Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

PHỤC HỒI MỐI QUAN HỆ: DÙNG TAI BẠN HƠN LÀ MIỆNG BẠN



By Rick Warren – March 3, 2018

“Khôn ngoan của một người sanh ra kiên nhẫn; thật là vinh hiển cho một người khi bỏ qua sực xúc phạm” (Châm Ngôn 19:11 NIV).

Bước ba theo Kinh Thánh về việc phục hồi mối quan hệ là phải thông cảm với cảm xúc người khác.

Hãy dùng tai bạn hơn là miệng bạn.  Trước khi cố giải quyết bất cứ bất đồng nào, bạn bắt buộc phải lắng nghe trước cảm xúc người kia.  Phao-lô khuyên, “Hãy tìm lợi cho người khác, không chỉ cho riêng mình” (Phi-líp 2:4 GNT).  Cụm từ “tìm cho” là chữ Hy-lạp skopos, mà từ đó chúng ta lập chữ “kính viễn vọng” và “kính hiển vi.”  Nghĩa là chú ý gần sát!  Hãy tập trung vào cảm giác người khác, không vào sự kiện.  Bắt đầu bằng thông cảm, không bằng giải pháp.

Đừng cố nói với người kia chuyện thể nào họ cảm giác trước.  Chỉ lắng nghe và để họ trút cảm xúc mà không biện hộ.  Chỉ gật đầu rằng bạn hiểu, thậm chí khi bạn không đồng ý.  Cảm giác không luôn đúng thật hoặc hợp lý.  Thật ra, uất ức khiến chúng ta hành động và suy nghĩ theo cách ngu dại.  Đa-vít thừa nhận, “Khi tư tưởng tôi cay đắng và cảm xúc tôi bị tổn thương, tôi ngu dại như súc vật” (Thi Thiên 73:21-22 GNT).  Chúng ta thảy đều hành động như súc vật khi tổn thương.

Ngược lại, Kinh Thánh nói, “Khôn ngoan của một người sanh ra kiên nhẫn; thật là vinh hiển cho một người khi bỏ qua sực xúc phạm” (Châm Ngôn 19:11 NIV).  Kiên nhẫn đến từ khôn ngoan, và khôn ngoan đến từ nghe quan điểm người khác.

Lắng nghe nói, “Tôi trân trọng ý kiến chị, tôi quan tâm mối quan hệ chúng ta, và chị thật quan trọng cho tôi.”  Sáo ngữ đó đúng.  Người ta không quan tâm điều chúng ta biết cho đến khi họ biết chúng ta quan tâm.

Để phục hồi mối thông công, “chúng ta bắt buộc phải mang ‘gánh nặng’ của việc xem xét những nghi ngờ và sợ hãi của người khác . . . Hãy làm vui lòng người khác, không phải mình, và làm điều tốt cho họ” (Rô-ma 15:2 TLB).  Thật là sự hy sinh khi kiên nhẫn hấp thu cơn giận người khác, đặc biệt nếu nó không nguyên cớ.

Nhưng xin nhớ, đây là điều Chúa Giêsu đã làm cho bạn.  Ngài chịu đựng cơn giận không nguyên cớ, tàn ác để cứu bạn.  “Vì thậm chí đấng Christ không sống để làm vui lòng chính Ngài.  Như Kinh Thánh nói, ‘Sự nguyền rủa của những kẻ nguyền rủa Ngài, Ô God, đã đổ lên tôi” (Rô-ma 15:3 NLT).

THẢO LUẬN
·      Việc học lắng nghe trước khi nói cần được thực tập.  Hãy tập làm nó hôm nay trong các phản ứng của bạn, và để ý điều khác biệt gì nó tạo ra giữa bạn và người khác.
·      Bạn có sẵn lòng mang gánh nặng lắng nghe và hấp thu cơn giận hoặc bực tức của ai đó không?
·      Tại sao thật quan trọng để người ta cảm thấy mình được hiểu, thậm chí bạn không đồng ý với họ?








Không có nhận xét nào: