Do Rick Warren - ngày 13 tháng 7 năm 2019
“Khôn
ngoan từ trên cao trước hết là trong sạch. Nó còn
là yêu hòa bình, dịu dàng mọi lúc, và sẵn sàng nhường người khác. Nó đầy
lòng thương xót”
(Gia-cơ 3:17
NLT).
Thương xót
giống viên kim cương; nó đa diện Hôm nay chúng ta sẽ xem xét bảy mặt thương xót vì tôi đảm bảo rằng nếu bạn học cách trở
thành tác nhân thương xót, nó sẽ biến đổi các mối quan hệ của bạn.
1. Thương xót nghĩa là kiên nhẫn với người kỳ cục.
Thể nào bạn
trở nên kiên nhẫn hơn với con cái, người
phối ngẫu, đồng nghiệp hoặc bạn hữu bạn? Kinh Thánh nói trong Gia-cơ 3:17, “Khôn ngoan từ trên cao trước hết là
trong sạch. Nó còn là yêu hòa bình, dịu
dàng mọi lúc, và sẵn sàng nhường người khác.
Nó đầy lòng thương xót” (Gia-cơ 3:17 NLT). Bạn càng trở nên khôn ngoan,
bạn càng trở nên kiên nhẫn và thương
xót.
2. Thương xót nghĩa là giúp đỡ bất cứ
ai quanh bạn đang tổn thương.
Bạn không thể yêu người lân cận như chính mình mà không thương
xót. Châm
Ngôn 3:27 nói rằng, “Bất cứ khi nào con có thể, hãy làm điều tốt cho người
cần thương xót”
(GNT). Nhưng Chúa không chỉ đơn giản xem những gì bạn làm. Ngài
đang theo dõi thái độ của bạn: “[Khi
anh chị em] tỏ lòng
thương xót, hãy làm nó cách vui vẻ.”
(Rô-ma 12: 8 NIV).
3. Lòng
thương xót nghĩa là cho người ta cơ hội thứ hai.
Khi ai đó làm tổn thương chúng ta, chúng ta thường muốn trả đũa hoặc loại bỏ người đó.
Nhưng Kinh Thánh nói, “Hãy ngưng cay đắng và
giận dữ người khác. Đừng lớn tiếng nhau hoặc chửi rủa nhau
hoặc thô lỗ. Thay vào đó, hãy tử tế và thương xót,
và tha thứ người khác, như Đức
Chúa Trời đã tha thứ anh chị em vì đấng Christ” (Ê-phê-sô
4: 31-32 CEV).
4. Thương xót nghĩa là làm điều tốt
cho người làm tổn thương bạn.
Thương xót
là ban cho người ta điều họ cần, chứ không phải điều họ đáng. Tại sao chúng ta nên làm điều
đó? Vì đó là điều Đức Chúa Trời làm với chúng ta: “Hãy yêu kẻ thù con, làm điều tốt cho họ, và cho họ mượn mà không mong nhận lại bất cứ gì. Rồi
phần thưởng con sẽ rất
lớn, và con sẽ là con
Đấng Tối Cao, bởi vì [Đức Chúa Trời] tử tế với kẻ vô ơn và độc ác. Hãy thương xót, như Cha các con thương
xót” (Lu-ca
6: 35-36 NIV).
5. Thương xót nghĩa là tử tế với người
xúc phạm bạn.
Bạn phải
quan tâm nhiều đến việc chinh phục
người đến với đấng Christ hơn là thắng tranh luận. Giu-đa
1: 22-23 nói, “Hãy tỏ lòng thương xót với người nghi
ngờ. Hãy cứu người khác bằng cách giựt họ khỏi lửa địa ngục. Hãy tỏ lòng thương xót người
khác, mặc dù anh chị em
sợ rằng anh chị em có
thể bị vấy bẩn bởi cuộc sống tội lỗi của họ” (GW).
6. Thương xót nghĩa là xây dựng cầu yêu thương cho những người không được chuộng.
Đây là điều tôi gọi là thương
xót có suy nghĩ, vì bạn cố tình xây dựng tình bạn với
những người không có bạn hữu
hoặc không được chấp nhận tại sở
làm hoặc trong xã hội.
Khi những người Pha-ri-si đặt câu hỏi tại sao Chúa Giê-su ăn
với người thu thuế và người không được chuộng khác, Chúa
Giê-su nói: “‘Ta muốn ngươi
tỏ lòng thương xót, chứ không
phải tế vật.' Vì Ta đến để gọi không phải người
nghĩ mình là công chính, nhưng người biết mình là tội nhân” (Ma-thi-ơ 9:13 NLT).
7. Thương
xót nghĩa là xem trọng
mối quan hệ hơn phép
tắc.
Rô-ma 13:10 nói rằng, “Tình yêu thương
làm trọn các đòi hỏi luật Chúa” (NLT). Nếu
bạn muốn bày tỏ lòng thương
xót, hãy đặt con người trước chính
sách. Đặt nhu cầu họ trước thủ tục. Đặt mối quan hệ trước qui định. Chọn tình yêu thương hơn luật pháp.
THẢO LUẬN
·
Trong văn hóa ngày nay, tại sao thường dễ quan
tâm đến việc thắng tranh luận hơn là chinh phục người đến đấng Christ?
·
Nếu thương xót nghĩa là xem trọng mối
quan hệ hơn phép tắc, điều
gì bạn có thể thay đổi về
cách bạn giao tế với đồng
nghiệp? Với con cái bạn
thì sao?
·
Tuần này, thể nào bạn có thể cố tình bày tỏ lòng thương xót với người quanh bạn đang tổn thương?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét