By Rick Warren – April 17, 2017
“Con cái tôi ơi, tình yêu chúng ta không nên chỉ bằng lời nói; nó phải
là tình yêu thực, tự bày tỏ trong hành động” (1 Giăng 3:18 GNT).
Có lẽ câu chuyện quan trọng nhất trong Kinh Thánh về lòng nhân
từ vượt mong đợi là Ấn Dụ về Người Sa-ma-ri Nhân Lành. Chúa Giêsu kể chuyện này để chỉ chúng ta điều
gì là yêu người đang bị tổn thương. Thật
dễ cảm thấy chút tội lỗi khi chúng ta đọc chuyện này. Vào lúc nào đó, chúng ta tất cả từng đi ngang
ai đó có nhu cầu. Những nhu cầu của người
quanh ta, ngay cả trong hội thánh chúng ta hoặc nhóm nhỏ, có thể nhiều đến độ tê
liệt. Và chúng ta hỏi câu hỏi này, “Điều
gì tôi lẽ ra phải làm?”
Trong bài dưỡng linh này chúng ta sẽ khám phá ba câu trả lời
cho câu hỏi đó dựa vào Ẩn Dụ Người Sa-ma-ri Nhân Lành.
Một số người tránh xa
(Lu-ca 10:30-31). Đây là mẫu người
thầy tế lễ cho thấy trong câu chuyện. Ông
chỉ tránh vấn đề. Ông thậm chí không muốn
biết vấn đề gì. Đây là điều tôi gọi là
kiểu sống tránh xa. Chúng ta tự nói, “Đừng
lại gần người ta quá; bạn có thể phải giúp họ.
Bạn có thể làm bẩn tay bạn.” Đó là
vấn đề của thầy tế lễ: ông quá “thánh” không thể giúp ai. Ông không muốn bị hoen ố bởi mấy thứ đời.
Khi chúng ta sống kiểu sống tránh xa, chúng ta cố giữ những
quan hệ chúng ta bề ngoài. Nếu chúng ta
giữ mọi người trong tầm tay mình, chúng ta có lẽ giả vờ chúng ta không thấy nỗi
đau họ và nhu cầu họ. Nếu chúng ta không
can hệ vào, chúng ta có lẽ tránh bị tổn thương hoặc bất ổn.
Một số người tò mò nhưng
không can hệ vào (Lu-ca 10:32). Người
Lê-vy, là người thứ hai đi ngang người bị thương, bày tỏ đáp ứng này. Kinh Thánh nói ông “đi tới và nhìn vào người đó” (Lu-ca 10:32b GNT) trước khi bỏ đi. Theo cách nào đó, đáp ứng này càng tệ hơn. Trong thái độ trước chúng ta “thấy” vấn đề từ
xa và giả vờ nó không có đó. Trong cách đáp
ứng này, chúng ta thừa nhận nhu cầu qua tò mò mình, nhưng chúng ta không làm gì
giúp. Khi chúng ta làm điều này chúng ta
đơn giản nói, “Xin lỗi, tôi không thể bị quấy rầy. Tôi có những việc quan trọng hơn phải làm.”
Một số người đến gần đủ
để chăm sóc (Lu-ca 10:33-37). Dĩ nhiên,
đây là Người Sa-ma-ri Nhân Lành. Ông đi
vượt xa để giúp người bị thương bằng tiền riêng mình. Kinh Thánh nói, “Con cái tôi ơi, tình yêu chúng ta không nên chỉ bằng lời nói; nó phải
là tình yêu thực, tự bày tỏ trong hành động” (1 Giăng 3:18 GNT). Thương xót hành động ở nơi người khác tránh
xa. Thương xót không sợ bị bẩn tay. Và Chúa Giêsu kêu gọi mỗi người theo Ngài có
thái độ của Người Sa-ma-ri Nhân Lành.
Chúa Giêsu cẩn thận chọn người Sa-ma-ri làm anh hùng trong
chuyện này, vì người Do Thái ghét người Sa-ma-ri. Thương xót không chỉ giúp người bạn thích hoặc
giúp người thích bạn. Thương xót là giúp
người bất kể họ là ai, họ giống gì, hoặc họ đến từ đâu.
THẢO LUẬN
Tại sao bạn nghĩ rằng đến gần ai đó liên quan đến việc chăm
sóc anh hoặc chị ấy?
Thể nào bạn đáp ứng ba điều tuyên bố này:
·
Thương xót là giúp người bất kể họ là ai, họ giống
gì, hoặc họ đến từ đâu.
·
Thương xót hành động ở nơi người khác tránh xa.
·
Thương xót không sợ bị bẩn tay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét