩa gì với bạn hôm nay.

Kinh Thánh hứa hẹn những phước hạnh lớn lao nếu bạn dành thời gian để suy gẫm nó: “Hãy giữ Sách Luật này luôn trên môi con; suy gẫm nó ngày đêm, để con có thể cẩn thận làm mọi điều được viết trong đó.  Rồi con sẽ được thịnh vượng và thành công" (Giô-suê 1:8 NIV).

Hãy dành thời gian ngay bây giờ để phát triển thói quen suy gẫm Lời Chúa, và bạn sẽ gặt hái những lợi ích cho phần còn lại đời bạn.

THẢO LUẬN
·      Thể nào lo lắng và suy gẫm Kinh Thánh tương tự nhau?  Những kết quả tích cực nào đến từ việc suy gẫm Lời Chúa?
·      Chọn một câu Kinh Thánh và thực hành phát âm” nó, nói to nhiều lần và nhấn mạnh một chữ khác nhau mỗi lần đọc.  Chúa dạy bạn điều gì qua việc suy gẫm câu Kinh Thánh đó theo cách đó?
·      Chọn một câu chuyện từ Kinh Thánh.  Sử dụng tiến trình “cây cầu phản xạ trong bài Hy Vọng Mỗi Ngày hôm nay để suy gẫm về phân đoạn đó.  Hãy viết những nhận thức sâu sắc của bạn, hoặc chia sẻ chúng với bạn hữu.

Không có nhận xét nào: