Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

THÀ NGHÈO mà LƯƠNG THIỆN



TG: Rick Warren - ngày 5 tháng 11 năm 2019

“Thà nghèo mà lương thiện còn hơn là dại dột và nói láo” (Châm Ngôn 19:1 NCV).

Chúa không ban phước cho sự bất lương.  Châm Ngôn 16:11 nói rằng, Chúa ra lệnh phải công bằng trong mọi giao dịch kinh doanh (TLB).  Điều đó bao gồm tiền lương giờ, tiền lương tháng, và thuế.  Nếu bạn muốn Chúa ban phước tài chính của bạn, bạn phải lương thiện về chúng.  Kinh Thánh cũng nói, “Thà nghèo mà lương thiện còn hơn là dại dột và nói láo” (Châm Ngôn 19:1 NCV).

Tại sao đây là nguyên tắc quan trọng?  Khi bạn trải qua kỳ căng thẳng tài chính, sự cám dỗ là rất lớn để loại bỏ tính chính trực của bạn và gian lận để thỏa đáp nhu cầu.  Nghĩa là có thể bạn che giấu sự thật về việc bán hàng hoặc phóng đại hoặc giảm giá trị cái gì đó. Có thể nghĩa là bạn khai khấu trừ sai về thuế của bạn.

Bạn luôn thua khi bạn đưa ra những lựa chọn đó.  Bạn luôn thua về lâu về dài khi bạn mất tính chính trực.  Và đó là cái bạn sẽ đem vào thiên đàng: đức tính của bạn, chứ không phải tiền bạc của bạn.

Lợi nhuận được kiếm cách bất lương mang lại rắc rối với nó.  Tại sao?  Nếu bạn tước đoạt người ta, những người khác sẽ tước đoạt bạn.  Nếu bạn lừa dối người khác, bạn sẽ bị lừa dối trong đời.  Những gì bạn gieo, bạn sẽ gặt.

Quyết định lương thiện trong tài chính của bạn không phải là điều bạn thực hiện một lần là đủ cả.  là quyết định hàng ngày. Bạn sẽ bị cám dỗ để nói dối.  Đôi khi lương thiện khiến bạn phải trả giá.  Bạn từng học điều đó chưa?  Đôi khi phải trả giá để nói sự thật rất đáng làm.

Nhưng Chúa nói rằng nếu bạn trung tín với Ngài trong việc này, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về nhu cầu tài chính của mình.


THẢO LUẬN
·      Các chi tiết tài chính nào trong đời bạn mà bạn có thể chọn để tôn vinh Chúa hôm nay?
·      Thể nào bạn từng thấy Chúa ban phước cho những quyết định khó nhưng lương thiện của bạn về tiền bạc?
·      Tại sao làm điều lương thiện với tài chính của bạn thường là sự lựa chọn khó khăn hơn?

Không có nhận xét nào: