By Rick Warren –
April 19, 2017
“Ngài yên ủi chúng tôi
trong tất cả hoạn nạn để chúng cỏ thể yên ủi người khác. Khi họ hoạn nạn, chúng tôi có thể yên
ủi họ như God đã yên ủi chúng tôi” (2 Cô-rinh-tô 1:4 NLT).
Chúa Giêsu cho chúng
ta gương mẫu về bày tỏ thương xót trong câu chuyện người Sa-ma-ri nhân
lành. Chúng ta có thể rút ra ít
nhất bốn bước bày tỏ thương xót từ những hành động của người
Sa-ma-ri nhân lành. Trong bài dưỡng
linh hôm qua chúng ta đã học rằng chúng ta phải thấy nhu cầu người khác.
Nhưng chúng ta
không dừng đó. Chúng ta cũng phải
đồng cảm với nỗi đau người khác.
Kinh Thánh nói trong Lu-ca 10:33 rằng khi người Sa-ma-ri thấy người bị thương,
ông động lòng lân tuất cho người đó.
Bạn thấy nỗi
đau bằng mắt, nhưng bạn đồng cảm bằng tai. Đôi khi cách vĩ đại nhất để phục vụ ai
đó chỉ bằng lắng nghe. Sau mỗi nhu
cầu là một câu chuyện. Trong Ẩn Dụ
Người Sa-ma-ri Nhân Lành, thầy tế lễ thấy người đó và nhu cầu hiển
nhiên của người đó, nhưng ông không hiểu nguyên cớ cuộc hành trình của
người đó. Ông có thể giả định
rằng người đó tự mang họa vào hoặc người đó thật không cẩn thận. Ông có thể nghĩ ra đủ loại chuyện hoặc
lý cớ để không giúp người có nhu cầu đó, vì ông không dừng lâu đủ
để khám phá sự thật.
Nhưng Kinh Thánh
nói trong Ga-la-ti 6:2, “Hãy cuối xuống và với đến người
bị áp bức. Hãy chia sẻ gánh nặng
họ, và thế là hoàn thành luật đấng Christ” MSG).
Luật đấng Christ là gì? Yêu
God và yêu người lân cận.
Bạn có lẽ chưa
từng nghĩ về điều này, God đã cho phép những vật lộn trong đời bạn
để bạn đồng cảm và phục vụ người quanh bạn. Kinh Thánh nói, “Ngài yên ủi chúng tôi trong tất cả hoạn nạn để chúng cỏ thể
yên ủi người khác. Khi họ hoạn
nạn, chúng tôi có thể yên ủi họ như God đã yên ủi chúng tôi” (2
Cô-rinh-tô 1:4 NLT).
Hãy nghĩ về
những lúc trong đời bạn khi Chúa đã yên ủi bạn. Ai bạn có thể truyền lại phước hạnh
này?
THẢO LUẬN
· Thể nào bạn nghĩ God có thể dùng
những vật lộn của bạn để giúp người khác?
· Điều gì nghĩa là chia sẻ gánh nặng
cho nhau?
· Thể nào bạn phục vụ người khác khi
bạn lắng nghe? Tại sao thực hành
này được xem là ngược văn hóa ngày nay?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét